Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Văn Lâm

Diện thừa kế và hàng thừa kế Diện thừa kế: Là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật, bao gồm: Quan hệ hôn nhân; Quan hệ huyết thống; Quan hệ nuôi dưỡng. Hàng thừa kế: Căn cứ vào mối quan hệ gần gũi, thân thích với người chết, pháp luật quy định những người trong diện thừa kế thành các hàng thừa kế. Các hàng thừa kế + Thứ nhất gồm: Vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại; + Thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

ppt234 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Nguyễn Văn Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Quy phạm pháp luật Quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý Thực hiện pháp luật và á p dụng pháp luật Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 75 Bài 4. Nguồn gốc, khái niệm và thuộc tính của pháp luật 76 1. Nguồn gốc ra đời Pháp luật Trong xã hội CSNT không có pháp luật, tồn tại những quy tắc xử sự chung thống nhất. Đó là tập quán và các tín điều tôn giáo . 77 Điều chỉnh cách xử sự của con người với nhau theo tinh thần hợp tác cộng đồng Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, được mọi người tự giác tuân theo, thói quen. Nếu có ai không tuân theo thì bị cả xã hội lên án, dư luận xã hội. Đặc điểm Nguyên nhân ra đời pháp luật Tập quán không còn phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Những tập quán có lợi được giữ lại, vận dụng và biến đổi để phù hợp ý chí giai cấp thống trị. Mặt khác, xã hội xuất hiện các quan hệ phát sinh mới , đòi hỏi nhà nước phải có những quy định để điều chỉnh theo ý chí của nhà nước. 78 2. Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện , nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước . 79 Pháp luật là gì ? a. Hệ thống các quy tắc xử sự Là những quy tắc quy ước ấn định cho sự hoạt động của con người, được xã hội coi là những chuẩn mực nhất định . - Cho phép con người được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào? Do vậy, các quy tắc xử sự không chỉ chứ đựng trong pháp luật, mà còn trong đạo đức, tập quán... 80 b. Ban hành hoặc Thừa nhận + Ban hành : Các QTXS được chứa đựng trong các văn bản QPPL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành + Thừa nhận: Bằng 02 cách: Được quy đ ị nh trong các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành Được các CQNN áp dụng để giải quyết vụ việc cụ thể 81 c. Đảm bảo thực hiện Bằng 03 cách: Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật Bắt buộc thực hiện Cưỡng chế thi hành 82 d. Điều chỉnh các QHXH Pháp luật chia ra thành các lĩnh vực, ngành luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật phù hợp Ví dụ: Ngành luật dân sự; Ngành luật hình sự. 83 3. Các thuộc tính của pháp luật Tính quy phạm phổ biến Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Tính được đảm bảo bằng nhà nước 84 a . Tính quy phạm phổ biến Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho các h xử sự của con người Đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước đặt ra cho các chủ thể Phạm vi tác động rộng lớn, trên toàn bộ lãnh thổ của nhà nước 85 b . Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Pháp luật thể hiện dưới những hình thức nhất định Bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, đơn nghĩa Xây dựng theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền chặt chẽ, minh bạch 86 c. Tính được đảm bảo bằng nhà nước Có tính bắt buộc chung cho các chủ thể Nhà nước sử dụng các công cụ, biện pháp để bắt buộc thực hiện 87 Bài 5. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT 88 1 . Bản chất của pháp luật 89 Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước Điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật đảm bảo lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội: Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các QHXH; Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người; Bản chất xã hội Bản chất giai cấp Bản chất (tiếp) 90 Pháp luật phản ánh phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, trình độ văn hóa của dân tộc Là việc sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hóa pháp lý của nhân loại để bổ sung, sửa đổi pháp luật của quốc gia mình Tính mở Tính dân tộc 2. Chức năng của pháp luật Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật . 91 Các chức năng chủ yếu Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật: thể hiện 2 mặt :   Pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội và Pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội.  Chức năng bảo vệ của pháp luật: Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước các vi phạm. 92 Các chức năng chủ yếu (tiếp) Chức năng giáo dục của pháp luật : Thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong  các quy phạm pháp luật . Thực hiện thông qua tuyên truyền hoặc việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm. 93 3 . HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT 3.1. Khái niệm Hình thức của pháp luật được hiểu là cách thức thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Là hình thức tồn tại thực tế của pháp luật, đồng thời là ranh giới tồn tại của pháp luật trong hệ thống các qui phạm xã hội khác. . Hình thức pháp luật có 02 dạng: Hình thức bên trong (nội tại) của pháp luật; Hình thức bên ngoài của pháp luật. 94 Hình thức của pháp luật Hình thức bên trong Hình thức bên ngoài (Nguồn của pháp luật) 95 Hệ thống pháp luât Tập quán pháp Ngành luật Chế định pháp luật Quy phạm pháp luật Tiền lệ pháp Văn bản QPPL 3 .2. Hình thức bên ngoài Là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là những cái chứa đựng các quy phạm pháp luật hay còn gọi là Nguồn của pháp luật. Có 03 loại nguồn PL : Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và Văn bản Quy phạm pháp luật. 96 Tập quán pháp Là những tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và với thực tiễn cuộc sống được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Lý do thừa nhận : Pháp luật không thể và cũng không cần thiết phải điều chỉnh hết quan hệ xã hội . 97 Ư u, nhược điểm của Tập quán pháp Ưu điểm - Có thể lấp đầy các kẽ hở của văn bản pháp luật trong pháp luật; - Việc thực hiện dễ dàng; - Công tác tuyên truyền thuận lợi. Nhược điểm - Có thể dẫn tới cục bộ địa phương; - Ảnh hưởng đến sự thống nhất của pháp chế; - Khó khăn khi muốn thay đổi, điều chỉnh . 98 Tiền lệ pháp Là các quyết định của cơ quan hành chính hoặc tòa án được Nhà nước thừa nhận như một khuôn mẫu có giá trị pháp lý để giải quyết những trường hợp tương tự. Có 02 loại tiền lệ : Tiền lệ hành chính và Tiền lệ tư pháp (gọi là án lệ). 99 Ưu, nhược điểm Ưu điểm - Có khả năng “bao phủ” những quan hệ xã hội cần điều chỉnh trong điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện; - Góp phần làm giảm các kẽ hở pháp luật Nhược điểm Trường hợp có quan điểm khác nhau giữa các chủ thể thi hành, áp dụng dẫn đến không công bằng trong kết quả giải quyết. 100 Văn bản quy phạm pháp luật “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong pháp luật . T rong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc, áp dụng nhiều lần, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội” . 101 Đặc điểm của VBQPPL Phải do các cơ quan NN, người có thẩm quyền hoặc phối hợp ban hành; Trình tự thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong luật; Nội dung chứa đựng các quy tắc xử sự chung , được áp dụng nhiều lần Nhà nước bảo đảm thực hiện. 102 Cơ quan ban hành Văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội HP, luật, bộ luật, nghị quyết UBTVQH Pháp lệnh, nghị quyết Chủ tịch nước Lệnh, quyết định Chính phủ Nghị định , Nghị Quyết Thủ tướng chính phủ Quyết định Bộ trưởng, thủ trưởng CQNB Thông tư Hội đồng thẩm phán TANDTC Nghị quyết Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC Thông tư Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định Giữa các cơ quan nhà nước Thông tư liên tịch Hội đồng nhân dân Nghị quyết Ủy ban nhân dân Quyết định Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 103 Hiệu lực của VBQPPL Hiệu lực của VBQPPL là giới hạn tác động của nó theo thời gian, theo không gian và phạm vi đối tượng thi hành . 104 Hiệu lực về không gian Hiệu lực về đối tượng Hiệu lực về thời gian Nguyên tắc áp dụng Văn bản QPPL Văn bản QPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và cho hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp các VB QPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trường hợp VBQPPL quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau, thì áp dụng văn bản ban hành sau. 105 3.3 . Hình thức bên trong của pháp luật Là cấu trúc (kết cấu) của các yếu tố cấu thành nội dung pháp luật. Hình thức bên trong gồm: Các nguyên tắc chung của pháp luật, hệ thống pháp luật; ngành luật; chế định pháp luật và quy phạm pháp luật. 106 Hệ thống Pháp luật Hệ thống PL là tổng thể các quy phạm pháp luậ t, được phân định thành các ngành luật, chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan NN ban hành. 107 Ngành luật Ngành luật là một tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Ví dụ: Ngành luật Hiến pháp; Ngành luật Hành chính 108 Chế định pháp luật Là nhóm những QPPL điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: Nhóm các quy phạm điều chỉnh quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hợp thành chế định quyền sử hữu trong Bộ luật dân sự. 109 Bài 6. Quy phạm pháp luật 110 1. Khái niệm Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đặt được những mục đích nhất định. 111 2. Đặc điểm quy phạm pháp luật 1 Thể hiện ý chí của nhà nước, là mệnh lệnh của nhà nước 2 Có tính phổ biến, bắt buộc chung 3 Được thể hiện dưới những hình thức nhất định, đảm bảo tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 4 Được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện 112 3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật Quy định Chế tài Giả định 113 Bộ phận giả định Là phần nêu lên phạm vi tác động của QPPL, những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và chủ thể gặp phải điều kiện, hoàn cảnh đó phải chịu sự tác động của QPPL Trả lời các câu hỏi: chủ thể là ai? Điều kiện, hoàn cảnh nào?. Giả định được phân thành: Giả định đơn giản và phức tạp. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” Là giả định đơn giản. 114 Bộ phận quy định N êu cách xử sự mà mọi chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định được phép hoặc bắt buộc phải thực hiện . => Mệnh lệnh của NN đặt ra cho chủ thể phải thực hiện hoặc được thực hiện . T rả lời các câu hỏi: có quyền gì? có nghĩa vụ gì? được và không được làm gì? phải làm gì và làm như thế nào?  Quy định được phân thành: dứt khoát và không dứt khoát. 115 Bộ phận chế tài Là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của NN trong phần quy định của QPPL. Trả lời câu hỏi: Chủ thể vi phạm phải chịu biện pháp gì? Chế tài được phân thành: Chế tài cố định và không cố định 116 Ví dụ 1 khoản 1 Điều 87 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “ Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước , thì sau khi tốt nghiệp , phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước . T rường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo” 117 Ví dụ 2 Điều 125 BLHS. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh : “ 1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó , thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” . 118 Ví dụ 3 Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Hình sự. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ : “1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm”. 119 Ví dụ 4 Điều 19 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”. 120 Ví dụ 5 K hoản 1, Điều 192 của BLHS quy định về Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý như sau: “Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” 121 Ví dụ 6 Điều 151 của BLHS quy định: “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm” 122 Ví dụ 7 Điều 102 BLHS quy định Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng : “ 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm ” . 123 Ví dụ 8: Điều 6 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (cả xe máy điện) 1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với : a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường . b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt; c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm . d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ; đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ .. 2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên .. 124 125 Bài 7. QUAN HỆ PHÁP LUẬT 126 1. Khái niệm: 127 Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật và các sự kiện pháp lý tương ứng, trong đó, các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, được nhà nước đảm bảo và bảo vệ. . QUAN HỆ XÃ HỘI Sự kiện pháp lý Quy phạm pháp luật QUAN HỆ PHÁP LUẬT 128 2. Đặc điểm của QHPL QPXH là cơ sở của QHPL; QHPL là mang tính ý chí Các bên tham gia QHPL có các quyền và nghĩa vụ pháp lý; Được nhà nước đảm bảo và thực hiện 129 3. Phân biệt QHPL và QHXH Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật Luôn tồn tại khách quan Thuộc phạm trù chủ quan, xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật Được nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau nghiên cứu Là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý Là nội dung vật chất của quan hệ pháp luật Là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Có vai trò quan trọng làm trật tự hóa các quan hệ xã hội, hướng nó phát triển phù hợp với ý định của nhà làm luật. 130 4. Cấu thành QHPL 4.4.1. Chủ thể quan hệ pháp luật Là những cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực tham gia vào các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật và phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật . Đặc điểm của chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm: Năng lực chủ thể: Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. 131 Năng lực pháp luật Năng lực hành vi Năng lực chủ thể 132 Năng lực chủ thể Nếu là cá nhân, phải có đủ hai yếu tố là: Năng lực pháp luật: là khả năng chủ thể được hưởng các quyền, nghĩa vụ pháp lý khi tham gia các QHPL; Năng lực hành vi là có khả năng chủ thể bằng hành vi của mình xác lập các QHPL và tự chịu trách nhiệm về hành vi đó; Nếu là tổ chức: Phải được pháp luật công nhận sự tồn tại hay được thành lập theo quy định của pháp luật và tham gia QHPL trong phạm vi mục đích hoạt động của tổ chức đó 133 Năng lực pháp luật Đặc điểm: - Có kể từ khi sinh ra và chỉ mất khi người đó chết đi; Không phụ thuộc vào độ tuổi, vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể; Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau. 134 Nội dung của NLPL C hia làm ba nhóm quyền chính: + Quyền nhân thân không gắn với tài sản (là các quan hệ nhân thân không mang lại cho chủ thể bất kỳ một lợi ích vật chất nào: danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên họ) và quyền nhân thân gắn với tài sản (là các quan hệ mang lại cho chủ thể những lợi ích vật chất nhất định: quyền tác giả, quyền SHCN, quyền với giống, cây trồng vật nuôi). + Quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế. + Quyền tham gia vào quan hệ Pl và có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó 135 Đặc điểm của NLHV K hông phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật  Phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể; 136 Năng lực hành vi của cá nhân 137 18 tuổi trở lên Dưới 6 tuổi Không có NLHV 15 tuổi NLHV chưa đầy đủ Đầy đủ NLHV Nội dung của NLHV Người không có NLHV => người chưa đủ 6 tuổi Người có NLHV chưa đầy đủ => N gười từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi Người có NLHV đầy đủ : => N gười từ đủ 18 tuổi trở lên Người mất NLHV : Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi . Người hạn chế NLHV : Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình 138 Mối quan hệ giữa NLPL và NLHV NLPL là điều kiện cần, NL HV là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của QHPL. Nếu chủ thể có NLPL mà không có hoặc mất NLHV không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào quan hệ pháp luật (thông qua người đại diện) hoặc được nhà nước bảo vệ trong những quan hệ pháp luật nhất định. 139 Năng lực chủ thể của Tổ chức Năng lực pháp luật: có từ khi được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức bị chấm dứt hoạt động Năng lực hành vi : Thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó 140 4.4.2. Quyền và nghĩa vụ pháp lý Quyền pháp lý là khả năng xử sự của chủ thể mà pháp luật cho phép và được bảo vệ bằng quyền lực nhà nước . N ghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. 141 Biểu hiện của Quyền pháp lý + Chủ thể có khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép; + Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; + Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 142 Biểu hiện của Nghĩa vụ pháp lý + Chủ thể phải tiến hành hành động hoặc không thực hiện hành động nhất định ( như hành động như không vứt rác nơi công cộng, không tự ý sửa chữa thay đổi cấu trúc nhà đang thuê, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm,... ) ; + Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật ( như bị phạt tiền do không đọi mũ bảo hiểm, buộc phải trả nợ và chịu lãi suất nợ quá hạn do chậm trả, bị phạt hành chính do hành vi gây ô nhiễm môi trường ) . 143 4.4.3. Là lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các QHPL. Hình thức của khách thể bao gồm: Tài sản vật chất; Phi vật chất: nghề nghiệp, học vị, quyền tác giả Hoạt động chính trị như mít tinh, biểu tình. Khách thể của QHPL 144 5. Sự kiện pháp lý Là những hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế được các quy phạm pháp luật gắn sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những QHPL cụ thể. Sự kiện pháp lý có thể là: hành vi hoặc sự biến. Sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các QHPL cụ thể. 145 Sự kiện pháp lý Hành vi Sự biến Là những sự kiện xảy ra thông qua ý chí của con người Gồm: hành động hoặc không hành động, hợp pháp, không hợp pháp Là những sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người làm phát sinh, thay đổi chấm dứt QHPL cụ thể 146 Bài 8. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tiễn đời sống. 147 Tuân theo Pháp luật Là một hình thức của thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể không thực hiện những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Lưu ý: Những quy phạm cấm trong luật hình sự, hành chính được thực hiện dưới hình thức này. 148 Thi hành pháp luật Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Lưu ý: Đây là những quy định về nghĩa vụ của chủ thể. 149 Sử dụng pháp luật Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Lưu ý: Đây là những quy định về quyền pháp lý của chủ thể. Ví dụ: Tham gia ký kết hợp đồng, thực hiện các quyền khởi kiện, khiếu nại trong khuôn khổ pháp luật quy định 150 Áp dụng pháp luật Là hoạt động của Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc người có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Là biện pháp quan trọng của thực hiện pháp luật. 151 Những trường hợp áp dụng pháp luật Khi có vi phạm pháp luật xảy ra; Khi quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không thể giải quyết được, yêu cầu nhà nước giải quyết; Phải có sự tham gia của NN trong việc thực hiện các quan hệ PL. 152 Các bước thực hiện ADPL Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật Lựa chọn QPPL cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của QPPL đó. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật 153 Bài 9. VI PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi , do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện , xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo v ệ. 154 2. Các dấu hiệu của Vi phạm pháp luật Hành vi trái pháp luật Có lỗi Do chủ thể có năng lực TNPL thực hiện Xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến quan hệ pháp luật 155 a . Hành vi trái pháp luật VPPL phải là hành vi xác định của các chủ thể. Hành vi xác định được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Pháp luật không điều chỉnh suy nghĩ, ý định của chủ thể khi chưa biểu hiện bằng hành vi cụ thể. Hành vi xác định đó phải trái với quy định pháp luật . 156 b. Hành vi có lỗi của chủ thể Chủ thể thực hiện hành vi VPPL phải có lỗi, lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý. Chủ thể thực hiện hành vi không có lỗi thì không được coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ: Chủ thể thực hiện hành vi trong các trường hợp như: Sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết...không phải là VPPL. 157 c . Do chủ thể có năng lực TNPL thực hiện Chủ thể vi phạm phải có năng lực TNPL thực hiện. Trong trường hợp, chủ thể không có năng lực TNPL thì hành vi không được coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ: Một người bị tâm thần hoặc trẻ em thực hiện hành vi giết người, thì không bị coi là VPPL 158 d. Xâm hại các QHXH được pháp luật bảo vệ Hành vi vi phạm phải xâm hại đến các QHXH được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: Quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ nhân thân . 159 3. Cấu thành vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật Mặt khách quan Mặt chủ quan Chủ thể Khách thể 160 3.1. Mặt khách quan Là những biểu hiện ra bên ngoài của VPPL mà con người có thể nhận biết được. Hành vi trái pháp luật Thể hiện hành động hoặc không hành động trái quy định pháp luật. Ví dụ: Hành vi không đóng thuế; Hành vi vượt đèn đỏ... Sự thiệt hại của xã hội Là tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà xã hội phải gánh chịu hoặc nguy cơ tất yếu phải gánh chịu. Ví dụ : Hậu quả chết người, hậu quả mất uy tín với khách hàng. Quan hệ nhân quả Hành vi trái PL là nguyên nhân, sự thiệt hại của xã hội là kết quả. Ví dụ: Vì hành vi bôi nhọ doanh nghiệp , dẫn đến hậu quả doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản. 161 3.2. Mặt chủ quan Là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Các yếu tố cấu thành gồm: Lỗi, Động cơ và Mục đích. 162 Yếu tố Lỗi Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi chia thành: Lỗi cố ý và Lỗi vô ý 163 Phân loại lỗi LỖI LỖI CỐ Ý Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp LỖI VÔ Ý Vô ý do cẩu thả Vô ý vì quá tự tin 164 Lỗi cố ý trực tiếp Chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra. 6/5/2014 165 Cố ý trực tiếp Lý trí Nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội Nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra Ý chí Mong muốn cho hậu quả xảy ra Ví dụ: Hành vi cướp giật túi xách, hành vi đánh người gây thương tích. Lỗi cố ý gián tiếp Chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra 6/5/2014 166 Cố ý gián tiếp Lý trí Nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội Nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra Ý chí Không muốn cho hậu quả xảy ra Ví dụ: Ông A kinh doanh cây cảnh, do giá cây có khi lên tới tiền tỷ. Để đề phòng bị trộm cắp, ông đã dùng dây điện trần bao quanh hàng rào từ tối đến sáng. Anh B do đi ăn nhậu với bạn về, vô ý đã ngã vào hàng rào nhà ông A, hậu quả là anh B bị chết. Ông A đã vi vi pháp luật với lỗi cố ý gián tiếp. Để mặc cho hậu quả xảy ra Lỗi vô ý vì quá tự tin Chủ thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. 6/5/2014 167 Vô ý vì quá tự tin Lý trí Nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội Nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra, nhưng tin tưởng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Ý chí Không mong muốn hậu quả xảy ra Ví dụ: Vụ xe khách bị lũ cuốn tại Hà Tĩnh năm 2010, hậu quả là 20 người bị chết. Khi lái xe đã cố gắng đi qua đoạn đường có dòng nước chảy siết. Lái xe đã không lường trước được tốc độ và sức mạnh của lũ cho rằng xe có thể băng qua. Người lái xe đã mắc lỗi vô ý do quá tự tin. Không để mặc cho hậu quả xảy ra Lỗi vô ý do cẩu thả Chủ thể vi phạm (do khinh suất, cẩu thả) không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù, có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả. 6/5/2014 168 Vô ý do cẩu thả Lý trí Nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội Phải thấy trước được hậu quả xảy ra Ý chí Không mong muốn hậu quả xảy ra Ví dụ: Một người đi bộ qua đường vô thức (không quan sát) làm cho 2 xe chạy ngược chiều, do tránh người này đã đâm vào nhau, hậu quả làm chết người. Không mặc cho hậu quả xảy ra Động cơ Là nguyên nhân bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cán bộ, công chức nhận hối lộ, động cơ là vụ lợi cá nhân. Cố ý gây thương tích cho người khác để trả thù, do ghen tuông 169 Mục đích Là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp giật với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. 170 Lưu ý Trong mặt chủ quan, L ỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc . Tr ong thực tế, nhiều trường hợp VPPL chủ thể thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ. 171 3.3. Chủ thể vi phạm pháp luật - Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. - Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình. Và gắn với độ tuổi , khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Ví dụ: Theo quy định của BLHS , thì: Người từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc t ội phạm đặc biệt nghiêm trọng ; Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm . 172 Năng lực trách nhiệm pháp lý Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủ thể là cá nhân phải xác định : + Chủ thể đã đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý hay chưa? + Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể như thế nào? Đ ối với chủ thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó. 173 3.4. Khách thể Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi VPPL xâm hại tới. Ý nghĩa: Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi VPPL. Chú ý : P hân biệt giữa khách thể với đối tượng tác động của hành vi vi phạm pháp luật. 174 PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT . Loại vi phạm Khách thể Chủ thể Chế tài Ví dụ Vi phạm hình sự Được quy định trong Bộ luật hình sự Cá nhân Hình sự A giết người bị Tòa án xử phạt 15 năm tù về tội giết người. Vi phạm hành chính Các quy định trong quản lý hành chính nhà nước Cá nhân, Tổ chức Hành chính Công ty M gây ô nhiễm môi trường do xả nước thải ra sông bị phạt 15 triệu đồng. Vi phạm dân sự Quan hệ về nhân thân và Quan hệ tài sản Cá nhân, Tổ chức Bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng A đánh B gây thương tích, Tòa án xử buộc A phải bồi thường cho B 8 triệu đồng tiền viện phí. Vi phạm kỷ luật Quan hệ lao động, Nội quy trong các tổ chức, cơ quan. Cá nhân, Tổ chức Kỷ luật A vi phạm vi phạm nội quy cơ quan, Hội đồng kỷ luật họp và đề nghị hình thức cảnh cáo. Thủ trưởng cơ quan ra quyết định kỷ luật cảnh cáo A. 175 4. Trách nhiệm pháp lý 4.1. Khái niệm Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thể vi phạm phải gánh chịu các hậu quả bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật. 176 4.2. Cơ sở của TNPL Cơ sở thực tế là vi phạm pháp luật; Cơ sở pháp lý của truy cứu TNPL là quyết định do cơ quan nhà nước thẩm quyền tiến hành. Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các trường hợp sau: + Chủ thể không có năng lực TNPL; + Do sự kiện bất ngờ; + Do phòng vệ chính đáng; + Thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết. 177 4.3. Phân loại trách nhiệm pháp lý - Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm do tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự; - Trách nhiệm hành chính: Là trách nhiệm được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính; - Trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự; - Trách nhiệm kỷ luật: Là trách nhiệm được áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ luật. 178 Giải quyết tình huống xác định cấu thành VPPL Yêu cầu sinh viên áp dụng lý thuyết để phân tích cấu thành 1 VPPL cụ thể: a. Mặt khách quan:  Sinh viên phải nêu được: - Hành vi trái pháp luật; - Hậu quả mà xã hội phải gánh chịu; - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra. (xem xét các yếu tố (nếu có) như: Thời gian, địa điểm, dụng cụ ) b. Mặt chủ quan :  Sinh viên phải: - Xác định Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi VPPL. - Xác định các yếu tố: mục đích, động cơ khi chủ thể thực hiện hành vi VPPL. c. Chủ thể : Sinh viên phải nêu được yếu tố Chủ thể thực hiện hành vi VPPL. d. Khách thể : Sinh viên chỉ ra được Quan hệ xã hội bị hành vi VPPL xâm hại đến. 179 Tình huống 2 A và B là hai bạn cùng học đại học với nhau. Do mâu thuẫn, nhiều lần hai đứa đã cãi nhau kịch liệt. Một hôm, khi cùng nhau đi qua sông Hồng, biết B không biết bơi, A đã đẩy B xuống sông. A ngồi trên bờ để mặc cho B kêu cứu, khi B đã chìm thì A mới bỏ về. Hỏi: 1. Hành vi của A có VPPL không? 2. Phân tích cấu thành VPPL của A? 180 Bài 10. Các hệ thống pháp luật trên thế giới Hiện nay trên thế giới có 3 hệ thống pháp luật chính là: Hệ thống PL Anh – Mỹ (Thông luật - Common Law) Hệ thống PL châu Âu lục địa (Dân luật – Civil L aw) Hệ thống pháp luật Hôi giáo (I slamic Law ) 181 1. Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Thông luật - Common Law) Là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán, còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ. Ra đời ở Anh, sau phát triển ở Mỹ và những nước là thuộc địa của Anh, Mỹ trước đây. 182 Nguồn luật Án lệ - nguồn chính Lẽ phải – nguồn đặc thù Luật thành văn Tập quán pháp, học thuyết pháp lý. 183 Common Law Là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền thống hệ thống pháp luật của Anh. Trên phương diện nguồn luật, án lệ (Case law) của Common Law được tạo ra bởi tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viên Ưu điểm rõ nét nhất của các tập quán là tính cụ thể, linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội. 184 2. Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Dân luật – Civil law) Hình thành và phát triển Từ thế kỷ XIII - XVIII Luật La Mã được thay thế bằng luật bộ tộc Đức. Tuy nhiên Luật La Mã vẫn được duy trì Giải thích, hiện đại hóa những nội dung của Bộ dân luật Corpus Juris Civilis Truyền bá và đào tạo luật Pháp điển hóa thế kỷ XIX Thời kỳ cuối cùng hình thành pháp luật chung Điều kiện: có 1 thể chế chính trị chung ở 1 nước lớn; người cầm đầu có tư tưởng tiến bộ và bành trướng Pháp: Bộ luật Dân sự năm 1804 (BLDS Napoleon); Bộ luật tố tụng dân sự 1806, Bộ luật thương mại 1807, Đức: Pháp điển hóa chậm và không trọn vẹn.: Bộ luật dân sự được thông qua năm 1896 185 Phân loại pháp luật Luật công Điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước với công dân hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau các nhiệm vụ công. Ví dụ: Luật Hiến pháp, Luật hành chính Luật tư Điều chỉnh mối quan hệ giữa các tư nhân, hướng đến lợi ích tư Ví dụ: Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật thương mại, Luật lao động, 186 PHÂN BIỆT COMMON LAW VÀ CIVIL LAW Tiêu chí Common law Civil law Nguồn luật Chủ yếu là án lệ Chủ yếu là luật thành văn Tính chất pháp điển hóa - Quan niệm: luật pháp được hình thành từ tục lệ - Cụ thể, phù hợp với sự phát triển các quan hệ xã hội - Khó phân chia Quan niệm: luật pháp phải từ các chế định cụ thể Khái quát hóa, ổn định cao Chia thành luật công và luật tư Thủ tục tố tụng - Tố tụng tranh tụng - Tòa án là cơ quan làm luật lần thứ hai, sáng tạo ra án lệ - Tố tụng thẩm vấn/ tố tụng viết - Chỉ có Nghị viện mới có quyền lập pháp, Tòa án chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật Vai trò luật sư và thẩm phán - Luật sư, thẩm phán rất được coi trọng - Thẩm phán được chọn từ những luật sư danh tiếng, sáng tạo luật khi xét xử - Luật sư ít được coi trọng - Thẩm phán được đào tạo theo một quy trình riêng, chỉ tiến hành xét xử mà không được sáng tạo luật 187 3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HỒI GIÁO (ISLAMIC LAW) Đạo Hồi là tôn giáo lớn trên thế giới Một quốc gia thuộc hệ thống luật hồi giáo phải thỏa mãn: Đạo Hồi là quốc đạo của quốc gia Các quy định trong Kinh thánh làm luật. 188 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HỒI GIÁO Nguồn pháp luật Kinh Koran Sunnah (các lời dạy của Tiên tri Muhanmmad) Các bài viết của học giả Islamic giải thích và rút ra các quy định từ trong kinh Koran và Sunnah Các điều được cộng đồng thừa nhận về mặt Pháp lý 189 Đặc điểm 1 Không phân biệt tín điều tôn giáo và quy tắc đời sống 2 Bao gồm các quy định được ghi nhận trong kinh Koran 3 Rất khó khăn khi giải thích pháp luật 4 Nhiều quy định nghiêm khắc, phân biệt đối xử, đặc biệt là phân biệt giới tính 5 Không chia các ngành luật độc lập mà chủ yếu ghi nhận trong Kinh Koran 190 Lưu ý Ba thế kỷ sau khi thành lập đạo Hồi (thế kỷ 10), giới luật gia Islamic phán quyết rằng không còn có cách nào để bổ sung các giải thích về pháp luật thiêng liêng của Islamic law. Kể từ lúc đó họ tuyên bố "đóng cửa" đối với mọi cố gắng để tư duy độc lập về luật pháp Hồi giáo. Đến bây giờ giới luật gia Islamic chỉ có việc phán xử theo những nội dung luật pháp được quy định từ hơn 1000 năm trước. 191 Phần IV. Các ngành luật Việt Nam Nội dung chính: Ngành luật hình sự Ngành luật dân sự 192 Bài 11. Ngành luật Hình sự Khái niệm: L à ngành luật bao gồm hệ thống các QPPL xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm ấy. 1. 193 2. Đối tượng và Phương pháp điều chỉnh + Đối tượng điều chỉnh : Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội. + Phương pháp điều chỉnh : Là phương pháp quyền uy 194 Các nội dung cơ bản Phần 1. Phần Chung Phần 2. Phần các tội phạm Các tội xâm phạm an ninh quốc gia Các tội xâm phạm tinh mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ . 195 a. Khái niệm tội phạm Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự quy định. 196 Tội phạm là gì? Cấu thành tội phạm Là tổng thể những dấu hiệu chung, đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự và là căn cứ pháp lý để định tội danh. 197 Bộ phận cấu thành tội phạm 198 Mặt khách quan Mặt chủ quan Chủ thể Khách thể Phân loại tội phạm LOẠI TỘI HÌNH PHẠT Tội ít nghiên trọng Có khung hình phạt cao nhất là 3 năm Tội nghiêm trọng Có khung hình phạt cao nhất là 7 năm Tội rất nghiêm trọng Có khung hình phạt cao nhất là 15 năm Tôi đặc biệt nghiêm trọng Có khung hình phạt trên 15 năm, chung thân, tử hình 199 Lỗi Cố ý phạm tội Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;  Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. 200 Lỗi Vô ý phạm tội Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 201 Chủ thể không có năng lực TNHS 1. Người thực hiện hành vi khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS; phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực T NHS, nhưng đã lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu TNHS. 202 Phạm tội trong tình trạng say Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 203 Chuẩn bị phạm tội Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. 204 Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. 205 Tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội Là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Chủ thể được miễn TNHS về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu TNHS về tội này. 206 Đồng phạm 1. L à trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 207 Che giấu tội phạm Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu TNHS về tội che giấu tội phạm. 208 Không tố giác tội phạm 1 . Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm . 2 . Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng   thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm . 209 Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Người từ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi : chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Người từ 16 tuổi trở lên : chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 210 Thời hiệu truy cứu TNHS Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: - 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; - 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; - 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; - 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 211 b. Hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Bao gồm: Hình phạt chính và Hình phạt bổ sung 212 Các loại hình phạt Hình phạt chính Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Chung thân; Tử hình. Hình phạt bổ sung Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền; Trục xuất. 213 Bài 12. Ngành luật Dân sự Khái niệm: Là ngành luật bao gồm hệ thống các QPPL điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân. Trong đó, các chủ thể tham gia độc lập về tài sản, bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện. 214 Đối tượng điều chỉnh Quan hệ tài sản Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng, như: Quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng; Quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ; Quan hệ về thừa kế; Quan hệ về sở hữu trí tuệ. Quan hệ nhân thân Là những quan hệ xã hội giữa người với người về những giá trị nhân thân nhất định được pháp luật thừa nhận và quy định là quyền nhân thân (ví dụ: danh sự, nhân phẩm, uy tín, 215 Phương pháp điều chỉnh Phương pháp thỏa thuận Phương pháp tự định đoạt. 216 Chế định về Thừa kế Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền thừa kế là quyền của cá nhân được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình và để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật 217 Các khái niệm Di sản thừa kế : Gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác Người để lại thừa kế: Là cá nhân sau khi chết có tài sản để lại cho người khác thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật Người thừa kế: - Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân có mối quan hệ thân thích với người chết; - Người thừa kế theo di chúc bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ chức 218 Điều kiện hưởng thừa kế + Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; + Người thừa kế được sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 219 Không có quyền hưởng thừa kế Những người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng; Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; - Giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 220 Thời điểm mở thừa kế Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, trừ trường hợp vợ chồng lập di chúc chung. Ý nghĩa: Việc xác định thời điểm mở thừa kế để xác định khối lượng di sản thừa kế và những người được hưởng di sản thừa kế. 221 Địa điểm mở thừa kế Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn tài sản; Ý nghĩa: Địa điểm mở thừa kế là nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thừa kế. * Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản , xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. 222 Các loại thừa kế Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật 223 Thừa kế theo di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. * Đặc điểm: - Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương muốn định đoạt tài sản của mình cho những người khác sau khi chết ; - Khi người lập di chúc còn sống có thể thay thế, hủy bỏ, bổ sung di chúc bất cứ lúc nào; - Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi người lập di chúc chết. 224 Điều kiện để di chúc có hiệu lực - Người lập di chúc phải có NLHV dân sự; - Nội dung di chúc không quy định điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; - Người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt; - Hình thức di chúc phù hợp với quy định của pháp luật. 225 Hình thức di chúc - Di chúc bằng lời nói: + Người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản; + Lập trước ít nhất 02 người làm chứng. Trong 05 ngày, người làm chứng phải ghi chép nội dung và công chứng, chứng thực; + Sau 3 tháng, kể từ ngày lập mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó mặc nhiên bị hủy bỏ. 226 Hình thức di chúc Di chúc bằng văn bản bao gồm: + Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; + Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; + Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực. 227 Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc - Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng; - Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Mức hưởng: Bằng 2/3 suất thừa kế nếu được chia theo pháp luật nếu người đó không được di chúc để lại cho hưởng di sản hoặc hưởng ít hơn 2/3 228 Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Người thừa kế thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng 229 Các trường hợp thừa kế theo pháp luật + Không có di chúc; + Di chúc không hợp pháp; + Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc; + Người thừa kế không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 230 Diện thừa kế và hàng thừa kế Diện thừa kế: Là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật, bao gồm: Quan hệ hôn nhân; Quan hệ huyết thống; Quan hệ nuôi dưỡng. Hàng thừa kế : Căn cứ vào mối quan hệ gần gũi, thân thích với người chết, pháp luật quy định những người trong diện thừa kế thành các hàng thừa kế. 231 Các hàng thừa kế + Thứ nhất gồm: Vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại; + Thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 232 Thừa kế thế vị Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; - Nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. - Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng với trường hợp thừa kế theo pháp luật 233 THE END 234

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_phap_luat_dai_cuong_nguyen_van_lam.ppt