Bài thuyết trình Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
Vấn đề cấp thiết về bảo hộ lao động giải quyết trong thời gian tới
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi cán bộ quản lý, người sử dụng lao động và người lao động
Nhanh chóng ban hành, hoàn chỉnh các văn bản pháp quy
Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ cho công tác bảo hộ lao động
Đẩy mạnh và đưa phong trào bảo đảm vệ sinh an toàn lao động đi vào chiều sâu
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện bảo hộ lao động
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học
52 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Những vấn đề chung về bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Nhóm 1:
Tưởng Việt Quân 20171632
Bùi Tiến Thành 20171779
Lê Việt Anh 20167049
Nguyễn Vũ Linh 20171494
Nguyễn Minh Đạt 20171140
Phùng Đắc Hậu 20161412
Tổng quan đề tài
Gồm 7 phần:
Nhận thức về an toàn lao động
Tầm quan trọng của an toàn lao động
Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động
Một số khái niệm cơ bản
Nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động
Trách nhiệm trong công tác bảo hộ lao động
Tình hình của Việt Nam hiện nay và những vấn đề cần giải quyết
1. Nhận thức về an toàn lao động
An toàn lao động không phải chỉ do người lao động, người sử dụng lao động mới có trách nhiệm mà nó là nhận thức, trách nhiệm của mọi người tham gia quá trình lao động
2.Tầm quan trọng của an toàn lao động
2.1 Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với các doanh nghiệp
Đem lại năng suất cao
Tránh chi phí cho việc sửa chữa thiết bị
Tránh chi phí để mua thuốc men cho công nhân bị tai nạn
Chi phí cho bảo hiểm ít hơn
Tạo uy tín trên thị trường
Tránh được những lý do kinh tế khác
Đối với những lý do luật pháp quy định phải tuân theo luật lao động Việt Nam
2.2 Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với công nhân
Bảo vệ khỏi sự nguy hiểm
Tạo cho công nhân lòng tin
Tránh cho công nhân những lý do kinh tế khác
2.3 Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với cộng đồng
Giảm đáng kể cho nhu cầu về dịch vụ cho những tình trạng khẩn cấp
Giảm những chi phí cố định
Giảm những thiệt hại khác
Việc tạo ra lợi nhuận cho xã hội giảm đi
3. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động
3.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Mục tiêu:
Thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế để lạo trừ các yếu tố có hại và phát sinh trong sản xuất
Tạo điều kiện lao động thuận lợi hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động
3.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Ý nghĩa:
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động
Mặt khác việc chăm lo sức khỏe cho người lao động còn có ý nghĩa nhân đạo
3.2 Tính chất của bảo hộ lao động
Gồm 3 tính chất:
Tính chất pháp lý
Tính khóa học kỹ thuật
Tính quần chúng
3.2 Tính chất của bảo hộ lao động
Tính chất pháp lý
Là những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong công tác bảo hộ lao động được soạn thảo thành luật của nhà nước
3.2 Tính chất của bảo hộ lao động
b. Tính khoa học kỹ thuật
Trong công tác bảo hộ lao động cũng áp dụng thành tựu khoa học mới nhất
Phòng chống tai nạn lao động cũng xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật
3.2 Tính chất của bảo hộ lao động
c. Tính quần chúng
Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động
Công tác bảo hộ lao động phải được toàn thể quần chúng thi hành thì mới đem lại hiệu quả
4. Một số khái niệm cơ bản
4.1 Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tập hợp của các yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội được thể hiện thông qua các công cụ và phượng tiện lao động, môi trường lao động và sự sắp xếp, tác động qua lại giữa chúng trong mỗi quan hệ với con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động
4.1 điều kiện lao động
Các yếu tố tác động đến điều kiện lao động:
Công cụ, phương tiện lao động
Sự đa dạng của đối tượng lao động
Quá trình công nghệ
Môi trường lao động
4.2 Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Bao gồm:
Các yếu tố vật lý
Các yếu tố hóa học
Các yếu tố sinh vật
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, mất vệ sinh
Các yếu tố về tâm lý không thuận lợi
4.3 Tai nạn lao động
Tai nạn lao động chia thành:
Chấn thương
Nhiễm độc nghề nghiệp
DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP )
MÃ SỐ
TÊN CHẤN THƯƠNG
01
Đầu, mặt, cổ
011
Các chấn thương sọ não hở hoặc kín;
012
Dập não;
013
Máu tụ trong sọ;
014
Vỡ sọ;
015
Bị lột da đầu;
016
Tổn thương đồng tử mắt;
017
Vỡ và dập các xương cuốn của sọ;
018
Vỡ các xương hàm mặt;
019
Tổn thương phần mềm rộng ở mặt;
0110
Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản.
02
Ngực, bụng
021
Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong;
022
Hội chứng chèn ép trung thất;
023
Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng;
024
Gãy xương sườn;
025
Tổn thương phần mềm rộng ở bụng;
026
Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong;
027
Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng;
028
Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống;
029
Vỡ, trật xương sống;
0210
Vỡ xương chậu;
0211
Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới;
0212
Tổn thương cơ quan sinh dục
Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng
061
Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn;
062
Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản;
063
Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng;
064
Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất;
065
Nhiễm độc cấp các l oại hóa chất bảo vệ thực vật;
066
Các loại hóa chất độc khác thuộc danh Mục phải khai báo, đăng ký.
4.3 Tai nạn lao động
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động K(số tai nạn lao động tính trên 1000 người trong 1 năm)
K=n.1000/N
Trong đó:
n- số người bị tai nạn lao động
N- số lao động tương ứng
4.4 Bệnh nghề nghiệp
Là sự suy yếu dần dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động
5. Nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động
Bao gồm 3 nội dung
Nội dung khoa học kỹ thuật
Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động
Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác bảo hộ lao động
5.1 Nội dung khoa học kỹ thuật
Bao gồm:
Khoa học vệ sinh lao động
Khoa học kỹ thuật vệ sinh
Kỹ thuật an toàn
Khoa học phương tiện bảo vệ người lao động
Khoa học Ecgonomics
5.1 Nội dung khoa học kỹ thuật
Khoa học vệ sinh lao động
Khoa học vệ sinh lao động đi sâu khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất
Khoa học vệ sinh lao động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi sức khỏe người lao động và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp
5.1 Nội dung khoa học kỹ thuật
b. Khoa học về kỹ thuật vệ sinh
Các nghành khoa học kỹ thuật về vệ sinh là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học để loại trừ yếu tố có hại, cải thiện môi trường lao động
Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường là 2 khâu của 1 quá trình, gắn bó mật thiết với nhau
5.1 Nội dung khoa học kỹ thuật
c. Kỹ thuật an toàn
Là một hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người lao động
5.1 Nội dung khoa học kỹ thuật
d. Khoa học phương tiện bảo vệ người lao động
Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại
5.1 Nội dung khoa học kỹ thuật
e. Khoa học Ergonomics
Định nghĩa: Nghiên cứu và ứng dụng những quy luật chi phối giữa con người và lao động
Nội dung nghiên cứu:
Sự tác động giữa người - máy - môi trường
Sự nhân trắc học Ergonomi với chỗ làm việc
Đánh giá và chứng nhân chất lượng về an toàn lao động
Sự tác động giữa người – máy - môi trường
Tại chỗ làm việc, Ergonomics coi 2 yếu tố bảo vệ sức khỏe và năng suất lao động quan trọng như nhau
Mục tiêu chính của Ergonomics trong quan hệ người - máy – môi trường là tối ưu hóa các tác động tương trợ
Nhân trắc học Ergonomics với chỗ làm việc
Nhân trắc học Ergonomics là hoa học với mục đích là nghiệ cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động, đảm bảo sự thuận tiện tối ưu cho người lao động khi làm việc để đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Nhân trắc học Ergonomics với chỗ làm việc
Các đặc tính thiết kế phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khả năng con người, dựa trên nguyên tắc:
Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và đặc tính khác của người lao đông
Cơ sở về vệ sinh lao động
Cơ sở về an toàn lao động
Các yêu cầu thẩm mỹ kỹ thuật
Đánh giá và chứng nhận về chất lượng an toàn lao động
Bao gồm:
An toàn vận hành
Tư thế và không gian làm việc
Các điều kiện nhìn rõ ban ngày và ban đêm
Chịu đựng về thể lực
Đảm bảo an toàn đối với các yếu tố cá hại phát sinh trong sản xuất
Những yêu cầu về thẩm mỹ, bố cục không gian, tạo dáng, màu sắc
5.2 Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động
Bao gồm các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghi quyết, thông tư và hướng dẫn của nhà nước và các nghành liên quan về bảo hộ lao động
5.3 Nội dung giáo dục, vân động quần chúng
Giáo dục vận động quần chúng thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động có một ý nghĩa rất quan trọng
Để thực hiện tốt công tác này cần có các biện pháp tuyên truyền hợp lý với các đối tượng lao động tùy thuộc vào điều kiện cụ thể đối với mỗi đối tượng
6. Trách nhiệm của các ngành, các cấp và tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động
6.1 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở trong công tác bảo hộ lao động
Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động
Nghĩa vụ:
Phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động
Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ và các chế độ theo quy định
Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, biện pháp an toàn
Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn với người lao động
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động
6.1 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở trong công tác bảo hộ lao động
a. Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động
Quyền:
Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy
Khen thưởng, kỷ luật kịp thời
Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra về an toàn lao động
6.1 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở trong công tác bảo hộ lao động
b. Nghĩa vụ và quyền của người lao động
Nghĩa vụ:
Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp, nếu là mất, hư hỏng sẽ phải bồi thường
Phải báo cáo kịp thời khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
6.1 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở trong công tác bảo hộ lao động
b. Nghĩa vụ và quyền của người lao động
Quyền:
Yêu cầu của người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc
Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và phải báo cao ngay với người quản lý trực tiếp
Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định nhà nước
6.2 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động
Trách nhiệm
Tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn an toàn lao động, chế độ chính sách bảo hộ lao động
Tham gia xậy dựng chương trình bảo hộ lao động quốc gia
Cử đại diện tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động
Tham gia việc xét khen thưởng, xử lý các vi phạm
Thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật
Tham gia tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn lao động
Tổ chức phong trào quần chúng về bảo hộ lao động
6.2 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động
b. Quyền
Tham gia xây dựng các quy chế, nội quy về quản lý bảo hộ lao động
Tham gia các đoàn kiểm tra công tác bảo hộ lao động do doanh nghiệp tổ chức
Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tao nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
6.2 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động
c. Nhiệm vụ
Thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể
Tuyên truyền, vân động giáo dục người lao động thực hiệ tốt các quy định pháp luật
Động viên khuyến khích người lao động cải thiện môi trường làm việc
Tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng nội quy, quy chế quản lý
Phối hợp tổ chức các hoạt động đẩy mạnh các phong trào đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
7. Tình hình công tác bảo hộ lao động của Việt Nam và những vấn đề cần giải quyết
7.1 Tình hình điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Tình hình điều kiện lao động
Điều kiện lao động còn xấu, chậm được cải thiện:
Trình độ công nghệ và tổ chức lao động lạc hậu
Cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị yếu kém
Nhiều cơ sở sản xuất không có các hệ thống kỹ thuật vệ sinh
Môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng
Tình hình đối với cá khu vực tư nhân, cá nhân thì còn nghiêm trọng hơn
7.1 Tình hình điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
b. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động: theo thống kê gần nhất hệ số tần suất tai nạn lao động K là rất cao(>20) trong khi cho phép là K=5
Bệnh nghề nghiệp:con số những người bị bệnh nghề nghiệp là rất cao 7495 (theo 1997)
7.2 Tình hình thực hiện chính sách về bảo hộ lao động
Trong những năm gần đây việc thực hiện pháp lệnh về bảo hộ lao động của các cơ sở mang tính chất đối phó
Tuy nhiên cũng đã có phần giảm bớt vì mục đích kinh doanh thuận lợi của doanh nghiệp nên công tác bảo hộ lao động cũng được quan tâm hơn
7.3 Tình hình công tác bảo hộ lao động ở nước ta trong thời gian qua
Việt Nam đã quan tâm và có nhiều chỉ thị về công tác bảo hộ lao động cũng như trong thực thi
Trong công tác ngiên cứu cũng có nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng thành công vào trong sản xuất
Tuy nhiên công tác bảo hộ lao đọng vẫn còn nhiều thiếu sót và tồn tại
7.4 Vấn đề cấp thiết về bảo hộ lao động giải quyết trong thời gian tới
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi cán bộ quản lý, người sử dụng lao động và người lao động
Nhanh chóng ban hành, hoàn chỉnh các văn bản pháp quy
Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ cho công tác bảo hộ lao động
Đẩy mạnh và đưa phong trào bảo đảm vệ sinh an toàn lao động đi vào chiều sâu
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện bảo hộ lao động
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học
Tổng kết
Bảo hộ lao động vừa là nội dung gắn liền với sản xuất, vừa là vấn đề có tính chất xã hội và nhân đại sâu sắc. Làm tốt công tác bảo hộ lao độnglà góp phần thiết thực vào đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thuyet_trinh_nhung_van_de_chung_ve_bao_ho_lao_dong.pptx
- thuyet trinh giua ki lop 104662.docx