Bài tập cá nhân Công pháp đề số
Tình huống 1:
Hai quốc gia Mada và Tesa đàm phán ký điều ước quốc tế về khai thác tài nguyên, trong đó, Mada cho phép Tesa khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trong điều ước quốc tế cũng quy định hiệu lực của điều ước sẽ phát sinh ngay khi đại diện có thẩm quyền của các bên ký chính thức. Tháng 10/2009, đại diện của hai quốc gia đã tiến hành ký chính thức điều ước quốc tế tại thủ đô của Mada.
Tháng 2 /2010, trong chuyến thăm của tổng thống Mada tới Geva, đại diện của Mada lại ký một điều ước quốc tế khác với Geva, trao cho Geva quyền khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Sau khi điều ước này phát sinh hiệu lực, tháng 4/2010, Mada đã gửi công hàm cho Tesa yêu cầu tất cả các tàu đánh cá của Tesa phải ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada. Lí do Mada đưa ra là điều ước quốc tế đã ký có nội dung không phù hợp với pháp luật của Mada về khai thác tài nguyên, do đó, điều ước mà Mada đã kí vào tháng 10/2009 với Tesa không có hiệu lực. Hãy cho biết:
- Hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không? Vì sao?
- Lập luận của Mada đưa ra khi yêu cầu Tesa ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada có phù hợp với quy định của công ước viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế hay không? Vì sao?
Bài làm:
1. Hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva phù hợp với pháp luật quốc tế, vì:
Thứ nhất, theo quy định Luật quốc tế, thì mọi chủ thể của luật quốc tế đều có địa vị hoàn toàn bình đẳng khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế và kí kết điều ước quốc tế là một trong những quyền cơ bản của chủ thể luật quốc tế - Điều 6 Công ước viên 1969 quy định: “Mọi quốc gia đều có tư cách để kí kết các điều ước”, tức là mọi quốc gia đều có quyền bình đẳng tham gia kí kết các điều ước quốc tế trong khuôn khổ của luật quốc tế.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân Công pháp đề số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm:
1. Hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva phù hợp với pháp luật quốc tế, vì:
Thứ nhất, theo quy định Luật quốc tế, thì mọi chủ thể của luật quốc tế đều có địa vị hoàn toàn bình đẳng khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế và kí kết điều ước quốc tế là một trong những quyền cơ bản của chủ thể luật quốc tế - Điều 6 Công ước viên 1969 quy định: “Mọi quốc gia đều có tư cách để kí kết các điều ước”, tức là mọi quốc gia đều có quyền bình đẳng tham gia kí kết các điều ước quốc tế trong khuôn khổ của luật quốc tế. Theo Công ước Luật biển 1982, các quốc gia có chủ quyền đối với vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia và quyền chủ quyền đối với các vùng biển quốc gia do chủ quyền đem lại có quyền thiết lập một trật tự pháp lí quốc gia phù hợp với quy định của luật biển quốc tế để đảm bảo quyền lợi quốc gia trong tiến hành hoạt động biển. Do đó, Mada có quyền kí kết các điều ước quốc tế trong khuôn khổ cho phép của luật quốc tế.
Thứ hai, pháp luật quốc tế không có quy định nào ngăn cấm việc một quốc gia kí kết đồng thời nhiều điều ước quốc tế song phương với nhiều quốc gia về cùng một vấn đề. Mặt khác, Điều ước quốc tế mà Mada đã kí với Tesa vào tháng 10/2009 trước đó không có Điều khoản nào quy định: “không cho phép hoặc ngăn cấm Mada ký kết thêm bất cứ điều ước quốc tế với các quốc gia khác về khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Mada”. Do đó, hành vi ký kết điều ước quốc tế của Mada với Geva không trái luật quốc tế.
2. Lập luận của Mada đưa ra khi yêu cầu Tesa ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada là không phù hợp với quy định của Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế, vì:
Theo nguyên tắc Pacta sunt servanda – Điều ước quốc tế phải được các thành viên thực hiện trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí - Điều 26, Công ước viên năm 1969 quy định: “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được thi hành với thiện chí”. Theo nguyên tắc này, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ của điều ước quốc tế trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, quốc gia tham gia kí kết điều ước không được phép viện dẫn pháp luật trong nước như một lý do để không thực hiện các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, điều này được quy định tại Điều 27 Công ước viên 1969: “Một bên không được phép viện dẫn những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do cho việc không thi hành một điều ước. Quy tắc này không phương hại đến các quy định của Điều 46”. Ở đây, ta thấy hai quốc gia Mada và Tesa đã có sự đàm phán, thỏa thuận và đi đến thống nhất về hiệu lực của điều ước sẽ phát sinh ngay khi đại diện có thẩm quyền của các bên ký chính thức. Thực tế, điều ước quốc tế giữa hai quốc gia này đã được kí kết, phát sinh hiệu lực từ tháng 10/2009 và “khi một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước vào một thời điểm đã có hiệu lực, thì điều ước này trừ khi có quy định khác, sẽ có hiệu lực đối với quốc gia này từ thời điểm đó” (khoản 3 Điều 24 Công ước viên 1969); mặt khác, trong điều ước kí kết giữa hai quốc gia này không quy định cụ thể về việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước cho nên theo Điều 56 công ước viên năm 1969, nếu trong điều ước quốc tế đó không có bất kì quy định nào ghi nhận quyền đơn phương chấm dứt hiệu lực thì tuyên bố này là không phù hợp, trừ trường hợp tuyên bố đó được tất cả các thành viên của điều ước đó cho phép hoặc có thể suy ra từ bản chất của điều ước.Với những lí do trên, Mada không có quyền viện dẫn pháp luật quốc gia mình để phủ nhận hiệu lực của điều ước quốc tế mà Mada đã kí với Tesa trước đó, để thực hiện kí kết điều ước với quốc gia khác. Do đó, việc Mada đưa ra yêu cầu Tesa ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada và điều ước mà Mada đã kí với Tesa vào tháng 10/2009 không có hiệu lực với lí do Mada đã nêu như trên là không phù hợp với quy định của Công ước viên năm 1969.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997.
ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Giáo trình luật quốc tế, NXb. Giáo dục Việt Nam.
Công ước viên năm 1969 về Luật Điều ước Quốc tế.
Ts. Nguyễn Thị Thuận, Luật quốc tế những điều cần biết, Nxb. CAND
Tình huống 1:
Hai quốc gia Mada và Tesa đàm phán ký điều ước quốc tế về khai thác tài nguyên, trong đó, Mada cho phép Tesa khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trong điều ước quốc tế cũng quy định hiệu lực của điều ước sẽ phát sinh ngay khi đại diện có thẩm quyền của các bên ký chính thức. Tháng 10/2009, đại diện của hai quốc gia đã tiến hành ký chính thức điều ước quốc tế tại thủ đô của Mada.
Tháng 2 /2010, trong chuyến thăm của tổng thống Mada tới Geva, đại diện của Mada lại ký một điều ước quốc tế khác với Geva, trao cho Geva quyền khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Sau khi điều ước này phát sinh hiệu lực, tháng 4/2010, Mada đã gửi công hàm cho Tesa yêu cầu tất cả các tàu đánh cá của Tesa phải ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada. Lí do Mada đưa ra là điều ước quốc tế đã ký có nội dung không phù hợp với pháp luật của Mada về khai thác tài nguyên, do đó, điều ước mà Mada đã kí vào tháng 10/2009 với Tesa không có hiệu lực. Hãy cho biết:
Hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không? Vì sao?
Lập luận của Mada đưa ra khi yêu cầu Tesa ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada có phù hợp với quy định của công ước viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế hay không? Vì sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ca nhan 44.doc