Một là, việc nghiên cứu xây dựng, ban
hành Luật CTN ở nước ta trong thời gian tới
là cần thiết. Điều này cũng phù hợp với chủ
trương của Đảng và là vấn đề đã được Quốc
hội Khoá XIII xem xét quyết định, nhằm tiếp
tục thể chế hoá, thi hành Hiến pháp năm 2013.
Hai là, để sớm đưa dự án Luật CTN
vào Chương trình, đề nghị chủ thể được
phân công soạn thảo Dự án luật cần tích
cực, chủ động và chuẩn bị kiến nghị, đề nghị
xây dựng Luật CTN để sớm trình Quốc hội
xem xét, quyết định. Chủ thể thực hiện sáng
quyền lập pháp cần chuẩn bị kỹ lưỡng về
nội dung, hình thức và tuân thủ quy trình,
thủ tục được quy định tại Luật Ban hành
VBQPPL năm 2015.
Về nội dung, Dự án luật này cần phải
điều chỉnh một số vấn đề cơ bản sau: (i)
những quy định chung, gồm vị trí, vai trò,
chức năng ; (ii) nhiệm vụ, quyền hạn của
CTN; (iii) tổ chức bộ máy, phương thức hoạt
động của CTN; (iv) mối quan hệ và cơ chế
phối hợp của CTN; (v) bảo đảm hoạt động
của CTN. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong
bối cảnh Quốc hội Khoá XIV đã đưa vào
Chương trình năm 2016, 2017 một số dự án
đạo luật có liên quan đến nhiệm vụ, quyền
hạn của CTN như Luật Quốc phòng, Luật An
ninh mạng, Luật Phòng chống tham nhũng,
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Quản lý
nợ công23 thì chủ thể trình sáng kiến pháp
luật cũng như UBTVQH, Quốc hội khi xem
xét quyết định cũng cần phải tính đến sự giao
thoa giữa các dự án này với dự án Luật CTN
để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của
hệ thống pháp luật. Chuẩn bị tốt nội dung
đề nghị, kiến nghị về Luật CTN không chỉ
thuận lợi, đẩy nhanh quá trình đưa Dự luật
vào Chương trình mà còn là cơ sở nền tảng
cho các bước sau của quy trình lập pháp.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ban hành luật Chủ tịch nước: Nhìn nhận từ lý thuyết và thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÌN NHẬN TỪ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
Đỗ Tiến Dũng*
* ThS. Viện Nghiên cứu Lập pháp.
Tóm tắt:
Hiện nay, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Luật Chủ tịch
nước ở nước ta là cần thiết. Điều này phù hợp với chủ trương
của Đảng và là vấn đề đã được Quốc hội Khoá XIII xem xét
quyết định, nhằm tiếp tục thể chế hoá, thi hành Hiến pháp năm
2013. Với sự chủ động, quyết tâm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan, Luật Chủ tịch nước sẽ sớm được xây dựng,
ban hành trong nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XIV.
Abstract:
It is currently necessary to proceed the studies and
promulgation of the Law on State President in Vietnam. This
is in line with the Party's policy and the issue has been decided
by the XIII National Assembly in order to continue the
institutionalization and implementation of the Constitution
of 2013. With the initiative and determination of the related
agencies, related organizations and individuals, the State
President's Law will soon be formulated and promulgated
during the XIV National Assembly's tenure.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Chủ tịch nước; Luật Chủ tịch nước
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 17/11/2017
Biên tập: 14/12/2017
Duyệt bài: 20/12/2017
Article Infomation:
Keywords: State President, Law on President
Article History:
Received: 17 Nov. 2017
Edited: 14 Dec. 2017
Approved: 20 Dec. 2017
BAN HÀNH LUẬT CHỦ TỊCH NƯỚC:
1. Cơ sở xây dựng, ban hành Luật Chủ
tịch nước
Luật Chủ tịch nước (CTN) là văn bản
quy phạm pháp luật (VBQPPL) thuộc thẩm
quyền ban hành của Quốc hội. Xác định nhu
cầu xây dựng, ban hành một đạo luật phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, cả
khách quan và chủ quan, và phải trả lời được
các câu hỏi sau: (i) điều chỉnh quan hệ xã
hội nào và có cần điều chỉnh bằng pháp luật
hay không (cơ chế điều chỉnh và quan hệ
điều chỉnh); (ii) pháp luật hiện hành đã điều
chỉnh các quan hệ đó chưa, phù hợp chưa
(sự cần thiết ban hành); nếu chưa thì sẽ điều
chỉnh cái gì, đến đâu (phạm vi, đối tượng,
nội dung, mục đích, quan điểm xây dựng,
ban hành của VBQPPL) và bằng cách nào
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 5(357) T3/2018
(hình thức VBQPPL và kỹ thuật lập pháp)?1
Đối chiếu với việc xây dựng, ban hành
Luật CTN, có lẽ không cần bàn thêm về sự
cần thiết phải điều chỉnh quan hệ xã hội liên
quan đến chế định này. Bởi lẽ, với vị trí, vai
trò là thiết chế đứng đầu nhà nước và trong
nhà nước pháp quyền thì tất yếu những vấn
đề về CTN phải được điều chỉnh bằng pháp
luật. Trên thực tế, Hiến pháp và nhiều đạo
luật của nước ta qua các thời kỳ đều đã có
những quy định về CTN2. Vậy, vấn đề còn
lại là (i) cần xác định xem pháp luật về CTN
hiện hành có cần hoàn thiện không; (ii) và
nếu cần thì việc xây dựng, ban hành Luật
CTN có phù hợp, khả thi không?
Đối với trường hợp thứ nhất, nhiều
nghiên cứu trước đây và trong các báo cáo
công tác của CTN đã chỉ ra những hạn chế,
bất cập3 và nhu cầu hoàn thiện pháp luật về
CTN. Trên thực tế, đã có những kiến nghị
cần ban hành Luật CTN4; thậm chí, năm
2011, Quốc hội Khoá XIII đã đưa dự án Luật
CTN vào Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh (Chương trình)5.
Đối với trường hợp thứ hai, dưới góc
độ lý thuyết, có hai phương án. Phương án 1,
ban hành Luật CTN để điều chỉnh tập trung
những vấn đề có liên quan. Phương án 2,
không cần ban hành đạo luật riêng về CTN6
mà chỉ cần sửa đổi, bổ sung các luật hiện
hành có liên quan (có thể sử dụng kỹ thuật
1 Những vấn đề này thường được các quốc gia quy định trong pháp luật về thực hiện quyền trình sáng kiến pháp luật (ở
Luật tổ chức Nghị viện hoặc Luật về quy trình, thủ tục của Nghị viện). Ở Việt Nam là Luật Ban hành VBQPPL.
2 Như Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện
Kiểm sát nhân dân, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân
3 Một số hạn chế, bất cập đã được nêu ra như: (i) điều kiện, tiêu chuẩn ứng viên và giới hạn số nhiệm kỳ tối đa của CTN,
Phó CTN; (ii) xử lý trường hợp khuyết đồng thời CTN và Phó CTN; (iii) quyền tham dự các cuộc họp của UBTVQH,
quyền yêu cầu Chính phủ họp về những vấn đề mà CTN thấy cần thiết; (iv) về vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang; (v)
về bộ máy giúp việc
4 Trong Phiên họp Quốc hội ngày 29/3/2016, khi thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của CTN, một số
đại biểu Quốc hội đã kiến nghị cần ban hành chế định về CTN.
5 Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội Khoá
XIII.
6 Một số ý kiến băn khoăn về việc ban hành đạo luật riêng về CTN khi cho rằng, tại sao nhiều quốc gia trên thế giới
không có luật riêng về thiết chế đứng đầu nhà nước; trong đó, có các nước XHCN; ở Việt Nam, dù chưa có luật riêng
nhưng CTN vẫn hoạt động hơn 70 năm qua; liệu có đáp ứng quy mô một đạo luật, khi nhiệm vụ, quyền hạn không nhiều
lại liên quan đến các thiết chế Trung ương khác và đã có luật điều chỉnh; ?
7 Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại kỳ họp thứ
11 vào sáng ngày 22/3/2016.
dùng một luật để sửa đổi, bổ sung nhiều luật).
Mặc dù còn những quan điểm khác nhau,
tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay,
chúng tôi cho rằng, Phương án 1 có nhiều
điểm hợp lý. Bởi lẽ, nếu chọn Phương án 2
thì sẽ gặp phải một số vấn đề sau đây:
- Đối với những vấn đề có sự “đan
xen” về mặt thẩm quyền giữa CTN với các
thiết chế khác của Nhà nước thì Quốc hội
phải sửa đổi, bổ sung và kể cả ban hành mới
nhiều đạo luật có liên quan. Kể từ Hiến pháp
năm 2013 được thông qua, Quốc hội đã “căn
bản hoàn thành việc cụ thể hóa Hiến pháp
trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà
nước”7. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn
đề liên quan đến vai trò, nhiệm vụ, quyền
hạn của CTN quy định trong Hiến pháp
chưa được cụ thể hoá bởi văn bản luật. Ví
dụ, những vấn đề liên quan đến mối quan hệ
giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) với CTN trong việc bầu CTN,
Phó CTN; trách nhiệm báo cáo trước Quốc
hội; việc Quốc hội bãi bỏ văn bản của CTN;
quyền đề nghị Quốc hội quyết định họp kín,
họp bất thường; quyền công bố, bãi bỏ tình
trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa
phương trong trường hợp UBTVQH không
thể họp được vẫn chưa được cụ thể hóa
trong Luật Tổ chức Quốc hội (2014), Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân - HĐND (2015), Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội, HĐND (2015);
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 5(357) T3/2018
mối quan hệ giữa CTN với Chính phủ trong
việc yêu cầu Chính phủ tổ chức phiên họp
Chính phủ vẫn chưa được cụ thể hoá trong
Luật Tổ chức Chính phủ (2015); trong Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân - TAND (2014),
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân -
VKSND (2014) cũng chưa làm rõ vai trò
của CTN trong công tác bổ nhiệm nhân sự
tư pháp hay trong việc thực hiện thẩm quyền
đặc xá, đại xá8.
- Đối với những vấn đề thuộc thẩm
quyền “riêng” hoặc vấn đề “nội bộ” của thiết
chế CTN9, Quốc hội10 hoặc phải sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp năm 2013 (Điều này khó
khả thi) hoặc phải ban hành một hoặc một
số luật11 mới để điều chỉnh.
Như vậy, trong điều kiện hiện nay,
sẽ không khả thi nếu chọn Phương án 2.
Vì vậy, việc lựa chọn phương án ban hành
Luật CTN là hợp lý, bảo đảm tính tập trung,
thống nhất, đồng bộ, cụ thể, chi tiết và minh
bạch của các quy định pháp luật về CTN.
Đây cũng là phương án được Quốc hội Khoá
XIII lựa chọn với việc đưa dự án Luật CTN
vào Chương trình.
8 Theo Báo cáo số 122/BC-CP của Chính phủ, kể từ ngày 01/01/2014, các nhiệm vụ, quyền hạn này đều chưa thực hiện
được trên thực tế, do chưa có các quy định pháp luật cụ thể hóa, nhất là về trình tự, thủ tục thực hiện trong khi phải chờ
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL phù hợp với Hiến pháp.
9 Như vấn đề về tổ chức, hoạt động mang tính nội bộ của CTN theo Điều 92, 93 Hiến pháp năm 2013 hay một số vấn đề
khác như: Luật về Văn phòng Tổng thống (Ghana); Luật về cựu Tổng thống, Luật về Chuyển giao Tổng thống hay các
quy định về chế độ, chi tiêu của Tổng thống (Mỹ), Luật Kế vị (Nhật, Hoa Kỳ, Anh), Luật về Hôn nhân của Hoàng
gia (Anh), Luật về Tước vị, chức danh Hoàng gia (Newzealand)..
10 Cần lưu ý rằng, theo quy định của Điều 91 Hiến pháp năm 2013, CTN được ban hành lệnh, quyết định để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhưng Điều 88 lại không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CTN trong việc quy định
những vấn đề về tổ chức, hoạt động của CTN. Theo khoản 6 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội “Quy định tổ chức
và hoạt động của CTN, ”
11 Theo điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành VBQPPL, những vấn đề này phải được điều chỉnh bởi Luật.
12 Theo TS Nguyễn Đình Lộc là vì “CTN không ổn định, 4 Hiến pháp là 4 mô hình khác nhau nên không thể có Luật về
CTN. CTN theo Hiến pháp năm 1959 là khác, năm 1980 cũng khác, đến năm 1992 lại khác, so với năm 1946 càng
khác” (Xem: .html).
13 Bởi, nếu theo Hiến pháp năm 1946 thì người đứng đầu Nhà nước đồng thời là đứng đầu Chính phủ; còn theo Hiến pháp
năm 1980 thì Hội đồng Nhà nước vừa là thiết chế đứng đầu Nhà nước vừa là cơ quan thường trực Quốc hội.
14 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có
nêu: “Nghiên cứu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của CTN để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc
gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa CTN với các cơ quan
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
15 Báo cáo số 78/BC-UBTVQH13, ngày 25/11/2011 về việc giải trình, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII có nêu: “Để thể chế hóa Nghị quyết Đại hội
toàn quốc lần thứ XI của Đảng và theo đề nghị của CTN, UBTVQH tán thành đưa dự án Luật CTN vào Chương trình
chính thức của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII”.
2. Thực tế công tác xây dựng, ban hành
Luật Chủ tịch nước
Dù đã trải qua hơn 70 năm hình thành,
phát triển thiết chế CTN nhưng phải đến
những năm gần đây, vấn đề ban hành Luật
CTN mới được đề cập. Sự chậm trễ này
được lý giải bởi một số nguyên nhân như:
chiến tranh kéo dài; mô hình CTN của nước
ta chưa ổn định12, trong đó, có những mô
hình không đặt ra nhu cầu ban hành luật
riêng về thiết chế đứng đầu nhà nước13; trình
sáng kiến pháp luật về CTN là vấn đề lớn,
phức tạp, nhạy cảm v.v..
Đến năm 2011, khi Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI được tổ chức, trên cơ sở tổng
kết 25 năm tiến hành đổi mới, 10 năm xây
dựng nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp
(2001) thì chủ trương đổi mới tổ chức, hoạt
động của CTN đã được ghi nhận14. Thể chế
hoá chủ trương này15, lần đầu tiên sau 13
khoá Quốc hội, dự án Luật CTN đã đưa vào
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm
kỳ Quốc hội Khoá XIII. Mặc dù, việc Quốc
hội đưa dự án Luật CTN vào Chương trình
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 5(357) T3/2018
là trên cơ sở ý kiến của CTN16 chứ chưa phải
là một kiến nghị, đề nghị xây dựng luật được
thực hiện theo quy định của Luật Ban hành
VBQPPL năm 2008, nhưng đây là dấu mốc
quan trọng cho thấy quan điểm của Đảng,
Quốc hội đối với vấn đề ban hành Luật CTN.
Theo Chương trình này, dự án Luật CTN
thuộc chương trình chính thức (có 85 dự án
luật), được xếp thứ 6 trong 16 dự án luật
thuộc lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các
thiết chế trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, cho đến hết nhiệm kỳ Quốc
hội Khoá XIII, dự án Luật này vẫn chưa được
trình Quốc hội vì lý do: Quốc hội Khoá XIII
xem xét, quyết định đưa dự án Luật CTN
vào Chương trình là đồng thời với việc xem
xét quyết định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
năm 1992 và nhằm thể chế hoá quy định của
Hiến pháp mới17. Do đó, khi Hiến pháp chưa
được thông qua thì chưa có cơ sở để xây
dựng dự án Luật CTN. Trên thực tế, phải
từ sau tháng 01/2014, khi UBTVQH ban
hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành
Hiến pháp năm 201318, việc chuẩn bị dự án
Luật CTN mới được đề cập19. Như vậy, tổng
thời gian dành cho công tác chuẩn bị dự án
Luật CTN để trình Quốc hội là khoảng gần
2 năm; nếu tính đến hết nhiệm kỳ Quốc hội
Khoá XIII (4/2016) thì hơn 2 năm. Khoảng
16 Theo tài liệu lưu trữ về công tác xây dựng Chương trình nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XIII, việc đưa dự án Luật CTN vào
Chương trình là do UBTVQH quyết định trên cơ sở ý kiến của CTN trong quá trình xây dựng Dự kiến Chương trình;
trước đó, không có văn bản đề nghị, kiến nghị nào được gửi tới UBTVQH, Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành
VBQPPL năm 2008.
17 Trong Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011, dự án Luật hoặc Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm
1992 (xếp đầu tiên) cùng với dự án Luật CTN (xếp thứ 6) là 2 trong số 16 dự án luật của Chương trình chính thức trong
lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị.
18 Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014.
19 Cụ thể, theo Kế hoạch này, các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của CTN được dự kiến trình Quốc
hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10 năm 2015); cơ quan chủ trì là CTN; cơ quan thực hiện là Văn
phòng CTN; cơ quan phối hợp là Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư
pháp và các cơ quan hữu quan.
20 Thực tế xây dựng pháp luật ở nước ta cho thấy, thời gian phổ biến để ban hành một đạo luật, kể cả do Chính phủ chủ
trì thì mất khoảng 2-3 năm, nếu tính từ khi nghiên cứu, chuẩn bị để đưa vào Chương trình cho đến soạn thảo, trình và
xem xét thông qua.
21 Để thực hiện Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, ngày 11/2/2014, UBTVQH đã có Công văn số
598/UBTVQH13-PL về việc chuẩn bị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 thì đến ngày 27/2/2014, Văn phòng
CTN còn có Công văn số 241/VPCTN-PL thông báo ý kiến của CTN, trong đó có nêu “không đưa Luật CTN vào
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015. Các nội dung có liên quan đến thiết chế CTN đề nghị đưa vào quy
định tại các luật chuyên ngành khi sửa đổi, bổ sung”.
22 Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi: Vì sao Luật chế định CTN chưa thông qua? tại buổi họp báo
bế mạc kỳ họp thứ 11 Quốc hội thứ XIII, ngày 12/4/2016 (Nguồn:
tuong-chu-tich-quoc-hoi-vao-thang-7-d252807.html).
thời gian này không phải là ngắn nhưng
cũng không quá dài20 để chuẩn bị một dự án
luật quan trọng, khó, phức tạp21, nhất là khi
Dự án được đưa vào Chương trình thì chưa
được nghiên cứu, chuẩn bị trước đó.
Ngoài ra, việc Quốc hội Khoá XIII
tiến hành kiện toàn chức danh CTN và một
số chức danh khác trong khoảng thời gian
này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công
tác chuẩn bị dự án Luật. Hệ quả là “phía
CTN chưa chuẩn bị kịp nên xin lùi lại”22
và cho đến cuối nhiệm kỳ Quốc hội Khoá
XIII, Luật CTN chưa được trình, xem xét
thông qua.
Đến Quốc hội Khoá XIV, dự án Luật
CTN chưa được Quốc hội xem xét đưa vào
Chương trình năm 2016, 2017, chưa có chủ
thể nào đề xuất đưa Dự án Luật vào Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
3. Một số kiến nghị
Một là, việc nghiên cứu xây dựng, ban
hành Luật CTN ở nước ta trong thời gian tới
là cần thiết. Điều này cũng phù hợp với chủ
trương của Đảng và là vấn đề đã được Quốc
hội Khoá XIII xem xét quyết định, nhằm tiếp
tục thể chế hoá, thi hành Hiến pháp năm 2013.
Hai là, để sớm đưa dự án Luật CTN
vào Chương trình, đề nghị chủ thể được
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 5(357) T3/2018
phân công soạn thảo Dự án luật cần tích
cực, chủ động và chuẩn bị kiến nghị, đề nghị
xây dựng Luật CTN để sớm trình Quốc hội
xem xét, quyết định. Chủ thể thực hiện sáng
quyền lập pháp cần chuẩn bị kỹ lưỡng về
nội dung, hình thức và tuân thủ quy trình,
thủ tục được quy định tại Luật Ban hành
VBQPPL năm 2015.
Về nội dung, Dự án luật này cần phải
điều chỉnh một số vấn đề cơ bản sau: (i)
những quy định chung, gồm vị trí, vai trò,
chức năng; (ii) nhiệm vụ, quyền hạn của
CTN; (iii) tổ chức bộ máy, phương thức hoạt
động của CTN; (iv) mối quan hệ và cơ chế
phối hợp của CTN; (v) bảo đảm hoạt động
của CTN. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong
bối cảnh Quốc hội Khoá XIV đã đưa vào
Chương trình năm 2016, 2017 một số dự án
đạo luật có liên quan đến nhiệm vụ, quyền
hạn của CTN như Luật Quốc phòng, Luật An
ninh mạng, Luật Phòng chống tham nhũng,
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Quản lý
nợ công23 thì chủ thể trình sáng kiến pháp
luật cũng như UBTVQH, Quốc hội khi xem
xét quyết định cũng cần phải tính đến sự giao
thoa giữa các dự án này với dự án Luật CTN
để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của
hệ thống pháp luật. Chuẩn bị tốt nội dung
đề nghị, kiến nghị về Luật CTN không chỉ
thuận lợi, đẩy nhanh quá trình đưa Dự luật
vào Chương trình mà còn là cơ sở nền tảng
cho các bước sau của quy trình lập pháp.
Ba là, để sớm ban hành Luật CTN, đề
nghị Quốc hội, UBTVQH cần ưu tiên xem xét
đưa dự án Luật CTN vào Chương trình trong
những năm tới; đồng thời, chỉ đạo quyết liệt
trong tổ chức thực hiện Chương trình, trong
đó, cần nghiên cứu để có phương án hợp lý,
khả thi khi phân công cơ quan trình, cơ quan
chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra.
Để bảo đảm tiến độ, UBTVQH cần
chỉ đạo sát sao từ giai đoạn chuẩn bị đưa
dự án Luật CTN vào dự kiến Chương trình
23 Nghị quyết số 22/2016/QH14, ngày 29/7/2016 của Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
24 Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
25 Điều 78 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một
dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.”
đến thông qua và tổ chức thực hiện Chương
trình. Do dự án Luật CTN quy định về thiết
chế đặc biệt trong bộ máy nhà nước, lại có
nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều cơ
quan, tổ chức, nên đề nghị UBTVQH ra
quyết định thành lập Ban soạn thảo và phân
công cơ quan chủ trì soạn thảo24; đồng thời,
phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì
thẩm tra dự án Luật CTN. Có thể nghiên
cứu theo hướng: (i) Cơ quan trình là CTN;
(ii) Cơ quan chủ trì soạn thảo là Văn phòng
CTN. Thành viên khác của Ban soạn thảo
nên có đại diện một số cơ quan như: Văn
phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc
hội; Văn phòng Chỉnh phủ; TAND tối
cao; VKSND tối cao; Uỷ ban Trung ương
MTTQ; một số bộ, ngành như Ngoại giao,
Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Nội vụ, Kế
hoạch Đầu tư, Uỷ ban dân tộc. Ban Soạn
thảo sẽ thành lập Tổ Biên tập với cơ cấu
thành phần tương ứng; (iii) Cơ quan chủ trì
thẩm tra hợp lý nhất là một Uỷ ban lâm thời
do Quốc hội thành lập25, trường hợp không
thành lập Uỷ ban lâm thời thì nên giao cho
Uỷ ban Pháp luật. Nếu thành lập Uỷ ban lâm
thời để thẩm tra dự án Luật CTN thì nên cơ
cấu theo hướng: (i) Chủ tịch Uỷ ban là 01
Phó Chủ tịch Quốc hội; (ii) Phó Chủ tịch Uỷ
ban là Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch MTTQ,
đại diện lãnh đạo TAND tối cao, VKSND
tối cao; (iii) các thành viên khác là đại diện
lãnh đạo Hội đồng Dân tộc, một số uỷ ban
của Quốc hội như Quốc phòng - An ninh,
Pháp luật, Tư pháp, Đối ngoại, Tài chính -
Ngân sách, Kinh tế (trong đó đại diện Uỷ
ban Pháp luật là thư ký Uỷ ban) và một số
thành viên khác (nếu cần).
Chúng tôi cho rằng, với sự chủ động,
quyết tâm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan thì Luật CTN sẽ sớm được xây
dựng, ban hành trong nhiệm kỳ Quốc hội
Khoá XIV■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 5(357) T3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_hanh_luat_chu_tich_nuoc_nhin_nhan_tu_ly_thuyet_va_thuc_t.pdf