Thi hành án dân sự (tt)
Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì:
Trong thời hạn ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu
lực PL người được thi hành án là cá nhân;
Trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu
lực PL người được thi hành án là tổ chức
Trong thời hạn trên, người được thi hành án có quyền gửi đơn
đến cơ quan thi hành án, nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án
để yêu cầu thi hành.166
Thi hành án dân sự (tt)
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu thi hành
án, thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và
giao cho chấp hành viên thi hành.
Đối với quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường tài sản
của NN, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, các quyết định
khẩn cấp tạm thời thì thủ trưởng cơ quan thi hành án phải chủ
động ra quyết định thi hành án trong thời hạn bảy ngày kể từ
ngày nhận được bản sao bản án, quyết định.167
Thi hành án dân sự (tt)
Chấp hành viên định cho người phải thi hành án không
quá 30 ngày để tự nguyện thi hành.
Nếu hết thời hạn tự nguyện mà vẫn không thi hành thì
chấp hành viên áp dụng cưỡng chế.
Người phải thi hành án phải chịu mọi chi phí về cưỡng
chế
167 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch - Tuần 4 - Phùng Thị Thanh Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
48
◙ Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS vô
hiệu (Đ136 BLDS2005)
Hai năm đối với các trƣờng hợp quy định tại Đ130 đến
Đ134 BLDS2005, kể từ ngày giao dịch đƣợc xác lập.
Không hạn chế thời gian đối với các trƣờng hợp quy định
tại các Đ128 và Đ129 BLDS2005.
49
◙ Hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu (Đ137
BLDS2005)
GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, NVDS của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận, trừ trƣờng hợp tài sản, hoa
lợi, lợi tức bị tịch thu; Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi
thƣờng.
50
Chế độ thực hiện HĐDS
Nguyên tắc thực hiện HĐDS (Đ412 BLDS2005)
Giải thích HĐDS
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Chế độ chấm dứt, sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng
51
Nguyên tắc thực hiện HĐDS (Đ412)
Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tƣợng, chất
lƣợng, số lƣợng, chủng loại, thời hạn, phƣơng
thức và các thỏa thuận khác;
Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần
hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin
cậy lẫn nhau;
Không đƣợc xâm phạm đến lợi ích NN, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích của ngƣời khác.
52
Giải thích HĐDS
Việc giải thích giao dịch phải tuân theo thứ tự (Đ126):
Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
Theo tập quán nơi giao dịch đƣợc xác lập.
53
Giải thích HĐDS (tt)
Nguyên tắc giải thích HĐDS (Đ409):
Khi có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ hợp
đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung các bên.
Khi một điều khoản có thể đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn
nghĩa nào có lợi nhất cho các bên.
Khi có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải
thích theo nghĩa phù hợp với tính chất hợp đồng.
Khi có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải giải thích theo tập
quán tại nơi ký kết.
Khi thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với
loại hợp đồng đó tại nơi giao kết.
Các điều khoản phải đƣợc giải thích trong mối quan hệ với nhau, sao
cho ý nghĩa của chúng phù hợp với hợp đồng.
Trong trƣờng hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với
ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên đƣợc sử
dụng để giải thích.
Trƣờng hợp bên mạnh thế đƣa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên
yếu thế thì khi giải thích phải theo hƣớng có lợi cho bên yếu thế.
54
Các biện pháp bảo đảm thực
hiện hợp đồng
◙ Cầm cố tài sản (Đ326 đến Đ341)
◙ Thế chấp tài sản (Đ342 đến Đ357)
◙ Đặt cọc (Đ358)
◙ Ký cƣợc (Đ359)
◙ Ký quỹ (Đ360)
◙ Bảo lãnh (Đ361 đến Đ371)
◙ Tín chấp (Đ372, Đ373)
55
◙ Cầm cố tài sản (Đ326 đến Đ341)
Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi
là bên cầm cố) giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên kia
(gọi là bên nhận cầm cố) để bảo
đảm thực hiện NVDS (Đ326).
56
◙ Thế chấp tài sản (Đ342 đến Đ357)
Thế chấp tài sản là việc một bên (bên
thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để đảm bảo thực hiện NVDS đối
với bên kia (bên nhận thế chấp) và
không chuyển giao tài sản đó cho bên
nhận thế chấp (Đ342).
57
◙ Đặt cọc (Đ358)
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản
đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực
hiện HĐDS.
Việc đặt cọc phải bằng văn bản.
Nếu HĐDS đƣợc giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc đƣợc
trả lại cho bên đặt cọc hoặc đƣợc trừ để thực hiện nghĩa vụ.
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện HĐDS thì tài
sản đó thuộc về bên nhận đặt cọc;
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện HĐDS thì
phải trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tƣơng đƣơng
giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, trừ trƣờng hợp có thỏa
thuận khác.
58
◙ Ký cƣợc (Đ359)
Ký cƣợc là việc bên thuê tài sản là động sản
giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác
(tài sản ký cƣợc) trong một thời hạn để đảm
bảo việc trả lại tài sản thuê.
Nếu tài sản thuê đƣợc trả lại thì bên thuê
đƣợc nhận lại tài sản ký cƣợc sau khi trả tiền
thuê.
Nếu bên thuê không trả lại tài sản thì bên cho
thuê có quyền đòi lại tài sản thuê.
Nếu tài sản thuê không còn thì tài sản ký cƣợc
thuộc về bên cho thuê.
59
◙ Ký quỹ (Đ360)
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa
tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện
NVDS.
Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có
quyền đƣợc ngân hàng nơi ký quỹ thanh
toán, bồi thƣờng thiệt hại sau khi trừ đi phí
ngân hàng.
60
◙ Bảo lãnh (Đ361 đến Đ371)
Bảo lãnh là việc ngƣời thứ ba (bên bảo lãnh)
cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ
(bên đƣợc bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn
mà bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên
bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên
đƣợc bảo lãnh không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ.
61
◙ Tín chấp (Đ372, Đ373)
Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể
bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia
đình nghèo vay một khoản tiền tại TCTD.
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp
phải đƣợc lập thành văn bản có ghi rõ nội
dung mà các bên thỏa thuận.
62
Chế độ chấm dứt, sửa đổi, hủy bỏ hợp
đồng
◙ Sửa đổi HĐDS (Đ423)
◙ Chấm dứt HĐDS (Đ424)
◙ Hủy bỏ HĐDS (Đ425)
◙ Đơn phƣơng chấm dứt thực hiện HĐDS (Đ426)
63
◙ Sửa đổi HĐDS (Đ423)
Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải
quyết hậu quả, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định
khác.
Trong trƣờng hợp hợp đồng đƣợc lập thành văn bản,
đƣợc công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép
thì việc sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó.
64
◙ Chấm dứt HĐDS (Đ424)
Hợp đồng đã đƣợc hoàn thành;
Theo thỏa thuận của các bên;
Chủ thể của hợp đồng chấm dứt, mà theo pháp luật thì
phải do chủ thể đó thực hiện;
Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phƣơng chấm dứt;
Đối tƣợng của hợp đồng không còn và các bên có thể
thỏa thuận thay thế các đối tƣợng khác hoặc bồi thƣờng
thiệt hại;
Các trƣờng hợp khác.
65
◙ Hủy bỏ HĐDS (Đ425)
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải
bồi thƣờng khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều
kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp
luật quy định.
Bên hủy bỏ phải thông báo ngay cho bên kia, nếu
không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thƣờng.
Hợp đồng sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao
kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận.
Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi
thƣờng.
66
◙ Đơn phƣơng chấm dứt thực hiện
HĐDS (Đ426)
Một bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt
thực hiện hợp đồng nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định.
Thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thƣờng.
Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia
nhận đƣợc thông báo chấm dứt; Bên đã thực
hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia
thanh toán.
Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn
phƣơng chấm dứt phải bồi thƣờng.
67
TNPL do vi phạm HĐDS
Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi phạm HĐDS
Nguyên tắc của TNDS do vi phạm hợp đồng
Các hình thức TNDS do vi phạm hợp đồng
68
Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi
phạm HĐDS
◙ Khái niệm
NVDS trong HĐDS là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp
luật quy định.
Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng tức là vi phạm
NVDS thì phải chịu TNPL.
Ở đây, TNPL là trách nhiệm của bên có nghĩa vụ do không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng NVDS.
69
Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi
phạm HĐDS (tt)
◙ Đặc điểm chung
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự (Trách nhiệm trong hợp đồng) và cũng là một trong
những dạng TNPL nên có những đặc điểm chung sau:
Đƣợc áp dụng chỉ khi có hành vi VPPL, và chỉ đối với ngƣời
có hành vi vi phạm đó.
Là biểu hiện sự cƣỡng chế NN đối với hành vi vi phạm và do
CQNN có thẩm quyền áp dụng.
Là hậu quả bất lợi cho bên có hành vi VPPL.
70
Khái niệm, đặc điểm của TNPL do vi
phạm HĐDS (tt)
◙ Đặc điểm riêng
Ngoài ra, TNDS do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc
điểm riêng:
TNDS do vi phạm NVDS luôn liên quan trực tiếp đối với
tài sản.
Bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu hậu quả bất lợi
mang nội dung tài sản.
71
Nguyên tắc của TNDS do vi phạm
hợp đồng
Thứ nhất, bên có nghĩa vụ mà không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu TNDS
đối với bên có quyền, trừ trƣờng hợp có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thứ hai, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện
đƣợc NVDS do sự kiện bất khả kháng thì
không phải chịu TNDS, trừ trƣờng hợp có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thứ ba, bên có nghĩa vụ không phải chịu TNDS
nếu chứng minh nghĩa vụ không thực hiện
đƣợc là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
72
Các hình thức TNDS do vi phạm hợp đồng
◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Đ303)
◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện
hoặc không đƣợc thực hiện một công việc (Đ304)
◙ TNDS do chậm thực hiện NVDS (Đ305)
◙ TNDS do chậm tiếp nhận việc thực hiện NVDS (Đ306)
◙ Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại (Đ307)
◙ Phạt vi phạm
73
◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
(Đ303)
Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc
định thì ngƣời có quyền đƣợc quyền yêu cầu phải giao đúng
vật đó; nếu vật không còn hoặc hƣ hỏng thì phải thanh toán
giá trị của vật.
Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện giao vật cùng loại thì
phải thanh toán giá trị của vật.
Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà gây thiệt
hại thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi
thƣờng thiệt hại cho bên có quyền.
74
◙ TNDS do không thực hiện nghĩa vụ phải thực
hiện hoặc không đƣợc thực hiện một công việc
(Đ304)
Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc thì bên
có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện
hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho ngƣời khác thực hiện
và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi
thƣờng thiệt hại.
Khi bên có nghĩa vụ không đƣợc thực hiện một công việc
mà lại thực hiện nó thì bên có quyền đƣợc yêu cầu phải
chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và
bồi thƣờng thiệt hại.
75
◙ TNDS do chậm thực hiện NVDS (Đ305)
Bên có quyền có thể gia hạn; nếu quá thời hạn này mà
nghĩa vụ vẫn chƣa đƣợc hoàn thành thì bên có nghĩa vụ
vẫn phải thực hiện nếu có yêu cầu của bên có quyền, và bồi
thƣờng thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ là không còn
cần thiết thì bên có quyền có quyền từ chối tiếp nhận việc
thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.
Số tiền chậm trả sẽ phải trả lãi theo lãi suất cơ bản do
NHNN công bố, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
76
◙ TNDS do chậm tiếp nhận việc thực hiện
NVDS (Đ306)
Nếu việc chậm tiếp nhận mà gây thiệt hại cho bên có
nghĩa vụ thì phải bồi thƣờng và phải chịu rủi ro xảy ra kể
từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trƣờng hợp có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
77
◙ Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại (Đ307)
Bồi thƣờng thiệt hại về vật chất, bù đắp tổn thất về
tinh thần.
Bồi thƣờng thiệt hại về vật chất là bù đắp tổn thất
thực tế tính đƣợc thành tiền, bao gồm tổn thất tài
sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại,
thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Gây thiệt hại về tinh thần do xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài việc
chấm dứt vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn
phải bồi thƣờng để bù đắp tổn thất về tinh thần.
78
◙ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (tt)
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại phát sinh
khi có các điều kiện:
Một là, có thiệt hại thực tế xảy ra;
Hai là, có hành vi vi phạm;
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm và thiệt hại xảy ra;
Bốn là, ngƣời vi phạm NVDS có lỗi.
79
◙ Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại (tt)
Lỗi là thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của bên vi
phạm NVDS đối với hành vi và hậu quả gây ra (Đ308
BLDS2005).
Có hai loại lỗi: lỗi cố ý gây thiệt hại và lỗi vô ý gây
thiệt hại.
Cố ý gây thiệt hại: một ngƣời nhận thức rõ hành vi
của mình sẽ gây thiệt hại cho ngƣời khác mà vẫn
thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong
muốn nhƣng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại: một ngƣời không thấy trƣớc
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù
phải biết hoặc có thể biết trƣớc thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trƣớc hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, nhƣng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn đƣợc.
80
◙ Phạt vi phạm
Là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp
đồng, theo đó bên vi phạm phải nộp một
khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi
phạm hoặc vừa phải nộp phạt vừa phải bồi
thƣờng thiệt hại.
Nếu không có thỏa thuận trƣớc về mức bồi
thƣờng thiệt hại thì phải bồi thƣờng toàn bộ.
81
2. HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
THƢƠNG MẠI
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng
trong hoạt động thƣơng mại
Phân loại hợp đồng thƣơng mại
TNPL do vi phạm hợp đồng thƣơng
mại
Giải quyết tranh chấp hợp đồng
thƣơng mại
82
Khái niệm và đặc điểm của hợp
đồng trong hoạt động thƣơng mại
Khái niệm
Phần lớn các hợp đồng KD,TM là những
hợp đồng trong các hoạt động thƣơng mại,
đƣợc điều chỉnh bằng LTM2005.
Hợp đồng trong hợp đồng thƣơng mại
(HĐTM) đƣợc hiểu là thỏa thuận giữa các
thƣơng nhân để thực hiện các hợp đồng
thƣơng mại.
83
Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại
◙ Thứ nhất, chủ thể của HĐTM là các
thƣơng nhân: tổ chức, cá nhân có
ĐKKD.
◙ Thứ hai, nội dung của HĐTM là các hoạt
động thƣơng mại
◙ Thứ ba, HĐTM đƣợc giao kết bằng lời
nói, văn bản hay bằng hành vi cụ thể
84
Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại(tt)
◙ Thứ nhất, chủ thể của HĐTM là các thƣơng nhân: tổ chức,
cá nhân có ĐKKD.
Thƣơng nhân bao gồm các TCKT đƣợc thành lập hợp pháp,
cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng
xuyên và có ĐKKD (K1 Đ6 LTM2005).
Thƣơng nhân VN là các DN, hộ kinh doanh, cá nhân có
ĐKKD.
Thƣơng nhân nƣớc ngoài cũng có thể là chủ thể của HĐTM.
Hợp đồng trong hoạt động thƣơng mại nhƣng chủ thể không
phải là các thƣơng nhân thì không phải là HĐTM mà thƣờng
đƣợc coi là HĐDS (theo nghĩa hẹp).
85
Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại(tt)
◙ Thứ hai, nội dung của HĐTM là các hoạt
động thƣơng mại
Hoạt động thƣơng mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán HH, cung ứng DV, đầu tƣ, xúc tiến
thƣơng mại (K1 Đ3 LTM2005).
Mua bán hàng hóa là hoạt động thƣơng mại, bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu và nhận thanh
toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền
sở hữu theo thỏa thuận (K8 Đ3 LTM2005).
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thƣơng mại, bên cung ứng
dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên khác và nhận
thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo
thỏa thuận (K9 Đ3 LTM2005).
86
Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại(tt)
◙ Thứ ba, HĐTM đƣợc giao kết bằng lời
nói, văn bản hay bằng hành vi cụ thể
Hợp đồng trong hoạt động thƣơng mại chủ
yếu đƣợc LTM2005 quy định phải đƣợc lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có
giá trị pháp lý tƣơng đƣơng.
Các hình thức tƣơng đƣơng văn bản bao gồm
điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các
hình thức khác.
Thông điệp dữ liệu là thông tin đƣợc tạo ra,
gửi đi, nhận và lƣu giữ bằng phƣơng tiện điện
tử (K5 Đ3 LTM2005).
87
Phân loại hợp đồng thương mại
Hợp đồng mua bán hàng hóa (Đ24 đến Đ62,
Đ63 đến Đ73 LTM2005)
Hợp đồng dịch vụ (HĐDV) (Đ74 đến Đ87
LTM2005)
88
Hợp đồng mua bán hàng hóa (Đ24 đến Đ62, Đ63
đến Đ73 LTM2005)
Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa các thƣơng nhân trên lãnh thổ VN
và những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho các
phƣơng thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Những hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch có
một số quy định riêng trong LTM2005.
89
Hợp đồng dịch vụ (HĐDV)
(Đ74 đến Đ87 LTM2005)
LTM2005 quy định những vấn
đề chung của HĐDV và những
nội dung cụ thể của các HĐDV
liên quan đến mua bán hàng
hóa.
90
TNPL do vi phạm HĐTM
Vi phạm hợp đồng
Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi
vi phạm (Đ294 LTM2005)
Các hình thức TNPL
91
Vi phạm hợp đồng
◙ Khái niệm:
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện,
thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ
theo thỏa thuận hoặc theo quy định của LTM2005.
◙ Vi phạm hợp đồng đƣợc chia thành hai loại:
Vi phạm cơ bản: là vi phạm của một bên gây thiệt hại
cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc
mục đích của việc giao kết (K13 Đ3 LTM2005).
Vi phạm không cơ bản: bên bị vi phạm không đƣợc áp
dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trƣờng
hợp các bên có thỏa thuận khác (Đ293 LTM2005).
92
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành
vi vi phạm (Đ294 LTM2005)
Trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa
thuận;
Sự kiện bất khả kháng;
Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia;
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của CQQLNN mà các bên không thể biết trƣớc
đƣợc vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh các trƣờng
hợp miễn trách nhiệm.
93
Các hình thức TNPL
TNPL do vi phạm HĐTM là hậu quả pháp lý bất lợi
mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu từ việc
áp dụng các chế tài trong thƣơng mại.
Các chế tài trong thƣơng mại (Đ292 LTM2005):
◙ Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
◙ Phạt vi phạm;
◙ Buộc bồi thƣờng thiệt hại;
◙ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
◙ Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
◙ Hủy bỏ hợp đồng;
◙ Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không
trái với nguyên tắc cơ bản của PLVN, điều ƣớc quốc
tế mà VN là thành viên và tập quán TMQT.
94
◙ Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Đ297)
Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng
hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để thực
hiện và bên vi phạm phải chịu các chi phí phát sinh.
Nếu thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng
thì phải thực hiện nhƣ đã thỏa thuận. Nếu hàng hóa,
dịch vụ kém chất lƣợng thì phải loại trừ khuyết tật,
thiếu sót đó hoặc phải thay thế. Bên vi phạm không
đƣợc dùng tiền, hàng hóa khác loại, loại dịch vụ
khác để thay thế nếu không đƣợc sự chấp thuận của
bên bị vi phạm.
95
◙ Buộc thực hiện đúng hợp đồng (tt)
Nếu bên vi phạm không thực hiện theo quy định trên thì bên bị
vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ thay thế
theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ đã thỏa thuận và bên vi
phạm phải trả khoản tiền chênh lệnh và các chi phí liên quan
nếu có; có quyền sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót
của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí hợp lý.
Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán
tiền hàng, thù lao dịch vụ nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ.
Trƣờng hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu
cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ
khác của bên mua đƣợc quy định trong hợp đồng và trong
LTM2005.
96
◙ Phạt vi phạm
Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả
một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
nếu có thỏa thuận, trừ các trƣờng hợp
đƣợc miễn trách nhiệm tại Đ294 (Đ300
LTM2005).
Mức phạt do các bên thỏa thuận nhƣng
không đƣợc quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm, trừ trƣờng hợp quy
định tại Đ266 LTM2005.
97
◙ Bồi thƣờng thiệt hại
Bên vi phạm bồi thƣờng những tổn thất do
hành vi vi phạm gây ra.
Giá trị bồi thƣờng gồm giá trị tổn thất thực
tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp mà bên
bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng.
98
◙ Bồi thƣờng thiệt hại (tt)
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại (Đ303) (Trừ các trƣờng hợp miễn
trách nhiệm Đ294):
Có hành vi vi phạm hợp đồng;
Có thiệt hại thực tế;
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân
trực tiếp gây ra thiệt hại.
99
◙ Bồi thƣờng thiệt hại (tt)
Về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi
thƣờng thiệt hại, có sự khác nhau giữa LTM2005 và
BLDS2005. Trong các HĐTM, phải áp dụng LTM2005:
Trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi
phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi
thƣờng thiệt hại, trừ trƣờng hợp LTM2005 có quy định
khác.
Trƣờng hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì
bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi
phạm và buộc bồi thƣờng thiệt hại, trừ trƣờng hợp
LTM2005 có quy định khác.
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt
hại khi đã áp dụng các chế tài khác (Đ316 LTM2005).
100
◙ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
(Đ308)
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên
tạm thời không thực hiện nghĩa vụ thuộc một
trong các trƣờng hợp sau (trừ Đ294):
Xảy ra các hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa
thuận là điều kiện để tạm ngừng;
Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện
hợp đồng (Đ309):
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì nó vẫn
còn hiệu lực.
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt
hại.
101
◙ Đình chỉ thực hiện hợp đồng
(Đ310)
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên
chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong
các trƣờng hợp sau (trừ Đ294):
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là
điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện
hợp đồng (Đ311 LTM2005):
Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận đƣợc
thông báo đình chỉ.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia
thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng.
10
2
◙ Hủy bỏ hợp đồng thương mại
Hủy bỏ hợp đồng (Đ312)
Hủy bỏ hợp đồng trong trƣờng hợp giao hàng,
cung ứng dịch vụ từng phần (Đ313)
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng (Đ314)
Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình
chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng
(Đ315)
103
Giải quyết tranh chấp HĐTM
Các hình thức giải quyết (Đ317):
Thƣơng lƣợng giữa các bên.
Hòa giải giữa các bên do một cá nhân
hoặc tổ chức do các bên chọn làm
trung gian hòa giải.
Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
104
Giải quyết tranh chấp HĐTM (tt)
Thời hạn khiếu nại (Đ318 LTM2005) (Trừ trƣờng hợp quy
định tại điểm đ K1 Đ237 LTM2005, thời hạn khiếu nại do
các bên thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận thì quy định
nhƣ sau:
Ba tháng kể từ ngày giao hàng, nếu khiếu nại về số lƣợng;
Sáu tháng kể từ ngày giao hàng, nếu khiếu nại về chất
lƣợng; nếu hàng hóa có bảo hiểm thì thời hạn khiếu nại là 3
tháng kể từ ngày hết hạn bảo hiểm;
Chín tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa
vụ theo hợp đồng hoặc trong trƣờng hợp có bảo hiểm thì kể
từ ngày hết thời hạn bảo hiểm đối với khiếu nại về các vi
phạm khác.
105
Giải quyết tranh chấp HĐTM (tt)
Thời hiệu khởi kiện (Đ319):
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các
tranh chấp thƣơng mại là hai năm, kể từ
thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
hại, trừ trƣờng hợp quy định tại điểm e K1
Đ237 LTM2005.
106
V. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Khái niệm hợp đồng dịch vụ
Phân loại hợp đồng dịch vụ
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
dịch vụ
107
Khái niệm hợp đồng dịch vụ
Cung ứng dịch vụ là một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa
vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên
sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên
cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3
LTM2005).
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận, theo đó bên cung ứng dịch
vụ thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền
(Đ518 BLDS2005).
BLDS2005 đƣa ra những quy định mang tính nguyên tắc cho
hợp đồng dịch vụ. Trên cơ sở đó, LTM2005 ban hành những quy
định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ. LTM2005 có
nhiều quy định về nội dung cụ thể của các dịch vụ liên quan đến
mua bán hàng hóa thông thƣờng. Dịch vụ trong các lĩnh vực
kinh doanh đặc thù phải căn cứ vào VBPL chuyên ngành.
108
Phân loại hợp đồng dịch vụ
Căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Hợp đồng dịch vụ pháp lý;
Hợp đồng dịch vụ kế toán, kiểm toán;
Hợp đồng dịch vụ thông tin, liên lạc;
Hợp đồng dịch vụ xây dựng;
Hợp đồng dịch vụ phân phối; đại lý;
Hợp đồng dịch vụ tài chính, ngân hàng;
Hợp đồng dịch vụ môi trƣờng;
Hợp đồng dịch vụ giáo dục, đào tạo;
Hợp đồng dịch vụ vận tải;
Hợp đồng dịch vụ du lịch;
Hợp đồng dịch vụ giải trí;
Hợp đồng dịch vụ y tế.v.v
109
Phân loại hợp đồng dịch vụ (tt)
Căn cứ vào dịch vụ quy định trong LTM2005
Hợp đồng dịch vụ khuyến mại;
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thƣơng mại;
Hợp đồng dịch vụ trƣng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ;
Hợp đồng đại diện cho thƣơng nhân;
Hợp đồng ủy thác;
Hợp đồng đại lý;
Hợp đồng gia công;
Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa;
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;
Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại.
110
Quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng dịch vụ
Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ: Trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ:
Cung ứng dịch vụ và công việc liên quan theo thỏa thuận và
theo LTM2005 (K1 Đ78);
Hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ (Đ81 LTM2005);
Nghĩa vụ về thời gian hoàn thành dịch vụ (Đ82 LTM2005);
Nghĩa vụ tuân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên
quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ (Đ83
LTM2005);
Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phƣơng tiện
đƣợc giao (K2 Đ78);
Thông báo ngay cho khách hàng nếu thông tin, tài liệu không
đầy đủ, phƣơng tiện không đảm bảo (K3 Đ78);
Giữ bí mật về thông tin mà mình biết đƣợc (K4 Đ78).
111
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng dịch vụ
Nghĩa vụ của khách hàng (Đ85 LTM2005).
Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, khách
hàng có nghĩa vụ:
Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ;
Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những
chi tiết khác;
Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác;
Khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các
bên, nếu dịch vụ do nhiều bên cung ứng.
112
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH THƢƠNG MẠI
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƢƠNG
MẠI VÀ PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI
II. THƢƠNG LƢỢNG VÀ HÒA GIẢI
III. TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
IV. TÒA ÁN
Nội dung nghiên cứu:
113
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP TM VÀ PHƢƠNG THỨC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM
Tranh chấp thƣơng mại
Phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại
114
Tranh chấp thƣơng mại (TCTM)
TCTM là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động TM (Đ238
LTM1997).
Hoạt động TM là việc thực hiện một hay nhiều HVTM của các
cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán HH, cung ứng
DV; phân phối; đại diện; đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê
mua; xây dựng; tƣ vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tƣ; TC, NH; BH;
thăm dò, khai thác; vận chuyển và các HVTM khác (K2 Đ3
PLTTTM2003).
Hoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán HH, cung ứng DV, đầu tƣ, xúc tiến TM và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác (K1 Đ3 LTM2005).
KD là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ SP hoặc
cung ứng DV nhằm mục đích sinh lợi (K2 Đ 4 LDN2005).
115
Tranh chấp thƣơng mại (tt)
Tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và
trọng tài kinh tế, bao gồm (Đ29 BLTTDS2004):
Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với
pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có ĐKKD;
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên, giữa các thành viên
với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty;
Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đầu có mục đích lợi nhuận;
Các tranh chấp kinh tế khác.
Các tranh chấp trên mới chỉ là nhóm tranh chấp điển hình có nội
dung kinh tế, thực chất tranh chấp kinh tế là một khái niệm có nội
hàm rộng, bao hàm tất cả các tranh chấp có nội dung kinh tế.
11
6
Tranh chấp thương mại (tt)
TCTM phải hội đủ các yếu tố:
Thứ nhất, TCTM là những mâu thuẫn (bất đồng) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ
thể.
Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát
sinh từ hoạt động thƣơng mại.
Thứ ba, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ
yếu giữa các thƣơng nhân.
117
Phƣơng thức giải quyết TCTM
Có bốn phƣơng thức giải quyết TCTM cơ
bản:
Thƣơng lƣợng;
Hòa giải;
TTTM;
Tòa án.
118
Phƣơng thức giải quyết TCTM (tt)
Các phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải và TTTM
không mang ý chí quyền lực NN mà chủ yếu là ý chí tự
định đoạt của các bên hoặc phán quyết của bên thứ ba
độc lập (do các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt,
mềm dẻo.
Tòa án lại là phƣơng thức mang ý chí quyền lực NN
đƣợc tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
119
II. THƢƠNG LƢỢNG VÀ HÒA GIẢI
Thƣơng lƣợng
Hòa giải
120
Thƣơng lƣợng
Khái niệm
Thƣơng lƣợng là phƣơng thức giải quyết tranh chấp
thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc,
tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ
tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của
bất kỳ bên thứ ba nào.
Là phƣơng thức xuất hiện sớm, thông dụng và phổ biến
nhất.
Thực hiện đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi
những thủ tục pháp lý phức tạp.
Uy tín, bí mật kinh doanh đƣợc bảo đảm tối đa.
Hạn chế sự phƣơng hại đến mối quan hệ giữa các bên,
tăng cƣờng hiểu biết và hợp tác lẫn nhau.
121
Thƣơng lƣợng (tt)
Các đặc trƣng cơ bản của thƣơng lƣợng:
Thứ nhất, đƣợc thực hiện bởi cơ chế tự giải
quyết thông qua việc bàn bạc, thỏa thuận để
tự hóa giải những bất đồng mà không cần bên
thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.
Thứ hai, không chịu sự ràng buộc của bất kỳ
nguyên tắc pháp lý về thủ tục giải quyết tranh
chấp.
Thứ ba, việc thực thi kết quả hoàn toàn phụ
thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên mà
không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm.
122
Thương lượng (tt)
Thƣơng lƣợng có thể đƣợc thực
hiện bằng nhiều cách thức:
Thƣơng lƣợng trực tiếp: các
bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc,
trao đổi và đề xuất ý kiến nhằm
tìm kiếm giải pháp.
Thƣơng lƣợng gián tiếp: các
bên gửi cho nhau các tài liệu
thể hiện quan điểm và yêu cầu
nhằm tìm kiếm giải pháp.
Kết hợp thƣơng lƣợng trực tiếp
và thƣơng lƣợng gián tiếp.
123
Thƣơng lƣợng (tt)
§iÒu kiÖn ®Ó sö dông th-¬ng l-îng:
C¸c bªn ph¶i cã thiÖn chÝ
C¸c bªn ph¶i cã nh-îng bé cÇn thiÕt
12
4
Thương lượng (tt)
Ƣu điểm của phƣơng thức thƣơng lƣợng:
Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu
quả và ít tốn kém.
Bảo vệ đƣợc uy tín của các bên, bí mật trong kinh
doanh.
Hạn chế của phƣơng thức thƣơng lƣợng:
Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí,
hợp tác của các bên tranh chấp.
Kết quả thƣơng lƣợng không đƣợc đảm bảo bằng cơ
chế pháp lý mang tính bắt buộc.
125
Hòa giải
Khái niệm
Hòa giải là phƣơng thức với sự tham gia của
bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ,
thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp
nhằm loại trừ tranh chấp.
126
Hòa giải (tt)
Các đặc trƣng cơ bản của hòa giải:
Thứ nhất, có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên lựa
chọn) làm trung gian để giúp các bên tìm kiếm giải pháp.
Bên thứ ba không có quyền quyết định hay áp đặt
bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên. Quyền quyết
định cuối cùng vẫn thuộc về các bên khi họ thống nhất
đƣợc ý chí với nhau trên cơ sở sự hƣớng dẫn, trợ giúp
của ngƣời thứ ba.
Thứ hai, không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính
khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.
Thứ ba, việc thực thi kết quả hòa giải thành hoàn toàn
phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có
bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành.
Cần phân biệt hòa giải với sự tham gia của bên thứ
ba đƣợc các bên lựa chọn (hòa giải ngoài tố tụng) và hòa
giải đƣợc tiến hành tại tòa án hay trọng tài (hòa giải
trong tố tụng).
127
Hòa giải (tt)
Các bƣớc trong quá trình hòa giải:
Các bên trao đổi thông tin, tài liệu để làm rõ yêu cầu, khả năng, vị thế của
mỗi bên đồng thời lựa chọn bên (hoặc các bên) làm trung gian (hội đồng
định giá, giám định viên).
Các bên có thể xác định một thủ tục (quy trình) hòa giải. Nếu không có
thỏa thuận thì có thể hiểu các bên trao cho ngƣời hòa giải có toàn quyền
quyết định.
Các bên trình bày ý kiến, quan điểm về vụ tranh chấp, lắng nghe ý kiến
của ngƣời khác và đề xuất các phƣơng án.
Ngƣời trung gian hòa giải xem xét, phân tích, đánh giá các tình tiết, làm
sáng tỏ vị thế của các bên. Ngƣời trung gian có thể trao đổi, gặp gở riêng
với một hoặc các bên để phân tích, thuyết phục.
Các ý kiến, nhận xét, bình luận và những đề xuất, giải pháp của
ngƣời trung gian chỉ có tính chất khuyến nghị, tham vấn.
Trên cơ sở đó, nếu các bên thỏa thuận đƣợc thì phải đƣợc ghi nhận bằng
văn bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên và của ngƣời trung gian.
Văn bản này có giá trị ràng buộc các bên và các bên phải tôn trọng, tự
nguyện thực hiện.
128
Hòa giải (tt)
Ƣu điểm của phƣơng thức hòa giải:
Có những ƣu điểm nhƣ phƣơng thức thƣơng lƣợng nhƣ tính đơn
giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả và ít tốn
kém.
Ngƣời thứ ba thƣờng là ngƣời có chuyên môn, kinh nghiệm, am
hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp.
Kết quả hòa giải đƣợc ghi nhận và chứng kiến bởi ngƣời thứ ba
nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết thƣờng
cao hơn thƣơng lƣợng.
Nhƣợc điểm của phƣơng thức hòa giải:
Hòa giải cũng có những hạn chế nhƣ thƣơng lƣợng, bởi vẫn đƣợc
quyết định trên cơ sở ý chí thỏa thuận cũng nhƣ sự tự nguyện thi
hành của mỗi bên.
Uy tín, bí mật KD dễ bị ảnh hƣởng hơn thƣơng lƣợng.
Chi phí cho hòa giải thƣờng tốn kém hơn thƣơng lƣợng.
129
IV. TÒA ÁN
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
KD,TM của tòa án
Thủ tục giải quyết tranh chấp KD,TM
tại tòa án
130
IV. TÒA ÁN (tt)
◙ Khái niệm
Tòa án là phƣơng thức giải quyết tranh chấp
tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực NN,
đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm
ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của
tòa án đƣợc NN bảo đảm thi hành.
131
IV. TÒA ÁN (tt)
◙ Ở các nƣớc, có sự khác nhau trong việc xác định thẩm
quyền giải quyết TCTM tại tòa án:
Một số nƣớc trao thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp, trong đó
có các TCTM cho tòa án thƣờng (tòa dân sự).
Một số nƣớc khác lại trao thẩm quyền xét xử các TCTM cho
tòa án thƣơng mại – (tòa chuyên trách).
Có nƣớc thành lập hệ thống tòa án độc lập gọi là tòa án trọng
tài để giải quyết tranh chấp.
Ở VN, TCTM chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử của tòa
kinh tế (Tòa chuyên trách).
13
2
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD,TM
của tòa án
Thẩm quyền theo cấp tòa án
Thẩm quyền theo lãnh thổ
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên
đơn
133
Thẩm quyền theo cấp tòa án
Thẩm quyền sơ thẩm các tranh chấp về KD,TM chủ yếu
tập trung cho tòa kinh tế cấp tỉnh.
Tuy không thành lập tòa kinh tế ở cấp huyện, nhƣng
theo Đ33 BLTTDS2004, tòa án cấp huyện vẫn đƣợc
trao thẩm quyền sơ thẩm một số tranh chấp về KD,TM
theo các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i K1 Đ29
BLTTDS2004.
134
Thẩm quyền theo cấp tòa án (tt)
Các tranh chấp về KD,TM không thuộc thẩm quyền tòa án cấp huyện:
Tranh chấp tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i K1 Đ29 nêu trên mà có đƣơng
sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần phải ủy thác tƣ pháp cho cơ quan lãnh
sự của VN ở nƣớc ngoài, cho tòa án nƣớc ngoài.
Tranh chấp về vận chuyển bằng đƣờng hàng không, đƣờng biển; mua bán
CK; đầu tƣ, TC, NH; BH; thăm dò, khai thác.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên, giữa các thành viên với nhau liên
quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp khác.
135
Thẩm quyền giải quyết về KD,TM của
tòa án cấp tỉnh thuộc về tòa kinh tế và
ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh.
Tòa kinh tế cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm tất cả các tranh
chấp về KD,TM, trừ các tranh chấp thuộc tòa án cấp huyện.
Khi cần thiết, tòa kinh tế cấp tỉnh có thể lấy lên để giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thuộc tòa án cấp
huyện (K2 Đ34 BLTTDS2004).
Tòa kinh tế cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm đối với những
vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực của tòa
án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền GĐ thẩm, tái
thẩm những bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của tòa
án cấp huyện bị kháng nghị.
136
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD,TM
của TATC thuộc về Tòa kinh tế, Tòa phúc thẩm
và Hội đồng thẩm phán TATC.
Tòa kinh tế TATC có thẩm quyền GĐ thẩm, tái thẩm
những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của
tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa phúc thẩm TATC có thẩm quyền phúc thẩm đối với
những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có
hiệu lực của tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
Hội đồng thẩm phán TATC có thẩm quyền GĐ thẩm, tái
thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của
các tòa án thuộc TATC bị kháng nghị.
137
Thẩm quyền theo lãnh thổ
Tòa án có thẩm quyền sơ thẩm là tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm
việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị
đơn là cơ quan, tổ chức) (Đ35 BLTTDS).
Tòa án nơi có BĐS nếu tranh chấp về BĐS.
Các đƣơng sự có quyền thỏa thuận với nhau yêu cầu tòa án nơi
cƣ trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân)
hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ
quan, tổ chức).
138
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên
đơn
Nguyên đơn đƣợc quyền chọn tòa án trong những trƣờng hợp sau (Đ36
BLTTDS2004):
Nếu không biết nơi cƣ trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có
thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc
nơi bị đơn có tài sản;
Nếu tranh chấp phát sinh từ CN của tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu
cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có CN;
Nếu bị đơn không có nơi cƣ trú, làm việc, trụ sở ở VN thì nguyên đơn có
thể yêu cầu tòa án nơi mình cƣ trú, làm việc;
Nếu tranh chấp phát sinh từ QHHĐ thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án
nơi hợp đồng đƣợc thực hiện;
Nếu các bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì
nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn cƣ trú, làm
việc, có trụ sở;
Nếu tranh chấp BĐS mà BĐS có ở nhiều địa phƣơng khác nhau thì nguyên
đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các BĐS.
139
Thủ tục giải quyết tranh chấp
KD,TM tại tòa án
Thủ tục giải quyết tranh chấp về KD,TM tại tòa án
cũng nhƣ thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự,
hôn nhân và gia đình, lao động (gọi chung là thủ
tục giải quyết vụ án), gồm có:
Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, gồm
có: khởi kiện và thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét
xử; phiên tòa sơ thẩm.
Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm.
Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực, bao
gồm: thủ tục GĐ thẩm và thủ tục tái thẩm.
140
Thủ tục giải quyết vụ án dân sự(tt)
Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự
Lập hồ sơ vụ án
Hòa giải vụ án
Phiên tòa sơ thẩm
Thủ tục phúc thẩm
Thủ tục giám đốc thẩm
Thủ tục tái thẩm
Thi hành án dân sự
141
Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự
Quyền khởi kiện thuộc về cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ
thể khác có quyền lợi bị xâm phạm. TCXH đƣợc khởi kiện
một số vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích chung.
Quyền khởi tố vụ án dân sự thuộc về VKS. VKS cũng có
quyền khởi tố một vụ án dân sự trên để bảo vệ lợi ích chung
nếu không có ai khởi kiện.
142
Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự(tt)
Họ tên, địa chỉ của mình và của bị đơn, ngƣời có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan;
Nội dung sự việc;
Yêu cầu của mình và những tài liệu, lý lẽ chứng minh cho
yêu cầu đó.
VKS khởi tố hoặc TCXH khởi kiên vì lợi ích chung phải
làm VB gửi cho TA.
Ngƣời khởi kiện phải làm đơn ghi rõ:
143
Lập hồ sơ vụ án
Lập hồ sơ vụ án thuộc trách nhiệm của thẩm phán đƣợc phân
công giải quyết vụ án, và thẩm phán có thể tiến hành các biện
pháp điều tra sau:
Lấy lời khai của các đƣơng sự, ngƣời làm chứng;
Yêu cầu CQNN, TCXH hữu quan hoặc CD cung cấp bằng chứng;
Xem xét tại chỗ;
Trƣng cầu giám định;
Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng định
giá tài sản có tranh chấp.
144
Lập hồ sơ vụ án (tt)
Nếu cần điều tra ở ngoài địa hạt của mình thì TA có thể ủy
thác cho TA nơi cần phải điều tra thực hiện.
VKS cũng có quyền yêu cầu TA hoặc tự mình điều tra xác
minh những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án.
145
Hòa giải vụ án
Hòa giải là một thủ TTDS để giúp các đƣơng sự thỏa thuận với nhau
về giải quyết vụ án.
Khi hòa giải, các đƣơng sự đều phải có mặt.
Nếu các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau thì TA lập biên bản hòa
giải thành.
Bản sao biên bản phải đƣợc gửi ngay cho VKS, TCXH khởi kiện.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản mà có đƣơng sự thay
đổi ý kiến hoặc VKS, TCXH khởi kiện phản đối thì TA đƣa vụ án ra xét
xử;
Nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì
TA ra quyết định công nhận, và quyết định này có hiệu lực PL.
Nếu các đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc với nhau thì TA lập biên
bản hòa giải không thành và đƣa vụ án ra xét xử.
146
Hòa giải vụ án (tt)
Hủy kết hôn trái PL;
Đòi bồi thƣờng thiệt hại tài sản của NN;
Những việc phát sinh từ giao dịch trái PL;
Những việc xác định CD mất tích hoặc đã chết;
Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch;
Những việc khiếu nại danh sách cử tri.
Các trƣờng hợp không đƣợc hòa giải:
147
Phiên tòa sơ thẩm
Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với các việc không
cần hòa giải thì TA ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử.
Phiên tòa đƣợc tiến hành với sự có mặt của các đƣơng sự,
ngƣời đại diện, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự, ngƣời
làm chứng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch.
Nếu VKS khởi tố, TCXH khởi kiện thì đại diện của cơ quan,
tổ chức đó phải có mặt tại phiên tòa.
148
Phiên tòa sơ thẩm (tt)
Chủ tọa đọc quyết định đƣa vụ án ra xét xử, kiểm tra căn cƣớc
của những ngƣời đƣợc triệu tập và giải thích quyền và nghĩa
vụ của họ; giới thiệu các thành viên HĐXX, kiểm sát viên, thƣ
kí, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch.
Ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch cam đoan làm tròn nhiệm
vụ. Ngƣời làm chứng cam đoan không khai gian dối.
HĐXX giải quyết các yêu cầu thay đổi các thành viên của
HĐXX, kiểm sát viên, thƣ kí phiên tòa, ngƣời giám định, ngƣời
phiên dịch; yêu cầu triệu tập thêm ngƣời làm chứng hoặc cung
cấp thêm chứng cứ mới.
◙ Thủ tục bắt đầu phiên tòa:
149
Phiên tòa sơ thẩm (tt)
HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng
cách nghe lời trình bày của những ngƣời tham gia tố tụng,
xem xét vật chứng.
Khi xét hỏi, HĐXX hỏi trƣớc, rồi đến kiểm sát viên, ngƣời
bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự.
Những ngƣời tham gia tố tụng có quyền đề xuất HĐXX
những vấn đề cần đƣợc hỏi thêm.
◙ Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa:
150
Phiên tòa sơ thẩm (tt)
Kết thúc việc xét hỏi, các đƣơng sự, ngƣời đại diện của
đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự, ngƣời đại
diện của các TCXH khởi kiện trình bày ý kiến của mình về
đánh giá chứng cứ và đề xuất hƣớng giải quyết vụ án.
Sau đó kiểm sát viên trình bày ý kiến về hƣớng giải quyết
vụ án.
◙ Tranh luận tại phiên tòa:
151
Phiên tòa sơ thẩm (tt)
Các thành viên của HĐXX thảo luận và quyết định giải
quyết vụ án theo đa số.
Sau khi tuyên án, chủ tọa phiên tòa cần giải thích cho các
đƣơng sự quyền kháng cáo.
◙ Nghị án và tuyên án
152
Thủ tục phúc thẩm
Thủ tục phúc thẩm dân sự là thủ tục của TTDS, trong đó
TA cấp trên xét lại vụ án, quyết định chƣa có hiệu lực PL
của TA cấp dƣới bị kháng cáo, kháng nghị.
Về phạm vi xét xử, TA cấp phúc thẩm xem xét nội dung
kháng cáo, kháng nghị và những phần khác của bản án,
quyết định có nội dung liên quan đến kháng cáo, kháng
nghị.
153
Thủ tục phúc thẩm (tt)
Ngƣời có quyền kháng cáo: các đƣơng sự, ngƣời đại
diện của đƣơng sự, TCXH khởi kiện.
VKS cùng cấp hoặc trên một cấp với TA đã xét xử sơ
thẩm có quyền kháng nghị.
Trƣớc và trong phiên tòa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo,
kháng nghị có quyền sửa đổi nội dung kháng cáo,
kháng nghị hoặc rút kháng cáo, kháng nghị.
154
Thủ tục phúc thẩm (tt)
TA phải triệu tập ngƣời kháng cáo, TCXH khởi kiện, ngƣời có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia phiên tòa.
VKS cùng cấp phải tham gia phiên tòa trong trƣờng hợp VKS
kháng nghị.
Phiên tòa phúc thẩm đƣợc tiến hành tƣơng tự nhƣ phiên tòa
sơ thẩm.
Riêng trƣờng hợp phúc thẩm quyết định của tòa án cấp sơ
thẩm, tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa.
155
Thủ tục phúc thẩm (tt)
Giữ nguyên bản án, quyết định;
Sửa bản án, quyết định;
Hủy bản án, quyết định để xét xử lại;
Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có
hiệu lực thi hành ngay.
◙ Quyền của tòa án tại phiên tòa phúc thẩm
156
Thủ tục giám đốc thẩm
Là thủ tục đặc biệt của TTDS, trong đó TA có thẩm quyền
xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực PL bị
kháng nghị vì phát hiện có VPPL, tức là khi có một trong
những căn cứ:
Việc điều tra không đầy đủ;
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình
tiết khách quan của vụ án;
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng PL.
157
Thủ tục giám đốc thẩm (tt)
Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSNDTC có quyền
kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án các
cấp.
Phó Chánh án TANDTC, Phó Viện trƣởng VKSNDTC,
chánh án TA cấp tỉnh, viện trƣởng VKSND cấp tỉnh có
quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của các
tòa án cấp dƣới.
◙ Ngƣời có quyền kháng nghị:
158
Thủ tục giám đốc thẩm (tt)
Phiên tòa giám đốc thẩm không mở công khai.
Tại phiên tòa một thành viên của HĐXX trình bày nội dung
vụ án, nội dung kháng nghị, kiểm sát viên trình bày ý kiến
kháng nghị.
159
Thủ tục giám đốc thẩm (tt)
Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực PL;
Giữ nguyên bản án, quyết định đúng PL của TA cấp dƣới
đã bị hủy hoặc bị sửa;
Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực PL;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL để xét xử sơ
thẩm hoặc phúc thẩm lại;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL và đình chỉ việc
giải quyết vụ án.
◙ HĐXX thảo luận và ra quyết định, với các quyền:
160
Thủ tục tái thẩm
Là thủ tục đặc biệt của TTDS, trong đó TA có thẩm quyền
xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
PL bị kháng nghị vì mới phát hiện những tình tiết quan
trọng làm thay đổi nội dung vụ án.
◙ Khái niệm
161
Thủ tục tái thẩm (tt)
Mới phát hiện đƣợc tình tiết quan trọng của vụ án mà đƣơng
sự không thể biết đƣợc;
Đã xác định đƣợc lời khai của ngƣời làm chứng, kết luận giám
định hoặc lời dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự
giả mạo bằng chứng;
Thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ
vụ án hoặc cố tình kết luận trái PL;
Bản án hình sự, dân sự hoặc quyết định của cơ quan, tổ chức
mà TA đã dựa vào để giải quyết đã bị hủy.
◙ Các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
162
Thủ tục tái thẩm (tt)
Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSNDTC có quyền
kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án các
cấp.
Chánh án TA cấp tỉnh, viện trƣởng VKS cấp tỉnh có quyền
kháng nghị bản án, quyết định của tòa án cấp huyện.
◙ Những ngƣời có quyền kháng nghị:
163
Thủ tục tái thẩm (tt)
Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực PL;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL để xét xử sơ
thẩm lại;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL và đình chỉ việc
giải quyết vụ án.
◙ Phiên tòa tái thẩm đƣợc tiến hành nhƣ phiên tòa
giám đốc thẩm, HĐXX có thẩm quyền:
164
Thi hành án dân sự
Là giai đoạn kết thúc quá trình tố tụng, trong đó các bản
án, quyết định dân sự của TA đƣợc thi hành.
TA đã tuyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực PL phải
cấp cho ngƣời đƣợc thi hành án và ngƣời phải thi hành án
bản sao bản án hoặc quyết định có ghi “để thi hành”.
Căn cứ vào đó, ngƣời đƣợc thi hành án có quyền yêu cầu
ngƣời phải thi hành án thi hành bản án, quyết định dân sự
đó.
165
Thi hành án dân sự (tt)
Nếu ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì:
Trong thời hạn ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu
lực PL ngƣời đƣợc thi hành án là cá nhân;
Trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu
lực PL ngƣời đƣợc thi hành án là tổ chức
Trong thời hạn trên, ngƣời đƣợc thi hành án có quyền gửi đơn
đến cơ quan thi hành án, nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án
để yêu cầu thi hành.
166
Thi hành án dân sự (tt)
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận đƣợc yêu cầu thi hành
án, thủ trƣởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và
giao cho chấp hành viên thi hành.
Đối với quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thƣờng tài sản
của NN, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, các quyết định
khẩn cấp tạm thời thì thủ trƣởng cơ quan thi hành án phải chủ
động ra quyết định thi hành án trong thời hạn bảy ngày kể từ
ngày nhận đƣợc bản sao bản án, quyết định.
167
Thi hành án dân sự (tt)
Chấp hành viên định cho ngƣời phải thi hành án không
quá 30 ngày để tự nguyện thi hành.
Nếu hết thời hạn tự nguyện mà vẫn không thi hành thì
chấp hành viên áp dụng cƣỡng chế.
Ngƣời phải thi hành án phải chịu mọi chi phí về cƣỡng
chế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_trong_kinh_doanh_du_lich_tuan_4_phung_th.pdf