Bài thuyết trình về trần Nguyên Hãn

LỜI NÓI ĐẦU Khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV(1418-11427) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc ta. Trong cuộc khởi nghĩa đó, dưới hai vị lãnh tụ tối cao là Lê Lợi và Nguyễn Trãi, còn có những nhà quân sự có tài như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Lê Văn Linh Mỗi người đều có những cống hiến xứng đáng mà đến ngày nay sử sách nước ta vẫn chưa đánh giá hết được. Riêng Trần Nguyên Hãn, là một tướng có tài, có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được phong chức “Tả tướng quốc”, và ban quốc tính. Trần Nguyên Hãn là tướng đứng đầu về ban võ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trong thời gian đầu triều Lê Thái Tổ. Nhưng vì sau cuộc khởi nghĩa chống Minh, Ông bị Lê Thái Tổ nghi can và giết hại, vì vậy mà công lao của Ông đối với khởi nghĩa Lam Sơn không được ghi chép đầy đủ. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn là anh em họ với nhau, cùng nhau tham gia và đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi, là một nhân vật vĩ đại tromg lịch sử dân tộc, vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về khía cạnh, lĩnh vực liên quan đến Nguyễn Trãi. Còn Trần Nguyên Hãn, tuy cũng là một “khai quốc công thần” của triều Lê, là một người chí thân với Nguyễn Trãi, có những cống hiến to lớn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lại chưa được đánh giá đúng mức. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài về Trần Nguyên Hãn để làm báo cáo khoa học của mình, trước hết là để hiểu thêm về khởi nghĩa Lam Sơn, về cuộc đời của một anh hùng dân tộc trong cuộc khởi nghĩa đó; Hơn nữa, là những người con của quê hương Ông, bản thân chúng tôi càng cảm thấy có trách nhiệm và lòng tự hào nghiên cứu, tìm hiểu về một vị anh hùng dân tộc, một “danh nhân văn hoá” của tỉnh nhà, con người đã có công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thế kỉ XV. Chỉ sau khi vua NhânTông, năm Diên Ninh thứ hai (1456) nhân đại xá “biểu dương người có công lao cũ “(Lê Quý Đôn) đã khôi phục lại danh dự và khẳng định công lao của Trần Nguyên Hãn với khởi nghĩa Lam Sơn. Chính sử của ta như Đại Việt Sử Kí Toàn Thư và những sách sử triều Lê sau đó: Đại Việt Thông Sử – Lê Quý Đôn, Đại Việt Sử Kí Tổng Vịnh của Lê Tung , Việt Sử Yếu của Lê Tung đã khôi phục và khẳng định những công lao to lớn của ông với khởi nghĩa Lam Sơn. BỐ CỤC I. Trần Nguyên Hãn và những xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XV. II.Trần Nguyên Hãn và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). III. Trần Nguyên Hãn và vấn đề thời hậu chiến. I. Trần Nguyên Hãn và những xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XV Giữa lúc đất nước đang trải qua những biến động sâu sắc, nhà Trần suy yếu và sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang gặp nhiều khó khăn thì nhà Minh đã lợi dụng thời cơ tiến hành xâm lược nước ta. Nhà Minh là một triều đại phong kiến hùng mạnh của Trung Quốc do Chu Nguyên Chương thành lập năm 1368 ttrên cơ sở phong trào nông dân Trung Quốc lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên. Đến thơì Minh Thành Tổ (1402-1424) nhà Minh đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất và đồng thời có khuynh hướng bành trướng thế lực ra bên ngoài. Sau thời gian thăm dò và chuẩn bị, tháng 11 năm 1406, nhà Minh phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra theo ba xu hướng chính: 1. Các cuộc khởi nghĩa của dân binh, thổ hào ở các địa phương

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình về trần Nguyên Hãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ TRẦN NGUYÊN HÃN LỜI NÓI ĐẦU Khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV(1418-11427) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc ta. Trong cuộc khởi nghĩa đó, dưới hai vị lãnh tụ tối cao là Lê Lợi và Nguyễn Trãi, còn có những nhà quân sự có tài như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Lê Văn Linh … Mỗi người đều có những cống hiến xứng đáng mà đến ngày nay sử sách nước ta vẫn chưa đánh giá hết được. Riêng Trần Nguyên Hãn, là một tướng có tài, có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được phong chức “Tả tướng quốc”, và ban quốc tính. Trần Nguyên Hãn là tướng đứng đầu về ban võ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trong thời gian đầu triều Lê Thái Tổ. Nhưng vì sau cuộc khởi nghĩa chống Minh, Ông bị Lê Thái Tổ nghi can và giết hại, vì vậy mà công lao của Ông đối với khởi nghĩa Lam Sơn không được ghi chép đầy đủ. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn là anh em họ với nhau, cùng nhau tham gia và đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi, là một nhân vật vĩ đại tromg lịch sử dân tộc, vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về khía cạnh, lĩnh vực liên quan đến Nguyễn Trãi. Còn Trần Nguyên Hãn, tuy cũng là một “khai quốc công thần” của triều Lê, là một người chí thân với Nguyễn Trãi, có những cống hiến to lớn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lại chưa được đánh giá đúng mức. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài về Trần Nguyên Hãn để làm báo cáo khoa học của mình, trước hết là để hiểu thêm về khởi nghĩa Lam Sơn, về cuộc đời của một anh hùng dân tộc trong cuộc khởi nghĩa đó; Hơn nữa, là những người con của quê hương Ông, bản thân chúng tôi càng cảm thấy có trách nhiệm và lòng tự hào nghiên cứu, tìm hiểu về một vị anh hùng dân tộc, một “danh nhân văn hoá” của tỉnh nhà, con người đã có công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thế kỉ XV. Chỉ sau khi vua NhânTông, năm Diên Ninh thứ hai (1456) nhân đại xá “biểu dương người có công lao cũ “(Lê Quý Đôn) đã khôi phục lại danh dự và khẳng định công lao của Trần Nguyên Hãn với khởi nghĩa Lam Sơn. Chính sử của ta như Đại Việt Sử Kí Toàn Thư và những sách sử triều Lê sau đó: Đại Việt Thông Sử – Lê Quý Đôn, Đại Việt Sử Kí Tổng Vịnh của Lê Tung Lê Tung, tức là Dương Bang Bản, đỗ Hoàng giáp năm 1484. , Việt Sử Yếu của Lê Tung Những tài liệu này , chúng tôi được nhà nghiên cứu lịch sử Lê Kim Thuyên ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc cung cấp …đã khôi phục và khẳng định những công lao to lớn của ông với khởi nghĩa Lam Sơn. BỐ CỤC BÁO CÁO KHOA HỌC: I. Trần Nguyên Hãn và những xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XV. II.Trần Nguyên Hãn và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). III. Trần Nguyên Hãn và vấn đề thời hậu chiến. I. Trần Nguyên Hãn và những xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XV Giữa lúc đất nước đang trải qua những biến động sâu sắc, nhà Trần suy yếu và sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang gặp nhiều khó khăn thì nhà Minh đã lợi dụng thời cơ tiến hành xâm lược nước ta. Nhà Minh là một triều đại phong kiến hùng mạnh của Trung Quốc do Chu Nguyên Chương thành lập năm 1368 ttrên cơ sở phong trào nông dân Trung Quốc lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên. Đến thơì Minh Thành Tổ (1402-1424) nhà Minh đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất và đồng thời có khuynh hướng bành trướng thế lực ra bên ngoài. Sau thời gian thăm dò và chuẩn bị, tháng 11 năm 1406, nhà Minh phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra theo ba xu hướng chính: 1. Các cuộc khởi nghĩa của dân binh, thổ hào ở các địa phương Phạm Chấn là một thổ hào ở Đông Triều, nổi dậy ở bình Than, lập Trần Nguyệt Hồn làm Vua, tự xưng là quân Trung Nghĩa; song cuộc nội dậy này đã nhan chóng bị thất bại. Năm 1408, Trần Nguyên Thôi cầm đầu quân khởi nghĩa ở huyện Nguyên Lang, châu Tam Đái (Vĩnh Phúc – Phú Thọ); Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí nổi dậy hoạt động ở châu Thái Nguyên. Năm 1409, Hoàng Cự Liêm nổi dậy ở châu Quảng Oai. Nguyễn Sư Cối tự xưng Vương, cùng Đỗ Nguyên Thế chiếm cứ xã Nghi Dương thuộc An Lão châu Đông Triều. Theo sử nhà Minh, thì số lượng của nghĩa quân khoảng 2 vạn người, hoạt động mạnh mẽ ở vùng cửa sông Hoàng Giang, sông Ma Lao, Đại Toàn. Nhưng đến năm 1410 thì bị nhà Minh dập tắt. Vùng xung quanh thành Đông Quan, nghĩa binh cũng hoạt động rất mạnh. Lê Nhị cầm đầu nghĩa quân ở Thanh Oai, Từ Liêm. ở phủ Lạng Sơn có Hoàng Thiêm Hữu, Nguyễn Nguyên Hách. Phủ Thái Nguyên là khu vực hoạt động của Chu Sử Nhan, Bùi Quý Thăng. Đặc biệt là nghĩa binh áo đỏ (hay Hồng Y) ở Thái Nguyên hoạt động trong một thời gian dài, gây ra nhiều khó khăn cũng như tổn thất cho quân xâm lược nhà Minh. Năm 1415, vùng Thanh Hoá bùng nổ cuộc khởi nghĩa của Trần Nguyệt Hồ, tự xưng là Nguyệt Hồ Vương, hoạt động ở vùng lưu vực sông Mã. 2. Các cuộc khởi nghĩa của Quý tộc nhà Trần Khởi nghĩa của Trần Ngỗi Trần Ngỗi (có sách chép là Trần Quỹ) là con thứ của vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), đời Trần đã được phong là Giản Định Vương, sang thời Hồ đổi phong là Nhật Nam Quận Vương Khi nhà Minh lùng bắt con cháu và quan lại nhà Trần, Trần Ngỗi phải lẩn tránh vào bến Yên Mô (Ninh Bình). Trần Triệu Cơ ở Nam Định đang chuẩn bị khởi nghĩa, liền đón Trần Ngỗi về lập lên làm Minh chủ. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Trần Quý Khoáng là con thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu vua Trần Nghệ Tông và cũng là cháu của Trần Ngỗi. Dưới Triều Trần, Ông từng giữ chức Nhập nội Thị chung. Khi quân Minh xâm lược, Ông phải trốn tránh khắp nơi. Đặc điểm chung của những cuộc khởi nghĩa do những quý tộc yêu nước lãnh đạo là ngoài mục đích lật đổ nền đô hộ của nhà Minh, giải phóng đất nước, còn nhằm khôi phục lại nhà Trần và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc. Lật đổ nền đô hộ của nhà Minh, giải phóng đất nước là nội dung yêu nước và tiến bộ của những cuộc khởi nghĩa này. Khẩu hiệu khôi phục nhà Trần đã có tác dụng bóc trần và chống đối lại sự xảo trá của nhà Minh trong việc xâm lược nước ta dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”. 3. Ngoài những cuộc khởi nghĩa của các nghĩa quân, dân binh ở các địa phương, và các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo của quý tộc Trần, thì cũng đã xuất hiện những cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh dưới sự lãnh đạo của tầng lớp địa chủ, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, tụ nghĩa binh ở Lam Sơn để gây nghiệp lớn. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, Trần Nguyên Hãn đã lựa chọn như thế nào? Khi viết về Trần Nguyên Hãn, cả Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử, và Phan Huy CHú trong Lịch Triều Hiến chương Loại chí đều chép rằng: “Trần Nguyên Hãn người huyện Lập Thạch, là dòng dõi tư đồ Trần Nguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp. Khi nhà nhuận Hồ mất ngôi, giặc Ngô xâm chiếm nước Nam, trăm họ lầm than, ông nuôi chí cứu đời giúp dân.” Dòng dõi của chi họ Trần này được coi là có tiếng tốt, và sử cũ ngợi ca “đức trạch của Trần Quang Khải sâu dày”. Đời Quang Khải là con vua, tước Chiêu Minh Đại Vương, công lớn mà uy cũng lớn. “Gia thanh” và sự “di truyền văn hoá” chắc chắn vẫn còn di truyền đến thời Trần Nguyên Hãn vì theo Lê Quý Đôn, Trần Nguyên Hãn là người “có học thức, giỏi binh pháp”. Vậy ông không thể là kẻ nông phu bình thường. Trần Quốc Vượng, Nghĩ về Trần Nguyên Hãn và cái chết của Ông, trong: Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn Học, Hà Nội – 2003, tr.747. Trần Nguyên Hãn đã có những nhận thức về thời cục, về cục diện chính trị và cuộc đời, để tìm ra con đường đi rất đúng với chí hướng đã định “Luôn nuôi chí cứu đời giúp dân” (Lê Quý Đôn) hoặc “... Hãn thường hữu ý ư thảo tặc” (Hãn thường có ý thức giết giặc). Là một Tôn thất, nhưng Trần Nguyên Hãn không bao giờ có một phút suy tư đến việc cứu giúp, khôi phục lại cơ nghiệp nhà Trần. Lo cho dân, muốn giúp dân thoát khỏi lầm than nhưng không có nghĩa là dựng lại một vương triều đã đổ vỡ. Lê Kim Thuyên, Trần Nguyên Hãn, Sở Văn Hoá Thông tin Thể thao Vĩnh Phúc, 1998. Năm1400 , Hồ Quý Ly chiếm đoạt ngôi báu nhà Trần. Năm 1406 Minh Thành Tổ đã khéo léo lợi dụng khẩu hiệu “Phù Trần diệt Hồ” chiếm được nước Nam nhanh chóng. Việc tìm lập con cháu nhà Trần là âm mưu chính trị lắt léo của nhà Minh qua từng thời kì, dưới những chiêu bài hết sức phức tạp: Để đánh vào lòng người, cô lập cha con Hồ Quý Ly, Minh Thành Tổ nêu vấn đề “Tìm lập con cháu nhà Trần”. Đó là việc năm 1406, tổ chức đưa tên Việt gian Trần Thiêm Bình mạo nhận con vua Trần về nước. - Khi chiếm xong nước Nam, đặt quận huyện, Trương Phụ yết bảng “tìm bắt” con cháu nhà Trần. - Khi Lê Lợi khởi nghĩa, nhà Minh lại đề ra chiêu bài “Tìm lập con cháu nhà Trần”. Chiêu bài này, lắt léo, khi ẩn khi hiện khiến vua Lê Lợi, phải ứng phó linh hoạt cho đến suốt thời kì lên ngôi hoàng đế (1428-1433). Trần Nguyên Hãn do vậy, cũng phải có cách ứng phó rất mưu lược trước chính cuộc phức tạp đó. Ông “ung dung” ở Sơn Đông, rồi đứng vững vàng trong bộ chỉ huy của nghĩa quân Lam Sơn, làm đến chức Tướng Quốc. Nhưng cả vua Lê Lợi và vua Minh không hề lợi dụng được con người nhà Trần ở nơi ông. Ông là con người cứu nước, cứu dân chân chính, không dễ hiến mình cho các mục đích chính trị khác nhau, không phải là “con bài” ở trong tay người sử dụng. Chỉ đến khi Lê Lợi chiêu hiền đãi sĩ,ông mới từ Sơn Đông “một lòng ra đi”. Ông hiểu biết Lê Lợi để đi theo. Lê Lợi cũng biết ông, hiểu ông để “rất được trọng dụng cho thường được dự bàn mưu kín” Đại Việt Thông Sử, truyện Trần Nguyên Hãn, sđd, tr.188. . II. Trần Nguyên Hãn và cuộc khởi nghĩa lam sơn (1418-1427) Chiến dịch Tân Bình, Thuận Hoá. - Dải đất từ Nghệ An trở và đến Hoá Châu, vốn là đất “Hậu cứ” của nhà Trần. Tĩnh Quốc đại Vương Trần Quốc Khang, Chiêu minh Đại Vương Trần Quang Khải có thái ấp phủ đệ riêng ở Nghệ An đã bao năm trấn trị miền Nam. Năm 1285 để chống Toạ Đô đánh từ Chiêm Thành ra, mặt trận này do Trần Quang Khải đảm nhiệm. Cuộc kháng chiến của Trùng Quang Đế chống quân Minh kéo dài mấy năm là nhờ đất Nghệ An và sự ủng hộ của nhân dân 2 xứ Tân Bình- Thuận Hoá rất nhiều. Các tướng, như Đặng Tất - trung thần của hậu Trần, là nguời Hoá Châu. Đánh dấu bước nhảy vọt của nghĩa quân Lam Sơn từ chống vây quét tiến lên những trận tiến công lớn: Hạ thành, vây thành, tiêu diết quân chủ lực, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, giành được thế chủ động về chiến lược. Toàn thư chép “quân và dân của giặc đều quy thuận, Thuận Hoá-Tân Bình thuộc về ta cả” Đại Việt sử ký Toàn thư, tII, sđd, tr.255. Trong một năm đã chuyển hoá lực lượng hoàn toàn, có hậu phương vô cùng rộng lớn. Là bước phát triển đột biến của cuộc khởi nghĩa. Tiến quân ra Bắc, phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trận tiến vây Đông Quan: Trần Nguyên Hãn chỉ huy hơn 100 chiến thuyền trong một đêm - đêm 23 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) đánh vào bắc thành Đông Quan. Hạ thành Xương Giang đêm mồng 8 tháng 9 năm Đinh mùi 1427 trong vòng một giờ (tức 2 tiếng đồng hồ ngày nay). Chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang diệt đoàn tải lương của Liễu Thăng sau trận Chi Lăng năm Đinh Mùi. Khi quân của Liễu Thăng sa lầy, ngay lập tức Trần Nguyên Hãn, Lê Sát tung quân ra đánh. Đại Việt thông sử chép: ngày 20 Liễu Thăng thân tự đố đạo quân tiền phong tiến tới, Trần Hãn và Lê Sát liền đem quân phục binh ra đánh, phá tan, chém đầu Liễu Thăng tại núi Mã Yên Đại Việt thông sử, Đế kỷ – Thái Tổ. . Tại đền thượng xã Sơn Đông, cũng còn có những vế câu đối nhắc về chiến công này: “Yên Sơn hữu thạch anh hùng kiếm”. Sau chiến thăng Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn tiến hành vây gấp thành Đông Quan gây sức ép mạnh mẽ, buộc Vương Thông phải đầu hàng. Trước hết, Vương đem toàn bộ thư văn, ấn tín và chiếc bài “Song Hổ phù” của Liễu Thăng, báo cáo cho Vương Thông được biết. Ở trong thành Đông Quan, Vương Thông run sợ “vỡ mật” ý định giả cầu hoà để chờ viện binh, tan vỡ. Trần Nguyên Hãn, với các chiến công lừng lẫy trong 10 năm có tài mưu lược, đến đây được Lê Lợi giành cho ông vinh quang trước cả nước và trước quân Minh: tên ông đứng đầu hàng thứ hai, liền với tên vua. Đại việt Thông Sử có chép lại: “Khi vua ước hoà với Vương Thông, cùng thề ở phía nam thành [Đông Quan. Trong tờ hoà ước có kê tên những] người đầu mục cả nước, thì [Trần Nguyên] Hãn ở thứ nhì, liền với tên vua. Đủ thấy vua coi trọng ông như thế nào.” Đại Việt Thông Sử, Liệt truyện đệ, Trần Nguyên Hãn, tr.188. Cũng không thể quên rằng Trần Nguyên Hãn trong hội thề này, ngoài cương vị là vị tướng Tư đồ, là quan Thái uý của vua Lê, Ông còn xứng danh là dòng dõi tôn thất nhà Trần. Ngày 15-4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi đăng quang Hoàng đế. Năm Mậu Thân, Thuận Thiên thứ nhất (1428), vua đại hội các quan văn võ, luận công ban thưởng, phong ông làm Tả tướng quốc và cho theo họ vua. Đại Việt Thông Sử, Liệt truyện đệ, Trần Nguyên Hãn, tr.189. Trong các công thần khai quôc của vua Lê Lợi thì Trần Nguyên Hãn là người có “Công lao va danh vọng thật cao tuột” (sử Cương mục), Ông là người được “bàn mưu khởi binh” cũng tức là ông đã có đóng góp vào mục đích chính trị của cuộc khởi nghĩa. Mục đích chính trị ấy, Ông đã “ấp ủ” trong suốt 11 năm chờ thời ở Sơn Đông từ năm 1407-1417. III. TRẦN NGUYÊN HÃN VÀ VẤN ĐỀ THỜI HẬU CHIẾN Lê Lợi, lúc còn “nương thân hoang dã” “phát tích Lam Sơn” thì cũng chưa kỳ thị cái dòng dõi nhà Trần của Trần Nguyên Hãn – hoặc cùng lắm thì cái “kỳ thị” ấy cũng chỉ là vô thức, tiềm ẩn. Theo Đại Việt thông sử, Bình định vương Lê Lợi “cũng biết tài lược của ông(Trần Nguyên Hãn), đãi ngộ rất hậu, cho được dự bàn mưu kín”. Trần Nguyên Hãn theo Lê Lợi đánh giặc luôn lập công to, trong Trung ngoài Bắc. Trước năm 1425 đã lên chức Tư đồ, mùa thu Đinh Mùi (1427) được thăng Thái uý. Trong hội thề Đông Quan, tờ hòa ước kê tên các thủ lĩnh nghĩa quân, tên Trần Nguyên Hãn đứng thứ nhì, liền với tên vua. Khi hoà bình lập lại, năm Mậu thân Thuận Thiên thứ nhất (1428) vua Lê đại hội các quan văn võ, luận công ban thưởng, phong Ông làm (thái uý) Tư tướng quốc và ban quốc tính (theo họ vua). Đó là sự ghi nhận của Lê Lợi đối với tài năng, và những công lao to lớn của Trần Nguyên Hãn đối với sự nghiệp “phò Lê”, Trần Nguyên Hãn trở thành Khai quốc công thần của triều Lê. Nhưng môi trường chính trị – xã hội sau đại chiến thắng cũng đã có nhiều dấu hiệu đổi thay. Trong 10 năm chống giặc (1718-1424) mọi vấn đề dân tộc được đặt lên trên hết, kể cả “Vấn đề Trần Cảo”, do vậy mà, những mâu thuẫn xã hội đã lắng xuống và hoà hoãn được. Từ khi thắng lợi cầm trong tầm taythì sự việc Trần Cảo và con cháu nhà Trần lại trở thành vấn đề thời sự sôi nổi. Trần Cảo trước bị áp đặt làm vua bù nhìn vị chiến thuật ngoại giao mềm dẻo với nhà Minh nay bị giết chết và ném xác vào trong bụi gai. Sử cũ viết: “Lúc Cảo chết, có câu khấn trời, ai nghe cũng phải thương xót, thiên hạ cho là oan” Đại Việt sử ký Toàn thư, sđd, tr.291. . Chắc hẳn Trần Nguyên Hãn phải là người rất hiểu nhân tình thế thái, lòng người thời hậu chiến, nên ông đã theo gương Phạm Lãi ngày xưa, lựa chọn một ứng xử “khôn ngoan” là “xin về hưu”, sử cũ chép lại là “Vua bằng lòng cho, nhưng bảo mỗi năm 2 lần về (Thăng Long) chầu Vua”. Cùng một hoàn cảnh lịch sử khá tương đồng, cùng một cách thức ứng xử “khôn ngoan”, nhưng lại có hai kết cục khác nhau giữa hai vị danh tướng. Những vị Khai quốc công thần “đồng hương”/ “đồng tộc” với Lê Lợi như Lê Sát, Lê Ngân và đám con cháu của Lê Lợi đang tha hoá, đang khao khát quyền lực, địa vị, của cải. Họ lao vào những cuộc đấu đá, đố kỵ người tài, ghen ghét người ngay, tìm cách ly gián Lê Lợi với loại người “trung ngôn nghịch nhĩ” này. Trước sự tha hoá vì quyền lực của nhiều đại thần triều Lê, không chỉ một mình Nguyễn Trãi bực bội, phải kêu lên: “chúng báng cô trung tuyệt khả liên” (Oan thán: Chúng nó phỉ báng kẻ cô trung này thật đáng thương thay!) Không chỉ mình Trần Nguyên Hãn phải chịu sự thực bất công ấy. Phạm Văn Xảo, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Trãi và nhiều danh tướng khác cũng đã phải chịu chung cảnh ngộ, số phận như Trần Nguyên Hãn. Nguyễn Tuấn Thiện khai quốc công thần ca: “Khất lệ ai Nguyên Hãn Chung thuỷ tâm bàn hoàn” (Rơi lệ khóc Nguyên Hãn Lòng chung thuỷ nao nao) Trên đỉnh cao danh vọng (trong chính quyền quân chủ đầu Lê, Trần Nguyên Hãn có danh vọng “cao hơn Nguyễn Trãi), Tư đồ, Thái uý, Tả tướng quốc, Trần Nguyên Hãn nói với người thân (có thuyết bảo là nói với chính Nguyễn Trãi) rằng: “Nhà vua (chỉ Lê Lợi) có tướng như Việt Vương (Câu Tiễn) Chuyện xưa kể lại rằng đại phu Văn Chủng nói với tướng quốc Phạm Lãi sau chiến thắng của Việt chống Ngô rằng: “Vua ta (Câu Tiễn) có tướng cổ dài, mép quạ (tướng chim). Có thể cùng ở với nhau trong lúc hoạn nạn nhưng không thể cùng ở với nhau trong lúc yên vui” Kết quả là đại phu Văn Chủng bị Việt Vương giết hại – như bao công thần khác – còn Phạm Lãi lấy Tây Thi và xi rút khỏi quyền lực triều đình, đi “dong chơi Ngũ Hồ” và thay tên đổi họ, đi đến tận bãi biển bán đảo phía đông (Cao Ly) làm nghề buôn bán, trở nên giàu có và được toàn thân. không thể cùng sung sướng được) Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử . Đó là một kinh nghiệm nghiệm sinh. Khi đang có chiến tranh thì mọi quyền lợi cá nhân, phe phái đều phải dẹp xuống, chìm xuống trước quyền lợi tối cao của cả nước là để giành chiến thắng. Nhưng khi chiến thắng rồi, thì sự đời lại khác đi. Cuộc đấu tranh chống kẻ địch bên ngoài (ngoại xâm) nhường chỗ cho cuộc đấu đá vì quyền lực chính trị và quyền lợi kinh tế. Đó là mẫu số chung, hay là cái hằng số, của mội Quyền lực Quân chủ – Quan liêu kiểu Á châu dựa trên nền tảng công hữu (quốc hữu) về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp kỹ thuật cũng hựa trên hạ tầng cơ sở tâm lý – xã hội tiểu nông tư hữu. Chừng nào còn cái nền tảng kinh tế và cái hạ tầngcơ sở tâm lý – xã hội này thì còn đấu đá. Trần Quốc Vượng, sđd, tr.749 Lê Sơ, Lê Trịnh cũng vậy mà cả Nguyễn Tây Sơn, Nguyễn Gia Long cũng vẫn vậy. Sử cũ có chép lại rằng: “Thái tổ tuổi già, nhiều bệnh, lại thêm quận vương (Tư Tề-con trưởng) điên cuồng bậy bạ, (Nguyên Long-thái tử) thì còn trẻ thơ mà Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đều có công giúp nước, rất được người đương thời trọng vọng; Trần Nguyên Hãn lại là con cháu nhà Trần mà Phạm Văn Xảo cũng là người kinh lộ; Vua lo rằng ngày sau chúa nhỏ cầm quyền, những người này sẽ có chí khác, nên bề ngoài thì lấy lễ ý tôn sùng trọng vọng nhưng trong lòng vẫn nghi ngờ. Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoằng Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua, tranh nhau dâng mật sớ, khuyên vua nên sớm quyết ý trừ đi. Những người mà bọn Lê Quốc Khí (cháu ruột Lê Lợi) không bằng lòng, đều bị vu cho là bè đảng của hai nhà ấy, bị án xử tử và tù giam rất nhiều. Các quan đều sợ miệng chúng. Sau này vua Thái Tổ hối hận, thương hại người bị oan. Vua biết bọn Lê Quốc Khí đều là hạng tiểu nhân xảo quyệt, trong bụng vẫn ghét chúng. Về sau bọn chúng đều có việc bị đuổi, song Vua lại lo chúng sẽ được dùng lại nên xuống chiếu bảo cho các quan rằng: Bọn Lê Quốc Khí, Trịnh Hoằng Bá, Lê Đức Dư dẫu có tài cũng không được dùng lại nữa mà trong thần hạ có kẻ mưu phản cần phải tố cáo cũng không cho bọn ấy được tố cáo. Dư luận không ai không thoả lòng” Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, Phạm Văn Xảo liệt truyện, tr.191 Cái chết của Trần Nguyên Hãn là một BÀI HỌC LỚN VỀ THỜI HẬU CHIẾN! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (24).doc