Bàn về phát triển chuỗi cung ứng thủy sản tại tỉnh Trà Vinh

Thứ ba, việc đẩy mạnh liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, tăng cường mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng là một nhu cầu tất yếu, khách quan và cấp thiết nhằm tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ. Để nâng cao mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng thủy sản, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện đồng bộ từ hình thành và tăng cường sự liên kết hoạt động giữa nhà quản lí – ngư dân – nhà sản xuất – nhà chế biến – người tiêu dùng trong việc ngăn ngừa sử dụng chất bảo quản không tốt, đảm bảo tuyệt đối tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho nguyên liệu và sản phẩm cho tiêu dùng. Thứ tư, Nhà nước, các doanh nghiệp cần xây dựng trung tâm thu mua và phân loại các sản phẩm thủy sản của ngư dân; trong đó, áp dụng máy móc và áp dụng mã vạch về thông tin phân loại sản phẩm. Cùng với đó, tỉnh Trà Vinh cần xây dựng kho lạnh cho toàn tỉnh và ứng dụng công nghệ mã vạch quản lí để nâng cao chất lượng trong quá trình bảo quản thành phẩm hoặc nguyên liệu. Thứ năm, các ban ngành tỉnh cần tổ chức hội nghị giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản an toàn, các chuỗi liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm của tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận. Đồng thời, kết nối các cơ sở, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh thủy sản an toàn của các tỉnh, thành phố nhằm tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường, liên kết hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm an toàn tại các doanh nghiệp, công ty chế biến thủy sản, kênh phân phối lớn như hệ thống các cửa hàng tiện ích, hệ thống chuỗi các cửa hàng cung ứng thực phẩm an toàn, siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về phát triển chuỗi cung ứng thủy sản tại tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 106 BÀN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH DISCUSSION ON THE DEVELOPMENT OF AQUACULTURE SUPPLY CHAIN IN TRA VINH PROVINCE ThS. Huỳnh Tấn Khương1 Tóm tắt: Bài viết đánh giá tiềm năng ngành thủy sản tại tỉnh Trà Vinh và định hướng xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản. Nhằm tổng kết và thảo luận việc phát triển chuỗi cung ứng thủy sản, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh số liệu thứ cấp về đánh bắt, khai thác thủy sản tại tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng ngành thủy sản có sức cạnh tranh với các tỉnh như Bến Tre, Sóc Trăng. Kết quả phân tích cho thấy, năng lực ngành khai thác hải sản của tỉnh Trà Vinh tuy đã dần thay đổi nhưng vẫn chưa thực sự bỏ phương thức khai thác gần bờ, sản lượng khai thác đạt 78.257 tấn, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 9.456 tỉ đồng (năm 2018). Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách cần bàn luận và đánh giá mức độ tích cực của chuỗi cung ứng thủy sản vào sự phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh. Từ khóa: chuỗi cung ứng, ngành thủy sản, kinh tế biển, tỉnh Trà Vinh Abstract: This paper aims to assess the aquaculture potential and the orientation for building aquaculture supply chain in Tra Vinh Province. In order to summarize and discuss the development of the aquaculture supply chain, this paper employed desk research method to make comparisons of the secondary data on fishing in Tra Vinh Province. The research results showed that the potential of Tra Vinh Province in aquaculture was competitive with other provinces such as Ben Tre and Soc Trang. The analysis indicated that the capacity of fishing industry in Tra Vinh Province has gradually changed but has not really abandoned the near-shore exploitation practice, with the output of 78,257 tons, and the production value of 9,456 billion VND (in 2018). On that basis, the policy makers need to discuss and assess the positive levels of contribution of aquaculture supply chain into the marine economic development of Tra Vinh Province. Keywords: aquaculture sector, marine economy, supply chain, Tra Vinh Province 1. BỐI CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI TRÀ VINH Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong kinh tế biển, có phần bờ biển trên 347 km, có vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 300.000 km2 (cả nước trên 1 triệu km2) với hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: htkhuong@tvu.edu.vn DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.409 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 107 nằm sát với tuyến đường hàng hải lớn thứ hai thế giới, có thể thấy đây là vùng rất giàu tiềm năng kinh tế biển [1]. Trong đó, Trà Vinh đã đóng góp bờ biển dài 65 km, có luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh Tắt) [2]. Từ lâu, vùng biển Tây Nam của Tổ quốc đã đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển quốc gia, có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển như kinh tế hàng hải, kinh tế thủy sản, du lịch biển, kinh tế đảo, phát triển đô thị ven biển, khai thác khoáng sản biển, phát triển năng lượng tái tạo (điện gió), đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. Trước đó, công trình “Kinh tế biển và khoa học kĩ thuật về biển ở nước ta” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1985) đã chỉ ra những hiểu biết cần thiết về kinh tế biển và ứng dụng khoa học kĩ thuật về biển. Ông nhận định rằng: “Kinh tế biển là nền kinh tế tổng hợp, có cơ cấu phức hợp, đa ngành, bao gồm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản; kinh tế cảng, vận tải biển, khai thác khoáng sản biển; du lịch, đóng tàu”, cùng với những hoạt động kinh tế biển diễn ra ở vùng ven biển, trên các đảo, cả ở ngoài biển và thềm lục địa[3]. Đây được xem là tài liệu quý giá cho nhà nguyên cứu, nhà hoạch định chính sách ngày nay. Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL với tổng diện tích tự nhiên là 2.288,09 km 2. Ở vị trí nằm kẹp giữa hai con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu, một mặt giáp biển Đông với chiều dài 65 km, có hai cửa sông quan trọng là Cung Hầu và Định An; hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài là 578 km; diện tích lưu vực tự nhiên là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước (từ 3-5 tháng/năm), có luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua địa bàn huyện Duyên Hải. Vùng biển tỉnh Trà Vinh rộng 45.536 hải lí vuông, nguồn lợi thủy sản rất phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao; trữ lượng (vùng cửa sông ven biển) trên 72.000 tấn [4]. Như đã đề cập, kinh tế biển có phạm vi nghiên cứu rất rộng, trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích ở khía cạnh cơ cấu ngành thủy sản, đặc biệt là phát triển chuỗi cung ứng thủy sản tại tỉnh Trà Vinh. 2. CƠ SỞ PHÁP LÍ Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã chú trọng phát triển, hỗ trợ ngành thủy sản, đặc biệt là với ngư dân, do đây là nhóm người có mặt bằng điều kiện kinh tế thấp, cần sử dụng dịch vụ tài chính này nhất. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản đến năm 2015 [5]. Ngay sau đó, Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ tốt hơn cho ngư dân bám biển [6]. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung như đầu tư sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản cũng như điều kiện đầu tư sản xuất giống, nuôi trồng, khai thác thủy sản và dịch vụ khảo nghiệm trong lĩnh vực thủy sản phải đáp ứng một số điều kiện [7]. Trong đó, với nuôi trồng thủy sản, cơ sở nuôi trong ao hoặc bể cần có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, có nơi xử lí chất thải, các cơ sở nuôi lồng, bè cần có dụng cụ thu gom, xử lí chất thải. Phía bộ ngành có Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc" [8]. Tiếp đến năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 108 cung ứng thực phẩm an toàn quy định tại Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2017 [9]. 3. LÍ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH THỦY SẢN 3.1. Lí thuyết chuỗi cung ứng Vào thập niên 90 của thế kỉ XX, sự cạnh tranh khốc liệt, cùng với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho, cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo ra thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới liên tục. Để giải quyết những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như đóng góp ý kiến vào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung [10] - [11]. Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kì môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi thảo luận “chuỗi cung ứng” là bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. Hình 1: Chuỗi cung ứng thủy sản khai thác, đánh bắt (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Xét trong trường hợp cụ thể, chuỗi cung ứng thủy sản là mối liên kết giữa ngư dân khai thác thủy sản với người thu mua hải sản (chủ vựa) và cuối cùng là các doanh nghiệp chế biến thủy sản hoặc người tiêu dùng. Theo quy trình hiện nay, các sản phẩm thủy sản của ngư dân đánh bắt đều được các chủ vựa bao tiêu ngay từ khi vào bờ hoặc thu mua ngoài khơi. Việc bán các sản phẩm khai thác thường theo phương thức thỏa thuận miệng và bán xô. Sau đó, các chủ vựa bán lại cho các doanh nghiệp chế biến hải sản. Xét về khía cạnh kinh tế, hoạt động diễn ra có mối quan hệ tương hỗ với nhau, nhưng lợi nhuận phân phối cho các đối tượng tham gia vào chuỗi có sự chênh lệch lớn. Chủ vựa hay cơ sở thu mua là đối tượng trung gian có sức thâu tóm lớn nhất trong chuỗi, chiếm phần lớn lợi nhuận toàn chuỗi, trong khi chi phí, quy mô đầu tư và rủi ro thấp hơn các đối tượng còn lại [11]. Hình 2: Phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung ứng thủy sản (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 109 3.2. Sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản Chuỗi cung ứng tồn tại nhằm vượt qua những khoảng trống phát sinh khi nhà cung cấp cách xa khách hàng, cho phép thực hiện hoạt động sản xuất ở mức hiệu quả nhất hoặc chỉ thực hiện chức năng sản xuất tại những địa điểm cách xa khách hàng hoặc nguồn cung ứng nguyên liệu. Do đó, khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Nếu doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp càng ít khép kín thì họ phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh [11]. Cùng với đó, sự phát triển khoa học công nghệ, nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn. Hình 3: Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành thủy sản (Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 2018 [12]) 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH 4.1. Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản Đánh bắt, khai thác hải sản của tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua có những phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Năng lực khai thác hải sản từng bước được nâng cao, giai đoạn 2014 – 2018, số lượng tàu, thuyền có động cơ gia tăng, đáng chú ý là số lượng tàu cá có công suất trên 90 CV được đầu tư đóng mới để khai thác xa bờ ngày càng được chú trọng và gia tăng về số lượng. Năm 2014, toàn tỉnh chỉ có 182 chiếc có công suất trên 90 CV, đến năm 2018 số lượng tàu có công suất trên 90 CV đã đạt 314 chiếc, tăng 72% (Bảng 1) [13]. Tuy nhiên, khi so sánh trong khu vực và các tỉnh lận cận như tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc Trăng, năng lực khai thác hải sản tại Trà Vinh còn hạn chế đáng kể. Điều này cho thấy, năng lực ngành khai thác hải sản của tỉnh Trà Vinh tuy đã dần thay đổi nhưng vẫn chưa thực sự bỏ phương thức khai thác gần bờ. Phương thức này làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 110 Việc nâng cao năng lực khai thác đã mang lại những kết quả về mặt sản lượng cũng như giá trị kinh tế mà ngành khai thác hải sản đạt được. Các số liệu tại Bảng 2 cho thấy, năm 2015, sản lượng khai thác đạt 75.444 tấn; đến năm 2018, sản lượng khai thác đạt 78.257 tấn, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 9.456 tỉ đồng [15]. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của ngành khai thác hải sản tỉnh Trà Vinh khi thay đổi phương thức khai thác từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ. Đồng thời, điều này cũng cho thấy khả năng thích ứng và thay đổi để bắt kịp xu thế phát triển của các ngành kinh tế biển theo hướng bền vững, từng bước đáp ứng kì vọng đưa tỉnh Trà Vinh trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực. Bảng 1: Số lượng tàu có động cơ khai thác thủy sản Năm Số lượng tàu (công suất > 90 CV) Bờ biển (km) Ngư trường (km2) 2014 2015 2016 2017 2018 Tỉnh Trà Vinh 182 162 169 214 314 65 45.000 Tỉnh Bến Tre 1724 1656 1741 1998 1957 65 20.000 Tỉnh Sóc Trăng 297 286 304 320 332 72 30.000 Khu vực ĐBSCL 8814 8663 9021 9694 9948 347 300.000 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 – 2018 và Niên giám Thống kê năm 2018 [13] - [15]) Bảng 2: Sản lượng và giá trị khai thác thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị tính: tấn, triệu đồng Năm 2015 2016 2017 2018 Khai thác hải sản 62.248 65.673 Khai thác nội đồng 11.833 12.584 Tổng sản lượng 75.444 68.838 74.081 78.257 Giá trị thủy sản 7.261 7.349 8.181 9.456 Tỉ lệ tăng/giảm so với năm trước -1,08% 1,2% 6,8% 15,59% (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 – 2018 [14] - [15]) Chuỗi số liệu về sản lượng và giá trị đạt được của lĩnh vực khai thác thủy sản (hải sản, nội đồng) của tỉnh Trà Vinh cho thấy tốc độ tăng bình quân từ năm 2015 đến năm 2018 không ổn định về sản lượng khai thác; đặc biệt năm 2016, sản lượng khai thác đạt 86,26% so với kế hoạch (giảm 6.606 tấn). Giá trị thủy sản thu được có sự tăng trưởng đáng kể từ các năm 2016 – 2018 lần lượt là năm 2017, tăng 6,8% so với năm 2016 và năm 2018 tăng đến 15,59% so với năm 2017. Ngoài ra, sản lượng giá trị khai thác hải sản là tôm có giá trị kinh tế cao, góp phần vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Trà Vinh, năm 2017 sản lượng tôm khai thác trên biển đạt 11.523 tấn, đến năm 2018 tăng lên 12.627 tấn (tăng 9,6%) [14] - [15]. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 111 So sánh với toàn vùng và các tỉnh lân cận, sản lượng và giá trị khai thác thủy sản tỉnh Trà Vinh có phần hạn chế, điều này đồng nghĩa với phân tích ở trên do hạn chế về năng lực tàu khai thác xa bờ. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, sự tăng tưởng trong hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Trà Vinh, lượng tàu có công suất > 90 CV có mức độ tăng tưởng cao hơn các tỉnh trong khu vực, tỉ lệ tăng gấp 1,5 lần toàn khu vực năm 2018. Bảng 3. Sản lượng thủy sản khai thác Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2017/ 2016 (%) 2018/ 2017 (%) Tỉnh Trà Vinh 79.960 75.444 68.838 74.081 78.257 7,2 6,1 Tỉnh Bến Tre 160.006 175.750 199.133 203.299 210.188 2,1 3,4 Tỉnh Sóc Trăng 58.383 62.700 65.813 69.699 70.401 5,9 1,1 Tổng khu vực ĐBSCL 1.201.482 1.232.171 1.326.682 .381.012 1.443.497 4,1 4,5 (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê năm 2018 [13]) 4.2. Hoạt động nuôi thủy sản Bắt đầu từ quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các mục tiêu: tăng tổng sản lượng nông nghiệp thủy sản toàn tỉnh đến năm 2015 đạt 172.746 tấn, năm 2020 đạt 245.490 tấn và định hướng đến năm 2030 là 275.905 tấn; tốc độ tăng bình quân đạt được là 33,7%/năm cho giai đoạn 2013 – 2015, đạt 7,3%/năm cho giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng tăng 1,2%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt đến năm 2015 đạt 115.599 tấn, tăng lên 184.718 tấn năm 2020; sản lượng nuôi nước mặn lợ năm 2015 đạt 57.147 tấn, tăng lên 60.772 tấn năm 2020 [4]. Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, từ năm 2017 đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản đã có sự biến đổi rõ rệt về quy mô, năm 2017 diện tích chỉ mới 52.875 ha, năm 2018 tăng lên 56.012 ha, diện tích nuôi vùng nước lợ có sự dịch chuyển lần lượt là năm 2017 chiếm 94%, năm 2018 giảm còn 92,3% (Bảng 4). Bảng 4: Sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị: Ha, tấn 2014 2015 2016 2017 2018 Diện tích thả nuôi 52.875 56.012 + Vùng mặn lợ (lượt) 49.820 51.730 + Vùng nước ngọt 3.055 4.281 Thu hoạch (tấn) 97.272 91.898 103.398 114.875 122.350 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 – 2018 [14] - [15]) Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 112 Bên cạnh đó, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh đã vận động, truyên truyền các hộ, cơ sở nuôi trồng thủy sản linh hoạt trong việc sử dụng diện tích mặt nước nuôi, trồng hải sản, chuyển đổi đối tượng con nuôi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 836 ha, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang nuôi thâm canh và bán thâm canh khoảng 9.500 ha, diện tích thả nuôi cua biển tăng gần 1.330 ha, đồng thời diện tích nuôi cá lóc và cá tra đều tăng hơn so với cùng kì (2015). Điều này dẫn đến sản lượng nuôi thủy sản tăng đáng kể, gần 9.330 tấn [14]. Như vậy, tính đến cuối năm 2018, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh đạt 122.350 tấn, đạt 50% sản lượng quy hoạch của tỉnh, sản lượng thu hoạch tăng qua các năm giao động từ 6,5-8,2%. Năm 2018, xuất khẩu hải sản đạt: 39,4 triệu USD, các sản phẩm hải sản từ hoạt động nuôi trồng và đánh bắt của tỉnh chủ yếu được chế biến thô để tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh (khoảng 55 – 60%), phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và khách du lịch, số còn lại chủ yếu xuất bán thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh An Giang, tỉnh Vĩnh Long. Số cơ sở chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh phần lớn là nhỏ lẻ, với hơn 65 cơ sở chế biến thủy sản đặc trưng như làm khô, cá viên chiên, sơ chế mắm, tôm khô, chế biến cá khô, cá xay [16]. Vì vậy, giá trị kinh tế từ khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Sự phân phối lợi nhuận giữa các bên trong quá trình từ khâu đánh bắt, nuôi trồng đến tiêu thụ chưa đồng đều, lợi nhuận tập trung tại khâu trung gian (cơ sở thu mua), người trực tiếp tạo ra sản phẩm có lợi nhuận thấp nhất. 5. HÀM Ý XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH Chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, thương mại, vận chuyển và giao hàng. Đối với các mô hình nuôi kĩ thuật cao, mật độ nuôi dày đặc như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp..., nguồn chất thải lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường cao, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Song song đó, những thành tựu khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, bảo quản. Xu hướng tất yếu cần phải xây dựng chuỗi cung ứng cho ngành thủy sản tại tỉnh Trà Vinh cũng không ngoại lệ. Trên cơ sở đó, trong khuôn khổ bài tham luận, chúng tôi đề xuất một số hàm ý nhằm từng bước xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản, góp phần nâng cao giá trị của thủy sản tỉnh Trà Vinh nói riêng và các thành phần tham gia chuỗi như sau: Thứ nhất, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh cần tính đến việc tổ chức hội nghị đánh giá sản lượng đánh bắt nuôi trồng thủy sản, kết nối, định hướng xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản an toàn, nhằm xây dựng chuỗi khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, đảm bảo kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, tiến tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản nói riêng; kết nối doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khai thác, đánh bắt, phát triển chế biến, liên kết vùng tạo chuỗi để phát triển các sản phẩm thủy sản chủ lực, tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Thứ hai, ứng dụng công nghệ trong quản lí chuỗi giúp người nuôi trồng thủy sản quản lí chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa phù hợp, chuẩn hóa giám sát quá trình nuôi, chứng minh nguồn gốc "thực phẩm sạch" cho người tiêu dùng. Ứng dụng công nghệ trong quản lí chuỗi cung ứng thủy sản sẽ tăng sức cạnh tranh cho nguồn hàng Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 113 xuất khẩu vì bảo đảm được việc truy xuất nguồn gốc. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn GS1 để truy nguyên xuyên suốt chuỗi cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tập huấn việc gắn mã vạch và nhật kí khai thác dưới dạng nhập cơ sở dữ liệu đơn giản cho ngư dân thực hiện; tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân cách bảo quản các sản phẩm khai thác trong các kết có gắn mã vạch về thông tin sản phẩm khai thác được. Khi đó, doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ kiểm soát truy xuất nguồn gốc toàn bộ quá trình từ khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu về chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến và phát hiện, xử lí tận gốc các sản phẩm không đạt yêu cầu. Thứ ba, việc đẩy mạnh liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, tăng cường mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng là một nhu cầu tất yếu, khách quan và cấp thiết nhằm tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ. Để nâng cao mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng thủy sản, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện đồng bộ từ hình thành và tăng cường sự liên kết hoạt động giữa nhà quản lí – ngư dân – nhà sản xuất – nhà chế biến – người tiêu dùng trong việc ngăn ngừa sử dụng chất bảo quản không tốt, đảm bảo tuyệt đối tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho nguyên liệu và sản phẩm cho tiêu dùng. Thứ tư, Nhà nước, các doanh nghiệp cần xây dựng trung tâm thu mua và phân loại các sản phẩm thủy sản của ngư dân; trong đó, áp dụng máy móc và áp dụng mã vạch về thông tin phân loại sản phẩm. Cùng với đó, tỉnh Trà Vinh cần xây dựng kho lạnh cho toàn tỉnh và ứng dụng công nghệ mã vạch quản lí để nâng cao chất lượng trong quá trình bảo quản thành phẩm hoặc nguyên liệu. Thứ năm, các ban ngành tỉnh cần tổ chức hội nghị giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản an toàn, các chuỗi liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm của tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận. Đồng thời, kết nối các cơ sở, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh thủy sản an toàn của các tỉnh, thành phố nhằm tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường, liên kết hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm an toàn tại các doanh nghiệp, công ty chế biến thủy sản, kênh phân phối lớn như hệ thống các cửa hàng tiện ích, hệ thống chuỗi các cửa hàng cung ứng thực phẩm an toàn, siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học. KẾT LUẬN Để chung tay thực hiện đề án xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, các doanh nghiệp cần nhìn nhận đúng đắn và nghiêm túc về chuỗi cung ứng, đặc biệt là chuỗi cung ứng xanh. Theo đó, các doanh nghiệp cần có các biện pháp giảm tác động xấu đến môi trường trong các hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm: hoạch định, tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối. Các ngành chức năng tích cực vận động, hỗ trợ sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn Việt Nam và Ủy ban FAO, Liên minh Châu Âu; xác định, xây dựng hướng phát triển chuỗi cung ứng hải sản nhằm gia tăng giá trị kinh tế ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh nói riêng và khu vực nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Chu Hồi (2012). Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ biển. Tài liệu Hướng dẫn các nhà báo về vai trò của các hệ sinh thái vùng bờ biển, rừng ngập mặn cho tương lai. Gland, Thụy Sĩ: IUCN. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 114 [2]. Mậu Trường (2019). Để Trà Vinh thành trung tâm kinh tế biển của miền Tây. Tuoitre. Truy cập từ: https://tuoitre.vn/de-tra-vinh-thanh-trung-tam-kinh-te-bien-cua- mien-tay-20191111215115438.htm [Ngày truy cập 19/3/2020]. [3]. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Kinh tế biển và khoa học kĩ thuật về biển ở nước ta. Hà Nội: Nhà Xuất bản Nông nghiệp; 1985. [4]. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trà Vinh: Văn phòng Ủy ban nhân dân. 2014; Số 359/QĐ-UBND. [5]. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Một số chính sách phát triển thủy sản. Hà Nội: Văn phòng Chính phủ; 2014; Số 67/2014/ NĐ-CP. [6]. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 67/2014/ NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Hà Nội: Văn phòng Chính phủ; 2015; Số 89/2015/NĐ-CP. [7]. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, nuôi động vật rừng thông thường, chăn nuôi,thủy sản, thực phẩm. Hà Nội: Văn phòng Chính phủ; 2016; Số 66/2016/NĐ-CP. [8]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Phê duyệt đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc"; 2013. [9]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ban hành hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; 2017. [10]. Peter Bolstorff, Robert Rosenbaum. Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo. Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội; 2011. [11]. Nguyễn Thị Yến. Chuỗi Cung ứng xanh thủy sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại. 2016;85:35-44. [12]. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Truy cập từ: [Ngày truy cập 19/3/2020]. [13]. Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê 2018. Hà Nội: Văn phòng Tổng cục Thống kê; 2019. [14]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2017; 2016. [15]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018; 2017. [16]. Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh. Danh sách hộ cá nhân đăng kí kinh doanh; 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_ve_phat_trien_chuoi_cung_ung_thuy_san_tai_tinh_tra_vinh.pdf
Tài liệu liên quan