Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Muốn sử dụng Algorithm, người ta phải xem xét 4 khía cạnh quan trọng thuộc hành động của công ty: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hậu quả. Đây cũng chính là 4 yếu tố tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động.
(1) Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?
(2) Biện pháp: Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu?
(3) Động cơ: Điều gì thôi thúc doanh nghiệp đạt mục tiêu?
(4) Hậu quả: Doanh nghiệp có thể lường trước những hậu quả nào?
Mục tiêu là những tiêu đích mà mỗi cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt được. Nó trả lời cho câu hỏi “cần phải làm gì?”.
Biện pháp: Biện pháp chỉ các công cụ, các cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Biện pháp trả lời cho câu hỏi “làm như thế nào?”.
Động cơ: Động cơ là sức mạnh nội tại thôi thúc và hướng hành vi của con người tới việc đạt được những mục tiêu nhất định. Động cơ trả lời cho câu hỏi: “Tại sao? Vì lý do gì?” Động cơ là nguyên nhân gốc rễ của hành vi, động cơ thúc đẩy thể hiện qua thỏa mãn các nhu cầu.
Tiên đoán hậu quả là bước cuối cùng và quan trọng nhất của Algorithm đạo đức. Các hậu quả thường không lường trước được trước khi giải pháp đạo đức được tiến hành
51 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 3: Đạo đức kinh doanh - Nguyễn Văn Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch ư ơng 3: đạo đức kinh doanh
Tình huống dẫn nhập
Vấn đề đạo đức tại công ty nước giải khát Tipico
Ngày 7 – 7, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm bắt đầu tiến hành kiểm tra tại Công ty Nước giải khát Tipico.
Khi đến kho nguyên liệu, đoàn kiểm tra phát hiện thấy tất cả nguyên vật liệu mà công ty đang dùng để sản xuất đã hết hạn sử dụng được 3 tháng so với những hướng dẫn về hạn sử dụng trên các thùng đựng nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Tipico đã thanh minh rằng việc sử dụng nguyên vật liệu quá hạn là “bị oan” do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nước ngoài về đã làm hỏng những con số của hạn sử dụng từ 17 -08 thành 17 – 03, và số nguyên vật liệu này nếu ngửi bằng mũi thì vẫn còn thơm và chưa bị mốc.
1. Phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh trong tình huống.
2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống trên.
3. Với tư cách là những đối tượng ấy, bạn sẽ xử lý như thế nào?
NỘI DUNG
3.1 Khái luận về đạo đức kinh doanh
3.2 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh
3.3 Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức trong kinh doanh
3.1 khái luận về đạo đức kinh doanh
Nội dung
3.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
3.1.2. Khái niệm đạo đức
3.1.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
3.1.4. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
3.1.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Đạo đức
=
Tập hợp
Nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực XH
Nhằm
Đánh giá
Điều chỉnh
Hành vi con người
Hoạt động
kinh doanh
Đạo đức kinh doanh
Khái niệm đạo đức (tiếp)
Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.
Đạo đức vs Pháp luật?
3.1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trong các thời kỳ lịch sử.
Thập kỷ 60: Mức lương công bằng, quyền của người công nhân, đến mức sinh sống của họ. ô nhiễm, các chất độc hại, quyền bảo vệ người tiêu dùng.
Những năm 70: hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, thông đồng câu kết vớ nhau để đặt giá cả.
Những năm 80: các Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh; Uỷ ban đạo đức và Chính sách xã hội để giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty.
Những năm 90: Thể chế hoá đạo đức kinh doanh.
Từ năm 2000 đến nay: Được tiếp cận, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: từ pháp luật, triết học và các khoa học xã hội khác. Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt với khái niệm trách nhiệm đạo đức và với việc ra quyết định trong phạm vi công ty . Các hội nghị về đạo đức kinh doanh thường xuyên được tổ chức.
Khái niệm đạo đức kinh doanh (tiếp)
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh.
Khái niệm đạo đức kinh doanh (tiếp)
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Tính trung thực;
Tôn trọng con người;
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội;
Coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội;
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Khái niệm đạo đức kinh doanh (tiếp)
Phạm vi áp dụng:
Người lao động;
Khách hàng;
Chủ sở hữu;
Đối tác;
Cộng đồng;
Chính phủ
3.1.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi l ao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồngtheo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”. (Định nghĩa của Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững – World Business Council for Sustainable Development).
Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nói chung.
Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới
tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (tiếp)
Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (tiếp)
KHÍA CẠNH KINH TẾ
• Đối với Nhà nước: doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế
• Đối với người tiêu dùng: tìm kiếm và đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu cần thiết trong xã hội, đảm bảo thỏa mãn người tiêu dùng về mọi mặt khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
• Đối với người lao động: tạo công ăn việc làmvới mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
• Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác.
• Đối với các bên liên đới khác: mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ.
Thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (tiếp)
KHÍA CẠNH PHÁP LÝ
• Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.
• Bao gồm năm khía cạnh:
1. điều tiết cạnh tranh;
2. bảo vệ người tiêu dùng;
3. bảo vệ môi trường;
4. an toàn và bình đẳng và
5. khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trá
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (tiếp)
KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC
• TNXH là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật
→ vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt.
• Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (tiếp)
KHÍA CẠNH NHÂN VĂN
• Khíacạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội.
• Những đóng góp có thể trên bốn phương diện:
Nâng cao chất lượng cuộc sống,
San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ,
Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên,
Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.
Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (tiếp)
Đạo đức kinh doanh
Trách nhiệm xã hội
Những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh
là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội
các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.
một cam kết với xã hội
liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức
quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội.
thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong
thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
3.1.4 Vai trò của Đạo đức kinh doanh
Môi trường đạo đức
Sự tin tưởng của khách hàng và nhân viên.
Sự trung thành của nhân viên
Sự thỏa mãn của khách hàng
Chất lượng tổ chức
Lợi nhuận
Vai trò của Đạo đức kinh doanh (tiếp)
Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh: Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp : Phần thưởng cho một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng, và lợi ích về kinh tế lớn hơn
Vai trò của Đạo đức kinh doanh (tiếp)
Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.
Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức.
Tạo được bầu tâm lý làm việc hiệu quả của nhân viên (nhân viên cảm thấy thoả mãn về doanh nghiệp cũng như chính mình, tăng lòng trung thành và trách nhiệm chuyên môn, làm việc hết mình vì sự thành đạt của doanh nghiệp).
Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.
Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội.
Vai trò của Đạo đức kinh doanh (tiếp)
Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tối thiểu hoá các thiệt hại do sự phá hoại ngầm của nhân viên ;
Doanh nghiệp ít phải hầu toà do tránh được các vụ kiện tụn g
Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội.
3.2 các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh
Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh
Kế toán
Tài chính
Quản lý
Marketing
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với những đối t ư ợng hữu quan
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động
Đạo đức trong đánh giá người lao động.
Đạo đức trong bảo vệ người lao động
MARKETING
Marketing và phong trào bảo vệ người tiêu dung.
Các biện pháp marketing phi đạo đức.
TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN
Giảm giá dịch vụ.
Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề.
Các khoản phí không chính thức và “tiền hoa hồng”
Làm sai lệch số liệu.
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp (tiếp)
ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động:
Tình trạng phân biệt đối xử;
Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân;
Bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực.
Trong đánh giá người lao động:
Đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến;
Sử dụng thông tin lấy được từ giám sát phục vụ mục đích thanh tr ừ ng, trù dập.
Trong bảo vệ người lao động:
Đảm bảo điều kiện lao động an toàn;
Vấn đề quấy rối tình dục nơi công sở.
BÍ QUYẾT GIÁM SÁT NHÂN VIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NHẬT BẢN
Keai Natsu, một nhân viên bán hàng của tập đoàn Komachi, Nhật Bản, ngày ngày đều làm việc vui vẻ và rất bằng lòng với công việc của mình. Nhưng rồi đột nhiên, vào một ngày, ban giám đốc quyết định chuyển công tác khác với mức lương thấp hơn. Keai hoàn toàn bất ngờ và không hiểu vì sao? Câu trả lời chính là cô đã rơi vào “chiếc bẫy” giám sát bí mật của tập đoàn Komachi, một nghệ thuật theo dõi nhân viên bí mật đang rất được nhiều tập đoàn Nhật Bản ứng dụng để quản lý các nhân viên của mình. Chuyện xảy ra vài tháng trước đây, trong giờ làm việc, Keai Natsu lúc đó có chuyện bực mình với chồng ở nhà nên cô không chú tâm đến việc bán hàng, cáu gắt và có thái độ ứng xử không đúng với các khách hàng Một lần thì không sao nhưng việc này lặp lại hai đến ba lần. Lúc đầu, việc làm này của Natsu tưởng chừn như không ai biết bởi nó xảy ra không thường xuyên nhưng cô đâu có ngờ rằng chừng đó cũng đủ để lọt vào tầm ngắm của những “điệp viên” bí mật giám sát nhân sự của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản, những tập đoàn luôn coi trọng thái độ và giáo tiếp của nhân viên đối với khác hàng.
Từ lâu, các giám đốc nhân sự tại Nhật không bao giờ nói ra miệng rằng: “Tôi luôn phải theo dõi anh/chị!” bởi họ luôn coi lãnh đạo không phải là điệp viên, không phải là giám thị và cũng không phải là công tố viên. Tuy nhiên, để đảm bảo và duy trì kỷ luật lao động, các nhà quản lý nhân sự tại Nhật Bản vẫn rất cần đến việc giám sát và theo dõi các nhân viên. Với quan niệm như vậy, nhiều tập đoàn kinh tế tại Nhật đã chiêu mộ nhân viên đặc biệt chỉ để bí mật giám sát hay đóng vai khách hàng nhằm kiểm tra thái độ kinh doanh từ chính hệ thống bán lẻ sản phẩm của tập đoàn mình. Theo kết quả điều tra, gần 20% các công ty đang thực hiện bí quyết “điệp viên bí mật” để theo dõi công việc bán hàng của các nhân viên.
Hãy đánh giá hành vi của các ông chủ Nhật Bản? Theo bạn, đó là hành vi hợp pháp hay không hợp pháp.
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp (tiếp)
ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING
Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng:
Marketing là hoạt động hướng dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng.
Bảo hộ người tiêu dùng xuất hiện khi có sự bất bình đẳng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
8 quyền của người tiêu dùng:
Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản;
Quyền được an toàn;
Quyền được thông tin;
Quyền được lựa chọn;
Quyền được lắng nghe (hay được đại diện);
Quyền được bồi thường;
Quyền được giáo dục về tiêu dùng;
Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững.
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp (tiếp)
Các biện pháp marketing phi đạo đức
• Quảng cáo phi đạo đức:
Lôi kéo, nài ép dụ dỗ người tiêu dùng rang buộc với sản phẩm: quảng cáo những sản phẩm có tên tuổi xen vào giữa các buổi trình diễn hay chiếu phim ở rạp.
Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm: quảng cáo nồi cơm điện có phủ lớp chống dính teflon của một công ty làm cho người tiêu dùng tin rằng chỉ có nồi cơm điện của công ty đó có phủ lớp chống dính nhưng trên thực tế bất kỳ nồi cơm điện của công ty nào cũng bắt buộc phải có lớp chống dính đó.
Quảng cáo phóng đại, thổi phồng;
Che dấu sự thật trong một thông điệp;
Đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ : Những lời nói khôn ngoan này thường rất mơ hồ và giúp nhà sản xuất tránh mang tiếng lừa đảo. Động từ “giúp” là một ví dụ điển hình. Như trong “giúp bảo vệ”, “giúp chống lại”, "giúp bạn cảm thấy”.
Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu;
Những quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm.
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp (tiếp)
Bán hàng phi đạo đức:
Bán hàng lừa gạt: sản phẩm được ghi “giảm giá”, “thấp hơn mức bán lẻ dự kiến” trong khi chưa bao giờ bán được mức giá đó. Hoặc là ghi nhãn “sản phẩm giới thiệu” cho sản phẩm bán đại trà.
Bao gói và dán nhãn lừa gạt: Ghi loại “ mới ”, “ đã cải tiến ”, “ tiết kiệm ” nhưng thực tế sản phẩm không hề có những tính chất này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về công dụng của sản phẩm, hoặc hình dáng bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn...
Nhử và chuyển kênh: dẫn dụ khách hàng bằng một “ mồi câu ” để phải chuyển kênh sang mua sản phẩm khác với giá cao hơn.
Lôi kéo;
Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường.
Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh:
Cố định giá cả;
Phân chia thị trường;
Bán phá giá;
Sử dụng những biện pháp thiếu văn hoá.
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp (tiếp)
ĐẠO ĐỨC TRONG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Các hoạt động kế toán ngoại vi là tổng hợp và công bố các dữ liệu về tình hình tài chính của công ty; được coi là đầu vào thông tin thiết yếu cho các cơ quan thuế (xác định mức thuế phải nộp); cho các nhà đầu tư (lựa chọn phương án đầu tư phù hợp) và cho các cổ đông sẵn có (mức cổ tức thu được từ kết quả kinh doanh của tổ chức và trị giá của chứng khoán trên cơ sở định giá tài sản doanh nghiệp. Do đó, bất cứ sự sai lệch nào về số liệu kế toán cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình ra quyết định.
Các hoạt động kế toán nội bộ là huy động, quản lý và phân bổ các nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp với yêu cầu đủ về số lượng và kịp về tiến độ.
3.2.1 Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp (tiếp)
Giảm giá dịch vụ;
Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề;
Cáckhoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng;
Làm sai lệch số liệu.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan
L à những đối tượng hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và sự thành công của một hoạt động kinh doanh. Họ là người có những quyền lợi cần được bảo vệ và có những quyền hạn nhất định để đòi hỏi công ty làm theo ý muốn của họ.
Đối tượng hữu quan bao gồm cả những người bên trong và bên ngoài công ty:
Bên trong: nhân viên, các cổ đông, ban giám đốc, thành viên ban quản trị
Bên ngoài: khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan Nhà nước, nghiệp đoàn, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương và công chúng nói riêng
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ CỦA CHỦ SỞ HỮU VỚI NHÀ QUẢN LÝ
Chủ sở hữu có thể tự mình quản lí doanh nghiệp hoặc thuê những nhà quản lí chuyên nghiệp để điều hành công ty. Chủ sở hữu là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp một phần hay toàn bộ nguồn lực vật chất, tài chính cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp, có quyền kiểm soát nhất định đối với tài sản, hoạt động của tổ chức thông qua giá trị đóng góp.
Các mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lý đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ .
Sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Vấn đề cáo giác
Cáo giác là một việc một thành viên của tổ chứ c công bố những thông tin làm chứng cứ v ề những hành động bất hợp pháp hay về đạo đứ c của tổ chức . Cáo giác được coi là chính đáng khi người cáo giác ngăn chặn việc lấy động cơ, lợi ích cá nhân trước mắt để che lấp những thiệt hại lâu dài củ a tổ chức với một động cơ trong sáng. Thiệt hại đối với bản thân người cáo giác đôi khi rất lớn (bị trù dập, bị đe doạ, bị trừng phạt về thu nhập, về công ăn việc làm, bị mang tiếng xấu...).
Vì vậy, cần có ý thức bảo vệ người cáo giác trước những số phận không chắc chắn. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp giải quyết của các cơ quan chức năng
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
Bí mật thương mại
Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người sở hữu nó có một lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng những thông tin đó.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
Điều kiện môi trường làm việc
Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn và vệ sinh, họ có quyền được bảo vệ tránh mọi nguy hiểm, có quyền được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
Lạm dụng của công, phá hoại ngầm và các vấn đề khác
Nếu chủ doanh nghiệp đối xử với nhân viên thiếu đạo đức (không công bằng, hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương không tương xứng...) sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không có trách nhiệm với công ty, thậm chí ăn cắp và phá hoại ngầm.
Bên cạnh những nhân viên sử dụng hợp lý các phương tiện trong công việc vẫn tồn tại hiện tượng lạm dụng vào mục đích cá nhân. Khắc phục tình trạng này một số công ty đã lắp đặt các thiết bị theo dõi hoặc cho người giám sát. Tuy nhiên, khi thực hiện các giải pháp này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy có áp lực, do đó giảm năng suất công việc và có thể gây tai nạn lao động. Trong trường hợp này, hành vi giám sát, theo dõi của công ty trở thành phi đạo đức vì vi phạm quyền riêng tư của người lao động.
Những mối quan hệ nhạy cảm khác.
BẠN ĐÃ BAO GIỜ?
• Mang về nhà mình các đồ văn phòng phẩm của công ty?
• Sao chép phần mềm mà công ty mua và mang về nhà dùng?
• Sử dụng những dịch vụ mà công ty phải trả tiền (VD: chuyển phát nhanh) cho mục
đích cá nhân?
• Một nhân viên khác bị cấp trên khiển trách do lỗi của bạn và bạn lờ đi?
• Xin nghỉ ốm trong khi thực ra bạn rất khỏe mạnh?
• Gọi điện thoại vì mục đích cá nhân, lướt web vào mục đích cá nhân trong giờ làm
việc (chat, mail).
• Tán gẫu với đồng nghiệp trong giờ làm việc?
• Thường xuyên đi muộn, về sớm hơn giờ cơ quan quy định?
• Ỉm đi việc nhân viên bán hàng trả nhầm bạn 1 số tiền lớn hơn mà đáng lẽ ra bạn phải
được trả.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
Khách hàng chính là đối tượng phục vụ, là người thể hiện nhu cầu, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, đánh giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Những vấn đề đạo đức điển hình liên quan đến khách hàng là những quảng cáo phi đạo đức, những thủ đoạn marketing lừa gạt và an toàn sản phẩm.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
Đạo đức trong quan hệ với Khách hàng
Vấn đề đạo đức từ phía khách hàng
Quảng cáo phi đạo đức
Marketing lừa gạt
Xâm phạm các vấn đề riêng tư của khách hàng
Đưa sản phẩm không an toàn tới khách hàng
Cân đối nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của khách hàng
mặc dù khách hàng muốn những nhiên liệu rẻ và hiệu quả để sử dụng trong nhà và xe của họ nhưng họ không muốn loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, giết chết các loài vật hoang dã, hoặc gây ra những bệnh tật và ảnh hưởng đến thai nhi.
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
Cạnh tranh lành mạnh: Thực hiện những biện pháp pháp luật không cấm để cạnh tranh cộng với “đạo đức kinh doanh” và tôn trọng đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh không lành mạnh: Dựng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để cản trở hoạt động của đối phương, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng:
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
3.2.2 Xem xét trong mối quan hệ với các đối t ư ợng hữu quan (tiếp)
Ngụ ngôn kinh doanh: TRAI CÒ ĐÁNH NHAU
Vào một ngày đẹp trời, trai ta mở banh vỏ ra ngả lưng tắm nắng. Cò nhìn thấy, vội bay đến mổ thịt trai. May thay, con trai kịp thời khép lẹ hai mảnh vỏ lại, và cặp chặt luôn cả mỏ của cò. Cò đau đớn lắm, nó giãy giụa thế nào cũng không thoát ra được. Vì thế, cò lúng búng miệng, doạ dẫm:
• Hôm nay và ngày mai đều không mưa đâu, ngươi sẽ chết vì khát.
Trai cũng không vừa, đáp lại:
• Hôm nay và ngày mai nữa, ta cũng không thả ngươi ra, ngươi sẽ chết vì đói!
Chúng cứ mải cãi nhau um tỏi. Kết quả là, cả hai đều bị một ngư ông đi qua bắt gọn đem về nhà làm thịt.
3.3 Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức trong kinh doanh
3.3.1 Phân tích các hành vi đạo đức trong kinh doanh
Nhận diện vấn đề đạo đức
là một tình huống, một vấn đề hoặc một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọ n trong số những hành động được đánh giá là đúng ha y sai, có đạo đức hay vô đạo đức.
Các vấn đề đạo đức có thể được chia ra làm bốn loạ i:
Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích;
Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực;
Các vấn đề về giao tiếp;
Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức.
3.3.1 Phân tích các hành vi đạo đức trong kinh doanh (tiếp)
Thứ nhất : Xác định những người hữu quan bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào tình huống đạo đức.
Thứ hai: Xác định mối quan tâm, mong muốn của những người hữu quan . Nếu mong muốn này không thể hài hoà, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh.
Thứ ba : Xác định bản chất vấn đề đạo đức vấn đề đạo đức bằng cách trả lời cho câu hỏi vấn đề đạo đức bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu nào?
3.3.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo.
Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để hướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức
3.3.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh.
Nó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình quyết định đã gây ra những khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra.
3.3.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Muốn sử dụng Algorithm, người ta phải xem xét 4 khía cạnh quan trọng thuộc hành động của công ty: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hậu quả. Đây cũng chính là 4 yếu tố tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động.
(1) Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?
(2) Biện pháp: Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu?
(3) Động cơ: Điều gì thôi thúc doanh nghiệp đạt mục tiêu?
(4) Hậu quả: Doanh nghiệp có thể lường trước những hậu quả nào?
3.3.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Mục tiêu là những tiêu đích mà mỗi cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt được. Nó trả lời cho câu hỏi “ cần phải làm gì? ”.
Biện pháp: Biện pháp chỉ các công cụ, các cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Biện pháp trả lời cho câu hỏi “ làm như thế nào? ”.
Động cơ : Động cơ là sức mạnh nội tại thôi thúc và hướng hành vi của con người tới việc đạt được những mục tiêu nhất định. Động cơ trả lời cho câu hỏi: “ Tại sao? Vì lý do gì? ” Động cơ là nguyên nhân gốc rễ của hành vi, động cơ thúc đẩy thể hiện qua thỏa mãn các nhu cầu.
Tiên đoán hậu quả là bước cuối cùng và quan trọng nhất của Algorithm đạo đức. Các hậu quả thường không lường trước được trước khi giải pháp đạo đức được tiến hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_van_hoa_kinh_doanh_va_tinh_than_khoi_nghiep_chuong.pptx