TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
PHẦN A: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG
TÁC QUI HOẠCH ĐÔ THỊ
1. Hệ thống văn bản pháp luật về sự tham gia của cộng đồng
2. Nội dung tham vấn cộng đồng trong QHĐT
3. Thực trạng của hoạt động tham vấn trong công tác QHĐT
4. Các giai đoạn tham vấn ý kiến cộng đồng trong QHĐT
5. Triển khai tham vấn cộng đồng trong Quy hoạch đô thị
6. Một số phương pháp tiếp cận cộng đồng trong tham vấn ý kiến về QHĐT
PHẦN B: THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG QUI HOẠCH CHI TIẾT ĐÔ THỊ
I. QUY TRÌNH LẬP, PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐÔ THỊ CÓ CỘNG ĐỒNG THAM GIA
A. Lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết
B. Triển khai thực hiện qui hoạch chi tiết được duyệt
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
A. LẬP, XÉT DUYỆT QUI HOẠCH CHI TIẾT
B. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUI HOẠCH CHI TIẾT
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng trong công tác qui hoạch chi tiết đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T để thẩm định trình Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện phê duyệt.
b/ Tổ chức xin ý kiến để phê duyệt QHCT:
- Cơ quan thẩm định qui hoạch xây dựng gửi thuyết minh tóm tắt đến các tổ
chức và cá nhân có liên quan kèm theo phiếu xin tham vấn ý kiến, hồ sơ đồ án qui
hoạch đến các chuyên gia phản biện để có ý kiến.
- Căn cứ vào ý kiến góp ý Phòng quản lý đô thị chỉ đạo cơ quan, tổ chức tư
vấn hoàn chỉnh hồ sơ QHCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c/ Phê duyệt:
- Chủ tịch UBND thị xã, quận, huyện quyết định phê duyệt quy hoạch xây
dựng đó sau 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Phòng phòng
quản lý đô thị.
- Văn bản phê duyệt QHCT kèm theo hồ sơ QHCT.
9. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch chi tiết.
Hồ sơ quy hoạch chi tiết ngân cấp khu cải tạo nâng cấp đô thị lưu trữ tại:
a/ Phòng quản lý đô thị quận, huyện, thị xã;
b/ Ban Điều hành dự án nâng cấp khu cải tạo nâng cấp thành phố, thị xã;
c/ Cơ quan, tổ chức tư vấn lập QHCT;
d/ Uỷ ban nhân dân phường sở tại.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 23
B. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUI HOẠCH CHI TIẾT
1. Nội dung triển khai thực hiện qui hoạch chi tiêt
Nội dung triển khai QHCT nâng cấp được duyệt bao gồm:
1.1. Ban hành quy chế quản lý xây dựng theo qui hoạch.
1.2. Tổ chức công bố QHCT được duyệt.
1.3. Lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ và cắm mốc giới ngoài thực điạ.
1.4. Lập kế hoạch hành động và vận động đầu tư .
1.5. Thực hiện đầu tư xây dựng các tiểu dự án nâng cấp.
1.6. Giao đất, thực hiện tái định cư.
1.7. Cấp phép xây dựng công trình.
1.8. Kiểm tra xây dựng theo qui hoạch.
2. Ban hành quy chế quản lý xây dựng theo qui hoạch.
2.1. Yêu cầu:
- Trên cơ sở QHCT được duyệt, Quy chế quản lý xây dựng theo qui hoạch cần
được soạn thảo và ban hành sau khi lấy ý kiến của nhân dân sở tại.
- Nội dung của quy chế phải được 50% số dân sở tại thống nhất.
- Qui chế quản lý xây dựng theo qui hoạch sau khi được UBND phường sở tại
phê duyệt là cơ sở để quản lý nâng cấp và khai thác sử dụng các công trình trong
khu vực QHCT.
2.2. Cơ quan tổ chức thực hiện:
- Ban Điều hành dự án nâng cấp quận, huyện, thị xã;
- Cơ quan, tổ chức tư vấn lập QHCT;
- Đại diện các tổ dân phố, cụm dân cư.
2.3. Nội dung Qui chế quản lý xây dựng theo qui hoạch:
a/ Phạm vi, đối tượng quản lý
b/ Phân khu chức năng, cơ cấu tổ chức không gian.
c/ Quy định các chỉ tiêu sử dụng đất theo từng đối tượng xây dựng, tuỳ theo
tỷ lệ bản đồ như: ranh giới, kích thước lô đất, công trình; diện tích; mật độ xây
dựng; tầng cao trung bình; hệ số sử dụng đất...
d/ Quy định các chỉ tiêu sử dụng hạ tầng kỹ thuật, các tuyến kỹ thuật như
giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, các đầu mối kỹ thuật, các đấu nối với
với mạng lưới đô thị.
e/ Qui định vùng cấm xây dựng, hành lang bảo vệ các công trình di tích lịch
sử, các đường dây đường ống kỹ thuật, các công trình gây ô nhiễm...
f/ Quy định về tổ chức không gian kiến trúc, hình dáng, khối tích, chiều cao,
mầu sắc các loại công trình.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 24
g/ Quy định về bảo vệ quyền lợi, nguyện vọng của cộng đồng người nghèo
đô thị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt như: Không gian nghỉ nghơi, giải trí
công cộng, dịch vụ đời sống, đường vào nhà, các công trình cấp nước, cấp điện
không gian thu gom rác...
h/ Thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và
cộng đồng trong việc quản lý xây dựng theo qui hoạch tại khu vực.
i/ Chế tài đối với vi phạm các qui định về quản lý qui hoạch chi tiết.
2.4. Phương thức tiến hành:
a/ Ban Điều hành dự án nâng cấp quận, huyện, thị xã, cơ quan, tổ chức tư
vấn lập QHCT tổ chức họp với đại diện các tổ dân phố, cụm dân cư thảo luận,
thống nhất nội dung của Dự thảo Quy chế;
b/ Tổ chức các cuộc họp với dân cư sở tại để thảo luận dự thảo Quy chế:
- Cơ quan, tổ chức tư vấn lập QHCT và UBND phường sở tại chủ trì hội
nghị.
- Cơ quan, tổ chức tư vấn trình bày nội dung chủ yếu của dự thảo Quy chế;
- Cộng đồng, đại diện cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan thảo luận các vấn đề về nội dung Quy chế; tổ chức tư vấn giải trình.
- Chủ trì hội nghị tổng hợp ý kiến đóng góp của cộng đồng thông qua biên
bản hội nghị có chữ ký của các bên tham gia. ý kiến cộng đồng được tổng hợp phải
trung thực, khách quan.
Sau khi tiếp thu ý kiến của cộng đồng nhóm tư vấn lập QHCT căn cứ vào
biên bản góp ý của cộng đồng để nghiên cứu chỉnh sửa dự thảo Quy chế và trình
lên UBND phướng sở tại quyết định.
3. Tổ chức công bố QHCT được duyệt
Do UBND cấp xã thực hiện
3.1. Mục đích và kết quả đạt được:
- Thông báo người dân biết được nội dung và kế hoạch nâng cấp, cải tạo các
công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu và nhà ở tại khu vực QHCT.
- Làm cho cho người dân biết các qui định quản lý được cấp có thẩm quyền
ban hành để thực hiện xây dựng cải tạo theo qui hoạch và có trách nhiệm trong
việc vận hành, quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng đã được nâng
cấp hoặc xây dựng.
3.2. Nội dung:
- Tổ chức bàn giao hồ sơ quy hoạch giữa cơ quan thiết kế với UBND phường
sở tại và chủ đầu tư ( nếu có); đồng thời tiến hành chuyển giao kỹ thuật, như hồ sơ
mốc giới, quản lý các lộ giới, các vùng cấm xây dựng.
- Thông báo nội dung QHCT, các công trình dự kiến nâng cấp và kế hoạch
thực hiện, khả năng huy động vốn.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 25
- Thông báo những qui định quản lý xây dưng theo QHCT và trách nhiệm,
quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đối với việc xây dựng, vận hành, quản lý, duy
tu bảo dưỡng các công trình công cộng đã được nâng cấp hoặc xây dựng.
3.3. Cách thức thực hiện:
- Thể hiện bản đồ treo tại các khu vực cần thiết.
- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như báo, truyền hình, truyền thanh,
ca nhạc, tranh áp phích để giới thiệu nội dung đồ án.
- Tiến hành tổ chức lễ công bố đồ án quy hoạch tại địa điểm thuận lợi.
- Công tác hướng dẫn sau buổi lễ: cần có bộ phận tiếp dân để đón nhận và giải
thích các ý kiến của dân, đồng thời hướng dẫn dân tìm hiểu nội dung đồ án.
4. Lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ và cắm mốc giới ngoài thực điạ
4.1. Cơ quan, tổ chức thực hiện:
Cơ quan tổ chức tư vấn QHĐT phối hợp với UBND phường, có đại diện tổ
cụm dân cư sở tại thực hiện.
4.2. Nội dung:
- Xác định các mốc giới xây dựng ngoài hiện trường: dựa trên bản đồ cắm
mốc xây dựng trong đồ án QHCT để xác định các mốc giới quản lý xây dựng ngoài
hiện trường;
- Khoang định các khu vực, hành lang cấm xây dựng;
- Xác định chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng các tuyến đường, các trạm,
tuyến hạ tầng kỹ thuật các khu vực cộng đồng, các công trình đặc biệt khác.
- Tổ trưởng tổ dân phố, cụm dân cư có trách nhiệmắnhcs nhở nhân dân bảo vệ
các mốc chỉ giới Qui hoạch. Trong trường hợp có xe dịch, thay đổi phải báo cáo
UBND phường sở tại biết để xử lý.
5. Lập kế hoạch hành động và vận động đầu tư
5.1. Cơ quan tổ chức thực hiện:
- Ban Điều hành dự án nâng cấp quận, huyện, thị xã;
- Đại diện các tổ dân phố, cụm dân cư, UBND phường sở tại.
- Cơ quan, tổ chức tư vấn lập QHCT;
5.2. Nội dung:
Nội dung chương trình hành động bao gồm:
- Chuyển giao kỹ thuật đồ án thiết kế quy hoạch chi tiết.
- Tổ chức hướng dẫn, giải thích nội dung đồ án.
- Xác định các công trình cần nâng cấp theo trình tự ưu tiên.
- Kế hoạch cụ thể về thời gian triển khai thực hiện các dự án nâng cấp, từ lập
dự án, huy động nguồn lực xét duyệt và triển khai đầu tư xây dựng.
- Xác định kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 26
- Các biện pháp thực hiện các dự án.
- Khái toán nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nâng cấp theo qui mô QHCT.
- Xác định, dự báo các nguồn tài chính phục vụ nâng cấp và tổ chức vận động
đầu từ mọi nguồn: ngân sách trung ương, địa phương, nguồn hỗ trợ từ các chương
trình Quốc gia, ODA, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và của cộng đồng dân cư
đô thị sở tại,..
- Xây dựng cơ chế tham gia của cộng đồng người nghèo đô thị trong đầu tư
nâng cấp và quản lý xây dựng theo qui hoạch.
6. Thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nâng cấp
Đầu tư xây dựng các dự án nâng cấp bao gồm các bước sau:
a/ Chuẩn bị đầu tư xây dựng;
b/ Thực hiện đầu tư xây dựng;
c/ Kết thúc xây dựng, bàn giao và đưa vào sử dụng.
7. Giao đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
7.1. Sau khi hoàn tất các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, căn cứ vào dự án đầu tư
hoặc thiết kế được duyệt (trong trường hợp các công trình nhà ở thì chủ đầu tư cần
có đơn xin giao đất) chủ dự án tiến hành làm thủ tục xin giao đất đất; bồi thường
hỗ trợ và tái định cư để giải phòng mặt bằng thực hiện dự án; tổ chức và thực hiện
đầu tư.
7.2. Lập hồ sơ xin giao đất:
Hồ sơ xin giao đất gồm:
- Đơn xin giao đất.
- Dự án đầu tư xây dựng hoặc thiết kế xây dựng (đối với dự án không sử dụng
vốn ngân sách nhà nước).
- Phương án bồi thường tài sản gắn với đất.
- Trích lục bản đồ địa chính khu đất tỷ lệ 1/1000- 1/2000 (đối với lô đất tỷ lệ
1/500) xin giao đất; trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì phải có bản vẽ trích
đo địa chính khu đất xin giao đất;
7.3. Ra quyết định thu hồi, giao đất.
7.4.Thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
7.5. Giao nhận đất tại hiện trường cắm mốc giới, lập bản đồ địa chính (cấp
giấy phép sử dụng đất).
7.6. Đối với đất sử dụng xây dựng công trình hạ tầng cấp 1, cấp 2 và nhà ở
cho người nghèo không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc thuế đất và các khoản nghĩa
vụ tài chính có liên quan.
8. Trình tự thủ tục giao đất
TS.KTS. Lê Trọng Bình 27
8.1. Hồ sơ xin giao đất ( đối với dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng) lập thành hai
bộ (02bộ) gửi đến cơ quan quản lý đất đai thành phố, thị xã, quận, huyện nơi thực
hiện dự án.
Trong thời hạn mười ngày (7 ngày) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, cơ quan quản lý đất đai thành phố, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm thẩm tra
hồ sơ, làm thủ tục giao đất trình Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, huyện
quyết định.
8.2. Hồ sơ xin giao đất ( đối với dự án nâng cấp nhà ở của hộ gia đình, cá
nhân) lập thành hai bộ (2 bộ) gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
thực hiện dự án.
Trong thời hạn năm ngày (5 ngày) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với
kế hoạch sử dụng đất chi tiết hàng năm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt, xác nhận vào hồ sơ và trình Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã, quận,
huyện quyết định.
8.3. Trong thời hạn ba ba mươi ngày (25 ngày) làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ, cơ quản quản lý đất đai quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách
nhiệm thẩm tra hồ sơ xin đăng ký đất đai, có quyết định và giao giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, vào sổ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
9. Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm:
9.1. Thành lập Hội đồng bồi thường và tái định cư.
- Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện quyết định thành lập
Hội đồng bồi thường và tái định cư dự án. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Hội đồng bồi
thường và tái định cư có thể được thành lập trước khi có quyết định thu hồi đất,
hoặc chấp thuận giao trách nhiệm bồi thường và tái định cư cho chủ đầu tư Dự án
nâng cấp ( gọi chung là Hội đồng bồi thường và tái định cư).
- Thành phần tham gia Hội đồng bồi thường và tái định cư bao gồm:
+ Đại diện lãnh đạo UBND phường- Chủ tịch Hội đồng;
+ Đại diện cơ quan Tài chính - Vật giá quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh- Phó Chủ chủ Hội đồng;
+ Chủ dự án - Uỷ viên thường trực;
+ Đại diện cơ quan địa chính, cơ quan xây dựng, quản lý đô thị quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Uỷ viên;
+ Đại diện dân cư khu vực thực hiện dự án- Uỷ viên;
+ Hai đại diện của những người bị thu hồi đất- Uỷ viên;
9.2. Đối với trường hợp dự án có qui mô nhỏ, nhu cầu thu hồi đất để xây
dựng và số hộ, cá nhân bị ảnh hưởng không nhiều, không thành lập Hội đồng bồi
TS.KTS. Lê Trọng Bình 28
thường và tái định cư. UBND phường giao Ban quản lý dự án tổ chức bồi thường
và tái định cư.
9.3. Hội đồng bồi thường và tái định cư tổ chức phổ biến quyết định thu hồi
đất, tuyên truyền chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phát tờ khai, hướng
dẫn kê khai, thu tờ khai.
9.4. Cơ quan quản lý về Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên
quan xác định đất giá, giá tài sản để tính bồi thường, chính sách hỗ trợ và tái định
cư trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
9.5. Người bị thu hồi đất kê khai diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí của đất,
số lượng, chất lượng tài sản hiện có trên đất bị thu hồi, số nhân khẩu, số lao động
... đề đạt nguyện vọng được thu hồi và nhu cầu tái định cư.
9.6. Hội đồng bồi thường và tái định cư hoặc tổ chức có chức năng được
giao bồi thường và tái định cư kiểm tra tờ khai, xác định thiệt hại về đất và tài sản
của người bị thu hồi đất có sự tham gia của đại diện chính quyền sở tại, xác nhận
của người bị thiệt hại và đại diện chủ dự án.
9.7. Uỷ ban nhân dân phường tổng hợp báo cáo Hội đồng bồi thường và tái
định cư về tình hình sử dụng quỹ đất dùng để bồi thường tại địa phương.
9.8. Hội đồng bồi thường và tái định cư căn cứ vào giá đất, giá tài sản tính
bồi thường, chính sách hỗ trợ và tái định cư của dự án đã được Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và số liệu kiểm kê về đất, tài sản bị
thiệt hại đã xác định để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định gửi cho
cơ quan thẩm định (trong trường hợp phải thẩm định) và hoàn thiện phương án bồi
thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh phê duyệt.
9.9. Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư được Uỷ ban
nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồng bồi thường và tái định cư có
trách nhiệm:
- Thông báo phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư trên các
phương tiện thông tin đại chúng của xã, phường, thị trấn và niêm yết công khai tại
trụ sở làm việc của Hội đồng bồi thường và tái định cư và Uỷ ban nhân dân
phường nơi có đất bị thu hồi trong thời gian 15 ngày.
- Đôn đốc chủ dự án / người sử dụng đất chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo
phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện giải phóng mặt
bằng.
- Kịp thời giải đáp những thắc mắc, khiếu nại và xử lý các vướng mắc trong
quá trình lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố
trí tái định cư.
9.10. Đối với các dự án khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư diện
tích đất thực thu hồi lớn hơn diện tích đất sẽ giao, thì kinh phí bồi thường thiệt hại
TS.KTS. Lê Trọng Bình 29
của phần diện tích thu hồi nhưng không giao này do ngân sách Nhà nước chi trả
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
10. Bồi thường hỗ trợ và bố trí tái định cư.
10.1. Phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư:
Phần I: Xác định mức bồi thường, hỗ trợ của chủ dự án (người sử dụng đất)
phải chi trả.
Phần II: Xác định mức bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng được bồi
thường thiệt hại; mức hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu tái định cư; mức nộp ngân sách
Nhà nước theo quy định và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
Phần III: Bố trí tái định cư: Căn cứ vào nhu cầu tái định cư, khả năng tái
định cư để dự kiến bố trí các hộ vào khu tái định cư, thời gian di chuyển đến khu
tái định cư và thực hiện các chính sách hỗ trợ tái định cư.
10.2. Nguyên tắc bồi thường nhà, công trình xây dựng
a/ Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được
bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật
tương đương. Giá trị xây dựng mới bằng diện tích nhà, công trình nhân với đơn giá
xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định .
b/ Đối với nhà, công trình xây dựng không thuộc đối tượng quy định trên
được bồi thường theo mức thiệt hại thực tế theo nhiện hànhguyên tắc tổng mức bồi
thường tối đa không lớn hơn 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị xây
dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công
trình bị thiệt hại.
Riêng đối với công trình kết cấu hạ tầng, mức bồi thường bằng giá trị xây
dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình phá
dỡ; nếu công trình không còn sử dụng nữa thì không bồi thường
c/ Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần, nhưng phần diện tích còn lại
không còn sử dụng được, thì được bồi thường cho toàn bộ công trình.
d/ Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng
được phần diện tích còn lại, thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ
và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần công trình còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật
tương đương với của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
10.3. Hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống
a/ Hộ gia đình, cá nhân phải phá dỡ nhà ở, di chuyển chỗ ở được hỗ trợ trong
thời gian 6 tháng; mức hỗ trợ tính cho 01 nhân khẩu/01 tháng tương đương
với.....kg gạo theo giá trung bình ở thị trường địa phương tại thời điểm phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp phải di chuyển đến tỉnh khác, thì hỗ trợ
tối đa là 01 năm và còn được hưởng chính sách đi vùng kinh tế mới.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 30
b/ Chủ dự án có trách nhiệm hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp:
- Ưu tiên tuyển dụng lao động dôi dư trong độ tuổi, nhất là lao động nữ thuộc
các đối tượng có đất bị thu hồi nếu có nhu cầu tuyển dụng lao động mới.
- Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp và những lao
động khác phải chuyển nghề do bị thu hồi, chú ý hỗ trợ lao động nữ. Lao động
được hỗ trợ, mức hỗ trợ đào tạo cho một lao động và việc tổ chức đào tạo nghề do
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định.
c/ Người bị thu hồi đất phải phá dỡ toàn bộ nhà ở, trong thời gian chờ tạo lập
lại chỗ ở mới, được bố trí vào nhà ở tạm chờ tái định cư hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà
ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh quy định phù hợp với thực tế.
d/ Ngoài việc hỗ trợ quy định trên, hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn có người
đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của nhà nước phải di chuyển chỗ ở còn được hỗ
trợ .. đồng.
e/ Trường hợp đã áp dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định trên mà chưa
khôi phục được sản xuất và đời sống của người bị thu hồi đất, thì chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thêm biện pháp hỗ trợ cụ
thể.
10.4. Nguyên tắc bố trí nhà ở, đất ở tại khu tái định cư
a/ ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất, nếu đất đó được sử
dụng để xây dựng nhà ở, xây dựng khu tái định cư.
b/ Thông báo cho từng hộ gia đình và niêm yết công khai tại trụ sở UBND
phường nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 15 ngày về:
- Địa điểm tái định cư, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện
tích từng lô đất, diện tích sử dụng của từng căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư;
- Dự kiến bố trí các hộ vào khu tái định cư.
c/ Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem xét cụ thể khu tái
định cư.
d/ Bố trí ở những vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện kế hoạch giải
phóng mặt bằng, những hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ
e/ Diện tích đất ở cho mỗi hộ gia đình do Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc
tỉnh, thị xã, huyện quy định cho phù hợp với pháp luật về đất đai và thực tế địa
phương.
f/ Trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định
trên, thì người bị thu hồi đất ở vẫn được giao đất mới; nếu có chênh lệch về giá trị,
thì phân chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền.
10.5. Nguồn vốn xây dựng khu tái định cư
a/ Tiền bồi thường khi thực hiện dự án nâng cấp tại nơi thu hồi đất.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 31
b/ Vốn từ việc sử dụng quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của
Luật đất đai.
c/ Ngân sách nhà nước để xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng khu nghèo đô thị.
d/ Hỗ trợ từ các nguồn khác như các chương trình ODA, đóng góp của cộng
đồng,.. mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
quyết định trên cơ sở thoả thuận với cộng đồng.
10.6. Bồi thường và tái định cư trong trường hợp không thành lập Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
a/ Tuỳ theo quy mô sử dụng đất và tính chất của mỗi dự án, nếu Chủ dự án/
người sử dụng đất thoả thuận được với người bị thu hồi đất, thì việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư không phải thông qua Hội đồng bồi thường và tái định cư.
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được UBND cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
b/ Sau khi có sự chấp thuận của UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì chủ dự án (chủ quản đầu tư) được ký hợp
đồng với tổ chức có chức năng và đủ điều kiện thực hiện bồi thường và tái định cư.
11. Cấp giấy phép xây dựng
11.1. Việc xây dựng các công trình hạ tầng cấp 1, cấp 2, nhà ở người thu nhập
thấp được phê duyệt được miễn giấy phép xây dựng theo qui định hiện hành liên
quan.
11.2 Các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp công trình cơ sở hạ tầng và nhà ở
phục vụ mục đích kinh doanh, có nguồn vốn ngoài ngân sách phải xin giấy phép để
xây dựng công trình.
11.3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình cải tạo nâng cấp theo qui
định hiện hành về giấy phép xây dưngj.
12. Giám sát cộng đồng việc xây dựng theo qui họach chi tiết
12.1. Nội dung:
Việc kiểm tra, giám sát xây dựng công trình được cơ quan quản lý kiến trúc -
qui hoạch thực hiện trong quá trình triển khai thi công xây lắp, gồm những nội
dung:
- Phát hiện các vi phạm về quy hoạch xây dựng đô thị.
- Phát hiện và xử lý các trường hợp cấp giấy phép xây dựng sai hoặc không
đúng thẩm quyền;
- Phát hiện các hành vi xây dựng, phá dỡ công trình không có giấy phép
hoặc sai với giấy phép;
- Phát hiện các vi phạm về bảo vệ cảnh quan môi trường ở đô thị;
- Phát hiện các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các công trình cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đô thị.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 32
Việc xử lý các vi phạm được thực hiện theo Nghị định 48/CP của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng.
12.2.Chịu trách nhiệm thực hiện:
- Ban điều hành dự án nâng cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Đơn vị tư vấn giám sát.
- Nhóm giám sát cấp phường do UBND phường quyết định.
- Người dân sở tại.
12.3. Cách thức thực hiện:
Trong quá trình thực hiện QHCT có các hình thức giám sát sau:
a/ UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo Phòng quản
lý đô thị thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm được thực hiện
theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong xây dựng.
b/ Ban điều hành dự án nâng cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ
chức các nhóm giám sát cộng đồng trình UBND phường quyết định nhằm mục
đích phối hợp với cơ quan quản lý xây dựng, đô thị quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh để giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng trong khu vực theo QHCT
được duyệt.
c/ Người dân có quyền theo dõi, phát hiện, phản ánh cho Ban điều hành dự
án nâng, cơ quan quản lý xây dựng, đô thị quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh có biện pháp xử lý những người vi phạm.
12.4. Thành phần và nhiệm vụ của Nhóm giám sát cộng đồng
a/ Mục đích thành lập của nhóm giám sát cộng đồng là đảm bảo cho việc
đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng và nhà ở theo QHCT được duyệt, đúng
mục tiêu, chất lượng như dự kiến.
b/ Thành phần bao gồm:
- Đại diện các tổ cụm dân cư: 1người /tổ, cụm;
- Đại diện các tổ chức đoàn thể phường ( 1 đại diện/tổ chức): MTTQVN,
Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Thanh niên,và các tổ chức hội xã hội khác.
- Đại diện UBND phường.
c/ Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Phối hợp cơ quan quản lý xây dựng, đô thị quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh , tư vấn giám sát kiểm tra và giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng
nâng cấp cơ sở hạ tầng và nhà ở tại khu vực theo QHCCT và kế hoạch nâng cấp đã
được phê duyệt.
- Kiến nghị với Ban điều hành dự án nâng cấp, cơ quan quản lý xây dựng,
đô thị quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có biện pháp xử lý những người vi
phạm.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 33
- Thay mặt cho Ban điều hành dự án nâng cấp tiếp thu các ý kiến của nhân
dân về những vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện xây dựng nâng cấp tại
khu vực.
d/ Các nội dung giám sát cộng đồng:
- Giám sát xây dựng công trình: kiểm tra mặt bằng địa điểm xây dựng, các
mốc giới, đường cấp điện nước đến hiện trường.
- Kiểm tra các công tác đầu tư xây dựng tại theo QHCT và thiết kế được
duyệt, kích thước, tim cốt, hướng tuyến, độ dốc; chất lượng và thời gian hoàn
thành các công việc theo thiết kế; phù hợp với quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn
kỹ thuật xây dựng, quy chuẩn xây dựng.
- Giám sát tiến độ thực hiện trên cơ sở các mốc thời gian thực hiện, trình tự
thực hiện các công việc tại hiện trường.
- Tham gia nghiệm thu toàn bộ và bàn giao công trình xây dựng hoàn thành.
- Tuyên truyền với nhân dân thực hiện xây dựng, quản lý sử dụng công trình
theo QHCT được duyệt.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 34
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: KẾ HOẠCH THAM VẤN VỀ NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT
STT
NỘI DUNG YỜU CẦU KẾT QUẢ CHỦ TRỠ
TH.GIAN HOàN
THàNH
1 XÕY DỰNG KẾ HOẠCH
2 LẬP NHÚM THỰC HIỆN
3 TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
4 Khảo sát, xác định nội dung tham vấn, tổ
chức thảo luận
5 HỘI THẢO THAM VẤN
6 Xử lý các vấn đề tham vấn
7 KẾT THỲC, LẬP BỎO CỎO
Phụ lục 1.2: Bảng câu hỏi khảo sát
1. Về hiện trạng khu đô thị
A. Phần xác định
A1. Tên và mã số phường/xã................................................................................
A2. Mã số khu vực ............................................................................................
A3.Mãsố tổ..........................................................................................................
A4. Tên đường và số nhà.......................................................................................
B. Phần chung
B1. Người được phỏng vấn là................................................................................
1. Nam 2. Nữ
B2. Người được phỏng vấn là lao động chính của gia đình..................................
B3. Người được phỏng vấn trên 16 tuổi...............................................................
B4. Người được phỏng vấn dưới hoặc 16 tuổi......................................................
B5. Bạn sống ở ngôi nhà này được bao lâu rồi?...................................................
1. 1 năm 2. 4 - 6 năm
3. 6 - 9 năm 4. 10 năm hay > 10
B6. Bạn sống ở đâu?............................................................................................
Phường/xã .......................................................................................
ở nơi khác:
B7. Lý do chính mà bạn chuyển đến đây ở?.......................................................
1. Vì công việc/cơ hội thu nhập cao hơn.
2. Vì việc học hành của con cái.
3. Vì đã được chia đất ở đây.
4. Vì ở chung với bà con trong một nhà/cộng đồng.
5. Lý do khác cụ thể.
B8. Theo bạn vấn đề quan tâm chính trong khu vực bạn ở là gì?........................
1. Sức khỏe 2. Giáo dục 3. Nhà ở
4. Chỗ ở 5. Cơ sở hạ tầng 6. Khác cụ thể
B9. Vấn đề quan tâm chính về cơ sở hạ tầng trong khu vực bạn ở là gi?...............
1. Cung cấp nước 2. Phương tiện vệ sinh 3. Thu gom rác
4. Đường xá 5. Chống ngập lụt 6. Vấn đề khác cụ thể
TS.KTS. Lê Trọng Bình 35
C. Nơi cư ngụ
C1: Nơi cư ngụ ở đâu?...........................................................................................
A. Khoảng cách (khoảng cách từ mục B) B. Loại đường
1. 1-2m 2. 21-40m 1. Đổ bê tông/trải nhựa 2. Đổ cát/sỏi
3. 41-60m 4. hơn 60m 3. Đường sắt 4. Kiệt/đường mòn
5. Khác, cụ thể
C2: Loại hình chỗ ở?.................................................................................../.........
1. Nhà mái bằng hoặc ngói 2. Kết hợp xi măng và gỗ
3. Nhà tạm thời (gỗ, tre, mái tranh) 4. Khác, cụ thể
C3: Quyền sử dụng chỗ ở?....................................................................................
1. Sở hữu chủ 2. Thuê 3. Mượn/cấp
D. Giao thông và thoát nước
D1: Phương tiện giao thông tốt nhất mà gia đinh bạn có là gì?.............................
1. Xe hơi riêng 2. Xe máy 3. Xe đạp
4. Xe đạp và xe máy 5. Xe hơi và xe máy 6. Xe đạp xe hơi xe máy
7. Không 8. Phương tiện khác cụ thể
D2: Bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng như thế nào? (kể cả xích lô và xe
máy)..................................................................................................................
1. Chưa bao giờ 2. Mỗi năm một lần 3. Mỗi tháng một lần.
4. Mỗi tuần một lần 5. hàng ngày
D3: Loại phương tiện giao thông công cộng nào mà bạn thường hay sử dụng
nhất?.......................................................................................................................
1. Xe lửa 2. Xe buýt 3. Taxi
4. Xích lô 5. Xe hon đa ôm, xe đạp ôm 6. Loại khác cụ thể
D4: Các loại hệ thống thoát nước nào dọc theo đường/hẻm bạn ở?......................
1. Mương/cống xây lớn (rộng > 0,5m) 2. Mương/cống xây nhỏ (rộng < 0,5m)
3. Mương đất lớn (rộng > 0,5m) . 3. Mương đất nhỏ (rộng < 0,5m).
5. Không có (chuyển đến câu D6).
(Nếu không có cống thoát nước dọc theo đường hoặc hẻm bạn ở, chuyển đến câu D6).
D5: Đường ống thoát nước đó hiện nay như thế nào? .......................................
1. Tốt, sạch sẽ, không bị hư hỏng, hoạt động tốt.
2. Trung bình có hư hỏng hoặc bị tắc nghẽn một phần nhưng vẫn còn hoạt động.
3. Xấu, đổ nát hoàn toàn bị tắc nghẽn không hoạt động được nữa.
D6: Tình trạng ngập lụt ở khu vực bạn ở như thế nào?........................................
1. Bị ngập nghiêm trọng (trên 0,5m so với mặt đường bạn ở).
2. Bị ngập ít (dưới 0,5m).
3. Không bị ngập.
D7: Bạn có sẵn sàng hỗ trợ trong việc xây dựng mới hoặc cải thiện hệ thống thoát nước ở khu vực
bạn ở không?................................................................................
1. Có, bằng cách đóng góp tiền bạc.
2. Có, bằng cách hỗ trợ việc thi công kênh mương thoát nước.
3. Có, bằng cách hỗ trợ việc bảo dưỡng kênh mương thoát nước.
4. Có, bằng những cách khác, cụ thể.
5. Không.
E. rác thải
E1: Khu vực bạn ở hiện nay có dịch vụ thu gom rác không?..............................
1. Có (nếu có, chuyển đến câu E3-E13).
2. Không (nếu không thì hỏi câu E2).
TS.KTS. Lê Trọng Bình 36
E2: Bạn có muốn khu vực bạn có hệ thống thu gom rác hay không?.................
1. Có. 2. Không.
E3: Bạn để rác thải của bạn ở đâu?....................................................................
1. Trong vườn. 2. Thùng rác công cộng.
3. Tại bãi đổ rác công cộng. 4. Đổ trực tiếp vào xe đẩy.
5. Một nơi nào đó để xe đẩy đến thu gom. 6. Nơi khác, cụ thể là:
E4: Bạn cảm thấy như thế nào về cách đổ rác của bạn hiện nay?........................
1. Hài lòng 2. Không hài lòng
E5: Bạn có nghĩ gì về hoạt động thu gom rác hàng ngày của xe đẩy trong khu vực bạn ở (nếu
có)?....................................................................................................
1. Tiện lợi. 2. Thời gian hoạt động không thuận tiện.
3. Đi ngang qua nhanh không kịp đổ rác. 4. tuyến đường hoạt động quá xa nhà bạn.
5. Không có xe thu gom rác trong khu vực tôi ở. 6. Không có ý kiến gì cả.
7. Khác, cụ thể.
E6: Thùng rác công cộng trong khu vực bạn ở như thế nào?.............................
1. Tốt và hữu ích. 2. Không tiện vì nó quá nhỏ.
3. Không tiện vì khó mở ra. 4. Không tiện vì nằm quá xa nhà bạn.
5. Vẫn chưa hoàn chỉnh. 6. Không có thùng rác công cộng khu vực.
7. Không biết. 8. Khác, cụ thể.
E7: Bạn thích cách cải thiện hệ thống thu gom nào?.........................................
1. Công nhân làm công tác vệ sinh trực tiếp thu rác của bạn.
2. Hoạt động của xe đẩy thuận tiện hơn (thời gian làm việc lâu hơn, gần nhà hơn).
3. Thùng rác công cộng thuận tiện hơn (gần hơn, lớn hơn).
4. Không thay đổi gì cả.
5. Cách khác, cụ thể là.
E8: Nếu thành phố, thị xã sẽ cải thiện các dịch vụ xe đẩy rác và thùng rác công cộng, khả năng hàng
tháng mà bạn có thể trả cho dịch vụ thu gom là bao nhiêu? ( 1000
đồng/tháng)...................................................................................
E11: Hiện nay bạn có chi trả cho dịch vụ thu gom rác không?............................
1. Có 2. Không
E10: Nếu có, bạn trả bao nhiêu tháng một lần?.................................................
1. Một tháng 1 lần 2. Ba tháng 1 lần
3. Sáu tháng 1 lần 4. Một năm 1 lần
E10: Nếu có, bạn trả bao nhiêu tiền hàng tháng cho dịch vụ thu gom rác? 1000
đồng/tháng....................................................................................................
F. Vệ sinh
F1: Bạn sử dụng loại nhà cầu nào?....................................................................
1. Nhà cầu riêng 2. Nhà cầu chung (với một số hộ)
3. Nhà cầu công cộng 4. Không có
(Câu F2 chỉ dành hỏi những người có nhà vệ sinh riêng)
F2: Phân từ nhà cầu của bạn được thải vào đâu?.................................................
1. Trực tiếp vào hệ thống cống rãnh, cống thoát nước.
2. Vào hố xí tự hoại nối với cống rãnh, cống thoát nước.
3. Vào hố xí tự hoại sau đó ngấm xuống đất.
4. Vào hố chứa nối với cống rãnh, cống thoát nước.
5. Vào hố chứa sau đó ngấm xuống đất.
6. Nơi khác, cụ thể.
(Câu F3 chỉ dành hỏi những người không có nhà vệ sinh riêng).
F3: Nếu bạn không có nhà cầu với hố xí tự hoại, vì lý do gì?.............................
TS.KTS. Lê Trọng Bình 37
1. Không cần biết. 2. Thiếu đất trồng.
3. Thiếu tiền. 4. Hài lòng với tình trạng hiện tại.
5. Lý do khác, cụ thể.
(Câu F4 chỉ để hỏi những người không có nhà vệ sinh).
F4: Nếu bạn không có nhà vệ sinh riêng, bạn đi vệ sinh ở đâu?..........................
F5: Bạn xả nước giặt rửa, tắm và nhà bếp đi đâu?...............................................
1. Trực tiếp vào cống rãnh, cống thoát nước
2. Vào hố lọc nối với cống rãnh, cống thoát nước
3. Vào hố lọc sau đó thấm xuống đất
4. Vào hố chứa nối với cống rãnh, cống thoát nước
5. Vào hố chứa sau đó thấm xuống đất
6. Trực tiếp ra đất, biển, hồ, sông
F6: Nếu không có hệ thống xả nước thải (từ việc tắm. giặt, nấu ăn) lý do chính là
gì?.......................................................................................................................
1. Không có hệ thống cống rãnh, thoát nước trên đường, ngõ hẻm nơi bạn ở.
2. Thiếu tiền để lắp đặt hệ thống nổi.
3. Hài lòng với tình hình hiện tại.
4. Lý do khác, cụ thể là.
F7: Nếu bạn có nhà vệ sinh riêng với hố xí tự hoại, bạn thường cho hút hố xí tự hoại của bạn như thế
nào?....................................................................................
1. Cứ 1-5 năm/lần 2. Cứ 5-10 năm/lần
3. Trên 10 năm/lần 4. Không bao giờ
F8: Hút bằng cách nào?.......................................................................................
1. Xe hút hầm vệ sinh 2. Người có nhu cầu sử dụng cặn phân 3. Tự làm
4. Cách khác cụ thể là 5. Không biết
F9: Bạn có cảm thấy như thế nào về hệ thống nhà cầu của bạn hiện nay?........ .....................
1. Hài lòng 2. Không hài lòng
F10: Nếu có, bạn có muốn được hỗ trợ để có hay cải thiện tiện nghi vệ sinh của bạn thông
qua?.................................................................................................
1. Hỗ trợ về mặt kỹ thuật để xây một toilet có hố xí tự hoại.
2. Một chương trình cho vay tín dụng để xây một hố xí tự hoại riêng.
3. Hỗ trợ kỹ thuật và khu đất trống để xây một toilet công cộng.
4. Một chương trình cho vay tín dụng để xây một toilet công cộng.
5. Hỗ trợ toàn bộ để xây một toilet công cộng hoạt động theo kiểu dùng thì trả tiền.
6. Hỗ trợ về vật liệu để xây các toilet công cộng với sự đóng góp nhân công của người dân, để sử
dụng cần đóng một ít lệ phí hàng tháng.
7. Không.
8. Cách khác, cụ thể.(chỉ dành để hỏi những người muốn vay vốn tín dụng).
F11: Nếu bạn được cho vay vốn tín dụng để xây một nhà vệ sinh, bạn có thể trả số tiền đó hàng
tháng là bao nhiêu? đ000đồng/tháng..............................
G. Cấp nước
G1: Nguồn nước dùng để uống và nấu ăn của gia đình?...............................
1. Đấu nối đồng hồ riêng 2. Đấu nối đồng hồ chung với hộ khác
3. Vòi nước công cộng 4. Mua lại nước 5. Giếng bơm
6. Giếng đào 7. Hồ 8. Sông 9. Nguồn khác, cụ thể
G2: Bạn nghĩ gì về chất lượng của nguồn nước đề cập ở câu trên?..............
a. Vị 1. Tốt 2. Trung bình 3. Xấu
a. Mùi 1. Tốt 2. Trung bình 3. Xấu.
a. Mầu 1. Tốt 2. Trung bình 3. Xấu
TS.KTS. Lê Trọng Bình 38
G3: Khả năng cung xấp của nguồn nước trên như thế nào?..............................
1. Đủ quanh năm 2. Thỉnh thoảng thiếu 3. Hầu như thiếu
G4: Bạn xử lý nước như thế nào trước khi uống?.............................................
1. Đun sôi 2. Lọc 3. Đun sôi vàlọc
4. Không 5. Cách khác, cụ thể là
G5: Bạn có loại bình chứa nước gì?..................................................................
1. Bể chứa trên cao 2. Bể chứa trên đất 3. Thùng, xô, vại
4. Không 5. Cái khác, cụ thể là
G6: Nguồn nước sử dụng cho mục đích khác của gia đình (tắm, rửa, giặt)?....
1. Đấu nối đồng hồ riêng 2. Đấu nối đồng hồ chung với hộ khác
3. Mua lại nước 4. Vòi nước công cộng 5. Giếng bơm
6. Giếng đào 7. Hồ 8. Sông 9. Nguồn khác, cụ thể
G7: Bạn có muốn bắt nước máy không? (có đồng hồ hay không có đồng hồ không quan
trọng)........................................................................................................
1. Có 2. Không
G8: Nếu có, bạn có khả năng trả tiền trước tối đa là bao nhiêu?......................
số tiền cụ thể .............. đ/tháng
(Nếu người sử dụng trả lời có sử dụng nước máy thì hỏi tiếp các câu hỏi từ G9 đến G13, nếu không
chuyển sang câu hỏi G14)
G10: Nếu bạn có bắt máy nước riêng, lý do quan trọng nhất là gì?...............
1. Tiện lợi 2. Sức khỏe 3. Đáng tin cậy
4. Chất lượng 5. Hiện đại hóa 6. Rẻ tiền hơn
7. Các nguồn nước khác cung cấp không đủ
8. Không có máy nước riêng 9. Lý do khác cụ thể là
G11: áp suất nước như thế nào?......................................................................
1. Mạnh 2. Đôi lúc yếu 3. Yếu
G12: Tiền nước trung bình mỗi tháng là bao nhiêu? 1.000 đ/tháng........
G13: Có bao nhiêu người láng giềng/người khác dùng chung máy nước riêng của bạn (nếu
có)......................................................................................................
(Hỏi những người không sử dụng nước máy hoặc không có máy nước riêng)
G14: Lý do chính mà bạn không có bắt máy nước riêng là gì?.......................
1. Chi phí lắp đặt cao.
2. Không gần đường ống có sẵn (quá xa).
3. Chi phí hàng tháng quá cao.
4. Thỏa mãn với tình trạng hiện nay.
5. Lý do khác, cụ thể là.
G15: Nếu trong tương lai, chính phủ không còn bao cấp trong việc cung cấp nước nữa và công ty
cấp nước sẽ phải tăng giá tiền nước, bạn sẵn lòng trả bao nhiêu tiền nước hàng tháng 1.000
đ/tháng..........................................................
G16: Nếu chi phí lắp đặt máy nước riêng khoảng .. đồng, bạn sẽ đồng ý với cách
nào?......................................................................................................
1. Tín dụng để lắp đồng hồ riêng.
2. Tín dụng để lắp máy nước chung.
3. Không đồng ý cách nào cả.
4. Cách khác, cụ thể.
5. Không biết.
H. Thu nhập và chi tiêu.
H1. Nghề nghiệp của người lao động chính trong gia đình.................................
1. Nhân viên nhà nước và các dịch vụ khác.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 39
3. Công nghiệp.
4. Kinh doanh buôn bán.
5. Du lịch.
6. Nội trợ.
7. Nghỉ hưu.
8. Nghề khác, cụ thể.
H2. Người lao động chính đó làm việc có hợp đồng lao động hay không có hợp đồng lao động?
.........................................................................................................................................................
1. Có hợp đồng 2. Không có hợp đồng
Chỉ tiêu hàng tháng của gia đình bạn:
H3. Thực phẩm ...............................................................................................................................
1.000 đồng/tháng
H4. áo quần và giày dép ................................................................................................................
1.000 đồng/tháng
H5. Chi phí tiền vé tàu xe...) ..........................................................................................................
1.000 đồng/tháng
H6. Điện thoại, nước, rác) .............................................................................................................
1.000 đồng/tháng
H7. Sách vở viết, tiền học thêm) ...................................................................................................
1.000 đồng/tháng
H8. Y tế, khám bệnh, viện phí, thuốc...) .......................................................................................
1.000 đồng/tháng
H9. Các lễ hỏi (đám tang, đám cưới, giỗ...) .................................................................................
1.000 đồng/tháng
H10. Tổng chi tiêu của gia đình.....................................................................................................
1.000 đồng/tháng
H11. Có bao nhiêu người trong gia đình đóng tiền thu nhập cho gia đình ................................
H12. Tổng thu của gia đình mỗi tháng ..........................................................................................
1.000 đồng/tháng
2. Các vấn đề khác
2.1. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn? ....................................................................
1. Không đi học 2. Cấp tiểu học (lớp 1 đến lớp 5)
3. Cấp trung học (lớp 6 đến 12) 4. Đào tạo cao hơn (trên lớp 12)
2.2. Bạn có nhận xét hay nhận thấy gì về các dịch vụ và tiện nghi của chính phủ trong khu vực bạn
sống?
A. Đường sá và giao thông............................................................................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
B. Dịch vụ cấp thoát nước .............................................................................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
C. Cung cấp điện và đèn điện công cộng.....................................................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
D. Thu gom rác thải ........................................................................................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
E. Vệ sinh y tế.................................................................................................................................
TS.KTS. Lê Trọng Bình 40
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
F. Giáo dục và đào tạo ...................................................................................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
G. Phát triển nhà ở và những quy định ........................................................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
H. Dịch vụ hỗ trợ công cộng và quy định của thị xã ....................................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
I. Dịch vụ hỗ trợ công cộng và quy định của phường/xã ............................................................
1. Rất thỏa mãn 2. Thỏa mãn
3. Không thỏa mãn 4. Không có
2.3. Bạn có đề nghị gì về cách cải thiện những tiện nghi dịch vụ sau đây? ..............................
1. Đường sá và giao thông .....................................................................................................
2. Dịch vụ cấp thoát nước .......................................................................................................
3. Cung cấp điện và đèn điện công cộng ..............................................................................
4. Thu gom rác thải..................................................................................................................
5. Vệ sinh y tế ..........................................................................................................................
6. Giáo dục và đào tạo ............................................................................................................
7. Phát triển nhà ở và những quy định ..................................................................................
8. Dịch vụ hỗ trợ công cộng và quy định của thị xã ..............................................................
9. Dịch vụ hỗ trợ công cộng và quy định của phường/xã.....................................................
Xin cảm ơn sự quan tâm trả lời của bạn./.
Phụ lục 1.3. Phiếu lấy ý kiến về qui hoạch chi tiết khu đô thị
Thành phố, thị xã, quận, huyện.
Cơ quan tư vấn
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---* ---
Họ và tên: Địa chỉ:
Nghề nghiệp:
1. Ông (bà) có biết thành phố, thị xã đang có quy quận, huyện đang lập QHCT khu nghèo không?
Có... Không
2. Thông tin nào cho biết về QHCT:
Nghe báo, đài địa phương
Được phổ biến trong các cuộc họp
Xem triển lãm quy hoạch
Nghe truyền miệng (nghe vỉa hè)
3. Ông (bà) có được tham gia ý kiến cho đồ án QHCT?
Có... Không
- Nếu có, tham gia vào khi nào
- Nếu chưa được tham gia thì có nguyện vọng góp ý kiến về vấn đề gì?
4. Nếu được biết về QHCT ông, bà quan tâm vấn đề gì?
Nhà ở, đất đai.
Các công trình công cộng, cây xanh.
Giao thông.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 41
Điện.
Nước.
Thoát nước, Vệ sinh môi trường .
5. ông (bà) có thể đóng góp gì?
Nhân công Tiền
Vào việc gì: Cấp nước
Thoát nước, Môi trường
Vỉa hè
Xây dựng chung cư
Công trình công cộng
Ngày tháng năm 200..
Người điều tra
Phụ lục 1.4. Phiếu đóng góp ý kiến cho các phương án QHCT
Thành phố, thị xã, quận, huyện
Cơ quan tư vấn
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---o0o---
, ngày tháng năm 200..
Để có cơ sở lựa chọn phương án hợp lý nhất cho đồ án QHCT ..., đề nghị ông ( bà) có ý kiến về một
số vấn đề sau của các phương án đã được trình bày (đánh dấu X hoặc viết ngay trên phiếu này):
1. Mạng lưới giao thông:
- Hợp lý:
- Chấp nhận được:
- Chưa hợp lý:
Vì sao? ............................................................................................................................................
2. Hướng phát triển:
- Hợp lý:
- Chấp nhận được:
- Chưa hợp lý:
Vì sao? ............................................................................................................................................
3. Việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, cây xanh...:
- Hợp lý:
- Chấp nhận được:
- Chưa hợp lý:
Vì sao? ............................................................................................................................................
4. Mạng lưới cấp nước :
- Hợp lý:
- Chấp nhận được:
- Chưa hợp lý:
Vì sao? ............................................................................................................................................
5. Mạng lưới thoát nước:
- Hợp lý:
- Chấp nhận được:
- Chưa hợp lý:
Vì sao? ............................................................................................................................................
6. Mạng lưới cấp điện:
TS.KTS. Lê Trọng Bình 42
- Hợp lý:
- Chấp nhận được:
- Chưa hợp lý:
Vì sao? ............................................................................................................................................
7. Vấn đề sử dụng đất đai:
- Hợp lý:
- Chấp nhận được:
- Chưa hợp lý:
Vì sao?...........................................................
8. Những vấn đề cấp thiết nhất cần giải quyết như: vệ sinh môi trường, công trình phúc lợi công
cộng, đường sá, cống rãnh...
9. Những ý kiến khác:
10. ý kiến nhận xét chất lượng các phương án được đề xuất:
- Tốt phù hợp với tình hình địa phương
- Chưa phù hợp lắm so với tình hình địa phương Ví dụ: .......................
- Rõ ràng, dễ hiểu
- Chưa rõ, chưa nắm được nội dung các phương án Ví dụ: .......................
11. Ông (bà) có ý kiến gì về những vấn đề khác có liên quan đến quản lý đô thị và xây dựng? Ví dụ:
các thủ tục cấp đất, giấy phép xây dựng, việc xây dựng ở địa phương (có theo quy hoạch hay
không?)....................................................................
Người tham gia ý kiến
(Đề nghị ghi rõ họ tên, chức vụ, ở Phường, Xã hay Phòng nào)
Phụ lục 1.5. Bảng góp ý kiến cho phương án quy hoạch chi tiết
Họ, tên người góp ý:
(Đồng ý thì ghi: X; không đồng ý thì ghi: 0)
TT Các nội dung góp ý Đồng ý Không đồng ý
1 Phương án phát triển không gian:
- Nội dung cụ thể
- ý kiến bổ sung góp ý
2 Công trình công cộng
- Nội dung cụ thể
- ý kiến bổ sung góp ý
3 Giao thông
- Nội dung cụ thể
- ý kiến bổ sung góp ý
4 Cấp thoát nước, cấp điện
- Nội dung cụ thể
- ý kiến bổ sung góp ý
5 Vệ sinh môi trường
- Nội dung cụ thể
- ý kiến bổ sung góp ý
4 ý kiến về những vấn đề khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_tham_van_cong_dong_trong_qhct_do_thi_4262.pdf