Bài tập môn An toàn môi trường

Cho một phân xưởng có mặt cắt như hình vẽ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa tâm các cửa dưới và trên là H=12m. Nhiệt thừa trong phân xưởng là Qth = 600000kcal/h. Nhiệt độ ngoài trời tự nhiên là tN=21C. Nhiệt độ vùng làm việc trong phân xưởng là tT=30C. Nhiệt độ không khí ra khỏi nhà tR=36C. Xác định số lượng cửa sổ đón gió vào và đẩy gió ra với các kích thước được cho bảng dưới. Cho biết hệ số 1=2=0,7 và tỷ số F_1/F_2 =1,25 (F1 là tổng diện tích cửa đón gió vào, F2 là tổng diện tích cửa đẩy gió ra) Tỷ nhiệt của không khí C=0,2 kcal/kGC. Trọng lượng đơn vị của không khí là 1.173kG/m3 , 1.150kG/m3, 1.135kG/m3 ở lần lượt các nhiệt độ 27C, 33C, 39C ( thông số ở nhiệt độ khác có thể tính bằng nội suy bậc nhất). Hệ thống cửa lấy gió vào và đẩy gió ra bố trí 2 bên tường phân xưởng và đối xứng nhau qua qua mặt phẳng P, các kích thước cửa có thể chọn 1 trong các trường hợp sau (mỗi trường hợp là sự phối hợp của các cửa): Trường hợp Cửa lấy gió vào: a x b Cửa đẩy gió ra: c x d 1 2m x 1m 1m x 0,5m 2 3m x 1,5m 1m x 0,5m 3 2,5m x 1,5m 1,5m x 1m Ghi chú: không sử dụng tài liệu, bài thi chỉ có giá trị khi nộp lại để thi Phần làm sạch không khí Dạng cơ bản Một phân xưởng đúc khi tháo rỡ khuôn, bụi cát lan toả ra bầu không khí có độ hạt d=100 (µm). Trọng lượng đơn vị của bụi γb = 2 (g/cm3). Thiết kế buồng lắng bụi sao cho không khí có chứa bụi đi qua nó với vận tốc Vt =0,12(m/s), để bụi có thể lắng đọng lại hoàn toàn ở đáy buồng.

docx5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn An toàn môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN KTAT&MT Phần tiếng ồn Các dạng cơ bản Dạng bài 1 Một buồng sản xuất có 2 máy. Máy một có mức ồn L1=99 (dB), máy 2 có mức ồn L2 =96 (dB) Tính toán mức ồn tổng cộng của buồng sản xuất? Dạng bài 2 Một phân xưởng sản xuất ở cách khu dân cư một khoảng R=200(m). Mức ồn của phân xưởng phát ra đến khu dân cư không được vượt quá L=73(dB). Tính mức ồn cho phép của phân xưởng đó phát ra ở điểm cách phân xưởng 1mét. Biết tần số trung bình của giải 1ốcta là f=1000(Hz). Dạng bài 3 Một buồng sản xuất có mức ồn 115dB. Tường của buồng có chiều dày 2 viên gạch. Trọng lượng 1m2 vật liệu của tường là 185kG. Khả năng cách âm của cửa sổ, cửa đi, của trần bằng khả năng cách âm của tườngtường. Xác định mức ồn trực tiếp ra ngoài buồng. Ví dụ Bài 1 Phân xưởng sản xuất có 4 máy: Máy phay có mức ồn Lp=98 (dB), máy mài có mức ồn Lm=100 (dB), máy tiện có mức ồn Lt=96 (dB), máy khoan có mức ồn Lk=97 (dB). Coi như tiếng ồn phảt ra tại điểm cách nhà máy 1m bằng tiếng ồn trong nhà máy Tính toán mức ồn tại khu dân cư cách xa phân xưởng cách nhà máy 50m cho 3 ca, mỗi ca chỉ có một số máy làm việc được cho trong bảng dưới. Giả sử tần số trung bình của giải octa là 1000Hz, xác định xem tiếng ồn phát ra từ nhà máy có ở trong ngưỡng tiêu chuẩn cho phép hay không? Nếu tiếng ồn phát ra từ nhà máy tới khu dân cư không trong ngưỡng cho phép, tính toán thiết kế tường cách âm của phân xưởng để mức ồn tại khu dân cư đó trong ngưỡng cho phép. Biết rằng khả năng cách âm của cửa sổ, cửa đi, của trần bằng khả năng cách âm của tường. Tường cách âm phải đảm bảo cách âm cho phân xưởng làm việc cả 3 ca. Ca Các máy làm việc (nhóm I) Các máy làm việc (nhóm II) 1 Máy phay, máy mài Máy phay, máy tiện 2 Máy phay, máy khoan Máy phay, máy khoan 3 Máy phay, máy khoan, máy tiện Máy phay, máy khoan, máy mài Giá trị của L tra theo bảng sau: 0 1 2,5 4 6 10 Hiệu số mức ồn của 2 nguồn L1-L2 Số gia L 3 2,5 2 1,5 1 0,5 Bài 2 Phân xưởng sản xuất có 4 máy: Máy phay có mức ồn Lp=95 (dB), máy mài có mức ồn Lm=102 (dB), máy tiện có mức ồn Lt=100 (dB), máy khoan có mức ồn Lk=95 (dB). Tính toán mức ồn tại khu dân cư cách xa phân xưởng cách nhà máy 200m cho 3 ca, mỗi ca chỉ có một số máy làm việc được cho trong bảng dưới. Giả sử tần số trung bình của giai octa la 2000Hz, xác định xem tiếng ồn phát ra từ nhà máy có ở trong ngưỡng tiêu chuẩn cho phép hay không? Ca Các máy làm việc (nhóm I) Các máy làm việc (nhóm II) 1 Máy phay, máy mài Máy phay, máy tiện 2 Máy phay, máy khoan Máy phay, máy khoan 3 Máy phay, máy khoan, máy tiện Máy phay, máy khoan, máy mài Giá trị của L tra theo bảng sau: 0 1 2,5 4 6 10 Hiệu số mức ồn của 2 nguồn L1-L2 Số gia L 3 2,5 2 1,5 1 0,5 Tính toán thiết kế tường cách âm của phân xưởng để mức ồn trực tiếp ra ngoài nhà không vượt quá L0=72 (dB). Biết rằng khả năng cách âm của cửa sổ, cửa đi, của trần bằng khả năng cách âm của tường. Tường cách âm phải đảm bảo cách âm cho phân xưởng làm việc cả 3 ca. Phần chiếu sáng Các dạng cơ bản Dạng 1: Một khu vực sản xuất chiếu sáng bằng 4 thiết bị chiếu sáng bóng đèn dây tóc công suất mỗi bóng 1000 W-220V. Chiều cao treo đèn đến bề mặt làm việc H = 10 (m),thiết bị chiếu sáng bố trí theo hình vuông mỗi cạnh l=12m. Hệ số dự trữ K = 1,3. Ảnh hưởng của thiết bị chiếu sáng với nhau và ánh sáng phản xạ không đáng kể. Xác định độ rọi theo phương ngang và phương thẳng đứng tại A (hình vuông được tạo bởi thiết bị chiếu sáng Tại chỗ giao nhau của đường thẳng đứng đi qua tâm và mặt phẳng song song với mặt hình vuông trên mặt phẳng làm việc. (Quang thông của bóng đèn có công suất 1000w và điện áp 220v là 18200lm ) Dạng 2: Cho cách bố trí đèn của một gian sản xuất như hình vẽ. Biết diện tích cần chiếu sáng S = 600m2 . Kích thước dài và rộng của phòng a=50m, b=40m. Độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn E=100lux. Hệ số an toàn phụ thuộc vào đặc điểm của phòng K=1,5. Hệ số phản xạ trung bình của tường và trần là 0,4. Tỷ số giữa độ rọi bình quân và độ rọi nhỏ nhất Z=1,25. Cho khoảng cách La = Lb = 8m. Khoảng cách từ đèn tới bề mặt làm việc H C = 5.5m. Xác định quang thông/công suất của mỗi ngọn đèn và tổng số đèn cần sử dụng? Phần thông gió Dạng cơ bản Cho một phân xưởng có mặt cắt như hình vẽ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa tâm các cửa dưới và trên là H=8m. Nhiệt thừa trong phân xưởng là Qth = 500000kcal/h. Nhiệt độ ngoài trời tự nhiên là tN=28oC. Nhiệt độ vùng làm việc trong phân xưởng là tT=30oC. Nhiệt độ không khí ra khỏi nhà tR=38oC. Xác định diện tích các cửa bên dưới F1 và bên trên F2. Cho biết hệ số µ1 =µ2=0,61 và tỷ số F1/ F2=1,25. Tỷ nhiệt của không khí C=0,21kcal/kgoC. Trọng lượng đơn vị của không khí là 1,173kG/m3, 1,150kG/m3 , 1,135kG/m3 ở lần lượt các nhiệt độ 28oC, 34oC, 38oC Ví dụ: Cho một phân xưởng có mặt cắt như hình vẽ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa tâm các cửa dưới và trên là H=12m. Nhiệt thừa trong phân xưởng là Qth = 600000kcal/h. Nhiệt độ ngoài trời tự nhiên là tN=21°C. Nhiệt độ vùng làm việc trong phân xưởng là tT=30°C. Nhiệt độ không khí ra khỏi nhà tR=36°C. Xác định số lượng cửa sổ đón gió vào và đẩy gió ra với các kích thước được cho bảng dưới. Cho biết hệ số m1=m2=0,7 và tỷ số F_1/F_2 =1,25 (F1 là tổng diện tích cửa đón gió vào, F2 là tổng diện tích cửa đẩy gió ra) Tỷ nhiệt của không khí C=0,2 kcal/kG°C. Trọng lượng đơn vị của không khí là 1.173kG/m3 , 1.150kG/m3, 1.135kG/m3 ở lần lượt các nhiệt độ 27°C, 33°C, 39°C ( thông số ở nhiệt độ khác có thể tính bằng nội suy bậc nhất). Hệ thống cửa lấy gió vào và đẩy gió ra bố trí 2 bên tường phân xưởng và đối xứng nhau qua qua mặt phẳng P, các kích thước cửa có thể chọn 1 trong các trường hợp sau (mỗi trường hợp là sự phối hợp của các cửa): Trường hợp Cửa lấy gió vào: a x b Cửa đẩy gió ra: c x d 1 2m x 1m 1m x 0,5m 2 3m x 1,5m 1m x 0,5m 3 2,5m x 1,5m 1,5m x 1m Ghi chú: không sử dụng tài liệu, bài thi chỉ có giá trị khi nộp lại để thi Phần làm sạch không khí Dạng cơ bản Một phân xưởng đúc khi tháo rỡ khuôn, bụi cát lan toả ra bầu không khí có độ hạt d=100 (µm). Trọng lượng đơn vị của bụi γb = 2 (g/cm3). Thiết kế buồng lắng bụi sao cho không khí có chứa bụi đi qua nó với vận tốc Vt =0,12(m/s), để bụi có thể lắng đọng lại hoàn toàn ở đáy buồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_tap_mon_an_toan_moi_truong.docx
Tài liệu liên quan