Bài giảng Pháp luật hành chính Việt Nam - Bài 1: Ngành luật hành chính Việt Nam
Khiếu nại hành chính
• Khái niệm về khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
• Từ khái niệm trên cho thấy, nội dung khiếu nại hành
chính là khiếu nại về tính hợp pháp của quyết định hành
chính, hành vi hành chính và quyết định kỉ luật đối với
cán bộ, công chức là những sự việc phát sinh trong trong
hoạt động quản lý hành chính.
Khái niệm khiếu kiện hành chính, là việc người khiếu
nại thực hiện việc khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính đến ngay Tòa án hay gọi là
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính được gọi là khiếu
kiện hành chính. Nói cách khác, khiếu kiện hành chính
được dùng để chỉ việc người khiếu nại thực hiện quyền
khiếu nại của mình đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính tại cơ quan Tòa án, chọn Tòa án là cơ
quan giải quyết khiếu nại của mình.
24 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật hành chính Việt Nam - Bài 1: Ngành luật hành chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH
VIỆT NAM
1.1. Khái niệm luật hành chính Việt
Nam
1.1.1. Khái niệm hành chính và luật hành
chính.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý
xã hội
1.1.3. Đối tượng điều chỉnh của luật hành
chính
1.1.4. Phương pháp điều chỉnh của luật
hành chính
1.2. Mối tương quan giữa luật hành chính và các
ngành luật khác trong hệ thống pháp Việt Nam
1.2.1. Với ngành luật hiến pháp
1.2.2. Với ngành luật dân sự
1.2.3. Với ngành luật hình sự
1.2.4. Với ngành luật lao động
1.2.5. Với ngành luật tố tụng hành chính
1.1.1. Khái niệm hành chính và luật hành chính.
- Hành chính là thuật ngữ có nhiều ý nghĩa như
điều khiển, lãnh đạo, chỉ huy, quản lý.
- Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Theo nghĩa thông dụng nhất, hành chính
là hoạt động quản lý. Các hoạt động này được
thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước.
Đó là những cơ quan thực hiện các hoạt động chấp
hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã
hội. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
cũng chính là hệ thống các cơ quan quản lý nhà
nước.
Luật hành chính là hệ thống các quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh
những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và
điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà
nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà
nước.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý xã hội
Quản lý nhà nước (theo nghĩa rộng) là toàn bộ
hoạt động của bộ máy nhà nước gồm lập pháp,
hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện chức năng,
nghĩa vụ của nhà nước.
Quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp) là hoạt động
nhằm tổ chức thực hiện pháp luật và chỉ đạo,
điều hành việc thực hiện nghĩa vụ của nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
1.1.3. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
Ðối tượng điều chỉnh của luật hành
chính Việt Nam là những quan hệ xã hội
chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh
vực quản lý hành chính nhà nước, hay
nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của
luật hành chính là những quan hệ xã hội
hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp
hành và điều hành của nhà nước.
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành
và điều hành phát sinh trong hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước.
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành
và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng,
tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà
nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
+ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành
và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi
được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng
quản lý nhà nước.
1.1.4. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
Luật hành chính khi điều chỉnh các quan hệ
xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành
sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục
tùng. Bởi vì bản thân hoạt động quản lý nhà
nước mang bản chất là tính quyền uy do các
bên tham gia quan hệ có địa vị không bình
đẳng với nhau về ý chí: một bên ra lệnh, bên
kia phải phục tùng
Sự áp đặt ý chí được thể hiện trong các trường hợp sau:
+ Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định do pháp luật
quy định nhưng bên này quyết định vấn đề gì thì phải được
bên kia cho phép, phê chuẩn. Ðây là quan hệ đặc trưng của
hành chính công.
+ Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu, kiến nghị còn bên
kia có thẩm quyền xem xét, giải quyết, có thể thỏa mãn
những yêu cầu, kiến nghị này hoặc có thể bác bỏ.
+ Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia
phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh đó.
+ Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của
mình.
Phương pháp này được xây dựng
trên các nguyên tắc sau:
+ Một bên được nhân danh nhà
nước sử dụng quyền lực để đưa ra
các quyết định hành chính còn bên
kia phải tuân theo những quyết
định ấy.
+ Quyết định hành chính phải
thuộc phạm vi thẩm quyền của
bên nhân danh nhà nước.
Trong một số trường hợp đặc biệt,
luật hành chính cũng sử dụng
phương pháp thỏa thuận.
Đặc trưng của phương pháp này
được thể hiện như sau: trong quan
hệ pháp luật hành chính được điều
chỉnh bởi phương pháp này tồn tại
sự bình đẳng về ý chí của các bên
tham gia quan hệ.
Tóm lại, luật hành chính là một ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tổ chức và thực
hiện hoạt động chấp hành - điều hành
của các cơ quan hành chính nhà nước.
1.2. Mối tương quan giữa Luật hành chính và các
ngành luật khác trong hệ thống pháp Việt Nam
1.2.1. Với luật hiến pháp
Luật hành chính trên cơ sở các quy định của Luật hiến
pháp tiến hành cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung các
quy định của Luật hiến pháp, đặt ra cơ chế để đảm bảo
thực hiện chúng trên thực tế.
Ví dụ: một số nội dung mà Luật hành chính cụ thể hóa,
chi tiết hóa từ Luật hiến pháp như:
+ Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước nói chung vào các
lĩnh vực cụ thể của hoạt động hành chính;
+ Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền
của các cơ quan hành chính quan trọng nhất như
Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân và một số
cơ quan liên quan;
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
lĩnh vực hành chính cũng như quy định cơ chế
pháp lý cụ thể để thực thi trên thực tế các quyền
và nghĩa vụ đó...
1.2.2. Với luật dân sự
Luật hành chính và Luật dân sự có mối quan hệ rất chặt
chẽ, bởi trong nhiều trường hợp mặc dù là ngành luật
công nhưng Luật hành chính vẫn điều chỉnh các quan hệ
về tài sản như Luật dân sự.
Tuy nhiên, cùng một loại quan hệ, hai ngành luật lại sử
dụng phương pháp điều chỉnh không giống nhau:
một bên là phương pháp quyền uy - phục tùng đặc
trưng bởi quan hệ bất bình đẳng về ý chí giữa các bên
trong quan hệ pháp luật hành chính còn luật dân sự xuất
phát từ đặc trưng bình đẳng trong quan hệ giữa các bên
nên sử dụng phương pháp ngang quyền, thỏa thuận.
Ví dụ: Luật dân sự quy định nội dung quyền sở hữu,
những hình thức chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt
tài sản...
Luật hành chính quy định những vấn đề như thẩm
quyền giải quyết và thủ tục cấp phát, thu hồi vốn,
quy định thẩm quyền của các cơ quan hành chính
nhà nước đối vớỉ việc quản lí nhà vắng chủ, trưng
dụng, trưng mua tài sản, quản lí việc cho thuê nhà
của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân...
1.2.3. Với luật hình sự
Hai ngành luật đều điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật
và cách xử lý đối với những hành vi này, chỉ khác trong
Luật hình sự, tội phạm là loại vi phạm pháp luật có mức độ
và tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với Luật hành
chính. Theo đó, Luật hình sự xác định hành vi nào là tội
phạm, hình phạt nào được áp dụng đối với tội phạm đó và
điều kiện áp dụng các hình phạt.
Luật hành chính quy định các quy tắc có tính chất bắt buộc
chung (quy tắc giao thông, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy,
lưu thông hàng hóa,...) mà nếu vi phạm các quy tắc này,
trong một số trường hợp có thể bị xử lý hình sự theo quy
định của Luật hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính.
1.2.3. Với luật hình sự
Ví dụ:
Điều 25. “Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển,
tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu”
theo Nghị định 124/2015/NĐ-Chính phủ ngày
19/11/2015.
• 1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
• a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá
điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao (1 bao = 20 điếu,
đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được
quy đổi 20g = 1 bao);
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20
bao;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50
bao;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100
bao;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200
bao;
2. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm
quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi
phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý
vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng
có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ
70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này
cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Người có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng
cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;
c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu.
1.2.4. Với luật lao động
Luật hành chính có quan hệ chặt chẽ với Luật lao động, nhiều
quy phạm pháp luật của hai ngành luật này đan xen vao nhau,
cùng điều chỉnh một số vấn đề.
Quan hệ này thể hiện trong những trường hợp cụ thể như:
- Thẩm quyền của các cơ quan trực tiếp quản lý lao động và bảo
đảm xã hội như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở
lao động - thương binh và xã hội, do Luật hành chính quy định.
Theo đó, một trong những chức năng của Nhà nước, thông qua
các cơ quan của mình, là tiến hành kiểm tra, giám sát công tác
bảo hộ lao động và quy tắc an toàn lao động. Hoạt động này do
Luật hành chính quy định nhưng bản thân các quy tắc bảo hộ và
an toàn lao động là thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật lao động.
1.2.4. Với luật lao động
- Đa phần các chính sách về lao động - tiền lương được
quyết định bởi cơ quan hành chính, làm cơ sở cho các quan
hệ lao động;
- Nhiều khi quan hệ pháp luật hành chính là phương tiện để
thực hiện quan hệ pháp luật lao động. Chẳng hạn: trong
quản lý lĩnh vực quan hệ lao động, trình tự ban hành các văn
bản cá biệt của các cơ quan hành chính do Luật hành chính
quy định nhưng nội dung của chúng do Luật lao động quy
định;
- Luật Hành chính và Luật lao động cùng điều chỉnh hoạt
động công vụ, chế độ công chức, viên chức nhà nước.
1.2.5 Với luật tố tụng hành chính
Luật hành chính quy định thẩm quyền và thủ tục
giải quyết các khiếu nại hành chính. Thủ tục giải
quyết các khiếu nại hành chính do luật hành
chính quy định là thủ tục hành chính.
Luật tố tụng hành chính quv định thẩm quyền và
thủ tục giải quyết một số loại khiếu kiện hành
chính. Thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính
do luật tố tụng hành chính quy định là thủ tục tố
tụng.
Khiếu nại hành chính
• Khái niệm về khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
• Từ khái niệm trên cho thấy, nội dung khiếu nại hành
chính là khiếu nại về tính hợp pháp của quyết định hành
chính, hành vi hành chính và quyết định kỉ luật đối với
cán bộ, công chức là những sự việc phát sinh trong trong
hoạt động quản lý hành chính.
Khiếu kiện hành chính
Khái niệm khiếu kiện hành chính, là việc người khiếu
nại thực hiện việc khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính đến ngay Tòa án hay gọi là
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính được gọi là khiếu
kiện hành chính. Nói cách khác, khiếu kiện hành chính
được dùng để chỉ việc người khiếu nại thực hiện quyền
khiếu nại của mình đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính tại cơ quan Tòa án, chọn Tòa án là cơ
quan giải quyết khiếu nại của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_hanh_chinh_viet_nam_bai_1_nganh_luat_han.pdf