Bài tập cá nhân môn sở hữu trí tuệ đề số 10
Đề bài số 10: Năm 2010, Công ty X của Việt Nam nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu “VISTA và hình” cho sản phẩm dược thuộc nhóm 05 và bị từ chối với lý do dấu hiệu trên tương tự với nhãn hiệu “VISAT” của một chủ thể khác đã được bảo hộ tại Việt Nam theo đằng ký quốc tế năm 2004 cũng cho các sản phẩm thuộc nhóm 05 . Anh (chị) với tư cách là Luật sư của Công ty X hãy áp dụng các quy định của pháp luật và bằng lập luận của mình để đưa ra các phương án và khả năng để nhãn hiệu “VISAT và hình” vẫn được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam.
Bài làm.
I. Một số khái niệm về nhãn hiệu.
Theo khoản 16 điều 3 luật SHTT thì “ Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau.”. như vậy, theo khái niệm này thì nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, sản phậm của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Để phân biệt được các hàng hóa dịch vụ giúp người mua dễ nhận biết thì luật có quy định tại khoản 1 điều 74: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này”. ở đây, hai yếu tố là khả năng dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc khoản 2 điều này thì có thể là một nhãn hiệu được bảo hộ. khoản 2 điều 74 quy định về một số trường hợp được coi là không có khả năng phân biệt.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4927 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn sở hữu trí tuệ đề số 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 10: Năm 2010, Công ty X của Việt Nam nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu “VISTA và hình” cho sản phẩm dược thuộc nhóm 05 và bị từ chối với lý do dấu hiệu trên tương tự với nhãn hiệu “VISAT” của một chủ thể khác đã được bảo hộ tại Việt Nam theo đằng ký quốc tế năm 2004 cũng cho các sản phẩm thuộc nhóm 05 . Anh (chị) với tư cách là Luật sư của Công ty X hãy áp dụng các quy định của pháp luật và bằng lập luận của mình để đưa ra các phương án và khả năng để nhãn hiệu “VISAT và hình” vẫn được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam.
Bài làm.
I. Một số khái niệm về nhãn hiệu.
Theo khoản 16 điều 3 luật SHTT thì “ Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau.”. như vậy, theo khái niệm này thì nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, sản phậm của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Để phân biệt được các hàng hóa dịch vụ giúp người mua dễ nhận biết thì luật có quy định tại khoản 1 điều 74: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này”. ở đây, hai yếu tố là khả năng dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc khoản 2 điều này thì có thể là một nhãn hiệu được bảo hộ. khoản 2 điều 74 quy định về một số trường hợp được coi là không có khả năng phân biệt.
II. giải quyết tình huống.
Ở tình huống này, công ty X của Việt Nam bị từ chối đơn xin bảo hộ nhãn hiệu “VISTA” với lý do dấu hiệu trên tương tự như nhãn hiệu “VISAT” đã đăng kí quốc tế năm 2004. Với vấn đề trên thì công ty X có thể có một số lập luân và cách giải quyết như sau:
Có thể thấy nhãn hiệu mà công ty X của Việt Nam nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu “VISTA và hình”, nhãn hiệu “VISTA” cấu thành từ chữ cái La-tinh, ngắn gọn dễ dàng đọc và phát âm “VISTA” (là vi-sờ-át); rõ ràng cách phát âm như vậy là hoàn toàn phù hợp với ngôn ngữ của người Việt Nam, do đó bất kì ai tiếp xúc hay đọc qua nhãn hiệu này đều có thể nhận biết và ghi nhớ khi đặt cạnh những nhãn hiệu khác theo khoản 1 điều 74 luật SHTT quy định. Và nhãn hiệu “VISAT” phát âm “là vi-sát”. Có thể thấy là khi phát âm hai nhãn hiệu này là khác nhau hoàn toàn. Mặc dù vậy, nhưng hai nhãn hiệu trên là cùng đăng kí cho một loại sản phẩm số 05, hơn nữa số chữ cái trong tên nhãn hiệu trên đều là 5 chữ cái nên nhãn hiệu “VISTA” của công ty X là khó có khả năng đăng kí thành công. Tuy nhiên, khả năng đăng kí được nhãn hiệu trên là hoàn toàn có thể đăng kí được nếu công ty X đưa ra được một số các lập luận trong các phương án sau.
Các phương án có thể áp dụng nhằm đạt được mục tiêu đăng kí nhãn hiệu “VISTA”:
Thứ nhất, trong quá trình đăng kí nhãn hiệu “VISTA” công ty X có thể đưa ra được chứng mình về nhãn hiệu này có khả năng phân biệt với sản phẩm cùng loại mang nhãn hiệu “VISAT” khi sản phẩm được đưa ra thị trường và được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi. Nếu như chứng minh này được đưa ra thì khả năng chấp nhận đơn đăng kí nhãn hiệu “VISTA” của công ty X là khá cao.
Thứ hai, chúng ta có thể sử dụng điểm c khoản 1 điều 95 luật SHTT, tìm hiểu xem chủ văn bằng bảo hộ có còn tồn tại hoặc chủ giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp. Trong trường hợp thực tế có những chủ thể được bảo hộ nhãn hiệu nhưng trong quá trình hoạt động không sử dụng nhãn hiệu đã đăng kí vào mục đích kinh doanh…do chưa dự liệu hết được khả năng kinh doanh trong thực tế nên không còn thực hiện hoạt động kinh doanh nhãn hiệu đó nữa, hoặc không còn hoạt động kinh doanh và không có người thừa kế hợp pháp. Tuy nhiên, trong phương án này thì khả năng tìm kiếm thông tin về công ty đăng kí nhãn hiệu “VISAT” là khá khó khăn và mất nhiều công sức vì công ty này đăng kí nhãn hiệu VISAT là theo đăng kí quốc tế và được bảo hộ tại Việt Nam cho nên hầu như mọi thông tin về chủ nhãn hiệu trên đều ở nước ngoài.
Thứ ba, có thể sử dụng điểm d khoản 3 điều 95 luật SHTT, trong trường hợp này có quy định nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất và tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực; ở đây, lại phải xem xét rằng người sử dụng nhãn hiệu hiện tại có phải là chủ sở hữu của nhãn hiệu VISAT hay là chủ thể khác không được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hoặc được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yếu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng thì văn bằng này bị chấm dứt hiệu lực, ở tình huống này nhãn hiệu “VISAT” đăng kí từ năm 2004 tới nay đã được 8 năm; do đó, theo tôi có thể xem xét điều luật này làm căn cứ để có thể đăng kí được nhãn hiệu “VISTA”.
Tóm lại, khả năng đăng kí về nhãn hiệu “VISTA” của công ty X là không cao do là dấu hiệu tương tự nhãn hiệu “VISAT” đã được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng kí quốc tế năm 2004.
Như trên, tôi đã đưa ra một số các giải pháp và đánh giá khả năng để cho nhãn hiệu “VISTA” có thể đăng kí bảo hộ tại cục SHTT. Công ty X có thể tham khảo một số cách trên và thực hiện để đạt hiệu quả mà mình mong muốn.
Tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình luật SHTT.
2. Luật SHTT năm 2009
3. Thông tư của bộ khoa học và công nghệ số 01/2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ca nhan 4.doc