Bàn về khái niệm nội luật hóa và cách thức nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm

KẾT LUẬN Có thể nói không có hoạt động nội luật hóa, pháp luật quốc tế sẽ khó đi vào thực tiễn áp dụng ở từng quốc gia. Điều 11 Công ước Viên 1969 quy định: Sau khi “ký, trao đổi các văn kiện của điều ước phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận” để chấp nhận sự ràng buộc của ĐUQT, các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành nội luật hóa, khi đó các quy định trong các ĐUQT đó phát sinh hiệu lực đối với công dân, pháp nhân, tổ chức của Việt Nam. Qua tìm hiểu nội hàm khái niệm và cách thức nội luật hóa, chúng ta có thể kết luận một số vấn đề sau đây: - Về điều kiện để nội luật hóa một ĐUQT bao gồm: Thứ nhất, điều ước phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng; thứ hai, nội dung của điều ước không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. - Về đặc điểm: Văn bản nội luật hóa thực chất là văn bản pháp luật quốc gia chứa đựng các quy phạm pháp luật có nội dung cụ thể hóa quy định của ĐUQT. Văn bản nội luật hóa có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với tất cả các chủ thể luật quốc gia cũng như trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ của quốc gia với tư cách một văn bản pháp luật quốc gia thông thường. - Về ý nghĩa, vai trò: Nội luật hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên ĐUQT, đảm bảo nguyên tắc “Pacta sunt servanda”, tạo cơ sở pháp lý trong việc tăng cường và mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất quốc tế mà tội phạm có tính chất quốc tế là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, nội luật hóa còn góp phần đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế; thúc đẩy, góp phần hoàn thiện pháp luật quốc gia, tăng cường kỹ thuật lập pháp trong nước.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về khái niệm nội luật hóa và cách thức nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 34 – 39 34 BÀN VỀ KHÁI NIỆM NỘI LUẬT HÓA VÀ CÁCH THỨC NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM Nguyễn Quyết Thắng1, Bùi Trương Ngọc Quỳnh2 1Trường Đại học An ninh Nhân dân 2Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Thông tin chung: Ngày nhận bài: 01/12/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 03/01/2019 Ngày chấp nhận đăng: 02/2020 Title: Review on definition and methods of “transforming” regulations of international crimes countering treaties Keywords: Transforming, international treaties, crime countering Từ khóa: Nội luật hóa, điều ước quốc tế, phòng chống tội phạm ABSTRACT There are some different scientific views on the definition of “transforming” in international law nowadays. The article mentions all angles for understanding the definition. The article aims at looking for a clear meaning of the content of the accademic term following the study of regulations of international laws as well as the related Vietnamese laws. Besides, the article also discusses some methods of transforming through analysing all international crimes countering treaties, then tries to reach a general consensus on transforming all international commitments into Vietnam’s legal system, especially in law-making area. TÓM TẮT Hiện nay, về mặt khoa học, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm thuật ngữ “nội luật hóa” trong pháp luật quốc tế. Bài viết phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm nội luật hóa trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế cũng như quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan. Ngoài ra, bài viết còn bàn về các cách thức nội luật hóa trên cơ sở phân tích các điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống tội phạm, kinh nghiệm của Việt Nam, từ đó góp phần đảm bảo thống nhất về mặt nhận thức trong hoạt động nội luật hóa các cam kết quốc tế ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực lập pháp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại ngày nay, việc các quốc gia tích cực thiết lập, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống tội phạm đang trở thành xu thế tất yếu. Để tạo ra “phản ứng toàn cầu” trong cộng đồng quốc tế nhằm chống lại một cách hiệu quả các loại tội phạm có tính nguy hiểm cao, nhất là các tội phạm có tính chất quốc tế, các quốc gia nói riêng và chủ thể pháp luật quốc tế nói chung đã cùng nhau xây dựng nhiều công cụ mang tính quốc tế, trong đó pháp luật được xem là công cụ then chốt. Do vậy, việc nhiều điều ước quốc tế (ĐUQT) về phòng, chống tội phạm ra đời đã phản ánh nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng đã kí kết, gia nhập và trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương về lĩnh vực phòng, chống tội phạm: Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng, chống ma túy; Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (CTOC); Công ước chống AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 34 – 39 35 tham nhũng; các ĐUQT về phòng, chống khủng bố... Chẳng hạn trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố, trải qua hơn 05 thập kỷ, cộng đồng quốc tế đã và đang tiếp tục xây dựng “khung pháp lý quốc tế chung” thông qua các ĐUQT nhằm chống lại các hình thức và biểu hiện của khủng bố. Theo Ủy ban chống khủng bố của Liên Hợp quốc – United Nations Office of Counter- Terrorism (2018), từ năm 1963 cho đến nay có tổng cộng 12 Công ước và 7 Nghị định thư quốc tế quy định về hành vi khủng bố lần lượt ra đời dưới sự bảo trợ của LHQ và các tổ chức chuyên môn của LHQ (như Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)...). Trong số đó, hiện có 16 ĐUQT chống khủng bố đã phát sinh hiệu lực (Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố - Bộ Công an, 2013) và được LHQ công bố rộng rãi. Hiện, Việt Nam đã kí kết, gia nhập 13 điều ước và sẽ tiếp tục nghiên cứu để gia nhập 03 điều ước còn lại vào thời điểm thích hợp (bao gồm: Công ước 1991 về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết; Nghị định thư 2005 bổ sung Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải; Nghị định 2005 bổ sung Nghị định thư về trừng trị hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của các công trình cố định trên thềm lục địa). Ngoài việc tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương, trong quan hệ hợp tác song phương với các quốc gia, Việt Nam cũng đã đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và hiệp định dẫn độ tội phạm với các nước trên thế giới, qua đó tăng cường khả năng hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng chống tội phạm. Sau khi trở thành thành viên của các điều ước quốc tế, Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên sẽ phải thực thi một cách nghiêm túc và có thiện chí các cam kết và yêu cầu trong các điều ước quốc tế bằng nhiều phương thức khác nhau. Một trong những phương thức quan trọng chính là “nội luật hóa” quy định trong các điều ước quốc tế đó vào pháp luật quốc gia. Chính vì vậy, việc làm rõ nội hàm thuật ngữ “nội luật hóa” cũng như cách thức nội luật hóa quy định của các ĐUQT vào pháp luật Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Bài viết tập trung giải quyết các vấn đề này trên cơ sở gắn liền với các điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống khủng bố mà Việt Nam đang là thành viên. 2. QUAN NIỆM VỀ NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀO PHÁP LUẬT QUỐC GIA Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 Công ước Viên 1969 (United Nations [UN], 1969) thì ĐUQT là văn bản thỏa thuận được ký kết giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế (quốc gia và tổ chức quốc tế) và được điều chỉnh bằng luật quốc tế, bất kể tên gọi của văn bản thỏa thuận đó là gì. Các cách thức thể hiện sự đồng ý ràng buộc bởi một ĐUQT của chủ thể luật quốc tế được quy định tại Điều 11 Công ước Viên 1969 (UN, 1969) bao gồm: Ký, trao đổi các văn kiện hình thành điều ước, thông qua hoặc phê chuẩn (“ratification”), thừa nhận hoặc công nhận (“acceptance”), tán thành hoặc chấp thuận (“approval”), gia nhập (“accession”) hoặc bằng bất cứ cách thức nào được đồng thuận bởi các bên. Tuy nhiên, Công ước Viên không nêu cụ thể các cách thức, biện pháp mà quốc gia thành viên có thể áp dụng để đáp ứng yêu cầu cũng như thực thi quy định của các ĐUQT mà quốc gia đó đã ký kết, gia nhập. Hơn thế, trong lời nói đầu và tại Điều 26 Công ước Viên 1969 (UN,1969) quy định: “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành trên tinh thần thiện chí”. Hay tại Điều 27 Công ước Viên 1969 (UN, 1969) quy định: “Một bên không thể viện dẫn những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do cho việc không thi hành một điều ước”. Như vậy, pháp luật quốc tế không quy định quốc gia cần phải thực hiện ĐUQT bằng cách thức nào; các quốc gia có quyền tự do lựa chọn cách thức để thực hiện điều ước, miễn là thực hiện một cách tận tâm và thiện chí. Đây cũng là nội dung của nguyên tắc “Pacta sunt servanda”, một trong AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 34 – 39 36 những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận trong Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ năm 1970 về những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ; đồng thời cũng là nguyên tắc được hầu hết các quốc gia thừa nhận và chấp hành. Chẳng hạn đối với nhóm ĐUQT chống khủng bố, tinh thần nguyên tắc “Pacta sunt servanda” cũng được ghi nhận và thể hiện rõ nét trong tài liệu Hướng dẫn toàn cầu về việc hợp tác pháp luật và thực thi các ĐUQT chống khủng bố (Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma tuý và Tội phạm [UNODC], 2006). Theo đó, các ĐUQT chống khủng bố trở thành nền tảng pháp lý trong việc đấu tranh phòng, chống khủng bố một khi được các quốc gia gia nhập và thực thi một cách thiện chí, có trách nhiệm trên thực tế. Tính hiệu quả của các công cụ pháp lý quốc tế về chống khủng bố phải trên cơ sở cam kết thực thi nghiêm túc của các quốc gia thành viên. Tóm lại, sau khi được cộng đồng quốc tế xây dựng, các ĐUQT chống khủng bố nói riêng và các ĐUQT về phòng, chống tội phạm nói chung sẽ là nền tảng pháp lý trong công cuộc đấu tranh với các loại tội phạm có tính quốc tế và nguyên tắc “Pacta sunt servanda” buộc các quốc gia thành viên phải tiến hành bước tiếp theo nhằm đảm bảo thực thi nghiêm túc những quy định của ĐUQT đó trong phạm vi quốc gia mình. Đây chính là bước “chuyển hóa” nội dung, yêu cầu của các ĐUQT vào hệ thống pháp luật quốc gia mà về mặt khoa học gọi là nội luật hóa. Theo Từ điển Luật học (Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, 2015), nội luật hóa là việc “chuyển hóa quy định trong ĐUQT thành quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia”. Mục đích nội luật hoá là để các quốc gia thực thi nghiêm túc quy định của các ĐUQT, đảm bảo tinh thần nguyên tắc “Pacta sunt servanda”. Việc nội luật hóa được tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy định trong ĐUQT ràng buộc đối với quốc gia đó. Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, nội luật hóa là cách thức thực thi ĐUQT, nó khác với việc phê chuẩn hay phê duyệt ĐUQT. Nội luật hóa không nhằm mục đích thừa nhận ĐUQT mà nhằm tạo ra sự ràng buộc đối với pháp nhân, thể nhân của quốc gia kí kết với ĐUQT. Rõ ràng, nội luật hóa có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các ĐUQT, góp phần đảm bảo nguyên tắc “Pacta sunt servanda”. Hiện nay, khái niệm nội luật hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau, như nội luật hóa ĐUQT, nội luật hóa tập quán quốc tế, nội luật hóa các phán quyết của Tòa án quốc tế 3. CÁCH THỨC NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Cách thức nội luật hóa hay nói cách khác là cách thức để chuyển hóa nội dung, yêu cầu trong các quy định của ĐUQT vào hệ thống pháp luật quốc gia phụ thuộc vào cách thức giải quyết mối quan hệ giữa luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Theo Tom Ginsburg, Svitlana Chernykh và Zachary Elkins (2008), hiện nay trên thế giới có hai trường phái khi đề cập đến mối quan hệ giữa ĐUQT và hệ thống pháp luật quốc gia, đó là trường phái “nhất nguyên luận” (“monism”) và “nhị nguyên luận” (“dualism”). Trường phái “nhất nguyên luận” cho rằng ĐUQT và luật pháp của một quốc gia là hai mặt thống nhất của hệ thống luật pháp. Khi quốc gia đã ký kết hoặc tham gia ĐUQT thì có thể áp dụng trực tiếp quy định của ĐUQT đó trong lãnh thổ quốc gia. Chẳng hạn, Hoa Kỳ là một nước theo thuyết nhất nguyên luận. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: Các ĐUQT và các luật ban hành trong nước là “luật tối cao” của đất nước. Hệ quả kèm theo là quy định của ĐUQT có thể được áp dụng trực tiếp trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Như vậy, trường phái nhất nguyên luận xác định cách thức nội luật hóa thông qua việc áp dụng trực tiếp ĐUQT. Trong khi đó, trường phái “nhị nguyên luận” cho rằng luật pháp quốc tế và nội luật là hai hệ thống pháp luật tách biệt; ĐUQT chỉ có thể có hiệu lực thi hành trong phạm vi quốc gia sau khi đã được “chuyển hóa” AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 34 – 39 37 một cách thích hợp bằng văn bản pháp luật. Chẳng hạn, các quốc gia Đức, Cô-Oét, Kê-nya, Hy Lạp, Anh, Ma-lai-xia, Băng-la-đét theo trường phái này (Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, k.n.). Mỗi trường phái có ưu điểm, khuyết điểm riêng và rõ ràng các quốc gia cũng không nhất thiết buộc phải theo trường phái, cách thức nội luật hóa nào miễn sao đảm bảo việc thực thi hiệu quả các cam kết trong các ĐUQT. Chính vì vậy mà khi đề cập đến việc thực thi nhóm các ĐUQT chống khủng bố, Văn phòng LHQ về Ma tuý và Tội phạm [UNODC] (2006) đã hướng dẫn: Mỗi quốc gia thành viên phải lựa chọn ra cách thức nào hợp lý, phù hợp nhất để đảm bảo thực thi các yêu cầu, nội dung cơ bản của điều ước quy định về hành vi khủng bố. Sẽ không có một giải pháp cụ thể nào để áp dụng chung cho tất cả các quốc gia mà việc lựa chọn cách thức, biện pháp pháp nào là phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Sau hoạt động bắt buộc là ký kết, phê chuẩn ĐUQT về chống khủng bố, việc đảm bảo thực thi và áp dụng các ĐUQT này có thể được thiết lập bằng cách hoặc là sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật hình sự của quốc gia, hoặc là bằng cách ban hành văn bản pháp luật riêng chứa đựng tất cả các yêu cầu, nội dung của các ĐUQT (đây là cách thức nhanh và đơn giản nhất). Điều 12 Hiến Pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định sự cam kết của Việt Nam trong việc tham gia và thực hiện các ĐUQT: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam () chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương LHQ và ĐUQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Mặc dù việc cam kết thực hiện ĐUQT một cách nghiêm túc và thiện chí nhất đã được quy định rõ nhưng Hiến pháp Việt Nam lại không quy định cách thức cụ thể để áp dụng và thực thi các yêu cầu của ĐUQT. Khi tìm hiểu ở pháp luật chuyên ngành, cụ thể là khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [QH], 2006), mối quan hệ giữa ĐUQT với pháp luật trong nước được quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và ĐUQT mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của ĐUQT đó, trừ Hiến pháp”. Như vậy, trong trường hợp pháp luật quốc gia và ĐUQT quy định có sự khác nhau thì áp dụng (trực tiếp) ĐUQT. Luật ĐUQT năm 2016 quy định mọi điều ước Việt Nam ký kết hoặc gia nhập không được trái với Hiến pháp, và trong trường hợp ĐUQT mà Việt Nam là thành viên và pháp luật trong nước có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của ĐUQT. Các quy định cho thấy Việt Nam nghiêng về cách tiếp cận “nhất nguyên luận”, tức là ĐUQT có thể được áp dụng trực tiếp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, việc có áp dụng trực tiếp được một điều khoản của điều ước hay không còn phụ thuộc vào chính quy định đó, chẳng hạn: Có quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hay không? Quy định đó có đủ rõ, đủ chi tiết để áp dụng hay không?... Tại khoản 2 Điều 6 Luật ĐUQT 2016 quy định: Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐUQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐUQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐUQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐUQT đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐUQT đó. Qua phân tích trên, ta thấy rằng quan điểm của Việt Nam trong việc nội luật hóa ĐUQT dựa trên quan điểm hỗn hợp giữa hai thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận, tức là vừa có thể - theo thuyết nhất nguyên luận - áp dụng trực tiếp ĐUQT trong trường hợp pháp luật trong nước có AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 34 – 39 38 quy định khác với ĐUQT hoặc trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định áp dụng trực tiếp khi thấy ĐUQT đã đủ rõ và chi tiết; vừa có thể - theo thuyết nhị nguyên luận - “sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện” trong trường hợp khi thấy ĐUQT chưa đủ rõ hoặc chi tiết. Tóm lại, khái quát về mặt lý luận, Việt Nam có thể nội luật hóa quy định của các ĐUQT vào pháp luật quốc gia bằng các cách thức như sau: Thứ nhất, ban hành văn kiện cấp nhà nước thừa nhận các quy định trong ĐUQT sẽ có hiệu lực áp dụng ở trên lãnh thổ quốc gia. Đây là hình thức đơn giản nhất để nội luật hóa vì không phải ban hành nhiều quy phạm pháp luật mà chỉ thuần túy quy định pháp nhân, thể nhân có nghĩa vụ thực hiện quy định trong từng ĐUQT. Tuy nhiên, hạn chế hình thức này ở chỗ: Do các quy định trong ĐUQT xác lập nhằm điều chỉnh hành vi của các quốc gia thành viên nên thường không đủ chi tiết để điều chỉnh hành vi của pháp nhân, thể nhân; Thứ hai, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung quy định trong các văn bản pháp luật để cụ thể hóa các quy định trong ĐUQT. Hình thức nội luật hóa này sẽ tạo ra văn bản quy phạm pháp luật mới trong hệ thống pháp luật quốc gia hoặc làm thay đổi nội dung điều chỉnh của một số quy định trong văn bản pháp luật hiện hành theo yêu cầu của ĐUQT; Thứ ba, bãi bỏ hoặc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật hoặc một số quy định trong văn bản pháp luật quốc gia để phù hợp với yêu cầu của ĐUQT. Đây là hình thức khắc phục sự mâu thuẫn trong nội dung điều chỉnh của pháp luật quốc gia theo yêu cầu của quy định trong ĐUQT. Cách thức nào được lựa chọn để áp dụng đối với ĐUQT cụ thể dường như sẽ được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dựa trên thực tiễn nội luật hóa ĐUQT ở Việt Nam trong thời gian qua thì cách thức nội luật hóa phổ biến nhất là bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định trong văn bản pháp luật để phù hợp với yêu cầu của ĐUQT (Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, 2015, tr.593). Chính vì vậy mà theo nhóm tác giả Hoàng Phước Hiệp cho rằng cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết để chuyển hoá các quy phạm của ĐUQT thành quy phạm của pháp luật quốc gia bằng cách ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong nước (Hoàng Phước Hiệp, 2007, tr.127). 4. KẾT LUẬN Có thể nói không có hoạt động nội luật hóa, pháp luật quốc tế sẽ khó đi vào thực tiễn áp dụng ở từng quốc gia. Điều 11 Công ước Viên 1969 quy định: Sau khi “ký, trao đổi các văn kiện của điều ước phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận” để chấp nhận sự ràng buộc của ĐUQT, các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành nội luật hóa, khi đó các quy định trong các ĐUQT đó phát sinh hiệu lực đối với công dân, pháp nhân, tổ chức của Việt Nam. Qua tìm hiểu nội hàm khái niệm và cách thức nội luật hóa, chúng ta có thể kết luận một số vấn đề sau đây: - Về điều kiện để nội luật hóa một ĐUQT bao gồm: Thứ nhất, điều ước phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng; thứ hai, nội dung của điều ước không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. - Về đặc điểm: Văn bản nội luật hóa thực chất là văn bản pháp luật quốc gia chứa đựng các quy phạm pháp luật có nội dung cụ thể hóa quy định của ĐUQT. Văn bản nội luật hóa có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với tất cả các chủ thể luật quốc gia cũng như trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ của quốc gia với tư cách một văn bản pháp luật quốc gia thông thường. - Về ý nghĩa, vai trò: Nội luật hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên ĐUQT, đảm bảo nguyên tắc “Pacta sunt servanda”, tạo cơ sở pháp lý trong việc tăng cường và mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất quốc tế mà tội phạm có tính AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 34 – 39 39 chất quốc tế là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, nội luật hóa còn góp phần đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế; thúc đẩy, góp phần hoàn thiện pháp luật quốc gia, tăng cường kỹ thuật lập pháp trong nước./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố - Bộ Công an. (2013). Các ĐUQT, ASEAN và pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hoàng Phước Hiệp. (2007). Nội luật hóa ĐUQT mà Việt Nam ký kết, gia nhập phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Đề tài khoa học cấp Bộ). Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Việt Nam. Liên Hợp quốc. (2008). Các công cụ pháp lý quốc tế về ngăn chặn và trừng trị khủng bố quốc tế. New York (Mỹ). Xem (bản tiếng Anh) tại: Ngày 9/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật ĐUQT (Luật số 108/2016/QH13). Với 10 chương, 84 điều, Luật ĐUQT có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2016, thay thế Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005. Nguyễn Thị Phương Hoa. (2015). Nội luật hóa các quy định của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong BLHS Việt Nam. (Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ). Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2016). Luật Điều ước quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tom Ginsburg, Svitlana Chernykh, Zachary Elkins. (2008). Commitment and Diffusion: How and Why National Constitutions Incorporate International Law. University of Illinois Law Review 201. Retrieved from ontent.cgi?article=2453&context=journal_artic les, truy cập ngày 20/1/2016. United Nations - Office of Counter-Terrorism. (2018). International Legal Instruments. Retrieved from instruments.shtml United Nations. (1969). Vienna Convention on the law of treaties (with annex). Concluded at Vienna on 23 May 1969. Retrieved from https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/ Volume%201155/volume-1155-I-18232- English.pdf Văn phòng LHQ về Ma tuý và Tội phạm [UNODC]. (2006). Hướng dẫn toàn cầu về việc hợp tác pháp luật và thực thi các ĐUQT chống khủng bố (đoạn 9). NewYork (Mỹ). Truy cập từ: https://www.unodc.org/documents/terrorism/P ublications/Guide_Legislative_Incorporation_I mplementation/English.pdf. Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (k.n.). Tóm tắt thực tiễn về một số vấn đề liên quan đến kí kết và thực hiện ĐUQT. Truy cập từ: DT_TAILIEU/Attachments/2007/9._Tom_tat_ thuc_tien_quoc_te_ve_DUQT.pdf Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp. (2015). Từ điển luật học. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_ve_khai_niem_noi_luat_hoa_va_cach_thuc_noi_luat_hoa_quy.pdf
Tài liệu liên quan