Bàn về nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam

Một là, Nhà nước phải làm tốt vai trò kiến tạo thị trường, sử dụng “bàn tay hữu hình” để khắc phục những thất bại của thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các bên tham gia thị trường. Điều đó có nghĩa là vai trò của Nhà nước phải thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tạo lập một hành lang pháp lý công bằng, hiệu lực để thị trường hoạt động hiệu quả. Ban hành và áp dụng một hệ thống luật pháp thống nhất đối với các chủ thể và thành phần kinh tế tham gia thị trường, đảm bảo hiệu quả, minh bạch và phù hợp với các cam kết hội nhập. Hai là, cần thu hẹp khoảng cách phân phối thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam bằng việc sửa đổi chính sách thuế thu nhập theo hướng giảm bớt sự đánh thuế vào tiêu dùng và lao động, tăng đánh thuế vào vốn, tài sản và thu nhập từ các nguồn tài sản. Xây dựng cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá chặt chẽ và minh bạch hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Có biện pháp để những sự hỗ trợ này đến được đúng địa chỉ và đối tượng cần thụ hưởng chính sách. Có cơ chế giám sát, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công, cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, để các kết quả đầu tư đến được với người nghèo. Ba là, nên điều chỉnh chính sách xóa đói giảm nghèo theo hướng giải quyết trực tiếp nguyên nhân của đói nghèo, trao cho các hộ gia đình nghèo “cần câu” hơn là “con cá”. Chính sách xóa đói giảm nghèo nên phối hợp thực hiện cùng với chính sách đa dạng hóa sinh kế, đào tạo, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phổ biến kiến thức, cách thức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật,

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 44Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 BÀN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TS. Bùi Văn Can*. TS. Lý Hoàng Mai** Tóm tắt: Việt Nam đã tiến hành đổi mới kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hơn 30 năm. Tới năm 2018, Việt Nam đã được 69 quốc gia (chưa có Mỹ và EU) công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Việt Nam tiếp tục thực hiện song song hai nhiệm vụ: phát triển kinh tế theo mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện các thể chế để thế giới công nhận là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Bài viết trình bày quan điểm về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và một số khuyến nghị cho Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Việt Nam. Abstract: Vietnam has carried out economic reforms and realized a socialist- oriented market economy for more than 30 years.Vietnam has been recognized by 69 countries (except for US and EU) as a market economy country since 2018. Therefore, Vietnam continues to implement two paralleled tasks at a time: developing the socialist- orientated market economy and perfecting institutions for being internationally recognized as the country with a full market economy. The paper presents the viewpoints on market economy, the socialist-oriented market economy and its current situation in Vietnam and some suggested recommendations for Vietnam. Keywords: Market economy, socialist-oriented market economy, Vietnam economy. 1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa a) Kinh tế thị trường Khi phân tích sự hình thành nền kinh tế hàng hóa-tiền, K.Marx đã đưa ra khái niệm về nền kinh tế thị trường (KTTT) hiện đại ngày nay dựa trên hai điều kiện: phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân. KTTT khởi đầu từ quá trình sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm được làm ra để bán trên thị trường. Trong kinh tế hàng hóa, toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng đều thông qua hệ thống thị trường, do thị trường quyết định. Ngày nay, nền KTTT của các nước công nghiệp phát triển (nhóm nước G7) được xem là những nền kinh tế tiêu biểu, hiện đại và hội nhập quốc tế sâu rộng. Để đạt được trình độ phát triển như ngày nay, các nước này đã trải qua cả một thời kỳ phát triển lâu dài. Nếu xem xét tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, có thể thấy trong nền kinh tế thế giới đã tồn tại một số loại hình KTTT tiêu biểu sau: - Kinh tế thị trường tự do: Ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (tiêu biểu là Mỹ). Mô hình KTTT tự do đề cao sở hữu tư nhân, tự do cá nhân, tự do * Chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường ĐH KD&CN Hà Nội. **Giảng viên khoa Kinh tế Trường ĐH KD&CN Hà Nội. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 45Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 kinh doanh, tự do cạnh tranh, đề cao vai trò tự điều tiết bằng “bàn tay vô hình” của thị trường đối với mọi hoạt động của nền kinh tế. Trong mô hình này, nhà nước không can thiệp quá nhiều vào nền kinh tế, chỉ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, bảo vệ sở hữu tư nhân, các quyền tự do cá nhân, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập các hành lang pháp lý để thị trường vận hành. - Kinh tế thị trường xã hội: Mô hình KTTT này (tiêu biểu là CHLB Đức) thừa nhận những yếu tố cơ bản, phổ biến, nền tảng của KTTT, như cấu trúc đa sở hữu với kinh tế tư nhân là nòng cốt, cơ chế cạnh tranh, sự điều tiết của thị trường đối với giá cả,... Tuy nhiên, mô hình này lại coi trọng các mục tiêu xã hội, như công bằng xã hội, phúc lợi xã hội,... Họ cho rằng muốn giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cần phải đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập công bằng và xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội. Mô hình này đánh giá cao vai trò của nhà nước trong việc dẫn dắt nền kinh tế, không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, mà còn cả vì mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội. - Kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi: Tương tự mô hình KTTT của CHLB Đức, mô hình KTTT này (tiêu biểu là Thụy Điển) dựa trên những nền tảng cơ bản chung của KTTT, nhưng đồng thời mong muốn kết hợp hài hoà giữa KTTT với bảo đảm phúc lợi xã hội cho toàn dân thông qua vai trò điều tiết, phân phối lại của nhà nước. Nhà nước đánh thuế cao đối với thu nhập của các đối tượng, nhất là đối với tài sản thừa kế, và đánh thuế lũy tiến đối với các mức thu nhập cao. Từ nguồn thu đó, nhà nước thực hiện các chính sách phúc lợi về y tế, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân, chính sách đối với người cao tuổi, người khó khăn, trẻ em,... Dù nền KTTT ở các quốc gia có thể vận hành theo những mô hình nào thì đều có chung những đặc trưng là: các chủ thể kinh tế đa dạng, có quyền tự do kinh doanh và có tính tự chủ cao trong hoạt động kinh doanh; giá cả hàng hóa chịu sự chi phối của thị trường; thị trường chịu sự chi phối của các quy luật, như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, Một đặc trưng quan trọng nữa là nền KTTT là nền kinh mở, lợi nhuận là động lực thúc đẩy thị trường phát triển và các chủ thể tham gia thực hiện hành vi kinh doanh. Ngày nay, nền KTTT đã phổ biến trên toàn thế giới, trở thành giá trị chung của nhân loại, là phương tiện hiệu quả trong khai thác và phân bổ nguồn lực. Giá trị mà nó mang lại cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người được thực tiễn khẳng định. Bên cạnh đó, thị trường có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với phúc lợi xã hội của một bộ phận dân cư hoặc một nhóm ngành nghề nào đó, đòi hỏi vai trò của nhà nước và xã hội cần phải được phát huy. Vì thế, tùy thuộc vào điều kiện và tư duy phát triển, mỗi nước sẽ lựa chọn cho mình một mô hình KTTT phù hợp. Đối với Việt Nam, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (KTTTĐHXHCN). b) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa KTTTĐHXHCN là một kiểu tổ chức kinh tế, vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH. Đại hội XI (2011) của Đảng CSVN khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 46Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội” [1, tr. 34]. Nền KTTTĐHXHCN ở Việt Nam có các yếu tố vừa đảm bảo định hướng XHCN trong quan hệ sản xuất nhằm xây dựng kiến trúc thượng tầng, chế độ chính trị theo mô hình CNXH vừa đảm bảo yêu cầu của một nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế. Đại hội XII của Đảng (2016) chủ trương: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [2, tr. 102]. Một điểm quan trọng nữa của nền KTTTĐHXHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vì con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển, lấy thành quả của sự phát triển kinh tế để giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam Thực hiện những chủ trương của Đảng, hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải cách để phát triển các thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu đan xen, cụ thể: - Khu vực kinh tế nhà nước được tái cấu trúc theo hướng giảm về quy mô, tăng chất lượng và hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giảm từ 12.000 (năm 1999) xuống còn khoảng 600 doanh nghiệp năm 2018, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, độc quyền nhà nước, tuy nhiên, Nhà nước vẫn giữ khoảng 90% vốn điều lệ [5]. Cải cách DNNN được xem như một nhiệm vụ then chốt trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta, là khâu đột phá nhằm hoàn thiện hệ thống cộng cụ của Nhà nước trong quản lý và phát triển KTTT. - Khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích và tạo hành lang pháp lý để phát triển. Năm 2013 cả nước có 328.830 doanh nghiệp tư nhân (gồm công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tư nhân), nhưng sau bốn năm, tức năm 2017, số doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 561.064 [4]. Hình 1: Tăng trưởng GDP 2009 – 2018 (%) Nguồn: VnEconomy, Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 2018 qua các con số, truy cập 29/12 ( so-20181229165630823.htm). Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 47Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), số lượng doanh nghiệp này năm 2017 là 14,6 nghìn, tăng 54,2% so với thời điểm 01/01/2012, bình quân hàng năm tăng 9,2% [6]. Trên 30 năm đổi mới kinh tế (1986- 2017), đặc biệt là giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao hơn 7%/năm. Sau năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP năm 2009 giảm còn 5,32%, nhưng đến năm 2010 tăng lên 6,78% và năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn: 7,08% (H.1). Tăng trưởng kinh tế tạo ra những tiền đề giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu định hướng XHCN: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Từ một nước nghèo, Việt Nam đã vươn lên thành một nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2008. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), cho đến thời điểm năm 2018, có tới 70% dân số Việt Nam đã được bảo đảm về mặt kinh tế, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Tầng lớp này đang phát triển nhanh chóng, tăng hơn 20% trong giai đoạn 2010-2017. Từ năm 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu. Tình trạng đói nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số, tiếp tục giảm mạnh, tới 13% là mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua [7]. Với những nỗ lực trong việc điều chỉnh các chính sách, đặc biệt là chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện mục tiêu định hướng XHCN theo điều 59 của Hiến pháp 2013: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”. Tuy đạt được một số kết quả nhất định trong việc thực hiện mục tiêu định hướng XHCN, nhưng hiện nay nền KTTTĐHXHCN của Việt Nam vẫn gặp phải các nút thắt trong qua trình phát triển. Thứ nhất, tốc độ phát triển giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch đáng kể và hình thành nên những “túi nghèo” của đất nước. Người nghèo, cận nghèo, nhóm 40% nghèo nhất phân bổ trên cả nước, nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, bao gồm 82% người cận nghèo và 84% nhóm 40% nghèo nhất. Có rất ít người nghèo sống tại các trung tâm đô thị lớn, lần lượt chỉ là 2% người nghèo, 4% người cận nghèo và 3% của nhóm 40% nghèo nhất. Trong nhóm 40% nghèo nhất, có tới 70% sinh sống tại bốn khu vực: Đồng bằng sông Hồng, miền núi Đông Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long (World Bank 2016) [9]. Thứ hai, hệ số GINI (bất bình đẳng thu nhập) của Việt Nam có xu hướng gia tăng. Nếu như năm 1993 chỉ là 0.33, thì đến năm 2016 đã tăng lên 0.44. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa nhóm 20% dân số giàu nhất so với nhóm 20% dân số nghèo nhất chỉ khoảng 4,4 lần, thì đến năm 2016 đã tăng lên 10 lần [3]. Thứ ba, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa được Mỹ và EU công nhận là nước có nền KTTT đầy đủ. 3. Một số khuyến nghị Từ việc phân tích thực trạng nền KTTTĐHXHCN ở Việt Nam, có thể thấy trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải cách thể chế để gỡ bỏ ba nút thắt của sự phát triển: NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 48Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 Một là, Nhà nước phải làm tốt vai trò kiến tạo thị trường, sử dụng “bàn tay hữu hình” để khắc phục những thất bại của thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các bên tham gia thị trường. Điều đó có nghĩa là vai trò của Nhà nước phải thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tạo lập một hành lang pháp lý công bằng, hiệu lực để thị trường hoạt động hiệu quả. Ban hành và áp dụng một hệ thống luật pháp thống nhất đối với các chủ thể và thành phần kinh tế tham gia thị trường, đảm bảo hiệu quả, minh bạch và phù hợp với các cam kết hội nhập. Hai là, cần thu hẹp khoảng cách phân phối thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam bằng việc sửa đổi chính sách thuế thu nhập theo hướng giảm bớt sự đánh thuế vào tiêu dùng và lao động, tăng đánh thuế vào vốn, tài sản và thu nhập từ các nguồn tài sản. Xây dựng cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá chặt chẽ và minh bạch hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Có biện pháp để những sự hỗ trợ này đến được đúng địa chỉ và đối tượng cần thụ hưởng chính sách. Có cơ chế giám sát, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công, cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, để các kết quả đầu tư đến được với người nghèo. Ba là, nên điều chỉnh chính sách xóa đói giảm nghèo theo hướng giải quyết trực tiếp nguyên nhân của đói nghèo, trao cho các hộ gia đình nghèo “cần câu” hơn là “con cá”. Chính sách xóa đói giảm nghèo nên phối hợp thực hiện cùng với chính sách đa dạng hóa sinh kế, đào tạo, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phổ biến kiến thức, cách thức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật, Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2016. 3. Bài toán tăng trưởng bao trùm và bất bình đẳng. Báo Tuổi trẻ Online, 2017. https:// tuoitre.vn/bai-toan-tang-truong-bao-trum-va-bat-binh-dang-201711071017237 24.htm. 4. Cả nước có 561.064 doanh nghiệp đang hoạt động. Thời báo Tài chính Việt Nam online, 2018. ca-nuoc-co-561064-doanh-nghiep-dang-hoat-dong-53582.aspx 5. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước: nhiều tồn tại cần xử lý sớm. Thời báo Tài chính Việt Nam online, 2018. 11-21/doi-moi-doanh-nghiep-nha-nuoc-nhieu-ton-tai-can-xu-ly-som-64545.aspx. 6. Số lượng doanh nghiệp FDI tăng mạnh. Báo “Kinh tế & Đô thị”. Hà Nội, 2018, 7. Thiên Kim (2018). Tầng lớp trung lưu tăng và tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam tiếp tụcgiảm, https://doanhnghiepvn.vn/tang-lop-trung-luu-tang-va-ty-le-doi-ngheo- o-viet-nam-tiep-tuc-giam-d123489.html. 8. Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 2018 qua các con số. VnEconomy, 2018. 9. World Bank (2016). Báo cáo đánh giá quốc gia Việt Nam 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_ve_nen_kinh_te_thi_truong_dinh_huong_xa_hoi_chu_nghia_o.pdf
Tài liệu liên quan