Bài giảng Photoshop

5, Bevel and Emboss Hiệu ứng chạm nổi và vát cạnh. Style: Outer Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên ngoài Inner Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên trong Emboss: hiệu ứng chạm nổi Pillow Emboss: hiệu ứng chạm nổi khắc xuống Stroke Emboss: chạm nổi cho đường viền (phải kiểm vào hiệu ứng Stroke mới thấy được kiểu này) Technique: Smooth: khối không sắc cạnh, trơn, nhẵn. Chisel Hard: khối gắt cạnh 1 chiều Chisel Soft: khối gắt cạnh hai chiều Depth: độ sâu của khối

doc69 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Photoshop, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực mạnh, các công cụ chỉnh sửa của nó đã trở thành chuyên nghiệp giúp cho các nhà thiết kế web tạo những ứng dụng cho web. Đồng hành với Adobe photoshop là chương trình Adobe ImageReady cung cấp các công cụ cho web như: tối ưu và xem ảnh trước, xử lý hàng loạt ảnh đồng thời bằng cách drag - thả từ bảng Action, tạo các file GIF hoạt hình. Photoshop và ImageReady kết hợp với nhau sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo cho việc thiết kế đồ họa cho Web. I , Giao diện photoshop Thanh tiêu đề Là thanh thứ nhất chứa tên chương trình (Application Name Adobe Photoshop) Cực tiểu (Minimize): thu màn hình nhỏ lại trong biểu tượng Adobe Photoshop Cực đại (Maximize) Đóng chương trình (Close) Thanh Menu Bar Thanh trình đơn (Menu bar) chứa các trình đơn dropdown (sổ xuống) là thanh thứ hai trên màn hình chứa các trình đơn trong Photoshop. Thanh Option (Menu Window Option) Là thanh thứ ba luôn luôn thay đổi lệnh mỗi khi thay đổi việc chọn công cụ. Thanh này chứa những lệnh hỗ trợ cho công cụ làm việc. Ví dụ: Khi chọn công cụ Rectangular Marquee thì trên thanh này xuất hiện Option Rectangular Marquee. Thanh công cụ Toolbox Là thanh chứa các công cụ trong Photoshop, xuất hiện ở bên trái màn hình. Một số công cụ trong hộp này có các tùy chọn xuất hiện trên thanh Options. Những công cụ này giúp bạn tạo vùng chọn, nhập văn bản, tô vẽ, hiệu chỉnh, di chuyển chú thích và xem hình ảnh. Số còn lại cho phép thay đổi màu tiền cảnh (foreground), màu nền (Background) và sự chuyển đổi qua lại giữa chương trình Photoshop và ImageReady là một chương trình hỗ trợ cho việc thiết kế ảnh động. Để chọn công cụ trong Photoshop ta có thể nhấp chọn trực tiếp công cụ đó trên thanh công cụ hoặc có thể chọn bằng phím tắt của công cụ đó trên bàn phím. Để hiển thị tên và phím tắt của bất kỳ công cụ nào ta chỉ cần đặt trỏ chuột lên trên công cụ đó cho đến khi tên phím tắt đó hiển thị. Một số công cụ trong thanh công cụ hiển thị hình tam giác nhỏ ở góc phải bên dưới để báo cho biết nó có chứa thêm vài công cụ ẩn. Để chọn các công cụ ẩn này có các cách sau: Nhấn giữ trỏ chuột vào công cụ có chứa công cụ ẩn kéo rê chuột tới công cụ cần chọn và thả chuột. Nhấn giữ Alt và nhấp vào công cụ cần chọn trong thanh công cụ. Mỗi lần nhấp công cụ theo trong chuỗi công cụ ẩn sẽ được chọn. Nhấn giữ Shift đồng thời nhấn phím tắt của công cụ đó và lặp lại cho đến khi công cụ bạn muốn chọn. II, Chế độ xem ảnh Photoshop cho phép bạn xem hình ảnh từ 0,15% đến 1.600% Sử dụng phím tắt: Để phóng to: Ctrl + (phím +) Để thu nhỏ: Ctrl + (phím -) Nhấn Ctrl + Alt + (phím +) hoặc (phím -) để phóng to thu nhỏ cả hình ảnh và cửa sổ chứa hình ảnh đó. Nhấn Ctrl + Alt + (phím số 0) để đưa hình ảnh về tỉ lệ 100%. Sử dụng công cụ zoom: Để xác định chính xác phần hình ảnh mà muốn phóng to hoặc thu nhỏ: Chọn công cụ Zoom (+) sau đó đặt trỏ công cụ lên trên phần hình ảnh đó và nhấp chuột. Hoặc Ctrl + SpaceBar và drag mouse để phóng to một khu vực. Sử dụng menu lệnh: Nhấp chọn Menu Window > Navigator. Bấm kéo thanh trượt qua trái, phải hoặc nhập thông số cụ thể trong ô giá trị. III, Quản lý File 1, Tạo mới một tập tin Chọn File\ New: tạo tập tin mới. Hộp thoại New xuất hiện: Ta nên xác lập các giá trị cho tập tin mới như sau: Name : tên tập tin Width : chiều rộng (đơn vị tính) Height : chiều cao (đơn vị tính) Resolution : độ phân giải (pixel\inch) Mode : chế độ màu Grayscale : thang độ xám RGB color : hệ 3 màu CMYK : hệ 4 màu Contents : nền của tập tin White : màu trắng Background Color : nền mang màu background hiện hành Transparent : nền trong suốt. Image size : kích thước ảnh Save Present :Tạo lưu kích thước đã khai báo trong bảng Document Present 2, Lưu tập tin Chọn File > Save lưu tập tin đầu tiên (hoặc save as với một phần mở rộng khác, một nơi khác). Xác định đường dẫn để lưu giữ tập tin Save in: chọn ổ đĩa trong vùng nhãn xuất hiện nhiều thư mục bên dưới. File name: đặt tên tập tin Format: chọn đuôi file photoshop *.PSD Chọn nút Save Ta nên lưu thường xuyên trong suốt quá trình làm việc để tránh tình trạng hỏng tập tin khi có sự cố bất ngờ xảy ra như treo máy, cúp điện Chọn File > Save for web: Lưu hình ảnh với chức năng tối ưu hóa sử dụng cho Web (VD: *.gif, *.jpg, *.png,) Chọn File > Open: cho phép mở tập tin hình ảnh bất kỳ 3, Mở tập tin Look in: chọn thư mục, ổ đĩa File name: tên tập tin muốn mở File of Type: kiểu tập tin mở rộng Open: để mở tập tin, tập tin hình ảnh sẽ hiện trên màn hình Photoshop. Open As: Chỉ cho phép mở một tập tin dạng *.PSD 4, Đóng tập tin Chọn File> Close: đóng tập tin file Chọn File> Revert: trả lại tập tin đã lưu lần cuối cùng. Chọn File> Exit: thoát khỏi chương trình Photoshop. BÀI 2 : LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN Khi tiến hành hiệu chỉnh hình ảnh trên Photoshop bước khởi đầu thường phải tạo vùng chọn cho hình ảnh, có vùng chọn ta mới tiến hành chỉnh sửa màu sắc, tạo hiệu ứng cùng với các thao tác liên quan. Như vậy cách tạo vùng chọn như thế nào cho phù hợp hiệu chỉnh, ta nên tìm hiểu cụ thể nhóm công cụ tạo vùng chọn và sử dụng thước đo dưới đây. (Nếu không chọn vùng chọn để thao tác thì khi hiệu chỉnh sẽ tác động toàn bộ hình ảnh). I, Công cụ tạo vùng chọn 1, Bộ công cụ Marquee A, Rectangular và Ellip Marquee Chọn vùng hình ảnh theo dạng hình chữ nhật và hình ellip hay hình tròn. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Marquee kích xác định một điểm trên ảnh và rê chuột, kết thúc bằng cách nhả chuột tạo được một vùng chọn hình ellip hoặc hình chữ nhật. Kết hợp giữ phím shift trên bàn phím trong khi thao tác dùng để chọn một vùng chọn hình tròn, hình vuông. Kết hợp giữ phím Alt trong khi thao tác để tạo vùng chọn từ tâm. Kết quả: một khung viền chọn nhấp nháy Mọi thao tác xử lý lúc này chỉ có tác dụng bên trong khung viền đó. Thuộc tính công cụ: Ngoài ra, ta còn có thể cộng thêm vùng chọn bằng phím Shift và trừ bớt vùng chọn bằng phím Alt trong khi thao tác. Normal: kéo chuột theo đường chéo để tạo vùng chọn bình thường Fixed Aspect Ratio: tạo vùng chọn theo tỉ lệ Fixed Size: tạo vùng chọn theo kích thước (ví dụ W =140 px H =25 px) B, Single row marquee: Tạo vùng chọn một dòng ngang bằng một pixel. Điều kiện: Feather = 0 C, Single column marquee: Tạo vùng chọn một cột dọc bằng một pixel. Điều kiện: Feather = 0 2, Bộ công cụ Lasso A, Lasso: Lasso: Là công cụ chọn vùng tự do. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Lasso Kích và kéo rê chuột sao cho đường viền chọn chạy theo chu vi của một đối tượng. Muốn kết thúc ta chỉ cần nhả chuột. Kết quả: đường viền chọn bao quanh đối tượng theo đường chu vi. B, Polygon Lasso: Polygon Lasso: Là công cụ chọn vùng chọn dạng đa giác Thao tác thực hiện: Chọn công Polygon Lasso Ta kích từng điểm để tạo khung viền chọn trên hình ảnh. Kích lại điểm đầu tiên hoặc kích kép để kết thúc. Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Delete C, Magnetic Lasso: Magnetic Lasso: Là công cụ Lasso từ tính, vùng chọn luôn bám vào biên của hình ảnh thích hợp cho những đối tượng có độ tương phản cao về màu sắc giữa biên đối tượng với nền. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Magnectic Lasso Kích xác định điểm đầu tiên, nhả chuột di chuyển chuột dọc biên đối tượng, kích lại điểm đầu tiên hoặc double click để kết thúc. Trong quá trình di chuyển chuột quanh chu vi đối tượng, ta có thể kích để cưỡng chế vùng chọn đi đúng hướng (nếu chế độ tự động không chính xác). Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Delete. Thuộc tính (Options): Width: khoảng cách lớn nhất mà đường Lasso di chuyển (10px). Frequency: tần số xuất hiện các điểm chốt, nếu tần số càng cao thì xuất hiện càng dày điểm chốt. Edge Contrast: độ nét của biên màu, khi biên màu bị nhoè thì mới tăng Contrast. 3, Magic Wand Magic Wand: Là công cụ chọn vùng theo vùng màu tương đồng. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Magic Wand Kích vào một màu trên hình ảnh, một vùng màu tương ứng được chọn. Độ rộng của vùng chọn tùy thuộc vào giá trị Tolerance trên thanh Options. Thuộc tính: Tolerance: Dung sai của vùng chọn, dung sai càng lớn thì vùng chọn càng rộng. Anti – Alias: Khử răng cưa Contiguous: Chọn màu cục bộ - màu được giới hạn bởi những vùng màu lân cận. (Nếu không được kiểm nhận thì sẽ chọn trên toàn file) Use All Layers: Chọn trên tất cả các Layer, không phân biệt Layer hiện hành hay những Layer khác. 4, Crop Cắt xén hình ảnh. Công cụ này có khả năng đặc biệt hơn. Khi tạo khung viền chọn, ta sẽ thấy trên khung viền có tám nốt vuông (bốn nốt vuông nằm ở bốn góc và bốn nốt vuông nằm ở trung điểm của các cạnh). Ta được quyền phóng to để thu hẹp khung viền bằng cách kích và rê các nốt vuông. Ngoài ra còn có thể xoay khung viền bằng cách đưa con trỏ ra ngoài góc đường viền và rê chuột. Nếu muốn di chuyển khung viền chọn, ta chỉ cần đưa trỏ vào bên trong khung viền và rê sang vị trí khác. Cuối cùng, nhấn Enter hoàn tất phần xén ảnh. 5, Công cụ Move Là công cụ chọn dùng để di chuyển đối tượng và gióng hàng các đối tượng trên các Layer Di chuyển đối tượng Di chuyển vùng chọn Sao chép vùng chọn (Alt + Drag chuột) Thuộc tính: Auto Select Layer: Tự chọn Layer Show Bounding Box: Hiển thị tám nốt xung quanh đối tượng, ta có thể xoay, co giãn, Nhóm Align : Dùng để gióng hàng các Layer được liên kết (link) với nhau. Nhóm Distribute : Dùng để phân phối đều các đối tượng được liên kết với nhau. II, Lệnh tạo viền cho vùng chọn Chọn đối tượng với vùng chọn xác định Menu Edit \ Stroke, hiển thị hộp thoại Stroke. Thay đổi các thuộc tính trong hộp thoại Stroke. Width: Độ dày của đường viền. Color: màu của đường viền. Inside: tạo viền bên trong Outside: tạo viền bên ngoài Center: tạo viền trọng tâm (Kể từ biên vùng chọn) Opacity: độ mờ của đường viền. Mode: Chế độ hòa trộn. III, Một số lệnh liên quan với vùng chọn (Menu select) Lệnh Select All (Ctrl + A): Tạo vùng chọn bao kín toàn bộ hình ảnh. Lệnh Deselect (Ctrl + D): Hủy vùng chọn. Nếu chưa hài lòng với thao tác, ta có thể hủy bỏ vùng chọn bằng lệnh trên. Lệnh Reselect (Ctrl + Shift + D): Lấy lại vùng chọn đã hủy. Lệnh Inverse (Ctrl + Shift + I): Nghịch đảo vùng chọn. Color Range: Công dụng tương tự như Magic Wand nhưng có ưu điểm hơn nhờ có chức năng Fuzziness để tăng giảm lượng màu tương ứng. Selection: Ô preview chỉ hiển thị hình ảnh dưới dạng màu trắng, đen. Vùng có màu trắng là vùng được chọn, vùng màu đen là vùng không được chọn. Image: Ô Preview hiển thị dạng ảnh màu. Feather (Ctrl + Alt + D): Làm mờ biên vùng chọn Chọn thông số mờ biên với Feather Radius..... pixels Vùng chọn sau khi có Feather Modify: Hiệu chỉnh vùng chọn Border: Tạo khung biên vùng chọn (Width: xác định độ rộng của khung biên) Smooth: Làm mịn vùng chọn Expand: Mở rộng đều chu vi vùng chọn Contract: Thu hẹp đều chu vi vùng chọn Lệnh Grow: Nới rộng vùng chọn có vùng màu gần nhất (chọn màu cục bộ). Lệnh Similar: Dò tìm trên toàn file tất cả các mẫu màu trùng với màu đã chọn ban đầu và chọn hết (Chọn theo tông màu đã chọn trước trên toàn file). Lệnh Transform Selection: Phóng to thu nhỏ, xoay, vùng chọn. Giữ shift bấm vào bốn góc hộp vuông vùng chọn sẽ đều hơn. (Hoặc ta có thể kích phải mouse vào bên trong vùng chọn để chọn chế độ Transform Selection). Lệnh Save Selection: Lưu vùng chọn, vùng chọn được lưu sẽ hiển thị trong kênh Alpha và đặt tên cho vùng chọn đó. Lệnh Load Selection: tải vùng chọn đã lưu trữ. New selection: vùng chọn mới Add to selection: vùng chọn mới sẽ là sự kết hợp khi vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. Subtract from selection: vùng chọn mới sẽ là phần còn lại sau khi vùng chọn vừa vẽ cắt vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. Intersect with selection: vùng chọn mới sẽ là phần giao nhau của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. IV, Bảng biến đổi đối tượng Dùng để biến đổi đối tượng Thao tác: Chọn đối tượng (hoặc chọn Layer) Chọn Menu Edit\ Free Transform (Ctrl+T): Biến hình tự do (Ngoài ra, ta có thể kết hợp bằng cách bấm phím Ctrl và đặt trỏ ở các góc để biến dạng, skew,) Chọn Menu Edit\ Transform (Ctrl + T) Scale: Phóng to thu nhỏ đối tượng được chọn Lưu ý: Muốn phóng to, thu nhỏ đối tượng đúng tỷ lệ trong khi thao tác nhấn giữ phím shift Rotate: Xoay đối tượng được chọn Skew: Kéo xiên đối tượng được chọn Distort: Biến dạng đối tượng được chọn Perspective: Biến dạng đối tượng được chọn theo phối cảnh Rotate 1800: Xoay đối tượng được chọn theo góc 1800 Rotate 900CW: Xoay đối tượng được chọn theo góc 900 cùng chiều kim đồng hồ Rotate 900CCW: Xoay đối tượng được chọn theo góc 900 ngược chiều kim đồng hồ Flip Horizontal: Lật đối tượng theo chiều ngang Flip Vertical: Lật đối tượng theo chiều dọc BÀI 3 : CÔNG CỤ CỌ BRUSH – MÀU SẮC I, Các lệnh trong Menu Brush Palette New Brush Preset: tạo một cọ vẽ mới Rename Brush: đổi tên cũ của cọ đang chọn sang tên mới Delete Brushes: xóa bỏ cọ vẽ đang chọn. Reset Brushes: trả lại chế độ mặc định cho hộp Brushes Load Brushes: nhập cọ vẽ khác Save Brushes: lưu các cọ hiện hành thành file *.ABR Replace Brushes: thay nét cọ hiện hành có trong Brushes thành dạng cọ khác Xác lập hộp thoại cọ Brush Hình thức hiển thị các mẫu cọ Thư viện nét cọ II, Nhóm cọ Brush 1, Brush () Là công cụ tô vẽ bằng màu foreground với nét cọ mờ dịu (hoặc nét cọ cứng). Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau (thư viện nét cọ) Mode: các chế độ hoà trộn của cọ Brush Opacity: độ trong suốt màu của cọ vẽ Flow: áp lực phun màu của công cụ (giá trị càng lớn màu phun ra càng nhiều). Muốn vẽ đoạn thẳng: Kích xác định điểm thứ nhất, nhả mouse, bấm giữ Shift và tiếp tục kích xác định điểm thứ hai. Một số nét cọ Brush tiêu biểu: Đầu cọ đặc biệt (special effects) Đầu cọ mền (kết hợp Fade) Đầu cọ vuông (Spacing lớn) Đầu cọ cứng (sắc biên) Đầu cọ mền (nhòe biên) 2, Pencil () Dùng để vẽ nét sắc, mảnh Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau (chỉ sử dụng đầu cọ cứng). Mode: các chế độ hòa trộn Opacity: xác định độ trong suốt của cọ Auto Erase: nếu vẽ trên vùng có cùng màu với màu Foreground thì nét vẽ sẽ có màu cùng với màu Background. Nếu vẽ trên vùng không cùng màu với hộp Foreground thì nét vẽ có màu của Foreground. 3, Eraser Dùng để tẩy xóa màn hình Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Eraser Kích và rê chuột tự do lên hình ảnh Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau Mode: Brush: tẩy xóa hình ảnh với biên vùng xóa mềm hoặc sắc cạnh. Pencil: tẩy xóa hình ảnh với con trỏ hình tròn, biên vùng xóa sắc cạnh. Block: tẩy xóa hình ảnh với con trỏ hình vuông, biên vùng xóa sắc cạnh. Eraser to History: Lấy lại ảnh gốc ban đầu. Opacity: Cường độ vết tẩy 4, Background Eraser Tool: Xóa các pixel hình ảnh để trả về màu trong suốt Quan sát thanh Option þ Protect Foreground Color: những vùng hình ảnh có màu trùng với màu Foreground sẽ được bảo vệ không xóa Sampling: Continous: xóa tất cả các pixel màu kế cận khi drag mouse One: xóa các pixel giống màu được click đầu tiên 5, History : Phục hồi hình ảnh trở về trạng thái ban đầu. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ History Brush. Kích và rê chuột liên tục trên hình ảnh. Kết quả: xóa sạch tất cả những gì lấp lên trên hình ảnh. Sử dụng History Palete (Menu Window\ History): Lưu giữ các lệnh mà ta thực hiện lên hình ảnh từ lúc tập tin được mở. Biểu hiện từng dòng lệnh. Mặc định của Photoshop lưu trữ 20 bước, những thao tác xa hơn tự động được xóa để giải phóng bộ nhớ. Tuy nhiên, nếu muốn ta vẫn có thể tăng, giảm số lần lưu trong palette History. Bằng cách: Menu Edit\ References\ General Nhập giá trị mới vào hộp số History States Lưu ý: giá trị History State càng lớn thì càng chiếm nhiều bộ nhớ. A B C A: Create new document from current state: tạo một tập tin mới từ trạng thái hiện tại. B: Create new Snapshot: giữ lại trạng thái hiện tại với một snapshot xuất hiện ở phía trên cùng của bảng History. Chức năng này rất hữu ích khi phục chế hình ảnh. C: Delete Current State: xóa bỏ trạng thái hiện tại. 6, Art History Cọ vẽ nghệ thuật Chọn một trong các dạng cọ vẽ nghệ thuật trong danh sách Style Trên thanh Option và rê vẽ trực tiếp lên ảnh. III, Chọn lựa màu foreground, Background Quan sát trên hộp công cụ ta sẽ thấy có biểu tượng hai ô màu, ô nằm trên là ô màu Foreground (tiền cảnh) và ô nằm dưới là ô màu Background (hậu cảnh). Foreground: màu tiền cảnh Switch foreground to background colors: hoán đổi giữa màu tiền cảnh và màu nền (X) Background: màu hậu cảnh (nền) Default color: tái lập mặc định màu đen trắng (D) Tô màu cho vùng chọn bằng màu Foreground: nhấn phím Alt + Del. Tô màu cho vùng chọn bằng màu Background: nhấn phím Ctrl + Del. IV, Các công cụ tô màu 1, Paint Bucket () Dùng để tô đầy một màu đồng nhất hoặc một mẫu họa tiết (Pattern) vào những Pixel liền kề có giá trị màu tương tự với pixel vừa nhấp. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Paint Bucket Chọn màu muốn tô trong ô màu Foreground. Kích vào vùng chọn. Hoặc nếu muốn tô bằng họa tiết thì chọn chế độ Pattern trong hộp Fill trên thanh Options. 2, Gradient () Dùng để tô màu chuyển sắc. Linear Gradient: Màu biến thiên từ điểm đầu đến điểm cuối theo đường thẳng. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Linear Gradient. Kích điểm đầu và rê chuột tới một điểm cuối bất kỳ (Bấm giữ Shift trong khi rê mouse nếu muốn tô theo 1 đường thẳng). Radial Gradient: Màu biến thiên từ điểm đầu đến điểm cuối theo dạng tỏa tròn. Angle Gradient: Màu biến thiên nghịch chiều kim đồng hồ xung quanh điểm bắt đầu (giống hình chóp hay hình nón). Reflect Gradient: Màu biến thiên dựa trên mẫu gradient tuyến tính đối xứng ở một bên điểm bắt đầu. Diamond Gradient: màu biến thiên từ điểm bắt đầu hướng ra ngoài theo dạng hình thoi. Điểm cuối quyết định một góc của hình thoi. Mặt khác, ta có thể tùy chọn cách chuyển sắc trong bảng Gradient Options Blending mode: các chế độ hòa trộn Opacity: độ trong suốt Gradient: các lựa chọn gradient khác nhau Transparency: cho phép tô kiểu Gradient trong suốt Dither: tạo mẫu hòa trộn mịn hơn, ít sọc hơn. Ở chế độ mặc định (tự động mô phỏng những màu không thể hiển thị được trên máy). Reverse: với tùy chọn này, màu Gradient được tạo ra sẽ bị đảo ngược vị trí so với màu đã chọn. Click to Edit the Gradient (): nhấp vào nút này để mở Gradient Editor, dùng để chỉnh sửa tính chất của màu Gradient đang được chọn. Sử dụng bảng Gradient Editor để thay đổi màu tô chuyển theo những góc độ khác nhau. Vị trí nút màu đang chọn Độ trong suốt của màu tại vị trí nhất định Color Stop Nút màu Opacity Stop Độ trong suốt Thư viện Gradient mẫu Điểm giữa 2 màu Loại chuyển sắc mịn (Solid) hay sọc (Noise) Thêm một nút màu trên dãy chuyển sắc: kích 1 lần vào 1 điểm bất kỳ ngang hàng với các nút Color Stop Đổi màu: double click lên nút màu cần đổi Xóa nút màu: chọn nút màu cần xóa à kích nút Delete phía dưới bảng Gradient Editor hay chỉ cần kéo drag nút màu xuống dưới khỏi thanh màu. Load thư viện gradient: kích vào menu palette Gradient Editor\ chọn thư viện cần Load. Lấy lại thư viện mặc định: kích vào menu palette Gradient Editor\ Preset Gradients 3, Eyedropper () Dùng để lấy màu mặt (foreground) hoặc màu nền (background) trên hình ảnh. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Eyedropper, chọn một trong ba kiểu hút màu trên thanh Options. Point Sample: hút màu tại một pixel được chọn 3 by 3 Average: lấy màu trung bình của 3*3 Pixel kế cận nhau. 5 by 5 Average: lấy màu trung bình của 5*5 Pixel kế cận nhau. Di chuyển con trỏ và kích vào một màu trên hình ảnh. Kết quả: màu lấy được sẽ hiển thị trong ô màu Foreground. Bấm giữ phím Alt và kích vào một màu trên hình ảnh. Kết quả: màu lấy được sẽ hiển thị trong ô màu background. Ngoài ra, khi đang làm việc với một công cụ tô vẽ bất kỳ, ta có thể bấm Alt để chuyển tạm thời về công cụ EyeDropper. 4, Color Sampler Tool : Hút lấy thông số màu. Cho xem tối đa là bốn thông số và các thông số này được hiển thị trên palette Info với số thứ tự tương ứng (#1, #2, #3, #4). Muốn xóa các điểm đã tạo ra bằng công cụ Color Sampler Tool: kích phải mouse tại điểm cần xóa và chọn Delete hoặc kích lệnh Clear (Clear All) trên thanh Options. 5, Measure () Xác định tọa độ, góc, độ dài của một đối tượng. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Measure. Kích xác định một điểm trên hình ảnh và drag mouse sang vị trí thứ hai. Quan sát ta thấy bảng con Info hoặc thanh Options, ta sẽ thấy kết quả thông qua sự thay đổi của các chỉ số. Một ứng dụng khác của công cụ Measure: Canh chỉnh hình ảnh bị nghiêng trở về dạng thẳng: Dùng công cụ Measure drag dọc theo bờ xiên của hình ảnh à Menu Image\ Rotate Canvas\ Arbitrary à Ok V, Tô màu theo mẫu tô Pattern Cách tạo mẫu tô Pattern Thao tác thực hiện: Tạo đối tượng dùng để tạo mẫu tô Nhấn Ctrl + A (chọn hết ảnh) hoặc chọn một vùng chọn bất kỳ trên mẫu Chọn Edit \ Define Pattern (đặt tên mẫu tô -> OK) Tô màu theo mẫu tô Thao tác thực hiện: Mở một tập mới Chọn Edit \ Fill Chọn các chức năng trong hộp thoại Fill Use: Chọn Pattern Custom Pattern: Chọn kiểu mẫu tô Mode: Chế độ hòa trộn (Normal) Opacity: Độ mờ Nhấp OK Mẫu tô sẽ được tô trên tập tin VI, Nhóm công cụ chỉnh sửa hình ảnh 1, Clone Stamp () Dùng để sao chép hình ảnh Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Clone Stamp. Chọn cọ vẽ và ấn định các tùy chọn cọ vẽ. Định rõ chế độ hòa trộn (Mode), độ mờ đục (Opacity) và diễn tiến nét vẽ. Quyết định cách canh chỉnh pixel mẫu: Nếu kiểm nhận mục Align: điểm nguồn sẽ luôn luôn được gióng với một khoảng cách cố định so với điểm đích (khi di chuyển điểm đích ra xa thì điểm nguồn cũng sẽ di chuyển theo với một khoảng cách đã được xác định từ ban đầu). Nếu không kiểm nhận mục Align thì điểm nguồn sẽ luôn luôn cố định tại một vị trí. Use all Layer: lấy mẫu dữ liệu từ mọi lớp Bấm giữ phím Alt và kích lên hình ảnh để chọn điểm nguồn. (Nếu sử dụng công cụ này để xóa vết dơ thì ta nên xác định điểm nguồn là phần ảnh sạch gần với vùng ảnh dơ nhất). Di chuyển con trỏ sang vị trí thứ hai (vùng ảnh dơ) rồi kích từng điểm một (hãy xác định lại điểm nguồn khác nếu điểm nguồn cũ không còn thích hợp nữa). Kết quả: sẽ sao chép vùng ảnh tại vị trí điểm nguồn sang điểm đích. Lưu ý: Nếu lấy mẫu từ một hình ảnh và áp dụng cho một hình ảnh khác thì cả hai ảnh phải thuộc cùng chế độ màu. 2, Healing Brush (): Cho phép chấm sửa những chỗ chưa hoàn chỉnh. Tô vẽ bằng những pixel mẫu được chiết xuất từ hình ảnh hoặc họa tiết. Ngoài ra, công cụ này còn có thể so khớp mẫu kết cấu, độ sáng lẫn sắc thái của điểm ảnh mẫu so với điểm ảnh nguồn. Kết quả: Các pixel chỉnh sửa hòa trộn liền lạc với phần ảnh còn lại. Sampled: cho phép sử dụng Pixel từ hình ảnh hiện hành Pattern: chọn Pixel từ mẫu họa tiết. Quyết định cách canh chỉnh pixel mẫu Bấm giữ phím Alt và kích lên hình ảnh để chọn điểm nguồn. (Nếu sử dụng công cụ này để xóa vết dơ thì ta nên xác định điểm nguồn là phần ảnh sạch gần với vùng ảnh dơ nhất). Di chuyển con trỏ sang vị trí thứ hai (vùng ảnh dơ) rồi kích từng điểm một (hãy xác định lại điểm nguồn khác nếu điểm nguồn cũ không còn thích hợp nữa). Lưu ý: Nếu lấy mẫu từ một hình ảnh và áp dụng cho một hình ảnh khác thì cả hai ảnh phải thuộc cùng chế độ màu. (trừ trường hợp một trong số đó là ảnh Grayscale) Nếu cần đảm bảo độ tương phản giữa các rìa nét vẽ của vùng đang chỉnh sửa, hãy chọn vùng trước khi áp dụng công cụ Healing Brush (để ngăn không cho màu tràn ra ngoài). 3, Patch (): Chấm sửa vùng ảnh được chọn bằng những Pixel lấy từ hình ảnh khác hay từ họa tiết nào đó. Tương tự như Healing Brush, Patch tool cũng cho phép so khớp mẫu kết cấu, ánh sáng và sắc thái của pixel mẫu so với pixel nguồn. Khi chấm sửa ảnh, nên chọn từng vùng ảnh nhỏ để ra kết quả chính xác hơn. Source: Drag chọn một vùng ảnh dơ à đặt trỏ vào bên trong vùng chọn à drag sang vùng ảnh sạch gần nhất. Destination: Drag chọn một vùng ảnh sạch gần vùng ảnh dơ nhất à đặt trỏ vào bên trong vùng chọn à drag đắp sang vùng ảnh dơ kề bên. Ta có thể chỉnh sửa vùng chọn tương tự như thao tác với công cụ Lasso (bấm Shift để cộng thêm vùng chọn, bấm Alt để trừ bớt vùng chọn). 4, Blur () Dùng để làm mờ các rìa hoặc vùng sắc nét trong hình ảnh để giảm bớt chi tiết. Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau. Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ Strength: áp lực phun của công cụ Use All Layers: làm mờ hình ảnh được chứa trong các Layer đang hiển thị. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Blur Xác lập các chế độ cần thiết trên thanh thuộc tính. Kích và rê chuột liên tục lên hình ảnh. Kết quả: hình ảnh sẽ bị mờ dần. 5, Sharpen () Tập trung vào rìa mờ nhằm tăng độ sắc nét, dựa trên nguyên tắc làm tăng độ tương phản giữa các pixel nằm cạnh nhau. Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau. Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ Strength: áp lực phun của công cụ Use All Layers: làm rõ nét hình ảnh được chứa trong các Layer đang hiển thị. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Sharpen Xác lập các tùy chọn thích hợp trên thanh options Kích và rê chuột liên tục lên hình ảnh Kết quả: hình ảnh sẽ rõ nét ở các biên. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều công cụ này. 6, Smudge () Mô tả hành động miết ngón tay qua vùng sơn ướt. Công cụ này lấy màu ở vị trí bắt đầu và đẩy nó theo hướng drag mouse. Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ Strength: áp lực làm nhòe của công cụ Use All Layers: ảnh hưởng đến các Layer đang hiển thị. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Smudge Kích và rê chuột trực tiếp lên hình ảnh theo hướng thích hợp. Nếu kiểm nhận tùy chọn mục Finger Painting: quệt nhòe bằng màu foreground tại nơi bắt đầu từng điểm vẽ. 7, Dodge () Dùng để làm tăng độ sáng cho hình ảnh. Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau Range: Giới hạn vùng ảnh hưởng: Shadows: vùng tối; Midtones: vùng giữa tông; Highlights: vùng sáng. Exposure: xác định độ sáng, giá trị càng lớn hiệu ứng càng mạnh. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Dodge Xác lập các giá trị cần thiết trên thanh Options. Kích và rê chuột lên trên hình ảnh Kết quả: hình ảnh sẽ sáng dần trên vùng kích chuột. 8, Burn (): Làm tối hình ảnh Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau Range: Giới hạn vùng ảnh hưởng: Shadows: vùng tối; Midtones: trung bình; Highlights: vùng sáng. Exposure: xác định độ sáng, giá trị càng lớn hiệu ứng càng mạnh. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Burn Xác lập các giá trị cần thiết trên thanh Options. Kích và rê chuột lên trên hình ảnh Kết quả: hình ảnh sẽ tối dần trên vùng kích chuột. 9, Sponge () Dùng để làm cho màu sắc của hình ảnh bão hòa hơn hoặc rực rỡ hơn. Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau Mode: Desaturate: tùy chọn này cho phép làm giảm cường độ màu. (màu sắc chuyển dần qua xám). Saturate: tùy chọn này cho phép làm tăng cường độ màu (màu sắc rực rỡ). Kết quả: hình ảnh sẽ thay đổi màu sắc khi rê chuột trên vùng hình ảnh. BÀI 4 : TEXT – WRAPED TEXT Ta có thể dùng công cụ Text để tạo một nội dung văn bản, khi tạo chữ xong, bạn sẽ dùng những hiệu ứng trên chữ nhằm tạo ra nét viền, tạo độ nổi, gán kết cấu gradient... với nhiều hình thức đa dạng. I, Nhóm công cụ Text: 1, Horizontal Type Tool: Công cụ tạo văn bản theo chiều ngang. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Horizontal Type Tool Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,) à Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản. Nội dung văn bản sẽ được đặt tại Layer mới 2, Vertical Type Tool: Công cụ tạo văn bản theo chiều dọc. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Type Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,) à Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản. Các chức năng trên thanh options: Đổi hướng Text Chọn kiểu đậm\nghiêng, Chế độ canh hàng (Align) Tất cả các định dạng cho chữ Chọn Font Chọn Size Màu chữ Các hiệu ứng uốn cong chữ Toggle the Character and Paragraph Palettes: Font: chọn kiểu Font Style: kiểu thường, đậm, nghiêng Size: kích cỡ chữ Leading: khoảng cách dòng Kerning: Khoảng cách giữa hai ký tự (tại dấu nhắc, không cần quét chọn văn bản) Tracking: Khoảng cách giữa các ký tự Vertically Scale: co giãn văn bản theo chiều dọc Horizontally Scale: co giãn văn bản theo chiều ngang Set the baseline Shift: khoảng cách với đường nền ban đầu Color: màu văn bản Faux bold: làm đậm văn bản (bất kể chế độ đậm, nghiêng, ở bên ngoài thanh option như thế nào). Lưu ý, khi sử dụng chức năng này thì không cho phép sử dụng chế độ Create Warped Text. Faux Italic: tạo văn bản nghiêng (bất kể chế độ đậm, nghiêng, ở bên ngoài thanh option như thế nào). Paragraph Palette: thiết lập văn bản dạng đoạn Tạo văn bản dạng đoạn: chọn một trong các công cụ text, drag mouse tạo một khung giới hạn đoạn văn bản, nhập văn bản vào bên trong khung này. Left align text: canh trái văn bản. Center text: canh giữa văn bản. Right align text: canh phải văn bản. Justify last left: canh thẳng hàng hai bên, trừ dòng cuối cùng canh trái. Justify last centered: canh thẳng hàng hai bên, trừ dòng cuối canh giữa. Justify last right: canh thẳng hàng hai bên, trừ dòng cuối canh phải. Justify all: canh thẳng hàng hai bên bắt buộc, kể cả dòng cuối cùng. Lưu ý: Khi nhập văn bản (dạng Type) sẽ tự phát sinh một Layer riêng (Layer T). Riêng với các dạng Type mask thì chỉ là một vùng chọn trên Layer hiện hành. Đổi Layer văn bản thành hình ảnh (Layer thường) Click phải vào Layer văn bản à Chọn Rasterize Layer Menu Layer\ Rasterize\ Type 3, Horizontal Type Mask Tool: Công cụ tạo văn bản theo chiều ngang dạng mặt nạ vùng chọn. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Horizontal Type Mask Tool Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,) à Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản. Nội dung văn bản chỉ là vùng chọn, bạn phải tạo Layer mới để chứa văn bản. 4, Vertical Type Mask Tool: Công cụ tạo văn bản dọc dạng mặt nạ vùng chọn. Thao tác thực hiện: Chọn công cụ Horizontal Type Mask Tool Xác lập một số định dạng trên thanh Options (Fonts, Size,) à Kích vào vị trí bất kỳ trên hình ảnh, nhập văn bản. Nội dung văn bản chỉ là vùng chọn, bạn phải tạo Layer mới để chứa văn bản. II, CÁC LOẠI CHỮ UỐN CONG Uốn cong tức là cho phép làm biến dạng theo đủ loại hình dạng, chẳng hạn hình cung hoặc hình gợn sóng. Kiểu uốn được chọn là một thuộc tính của lớp chữ – có thể thay đổi kiểu uốn lớp bất cứ lúc nào cần hay thay đổi dạng uốn cong toàn thể. Tùy chọn uốn chữ giúp điều khiển chính xác hướng và phối cảnh của hiệu ứng. Uốn cong chữ Hướng dẫn học viên thực hiện các thao tác sau đây: Chọn lớp chữ. Thực hiện một trong hai cách: Chọn công cụ Type, nhấp vào biểu tượng Create Warped Text trên thanh Option. Chọn Layer > Type > Warp text. Các tùy chọn trong hộp thoại Chọn kiểu uốn từ menu Style. Chọn hướng uốn chữ: Horizontal hoặc Vertical. Chọn Blend định mức độ uốn chữ. Horizontal Distortion và Vertical Distortion áp dụng phối cảnh cho chữ. Nhấp OK. Gỡ bỏ Uốn chữ Chọn lớp chữ đã bị uốn. Chọn công cụ Type, và nhấp và Warp text trên thanh Option hoặc chọn Layer > Type > Warp text. Chọn None từ menu Style, và nhấp OK. BÀI 5 : LAYERS – LAYERSTYLES I, Lớp (Layer) Ngoài những tính năng hiệu chỉnh và biến đổi hình ảnh, Photoshop cũng có khả năng phối ghép các hình ảnh hoàn toàn độc lập với nhau thành một tập tin hình ảnh tổng hợp rất phong phú, đặc sắc Ta có thể sao chép bất kỳ hình ảnh từ các tập tin hình ảnh khác đem vào tập tin hình ảnh của ta với nguyên tắc chung là xây dựng trên lớp (Layer). Lớp dưới cùng của một hình ảnh thông thường gọi là background (hình nền). Layer (lớp) là những lớp trong suốt được đặt lên trên nền background. Để hiển thị hộp thoại Layer: Menu Window \Layers (F7) 13 14 15 3 4 5 6 2 1 16 11 10 12 7 8 9 Ví dụ Có một hình nền (background) làm hình nền cho hình trái tim (Layer) được tạo trông suốt sẽ nhìn thấy nền (bacground) Có thể chuyển đổi từ nền (background) sang lớp (Layer). Nhấp hai lần vào lớp background đó. Hiện hộp thoại chọn OK. Kết quả sẽ hiển thị một Layer “0” từ nền background đang hiển thị. Bạn có thể tổ chức nhiều Layer nằm trên Layer. Nút số 1 : Opacity Độ trong suốt (độ mờ đục) của Layer Nút số 2 : Fill Độ trong suốt của các Pixel màu (không kể màu của hiệu ứng). Nút số 3 : Layer Set 1 thư mục chứa (quản lý) các Layer Nút số 4 : Các Layer con bên trong thư mục Layer Set Nút số 5 : Các hiệu ứng trên Layer Nút số 6 : Lớp nền (background) Nút số 7 : Delete Layer: xóa Layer Nút số 8 : Create a new Layer: tạo một Layer mới Nút số 9 : Create new fill or adjustment Layer: tạo một lớp màu phủ hoặc một lớp hiệu chỉnh mới. Nút số 10 : Create a new set: tạo một Layer set (thư mục chứa các Layer con bên trong) Nút số 11 : Add Layer mask: tạo một lớp mặt nạ mới. Nút số 12 : Add a Layer Style: hiệu ứng trên Layer Nút số 13 : Ẩn\ Hiện Layer Nút số 14 : Layer hiện hành Nút số 15 : Các chế độ khóa Layer Nút số 16 : Blending Mode: các chế độ hòa trộn lớp II, Các chế độ hòa trộn lớp (Blending Mode) Sử dụng các chế độ hòa trộn để tạo hiệu quả cho hình ảnh của lớp trên khi sử dụng hòa trộn với hình ảnh bên dưới. Normal Chuẩn, không hòa trộn Dissolve Tạo hiệu ứng cọ vẽ khô trong một lượng Pixel được hòa trộn. Darken Kết quả nghiêng về màu tối, sắc độ đậm vẫn được bảo toàn, đậm hơn so với ảnh ban đầu. Multiply Kết quả đậm hơn so với ảnh ban đầu và có sự hòa trộn đều màu sáng và màu tối. Color Burn Tạo ra hiệu ứng chiếu sáng thường nghiêng về sắc nâu đỏ, những màu sáng trở nên rực rỡ, hiệu ứng thường tạo ánh sáng gắt trên nền đậm. Linear Burn Hiệu ứng gần giống Color burn nhưng độ chuyển màu bớt gắt hơn các độ chuyển sáng tối. Lighten Tạo ra kết quả sáng hơn so với ảnh ban đầu và làm giảm độ đậm trên hình ảnh. Screen Sáng hơn so với ảnh ban đầu, chế độ này ngược với hiệu ứng Multiply. Color Dodge Làm sáng màu nền để làm nổi bật màu hòa trộn thường nghiêng về những màu rực rỡ. Linear Dodge Hiệu ứng gần giống Color Dodge nhưng độ sáng bớt gắt. Overlay Ở chế độ này thường nghiêng về sắc độ nóng và rực rỡ. Soft Light Hiệu ứng gần giống hiệu ứng Overlay nhưng độ tương phản bị giảm đi, ảnh thường cho ánh sáng dịu. Hard Light Kết quả nghiêng về màu đậm. Vivid Light Tạo ảnh có độ rực rỡ làm tăng độ tương phản so với ảnh ban đầu. Linear Light Gần giống với hiệu ứng Vivid Light nhưng giảm độ tương phản. Pin Light Tạo kết quả rực rỡ màu tuy nhiên có tăng thêm các cấp độ trung gian. Difference Kết quả tạo ra một màu thứ ba khác biệt so với hệ màu ban đầu. Exclusion Gần giống hiệu ứng Difference nhưng bị giảm độ tương phản. Hue Màu sắc bị hòa trộn và lẫn vào màu nền. Ở chế độ này thường có tông màu xám. Saturation Kết hợp độ xám và sắc độ của màu hòa trộn với màu nền. Color Hòa trộn có bảo lưu độ sáng tối của màu nền với sắc độ và cường độ của màu hòa trộn. Luminosity Nghiêng về thang độ xám nhưng màu rực rỡ ít bị hòa trộn. III, Canh hàng giữa các Layers Chọn Layer muốn canh hàng (Layer được chọn sẽ là Layer chuẩn, cố định vị trí, những Layer được liên kết với Layer này sẽ phải gióng hàng theo Layer này). Liên kết các Layer muốn canh hàng với Layer hiện hành. Menu Layer \ Align Linked (Hoặc chọn công cụ Move, sau đó chọn kiểu gióng hàng trên thanh Options): Các kiểu gióng hàng: Align Top Edges: Canh bằng nhau trên đỉnh Align Vertical Centers: Canh giữa theo phương dọc Align Bottom Edges: Canh bằng nhau dưới đáy Align Left Edges: Canh trái Align Horizontal Centers: Canh giữa theo phương ngang Align Right Edges: Canh phải Phân phối đều khoảng cách giữa các Layers (Distribute): Liên kết các Layer muốn phân phối đều (đối với lệnh này bắt buộc phải có từ ba Layer trở lên) Menu Layer\ Distribute Linked (Hoặc chọn công cụ Move, sau đó chọn kiểu gióng hàng trên thanh Options) Lưu ý: Hai layer ngoài cùng sẽ cố định nếu là phân phối đều theo chiều ngang, Layer trên cùng và Layer dưới cùng sẽ cố định nếu phân phối đều theo chiều dọc (Lấy tổng khoảng cách của hai Layer ngoài cùng chia đều cho các Layer bên trong được Link với nó). Các kiểu phân phối đều: Distribute Top Edges: Phân phối đều theo đỉnh Distribute Vertical Centers: Phân phối đều theo tâm (tính theo phương dọc) Distribute Bottom Edges: Phân phối đều theo đáy Distribute Left Edges: Phân phối đều theo cạnh trái Distribute Horizontal Centers: Phân phối đều theo tâm (tính theo phương ngang) Distribute Right Edges: Phân phối đều theo cạnh phải. IV, Các chức năng của menu Palete Layer New Layer: tạo lớp mới Duplicate Layer: nhân đôi lớp mới Delete Layer: xóa lớp Delete Linked Layers: xóa các lớp được liên kết Delete Hidden Layers: xóa các lớp đã ẩn Merge Linked: gộp các lớp đang được liên kết thành một lớp Merge Down: gộp lớp đang chọn với lớp bên dưới Merge Visible: gộp tất cả các lớp đang hiển thị Flatten Image: làm phẳng lớp (Gộp tất cả các lớp lại thành 1 lớp background) V, Layer style Tạo hiệu ứng cho hình ảnh được chứa trong Layer đó. Thao tác thực hiện: Có nhiều cách mở bảng Layer Style Nhấp hai lần vào Layer muốn tạo hiệu ứng Kích phải mouse lên Layer muốn tạo hiệu ứng\ Blending Options Kích biểu tượng ở góc dưới trái của palette Layer\ Chọn kiểu hiệu ứng Menu Layer\ Layer Style\ Blending Options 1, Drop shadow Hiệu ứng bóng đổ Mode: các chế độ hòa trộn của hiệu ứng Opacity: độ trong suốt của hiệu ứng Use Global Angle: ta chỉ cần thay đổi góc xoay của một hiệu ứng thì tất cả góc quay của hiệu ứng khác cũng thay đổi theo, khi tùy chọn này được chọn Distance: khoảng cách của hiệu ứng đối với vật thể Spread: độ thắt (căng) của bóng Size: độ lớn của bóng, bóng càng lớn thì càng nhòe và có độ chuyển mềm Contour: kiểu viền của bóng Noise: tạo nhiễu hạt Ví dụ: Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Drop Shadows 2, Inner shadow Hiệu ứng bóng bên trong Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Inner Shadows 3, Outer Glow Hiệu ứng bóng quầng màu bên ngoài Blend Mode: Nếu chọn màu tối thì Blend Mode nên chọn Multiply mới thấy rõ Ngược lại nếu chọn màu sáng thì Blend Mode nên chọn Screen hoặc Highlight thì sẽ thấy rõ hơn. Opacity: độ đậm nhạt của ánh sáng Noise: nhiễu hạt, khuyếch tán Màu của quầng sáng (Màu đồng nhất) Quầng sáng màu chuyển sắc. Technique: Softer: dịu, lan tỏa Precise: chính xác Spread: độ căng của quầng sáng Size: độ lan tỏa của quầng sáng Contour: kiểu viền của quầng sáng Range: phạm vi lan tỏa Jitter: có hiệu quả với kiểu phát sáng màu Gradient Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Outer Glow 4, Inner Glow Hiệu ứng bóng quầng màu bên trong Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Inner Glow 5, Bevel and Emboss Hiệu ứng chạm nổi và vát cạnh. Style: Outer Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên ngoài Inner Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên trong Emboss: hiệu ứng chạm nổi Pillow Emboss: hiệu ứng chạm nổi khắc xuống Stroke Emboss: chạm nổi cho đường viền (phải kiểm vào hiệu ứng Stroke mới thấy được kiểu này) Technique: Smooth: khối không sắc cạnh, trơn, nhẵn. Chisel Hard: khối gắt cạnh 1 chiều Chisel Soft: khối gắt cạnh hai chiều Depth: độ sâu của khối Direction: hướng của khối Up: lên Down: xuống Size: độ lớn của khối Soften: độ mềm mại của khối, khối bo tròn. Angle: hướng của khối Gloss Contour: kiểu bóng của khối Higlight: Mode: các chế độ hòa trộn của highlight (phần sáng) Opacity: độ trong suốt của highlight Shadow: Mode: các chế độ hòa trộn của bóng Opacity: độ trong suốt của bóng þ Contour: viền cho khối þ Texture: chất liệu lồng bên trong hiệu ứng Chưa có hiệu ứng Bevel and Emboss Style: Inner Bevel Depth =100 Size = 11 Soften = 4 Angle = 90 Altitude = 67 Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Inner Shadows Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Inner Shadows Outer Glow Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Inner Shadows Outer Glow Inner Glow 6, Satin: Hiệu ứng tạo độ trơn láng, bóng nước Opacity: độ đậm màu sáng Angle: góc xoay hướng Distance: khoảng cách màu Satin đến đối tượng Size: độ lớn của bóng Contour: chọn kiểu bóng Ví dụ : Chưa có hiệu ứng Drop Shadows - Drop Shadows - Bevel and Emboss (Inner Bevel + Gloss contour = Ring – Double) - Drop Shadows - Bevel and Emboss (Inner Bevel + Gloss contour = Ring – Double) - Satin: 7, Color Overlay: Hiệu ứng phủ một lớp màu lên đối tượng Chọn màu để hòa trộn Opacity: độ trong suốt của màu phủ. 8, Gradient Overlay: Hiệu ứng phủ một lớp Gradient lên đối tượng Style: kiểu hòa trộn Linear: hòa trộn trực tiếp (thẳng) Radial: tỏa tròn Angle: tỏa tròn kiểu hình nón Reflected: phản chiếu Diamond: tỏa vuông như ánh kim cương Angle: góc xoay hướng tô Scale: co giãn vùng màu chuyển Ví dụ : Chưa có hiệu ứng Gradient Overlay Gradient Overlay Drop Shadow 9, Pattern Overlay: Hiệu ứng phủ một lớp Pattern lên đối tượng Chọn mẫu Pattern Snap To Origin: đúng vật liệu gốc Scale: co giãn vật liệu Chưa có hiệu ứng Pattern Overlay Pattern Overlay Drop Shadows Pattern Overlay Drop Shadows Bevel and Emboss 10, Stroke Hiệu ứng tạo viền cho đối tượng trên layer Size: Kích thước đường viền Position: Outsize: đường viền hướng bên ngoài đối tượng Insize: đường viền hướng bên trong đối tượng Center: đường viền phát triển từ giữa biên đối tượng Opacity: độ trong suốt của đường viền Fill Type: các kiểu tô đường viền Color: Màu thuần Gradient: Màu chuyển sắc Pattern: Họa tiết Chưa có hiệu ứng Stroke BÀI 6 : HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT (FILTER) I, NHÓM BLUR Các bộ lọc Blur làm mờ vùng chọn hoặc hình ảnh, rất hữu ích trong việc chấm sửa ảnh. Có thể tạo bóng mờ cho hình ảnh. Ảnh gốc: Blur Tạo hiệu ứng làm mờ hình ảnh, tạo cảm giác về sự mềm mại. Các biên cạnh màu của hình ảnh cường độ mịn có giá trị thấp. Blur More Tạo hiệu ứng làm mờ hình ảnh có hiệu ứng mạnh gấp ba, bốn lần so với Blur. Gaussian Blur Nhanh chóng làm nhòe vùng chọn theo mức độ có thể điều chỉnh. Giá trị Radius càng cao thì mức độ nhòe càng mạnh. Motion Blur Làm nhòe theo hướng cụ thể (từ –360 độ đến + 360 độ) và cường độ xác định (từ 1 – 999). Hiệu ứng của bộ lọc này tương tự như chụp ảnh đối tượng đang chuyển động. Radial Blur Làm nhòe một cách đa dạng và phong phú hơn. Nó tạo ra vòng xoáy đồng tâm hoặc theo đường hướng tâm (Spin, Zoom). Spin: Làm nhòe dọc theo các đường tròn đồng tâm (cuộn xoáy) Zoom: Làm nhòe theo đường hướng tâm Smart Blur Làm nhòe chính xác hình ảnh. Làm nhiệm vụ tinh lọc các mảng màu. Nó chuyển hóa hình ảnh về dạng đơn giản của các pixel màu. II, NHÓM DISTORT Các bộ lọc Distort làm biến dạng hình học của hình ảnh, tạo hiệu ứng 3D hoặc tái tạo hình dạng khác. Lưu ý, những bộ lọc này có thể chiếm dụng rất nhiều dung lượng nhớ. Ảnh gốc: Diffuse Glow Hình ảnh tựa như được nhìn qua bộ lọc khuếch tán mờ dịu. Bộ lọc này đưa thêm sọc trắng vào hình ảnh, với quầng sáng mờ dần từ tâm vùng chọn. Displace Bộ lọc này sử dụng một ảnh PSD, gọi là họa đồ thay thế để quyết định cách biến dạng một vùng chọn. Glass Làm cho hình ảnh hiển thị như thể được nhìn ngắm qua các kiểu kính khác nhau. Ocean Ripple Thêm những gợn sóng cách nhau một cách ngẫu nhiên vào bề mặt hình ảnh, làm cho hình ảnh tựa như ở dưới nước. Pinch Xoáy vùng chọn. Giá trị dương tối đa 100% sẽ xoắn vùng chọn vào tâm, giá trị âm tối đa –100% sẽ xoắn vùng chọn hướng ra ngoài. Polar Coordinates Chuyển vùng chọn từ tọa độ vuông góc sang tọa độ cực và ngược lại. Ripple Tạo mẫu gợn sóng trên vùng chọn, y hệt sóng nước lăn lăn trên mặt hồ. Muốn chi phối hiệu ứng ở mức cao hơn, hãy dùng bộ lọc Wave. Shear Làm biến dạng hình ảnh dọc theo đường cong. Xác định đường cong bằng cách kéo vạch trong hộp để tạo đường cong biểu thị mức biến dạng. Spherize Cung cấp hiệu ứng 3D cho đối tượng bằng cách bao quanh hình dạng cầu, làm biến dạng hình ảnh và kéo dãn hình ảnh sao cho khớp với đường cong đã chọn. Twirl Xoáy hình ảnh mạnh dần về phía tâm. Việc chỉ định góc sẽ tạo ra một mẫu thức xoáy. Wave Hoạt động tương tự như bộ lọc Ripple nhưng mức chi phối cao hơn. Các tùy chọn bao gồm số bộ sinh sóng, độ dài sóng, độ cao sóng, và kiểu sóng. Zigzag Làm biến dạng ảnh theo hướng xuyên tâm với các đường chữ chi. Ta có thể xác lập số bước nghịch hướng trên đường chữ chi. Hiệu ứng tạo cảm giác như ném viên đá xuống nước, nước loang ra. Để có được ánh phản chiếu màu trắng, ta có thể dùng cọ Brush màu trắng vẽ vài nét lên hình trước khi áp dụng hiệu ứng. III, NHÓM TEXTURE Các bộ lọc Texture cung cấp cho hình ảnh dáng vẻ của độ sâu hay tình trạng của vật chất trong thực tế, hoặc bổ sung một dáng vẻ hữu cơ. Craquelure Tạo hiệu ứng trông như ảnh được vẽ trên một bề mặt trát vữa sần sùi, hình thành một mạng lưới rỗ chằng chịt theo các cạnh nền màu. Grain Bổ sung dạng kết cấu vào hình ảnh bằng cách giả lập các loại hạt khác nhau. Mosaic Tiles Làm cho hình ảnh trông như được ghép thành từ nhiều mảnh nhỏ hoặc ghép lặp, đồng thời bổ sung các kẽ hở giữa các mảnh. Patch Work Phá vỡ hình ảnh thành các mảnh vuông được tô bằng màu trội trong khu vực. Stained Glass Chức năng Stained Glass vẽ lại hình ảnh ban đầu bằng các hình đa giác không đều liên kết với nhau. Mỗi hình đa giác có một màu đơn. Texturizer Áp lên hình ảnh một dạng kết cấu do ta chọn hoặc tự tạo. Kết luận: Việc sử dụng các bộ lọc (Filter) phải áp dụng đúng cho từng loại hình ảnh, để các hiệu ứng bộ lọc đạt hiệu quả cao. IV, NHÓM RENDER Các bộ lọc Render này tạo hình dạng 3D, mẫu này, mẫu khúc xạ, và mô phỏng kết quả phản xạ ánh sáng trong hình ảnh. Bạn còn có thể thao tác đối tượng trong không gian 3D, tạo đối tượng 3D. 3D Transform Ánh xạ hình ảnh trên các khối vuông, khối cầu, và khối trụ, và ta có thể xoay chúng theo ba chiều. Clouds Tạo ra mẫu thức bằng cách dùng các giá trị ngẫu nhiên biến đổi giữa màu tiền cảnh và màu nền (tạo hiệu ứng mây). Difference Clouds Sử dụng các giá trị ngẫu nhiên biến đổi giữa màu tiền cảnh và màu nền nhằm tạo nên mẫu thức mây. Nó hòa trộn dữ liệu mây với các điểm ảnh y như chế độ Difference hòa trộn các màu. Lens Flare Giả lập hiện tượng khúc xạ ánh sáng, cực sáng thẳng vào camera (còn gọi là hiện tượng ngược sáng). Lighting Effects Bộ lọc lighting Effects cho phép bạn hiệu chỉnh kiểu chiếu sáng, loại nguồn sáng, thuộc tính chiếu sáng và kênh chứa mẫu kết cấu. Filter/ Render/ Lighting Effects. Chọn một loại đèn trong hộp Style Omni: Chiếu sáng theo mọi hướng như bóng đèn tròn. Directional: Chiếu sáng từ xa sao cho góc chiếu sáng không thay đổi, tương tự như mặt trời. Spotlight: Chiếu chùm tia sáng hình elip, ta có thể xác định hướng và góc chiếu sáng, bốn handle xác định rìa của hình elip. Chọn một kiểu Light Type. Nếu đang dùng nhiều nguồn sáng thì ta có thể chọn On (Bật) hoặc hủy chọn On (tắt). Muốn thay đổi màu của nguồn sáng, nhấp vào ô màu ở mục Light Type của hộp thoại và chọn màu tùy ý. Xác lập thuộc tính chiếu sáng: Gloss: Quyết định mức độ phản xạ ánh sáng của bề mặt (như trên bề mặt giấy ảnh) từ Matte (phản xạ thấp) đến Glossy (phản xạ cao). Material: quyết định giữa nguồn sáng hoặc đối tượng được chiếu sáng, thành phần nào phản xạ mạnh hơn. Plastic phản chiếu màu của nguồn sáng, Metallic phản chiếu màu của đối tượng. Exposure: tăng nguồn sáng (giá trị dương) hoặc giảm nguồn sáng (giá trị âm). Giá trị bằng 0 sẽ không có tác dụng. Ambience: Khuếch tán ánh sáng như nó được phối hợp với nguồn sáng khác trong phòng, như ánh nắng hoặc đèn huỳnh quang. Nếu muốn dùng duy nhất nguồn sáng này thì ta chọn giá trị 100, giá trị –100 là loại bỏ nguồn sáng. Để sao chép một nguồn sáng, nhấp Alt và kéo nguồn sáng trong cửa sổ xem trước. Để áp dụng cho mẫu tô đầy dạng kết cấu, hãy chọn một kênh cho Texture Channel. Điều chỉnh nguồn sáng Omni: Để dịch chuyển nguồn sáng, kéo hình tròn ở tâm. Tăng hoặc giảm kích cỡ nguồn sáng: kéo một trong bốn handle xác định các rìa của hiệu ứng này. Điều chỉnh nguồn sáng Directional: Dịch chuyển nguồn sáng: kéo hình tròn ở tâm. Muốn đổi hướng nguồn sáng, kéo handle ở cuối vạch nhằm quay góc chiếu sáng. Nhấn Ctrl và kéo sẽ giữ độ cao nguồn sáng (chiều dài vạch) không đổi. Thay đổi độ cao nguồn sáng, kéo handle ở cuối vạch. Rút ngắn vạch để có cường độ chiếu sáng mạnh hơn. Kéo dài vạch sẽ giảm cường độ chiếu sáng. Điều chỉnh nguồn sáng Spotlight: Dịch chuyển nguồn sáng: kéo hình tròn ở tâm. Tăng góc chiếu sáng: kéo handle rút ngắn vạch Co giãn hình elip hoặc quay nguồn sáng: Kéo một trong các handle. Bấm Shift và kéo sẽ giữ góc không thay đổi, bấm Ctrl và kéo sẽ cho phép thay đổi góc mà không làm thay đổi kích thước của nguồn sáng. Thiết lập cường độ chiếu sáng: thay đổi giá trị Intensity Mức độ chứa ánh sáng: Focus Chọn loại nguồn sáng: Mặc định có 17 loại nguồn sáng, ta có thể tạo thêm bằng cách thêm nguồn sáng vào xác lập Default. 2 o’clock Spotlight: Đèn pha vàng với cường độ trung bình và tiêu điểm rộng. Blue Omni: Aùnh sáng xanh từ trên chiếu xuống với cường độ toàn phần và không có tiêu điểm. Circle of Light: Bốn đèn pha. Đèn trắng có cường độ toàn phần và tiêu điểm tập trung, đèn vàng có cường độ tương đối mạnh và có tiêu điểm tập trung, đèn đỏ có cường độ trung bình và tiêu điểm tập trung, đèn xanh có cường độ toàn phần và tiêu điểm trung bình. Crossing: Đèn pha trắng với cường độ trung bình và tiêu điểm rộng. Crossing Down: Hai đèn pha trắng với cường độ trung bình và tiêu điểm rộng. Five Lights Down/ Five Lights Up: Năm đèn pha trắng chiếu xuống hoặc chiếu lên với cường độ toàn phần và tiêu điểm rộng. FlashLight: Đèn vàng với cường độ trung bình. FloodLight: Đèn pha trắng với cường độ trung bình và tiêu điểm rộng. Paralle Directional: Đèn định hướng xanh với cường độ toàn phần và không có tiêu điểm. RGB Lights: Các đèn đỏ cờ (Red), xanh lục (Green) và xanh dương (blue) tạo ánh sáng có cường độ trung bình và tiêu điểm rộng. Soft Direct Lights: Đèn pha trắng với cường độ toàn phần và tiêu điểm trắng. Three Down: Ba đèn pha trắng với cường độ dịu và tiêu điểm rộng. Triple SpotLight: Ba đèn pha với cường độ dịu và tiêu điểm rộng. Bổ sung nguồn sáng: Trong hộp thoại Lighting Effects, kéo tâm của biểu tượng đèn ở cuối hộp thoại vào vùng xem trước (tối đa là 16 đèn).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiaotrinh_3811.doc
Tài liệu liên quan