Quy chế về tài chính của HTX
HTX hoạt động như một loại hình DN, vì vậy
chế độ pháp lý về tài chính có những điểm
tương đồng với các loại hình DN. HTX có vốn,
có quyền huy động vốn và sử dụng vốn vào
hoạt động; có quyền định đoạt đối với vốn và
tài sản; có quyền tăng, giam vốn điều lệ,
HTX phải lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự
phòng và các quỹ khác. Tỷ lệ cụ thể trích lập
các quỹ do ĐHXV quy định. Mục đích, phương
thức quản lý và sử dụng các quỹ theo Điều lệ
(Đ34).
Quy chế về tài chính của HTX
(tt)
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp
thuế, lãi được phân phối như sau (Đ37):
Trả bù các khoản lỗ của năm trước;
Trích lập các quỹ; chia lãi cho xã viên. ĐHXV
quy định cụ thể tỷ lệ phân phối lãi hàng năm.
Lỗ phát sinh hàng năm được trừ vào
khoản thu từ tiền đền bù, bồi thường
của cá nhân, tổ chức liên quan; nếu
chưa đủ thì bù đắp bằng quỹ dự phòng;
nếu vẫn chưa đủ thì số lỗ còn lại được
chuyển sang năm sau (Đ38).
46 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch - Tuần 6 - Phùng Thị Thanh Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ
Khái niệm, đặc điểm của HTX
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX
Thành lập và ĐKKD HTX
Tổ chức lại, giải thể, phá sản HTX
Quyền và nghĩa vụ của HTX
Quy chế pháp lý của xã viên HTX
Quy chế pháp lý về tổ chức, quản lý HTX
Quy chế pháp lý về tài sản và tài chính của
HTX
Các vấn đề nghiên cứu:
2 Khái niệm (tt)
Trong nền KTKHHTT được xem là một trong
hai thành phần kinh tế chủ yếu tạo nên tính
chất đặc thù của nền kinh tế XHCN. Thời kỳ
này, phần lớn các HTX hoạt động một cách trì
trệ, không có hiệu quả.
Đại hội VI và Hội nghị trung ương V khóa IX
đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập
thể.
Ở VN, từ hàng chục năm nay, kinh tế tập thể
được tổ chức rộng rãi với nhiều hình thức và
cấp độ khác nhau, như tổ hợp tác, HTX và liên
hiệp HTX.
3 Khái niệm (tt)
Ở VN, từ hàng chục năm nay, kinh tế tập thể được tổ chức
rộng rãi với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, như tổ
hợp tác, HTX và liên hiệp HTX.
“HTX là TCKT tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (xã viên), có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức tạo lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các
HĐSXKD và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp
phần phát triển KT-XH của đất nước (Đ1 LHTX2003).
HTX hoạt động như một loại hình DN, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi VĐL, vốn
tích lũy và các nguồn vốn khác”.
Tính chất hoạt động “như một loại hình DN” cho thấy HTX
đã được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc
cơ bản của kinh doanh.
4 Khái niệm (tt)
Việc thừa nhận HTX có tư cách pháp nhân có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tư cách
của HTX như là một CTKD.
Nhưng do tính chất của HTX nên HTX cũng có
những đặc thù, vì thế cần phải có những quy
định riêng, phù hợp cho HTX.
HTX phân biệt với các loại hình DN khác ở chỗ
mục tiêu cuối cùng của HTX là “cùng giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các HĐSXKD và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần”. Nói
cách khác là thực hiện các mục tiêu xã hội.
Tính xã hội của HTX được thừa nhận cao hơn
tính kinh doanh.
5 Đặc điểm của HTX
HTX là một TCKT cơ bản và quan trọng nhất
của thành phần kinh tế tập thể
HTX mang tính xã hội và hợp tác cao
HTX là một tổ chức có tư cách pháp nhân
HTX hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự
chịu trách nhiệm
Tài sản sở hữu của HTX được hình thành từ
vốn, công sức đóng góp của xã viên và có
thể được hỗ trợ từ phía NN
HTX thực hiện chế độ phân phối theo sự
đóng góp về vốn, về lao động và về mức độ
sử dụng dịch vụ
6 Đặc điểm của HTX (tt)
HTX là một TCKT cơ bản và quan trọng
nhất của thành phần kinh tế tập thể
“Kinh tế tập thể dựa trên sở hữu của các xã
viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi trong
NLĐ, các hộ SXKD, DN vừa và nhỏ, thuộc các
thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô,
lĩnh vực và địa bàn”.
7 Đặc điểm của HTX (tt)
HTX mang tính xã hội và hợp tác cao
Tính xã hội của HTX thể hiện trong toàn bộ
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
mình. NLĐ tham gia HTX có thể góp vốn, góp
sức dưới các hình thức tham gia quản lý, trực
tiếp lao động sản xuất. Đây là điểm khác biệt
so với các loại hình DN khác, là nơi mà chỉ
dành riêng cho người góp vốn tạo lập nên. Với
điều kiện dễ dàng khi tham gia HTX, cho nên
đối tượng vào HTX rất rộng và đa dạng. Đây là
môi trường phù hợp với số đông NLĐ. Tuy
nhiên, những hoạt động có ý nghĩa xã hội của
HTX chỉ đạt được hiệu quả khi nó được đặt
trên nền tảng của hoạt động kinh tế.
8 Đặc điểm của HTX (tt)
HTX là một tổ chức có tư cách pháp nhân
Về tổ chức, HTX bao gồm cả thể nhân và pháp nhân,
cả người nhiều vốn và cả người ít vốn được hình
thành trên cơ sở kết hợp nguyên tắc đối nhân và
nguyên tắc đối vốn. Tuy nhiên, với bản chất của
HTX thì việc tổ chức và hoạt động là nghiêng về
nguyên tắc đối nhân, trong khi đó thì nguyên tắc
đối vốn có phần mờ nhạt hơn.
HTX thỏa mãn các điều kiện của một tổ chức có tư
cách pháp nhân: Được thành lập một cách hợp
pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập
với ta còn lại của các xã viên, và tự chịu trách
nhiệm bằng các tài sản đó; nhân danh HTX tham gia
các QHPL một cách độc lập.
Về hình thức sở hữu HTX gồm hai phần: Sở hữu tập
thể và sở hữu mang tính chất cổ phần.
9 Đặc điểm của HTX (tt)
HTX hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu
trách nhiệm
Tài sản sở hữu của HTX được hình thành từ
vốn, công sức đóng góp của xã viên và có thể
được hỗ trợ từ phía NN
Đặc điểm này thể hiện cô đọng trong việc
thừa nhận tư cách pháp nhân của HTX. Tuy vậy,
nó có điểm khác so với các công ty đối vốn. Do đề
cao vai trò xã hội của HTX mà NN có những hỗ
trợ nhất định về tài chính. Phần tài sản này là tài
sản thuộc sở hữu chung không thể phân chia, kể
cả khi HTX bị giải thể, khi đó được trao lại cho
chính quyền địa phương.
10
Đặc điểm của HTX (tt)
HTX thực hiện chế độ phân phối theo sự
đóng góp về vốn, về lao động và về mức độ
sử dụng dịch vụ
Tính chất phân phối này vừa được dựa
theo nguyên tắc phân phối của CTCP (phân
chia kết quả theo phần vốn góp); vừa mang
những đặc trưng riêng của kinh tế tập thể
(phân phối theo lao động và mức độ sử dụng
dịch vụ). Đây cũng chính là một điểm khác
biệt so với các loại hình DN khác.
11
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
HTX
◙ Nguyên tắc tự nguyện
◙ Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công
khai
◙ Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và cùng có lợi
◙ Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng
đồng
12
◙ Nguyên tắc tự nguyện
“Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ
điều kiện theo quy định, tán thành ĐLHTX có
quyền gia nhập HTX; xã viên có quyền ra
HTX theo quy định của ĐLHTX” K1 Đ5
LHTX2003).
Các đối tượng muốn gia nhập hoặc ra khỏi
HTX là: công dân VN, từ đủ 18 tuổi, có
NLHVDS đầy đủ (cá nhân, cán bộ, công
chức); hộ gia đình và pháp nhân hội đủ
những điều kiện theo quy định của BLDS.
13
◙ Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai
“Xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm
tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau
trong biểu quyết; thực hiện công khai
phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài
chính, phân phối và những vấn đề khác quy
định trong ĐLHTX” (K2 Đ5 LHTX).
14
◙ Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và
cùng có lợi
“HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả HĐSXKD; tự
quyết định phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện xong
nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ, lãi được trích
một phần vào các quỹ, một phần chia theo vốn góp và công
sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo
mức độ sử dụng dịch vụ của HTX” (K3 Đ5 LHTX2003).
HTX tự quyết định lựa chọn phương án HĐSXKD, tìm kiếm
thị trường, khách hàng, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện
hợp đồng và chịu trách nhiệm về hợp đồng đã ký kết; tự
quyết định phân phối kết quả kinh doanh; trích lập các quỹ;
mức tiền công, tiền lương; tự lựa chọn và quyết định hình
thức, thời điểm huy động vốn; chủ động sử dụng vốn và tài
sản; tự chịu trách nhiệm về những rủi ro. Mỗi xã viên cùng
chịu trách nhiệm về những rủi ro trong phạm vi vốn góp,
cùng nhau quyết định những giải pháp khắc phục rủi ro. Các
xã viên cùng hưởng lợi những thành quả do HTX tạo ra theo
mức góp vốn, góp sức lao động và mức độ sử dụng dịch vụ.
15
◙ Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng
đồng
“Xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần
xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong
HTX, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa
các HTX trong nước và ngoài nước” (K4 Đ5
LHTX2003).
16
Thành lập và ĐKKD HTX
Về nguyên tắc chung, để có thể thành lập HTX trước
hết phải đảm bảo yêu cầu về vốn, về ngành nghề, về
tên gọi, về tư cách pháp lý của các xã viên, các quy
định về trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện,
Chương II LHTX2003 quy định đầy đủ về thành lập
và ĐKKD HTX, bao gồm các bước sau:
17
Thành lập và ĐKKD HTX (tt)
Bước 1: Sáng lập viên tiến hành tuyên
truyền, vận động thành lập HTX (Đ10)
Sáng lập viên (cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân) báo cáo với UBND cấp xã nơi dự định
đặt trụ sở chính về việc thành lập, địa điểm
đóng trụ sở, phương hướng SXKD và kế hoạch
hoạt động.
Sáng lập viên tuyên tuyền, vận động người có
nhu cầu tham gia; xây dựng phương án SXKD;
dự thảo Điều lệ và xúc tiến các công việc cần
thiết khác để tổ chức hội nghị thành lập.
18
Thành lập và ĐKKD HTX (tt)
Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập HTX (Đ11)
Hội nghị do sáng lập viên tổ chức, bao gồm sáng lập viên và những người
có nguyện vọng tham gia HTX.
Hội nghị thảo luận và thống nhất phương hướng SXKD; kế hoạch hoạt
động; dự thảo Điều lệ; tên, biểu tượng (nếu có) và lập danh sách xã viên.
Hội nghị thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề:
Thông qua danh sách xã viên; ít nhất là 7 người;
Thông qua Điều lệ, nội quy;
Quyết định thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và
bộ máy điều hành.
Đối với HTX thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì bầu
BQT và Chủ nhiệm; Chủ nhiệm đồng thời là Trưởng BQT; quyết định số
lượng Phó Chủ nhiệm.
Đối với HTX thành lập bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì bầu
BQT và Trưởng BQT trong số các thành viên BQT; quyết định bầu hoặc
thuê Chủ nhiệm; quyết định số lượng Phó Chủ nhiệm.
Bầu BKS và Trưởng BKS trong số các thành viên BKS;
Thông qua biên bản hội nghị.
19
Thành lập và ĐKKD HTX (tt)
Bước 3: ĐKKD
Người đại diện theo pháp luật của HTX sẽ thành lập
nộp hồ sơ ĐKKD tại CQĐKKD đã chọn và phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.
Hồ sơ ĐKKD (Đ13)
HTX ĐKKD tại CQĐKKD cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi
dự định đặt trụ sở chính. Riêng Liên hiệp HTX đăng
ký tại cơ quan đăng ký cấp tỉnh.
CQĐKKD không được yêu cầu HTX nộp thêm bất cứ
giấy tờ nào khác.
CQĐKKD trao giấy biên nhận, chịu trách nhiệm về
tính hợp lệ của hồ sơ khi tiếp nhận.
20
Thành lập và ĐKKD HTX (tt)
Cơ quan đăng ký cấp GCNĐKKD trong thời
hạn 15 ngày, nếu đủ các điều kiện. Nếu
không cấp GCN thì phải trả lời bằng văn bản
có nêu rõ lý do và các hướng dẫn cần thiết
(Đ15)
HTX có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt
động kể từ ngày được cấp GCNĐKKD. Đối với
những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
thì chỉ được kinh doanh kể từ ngày được cấp
giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện
kinh doanh.
21
Tổ chức lại, giải thể, phá sản HTX
Chia, tách HTX (Đ39, Đ40)
Hợp nhất, sáp nhập HTX (Đ41)
Giải thể HTX (Đ42)
Phá sản HTX
22
Chia, tách HTX (Đ39, Đ40)
Chia, tách HTX là việc một HTX được chia hoặc
tách thành hai hay nhiều HTX. Cơ quan có thẩm
quyền chia, tách thuộc về ĐHXV. Thủ tục chia tách
HTX được quy định cụ thể ở Đ39, Đ40.
Chia HTX: Là việc một HTX được chia thành nhiều
HTX khác. HTX bị chia chấm dứt sự tồn tại. Các
HTX mới thành lập thỏa thuận, hiệp thương với
nhau về việc tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của HTX
bị chia.
Tách HTX: Là việc một HTX tách ra để tạo ra một
hoặc nhiều HTX mới, trong khi đó HTX bị tách vẫn
tồn tại. Các HTX mới thành lập thỏa thuận, hiệp
thương với HTX bị tách để tiếp nhận quyền và
nghĩa vụ từ HTX này.
23
Hợp nhất, sáp nhập HTX (Đ41)
Hợp nhất HTX: Hai hay nhiều HTX có thể
hợp nhất thành một HTX mới, bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp sang HTX hợp nhất, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các HTX bị hợp nhất.
Sáp nhập HTX: Một hoặc một số HTX có thể
sáp nhập vào một HTX khác, bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và các
lợi ích hợp pháp sang HTX sáp nhập, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của HTX bị sáp nhập.
24
Giải thể HTX (Đ42)
◙ Giải thể tự nguyện
HTX cần phải có hai điều kiện: đó là nghị
quyết của ĐHXV và sự chấp thuận của cơ quan
đã cấp GCNĐKKD. Sau khi đại hội, HTX phải
gửi đơn xin giải thể và nghị quyết của đại hội
đến CQĐKKD, đồng thời đăng báo về việc xin
giải thể và thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời
hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng,
CQĐKKD phải chấp thuận hoặc không chấp
thuận việc giải thể. Trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được thông báo chấp thuận, HTX
phải xử lý vốn và tài sản theo quy định, thanh
toán các chi phí cho việc giải thể, trả vốn góp
và giải quyếtcác quyền lợi của xãviên.
25
Giải thể HTX (Đ42) (tt)
◙ Giải thể bắt buộc
Hai điều kiện phải có khi HTX giải thể bắt
buộc: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
giải thể và những trường hợp để cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định đó. UBND nơi cấp
GCNĐKKD ra quyết định giải thể trong các
trường hợp:
Sau thời hạn 12 tháng, kể từ ngày cấp
GCNĐKKD mà không tiến hành hoạt động;
Ngừng hoạt động trong 12 tháng liền;
Trong thời hạn 18 tháng liền, không tổ chức
ĐHXV mà không có lý do.
Các trường hợp khác.
26
Giải thể HTX (Đ42) (tt)
◙ Về thủ tục giải thể:
UBND đã ra quyết định giải thể lập Hội đồng giải thể
và chỉ định Chủ tịch Hội đồng để tổ chức việc giải
thể. Hội đồng phải đăng báo về quyết định giải thể,
thông báo trình tự, thủ tục, thời hạn thanh toán nợ,
thanh lý hợp đồng, xử lý vốn, tài sản, trả vốn góp và
các quyền lợi khác của xã viên.
Thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng tối đa là
180 ngày, kể từ ngày đăng báo lần thứ nhất. Kể từ
ngày HTX nhận được thông báo giải thể, CQĐKKD
phải thu hồi GCNĐKKD và xóa tên HTX trong sổ
đăng ký. Trong trường hợp không đồng ý với quyết
định giải thể thì HTX có quyền khiếu nại hoặc khởi
kiện.
27
Phá sản HTX
Việc phá sản HTX tuân theo LPS2004
mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở chương
sau.
28
Quyền và nghĩa vụ của HTX
Quyền của HTX (Đ6)
Nghĩa vụ của HTX (Đ7)
29
Quyền của HTX (Đ6)
Lựa chọn ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức SXKD;
Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết
trong và ngoài nước;
Thuê lao động trong trường hợp HTX không đáp ứng đủ;
Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết xã viên ra HTX,
khai trừ xã viên theo Điều lệ;
Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ;
Quyết định khen thưởng; thi hành kỷ luật; quyết định việc
xã viên bồi thường thiệt hại gây ra cho HTX;
Huy động vốn; TCTD nội bộ;
Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
Từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái pháp luật;
Khiếu nại;
Các quyền khác.
30
Nghĩa vụ của HTX (Đ7)
SXKD đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng
ký;
Thực hiện đúng quy định về kế toán, thống kê,
kiểm toán;
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
khác;
Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động; quản lý
và sử dụng đất được giao theo đúng quy định;
Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính
trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các
nguồn vốn khác;
31
Nghĩa vụ của HTX (Đ7) (tt)
Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích
lịch sử - văn hóa và các công trình quốc phòng, an
ninh;
Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các
cam kết kinh tế đối với xã viên;
Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao
động và NLĐ được thuê; khuyến khích và tạo điều
kiện để NLĐ trở thành xã viên;
Đóng BHXH bắt buộc cho xã viên và NLĐ;
Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ hiểu biết của xã viên, cung cấp thông tin
để xã viên tham gia tích cực xây dựng HTX;
Các nghĩa vụ khác.
32
Quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX
◙ Quyền của xã viên (Đ18)
Được ưu tiên làm việc cho HTX và được trả công lao động
theo Điều lệ;
Hưởng lãi theo vốn góp, theo lao động và theo mức độ sử
dụng dịch vụ;
Được cung cấp các thông tin kinh tế - kỹ thuật cần thiết;
được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ;
Được hưởng các phúc lợi; được HTX thực hiện các cam kết
kinh tế;
Được khen thưởng;
Được dự ĐHXV hoặc bầu đại biểu dự ĐHXV, dự các hội
nghị xã viên;
Ứng cử, bầu cử vào BQT, Chủ nhiệm, BKS và những chức
danh khác;
Đề đạt ý kiến với BQT, Chủ nhiệm, BKS và yêu cầu được
trả lời; yêu cầu họ tổ chức ĐHXV bất thường;
Chuyển vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho
người khác theo Điều lệ;
Xin ra HTX theo ĐL;
33
Quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX (tt)
◙ Quyền của xã viên (Đ18)
Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác trong
các trường hợp:
(1). Ra HTX;
(2). Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
(3). Xã viên là hộ gia đình không có người đại
diện đủ điều kiện;
(4). Xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản
hoặc không có người đại diện đủ điều kiện.
Trong các trường hợp (2), (3) và (4) vốn góp
và các quyền lợi khác được trả lại cho người có
đủ điều kiện thừa kế hoặc giám hộ.
34
Quyền và nghĩa vụ của xã viên
HTX (tt)◙ Nghĩa vụ của xã viên (Đ18)
Chấp hành Điều lệ, Nội quy, các nghị quyết
của ĐHXV;
Góp vốn theo Điều lệ; mức góp không được
vượt quá 30 vốn điều lệ;
Đoàn kết, hợp tác, học tập nâng cao trình độ;
Thực hiện các cam kết kinh tế với HTX;
Trong phạm vi vốn góp, cùng chịu trách nhiệm
về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ;
Bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo Điều
lệ.
35
Quy chế pháp lý về tổ chức, quản lý HTX
LHTX2003 quy định bộ máy quản lý và
điều hành của HTX bao gồm: ĐHXV,
BQT, Chủ nhiệm, BKS.
ĐHXV (Đ21)
BQT HTX
Chủ nhiệm
BKS
36
ĐHXV (Đ21)
ĐHXV có quyền quyết định cao nhất của HTX, gồm
toàn thể xã viên. Đối với những HTX có nhiều xã
viên (có trên 100 xã viên) thì có thể tổ chức
ĐHĐBXV và cơ quan này có quyền quyết định cao
nhất. Việc bầu đại biểu dự ĐHĐBXV do Điều lệ quy
định.
ĐHXV hợp thường kỳ mỗi năm một lần theo sự triệu
tập của BQT. ĐHXV có thể hợp bất thường do BQT
hoặc BKS triệu tập để quyết định những vấn đề
vượt quá quyền hạn của họ.
Trong trường hợp có ít nhất 1/3 xã viên yêu cầu
triệu tập ĐHXV gửi đến BQT hoặc BKS thì trong thời
hạn 15 ngày, BQT phải triệu tập Đại hội bất thường;
nếu quá thời hạn mà không triệu tập thì BKS phải
triệu tập Đại hội bất thường.
37
ĐHXV (tt)
Nội dung những vấn đề mà ĐHXV thảo luận và
quyết định (Đ22)
Điều kiện họp ĐHXV và thủ tục biểu quyết
(Đ23)
ĐHXV phải có ít nhất 2/3 tổng số xã viên hoặc đại
biểu xã viên tham dự. Trường hợp không đủ số
lượng nhân viên thì phải tạm hoãn Đại hội. Việc
triệu tập lại Đại hội do BQT hoặc BKS thực hiện.
Các quyết định về những vấn đề của Đại hội được
thông qua với đa số phiếu (1/2), trừ trường hợp
sửa đổi Điều lệ, việc tổ chức lại, giải thể được
thông qua với tỷ lệ 3/4.
Việc biểu quyết tại Đại hội hoặc các hội nghị
không phụ thuộc vào vốn góp hay chức vụ. Mỗi
người thám dự chỉ có một phiếu.
38
BQT HTX
BQT là bộ máy quản lý HTX do ĐHXV bầu trực
tiếp gồm Trưởng BQT và các thành viên khác.
Số lượng thành viên do Điều lệ quy định.
Nhiệm kỳ của BQT do Điều lệ quy định, tối
thiểu là 2 năm và tối đa là 5 năm.
BQT họp ít nhất mỗi tháng một lần do Trưởng
Ban hoặc một thành viên khác được ủy quyền
triệu tập và chủ trì. BQT họp bất thường khi có
1/3 thành viên BQT, Trưởng BQT, Trưởng BKS,
Chủ nhiệm yêu cầu. Cuộc họp hợp lệ khi có
2/3 thành viên BQT. BQT hoạt động theo
nguyên tắc tập thể và biểu quyết theo đa số.
39
BQT HTX (tt)
◙ Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên BQT (Đ26)
Là xã viên, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ,
năng lực quản lý HTX;
Không được đồng thời là thành viên BKS, KTT, thủ quỹ
và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột
của họ; các tiêu chuẩn và điều kiện khác nếu có do
Điều lệ quy định.
40
BQT HTX (tt)
Đối với HTX thành lập một bộ máy vừa
quản lý, vừa điều hành.
◙ BQT có quyền và nhiệm vụ (K1 Đ27)
◙ CNHTX đồng thời là Trưởng BQT, là
người lãnh đạo BQT và HTX, do Đại hội
bầu ra, có các quyền và nhiệm vụ (K2
Đ27)
41
BQT HTX (tt)
Đối với HTX thành lập riêng bộ máy
quản lý và bộ máy điều hành:
◙ BQT có các quyền và nhiệm vụ (K1 Đ28)
◙ Trưởng BQT có các quyền và nghĩa vụ (K2
Đ28)
◙ CNHTX có các quyền và nhiệm vụ (K3
Đ28).
42
BKS HTX (Đ29)
BKS là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt
động của HTX, do ĐHXV bầu trực tiếp với số
lượng thành viên do Đại hội quyết định. HTX
có ít xã viên có thể bầu một KSV. Nhiệm kỳ
của BKS theo nhiệm kỳ của BQT.
Tiêu chuẩn là thành viên của BKS giống như
tiêu chuẩn là thành viên của BQT. Thành
viên của BKS không được đồng thời là thành
viên của BQT, KTT, thủ quỹ và không phải là
cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột
của họ.
Quyền và nhiệm vụ của BKS (Đ30)
43
Quy chế pháp lý về tài sản và
tài chính của HTX
Vốn và tài sản của HTX
Quy chế về tài chính của HTX
44
Vốn và tài sản của HTX
Vốn hoạt động của HTX được hình thành
từ vốn góp của xã viên, vốn tích lũy
thuộc sở hữu của HTX và các nguồn vốn
hợp pháp khác (Đ33).
Vốn góp của xã viên (Đ31)
Vốn huy động (Đ32)
Vốn tích lũy
Tài sản của HTX (Đ35)
45
Quy chế về tài chính của HTX
HTX hoạt động như một loại hình DN, vì vậy
chế độ pháp lý về tài chính có những điểm
tương đồng với các loại hình DN. HTX có vốn,
có quyền huy động vốn và sử dụng vốn vào
hoạt động; có quyền định đoạt đối với vốn và
tài sản; có quyền tăng, giam vốn điều lệ,
HTX phải lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự
phòng và các quỹ khác. Tỷ lệ cụ thể trích lập
các quỹ do ĐHXV quy định. Mục đích, phương
thức quản lý và sử dụng các quỹ theo Điều lệ
(Đ34).
46
Quy chế về tài chính của HTX
(tt)
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp
thuế, lãi được phân phối như sau (Đ37):
Trả bù các khoản lỗ của năm trước;
Trích lập các quỹ; chia lãi cho xã viên. ĐHXV
quy định cụ thể tỷ lệ phân phối lãi hàng năm.
Lỗ phát sinh hàng năm được trừ vào
khoản thu từ tiền đền bù, bồi thường
của cá nhân, tổ chức liên quan; nếu
chưa đủ thì bù đắp bằng quỹ dự phòng;
nếu vẫn chưa đủ thì số lỗ còn lại được
chuyển sang năm sau (Đ38).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_trong_kinh_doanh_du_lich_tuan_6_phung_th.pdf