Để hạn chế tình trạng trả hồ sơ để
điều tra bổ sung đối với các trường hợp
bị sai sót hay thiếu thông tin cần thiết
liên quan đến nhân thân, lý lịch bị can,
cần sự phối hợp cả các ngành các cấp.
Một mặt cần phát huy hệ thống dữ
liệu thông tin điện tử, qua đó quản lý
hệ thống thông tin cá nhân trên phạm
vi toàn quốc một cách có hiệu quả. Bên
cạnh đó, cần tập trung phát triển công
nghệ sinh trắc học điển tử (mống mắt(1),
lòng bàn tay(2), vân tay(3), khuôn mặt(4)
.v.v ) từ đó xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu điện tử trực tuyến phong phú,
phối kết hợp với các cơ quan hữu quan
trong và ngoài nước để phát triển hệ
thống dữ liệu hình sự đa quốc gia. Như
vậy, công tác xác minh thông tin cá nhân,
nhân thân lai lịch của đối tượng trở nên
thuận tiện và chính xác. Khi tiến hành
bắt giữa một đối tượng, có thể sử dụng
máy tính hoặc điện thoại di động truy
cập mạng dữ liệu nội bộ tra cứu chính
xác nhân thân, lai lịch, địa chỉ, nhóm
máu, tiền án tiền sự của đối tượng.v.v
Từ đó tiết kiệm thời gian cho công tác
phá án, hạn chế sai sót không đáng có
trong việc xác định lý lịch bị can, đặc
biệt là các bị can người nước ngoài do
quá trình tương trợ tư pháp quốc tế về
hình sự và sự phối hợp giữa các cơ quan
cảnh sát giữa các nước hiện nay vẫn còn
gặp nhiều hạn chế. Tuy chi phí đầu tư
cao nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm được
nhiều nguồn nhân lực, kinh phí. Một ví
dụ cụ thể tại Trung Quốc, hiện nay lực
lượng Cảnh sát đã tiến hành nghiên cứu
và đang đưa vào sử dụng một loại kính
đặc biệt có phần mềm nhận diện khuôn
mặt, qua đó phát hiện tội phạm bị truy
nã nhằm hạn chế tình trạng tội phạm
diễn ra tại nơi công cộng. Loại kính này
được kết nối với máy tính chủ, sau khi
quét gương mặt đối tượng sẽ được đối
chiếu với dữ liệu điện tử trong hệ thống
thông tin để kiểm tra. Loại kính này đã
được lực lượng Cảnh sát tỉnh Hà Nam –
Trung Quốc sử dụng và đem lại hiệu quả
nhất định, bước đầu đã bắt giữ được 07
tội phạm liên quan giao thông, buôn bán
người và 26 tội phạm lừa đảo(5).
Như vậy, để tăng cường chất lượng
hiệu quả trong việc giải quyết các vụ
án ma túy giữa VKSNDTC và Cơ quan
CSĐT – Bộ Công an cần phối kết hợp
nhiều biện pháp, áp dụng các giải pháp
ngắn hạn và dài hạn qua đó nâng cao
hiệu quả công tác phối hợp giữa hai
đơn vị. Qua đó hạn chế tình trạng trả
hồ sơ điều tra bổ sung, đặc biệt là các
trường hợp trả hồ sơ vì thiếu chứng cứ
liên quan tới nhân thân, lý lịch bị can
của người phạm tội.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về quan hệ phối hợp của vụ 4 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - bộ công an khi giải quyết vụ án trả lại hồ sơ điều tra bổ sung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Trong những năm gần đây, hoạt động tội phạm về ma túy có chiều hướng gia tăng thể hiện ở số lượng
các vụ án xảy ra cũng như tính chất
mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Các
phương thức, thủ đoạn của các đối tượng
phạm tội về ma túy ngày càng tinh vi, xảo
quyệt và thường xuyên thay đổi nhằm
trốn tránh pháp luật, sẵn sàng sử dụng vũ
khí nóng chống trả lực lượng chức năng
khi bị phát hiện và bắt giữ để tẩu thoát,
thậm chí tự sát để bịt đầu mối. Quy mô
tội phạm mở rộng, nhiều đối tượng tham
gia, hành vi phạm tội mang tính chất liên
tỉnh gây khó khăn trong việc thu thập
chứng cứ chứng minh tội phạm. Theo
thống kê, từ năm 2011 tới nay, Cơ quan
Cảnh sát điều tra – Bộ Công an (CQĐT)
đã khởi tố điều tra và đề nghị truy tố hàng
trăm vụ án ma túy lớn cùng hàng ngàn
bị can, thu giữ số lượng ma túy khổng lồ
trị giá hàng trăm tỷ đồng. Tuy vậy, trong
* Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án
ma túy, VKSND tối cao
BÀN VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA VỤ 4 - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO VÀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
- BỘ CÔNG AN KHI GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRẢ LẠI HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
NGUYỄN QUANG VỊNH *
Hiện nay, số lượng các vụ án ma túy ngày càng gia tăng về tính chất,
mức độ gây ra các khó khăn thách thức cho Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ
Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình giải quyết án
ma túy. Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, thực trạng công tác phối
hợp giữa hai đơn vị vẫn luôn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập, hiện tượng
trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì thiếu chứng cứ ngày càng phổ biến. Do vậy,
cần thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên nhằm
tăng cường chất lượng, hiệu quả giải quyết các vụ án ma túy.
Từ khóa: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, ma túy, trả hồ sơ điều tra
bổ sung, thiếu chứng cứ, lý lịch bị can.
Recently the number of drug cases has increased in terms of its nature
and level posing the difficulties and challenges for the Investigating
Security Office - Ministry of Public Security and the Supreme People's
Procuracy in solving these cases. Due to many objective and subjective
causes, the actual situation of coordinate relations between that two units
has still confronted with various limitations and inadequacies in which
the cases returned for additional investigation because of lack of evidence
become more and more popular. As a result, it is vital to propose measures
limiting the situation so as to enhance the quality and effectiveness of drug
cases settlement.
Keywords: The Criminal Procedure Code of 2015, drug, return
case file for additional investigation, lack of evidence, identity of the
accused.
THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA VIỆN KIỂM SÁT...
22 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
quá trình giải quyết các vụ án ma túy, Vụ
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra án ma túy - Viện kiểm sát nhân dân tối
cao (VKSTC) và Tòa án nhân dân có thẩm
quyền đã nhiều lần phải trả hồ sơ cho
CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung theo
luật định nhằm làm rõ các tình tiết, căn
cứ chứng minh tội phạm gây ảnh hưởng
tới tiến độ và chất lượng, hiệu quả của
quá trình điều tra vụ án(1). Trong phạm vi
bài viết này, người viết sẽ phân tích thực
trạng trong quan hệ phối hợp giữa CQĐT
và VKSTC trong công tác giải quyết các
vụ án ma túy phải trả hồ sơ để điều tra
bổ sung vì thiếu chứng cứ liên quan tới lý
lịch bị can.
1. Thực trạng công tác phối hợp giải
quyết các vụ án ma túy giữa Cơ quan
CSĐT – Bộ Công an và Viện kiểm sát
nhân dân tối cao
Theo số liệu thống kê, từ năm 2011
đến hết năm 2017(2), CQĐT đã khởi tố điều
tra và đề nghị truy tố 149 vụ án ma túy,
trong đó VKSTC phải trả hồ sơ để điều tra
bổ sung cho CQĐT 23 vụ án, tỷ lệ trả hồ
sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn trên
là 15,44%(3).
- Trong quá trình giải quyết các vụ án
ma túy, không thể phủ nhận những thành
quả đạt được trong công tác phối hợp giữa
hai đơn vị. Về cơ bản hai đơn vị luôn thể
hiện tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp
chặt chẽ trong công tác giải quyết án ma
túy. Quá trình phối hợp, CQĐT và VKSTC
luôn thực hiện đúng các chức năng nhiệm
vụ theo quy định của BLTTHS, đảm bảo
việc điều tra, truy tố và đề nghị xét xử đúng
1, 2, 3, 4, 5, 6 Số liệu án trả hồ sơ để điều tra bổ sung – Báo
cáo công tác hằng năm từ 2011-2017 của Vụ THQCT
& KSĐT án ma túy (Vụ 4), Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.
người, đúng tội, không oan sai và không
bỏ lọt tội phạm. Cho tới nay, chưa từng có
trường hợp VKSTC đề nghị truy tố bị Tòa
án nhân dân xét xử tuyên không tội. Ngoài
ra, chưa có vụ án oan sai nào được ghi nhận.
- Tuy vậy, qua phân tích số liệu có thể
nhận thấy:
Tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
có sự thay đổi lớn trong giai đoạn nêu
trên. Năm 2011 số lượng án do VKSTC
trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung
là thấp nhất, chiếm tỷ lệ 5,26%. Trong các
năm tiếp theo, số lượng các vụ án VKSTC
phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung đều
tăng cao. Số vụ án VKSTC phải trả hồ
sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung có tỷ
lệ trung bình còn cao (15,44%)(4) so với tỷ
lệ tiêu chuẩn được trả hồ sơ để điều tra
bổ sung do Ngành kiểm sát nhân dân đề
ra tại kế hoạch công tác thường niên của
Ngành (≤ 6%). Đặc biệt, năm 2013 tỷ lệ trả
hồ sơ để điều tra bổ sung giữa hai đơn vị
lên tới 29,2%(5). Điều này nói rõ công tác
phối hợp giải quyết án giữa hai đơn vị còn
tồn tại nhiều tồn tại, bất cập.
Các vụ án VKSTC phải trả hồ sơ cho
CQĐT để điều tra bổ sung đều liên quan
tới chứng cứ, trả hồ sơ để làm rõ thêm
các chi tiết của vụ án, tiến hành đối chất
lời khai giữa các bị can, thu thập chứng
cứ làm rõ diễn biến, địa điểm, thời gian
và hành vi phạm tội cụ thể của các bị can
theo quy định về thẩm quyền trả hồ sơ
vụ án để điều tra bổ sung của Viện kiểm
sát và Tòa án tại Điều 245 và Điều 280
BLTTHS 2015 (trước đây là Điều 168 và
179 BLTTHS năm 2003)(6).
Trong thời gian qua, VKSTC đã rất
nhiều lần phải trả hồ sơ đến lần thứ hai
cho CQĐT để điều tra bổ sung vì lý do
NGUYỄN QUANG VỊNH
23Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
thiếu chứng cứ như vụ Tráng A.C, Vũ
Ngọc S, Ly A.T, NOY, Nguyễn Viết H, Lê
Đức M .v.v Đặc biệt, một số vụ án trả hồ
sơ để điều tra bổ sung nhằm thu thập tài
liệu về lý lịch, thu thập bản án, trích lục
tiền án tiền sự của bị can như vụ Nguyễn
Xuân T, Tráng Láo P v.v phạm tội Mua
bán trái phép chất ma túy. Điển hình như:
Vụ Nguyễn Viết H phạm tội Lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản, Đưa hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, Mua chuộc hoặc cưỡng ép người
khác khai báo gian dối, Vu khống, Che
giấu tội phạm và Khai báo gian dối. Trong
quá trình điều tra, CQĐT đã không tiến
hành xác minh đầy đủ nhân thân lai lịch
của các bị can, không phát hiện ra việc các
bị can trong vụ án là Đảng viên. Do vậy,
khi chuyển hồ sơ kết thúc điều tra sang
VKSTC đề nghị truy tố VKSTC đã phải trả
hồ sơ để điều tra bổ sung để làm rõ lý lịch
Đảng của các bị can trong vụ án.
Vụ Ly A.T, bị can T bị Cơ quan Công
an tỉnh Điện Biên khởi tố bị can về hành
vi Mua bán trái phép chất ma túy, Ly A.T
đã bỏ trốn và bị truy nã. Thời gian bỏ trốn,
Ly A.T sang Lào làm căn cước công dân
giả và sinh sống tại Lào. Sau đó Ly A.T
tiếp tục tham gia vận chuyển ma túy và
bị CQĐT bắt giữ tại tỉnh Hòa Bình, quá
trình điều tra CQĐT không phát hiện ra
Ly A.T là đối tượng đã bị truy nã trong vụ
án trước đó và cho rằng Ly A.T là người
Lào. Quá trình kiểm sát điều tra, Ly A.T
sử dụng tiếng Lào để khai báo với CQĐT,
mặc dù VKSTC đã yêu cầu thực hiện quá
trình tương trợ tư pháp hình sự để làm
rõ lý lịch tư pháp đối với Ly A.T nhưng
CQĐT không tiến hành. Sau khi kết thúc
điều tra chuyển hồ sơ sang VKSTC đề
nghị truy tố, VKSTC đã trả hồ sơ để điều
tra bổ sung để làm rõ lý lịch bị can đối với
Ly A.T. Kết quả điều tra bổ sung thể hiện
Ly A.T là người Việt Nam và đã bị truy
nã về hành vi mua bán trái phép chất ma
túy xảy ra tại địa bàn tỉnh Điện Biên. Vụ
án sau đó đã được chuyển tới TAND tỉnh
Hòa Bình xét xử theo thẩm quyền.
Vụ Nguyễn Xuân T là đối tượng bị
bắt truy nã trong vụ án Nguyễn Văn B,
Nguyễn Thị N cùng đồng bọn Mua bán
trái phép chất ma túy xảy ra ở Lạng Sơn,
Sơn La và Hòa Bình. Quá trình điều tra,
Điều tra viên tiến hành xác minh nhân
thân, lý lịch bị can Nguyễn Xuân T khai
Hộ khẩu thường trú, chỗ ở tại khu Ga, thị
trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng
Sơn. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo khai
nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ
ở tại khu Dây Thép, Thị trấn Đồng Đăng,
huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Sau khi trả hồ
sơ để điều tra bổ sung, CQĐT vẫn không
làm rõ được nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú và chỗ ở của bị can T. Do vậy, VKSTC
đã trực tiếp đi xác minh và xác định nơi
đăng ký HKTT, chỗ ở của bị can T chính
xác là ở khu Dây Thép, thị trấn Đồng
Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Sau đó,
TAND Lạng Sơn đã xét xử vụ án như kết
quả xác minh của VKSTC.
- Qua đó, nhận thấy trong quá trình
phối hợp vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
Thứ nhất, một số Điều tra viên, Cán
bộ điều tra chưa cung cấp hoặc cung cấp
không đầy đủ, kịp thời tài liệu cho VKSTC
nên VKSTC chưa kịp thời phát hiện ra các
vướng mắc, thiếu sót cần bổ sung trong
quá trình kiểm sát điều tra, đặc biệt là
những tình tiết liên quan đến vấn đề
chứng minh tội phạm, lý lịch nhân thân
THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA VIỆN KIỂM SÁT...
24 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
bị can. Do vậy, khi kết thúc điều tra, Viện
kiểm sát không tự mình khắc phục được
các chứng cứ quan trọng nên phải trả hồ
sơ để điều tra bổ sung.
Thứ hai, trong công tác phối hợp, cán
bộ hai đơn vị chưa chủ động trao đổi để
kịp thời phát hiện ra các tình tiết phát
sinh và những mâu thuẫn cần giải quyết
để giải quyết vụ án triệt để. Do vậy, khi
CQĐT chuyển hồ sơ sang VKSTC đề nghị
truy tố thì mới phát hiện ra mâu thuẫn
phát sinh nhưng không còn thời gian
khắc phục nên dẫn đến tình trạng phải
trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngoài ra,
quan điểm nhận thức, đánh giá chứng cứ
của một số Điều tra viên, Cán bộ điều tra
và Kiểm sát viên, Kiểm tra viên còn chưa
thống nhất dẫn đến trong công tác giải
quyết vụ án chưa đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, công tác phân công cán bộ
thụ lý giải quyết vụ án có chỗ có lúc còn
chưa phù hợp với năng lực, trình độ và
kinh nghiệm công tác, đặc biệt trong các
vụ án nghiêm trọng và phức tạp. Do vậy
còn lúng túng và không kịp thời phát hiện
ra các thiếu sót trong quá trình giải quyết
vụ án dẫn đến việc trả hồ sơ để điều tra
bổ sung.
Mặc dù việc trả hồ sơ để điều tra bổ
sung có mục đích nhằm đảm bảo cho việc
truy tố, xét xử có căn cứ vững chắc, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không
bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô
tội. Tuy nhiên, số lượng lớn các vụ án phải
trả hồ sơ để điều tra bổ sung lại thể hiện
thiếu sót và nhược điểm trong công tác
phối hợp của hai đơn vị trong quá trình
giải quyết vụ án. Ngoài ra, việc trả hồ sơ
để điều tra bổ sung cũng phần nào phản
ánh tinh thần trách nhiệm của Điều tra
viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên và cán
bộ thụ lý trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung, và tội phạm
ma túy nói riêng.
2. Nguyên nhân của việc phải trả hồ
sơ điều tra bổ sung vì thiếu chứng cứ
liên quan tới lý lịch bị can
a, Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hệ quả của quá trình toàn
cầu hóa đã đem lại rất nhiều khó khăn,
thách thức trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Sự thông thương về kinh tế xã hội và
địa lý đã vô hình chung tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động tội phạm và đặc biệt
là tội phạm ma túy ngày càng nở rộ. Tội
phạm ma túy đã dần tìm được những thị
trường tiềm năng mới phục vụ cho hoạt
động sản xuất, buôn bán và vận chuyển
ma túy. Tình hình mua bán, vận chuyển
ma túy qua các tuyến biên giới đường bộ
giữa Việt Nam với các nước láng giềng
đặc biệt là tuyến biên giới Việt - Lào, Việt
- Trung vẫn rất nóng bỏng, trong đó Việt
Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma
túy đi nước thứ ba. Trong rất nhiều vụ
án, theo lời khai của các đối tượng phạm
tội, chúng tự do di chuyển, đi lại giữa các
nước để tìm kiếm các nguồn cung cấp ma
túy, gặp gỡ các đối tượng cung cấp ma
túy để bàn bạc cách thức mua bán, vận
chuyển và giá cả ma túy. Do vậy, tính chất
tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, quy
mô phạm tội mở rộng, nhiều bị can tham
gia và hành vi phạm tội xảy ra ở nhiều địa
phương, liên tỉnh, liên quốc gia gây khó
khăn trong việc thu thập chứng cứ chứng
minh tội phạm.
Thứ hai, sự đa dạng về đối tượng phạm
NGUYỄN QUANG VỊNH
25Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
tội dẫn tới những khó khăn nhất định đối
với các cơ quan chức năng trong việc xác
minh lai lịch, nhân thân của người phạm
tội, làm ảnh hưởng tới tiến độ giải quyết
vụ án.
Các đối tượng phạm tội có thể là
người dân tộc thiểu số hoặc người nước
ngoài, vì vậy tình trạng trả hồ sơ để điều
tra bổ sung nhằm xác minh lý lịch của bị
can là rất phổ biến. Do tính chất tội phạm
ma túy, một số đối tượng thường xuyên di
chuyển giữa các tỉnh thành, thay tên đổi
họ và sống dưới vỏ bọc nhằm trốn tránh
sự phát hiện của các cơ quan chức năng,
khi bị bắt giữ cũng khai báo không thành
khẩn dẫn đến việc xác minh lý lịch, tên
tuổi, quê quán của đối tượng còn mất thời
gian và thiếu chính xác. Đối với các đối
tượng phạm tội là người nước ngoài, thời
gian để tiến hành các thủ tục tương trợ tư
pháp hình sự quốc tế nhằm xác định nhân
thân, lý lịch bị can thường xuyên bị kéo
dài, do vậy một số vụ án phải trả hồ sơ
để chờ đợi kết quả xác minh do cơ quan
tư pháp nước bạn trả lời. Thậm chí trong
một số vụ án, cơ quan tư pháp nước bạn
không có hồi đáp khi phía Việt Nam có
yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự. Đối
với một số vụ án có bị can là người dân tộc
thiểu số, do tập tục di canh di cư nên việc
đăng ký khai sinh, hộ khẩu thường trú của
người dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập.
Chỉ tới khi cần làm các thủ tục hành chính
nhà nước có liên quan việc xác minh tuổi,
hộ khẩu thường trú thì họ mới tiến hành
đăng ký khai sinh, do vậy thường xuyên
xảy ra tình trạng thông tin trên giấy khai
sinh không phù hợp với tuổi thực tế của
đối tượng phạm tội.
b, Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, sự thiếu hụt về nhân lực của
hai đơn vị CQĐT và VKSTC là một trong
những trở ngại lớn trong công tác phối
hợp giải quyết các vụ án ma túy trong bối
cảnh tội phạm ngày càng gia tăng về số
lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng.
Do tính chất các vụ án đặc biệt
nghiêm trọng, địa bàn xảy ra tội phạm
ở nhiều tỉnh thành khác nhau trải dài
từ Bắc – Trung – Nam, lực lượng cán bộ
chiến sỹ của CQĐT bị phân mỏng, luôn
luôn trong tình trạng trực chiến, việc trao
đổi công việc giữa VKSTC và CQĐT gặp
nhiều khó khăn, trở ngại. Bên cạnh đó, số
lượng các vụ án gia tăng, trong khi lực
lượng cán bộ hai đơn vị là có hạn, sự quá
tải do áp lực công việc là không thể tránh
khỏi. Vì vậy, hiệu quả công tác phối hợp
đôi khi bị ảnh hưởng.
Thứ hai, trình độ pháp luật, kỹ năng
nghề nghiệp và hạn chế trong quan hệ
phối hợp của CQĐT với các cơ quan hữu
quan ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết
các vụ án, dẫn đến tình trạng phải trả hồ
sơ để điều tra bổ sung.
Theo đại tá Phạm Trọng Điềm, Phó
Cục trưởng Cục CSĐTTP về ma túy (C47)
Bộ Công an(1), hiện nay các lực lượng
chuyên trách phòng, chống ma túy nói
chung và lực lượng Cảnh sát phòng chống
về ma túy nói riêng đặc biệt là tại các
vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa còn
hạn chế về số lượng, trình độ pháp luật,
tin học, ngoại ngữ và không đồng đều.
Hiệu quả tiến hành công tác nghiệp vụ cơ
bản còn chưa thường xuyên, chất lượng
1 Trang thông tin điện tử Cục CSĐTTP về ma túy
- Phòng, chống tội phạm ma túy trong thời kỳ hội
nhập quốc tế ở Việt Nam:
vi-vn/trat-tu-xa-hoi/ID/444/Phong-chong-toi-pham-
ma-tuy-trong-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-te-o-Viet-Nam
THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA VIỆN KIỂM SÁT...
26 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
chưa cao. Mối quan hệ phối hợp với các
lực lượng chức năng như Hải quan, Bộ
đội Biên phòng, Cảnh sát biển cũng chưa
phát huy hết hiệu quả. Quan hệ phối hợp
của các cơ quan chức năng Việt Nam với
cơ quan chức năng nước ngoài về đấu
tranh phòng, chống ma túy tuy chưa đáp
ứng thực tế tình hình. Công tác quản lý
xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài,
xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn còn kẽ hở
để tội phạm ma túy lợi dụng.
Thứ ba, năng lực, trình độ của một số
cán bộ Kiểm sát, đặc biệt là Kiểm tra viên
và cán bộ thụ lý còn hạn chế khi được giao
nhiệm vụ giúp việc cho Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố và kiềm sát điều
tra vụ án(1) .
Trong quá trình kiểm sát điều tra
vụ án cán bộ được phân công còn lúng
túng, chưa bám sát được tiến độ điều tra,
nghiên cứu hồ sơ chưa sâu nên không kịp
thời phát hiện những chứng cứ còn thiếu,
những vấn đề cần bổ sung hoặc phát hiện
những vi phạm trong quá trình thu thập
chứng cứ của CQĐT để báo cáo Kiểm sát
viên yêu cầu điều tra kịp thời. Tinh thần
trách nhiệm của cán bộ kiểm sát được
phân công kiểm sát điều tra vụ án, có
trường hợp chưa làm hết trách nhiệm, còn
thụ động trong công việc, chưa chủ động
trao đổi với Điều tra viên và Cán bộ điều
tra để làm rõ các chứng cứ quan trọng của
vụ án. Còn tồn tại tâm lý cả nể khi Điều
tra viên hoặc Cán bộ điều tra không thực
hiện hoặc thực hiện chưa đủ các yêu cầu
1 Báo cáo chuyên đề “Nâng cao chất lượng công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều ra bổ
sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng 2014-2016”
của Vụ THQCT & KSĐT án ma túy (Vụ 4) – VKSND
tối cao.
điều tra, do vậy một số vụ án phải trả hồ
sơ điều tra bổ sung vì các lý do liên quan
đến nhân thân hay độ tuổi của bị cáo .v.v..
đây là lỗi chủ quan của Viện kiểm sát.
Thứ tư, vướng mắc trong việc chuyển
giao biên bản, tài liệu theo quy định tại
khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015.
Vừa qua, BLHS năm 2015 (sửa đổi
bổ sung năm 2017) đã có hiệu lực từ ngày
01/01/2018, tuy nhiên trong quá trình thực
hiện đã xuất hiện những bất cập. Theo quy
định tại Khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm
2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày kể
từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu
thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án
mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo
quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên
bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát
việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại
khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài
nhưng không được quá 15 ngày. Trong thời
hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục
và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát
và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó
cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc
giao nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản
theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này”.
Với quy định trên, đối với các vụ án được
khởi tố, điều tra và truy tố ở cấp tỉnh,
thành phố hoặc cấp quận, huyện thì tính
kịp thời trong việc trao đổi các biên bản,
tài liệu tố tụng sẽ tăng cao đem lại hiệu
quả, chất lượng trong công tác giải quyết
án hình sự. Tuy nhiên quy định này lại gây
ra khó khăn đối với các cơ quan tố tụng
Trung ương. Ví dụ, trong các vụ án ma túy
do Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về
NGUYỄN QUANG VỊNH
27Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
ma túy khu vực miền Nam (C47B) – Bộ
Công an đặt trụ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh khởi tố điều tra thì việc chuyển giao
tài liệu, biên bản giữa hai đơn vị sẽ mất rất
nhiều thời gian. Trong khi đó, việc chuyển
giao tài liệu thông qua bưu điện bằng hình
thức gửi đảm bảo cũng không thể loại trừ
khả năng thất lạc các tài liệu quan trọng và
gây ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án.
Do vậy, việc trao đổi, chuyển giao tài liệu
giữa hai đơn vị còn tồn tại vướng mắc gây
ảnh hưởng quá trình giải quyết vụ án.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quan
hệ phối hợp giữa CQĐT và VKSTC trong
việc giải quyết các vụ án ma túy hạn chế
việc trả hồ sơ ĐTBS vì thiếu chứng cứ
liên quan tới lý lịch bị can
Để giải quyết triệt để tình trạng trả
hồ sơ để điều tra bổ sung do thiếu chứng
cứ, đặc biệt đối với các trường hợp liên
quan tới lý lịch bị can, xét thấy VKSTC và
CQĐT cần chú trọng thực hiện các biện
pháp sau:
Thứ nhất, CQĐT cần nâng cao sức
chiến đấu của lực lượng đấu tranh phòng
chống ma túy đáp ứng nhu cầu thực tiễn
trong thời kỳ mới.
Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử
lý kịp thời các tình huống, không để đột
xuất, bất ngờ trong công tác phòng chống
ma túy; ngăn chặn có hiệu quả việc buôn
bán, vận chuyển và tàng trữ trái phép chất
ma túy. Nâng cao sức chiến đấu của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm ma túy thâm nhập từ bên ngoài vào
Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tiến trình
hội nhập quốc tế của đất nước. Để làm
được điều này, lực lượng Cảnh sát điều
tra tội phạm về ma túy cần nâng cao chất
lượng các mặt công tác nghiệp vụ cho phù
hợp với yêu cầu của tình hình và nhiệm
vụ mới; tổ chức thực hiện hiệu quả các đợt
cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma
túy, đặc biệt là các đường dây mua bán,
vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia,
các tụ điểm ma túy phức tạp(1).
Nâng cao chất lượng công tác phối hợp
giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy với các lực lượng chuyên trách phòng,
chống ma túy của Bộ đội Biên phòng, Hải
quan và Cảnh sát biển v.vv Tăng cường
công tác hợp tác quốc tề về phòng, chống ma
túy bằng việc tiếp tục phát triển quan hệ phối
hợp với lực lượng phòng chống ma túy các
nước có chung đường biên giới; đa dạng hóa
công tác phòng, chống ma túy với các nước
nhất là những nước là bạn bè truyền thống,
các nước lớn có kinh nghiệm trong công tác
phòng, chống ma túy. Tăng cường công tác
phối hợp với các tổ chức như INTERPOL,
EUROPOL, ASEANPOL .v.v... Phát triển
công tác tương trợ tư pháp hình sự quốc tế,
cần tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho
công tác đấu tranh với tội phạm ma túy có
yếu tố nước ngoài; cần nghiên cứu, đề xuất
với các cơ quan có thẩm quyền ký kết thêm
các Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như
Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam với các nước
trong đó chú trọng vào các nước hay xảy ra
tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy vào
Việt Nam hoặc ngược lại(2). Bên cạnh đó, huy
động được sự tham gia, vào cuộc của tất cả
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nhằm phát
huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính
1,2 Trang thông tin điện tử Cục CSĐTTP về ma túy
- Phòng, chống tội phạm ma túy trong thời kỳ hội
nhập quốc tế ở Việt Nam:
vi-vn/trat-tu-xa-hoi/ID/444/Phong-chong-toi-pham-
ma-tuy-trong-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-te-o-Viet-Nam
THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA VIỆN KIỂM SÁT...
28 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
trị trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy.
Thứ hai, CQĐT và VKSTC cần phát
huy tốt công tác phối hợp, đảm bảo việc
giải quyết các vụ án hình sự đúng theo
trình tự luật định, các quy chế và thông
tư liên tịch đã ký kết nhằm nâng cao hiệu
quả giải quyết các vụ án, hạn chế tình
trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung
BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015
đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018,
Điều tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ thụ lý
cần tăng cường nắm bắt chắc chắn các điều
luật mới cũng như các thủ tục tố tụng liên
quan nhằm phục vụ quá trình điều tra và
kiểm sát điều tra tuân theo đúng thủ tục trình
tự pháp luật quy định. Ngày 12/12/2017, Vụ
Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra án ma túy và Cục CSĐT tội phạm về ma
túy – Bộ Công an đã ký kết Quy chế phối
hợp thay thế cho Quy chế ký kết giữa hai
đơn vị năm 2010, trong đó đã bổ sung nhiều
quy định chặt chẽ nhằm bảo đảm việc thực
hiện các hoạt động tố tụng giữa VKSTC và
CQĐT tuân thủ đúng quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự và quy định của pháp luật
liên quan, qua đó nâng cao hiệu quả trong
công tác phối hợp liên ngành để bảo đảm
cho công tác điều tra, truy tố và xét xử đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ
lọt tội phạm và không làm oan người vô tội(1).
Ngày 22/12/2017, liên ngành VKSNDTC,
Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ
Quốc phòng đã ký kết Thông tư liên tịch số
02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-
BQP quy định việc phối hợp giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một
1 Quy chế phối hợp công tác giữa Vụ THQCT &
KSĐT án ma túy với Cục CSDDTTP về ma túy ngày
12/12/2017.
số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về
trả hồ sơ để điều tra bổ sung thay thế cho
Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-
BCA-TANDTC ngày 27/8/2010(2). Đây là
công cụ hữu hiệu mà các đơn vị cần sử dụng
hiệu quả, phát huy tính chủ động để nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giải
quyết các vụ án, tránh tình trạng phải trả hồ
sơ để điều tra bổ sung, nhất là các trường
hợp liên quan tới lý lịch bị can.
Theo đó, trong công tác phối hợp
VKSTC phải nghiên cứu toàn diện vụ án
nhằm đề ra yêu cầu điều tra ngay từ khi
được phân công giải quyết vụ án; yêu cầu
điều tra phải rõ ràng, cụ thể và có tính khả
thi để CQĐT có cơ sở tiến hành các hoạt
động điều tra thu thập chứng cứ làm rõ
sự thật khách quan của vụ án, thu thập
chứng cứ toàn diện và đúng pháp luật,
đặc biệt là các tình tiết, chứng cứ liên quan
tới nhân thân, lý lịch bị can của người
phạm tội. Điều tra viên và Cán bộ điều tra
phải chủ động trao đổi với Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên những vấn đề mâu thuẫn
phát sinh trong khi giải quyết vụ án, từ
đó tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời,
hạn chế tối đa tình trạng phải trả hồ sơ để
điều tra bổ sung. Trước khi hết hạn điều
tra hoặc hết hạn tạm giam, Điều tra viên
và Kiểm sát viên phải bàn bạc kỹ lưỡng,
thống nhất về nội dung điều tra, việc thực
hiện các yêu cầu điều tra, thống nhất đánh
giá lại chứng cứ, thủ tục tố tụng, căn cứ
để gia hạn tạm giam hoặc nội dung yêu
cầu điều tra tiếp theo; tránh trường hợp
vụ án chưa được nghiên cứu kỹ, chứng
2 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC-BCA-BQP ngày 22 tháng 12 năm 2017 Quy
định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
NGUYỄN QUANG VỊNH
29Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
cứ chưa được đánh giá xem xét đầy đủ,
gần hết thời hạn điều tra và thời hạn tạm
giam, Điều tra viên mới chuyển hồ sơ cho
Kiểm sát viên nghiên cứu xin gia hạn.
Với các vụ án phức tạp, bị can là người
có nhược điểm về thể chất, vị thành niên,
người nước ngoài, người dân tộc thiểu số
.v.v.. thì Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi
cung, cùng Điều tra viên xem xét đánh giá
chứng cứ, kiểm tra kỹ lưỡng các thủ tục tố
tụng cần thiết trước khi kết thúc điều tra
và truy tố đề nghị xét xử.
Lãnh đạo hai đơn vị cần xây dựng kế
hoạch giải quyết vụ án chi tiết, cụ thể. Đốc
thúc đẩy nhanh tiến độ điều tra, nhưng
đảm bảo chất lượng, khách quan, tránh bỏ
lọt tội phạm, tránh oan sai. Yêu cầu Điều
tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ thụ lý giải
quyết vụ án nghiêm túc rút kinh nghiệm,
tập trung phát hiện ra những thiếu sót,
khuyết điểm trong quá trình giải quyết vụ
án, kiểm sát điều tra và truy tố để đảm bảo
hồ sơ chặt chẽ, chính xác nhằm hạn chế
việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đối với
từng vụ án cụ thể, cần phân công Điều tra
viên, Kiểm sát viên và cán bộ thụ lý theo
năng lực, trình độ và kinh nghiệm thực tế
nhằm hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm
hay làm oan người vô tội, từ đó giảm thiểu
tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung. Bên
cạnh đó cần thường xuyên tổ chức các lớp
tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về công tác
giải quyết án nói chung và chuyên đề án
trả hồ sơ điều tra bổ sung nói riêng, chỉ ra
nguyên nhân chủ quan và khách quan của
việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, từ đó rút
ra các bài học kinh nghiệm, các ưu điểm
và khuyết điểm trong công tác phối hợp để
tìm ra giải pháp phù hợp, tránh lặp lại sai
sót đã mắc phải.
Thứ ba, liên ngành VKSTC và CQĐT
cần có sự thống nhất nhằm hướng dẫn
và tháo gỡ những nội dung vướng mắc
trong việc thực hiện quy định tại khoản 5
Điều 88 BLTTHS năm 2015. Bước đầu liên
ngành tố tụng cần xác định những loại tài
liệu nào sau khi được thu thập thì CQĐT
phải chuyển ngay cho VKSTC để kịp thời
nắm bắt, nghiên cứu sau đó đóng dấu bút
lục và bàn giao nguyên trạng cho CQĐT
để đảm bảo tiến độ và chất lượng giải
quyết vụ án. Bên cạnh đó cần xác định rõ
cách thức phối hợp giữa hai đơn vị trong
công tác chuyển giao tài liệu nhằm đảm
bảo tính kịp thời, không ảnh hưởng và
làm chậm trễ việc tiến hành điều tra của
CQĐT.
Thứ tư, VKSTC cần nghiên cứu thành
lập và tổ chức một bộ phận của Vụ thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
án ma túy (Vụ 4) – VKSND tối cao đặt
trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh theo
mô hình do Vụ thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra án an ninh (Vụ 1) –
VKSND tối cao và Cơ quan điều tra (Cục
1) – VKSND tối cao đang áp dụng. Bộ
phận này sẽ được giao nhiệm vụ trọng
điểm phụ trách công tác kiểm sát điều tra
các vụ án ma túy do Cơ quan CSĐT – Bộ
Công an (C47B) khởi tố và điều tra. Muốn
làm được điều này, VKSND tối cao cần
tăng cường bổ sung nhân lực cho đơn vị
Vụ 4; tiếp tục bồi dưỡng thế hệ cán bộ trẻ
năng động, nhiệt huyết và có tính chiến
đấu cao để có thể liên tục đáp ứng nhu
cầu luân chuyển cán bộ phục vụ yêu cầu
công tác trong giai đoạn mới.
Thứ năm, kiến nghị các cơ quan chức
năng, chính phủ triển khai các thành tựu
khoa học công nghệ hiện đại và đi tới áp
THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA VIỆN KIỂM SÁT...
30 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
dụng trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và tội phạm ma
túy nói riêng.
Để hạn chế tình trạng trả hồ sơ để
điều tra bổ sung đối với các trường hợp
bị sai sót hay thiếu thông tin cần thiết
liên quan đến nhân thân, lý lịch bị can,
cần sự phối hợp cả các ngành các cấp.
Một mặt cần phát huy hệ thống dữ
liệu thông tin điện tử, qua đó quản lý
hệ thống thông tin cá nhân trên phạm
vi toàn quốc một cách có hiệu quả. Bên
cạnh đó, cần tập trung phát triển công
nghệ sinh trắc học điển tử (mống mắt(1),
lòng bàn tay(2), vân tay(3), khuôn mặt(4)
.v.v) từ đó xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu điện tử trực tuyến phong phú,
phối kết hợp với các cơ quan hữu quan
trong và ngoài nước để phát triển hệ
thống dữ liệu hình sự đa quốc gia. Như
vậy, công tác xác minh thông tin cá nhân,
nhân thân lai lịch của đối tượng trở nên
thuận tiện và chính xác. Khi tiến hành
bắt giữa một đối tượng, có thể sử dụng
máy tính hoặc điện thoại di động truy
cập mạng dữ liệu nội bộ tra cứu chính
xác nhân thân, lai lịch, địa chỉ, nhóm
máu, tiền án tiền sự của đối tượng.v.v
Từ đó tiết kiệm thời gian cho công tác
phá án, hạn chế sai sót không đáng có
1 Xây dựng cơ sở dữ liệu quét mống mắt:
nextgov.com/emerging-tech/2012/06/eye-crime-fbi-
building-database-iris-scans/56481/
2 Nhận diện cá nhân qua dữ liệu lòng bàn tay: https://
www.hindawi.com/journals/ijvt/2013/901524/
3 Ủy ban tình báo hình sự Ốt-xờ-trây-li-a - Hệ thống
nhận dạng vân tay quốc gia: https://www.acic.
gov.au/our-services/biometric-matching/national-
automated-fingerprint-identification-system
4 Jyoti Nautiyal , Shivali Gahlot , Pawan Kumar
Mishra - Kỹ thuật nhận diện khuôn mặt sử dụng
công nghệ sinh trắc học trong tư pháp hình sự:
https://www.atlantis-press.com/php/download_
paper.php?id=6383
trong việc xác định lý lịch bị can, đặc
biệt là các bị can người nước ngoài do
quá trình tương trợ tư pháp quốc tế về
hình sự và sự phối hợp giữa các cơ quan
cảnh sát giữa các nước hiện nay vẫn còn
gặp nhiều hạn chế. Tuy chi phí đầu tư
cao nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm được
nhiều nguồn nhân lực, kinh phí. Một ví
dụ cụ thể tại Trung Quốc, hiện nay lực
lượng Cảnh sát đã tiến hành nghiên cứu
và đang đưa vào sử dụng một loại kính
đặc biệt có phần mềm nhận diện khuôn
mặt, qua đó phát hiện tội phạm bị truy
nã nhằm hạn chế tình trạng tội phạm
diễn ra tại nơi công cộng. Loại kính này
được kết nối với máy tính chủ, sau khi
quét gương mặt đối tượng sẽ được đối
chiếu với dữ liệu điện tử trong hệ thống
thông tin để kiểm tra. Loại kính này đã
được lực lượng Cảnh sát tỉnh Hà Nam –
Trung Quốc sử dụng và đem lại hiệu quả
nhất định, bước đầu đã bắt giữ được 07
tội phạm liên quan giao thông, buôn bán
người và 26 tội phạm lừa đảo(5).
Như vậy, để tăng cường chất lượng
hiệu quả trong việc giải quyết các vụ
án ma túy giữa VKSNDTC và Cơ quan
CSĐT – Bộ Công an cần phối kết hợp
nhiều biện pháp, áp dụng các giải pháp
ngắn hạn và dài hạn qua đó nâng cao
hiệu quả công tác phối hợp giữa hai
đơn vị. Qua đó hạn chế tình trạng trả
hồ sơ điều tra bổ sung, đặc biệt là các
trường hợp trả hồ sơ vì thiếu chứng cứ
liên quan tới nhân thân, lý lịch bị can
của người phạm tội./.
5 Kính râm đặc biệt giúp cảnh sát Trung Quốc phát
hiện tội phạm trong nháy mắt:
vn/Tin-tuc/The-gioi/891813/kinh-ram-dac-biet-giup-
canh-sat-trung-quoc-phat-hien-toi-pham-trong-
nhay-mat
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_quan_he_phoi_hop_cua_vu_4_vien_kiem_sat_nhan_dan_toi.pdf