Bộ phận hoạch định chính sách là các
quan chức chính trị, nắm quyền đều thông
qua cơ chế chính trị (bầu cử là chủ yếu),
trong khi các quan chức thừa hành lên nắm
quyền là thông qua cơ chế bổ nhiệm. Trong
khi bộ phận hành pháp chính trị gắn chặt với
đảng cầm quyền (và do đảng cầm quyền
hoặc liên minh đảng cầm quyền nắm giữ),
thì bộ phận bộ máy hành chính thư lại (hay
còn gọi là hành pháp mang tính kỹ thuật)
luôn là bộ máy mang tính thứ bậc, được tổ
chức một cách chặt chẽ theo các tiêu chuẩn
chuyên môn, thường có sự trung tính về
chính trị tương đối cao, và thể hiện tính
chuyên nghiệp trong công việc hàng ngày.
Như vậy, với việc ghi nhận rõ hơn các
nội dung thuộc về quyền hành pháp trong
Hiến pháp năm 2013, quan niệm của chúng
ta về quyền hành pháp đã ngày càng tiệm
cận với các quan niệm trong chính trị học
hiện đại ở các nước phát triển. Tất nhiên, với
những bước phát triển mới về mặt quan
niệm và nhận thức như vậy, có ba vấn đề
mới được đặt ra mà chúng ta sẽ phải giải
quyết:
Thứ nhất, khi đã coi Chính phủ là cơ
quan thực hiện quyền hành pháp với sự nhấn
mạnh vai trò, trách nhiệm của Chính phủ
trong việc hoạch định và điều hành chính
sách quốc gia, thì tới đây, công việc này có
chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị và trình các
dự án luật và một số dự án chính sách khác
như lâu nay chúng ta thường hiểu? Giải
quyết vấn đề này có lẽ cũng cần phải hết sức
lưu ý tới thực tế về vai trò hoạch định chính
sách của các cơ quan của Đảng, bởi ở nước
ta: “Đường lối, quan điểm của Đảng là linh
hồn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của pháp
luật Đường lối, chính sách của Đảng là
nội dung, cơ sở chính trị của pháp luật. Pháp
luật là công cụ thể chế hóa đường lối, chính
sách của Đảng”23. Như vậy, với quy định
mới của Hiến pháp, có thể vấn đề đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
công tác xây dựng, hoạch định chính sách
quốc gia sẽ tiếp tục được đặt ra.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về quyền hành pháp trong hiến pháp năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN VỀ QUYỀN HÀNH PHÁP
TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013
NGUYỄN VĂN CƯƠNG*
16 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 12 (268) T6/2014
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
ới sự ban hành Hiến pháp năm
2013, lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến nước ta, trong bản hiến văn
có một quy định quan trọng tại
Điều 94 “Chính phủ... là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất... thực hiện... quyền hành
pháp”1. Nhìn lại lịch sử lập hiến nước ta,
khái niệm “quyền hành pháp” được chính
thức xuất hiện trong lần sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp vào năm 2001. Khi đó, nếu như
Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 chỉ nói
“Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức” thì trong lần sửa đổi đó, Điều 2
đã được sửa đổi, bổ sung rất quan trọng, đã
trở thành “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp“. Nhìn kỹ việc sửa
đổi, bổ sung này thôi, chúng ta cũng có thể
thấy rằng, sự bổ sung cụm từ “nhà nước
pháp quyền” và việc định danh rõ ba loại
quyền lực nhà nước, trong đó có “quyền
hành pháp” không phải là một điều ngẫu
nhiên.
Sự định danh rõ ba loại quyền lực nhà
nước, trong đó có quyền hành pháp, gắn với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền đã mở
đường cho những sửa đổi, bổ sung quan
niệm của chúng ta về quyền lực nhà nước
và về các đặc trưng của nhà nước pháp
quyền. Trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp vừa qua, quy định tại Điều 2 của Hiến
pháp năm 2013 đã tiến thêm một bước khi
khẳng định “Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp”. Cùng bước tiến đó là việc lần đầu
tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp đã
minh định “Chính phủ là cơ quan thực
hiện quyền hành pháp” (Điều 94).
Những thay đổi đó có những hàm ý gì?
Thực chất, “quyền hành pháp” là gì? Đây là
* TS. Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.
1 Quy định đầy đủ của Điều 94 cụ thể như sau: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”
V
17NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 12 (268) T6/2014
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
những điều các nhà nghiên cứu và các cơ
quan có thẩm quyền cần tiếp tục giải mã khi
chúng ta thực tâm muốn thực thi các quy
định mới trong Hiến pháp năm 2013.
So sánh với các nội dung trong Văn kiện
của Đảng thời kỳ Đổi mới, có thể thấy một
độ trễ về mặt thời gian về thời điểm xuất hiện
thuật ngữ “quyền hành pháp” trong Hiến
pháp và trong văn kiện. Thuật ngữ “quyền
hành pháp” đã xuất hiện từ Cương lĩnh năm
1991 của Đảng. Cụ thể, Cương lĩnh năm
1991 nêu rõ “tổ chức và hoạt động của bộ
máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự
phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự
chỉ đạo thống nhất của trung ương. Nhà nước
Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp, với sự phân công
rành mạch ba quyền đó”. Điều này cũng khá
tương tự với trường hợp thời điểm xuất hiện
thuật ngữ “nhà nước pháp quyền XHCN”
trong văn kiện của Đảng với thời điểm thuật
ngữ này chính thức được sử dụng trong Hiến
pháp. Tuy nhiên, độ trễ như thế cũng hoàn
toàn phù hợp với logic chính trị và logic lập
hiến, khi chúng ta thường quan niệm Hiến
pháp và pháp luật là sự thể chế hóa đường
lối của Đảng.
So sánh với thời điểm thuật ngữ “quyền
lập pháp” được sử dụng trong Hiến pháp,
thời điểm thuật ngữ “quyền hành pháp”
được sử dụng trong Hiến pháp rõ ràng có độ
trễ hơn nhiều. Cụ thể, thuật ngữ “quyền lập
pháp” được chính thức sử dụng từ Hiến
pháp năm 1959 nhưng phải đến năm 2001
thuật ngữ “quyền hành pháp” và “quyền tư
pháp” mới xuất hiện trong Hiến pháp và
phải tới năm 2013, cơ quan nào được phân
công thực hiện mỗi quyền năng này mới
chính thức được hiến định. Lý giải cho hiện
tượng này chắc chắn không hề đơn giản và
cần một nghiên cứu công phu.
1. Quyền hành pháp trong quan niệm của
Montesquieu
Khi tìm hiểu ba loại quyền lực nhà nước
là quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp, chúng tôi xin quay trở lại với
định nghĩa gốc của ba thuật ngữ này trong
tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật”
của Montesquieu2.
Trong tác phẩm bất hủ này, cha đẻ của
thuyết tam quyền phân lập đã giải thích như
sau: “Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ
quyền lực: Quyền lập pháp, quyền thi hành
những điều hợp với quốc tế công pháp và
quyền thi hành những điều trong luật dân sự.
Với quyền lực thứ nhất, nhà vua hay pháp
quan làm ra các thứ luật cho một thời gian
hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay hủy bỏ luật
này. Với quyền lực thứ hai, nhà vua quyết
định việc hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các
nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược.
Với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp
quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp
giữa các cá nhân. Người ta sẽ gọi đây là
quyền tư pháp, vì trên kia là quyền hành
pháp quốc gia”3.
Như vậy, trong quan niệm nguyên thủy
của Montesquieu, quyền hành pháp chính là
quyền “quyết định việc hòa hay chiến, gửi
đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề
phòng xâm lược”. Nói cách khác, đây chính
là phần quyền còn lại của nhà nước sau khi
đã trừ đi phần quyền lập pháp và quyền tư
pháp, mà trọng tâm là quyền thực hiện các
biện pháp đối nội và đối ngoại trong khuôn
khổ các đạo luật quốc gia hay chính là quyền
thi hành luật, hoặc như cách nói của GS.
Nguyễn Đăng Dung là “quyền cai trị theo
luật”4.
2 Tất nhiên, như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra, thực ra, việc phân chia công việc nhà nước thành ba loại việc: lập pháp,
hành pháp và tư pháp (xét xử) đã được Aristotle thực hiện trước Montesquieu hàng ngàn năm. Xem: GS,TS. Trần Ngọc
Đường, Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc
gia, 2012) tr. 54.
3 Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, bản dịch của Hoàng Thanh Đạm, (Hà Nội, Nxb Lý luận chính trị, 2006) tr. 105-106.
4 GS,TS. Nguyễn Đăng Dung, “Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất” <
lieu/quyen-hanh-phap-va-quyen-hanh-chinh-nha-nuoc-cao-nhat-39185/>
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Vậy là, quyền hành pháp chính là phần
quyền lực nhà nước còn lại sau khi đã loại
trừ đi công việc lập pháp và công việc tư
pháp. Với cách nhìn nhận như thế, thật
không quá lời khi các nhà khoa học chính trị
thường cho rằng “khi cai trị, có thể thiếu bộ
máy lập pháp và tư pháp nhưng không thể
thiếu bộ máy hành pháp”5. Tất nhiên, trong
một xã hội dân chủ, khi mà nhà nước được
sinh ra là để phục vụ nhân dân chứ không
phải là cai trị nhân dân, thì chắc chẳng ai
muốn một chính quyền thiếu đi bộ máy lập
pháp và bộ máy tư pháp theo đúng nghĩa của
những từ này.
Quan điểm về quyền hành pháp của
Montesquieu được thể hiện rất rõ trong việc
thiết kế cơ cấu quyền lực nhà nước trong
Hiến pháp Hoa Kỳ. Cụ thể, theo Từ điển luật
học nổi tiếng Black’s Law Dictionary
“quyền hành pháp” (executive power) là
“quyền bảo đảm các đạo luật được thực thi
một cách đầy đủ. Theo luật liên bang, quyền
này được trao cho Tổng thống, còn ở các
bang, quyền này được trao cho các Thống
đốc. Các nội dung cụ thể của quyền hành
pháp của Tổng thống được quy định trong
mục 2 Điều 2 Hiến pháp Hoa Kỳ”6. Quyền
ấy được phân biệt với “quyền lập pháp”
(legislative power) được hiểu là “quyền làm
và sửa đổi các đạo luật Theo luật liên
bang, quyền này được trao cho Quốc hội,
gồm Hạ viện và Thượng viện. Cơ quan lập
pháp có thể ủy một phần thẩm quyền lập
pháp của mình cho các cơ quan thuộc ngành
hành pháp dưới dạng thẩm quyền lập quy và
thẩm quyền ban hành các quy định điều tiết,
tuy nhiên không được ủy quyền lập pháp
cho ngành tư pháp”7. Trong bách khoa thư
về quyền lực (Encyclopedia of Power) do
Keith Dowding (giáo sư Đại học quốc gia
Úc) chủ biên (xuất bản năm 2011), các tác
giả có định nghĩa rằng “quyền hành pháp là
thẩm quyền thực thi các đạo luật và bảo đảm
rằng các đạo luật này được thi hành như ý
định đặt ra các đạo luật ấy”8.
2. Các quan niệm về quyền hành pháp ở
Việt Nam hiện nay
Từ điển Luật học do Viện Khoa học
pháp lý (Bộ Tư pháp) biên soạn năm 2006
có giải nghĩa về quyền hành pháp theo
hướng đồng nhất quyền hành pháp với
quyền hành chính. Cụ thể, quyền hành pháp
theo Từ điển này chính là “quyền quản lý
hành chính nhà nước về mọi lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại trên phạm vi
toàn lãnh thổ quốc gia”9.
GS,TS. Nguyễn Đăng Dung cho rằng,
trong nguyên nghĩa quyền hành pháp chỉ
đơn thuần là quyền thực thi các đạo luật một
cách thụ động. Tuy nhiên, qua thời gian,
quan niệm như vậy không còn đúng nữa.
Ngày nay, quyền hành pháp chính là “quyền
hoạch định và điều hành chính sách quốc
gia”10. Trong đó, hoạch định chính sách
được hiểu là vạch ra những mục tiêu tổng
quát cho quốc gia cùng các phương tiện phải
sử dụng để đạt được mục tiêu đó (thể hiện
rõ nét nhất ở quyền trình dự án luật của
Chính phủ). Điều hành chính sách là vận
dụng những phương tiện cần thiết để thực
hiện những mục tiêu đã vạch ra, thể hiện ở
những quyền năng cụ thể như: tổ chức nhân
sự, điều hành trực tiếp và hoạt động lập quy,
5 Rod Hague and Martin Harrop, Political Science: A Comparative Introduction, 6th ed (New York: Palgrave Macmillan,
2010) at 319.
6 Bryan A. Garner (ed.), Black’s Law Dictionary, 9th ed. (St. Paul, MN: Thomson Reuteurs, 2009) at 657.
7 Bryan A. Garner (ed.), Black’s Law Dictionary, 9th ed. (St. Paul, MN: Thomson Reuteurs, 2009) at 983.
8 Andre Kaiser, “Executive Power” in Keith Dowding (ed.), Encyclopedia of Power (London: Sage, 2011) at 228 (nguyên
văn: “the executive power is the authority to enforce laws and to ensure that they are implemented as intended”).
9 Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), Từ điển luật học (Hà Nội: Nxb Từ điển bách khoa, 2006) tr. 651.
10 GS,TS. Nguyễn Đăng Dung, “Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất” <
lieu/quyen-hanh-phap-va-quyen-hanh-chinh-nha-nuoc-cao-nhat-39185/>
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP18
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
kiểm tra, xử lý, bảo đảm sự tuân thủ chính
sách (thông qua hoạt động xử lý hoặc đề
nghị xử lý vi phạm pháp luật). Điều đó được
thể hiện rõ trong quy định về thẩm quyền
của Chính phủ (hoặc Thủ tướng Chính phủ)
trong các Hiến pháp hiện đại như Hiến pháp
Pháp (Điều 20), Hiến pháp Đức (Điều 64),
Hiến pháp Ý (Điều 95), và Hiến pháp Hà
Lan (Điều 146)11. Như vậy, trong quan niệm
của GS,TS. Nguyễn Đăng Dung, những cấu
phần cơ bản của quyền hành pháp phải kể
đến là: quyền trình dự án luật, quyền lập quy
và quyền truy tố, xử lý các vi phạm pháp
luật. Ngoài ra, hành pháp cần được phân biệt
với “hành chính” vì “hành chính” là thuật
ngữ được dùng để chỉ “hoạt động chấp hành
chính sách của các công chức”12.
GS,TS. Thái Vĩnh Thắng, trong một
chuyên khảo xuất bản năm 2011 cho rằng,
“hành pháp” và “hành chính công” (public
administration) là một. Tuy nhiên, hành
pháp không chỉ đơn thuần là chức năng tổ
chức thực hiện pháp luật13. Hành pháp gồm
các hoạt động cơ bản sau: (1) Xác lập đường
lối, chính sách của Chính phủ về đối nội và
đối ngoại phù hợp với quy định của Hiến
pháp và các luật; (2) Tổ chức thực thi các
quy định của Hiến pháp và các luật bằng
việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp
quy nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến
pháp và luật; (3) Xây dựng và duy trì hoạt
động thường xuyên một bộ máy công quyền
từ trung ương xuống địa phương nhằm điều
hòa các mối quan hệ xã hội trên các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội nhằm đảm
bảo một trật tự an toàn chung cho mọi công
dân trong xã hội; (4) Tổ chức và quản lý các
dịch vụ công, quản trị các tài sản thuộc sở
hữu nhà nước, quản lý hành chính việc tổ
chức và hoạt động của các doanh nghiệp nhà
nước; (5) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật trong hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước và tổ chức kiểm
toán tất cả các cơ quan, tổ chức hưởng lương
từ ngân sách nhà nước”14.
GS. Phạm Hồng Thái cho rằng, “quyền
hành pháp” chính là “quyền điều hành đất
nước” một cách liên tục, không ngưng trệ,
đồng thời nhấn mạnh rằng “hành pháp
mạnh” là hành pháp “biết quản lý, biết dẫn
dắt các quá trình xã hội phát triển phù hợp
với các quy luật của tự nhiên và xã hội tất
yếu dẫn đất nước tới phát triển, phồn vinh”
và ngược lại. “Sự ngưng trệ của quyền lực
hành pháp sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí dẫn
đến sự ngưng trệ của toàn bộ hệ thống quyền
lực nhà nước”15. GS,TS. Phạm Hồng Thái
cũng cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, “quyền
hành pháp được phân công tới các cơ
quan nhà nước ở địa phương, tới cộng đồng
lãnh thổ. Như vậy, quyền hành pháp ở Việt
Nam được thực hiện bởi toàn bộ hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước ở trung
ương và địa phương và cả các cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương - HĐND
các cấp”16. Về quyền hành chính, GS,TS.
Phạm Hồng Thái cho rằng đây là “quyền
điều hành, tổ chức đưa các chính sách và
pháp luật vào đời sống xã hội bằng các hoạt
động mang tính tổ chức - pháp lý... Quyền
11 Theo GS,TS. Nguyễn Đăng Dung, Điều 20 Hiến pháp của Pháp quy định “Chính phủ Pháp xác định và thực hiện chính
sách quốc gia”. Điều 64 Hiến pháp Đức quy định “Thủ tướng liên bang quy định đường lối chiến lược trong lĩnh vực chính
trị và chịu trách nhiệm về điều đó”. Điều 95 Hiến pháp Ý quy định “Thủ tướng lãnh đạo chính sách chung của chính phủ
và chịu trách nhiệm về chính sách chung của chính phủ.”
12 Theo GS,TS. Nguyễn Đăng Dung, Điều 20 Hiến pháp của Pháp quy định “Chính phủ Pháp xác định và thực hiện chính
sách quốc gia”. Điều 64 Hiến pháp Đức quy định “Thủ tướng liên bang quy định đường lối chiến lược trong lĩnh vực chính
trị và chịu trách nhiệm về điều đó”. Điều 95 Hiến pháp Ý quy định “Thủ tướng lãnh đạo chính sách chung của chính phủ
và chịu trách nhiệm về chính sách chung của chính phủ.”
13 PGS,TS. Thái Vĩnh Thắng, Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước (Hà Nội: Nxb Tư pháp, 2011) tr. 96-97.
14 PGS,TS. Thái Vĩnh Thắng, Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước Sđd. tr. 97.
15 GS,TS. Phạm Hồng Thái, “Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính” <
document_library/get_file?uuid=bd11d784-87c7-4423-845c-6cb502566e36&groupId=13025>
16 GS,TS. Phạm Hồng Thái, “Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính”.Tlđd.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 19
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
lực hành chính là quyền lực trong hành động
để thực hiện quyền hành pháp thông qua
việc ban hành các quyết định hành chính...
tính đặc thù của quyền lực hành chính: tính
thứ bậc; tính hệ thống; tính liên tục”17.
GS,TS. Trần Ngọc Đường cho rằng
“Chính phủ không phải chỉ có chấp hành
(hành chính) mà trước hết là hành pháp, tức
là chủ thể chủ động, sáng tạo trong việc xây
dựng và thực thi chính sách quốc gia. Trong
mối quan hệ với Quốc hội, Chính phủ là
người xây dựng chính sách, pháp luật, Quốc
hội là người kiểm tra, giám sát các chính
sách, pháp luật đã được thông qua Chính
phủ mạnh là Chính phủ phải không ngừng
nâng cao năng lực xây dựng chính sách,
pháp luật; chủ động trong việc đề xuất, chỉ
đạo việc soạn thảo, thẩm định chính sách”18.
TS. Trần Anh Tuấn19 cho rằng, “quyền
hành pháp” là “quyền năng trực tiếp trong
hoạch định, đệ trình chính sách và thực thi
chính sách”. Quyền này bao gồm: đề xuất
chính sách, pháp luật để Quốc hội phê
chuẩn, thông qua, để rồi theo nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, chính phủ lại thực thi
chính sách, pháp luật, truy tố tội phạm và
đưa các hành vi vi phạm pháp luật (công tố)
để tòa án xét xử. Hành chính là một phương
diện của hành pháp. Nếu hành pháp là hoạch
định, đề xuất chính sách và định hướng vĩ
mô thì hành chính là triển khai thực hiện
chính sách đó (vi mô)20.
Qua việc khảo cứu một số quan niệm về
quyền hành pháp cả ở trong và ngoài nước
kể trên, có thể thấy, các quan niệm này có
khá nhiều điểm tương đồng với nhau.
Dường như có sự đồng thuận khá cao giữa
các nhà nghiên cứu ở Việt Nam khi cho
rằng, quyền hành pháp tuy về nguyên nghĩa
là chấp hành và tổ chức thực thi các đạo luật
nhưng không đơn thuần chỉ là sự chấp hành
các đạo luật một cách thụ động. Quyền hành
pháp ngày nay không chỉ là công việc điều
hành chính sách quốc gia mà còn phải thực
hiện công việc hoạch định chính sách quốc
gia (để cơ quan lập pháp phê chuẩn chính
sách một cách chính thức). Có lẽ phù hợp
với logic ấy mà trong lần sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp vừa qua, trong thẩm quyền của
Chính phủ không chỉ có việc “tổ chức thi
hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội” như trước đây mà còn được bổ sung nội
dung “đề xuất, xây dựng chính sách trình
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền
để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Điều này” cùng với thẩm quyền “trình dự
án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự
án khác trước Quốc hội” (Điều 96 Hiến
pháp năm 2013). Phù hợp với những bổ
sung kể trên, thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ (Điều 98 Hiến pháp năm 2013)
cũng được bổ sung nội dung “lãnh đạo việc
xây dựng chính sách”.
Ngoài ra, có thể chia sẻ quan điểm rằng,
hoạt động hành chính chỉ là một mặt biểu
hiện của việc thực thi quyền hành pháp.
Quyền trình dự án luật, trình các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia,
quyền ban hành văn bản pháp quy và quyền
xử lý hoặc đề nghị xử lý hành vi vi phạm
pháp luật đều thuộc phạm vi quyền hành
pháp. Chủ thể quan trọng nhất thực hiện
quyền hành pháp là Chính phủ (Thủ tướng
và các thành viên Chính phủ), tuy nhiên,
thực hiện các công việc cụ thể thuộc nội
hàm của “hành pháp” sẽ không chỉ do Chính
phủ làm mà còn bao gồm các cơ quan cấp
dưới của Chính phủ.
17 GS.TS. Phạm Hồng Thái, “Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính” Tlđd.
18 GS.TS. Trần Ngọc Đường, Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Hà Nội:
Nxb Chính trị quốc gia, 2012) tr. 260-261.
19 TS. Trần Anh Tuấn “Quyền hành pháp và vai trò của Chính phủ trong thực hiện quyền lực nhà nước”
<
Chinh-phu-trong-thuc-hien.aspx>
20 TS. Trần Anh Tuấn, tlđd
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP20
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3. Gợi mở thêm từ góc nhìn so sánh
Ngày nay, trong khoa chính trị học ở các
nước phát triển, khi nói tới lĩnh vực quyền
hành pháp, người ta thường phân tách thành
hai tiểu lĩnh vực: “hành pháp chính trị” (po-
litical executive) và phần bộ máy hành chính
thư lại (bureaucracy). Phần “hành pháp
chính trị” chuyên lo vấn đề hoạch định chính
sách (policy-making), trong khi đó, phần bộ
máy hành chính quan liêu (hoặc bộ máy thư
lại) chủ yếu chỉ lo công việc thừa hành (thực
thi) chính sách. Phần hành pháp chính trị
được xem là “bộ phận cốt lõi của chính
phủ/chính quyền, bao gồm những nhà lãnh
đạo chính trị giữ những cương vị cao nhất
của bộ máy quản trị hành chính công - tức
là Tổng thống cùng các bộ trưởng hoặc các
Thủ tướng và nội các. Đây là lực lượng
mang tính động lực của bộ máy chính
quyền, lo chuyện xác định thứ tự ưu tiên các
vấn đề cần được giải quyết, giải quyết các
cuộc khủng hoảng, ra quyết định và giám sát
việc thực hiện”21. Đây chính là những người
đứng đầu của một chính phủ, có trách nhiệm
điều hành công việc quốc gia, giám sát việc
thực thi các chính sách và huy động sự ủng
hộ của người dân đối với các mục tiêu của
mình và thực hiện việc lãnh đạo quốc gia để
giải quyết các cuộc khủng hoảng”22.
Bộ phận hoạch định chính sách là các
quan chức chính trị, nắm quyền đều thông
qua cơ chế chính trị (bầu cử là chủ yếu),
trong khi các quan chức thừa hành lên nắm
quyền là thông qua cơ chế bổ nhiệm. Trong
khi bộ phận hành pháp chính trị gắn chặt với
đảng cầm quyền (và do đảng cầm quyền
hoặc liên minh đảng cầm quyền nắm giữ),
thì bộ phận bộ máy hành chính thư lại (hay
còn gọi là hành pháp mang tính kỹ thuật)
luôn là bộ máy mang tính thứ bậc, được tổ
chức một cách chặt chẽ theo các tiêu chuẩn
chuyên môn, thường có sự trung tính về
chính trị tương đối cao, và thể hiện tính
chuyên nghiệp trong công việc hàng ngày.
Như vậy, với việc ghi nhận rõ hơn các
nội dung thuộc về quyền hành pháp trong
Hiến pháp năm 2013, quan niệm của chúng
ta về quyền hành pháp đã ngày càng tiệm
cận với các quan niệm trong chính trị học
hiện đại ở các nước phát triển. Tất nhiên, với
những bước phát triển mới về mặt quan
niệm và nhận thức như vậy, có ba vấn đề
mới được đặt ra mà chúng ta sẽ phải giải
quyết:
Thứ nhất, khi đã coi Chính phủ là cơ
quan thực hiện quyền hành pháp với sự nhấn
mạnh vai trò, trách nhiệm của Chính phủ
trong việc hoạch định và điều hành chính
sách quốc gia, thì tới đây, công việc này có
chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị và trình các
dự án luật và một số dự án chính sách khác
như lâu nay chúng ta thường hiểu? Giải
quyết vấn đề này có lẽ cũng cần phải hết sức
lưu ý tới thực tế về vai trò hoạch định chính
sách của các cơ quan của Đảng, bởi ở nước
ta: “Đường lối, quan điểm của Đảng là linh
hồn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của pháp
luật Đường lối, chính sách của Đảng là
nội dung, cơ sở chính trị của pháp luật. Pháp
luật là công cụ thể chế hóa đường lối, chính
sách của Đảng”23. Như vậy, với quy định
mới của Hiến pháp, có thể vấn đề đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
công tác xây dựng, hoạch định chính sách
quốc gia sẽ tiếp tục được đặt ra.
Thứ hai, sự phân công lao động trong
nội bộ hệ thống tổ chức quyền hành pháp
theo hướng có sự phân tách khá rõ công việc
hành pháp chính trị (hoạch định chính sách
quốc gia) với công việc chấp hành và điều
hành chính sách của bộ máy hành chính
chuyên nghiệp. Liệu tới đây, khía cạnh phân
công lao động nội bộ của hệ thống bộ máy
thực thi quyền hành pháp ở nước ta có diễn
21 Rod Hague and Martin Harrop, Political Science: A Comparative Introduction, 6th ed. (New York: Palgrave Macmillan,
2010) at 319.
22 Rod Hague and Martin Harrop, Political Science: A Comparative Introduction, Tlđd.
23 GS.TSKH Đào Trí Úc (chủ biên), Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 2005)
tr. 449.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 21
3. Kết luận
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân
loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công
bằng văn minh, vì lợi ích chân chính và
phẩm giá con người, hơn suốt hai mươi năm
qua các quyền con người được tôn trọng,
bảo vệ và thực thi thông qua việc ghi nhận
nội dung quyền con người và quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản
Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, đã thể
hiện rõ quan điểm của Đảng và nhân dân
Việt Nam về sự quan tâm có tiếp thu, kế
thừa những quan điểm, giá trị tiến bộ của
truyền thống dân tộc, của thế giới, cùng
những kinh nghiệm lập hiến, lập pháp của
các nước tiến bộ, phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
Với phương châm “tôn trọng và bảo vệ
quyền con người, gắn quyền con người với
quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và
quyền làm chủ của nhân dân” đã được thể
hiện ngày càng đầy đủ hơn về những nội
dung liên quan quyền con người và quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các
bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đã
chứng minh Việt Nam luôn quan tâm đến
công dân cũng như luôn quan tâm đến việc
phát triển con người Việt Nam, phù hợp với
cách tiếp cận của Liên hợp quốc trong việc
thực hiện quyền con người nhằm xây dựng,
kết nối quan hệ đại đoàn kết toàn dân tộc
ngày càng phát triển bền vững vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
Để bảo đảm, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân ở Việt Nam bên cạnh việc
nghiên cứu góp phần làm rõ những quy
định của Hiến pháp về quyền con người,
quyền công dân, thiết nghĩ chúng ta phải
hoàn thiện tất cả các văn bản quy phạm
pháp luật từ Luật, pháp lệnh đến các văn
bản dưới luật theo tinh thần về quyền con
người, quyền công dân đã được ghi nhận
trong Hiến pháp, đồng thời mọi cơ quan
nhà nước, tổ chức khi thực hiện mọi hoạt
động cần phải tôn trọng, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân n
(TiÕp theo trang 15)
22 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 12 (268) T6/2014
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
ra theo logic đó không. Đây là điều chắc sẽ
còn nhiều điểm gây tranh luận.
Thứ ba, kinh nghiệm quốc tế đều cho
thấy, dù tổ chức mô hình nhà nước theo
chính thể đại nghị, tổng thống hay lưỡng
tính, thì quá trình xây dựng các đạo luật vẫn
luôn là sản phẩm của sự tương tác giữa cơ
quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan
thực hiện quyền lập pháp. Nguyên lý chung
của sự tương tác ấy là, về cơ bản, đạo luật
được ban hành bao giờ cũng là sản phẩm
phản ánh sự đồng thuận của cả cơ quan thực
hiện quyền hành pháp và cơ quan thực hiện
quyền lập pháp24. Nói cách khác, các đạo
luật để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội
thường phải là sản phẩm của đồng tác giả là
hành pháp và lập pháp. Ngoại lệ của nguyên
lý này chỉ rất hãn hữu khi nhà nước được tổ
chức theo mô hình chính thể tổng thống. Bởi
vậy, để Chính phủ thực hiện đầy đủ quyền
hành pháp, các dự luật do Chính phủ trình
Quốc hội, Chính phủ phải có quyền bảo vệ
nội dung của dự luật tới tận thời điểm Quốc
hội bấm nút thông qua n
24 TS. Nguyễn Văn Cương, Mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận cơ bản, Thông
tin Khoa học pháp lý, số 3/2013 tr. 41.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_quyen_hanh_phap_trong_hien_phap_nam_2013.pdf