Bài giảng Sốc điện chuyển nhịp - Trương Quang Khanh
Các bước chuyển nhịp
• Kiểm tra xung quanh
• Bật máy sốc
• Cho gây mê
• Áp điện cực
• Ấn nút Synchronize
• Chọn năng lượng phù hợp
• SốcSau thủ thuật
• Kiểm tra lại kết quả sốc
• Đo điện tâm đồ
• Theo dõi monitor, đường thở, SpO2
• Kiểm tra da vùng điện cực
• Nếu không thành công kiểm tra, làm lạiBiến chứng chuyển nhịp
• Thuyên tắc hệ thống
• Rối loạn nhịp sau chuyển nhịp: Ngưng tim,
block nhĩ thất, ngoại tâm thu thất / nhĩ, nhịp
nhanh thất
• Biến đổi tạm thời ST/T
28 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sốc điện chuyển nhịp - Trương Quang Khanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐC ĐIỆN CHUYỂN NHỊP
TS. Trương Quang Khanh
Bệnh viện Thống Nhất
Lịch sử
Lịch sử
• Ứng dụng trên người vào năm 1947 bởi Claude Back, Giáo sư Ngoại khoa tại
Đại học Case Western Reserse, cứu sống một trường hợp bệnh nhân 14 tuổi có
rung thất trong khi phẫu thuật trên tim
• Sốc điện qua thành ngực sử dụng trên người đầu tiên dùng dòng điện xoay
chiều.
• Bernard Lown và cộng sự sử dụng sốc điện một chiều trên thực hành lâm sàng.
Cơ chế
• Dòng điện khử cực cơ tim
• Gây vô tâm thu tạm thời
• Cho phép nút xoang chiếm lại vị trí chủ nhịp
SỐC ĐIỆN PHÁ RUNG
Sốc điện phá rung là quá trình thông qua dụng cụ
điện, chúng ta đưa ra nhát sốc đến tim làm ngưng
các hoạt động điện lộn xộn và hồi phục lại nhịp
tim bình thường.
Sốc điện phá rung phải được thực hiện ngay lập
tức sau khi xác định bịnh nhân ở tình trạng tim
mạch cấp cứu.
Chỉ định
- Rung thất
- Nhanh thất đa dạng, đơn dạng vô mạch
Rung thất có thể chuyển về nhịp tim hiệu quả khi sử dụng
năng lượng tác động lên cơ tim, làm cho các sợi cơ tim co
thắt đồng bộ lại, có thể đáp ứng với hoạt động tạo nhịp sinh
lý bình thường
Không sốc điện ở bệnh nhân
- Vô tâm thu
- Hoạt động điện vô mạch
Máy sốc điện
Gồm các bộ phận chính sau:
- Bộ phận tạo xung điện: Chủ yếu là 1 tụ điện, dòng phóng ra có thể
là dòng 1 chiều hoặc xoay chiều.
- Nút lựa chọn nấc năng lượng.
- Nút lựa chọn cho phương thức sốc đồng bộ hay sốc không đồng bộ.
Lựa chọn:
- Sốc điện không đồng bộ: Xung điện sẽ phóng ngay lập tức tại thời
điểm ấn nút phóng điện.
- Sốc điện đồng bộ: Xung chỉ được phóng ra vào thời điểm của sườn
xuống sóng R của QRS nhịp cơ bản của bệnh nhân.
Các loại máy sốc điện:
1/ Máy sốc điện ngoài
2/ Máy sốc điện trong
3/ Máy sốc điện bán tự động
4/ Máy sốc điện bên ngoài tự động: Tự phân tích
chẩn đoán
Không cần huấn luyện đặc biệt cho người sử dụng
Lắp đặt nơi công cộng: Phi trường, cơ quan, cửa
hàng lớn,
Các loại máy sốc điện:
5/ Máy sốc điện tự động bên trong
6/ Máy sốc điện bên ngoài dạng áo
Sốc điện dạng đơn pha: Dòng điện phóng đi một hướng từ điện cực này
đến điện cực khác qua tim
Sốc điện 2 pha: Dòng điện đi đến bảng điện cực dương rồi trở ngược lại
Bardy chỉ ra rằng năng lượng 130J của dòng điện 2 pha tương đương
200J của dòng điện 1 pha và có hiệu quả như nhau (86% về nhịp xoang)
Lợi ích dạng 2 pha:
- Ít năng lượng, ít chấn thương, ít tốn pin
- Khử rung hiệu quả với năng lượng thấp
- Tỷ lệ thành công với nhát sốc đầu bệnh nhân ngưng tim đơn pha là
60%, 2 pha đến 90%
Vị trí đặt điện cực
- Trước – Bên: Thuận tiện
Vị trí 1: Bên phải xương ức dưới xương đòn
Vị trí 2: Đường nách giữa liên sườn 4-5
- Trước – Sau
Trước – Dưới xương bả vai Trái
Trước – Dưới xương bả vai Phải
Vị trí điện cực cho phụ nữ có thai:
- Vị trí 1: Bên phải xương ức dưới xương đòn phải
- Vị trí 2: Đường nách giữa trái tránh vú
Kích thước bảng điện cực
- Người lớn: Đường kính 10 – 13cm
- Trẻ em: > 10kg: 8cm
< 10kg: 4,5cm
Các bước sốc điện
Hồi sức khoảng 2 phút
Bật máy sốc
Gắn bảng điện cực
Kiểm tra nhịp
CLEAR
Sốc (120 – 200 joules)
Hồi sức tim phổi 2 phút trước khi phân tích nhịp tim lại
Cho các thuốc: Vận mạch, thuốc chống loạn nhịp
Thành công: Chấm dứt rung thất trở về nhịp xoang hay vô tâm thu tối thiểu 5 giây sau sốc
Kiểm tra màn hình:
- Giữ SpO2 > 98%
- Kiểm tra K+, Mg+, khí máu ĐM, thăng bằng, toan kiềm
- Ghi điện tâm đồ 12 CĐ sau thủ thuật
- Kiểm tra ngực: Đau, bỏng,
- Làm CK, Troponin,
Các yếu tố ảnh hưởng khử rung
1. Thời gian rung thất:
• Rung thất càng kéo dài càng kéo ra cơn
• Càng nhanh càng tốt
• Sốc sớm: Khả năng hồi sinh giảm 7 – 10% mỗi phút trôi qua
2. Tình trạng cơ tim: Giảm oxy máu, toan máu, giảm thân nhiệt, rối
loạn điện giải, ngộ độc thuốc
Vừa sốc điện kết hợp điều chỉnh các yếu tố trên
3. Kích thước cơ tim, cơ thể:
Trẻ em liều sốc: 2J/kg nhát sốc đầu
4J/kg sốc lập lại
Liều cao hơn đến 10J/kg
4. Bảng điện cực lớn: Tiếp xúc hoàn toàn với thành ngực. Khoảng
cách giữa 2 bảng điện cực tối thiểu 3cm
5. Vị trí đặt điện cực: Không đặt trên máy tạo nhịp / ICD. Tối thiểu
12cm xa máy
Lưu ý
• Giữa bảng điện cực – da: Bôi gel, không sử
dụng alcool
• Áp lực lên bảng điện cực: Áp lực 25 pounds
Trẻ dưới 10kg: 3kg
Trẻ trên 10kg: 5kg
• Tránh nghiêng bảng điện cực
Chuyển nhịp tim
Là phóng thích năng lượng đồng bộ lên sóng R
của QRS. Thường năng lượng thấp hơn trong sốc
điện phá rung.Tránh phóng điện trong giai đoạn
tái cực cơ tim (sóng T) tránh gây rung thất. Đỉnh
của sóng T là sự kết thúc của quá trình trơ tuyệt
đối và các sợi cơ tim trong giai đoạn này đang
chuyển sang trạng thái tái cực nên rất dễ bị tổn
thương và gây rung thất
Phân biệt phá rung và sốc chuyển nhịp
Phá rung Chuyển nhịp
Thủ thuật cấp cứu khẩn
Sốc không đồng bộ
Năng lượng cao
Không trì hoãn
Không cần thuốc kháng đông
Tổn thương nhiều cơ tim
Sử dụng rung thất nhanh thất
Thủ thuật có chọn lọc
Sốc đồng bộ
Năng lượng thấp
Có thể trì hoãn
Có thể cần kháng động
Ít tổn thương cơ tim
Đa số rối loạn nhịp còn lại
:
Chỉ định
- Cuồng nhĩ
- Rung nhĩ
- Nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại
- Nhanh thất đơn dạng
- Nhanh thất đa dạng
- Nhịp nhanh phức bộ QRS giãn rộng không rõ loại
Chống chỉ định
- Rối loạn nhịp do Digitalis: Trơ với chuyển nhịp,
có thể khởi phát rối loạn nhịp thất nguy hiểm
- Nhịp nhanh bộ nối hay ngoại tâm thu, nhịp nhanh
nhĩ đa ổ: Các ổ tự phát không bị tác động bởi phá
rung
Liều lượng
Sốc điện đồng bộ
- Phức bộ đều hẹp: 50 – 100 J
- Phức bộ không đều hẹp: 120 – 200 J hai pha
hay 200J đơn pha
- Phức bộ đều rộng: 100J
- Phức bộ không đều rộng: Liều sốc điện phá
rung (không đồng bộ)
Chuẩn bị trước thủ thuật
• Bệnh sử, khám lâm sàng
• Sử dụng kháng đông
• Nhịn ăn 6 giờ
• Điều chỉnh điện giải
• Đo điện tâm đồ 12 CĐ
• Ngưng Digoxin 48 giờ
• Cạo lông vùng ngực
• Siêu âm tim thành ngực hay qua thực quản
Kỹ thuật chuyển nhịp:
Chuyển nhịp thường thực hiện khi cho tiền mê :
Midazolam, Propofol (có thể gây tụt huyết áp), hay
thuốc ngủ (Seduxen)
Thở oxy
Kiểm soát hô hấp
Các bước chuyển nhịp
• Kiểm tra xung quanh
• Bật máy sốc
• Cho gây mê
• Áp điện cực
• Ấn nút Synchronize
• Chọn năng lượng phù hợp
• Sốc
Sau thủ thuật
• Kiểm tra lại kết quả sốc
• Đo điện tâm đồ
• Theo dõi monitor, đường thở, SpO2
• Kiểm tra da vùng điện cực
• Nếu không thành công kiểm tra, làm lại
Biến chứng chuyển nhịp
• Thuyên tắc hệ thống
• Rối loạn nhịp sau chuyển nhịp: Ngưng tim,
block nhĩ thất, ngoại tâm thu thất / nhĩ, nhịp
nhanh thất
• Biến đổi tạm thời ST/T
XIN CÁM ƠN HỘI NGHỊ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
bai_giang_soc_dien_chuyen_nhip_truong_quang_khanh.pdf