Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 2: Chủ thể trong tư pháp quốc tế - Bùi Thị Thu
QUỐC GIA - CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT (tiếp theo)
Từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
• Điều 32 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao: “Việc từ bỏ quyền miễn
trừ xét xử trong một vụ kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao
hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này
cần phải có sự từ bỏ riêng.”
• Thông qua các Điều ước quốc tế:
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BIT).
Công ước Oa Sinh Tơn 1965 về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư.
• Thông qua các quy định của pháp luật quốc gia.
• Thông qua các điều khoản hợp đồng (điều khoản giải quyết tranh chấp).
Ví dụ: Hợp đồng BOT, BTO, BBC
VỤ VIỆC TÌNH HUỐNG
• VIETNAM AIRLINE bị kiện tại tòa án Rome (Italia) năm 1994- 2007.
• Liên đoàn bóng đá VFF bị kiện tại Tòa án trọng tài bóng đá quốc tế (vụ Le Tard).
41 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 2: Chủ thể trong tư pháp quốc tế - Bùi Thị Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103207
1
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu
v1.0015103207
BÀI 2
CHỦ THỂ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu
2
v1.0015103207
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được khái niệm, đặc trưng của chủ thể trong
Tư pháp quốc tế.
• Trình bày được khái niệm người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.
• Trình bày được quy chế pháp lý của người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.
• Trình bày được các vấn đề pháp lý về quyền miễn trừ tư
pháp của quốc gia trong quan hệ Tư pháp quốc tế.
3
v1.0015103207
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được môn học này, sinh viên phải học xong các
môn học:
• Luật Dân sự;
• Luật Thương mại;
• Luật Hôn nhân và gia đình.
4
v1.0015103207
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc giáo trình.
• Thảo luận với giáo viên và sinh viên khác về các vấn
đề liên quan đến người nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài, quốc gia trong Tư pháp quốc tế.
• Trả lời các câu hỏi của bài học.
• Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về chủ thể trong Tư
pháp quốc tế.
5
v1.0015103207
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Các loại chủ thể trong tư pháp quốc tế2.2
Khái quát về chủ thể trong Tư pháp quốc tế2.1
6
v1.0015103207
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ THỂ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
• Khái niệm chủ thể trong quan hệ pháp luật.
• Khái niệm, đặc điểm của chủ thể trong Tư pháp quốc tế.
• Các loại chủ thể trong Tư pháp quốc tế:
Cá nhân: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Pháp nhân nước ngoài.
Quốc gia- chủ thể đặc biệt trong Tư pháp quốc tế.
7
v1.0015103207
2.2. CÁC LOẠI CHỦ THỂ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
2.2.1. Cá nhân,
người nước ngoài
2.2.2. Pháp nhân
nước ngoài
2.2.3. Quốc gia - chủ
thể đặc biệt trong Tư
pháp quốc tế
8
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Khái niệm người nước ngoài
Khái niệm người nước ngoài: Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam,
bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
(Điều 3, Nghị định 138CP năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy
định của Bộ luật dân sự 2005; Điều 3, Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam 2000; Khoản 5, Điều 3, Luật Quốc tịch
năm 2008).
• Người hai quốc tịch?
• Người không quốc tịch?
9
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
10
Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài
• Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Khoản 3, Điều 3, Luật Quốc tịch Việt
Nam sửa đổi năm 2014).
Người không còn quốc tịch Việt Nam (gốc Việt).
Người còn giữ quốc tịch Việt Nam (người hai quốc tịch).
• Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch
Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam. (Điều 13.2
Luật Quốc tịch Việt Nam, sửa đổi năm 2014).
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
11
Pháp luật áp dụng với người có hai quốc tịch
• Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: Áp dụng hệ thống pháp luật của nước mà cá nhân
có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó (có nơi thường trú, có phần lớn tài sản, có
mối quan hệ nhân thân gắn bó, nơi làm việc, nơi có địa vị xã hội cao nhất).
• Trong trường hợp Bộ luật này dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà
người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có
hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch
và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại
một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công
dân (Điều 760, khoản 2, Bộ luật dân sự 2005).
v1.0015103207
Pháp luật áp dụng với người không quốc tịch
• Trong trường hợp Bộ luật này dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà
người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là
pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp
dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 760, khoản 2, Bộ luật dân
sự 2005).
• Quốc tịch Việt Nam:
Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư
trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu
lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam
theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định (Điều 22, Luật Quốc tịch
năm 2008).
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
12
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
13
Quyền sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
• Quyền sở hữu nhà đối với người có quốc tịch Việt Nam:
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để
bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam (Điều 126 Luật
Nhà ở, Điều 121 Luật Đất đai).
• Người gốc Việt Nam thuộc diện:
Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam;
Người có công đóng góp cho đất nước;
Nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu
và đang làm việc tại Việt Nam;
Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước nếu
được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để
bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
v1.0015103207
Phân loại
người nước
ngoài
Người nước ngoài có thân phận
ngoại giao (quyền ưu đãi miễn trừ
ngoại giao), điều chỉnh bởi Công
ước Viên 1961, 1963.
Người nước ngoài đến Việt Nam
có mục đích xác định, điều chỉnh
bởi Điều ước quốc tế; Luật quốc
tịch; pháp luật Việt Nam.
Người thường trú tại Việt Nam,
điều chỉnh bởi Luật quốc tịch và
pháp luật Việt Nam.
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
14
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
15
Quy chế pháp lý cho người nước ngoài
a. Chế độ pháp lý
Nguyên tắc nền
tảng, ghi nhận
trong Điều ước
quốc tế, pháp
luật quốc gia
Đối xử quốc gia (NT)
Tối huệ quốc (MFN)
Có đi có lại
Đãi ngộ đặc biệt
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
Quy chế pháp lý cho người nước ngoài
a. Chế độ pháp lý
• Đối xử quốc gia
Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT- National Treatment):
Là chế độ cho phép người nước ngoài có các
quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước
sở tại trong những lĩnh vực cụ thể: Dân sự, lao
động, thương mại, văn hóa xã hội.
Hạn chế, cấm: Lĩnh vực chính trị, an ninh quốc gia.
16
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
17
Quy chế pháp lý cho người nước ngoài
a. Chế độ pháp lý
• Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN - Most Favoured Nation)
Là chế độ theo đó một nước dành cho công dân và pháp nhân của nước kia
những quyền và ưu đãi đã, đang hoặc sẽ dành cho công dân và pháp nhân của
một nước thứ ba.
So sánh: NT: A= B
MFN: A B=C=D=
Lĩnh vực áp dụng: Thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư và sở
hữu trí tuệ.
Là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá, dich
vụ, từ một nước so với hàng hoá tương tự có xuất xứ từ nước thứ ba (Pháp lệnh
2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế).
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
Quy chế pháp lý cho người nước ngoài
Nước A: Quyền
và nghĩa vụ
Nước B: Quyền
và nghĩa vụ
a. Chế độ pháp lý
• Chế độ có đi có lại
Là việc một quốc gia dành một chế
độ pháp lý (quyền và nghĩa vụ) nhất
định cho thể nhân và pháp nhân
nước ngoài tương ứng như nước
đó đã dành và sẽ dành cho công
dân và pháp nhân của mình ở đó
trên cơ sở có đi có lại.
18
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
19
Quy chế pháp lý cho người nước ngoài
b. Năng lực chủ thể
Tư cách
chủ thể
Năng lực pháp luật: Khả
năng hưởng quyền.
Năng lực hành vi: Khả năng
thực hiện quyền.
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
Quy chế pháp lý cho người nước ngoài
b. Năng lực chủ thể
• Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài: “Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
có quốc tịch”. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như
công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có quy định khác” (Điều 761 Bộ luật dân sự 2005).
• Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài: "Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là
công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy
định khác“ (Điều 762, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).
20
v1.0015103207
2.2.1. CÁ NHÂN- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
21
Quyền và
nghĩa vụ cơ
bản của người
nước ngoài
Quyền
Nghĩa vụ
Quyền chính trị.
Quyền dân sự: Đi lại, cư
trú, thường trú; quyền
nhân thân; quyền sở hữu.
Quyền lao động.
Quyền kinh doanh, đầu tư.
Nộp thuế.
Quy chế pháp lý cho người nước ngoài
c. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
Khái niêm, đặc điểm
• Pháp nhân trong nước? Pháp nhân nước
ngoài? Pháp nhân quốc tế? Pháp nhân công?
Pháp nhân tư?
• Mỗi pháp nhân luôn chịu sự điều chỉnh của
một hệ thống pháp luật (Lex societatis).
22
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
23
Khái niệm, đặc điểm
• Khái niệm pháp nhân: Là chủ thể do pháp luật tạo nên
và trao cho chủ thể đó quyền và nghĩa vụ pháp lý.
• Pháp nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề
tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương
thức mà pháp luật không cấm (Điều 6.2).
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
Khái niệm, đặc điểm
• Pháp nhân nước ngoài: Là pháp nhân được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật
nước ngoài.
• Pháp nhân Việt Nam: Là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam.
(Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005; Khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại năm
2005; Khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính
phủ về quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ Luật dân sự về quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài).
24
Khái niệm, đặc điểm
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
25
BP, sanmiguel,
P&G
IBM, Honda,
Cocacola, LG
Công ty đa quốc gia
Multinational Corporation
(MNC)
Công ty xuyên quốc gia
Transnational Corp (TNC)
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
26
Quốc tịch
pháp nhân
Nơi thành lập, đăng ký kinh doanh.
Nơi có trụ sở chính.
Nơi thực tế hoạt động.
Xác định quốc tịch pháp nhân
v1.0015103207
Hình thức hoạt động của pháp nhân nước ngoài
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
Hình thức
Có hiện diện thương mại
Không có hiện diện
thương mại
27
v1.0015103207
Hình thức hoạt động của pháp nhân nước ngoài
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
28
Hiện diện
thương mại
Văn phòng đại diện
Chi nhánh
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
29
Không có
hiện diện
thương mại
Ký kết hợp đồng: Thương mại, đầu tư
trên lãnh thổ Việt Nam.
Đưa sản phẩm hàng hóa , dịch vụ phân
phối, cung ứng tại Việt Nam.
Thực hiện các hành vi thương mại khác.
Hình thức hoạt động của pháp nhân nước ngoài
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
Quy chế pháp lý của pháp nhân
Luật quốc tịch
pháp nhân
( Lex Societatis)
Điều kiện thành lập, cấp phép.
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động.
Quyền và nghĩa vụ.
Giải thể, phá sản, mua bán, sáp
nhập, chia tách pháp nhân.
30
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
31
Quy chế pháp lý của pháp nhân
• Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được
thành lập (). Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao
dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác
định theo pháp luật Việt Nam (Điều 765, Bộ luật Dân sự năm 2005).
• Luật Thương mại 2005 tại Mục 3 về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại
tại Việt Nam (từ Điều 16 đến Điều 23).
• Nghị định 72/2006/NĐ/CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 Quy định chi tiết Luật Thương
mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
32
Quy chế pháp lý của pháp nhân
Điều kiện
cấp phép
văn phòng
đại diện
Là thương nhân được pháp luật nước nơi
thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh
doanh công nhận hợp pháp.
Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi
được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh
hợp pháp ở nước nơi thành lập của thương
nhân (Điều 4).
v1.0015103207
2.2.2. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
33
Quy chế pháp lý của pháp nhân
Điều kiện
cấp phép
chi nhánh
Là thương nhân được pháp luật nước nơi
thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh
doanh công nhận hợp pháp.
Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi
thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Thời hạn cấp phép: 5 năm.
v1.0015103207
• Quốc gia là một thực thể chính trị,
pháp lý có chủ quyền.
• Quy chế pháp lý đặc biệt.
2.2.3. QUỐC GIA - CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT
34
Tư cách chủ thể quốc gia
• Xây dựng, ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế.
• Tham gia quan hệ pháp lý quốc tế (đầu tư,
mua bán hàng hóa).
• Tham gia giải quyết tranh chấp (tư cách
nguyên đơn hoặc bị đơn).
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
v1.0015103207
2.2.3. QUỐC GIA- CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT (tiếp theo)
Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
• Khái niệm- các học thuyết:
Khái niệm: Quyền miễn trừ tư pháp là chủ
quyền tối cao của quốc gia trong lĩnh vực
tư pháp khi tham gia các quan hệ pháp luật
(Parin parem non habet imperium).
Các học thuyết:
Quyền miễn trừ tuyệt đối (Doctrine of
Absolute Immunity).
Quyền miễn trừ tương đối (Doctrine of
Restrictive/ Relative/ Limited Immunity).
35
v1.0015103207
2.2.3. QUỐC GIA- CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT (tiếp theo)
36
Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
• Cơ sở pháp lý- quyền miễn trừ tư pháp:
Công ước về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia của Liên
hiệp quốc được thông qua ngày 02/12/2004;
Công ước Brussels về thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước
ngày 10/4/1926;
Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao; Công ước Viên 1963 về quan
hệ lãnh sự
Luật miễn trừ chủ quyền nước ngoài của Hoa Kỳ 1976 (Foreign souvereign
immunities Act 1976). Một quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tại
Hoa Kỳ nếu quốc gia đó đã tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ’’ (Điều 1605);
Việt Nam chưa có Luật về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia.
v1.0015103207
2.2.3. QUỐC GIA - CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT (tiếp theo)
37
Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
• Điều 31 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao:
“Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử
về hình sự của nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng
quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính”.
• Điều 18 Công ước của Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản
của quốc gia: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm
giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một
Tòa án nước ngoài”.
v1.0015103207
2.2.3. QUỐC GIA - CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT (tiếp theo)
38
Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
Nội dung
quyền miễn
trừ tư pháp
Quyền miễn trừ xét xử (Parin parem
non habet juisdictionem).
Quyền miễn trừ đối với tài sản.
Quyền miễn trừ trong việc thi hành án.
v1.0015103207
2.2.3. QUỐC GIA - CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT (tiếp theo)
39
Từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
• Điều 32 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao: “Việc từ bỏ quyền miễn
trừ xét xử trong một vụ kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao
hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này
cần phải có sự từ bỏ riêng.”
• Thông qua các Điều ước quốc tế:
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BIT).
Công ước Oa Sinh Tơn 1965 về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư.
• Thông qua các quy định của pháp luật quốc gia.
• Thông qua các điều khoản hợp đồng (điều khoản giải quyết tranh chấp).
Ví dụ: Hợp đồng BOT, BTO, BBC
v1.0015103207
VỤ VIỆC TÌNH HUỐNG
• VIETNAM AIRLINE bị kiện tại tòa án Rome (Italia) năm 1994- 2007.
• Liên đoàn bóng đá VFF bị kiện tại Tòa án trọng tài bóng đá quốc tế (vụ Le Tard).
40
v1.0015103207
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:
• Khái quát về chủ thể trong Tư pháp quốc tế.
• Các loại chủ thể trong tư pháp quốc tế: Cá nhân, người nước ngoài;
pháp nhân nước ngoài; Quốc gia- chủ thể đặc biệt trong Tư pháp
quốc tế.
41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tu_phap_quoc_te_bai_2_chu_the_trong_tu_phap_quoc_t.pdf