Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm,
giá dầu thô giảm mạnh, chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn và đặc biệt là
dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh
trên toàn cầu đã tác động mạnh đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước. Dự
kiến, GDP quý 1/2020 chỉ tăng khoảng
3,82%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 0,08% (đóng góp 0,2% vào mức
tăng trưởng chung); khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 5,15% và khu vực dịch vụ tăng
3,27% (đóng góp 41,4%). Suy giảm tăng
trưởng làm lao động trong nhiều ngành có thể
bị mất việc hoặc giảm giờ làm việc.
So với quý 4/2019, quý 1/2020 ước tính sẽ
có một số ngành giảm việc làm: NLTS giảm
198.000 người; Khách sạn, nhà hàng giảm
15.000 người; ngành bán buôn, bán lẻ giảm
220.000 người. Một số ngành tạo nhiều việc
làm thuộc nhóm thông tin và truyền thông, tăng
khoảng 13.000 người, nhóm ngành CNCBCT,
khoảng 215.000 người, hoạt động tài chính
ngân hàng và bảo hiểm tăng khoảng 41.000
người.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tin Thị trường lao động Việt Nam - Số 24 - Năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 1
1. Một số chỉ tiêu chủ yếu
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trường lao động chủ yếu
Chỉ tiêu
2018 2019
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%) 7,31 6,82 6,73 7,48 6,97
2. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (% so với cùng kỳ
năm trước)
8,6 4,7 9,3 10,0 7,2
3. Vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP (%) 33,5* 32,2 33,1** 34,3*** 33,9*
4. Chỉ số giá tiêu dùng (% so với cùng kỳ năm trước) 3,44 2,63 2,7 2,2 3,66
5. Lực lượng lao động (triệu người) 55,64 55,43 55,46 55,67 56,12
6. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 77,21 76,58 76,21 76,14 76,60
7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ (%) 22,22 22,30 22,37 22,89 23,68
8. Số người có việc làm (triệu người) 54,53 54,32 54,36 54,56 55,01
9. Tỷ lệ lao động làm công hưởng lương trên tổng số người
có việc làm (%)
45,14 46,31 47,15 47,39 48,35
10. Tỷ lệ việc làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản (NLTS) trên tổng việc làm (%)
36,53 35,53 35,09 34,44 33,79
11. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công
hưởng lương (triệu đồng)
5,88 6,82 6,46 6,58 6,71
12. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động
(nghìn người)
1.062,4 1.059,1 1.054,3 1.064,1 1.063,8
13. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%) 2,17 2,17 2,16 2,17 2,15
14. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 3,10 3,10 3,10 3,11 3,10
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Số liệu thống kê và Số liệu Điều tra Lao động - Việc làm hằng quý.
(*) số liệu cả năm; (**) số liệu 6 tháng đầu năm; (***) số liệu 9 tháng đầu năm.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý
4/2019 tăng 6,97%, thấp hơn quý 3/2019 và
cùng kỳ năm trước nhưng vượt mục tiêu của
Quốc hội đề ra (6,6%-6,8%). Công nghiệp chế
biến, chế tạo và xây dựng duy trì mức tăng cao
(11,29% và 9,1%), là động lực chính đóng góp
cho tăng trưởng kinh tế năm 2019.
Thị trường lao động tiếp tục được cải thiện.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động làm
công hưởng lương tăng; tỷ lệ lao động làm việc
trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản (NLTS) giảm đáng kể; thu nhập của người
lao động tăng; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức
thấp.
Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội
BẢN TIN CẬP NHẬT
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Số 24, quý 4 năm 2019
Tổng cục Thống kê
PHẦN 1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 2
2. Dân số từ 15 tuổi trở lên và lực lượng
lao động
Quý 4/2019, quy mô dân số từ 15 tuổi trở
lên là 73,83 triệu người, tăng 1,6% so với quý
4/2018; nữ tăng 2,45%; khu vực thành thị tăng
4,25%.
Quy mô LLLĐ từ 15 tuổi trở lên là 56,12
triệu người, tăng 0,87% so với quý 4/2018; nữ
tăng 1,05%; khu vực thành thị tăng 2,57%.
Quy mô LLLĐ trong độ tuổi lao động là
49,37 triệu người, tăng 0,87% so với quý
4/2018.
Bảng 2. Quy mô và tỷ lệ tham gia LLLĐ của
dân số từ 15 tuổi trở lên
2018 2019
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
1. Dân số 15 tuổi trở lên (Tr.người)
Chung 72,67 72,93 73,31 73,64 73,83
Nam 35,76 35,55 35,73 35,91 36,02
Nữ 36,91 37,37 37,58 37,73 37,81
Thành thị 26,78 27,00 27,42 27,51 27,92
Nông thôn 45,89 45,92 45,90 46,13 45,91
2. LLLĐ từ 15 tuổi trở lên (Tr.người)
Chung 55,64 55,43 55,46 55,67 56,12
Nam 29,10 29,00 29,05 29,08 29,30
Nữ 26,54 26,44 26,41 26,59 26,82
Thành thị 18,40 18,48 18,50 18,57 18,87
Nông thôn 37,24 36,95 36,96 37,10 37,25
3. Tỷ lệ tham gia LLLĐ* (%)
77,21 76,58 76,21 76,14 76,60
4. LLLĐ trong độ tuổi (Tr.người)
48,94 48,85 48,89 49,11 49,37
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
* Chỉ tính những người hiện đang làm việc tại Việt Nam
Quý 4/2019, tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số
từ 15 tuổi trở lên là 76,6%, cao nhất trong 4 quý
năm 2019 nhưng giảm so với cùng kỳ năm
trước.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật
LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có
bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 4/2019 là
13,29 triệu người, tăng 7,52% (tương ứng 930
nghìn người) so với quý 4/2018.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ
đạt 23,68% trong tổng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên,
tăng 1,47 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước và tăng 0,79 điểm phần trăm so với quý
trước. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm
11,39%; cao đẳng là 3,88%; trung cấp là 4,70%;
và sơ cấp nghề là 3,71% trong tổng LLLĐ từ 15
tuổi trở lên.
Hình 1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng/chứng chỉ của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên
và LLLĐ trong độ tuổi lao động, Q4/2018,
Q3/2019 và Q4/2019
Đơn vị: %
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
LLLĐ trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo
có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 4/2019
là 12,69 triệu người, tăng gần 1 triệu người so
với quý 4/2018 (8,51%) và gần 490 nghìn người
so với quý 3/2019 (3,98%). Tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ của LLLĐ
trong độ tuổi lao động là 25,7%, tăng 1,81 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước và tăng
0,85 điểm phần trăm so với quý 3/2019.
Hình 2. Số lượng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên
theo trình độ CMKT, Q4/2018 và Q4/2019
Đơn vị: triệu người
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 3
3. Việc làm
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý
4/2019 đạt 55,01 triệu người, tăng 479,66 nghìn
người (0,88%) so với cùng kỳ năm 2018.
Tỷ trọng người có việc làm là nữ chiếm
47,80%, tăng 0,19 điểm phần trăm so với quý
4/2018; khu vực thành thị chiếm 33,30% tổng số
người đang làm việc, tăng 0,55 điểm phần trăm
so với quý 4/2018.
Quý 4/2019, cả nước có 26,6 triệu lao động
làm công hưởng lương (chiếm 48,35% tổng số
người đang làm việc), tăng 740,7 nghìn người
(2,86%) so với quý trước và tăng 198,3 nghìn
người (8,05%) so với cùng kỳ năm 2018.
Bảng 3. Số lượng và cơ cấu lao động có
việc làm
2018 2019
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
1. Số lượng (triệu người)
54,30 54,53 54,32 54,36 55,01
2. Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
a. Giới tính
Nam 52,39 52,25 52,41 52,29 52,20
Nữ 47,61 47,75 47,59 47,71 47,80
b. Thành thị/nông thôn
Thành thị 32,75 32,02 33,03 33,04 33,30
Nông thôn 67,25 66,98 66,97 66,96 66,70
c. Khu vực kinh tế
NLTS 36,53 35,53 35,09 34,44 33,79
CN-XD 27,76 28,58 29,23 29,85 29,92
Dịch vụ 35,71 35,89 35,68 35,71 36,28
d. Vị thế công việc
Chủ cơ sở 2,12 2,07 3,08 2,62 2,62
Tự làm 38,91 38,15 35,44 36,24 35,63
LĐ gia đình 15,15 14,64 15,14 13,75 13,39
LĐ LCHL 43,81 45,14 46,31 47,39 48,35
XV HTX và KXĐ 0,01 0,01 0,02 0,01 0,01
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
Lao động làm việc trong khu vực NLTS tiếp
tục giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Quý 4/2019, cả
nước có 18,59 triệu người đang làm việc trong
khu vực này, giảm 198 nghìn người so với quý
3/2019 và 1,33 triệu người so với cùng kỳ năm
2018. Tỷ lệ lao động trong khu vực NLTS chiếm
33,79%, giảm 0,65 điểm phần trăm so với quý
3/2019 và 2,74 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm 2018.
Hình 3. Biến động lao động làm việc trong
một số ngành quý 4/2019 so với quý 3/2019 và
quý 4/2018
Đơn vị: Nghìn người
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
Bốn ngành có số lao động tăng nhiều nhất so với
quý trước và cùng kỳ năm 2018 là: “Xây dựng”,
“Vận tải, kho bãi”, “Hoạt động dịch vụ khác” và
“Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe
có động cơ khác”. Hai ngành có số lao động giảm
nhiều nhất cả hai kỳ so sánh là “NLTS” và “y tế và
hoạt động trợ giúp xã hội”; hai ngành có số lao
động giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng so với
cùng kỳ năm trước là “Công nghiệp chế biến, chế
tạo” và ‘Xây dựng”.
4. Thu nhập của lao động làm công hưởng
lương
Quý 4/2019, thu nhập của lao động làm công
hưởng lương từ công việc chính đạt bình quân
6,71 triệu đồng/tháng, tăng 130 nghìn đồng
(1,98%) so với quý trước và tăng 830 nghìn
đồng (14,12%) so với cùng kỳ năm 2018.
So với quý trước và cùng kỳ năm 2018, thu
nhập bình quân từ công việc chính tăng ở hầu
hết các nhóm, ngoại trừ nhóm lao động trong
khu vực Tập thể giảm 440 nghìn đồng so với
quý 3/ 2019.
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 4
Bảng 4. Thu nhập bình quân tháng của lao
động làm công hưởng lương từ công việc chính
Đơn vị: triệu đồng
2018 2019
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
Chung 5,88 6,82 6,46 6,58 6,71
Nam 6,18 6,87 6,60 6,75 7,07
Nữ 5,47 6,09 5,80 5,91 6,25
Thành thị 6,85 7,29 6,89 7,05 7,83
Nông thôn 5,18 5,74 5,59 5,68 5,87
Không có CMKT 5,04 4,26 5,33 5,42 5,74
Sơ cấp 6,58 8,02 7,28 7,10 7,74
Trung cấp 6,08 6,52 6,46 6,61 6,90
Cao đẳng 6,35 6,84 6,67 6,75 7,24
ĐH trở lên 8,27 8,93 8,32 8,50 9,28
Hộ/cá thể 4,94 4,92 5,06 5,16 5,41
Tập thể 4,22 4,78 5,15 5,69 5,25
DN 100% vốn
NN 7,631
9.26 8.13 8.51 9.07
DN có vốn NN2 9.27 8.3 8.34 8.73
Ngoài Nhà nước 6,68 7,40 6,90 7,04 7,52
KV nước ngoài 6,62 7,83 6,93 6,96 7,38
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
Quý 4/2019, tổng thu nhập bình quân 1 tháng
từ tất cả các công việc của lao động làm công
hưởng lương đạt 6,79 triệu đồng, tăng 130 nghìn
đồng so với quý 3/2019 (1,95%).
Hình 4. Tổng thu nhập bình quân tháng của
lao động làm công hưởng lương từ tất cả
công việc, quý 4/20193
Nguồn: TCTK (2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý
1 Số liệu năm 2018 chưa tách DN 100% vốn Nhà nước và
các DN có vốn Nhà nước khác
2 Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn nhà nước nhỏ hơn 100%
3 Trong Quý 4 năm 2019, có 4,95% lao động làm công
hưởng lương có thu nhập từ 2 công việc trở lên
5. Thất nghiệp và thiếu việc làm
a. Thất nghiệp
Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở
mức thấp. Quý 4/2019, cả nước có trên 1,06
triệu lao động trong độ tuổi lao động thất
nghiệp, giảm 0,37 nghìn người so với quý trước
nhưng tăng 1,4 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ
tuổi là 2,15%, thấp hơn so với quý trước và cùng
kỳ năm trước.
Bảng 5. Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động theo giới tính, thành thị/nông
thôn và nhóm tuổi
2018 2019
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
I. Số lượng (nghìn người)
Cả nước 1.062,4 1.059,1 1.054,3 1.064,1 1.063,8
Nam 507,0 591,5 545,9 538,5 579,3
Nữ 555,3 467,7 508,4 525,6 484,5
Thành thị 524,2 525,9 526,2 530,5 540,9
Nông thôn 538,2 533,2 528,1 533,6 522,9
Thanh niên
(15-24)
391,7 449,9 443,3 440,4 431,0
Người lớn
(≥25)
670,7 609,3 621,0 623,7 632,8
II. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (%)
Cả nước 2,17 2,17 2,16 2,17 2,15
Nam 1,90 2,22 2,04 2,01 2,15
Nữ 2,49 2,10 2,29 2,35 2,16
Thành thị 3,10 3,10 3,10 3,11 3,10
Nông thôn 1,68 1,67 1,65 1,66 1,64
Thanh niên
(15-24)
5,62 6,29 6,47 6,53 6,38
Người lớn
(≥25)
1,60 1,46 1,47 1,47 1,48
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
Thất nghiệp ở nhóm thanh niên: Quý 4/2019,
cả nước có 431 nghìn lao động thanh niên thất
nghiệp (chiếm 40,5% tổng số người thất
nghiệp), giảm 9,45 nghìn n.gười so với quý
3/2019, tuy nhiên tăng 39,31 nghìn người so với
quý 4/2018. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
trong quý 4/2019 là 6,38%, thấp hơn quý trước
0,15 điểm phần trăm nhưng cao hơn so với cùng
kỳ năm trước 0,76 điểm phần trăm.
Thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng và
đại học trở lên: Quý 4/2019, số người thất
nghiệp có trình độ cao đẳng là 92,5 nghìn người
(tăng 13,5 nghìn người so với quý 3/2019 và
tăng hơn 11 nghìn người so với quý 4/2018),
trình độ đại học trở lên là 200,2 nghìn người
(tăng 13,4 nghìn người so với quý 3/2019 và
tăng 64,39 nghìn người so với cùng kỳ năm
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 5
trước). Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm trình độ cao
đẳng là 4,42%, của nhóm trình độ đại học là
3,2%.
Hình 5. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị: %
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
b. Thiếu việc làm
Quý 4/2019, cả nước có 598,8 nghìn lao động
trong độ tuổi thiếu việc làm4, giảm 64,3 nghìn
người so với quý 3/2019. Tỷ lệ thiếu việc làm
của lao động trong độ tuổi là 1,24% , thấp hơn
quý 3/2019 nhưng cao hơn 0,11 điểm phần trăm
so với quý 4/2018. Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm
khu vực nông thôn là 1,67%, khu vực thành thị
là 0,45%.
Trong tổng số người thiếu việc làm, có 87,4%
lao động nông thôn; 80,3% làm việc trong ngành
NLTS.
Hình 6. Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm của
lao động trong độ tuổi
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý
4Người thiếu việc làm là người mà trong tuần điều tra có
thời gian làm việc dưới 35 giờ, có mong muốn và sẵn sàng
làm thêm.
6. Kết nối cung cầu lao động
Tổng hợp thông tin về nhu cầu tuyển dụng và
nhu cầu tìm việc làm từ cổng thông tin điện tử
việc làm của Bộ LĐ-TB&XH trong quý 4/2019
cho thấy:
- Về nhu cầu tuyển dụng lao động:
Có 89.500 chỗ làm việc được các doanh
nghiệp đăng để tuyển dụng, giảm 30.900 người
(25,7%) so với quý 3/2019.
Nhu cầu tuyển dụng lao động nữ chiếm 63,1%
tổng số, tăng 9,5 điểm phần trăm so với quý
3/2019. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp
“ngoài nhà nước” chiếm 73,4%; doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 14,6%; doanh nghiệp
nhà nước chiếm 10,3% tổng số nhu cầu tuyển dụng.
Hình 7. Nhu cầu tuyển dụng theo loại hình
doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-
TB&XH.
- Về nhu cầu tìm việc làm:
Số người có nhu cầu tìm việc làm là 30.100
người, tăng gấp 1,2 lần so với quý 3/2019. Trong
đó, lao động nữ có nhu cầu tìm việc là 13.100
người (chiếm 43,4%), tăng 2.000 người, gấp 1,5
lần so với quý 3/2019.
Bảng 6. Nhu cầu tìm việc của người lao động trên
cổng thông tin điện tử việc làm
Đơn vị: %
2018 2019
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Theo giới tính
Nam 54,0 57,1 57,0 56,3 56,6
Nữ 46,0 42,9 43,0 43,7 43,4
Theo CMKT
Không bằng 19,8 19,7 21,0 20,7 18,6
Sơ cấp 7,9 8,5 8,0 9,6 10,4
Trung cấp 30,2 30,5 30,3 27,8 29,0
Cao đẳng 23,0 24,8 23,6 24,8 25,4
Đại học trở lên 19,0 16,5 17,1 17,0 16,6
Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-
TB&XH.
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 6
Theo trình độ CMKT, 8.700 người có trình
độ trung cấp tìm việc (chiếm 29,0%), tăng 1.600
người so với quý 3/2019; 7.600 người có trình
độ cao đẳng (chiếm 25,4%), tăng 1.300 người;
5000 người có trình độ đại học trở lên (chiếm
16,6%), tăng 700 người; 5.600 người không có
bằng cấp tìm việc (chiếm 18,6%), tăng 300
người so với quý 3/2019.
Theo nhóm nghề, số người tìm việc làm nghề
“điện-điện tử” và “kế toán-kiểm toán” tăng cao
hơn so với quý 3/2019 (tương ứng tăng 1.200
người và 700 người); “nhân sự” có số lượt người
tìm việc giảm so với quý 3/2019 (giảm 200
người). Nhóm “lao động phổ thông” cũng có số
lượt người tìm việc tăng lên so với quý 4/2019
(tăng 500 người).
PHẦN 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Giáo dục
nghề nghiệp
Năm 2019, cả nước tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp được gần 2,34
triệu người; trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 568.000 người
(chiếm 24,29%), trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp
khác khoảng 1,77 triệu người (chiếm 75,91%).
Đối với công tác đào tạo chất lượng cao: (i) Đào tạo thí điểm theo 12
bộ chương trình chuyển giao từ Úc (đến tháng 8/2019, đã tổ chức được 41
lớp với tổng số sinh viên được đào tạo chính thức là 731 người); (ii) Hợp
tác với Viện Tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig (HWK
Leipzig, Đức) triển khai đào tạo thí điểm theo 22 chương trình chuyển
giao từ Đức (đến tháng 11/2019 khai giảng 66 lớp tại 45 trường tham gia
đào tạo thí điểm).
Giới thiệu việc làm
qua các Trung tâm
dịch vụ việc làm
(TTDVVL) của
ngành LĐ-TB&XH
Trong quý 4/2019, các TTDVVL tổ chức được 343 phiên giao dịch
việc làm, tăng 27 phiên so với quý trước và tăng 2 phiên so với cùng kỳ
năm 2018; tư vấn, giới thiệu việc làm (GTVL) cho 783.600 lượt người
(tăng 29.280 lượt người so với quý 3/2019 và tăng 796 lượt người so với
cùng kỳ năm 2018), trong đó có 261.367 lượt người nhận được việc làm
(tăng 6.840 lượt người so với quý 3/2019 và tăng 10.598 lượt người so
với cùng kỳ năm 2018).
Đưa người lao động
đi làm việc
có thời hạn ở
nước ngoài theo
hợp đồng
Số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài đến hết quý 4/2019 là 421 doanh nghiệp (trong đó, 15 đơn vị
là DNNN).
Tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý 4/2019 là 47.915
người (39,4% nữ). Trong đó: thị trường Nhật Bản là 29.039 người
(60,6%), Đài Loan là 13.306 người (27,7%), Rumani là 2.375 người
(5,0%), Hàn Quốc là 1.307 người (2,7%) và 4% là các thị trường còn lại.
Trong năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
là 152.530 người (35,9% nữ). Trong đó, thị trường Nhật Bản là 82.703
người (54,2%), Đài Loan 54.480 người (35,7%), Hàn Quốc 7.215 người
(4,7%), Rumani 3.478 người (2,3%) và 3,1% là các thị trường còn lại.
Bảo hiểm
thất nghiệp
Quý 4/2019, cả nước có 177.895 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ
cấp thất nghiệp (TCTN), giảm 65.163 người (15,4%) so với quý 3/2019,
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 7
tuy nhiên tăng 11.776 người (7,08%) so với cùng kỳ năm 2018.
Nguyên nhân thất nghiệp: 25,3% do hết hạn hợp đồng lao động
(HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt
HĐLĐ, HĐLV; 36,9% do chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trước thời hạn; 6,6%
do đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật; 3,7% do doanh
nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu; 1,2% do bị xử lý kỷ
luật, bị sa thải và 26,3% do những nguyên nhân khác.
Trong quý 4/2019, số người có quyết định hưởng TCTN là 195.087
người, giảm 60.693 người (23,7%) so với quý 3/2019 và tăng 12.233
người (6,7%) so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng lao động nữ có quyết
định hưởng TCTN hàng tháng chiếm 57,1%. Tỷ trọng lao động có quyết
định hưởng TCTN trong độ tuổi từ 25-40 tuổi vẫn duy trì ở mức cao (nam
68,1%; nữ 69,2%).
Quý 4/2019, số người được tư vấn, GTVL là 407.396 người; trong đó,
số người được GTVL là 40.957 người (chiếm 23,0% số người nộp hồ sơ
hưởng TCTN), tăng 445 người (1,7%) so với cùng kỳ năm 2018; Số
người thất nghiệp có quyết định hỗ trợ học nghề là 9.911 người (chiếm
5,1% số người có quyết định hưởng TCTN), tăng 174 người (1,8%) so
với cùng kỳ năm 2018; Số người chưa đủ điều kiện hưởng TCTN được hỗ
trợ học nghề là 14 người.
Bảng 7. Tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
Số người thất nghiệp đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng
TCTN
166.119 141.432 287.314 243.058 177.895
Số người thất nghiệp có quyết định hưởng TCTN
hàng tháng
182.804 120.666 264.389 255.780 195.087
Số người chuyển hưởng TCTN 1.265 1.105 1.368 1.752 1.250
Số lượt người được tư vấn, GTVL 346.965 279.784 472.229 498.366 407.396
Trong đó: Số người được GTVL 40.552 32.425 57.284 57.987 40.957
Số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề 9.737 7.798 11.388 12.861 9.911
Nguồn: Cục Việc làm (2018, 2019)
Bảo hiểm xã hội
Tình hình tham gia: Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số người tham gia
BHXH trên toàn quốc là 15,736 triệu người, tăng 1,012 triệu người
(6,87%) so với năm 2018. Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc
là 15,185 triệu người (chiếm 96,5% tổng số), tăng 732 nghìn người
(5,06%) so với năm 2018; số người tham gia BHXH tự nguyện là 551
nghìn người (chiếm 3,5%), tăng 280 nghìn người (103,3%) so với năm
2018.
Tỷ lệ người tham gia BHXH so với LLLĐ trong độ tuổi là 31,87%.
Tình hình giải quyết các chế độ BHXH: Đến cuối năm 2019 có
khoảng 3,1 triệu lượt người đang hưởng lương hưu và chế độ BHXH
hàng tháng. Trong năm 2019 có 840.302 lượt người hưởng trợ cấp 1
lần; 10,737 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức
Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 24, quý 4 năm 2019 8
phục hồi sức khỏe.
Tính đến ngày 31/12/2019, ước số chi BHXH là 198.496 tỷ đồng,
trong đó: chi BHXH từ nguồn ngân sách 40.780 tỷ đồng và chi BHXH từ
Quỹ BHXH là 157.716 tỷ đồng.
Bảng 8. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội
Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019
Tổng số người tham gia Nghìn người 14.724 15.736
Tỷ lệ tham gia so với LLLĐ trong độ tuổi % 30,14 31,87
Trong đó:
Số người tham gia BHXH bắt buộc Nghìn người 14.453 15.185
Số người tham gia BHXH tự nguyện Nghìn người 271 551
Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2018, 2019).
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm,
giá dầu thô giảm mạnh, chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn và đặc biệt là
dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh
trên toàn cầu đã tác động mạnh đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước. Dự
kiến, GDP quý 1/2020 chỉ tăng khoảng
3,82%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 0,08% (đóng góp 0,2% vào mức
tăng trưởng chung); khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 5,15% và khu vực dịch vụ tăng
3,27% (đóng góp 41,4%). Suy giảm tăng
trưởng làm lao động trong nhiều ngành có thể
bị mất việc hoặc giảm giờ làm việc.
So với quý 4/2019, quý 1/2020 ước tính sẽ
có một số ngành giảm việc làm: NLTS giảm
198.000 người; Khách sạn, nhà hàng giảm
15.000 người; ngành bán buôn, bán lẻ giảm
220.000 người. Một số ngành tạo nhiều việc
làm thuộc nhóm thông tin và truyền thông, tăng
khoảng 13.000 người, nhóm ngành CNCBCT,
khoảng 215.000 người, hoạt động tài chính
ngân hàng và bảo hiểm tăng khoảng 41.000
người.
Bản tin được thực hiện với sự phối hợp của Tổng Cục Thống kê và sự tham gia của một số đơn vị thuộc Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội: Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Vụ Bảo hiểm Xã hội, Cục Việc làm, Cục Quản lý Lao động
ngoài nước, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Thông tin.
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
BAN BIÊN TẬP BẢN TIN CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Điện thoại: 024.39361807
Email: bantinTTLD@molisa.gov.vn
Website:
PHẦN 3. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_tin_thi_truong_lao_dong_viet_nam_so_24_nam_2019.pdf