Bài giảng Tâm lý học ứng dụng - Chương 6: Trí nhớ
1. Làm thế nào để ghi nhớ tốt?
• Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say
mê với tài liệu ghi nhớ.
• Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ phù hợp.
• Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ2
Quá trình giữ gìn
Giữ gìn bằng cách nào?
• Phải ôn tập tích cực, bằng cách tái hiện là chủ yếu: Tái
hiện lại toàn bộ, từng phần và tái hiện toàn bộ, xây
dựng mối liên hệ logic.
• Phải ôn tập ngay, không để lâu
• Phải ôn tập xen kẽ
• Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi
• Thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tậpLàm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?
• Phải lạc quan, tin tưởng sẽ hồi tưởng lại được
• Phải kiên trì hồi tưởng
• Đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực
tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần nhớ lại
• Sử dụng sự kiểm tra của tư duy, tưởng tượng về quá
trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng
• Sử dụng liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để
hồi tưởng
35 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tâm lý học ứng dụng - Chương 6: Trí nhớ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6
TRÍ NHỚ
Làm cách nào để ghi nhớ
1. Đôi giày
2. Quả bóng
3. Ô tô
4. Bệnh viện
5. Cơn bão
6. Buổi nhập học
Làm cách nào để nhớ
Học thuộc lòng
Khó nhớ
Dễ gặp thiếu sót
Nhanh quên
Không đúng với bản
chất của QT ghi nhớ
KHÁI NIỆM TRÍ NHỚI
1. Định nghĩa trí nhớ
Là một quá trình tâm lý
Phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân
dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ,
giữ gìn và tái hiện lại ở trong trí óc những điều
mà con người đã trải qua (cảm giác, tri giác, xúc
cảm, hành động, suy nghĩ)
Bí quyết ghi nhớ
Biểu tượng
Hình ảnh
Hình ảnh
Âm thanh
Xúc giác
Não bộ thích gì?
• Nến
• Vịt
• Tim
• Thuyền
• Phụ nữ mang thai
• Voi
• Liềm
• Người tuyết
• Bóng bay
• Quả trứng
Não bộ thích gì
Hình ảnh
Logic
Biến lạ thành
quen
Làm cách nào để ghi nhớ
1. Đôi giày
2. Quả bóng
3. Ô tô
4. Bệnh viện
5. Mặt trời
6. Ti vi
Hãy xây dựng một
câu chuyện
Não bộ thích gì
Hình ảnh
(mới + đã có)
Câu chuyện
logic
Biến lạ thành
quen
2. Đặc điểm của trí nhớ
• Loại hiện tượng tâm lý
Là một quá trình tâm lý
• Nội dung phản ánh:
Kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng
• Phương thức phản ánh
Gián tiếp và khái quát
• Sản phẩm phản ánh
Biểu tượng
Phân biệt trí nhớ với cảm giác, tri giác
TRÍ NHỚ CẢM GIÁC, TRI GIÁC
Phản ánh sự vật, hiện tượng đã
tác động vào giác quan trước
đây mà không cần trực tiếp →
trực quan
Phản ánh sự vật, hiện tượng
đang trực tiếp tác động vào giác
quan.
Sản phẩm là biểu tượng- hình
ảnh trong trí óc
Sản phẩm là hình ảnh trực tiếp-
phản ảnh sự vật, hiện tượng
Khái quát, trừu tượng Trực quan
Biểu tượng của trí nhớ và tượng tượng khác nhau
như thế nào?
Tri giác Trí nhớ Tưởng tượng
Tính khái quát và trừu tượng
2. Vai trò của trí nhớ
• Giúp con người tích lũy vốn kinh nghiệm
• Vận dụng, sử dụng kinh nghiệm vào cuộc sống
• Đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của nhân cách
• Là cơ sở để học tập và rèn luyện
• Là điều kiện chuyển từ nhận thức cảm tính sang lý tính
CÁC LOẠI TRÍ NHỚIII
CĂN CỨ
PHÂN
LOẠI
TRÍ
NHỚ
Tính tích cực nổi bật nhất
trong một hoạt động
Tính mục đích của hoạt động
Mức độ kéo dài của sự
giữ gìn tài liệu đối với hoạt động
Tính ưu thế, chủ đạo của giác quan
1. Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất trong một hoạt động
Trí nhớ
vận động
Trí nhớ
từ ngữ
lôgic
Trí nhớ
xúc cảm
Trí nhớ
hình ảnh
1.1. Trí nhớ
vận động
1.2. Trí nhớ
xúc cảm
1.3. Trí nhớ
hình ảnh
1.4. Trí nhớ
từ ngữ-
lôgic
Là trí nhớ về những cử động, hệ thống cử
động Giúp hình thành kỹ xảo trong lao động
chân tay.
Là trí nhớ về xúc cảm, tình cảm, trải nghiệm
diễn ra trong hoạt động trước đây.
Giúp cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm mỹ,
đạo đức, nghệ thuật
Là trí nhớ về những hình ảnh, biểu tượng mà
hoạt động của cơ quan cảm giác đã tạo ra.
Trí nhớ nghe, nhìn, ngửi
Là trí nhớ về những ý nghĩa, tư tưởng của con
người
Cơ sở sinh lý là hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn
ngữ) → chỉ có ở người
2. Dựa vào tính mục đích của hoạt động
Trí nhớ
không chủ định
- Là loại trí nhớ mà trong
đó việc ghi nhớ, giữ gìn
và tái hiện một cái gì đó
được thực hiện một cách
tự nhiên, không có mục
đích đặt ra từ trước.
- Tiếp thu được kinh
nghiệm sống.
Trí nhớ
có chủ định
- Là loại trí nhớ mà trong
đó sự ghi nhớ, giữ gìn và
tái hiện đối tượng theo
mục đích đặt ra từ trước.
-Có sau trí nhớ không
chủ định.
- Tiếp thu tri thức
3. Dựa vào mức độ kéo dài
của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động
Trí nhớ dài hạn
Diễn ra: kéo dài sau
nhiều lần lặp lại →thông tin
được giữ lại dài lâu trong
trí nhớ
Vai trò: tiếp thu, tích
lũy tri thức
Trí nhớ ngắn hạn
(Trí nhớ tức thời)
Diễn ra: ngắn ngủi,
chốc lát
Vai trò:
•Tiếp thu kinh nghiệm
•Cơ sở cho TN dài hạn
4. Dựa vào tính ưu thế,
chủ đạo của giác quan
Trí nhớ
bằng mắt
Trí nhớ
bằng tai
Trí nhớ
bằng tay
Trí nhớ
bằng mũi
• Để thực hiện ghi nhớ, các bạn đã thực
hiện những bước nào?
• Sắp xếp các bước đó theo trình tự ghi nhớ
của bạn?
CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN
CỦA TRÍ NHỚ
II
GHI NHỚ GIỮ GÌN TÁI HIỆN SỰ QUÊN
1
Quá trình ghi nhớ
• Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ.
• Đó là quá trình tạo nên dấu vết (ấn tượng) của đối
tượng trên vỏ não.
• Đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với
những kiến thức đã có.
→ Quá trình này rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích
luỹ kinh nghiệm.
• Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc vào nội dung,
tính chất của tài liệu nhớ, động cơ, mục đích, phương
thức hành động của cá nhân.
1
Quá trình ghi nhớ (tiếp)
• Có nhiều hình thức ghi nhớ.
Căn cứ vào mục đích ghi nhớ
Ghi nhớ
không chủ định
Ghi nhớ
có chủ định
Ghi nhớ
máy móc
Ghi nhớ
ý nghĩa
Ghi nhớ không chủ định
Là sự ghi nhớ không có mục
đích đặt ra từ trước, không
đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc
không dùng một thủ thuật
nào để ghi nhớ, tài liệu được
ghi nhớ một cách tự nhiên.
Ghi nhớ có chủ định
Là loại ghi nhớ theo mục
đích đặt ra từ trước, đòi hỏi
sự nỗ lực ý chí nhất định và
cần có những thủ thuật và
phương pháp nhất định để
đạt được mục đích ghi nhớ
Ghi nhớ máy móc
Là loại ghi nhớ dựa trên sự
lặp đi lặp lại nhiều lần một
cách đơn giản, tạo ra mối
liên hệ bề ngoài giữa các
phần của tài liệu ghi nhớ,
không cần hiểu nội dung tài
liệu. VD: nhớ số điện thoại,
số nhà
Ghi nhớ ý nghĩa
Là loại ghi nhớ dựa trên sự
thông hiểu nội dung tài liệu,
sự nhận thức được mối liên
hệ lôgic giữa các bộ phận
của tài liệu đó, tức là phải
hiểu bản chất của nó. Quá
trình ghi nhớ gắn với quá
trình tư duy và tưởng tượng.
2
Quá trình giữ gìn
• Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình
thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
• Có 2 hình thức giữ gìn:
– Tiêu cực: Giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi
lặp lại nhiều lần một cách giản đơn tài liệu
cần nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài
giữa các phần tài liệu nhớ đó.
– Tích cực: Giữ gìn được thực hiện bằng cách
tái hiện trong óc tài liệu đã ghi nhớ, mà
không cần phải tri giác tài liệu đó.
3
Quá trình tái hiện
• Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã
ghi nhớ và giữ gìn.
• Tài liệu thường được tái hiện dưới 3 hình thức:
• Nhận lại
• Nhớ lại
• Nhớ lại không chủ định
• Nhớ lại có chủ chủ định
• Hồi tưởng
3
Quá trình tái hiện (tiếp)
• Nhận lại: Là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được
lặp lại. Sự nhận lại có thể không đầy đủ và không xác định.
• Nhớ lại: Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác đối
tượng. Đó là khả năng làm sống lại hình ảnh của sự vật, hiện
tượng đã được ghi nhớ trước đây. Gồm:
• Nhớ lại không chủ định: Là sự nhớ lại một cách tự
nhiên (chợt nhớ hay sực nhớ) một điều gì đó, khi gặp hoàn
cảnh cụ thể.
• Nhớ lại có chủ định: Là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi
phải có 1 sự cố gắng nhất định, chịu sự chi phối của nhiệm
vụ nhớ lại.
• Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rắt nhiều
của trí tuệ, làm rõ nhiệm vụ tái hiện. Không máy móc, mà sắp
xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới.
4
Sự quên
• Quên là không nhận lại/ nhớ lại/ hoặc nhận/ nhớ lại sai
được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất
định.
• Các mức độ quên:
Quên “hoàn toàn”
Không nhớ
lại, nhận lại
được
Không nhớ
lại, nhưng
nhận lại
được
Quên cục bộ
Trong thời gian
dài không thể
nhớ lại được.
Nhưng trong một
lúc lại đột nhiên
nhớ lại được
→sực nhớ
Quên tạm thời
4
Sự quên (tiếp)
• Quy luật của quên
Người ta hay quên khi
• Những cái ít liên quan ( không phù hợp hứng thú, nhu
cầu, sở thích
• Những cái ít được củng cố, sử dụng
• Gặp những kích thích mới lạ hoặc mạnh
Sự quên diễn ra:
• Chi tiết quên trước, ý chính quên sau
• Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời → chi tiết gây ấn
tượng sâu sắc khó quên hơn
• Quên diễn ra không đều: lớn ở giai đoạn đầu, sau đó
giảm dần.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ
TRÍ NHỚ TỐT?
1. Làm thế nào để ghi nhớ tốt?
• Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say
mê với tài liệu ghi nhớ.
• Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ phù hợp.
• Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ
2
Quá trình giữ gìn
Giữ gìn bằng cách nào?
• Phải ôn tập tích cực, bằng cách tái hiện là chủ yếu: Tái
hiện lại toàn bộ, từng phần và tái hiện toàn bộ, xây
dựng mối liên hệ logic.
• Phải ôn tập ngay, không để lâu
• Phải ôn tập xen kẽ
• Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi
• Thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập
Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?
• Phải lạc quan, tin tưởng sẽ hồi tưởng lại được
• Phải kiên trì hồi tưởng
• Đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực
tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần nhớ lại
• Sử dụng sự kiểm tra của tư duy, tưởng tượng về quá
trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng
• Sử dụng liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để
hồi tưởng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tam_ly_hoc_ung_dung_chuong_6_tri_nho.pdf