Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 1: Lý luận chung về tư pháp quốc tế - Bùi Thị Thu

PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (tiếp theo) • Nguồn Tập quán thương mại quốc tế  Khái niệm: Là thói quen trong thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, cụ thể, được áp dụng liên tục, phổ biến được các chủ thể trong thương mại quốc tế công nhận.  Một số Tập quán thương mại quốc tế phổ biến:  INCOTERMS – Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Term- ICC).  PICC – Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Principles international commercial contractUNIDROIT).  UCP – ICC Quy tắc tín dụng chứng từ (Rule on documentary Credits). INCOTERMS  Là bộ quy tắc quốc tế (international rules) nhằm giải thích các điều kiện thương mại thông dụng nhất trong thương mại quốc tế, tránh việc giải thích khác nhau các điều kiện thương mại tại các nước.  Được soạn thảo và tập hợp bởi Phòng Thương mại quốc tế tại Paris (ICC) năm 1936, được hoàn thiện và sửa đổi nhiều lần năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000, 2010.  Nội dung: Quyền và nghĩa vụ giao nhận hàng hóa của các bên; điều kiện giao hàng từ người bán sang người mua.

pdf29 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 1: Lý luận chung về tư pháp quốc tế - Bùi Thị Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103207 1 TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu v1.0015103207 BÀI 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu 2 v1.0015103207 3 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm Tư pháp quốc tế . • Trình bày được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. • Trình bày khái niệm nguồn của Tư pháp quốc tế và các loại nguồn trong Tư pháp quốc tế. • Trình bày được các nguyên tắc cơ bản trong Tư pháp quốc tế. • Phân biệt Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. v1.0015103207 4 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên phải học xong các môn học: • Luật Dân sự; • Luật Thương mại; • Luật Hôn nhân và gia đình. v1.0015103207 5 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề lý luận chung về Tư pháp quốc tế . v1.0015103207 6 CẤU TRÚC NỘI DUNG Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế1.2 Nguyên tắc của Tư pháp quốc tế1.4 Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế1.1 Vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam1.3 Nguồn của Tư pháp quốc tế1.5 v1.0015103207 7 1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài 1.1.2. Đặc điểm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài v1.0015103207 1.1.1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ DÂN SỰ THEO NGHĨA RỘNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực luật tư, phát sinh chủ yếu giữa các chủ thể tư (cá nhân, pháp nhân). Quan hệ luật tư quan hệ dân sự (mở rộng) Quan hệ dân sự (nghĩa hẹp). Quan hệ thương mại. Quan hệ lao động. Quan hệ hôn nhân gia đình. 8 v1.0015103207 1.1.1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ DÂN SỰ THEO NGHĨA RỘNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 9 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Điều 758 Bộ luật dân sự 2005). v1.0015103207 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 10 Đặc điểm Quan hệ có tính chất bình đẳng, phát sinh chủ yếu giữa các chủ thể tư (Nhà nước là chủ thể đặc biệt). Một quan hệ pháp lý có thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. v1.0015103207 11 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Các phương pháp điều chỉnh v1.0015103207 12 1.2.1. KHÁI NIỆM Phương pháp điều chỉnh là cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy phạm Tư pháp quốc tế tác động (điều chỉnh) các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo sự cân bằng và hài hòa lợi ích của các bên, phù hợp với tính chất, đặc điểm của quan hệ dân sự quốc tế. v1.0015103207 1.2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp thực chất) • Khái niệm: Là phương pháp mà Nhà nước xây dựng hoặc công nhận các quy phạm thực chất (quy phạm luật nội dung) trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế. • Ví dụ:  Các quy định trong các Điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), hoặc các quy định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Công ước Bern 1886 về bảo hộ quốc tế quyền tác giả). Đây là các quy phạm thực chất thống nhất.  Các quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại trong nước có các quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam. Đây là các quy phạm thực chất thông thường. 13 v1.0015103207 1.2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 14 Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) • Khái niệm: Là phương pháp đặc thù của Tư pháp quốc tế, thông qua việc xây dựng các quy phạm xung đột nhằm xác định luật áp dụng trong một quan hệ pháp lý của Tư pháp quốc tế. • Ví dụ: Các quy phạm xung đột được xây dựng trong các Điều ước quốc tế như các Hiệp định Tương trợ tư pháp song phương giữa Việt Nam và các nước (quy phạm xung đột thống nhất) hoặc trong pháp luật quốc gia như tại phần VII Bộ luật dân sự 2005 (quy phạm xung đột thông thường). v1.0015103207 1.3. VỊ TRÍ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM • Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế: Tính chất quốc tế. • Tư pháp quốc tế và các ngành luật tư khác (Dân sự, Thương mại, Lao động, Hôn nhân gia đình). • Định nghĩa: Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài). Đây là các quan hệ phát sinh chủ yếu giữa công dân, pháp nhân của các nước khác nhau, quốc gia là chủ thể đặc biệt. 15 v1.0015103207 1.4. NGUYÊN TẮC CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 16 Nguyên tắc của Tư pháp quốc tế Nguyên tắc bình đẳng giữa các chế độ sở hữu. Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử (NT, MFN). Nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. v1.0015103207 17 1.5. NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.5.1. Khái niệm, đặc điểm nguồn của Tư pháp quốc tế 1.5.2. Phân loại nguồn trong Tư pháp quốc tế 1.5.3. Mối quan hê giữa các loại nguồn trong Tư pháp quốc tế v1.0015103207 1.5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 18 Khái niệm nguồn của Tư pháp quốc tế Là hình thức chứa đựng hoặc thể hiện các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế. Nghĩa hẹp Là tổng thể các căn cứ dưới hình thức là cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý mà thông qua đó cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Nghĩa rộng v1.0015103207 1.5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 19 Đặc điểm nguồn của Tư pháp quốc tế Tính chất quốc tế. Tính chất quốc nội. Mục đích: Thống nhất hóa các quy định của luật pháp; cân bằng và hài hòa lợi ích trong quan hệ dân sự quốc tế. v1.0015103207 20 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Hình thức Nguồn Điều ước quốc tế. Nguồn pháp luật trong nước. Nguồn Tập quán quốc tế. Các loại nguồn khác. v1.0015103207 21 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ • Nguồn Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế khi các Điều ước quốc tế đó chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Lĩnh vực Thương mại Đầu tư, sở hữu trí tuệ Xung đột thẩm quyền Tố tụng tòa án trọng tài Xung đột pháp luật Quy phạm thực chất thống nhất. Quy phạm xung đột thống nhất. Quy phạm tố tụng. v1.0015103207 22 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ • Điều ước quốc tế về Tư pháp quốc tế  Hiệp định thương mại Việt Nam và các nước.  Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế (Vien Convention international on sale of goods).  Các công ước về Sở hữu trí tuệ : Bern, Paris, Trips  Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình.  Công ước Hamburg 1978 về vận tải hàng hoá bằng đường biển (The United natiions convention on the carriage of goods by sea.  Hệ thống các công ước của Hội nghị quốc tế La Hay về Tư pháp quốc tế ( v1.0015103207 • Nguồn pháp luật trong nước:  Tư pháp quốc tế là ngành luật quốc nội, mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng về Tư pháp quốc tế.  Trên thế giới có hai xu thế về Tư pháp quốc tế:  Xây dựng đạo luật riêng về Tư pháp quốc tế (Nhật, Trung Quốc, Bỉ, Ý, Thụy Sĩ).  Xây dựng các quy định về Tư pháp quốc tế nằm trong hệ thống văn bản pháp luật trong nước (Pháp, Đức, Việt Nam).  Ở Việt Nam:  Bộ luật Dân sự 2005 (Dự thảo 2015);  Luật Thương mại 2005;  Luật Hôn nhân gia đình 2015;  Luật Nuôi con nuôi 2010;  Luật Cư trú 2008;  Luật Trọng tài 2010;  Luật Tố tụng dân sự 2011;  Các văn bản dưới luật khác. 23 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (tiếp theo) v1.0015103207 24 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (tiếp theo) • Nguồn pháp luật quốc gia  Đặc điểm nguồn pháp luật quốc gia?  Điều kiện áp dụng:  Được các bên trong hợp đồng thoả thuận lựa chọn áp dụng.  Được cơ quan tài phán lựa chọn áp dụng thông qua các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế.  Luật được lựa chọn không trái trật tư công của nước có Tòa án giải quyết. v1.0015103207 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (tiếp theo) • Nguồn Tập quán thương mại quốc tế  Khái niệm: Là thói quen trong thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, cụ thể, được áp dụng liên tục, phổ biến được các chủ thể trong thương mại quốc tế công nhận.  Một số Tập quán thương mại quốc tế phổ biến:  INCOTERMS – Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Term- ICC).  PICC – Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Principles international commercial contract- UNIDROIT).  UCP – ICC Quy tắc tín dụng chứng từ (Rule on documentary Credits). 25 v1.0015103207 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (tiếp theo) 26  INCOTERMS  Là bộ quy tắc quốc tế (international rules) nhằm giải thích các điều kiện thương mại thông dụng nhất trong thương mại quốc tế, tránh việc giải thích khác nhau các điều kiện thương mại tại các nước.  Được soạn thảo và tập hợp bởi Phòng Thương mại quốc tế tại Paris (ICC) năm 1936, được hoàn thiện và sửa đổi nhiều lần năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000, 2010.  Nội dung: Quyền và nghĩa vụ giao nhận hàng hóa của các bên; điều kiện giao hàng từ người bán sang người mua. v1.0015103207 1.5.2. PHÂN LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ (tiếp theo) 27 Nguồn bổ trợ Án lệ của Tòa án hoặc Trọng tài quốc tế. Luật mẫu, quy định của các tổ chức quốc tế (UNCITRAL, UNIDROIT). Công trình nghiên cứu khoa học: Tạp chí chuyên ngành, sách v1.0015103207 1.5.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI NGUỒN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 28 Mối quan hệ giữa các loại nguồn Vị trí ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế. Tôn trọng quyền tự do ý chí của các bên trong việc thỏa thuận chọn luật áp dụng. Vị trí, vai trò của Tập quán quốc tế. v1.0015103207 29 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: • Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế; • Vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam; • Nguyên tắc của Tư pháp quốc tế; • Nguồn của Tư pháp quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tu_phap_quoc_te_bai_1_ly_luan_chung_ve_tu_phap_quo.pdf
Tài liệu liên quan