Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 5: Xung đột thẩm quyền trong tư pháp quốc tế - Bùi Thị Thu

XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam: • Bị đơn nước ngoài có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam; cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam. • Nguyên đơn nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ. • Vụ việc mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các bên là nước ngoài. • Vụ việc dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam. • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo) Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà bên vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

pdf21 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 5: Xung đột thẩm quyền trong tư pháp quốc tế - Bùi Thị Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu BÀI 5 XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm xung đột thẩm quyền trong Tư pháp quốc tế; • Trình bày được đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của xung đột thẩm quyền; • Trình bày được phương pháp giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử theo các quy định của Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam; • Trình bày được các dấu hiệu xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của các Điều ước quốc tế và theo pháp luật Việt Nam. 3 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên phải học xong các môn học: • Luật Dân sự; • Luật Thương mại; • Luật Hôn nhân và gia đình. 4 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về xung đột thẩm quyền. 5 CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.2 Khái quát về xung đột thẩm quyền5.1 Giải quyết xung đột thẩm quyền 6 5.1. KHÁI QUÁT VỀ XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN 5.1.1. Khái niệm, nguyên nhân của xung đột thẩm quyền 5.1.2. Đặc trưng và nguyên tắc cơ bản 5.1.3. Mối quan hệ giữa xung đột thẩm quyền và xung đột pháp luật 7 5.1.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN CỦA XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN Khái niệm • Xung đột thẩm quyền là trường hợp Tòa án của hai hay nhiều quốc gia khác nhau đều có thể có thẩm quyền giải quyết đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. • Thẩm quyền xét xử quốc tế là thẩm quyền của Tòa án của một nước đối với việc xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. 8 5.1.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN CỦA XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN 9 Nguyên nhân của xung đột thẩm quyền Chủ quyền quốc gia đối với quyền tài phán. Mỗi quốc gia đều xây dựng hệ thống pháp luật, Cơ quan tư pháp riêng để giải quyết các vụ việc dân sự có tính chất quốc tế. Không có quy trình thủ tục tố tụng dân sự quốc tế. Nguyên tắc mở rộng thẩm quyền theo các dấu hiệu chung giống nhau. Nguyên nhân 5.1.2. ĐẶC TRƯNG VÀ NGYÊN TẮC CƠ BẢN Nguyên tắc Luật tòa án (Lex fori) Khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài Tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng (luật hình thức) của nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật của từng nước hoặc trong các Điều ước quốc tế). Tòa án nào giải quyết vụ việc có quyền áp dụng Luật tố tụng nước có Tòa án để xác định thẩm quyền. 10 5.1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT Xung đột thẩm quyền Xung đột pháp luật Xác định Tòa án Xác định luật áp dụng 11 5.2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN 5.2.1. Xác định thẩm quyền theo Điều ước quốc tế 5.2.2. Xác định thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam 12 5.2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN 13 Đương sự lựa chọn Tòa án- Đơn kiện Áp dụng Điều ước quốc tế Luật tòa án (Pháp luật quốc gia) Tòa án xác định thẩm quyền Tư pháp quốc tếTố tụng 5.2.1. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Xác định thẩm quyền theo Điều ước quốc tế Hệ thống công ước La Hay về tố tụng dân sự quốc tế. Các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương. 14 5.2.1. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 15 • Hệ thống công ước La Hay:  Công ước ngày 01/03/1954 về thủ tục tố tụng dân sự;  Công ước ngày 15/11/1965 về Tống đạt ở nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp liên quan đến dân sự và thương mại;  Công ước ngày 25/11/1965 về Lựa chọn Tòa án;  Công ước ngày 25/10/2005 về Tiếp cận quốc tế công lý;  Công ước ngày 30/6/2005 về Thỏa thuận lựa chọn Tòa án;  Công ước ngày 15/11/1965 về Quyền tài phán, luật áp dụng và công nhận các quyết định về con nuôi. Dấu hiệu xác định thẩm quyền theo Điều ước quốc tế Dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự, nơi thường trú của bị đơn. Sự hiện diện của bị đơn dân sự hoặc của tài sản của bị đơn dân sự. Nơi có đối tượng tài sản đang tranh chấp. Theo thỏa thuận của các bên. Nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. 5.2.1. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 16 5.2.1. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ (tiếp theo) 17 Dấu hiệu xác định thẩm quyền Theo quốc tịch. Theo lãnh thổ. Theo sự thỏa thuận của các bên. 5.2.2. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Xác định thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam Thẩm quyền chung : (Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2011) • Các dấu hiệu chung. • Tòa án Việt Nam sẽ xem xét theo các dấu hiệu này để xác định thẩm quyền. Thẩm quyền riêng biệt : (Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự 2011). Các vụ việc dân sự có tính chất đặc biệt. 18 5.2.2. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 19 Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam: • Bị đơn nước ngoài có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam; cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam. • Nguyên đơn nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ. • Vụ việc mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các bên là nước ngoài. • Vụ việc dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam. • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. 5.2.2. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo) Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà bên vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. 20 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: • Khái quát về xung đột thẩm quyền; • Giải quyết xung đột thẩm quyền: Xác định thẩm quyền theo Điều ước quốc tế; xác định thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam . 21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tu_phap_quoc_te_bai_5_xung_dot_tham_quyen_trong_tu.pdf
Tài liệu liên quan