Thứ nhất, việc xác định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán ở
chừng mực nhất định có thể giúp các cơ
quan có thẩm quyền cũng như các bên
liên quan đánh giá một cách cụ thể về tình
hình tài sản thực tế của thương nhân hay
các cá nhân hoạt động thương mại. Trên
cơ sở đó, các bên liên quan sẽ thiết lập các
biện pháp bảo vệ sự nguyên vẹn cũng như
bảo toàn giá trị của tài sản, tránh khỏi sự
tác động của các nguyên nhân khách quan,
đồng thời có những biện pháp ngăn chặn
kịp thời đối với các hành vi tẩu tán tài sản
trái quy định của pháp luật, góp phần hạn
chế việc tài sản bị thất thoát, hư hại bởi các
nguyên nhân chủ quan.
Thứ hai, trên cơ sở xác định tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán, các bên liên quan sẽ xem xét, lựa
chọn và quyết định một thủ tục thích hợp
để giải quyết tình trạng làm ăn thua lỗ của
thương nhân, hướng tới đảm bảo lợi ích
cho các chủ nợ.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
VŨ THỊ HỒNG VÂN- PHAN CÔNG TIẾN
1. Một số vấn đề cơ bản về tài sản có
của thương nhân mất khả năng thanh toán
1.1. Khái niệm tài sản có của thương
nhân mất khả năng thanh toán
“Mất khả năng thanh toán” là một cụm
từ được pháp luật phá sản của nhiều quốc
gia trên thế giới sử dụng để nói tới tình
trạng pháp lý của thương nhân. Nó bắt
nguồn từ chữ “Ruin” trong tiếng Latinh,
dùng để chỉ tình trạng mất cân đối giữa
thu và chi của một thương nhân với biểu
hiện trực tiếp là mất khả năng thanh toán
khoản nợ đến hạn (insolvency)1.
Ở góc độ tài chính - kế toán, tình trạng
mất khả năng thanh toán sẽ chủ yếu xem
xét đến dòng tiền (cash follow) của thương
nhân mắc nợ, hướng trực tiếp đến tính
“tức thời của việc trả nợ”, khả năng thanh
toán tức thời của thương nhân mắc nợ mà
1 Tòa án nhân dân tối cao (2010), Chuyên đề khoa
học xét xử, Tập I, NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 4.
BÀN VỀ TÀI SẢN CÓ CỦA THƯƠNG NHÂN
MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
VŨ THỊ HỒNG VÂN* - PHAN CÔNG TIẾN**
* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội
** Thạc sĩ, Luật sư điều hành Công ty TNHH Equity
Law
Tài sản có của thương nhân mất khả năng thanh toán là một bộ phận cấu
thành của khối tài sản phá sản, bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp
pháp hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân phục vụ hoạt động thương
mại, trừ một số tài sản do pháp luật quy định. Việc xác định tài sản có của thương
nhân mất khả năng thanh toán có ý nghĩa quan trong không chỉ với cơ quan có
thẩm quyền mà còn với các bên liên quan khác trong việc đánh giá một cách chính
xác về tình hình tài chính của thương nhân để bảo toàn khối tài sản có; bảo đảm lợi
ích về tài sản của các chủ nợ được thu hồi dù cho con nợ có bị áp dụng các thủ tục
giải quyết phá sản chính thức hoặc không chính thức; bảo đảm lợi ích của các con
nợ, giúp con nợ phục hồi trong trường hợp vẫn có khả năng phục hồi.
Từ khóa: Tài sản có, thương nhân mất khả năng thanh toán, phá sản.
Ngày nhận bài: 28/11/2019; Ngày biên tập xong: 13/12/2019; Ngày duyệt đăng:
17/02/2020.
Asset of insolvent enterprise is a part of bankruptcy assets that includes
all assets under the lawful ownership or right to use of enterprise in service of
commercial activities, except for a number of assets prescribed by law.
Identifying asset of insolvent enterprise has played a significant role both
for authorities and other stakeholders to assess accurately the enterprise’s
financial situation to preserve the assets; ensure that the benefits of the
creditors’ assets are recovered whether the debtors are followed to formal or
informal bankruptcy procedures; and ensure the debtors’ benefits to support
them in case of rehabilitation.
Keywords: Assets, insolvent enterprise, bankruptcy.
50
BÀN VỀ TÀI SẢN CÓ CỦA THƯƠNG NHÂN MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
không quan tâm nhiều đến số lượng tài
sản hiện có của họ. Theo đó, thương nhân
bị mất khả năng thanh toán không chỉ là
những con nợ không còn hoặc còn rất ít
tài sản mà thậm chí còn rất nhiều tài sản
song không hoặc chưa thể “hiện kim” số
tài sản đó ngay vì nhiều nguyên nhân khác
nhau2. Vì vậy, khi xem xét tình trạng mất
khả năng thanh toán với tư cách là căn cứ
để thụ lý vụ phá sản, Tòa án cần xem xét
bản chất của hiện tượng này chứ không
phải chỉ xem xét hình thức bên ngoài là
trả hay không trả được nợ. Bởi vì thực tế
rất có thể có những thương nhân không
trả được một vài khoản nợ nào đó nhưng
hiện tượng đó chỉ mang tính nhất thời,
bất thường, trong khi đó hoạt động kinh
doanh của họ vẫn diễn ra bình thường.
Ngược lại, có những doanh nghiệp nhìn bề
ngoài có vẻ “nợ nần sòng phẳng” nhưng
sự trả nợ chỉ mang tính chất trá hình nhằm
che đậy một tình trạng “vô phương cứu
chữa” bên trong. Thêm nữa, thương nhân
mất khả năng thanh toán thường dựa trên
tiêu chí không thanh toán nợ đến hạn
(dòng tiền) hoặc tổng nợ vượt quá tài sản
có (cân đối tài sản), điều này không có ý
nghĩa thương nhân đã phá sản, cần phải
thu hồi, phát mại và thanh lý sản nghiệp.
Cũng chính vì lý do đó, nhiều nước đã đổi
tên Luật Phá sản thành Luật Mất khả năng
thanh toán.
Dưới góc độ lập pháp, liên quan tới
khái niệm thương nhân mất khả năng
thanh toán, pháp luật phá sản của một số
quốc gia cũng có những quy định nhất
định về vấn đề này. Dù có sự khác nhau
về kỹ thuật lập pháp nhưng hầu hết pháp
2 Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc
gia – Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
(2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại
Mỹ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 271 - 279.
luật phá sản của các nước nêu dưới đây
đều đưa ra một sự hiểu chung tương đối
thống nhất khi nói về thương nhân mất
khả năng thanh toán.
Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 4 Luật
Phá sản năm 2014 quy định: “Doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn
03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Có
thể thấy, nội hàm của khái niệm “thương
nhân mất khả năng thanh toán” là không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến
hạn thanh toán. Quy định này đã làm
cho khả năng mở thủ tục phá sản đối với
một thương nhân đến sớm hơn để có thể
có những giải pháp “phục hồi” hoặc cho
phá sản thương nhân đó một cách kịp thời
nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả quyền
và lợi ích hợp pháp của bản thân thương
nhân mắc nợ và các chủ nợ, ngăn chặn
hiện tượng phá sản dây chuyền. Đồng
thời, việc bỏ từ “các” trong cụm từ “các
khoản nợ” để thể hiện rõ tiêu chí mất khả
năng thanh toán không phụ thuộc vào số
lượng khoản nợ mà chỉ cần một khoản
nợ. Thêm vào đó, quy định hiện hành
vẫn dành một khoảng thời gian 03 tháng
kể từ ngày khoản nợ đến hạn để thương
nhân tự giải quyết những khó khăn về tài
chính tạm thời, qua đó tạo thêm cơ hội để
thương nhân thanh toán nợ và giảm áp lực
“đe dọa” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản từ phía chủ nợ. Quy định này thể hiện
sự tiếp thu tích cực của lập pháp nước ta,
phù hợp với kinh nghiệm lập pháp của
một số nước trên thế giới.
Như vậy, từ nghiên cứu trên, có thể
đưa ra khái niệm về thương nhân mất khả
năng thanh toán như sau: Thương nhân mất
khả năng thanh toán là tình trạng của thương
51Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
VŨ THỊ HỒNG VÂN- PHAN CÔNG TIẾN
nhân bị mất cân đối trong cán cân thanh toán,
theo đó thương nhân mắc nợ không thực hiện
hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán
hoặc ngừng các hoạt động thanh toán đối với
khoản nợ đến hạn trong một thời hạn nhất
định theo quy định của pháp luật kể từ ngày
đến hạn thanh toán.
Liên quan tới khái niệm tài sản có của
thương nhân trong mất khả năng thanh
toán, nghiên cứu cho thấy dưới phương
diện lý luận khoa học, đây là một vấn
đề còn tương đối mới mẻ, chưa có nhiều
nghiên cứu đề cập trực tiếp tới nó. Tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán thường chỉ được nêu ra khi các nhà
luật học đề cập tới vấn đề sản nghiệp hay
tài sản phá sản của thương nhân. Cụ thể,
với tư cách là một phạm trù kỹ thuật của
khoa học luật, “sản nghiệp” được hiểu
như là một tập hợp các tài sản có và tài sản
nợ, là một tổng thể các quan hệ pháp luật
về tài sản chứ không chỉ đơn giản là một
bộ sưu tập đồ vật3. Điều này có thể được
lý giải rằng: tài sản phá sản là khối sản
nghiệp của thương nhân, bao gồm toàn bộ
những tài sản của thương nhân mất khả
năng thanh toán hay còn gọi là “tài sản có”
và nghĩa vụ về tài sản của thương nhân
mất khả năng thanh toán hay còn gọi là
“tài sản nợ” từ thời điểm Toà án thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm
có quyết định của Toà án về việc hoàn tất
vụ việc phá sản4.
Đề cập trực tiếp tới khái niệm tài sản
có của thương nhân trong mất khả năng
thanh toán, một quan niệm nêu ra như
3 Carbonnier (1990), Droit civil-Les bines, Presse
Universitaire de France, No. 3.
4 Vũ Thị Hồng Vân (2008), Quản lý và xử lý tài
sản phá sản theo quy định của pháp luật phá
sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, trang 21
sau: Tài sản (tài sản có) của doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản là toàn bộ số
tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
hợp tác xã theo quy định của pháp luật có
hoặc sẽ có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản5. Đồng thời, nhằm
tạo nên một cái nhìn chính xác, toàn diện
về khái niệm trên, tác giả của quan điểm
này còn làm rõ thế nào là “tài sản nợ” của
thương nhân mất khả năng thanh toán,
theo đó, nghĩa vụ về tài sản (tài sản nợ) của
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản là toàn bộ các khoản nợ theo quy định
của pháp luật mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ phải thực
hiện6. Với những nhận định này, nếu tài
sản nợ hay nghĩa vụ về tài sản của thương
nhân mất khả năng thanh toán thực chất
là tổng các khoản nợ của họ đối với các
chủ nợ tại thời điểm nhất định theo quy
định của pháp luật phá sản, thì tài sản có
của thương nhân mất khả năng thanh toán
sẽ là tập hợp tất cả những tài sản thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của thương nhân
được xác định tại một thời điểm nhất định
theo quy định của pháp luật phá sản khi
thương nhân bị mất khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn. Tác giả của quan
điểm này cho thấy về bản chất, hai thuật
ngữ này hoàn toàn khác nhau. Thêm vào
đó, nó cũng là cơ sở để khi xem xét về mặt
lập pháp, chúng ta sẽ phân biệt được đâu
là tài sản có, đâu là tài sản nợ của thương
nhân, và có nhận thức đúng đắn về bản
chất của điều luật quy định về những vấn
đề này, ngay cả khi các nhà làm luật chỉ
sử dụng một thuật ngữ chung là “tài sản
phá sản” hoặc “sản nghiệp” để nói về tài
sản có hoặc/và tài sản nợ của thương nhân
5 Luật Phá sản Nhật Bản, trang 39.
6 Luật Phá sản Nhật Bản, trang 40.
52
BÀN VỀ TÀI SẢN CÓ CỦA THƯƠNG NHÂN MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
mất khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, đặt trong mối liên hệ với
thời điểm hiện tại thì có thể thấy rằng,
quan niệm hiếm hoi trên cần có sự điều
chỉnh nhất định để có được những nhận
thức pháp luật đúng đắn, thống nhất hơn,
cụ thể là việc sử dụng thuật ngữ mang
tính định tính như “lâm vào tình trạng
phá sản”. Cùng với đó, việc ấn định thời
điểm xác định khối tài sản có của thương
nhân mất khả năng thanh toán là tại thời
điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản dường như chưa thực sự hợp lý
bởi trong suốt quá trình Tòa thụ lý vụ việc,
thương nhân vẫn được tiến hành các hoạt
động kinh doanh một cách bình thường.
Do đó, việc phát sinh tài sản thuộc quyền
sở hữu của thương nhân là điều hoàn toàn
có thể xảy ra.
Dưới phương diện lập pháp, khi
nghiên cứu các quy định cụ thể có liên
quan tới vấn đề tài sản có của thương
nhân mất khả năng thanh toán theo pháp
luật phá sản của một số quốc gia như: Mỹ,
Nhật, Đức, Nga, Việt Nam, có thể thấy
rằng, các nhà làm luật không hề đưa ra
một khái niệm trực tiếp, chính thức về tài
sản phá sản nói chung cũng như tài sản
có của thương nhân trong trường hợp phá
sản nói riêng. Thay vào đó, vấn đề này
được các nhà lập pháp thể hiện gián tiếp
thông qua phương pháp liệt kê tài sản phá
sản, nó bao gồm cả tài sản có, tài sản nợ
cũng như tài sản loại trừ của thương nhân.
Đơn cử như Luật Phá sản của Hoa Kỳ
năm 1978, tài sản phá sản bao gồm:
- Tất cả số tài sản của con nợ (bao gồm
quyền và nghĩa vụ tài sản) mà không được
miễn trừ tại thời điểm bắt đầu vụ phá sản đó;
- Tài sản phá sản cũng bao gồm những tài
sản mà con nợ có được trong vòng 180 ngày
sau khi vụ án bắt đầu bằng việc thừa kế hoặc
những lợi ích từ chính sách bảo hiểm và bất kỳ
một lợi ích nào đối với tài sản có được sau khi
vụ án bắt đầu;
- Tài sản phá sản cũng bao gồm những tài
sản mà Tín thác viên thu hồi được theo thẩm
quyền do luật định trong các trường hợp:
- Quyền xiết nợ (đại diện cho chủ nợ): Tín
thác viên có quyền xiết nợ đối với các con nợ
của doanh nghiệp mà không cần sự đồng ý của
con nợ (khoản 544 a);
- Các tài sản có được do Tín thác viên đã
thực hiện việc xiết nợ người khác đối với tài
sản của doanh nghiệp mà người tín thác này
đang quản lý...7
Theo đó, tài sản có của thương nhân
trong trường hợp phá sản nằm trong khối
tài sản phá sản chung, nó chính là tất cả số
tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
con nợ mà không thuộc trường hợp tài sản
loại trừ tại thời điểm bắt đầu vụ phạ́ sản,
cũng như những tài sản con nợ có được từ
bất kì lợi ích nào trong vòng 180 ngày sau
khi vụ việc bắt đầu...
Trong Luật Phá sản của Nhật Bản,
phạm vi của khối tài sản phá sản bao gồm
tất cả tài sản còn lại của con nợ, “Bất kỳ tài
sản nào và tất cả những tài sản do bên bị phá
sản giữ tại thời điểm tuyên bố phá sản” thuộc
khối tài sản phá sản (Điều 6 Luật Phá sản
Nhật Bản)8. Với cách thức lập pháp như
vậy, có thể hiểu rằng, tài sản có của thương
7 Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc
gia – Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
(2002), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại
Mỹ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 271 - 279.
8 TatssuoTezuka, Masanori Hayshi, Akihicohara,
OsamuNomoto (2001), Tổng thuật chung về Luật
Phá sản Nhật Bản, Hội thảo quốc tế về Luật phá
sản doanh nghiệp, Hà Nội, 2001.
53Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
VŨ THỊ HỒNG VÂN- PHAN CÔNG TIẾN
nhân mất khả năng thanh toán chính là
toàn bộ khối tài sản còn lại mà họ đang
nắm giữ tại thời điểm tuyên bố phá sản,
trừ những tài sản có được sau khi tuyên bố
phá sản và những tài sản ở ngoài phạm vi
lãnh thổ của Nhật Bản.
Theo Điều 35 Luật Phá sản của Cộng
hòa Liên bang Đức, khối tài sản phá sản
(Insolvenzmasse) là toàn bộ tài sản mà con
nợ có được vào thời điểm Toà án ra quyết
định thụ lý và những tài sản mà con nợ có
thêm được từ thời điểm thụ lý. Đồng thời,
các nhà làm luật còn quy định những tài
sản không thuộc phạm vi tài sản bị cưỡng
bức tịch thu (Zwangsngvollstreckung),
hay còn gọi là tài sản loại trừ không thuộc
về khối tài sản phá sản và phải hoàn trả
lại cho chủ nợ, ví dụ: các quyền liên quan
đến cá nhân (như sức lao động), các tài sản
nhất định theo quy định của Luật Tố tụng
dân sự và Luật Gia đình thì không thuộc
khối tài sản phá sản9.
Tại phần đầu về giải thích những từ
ngữ, Luật Mất khả năng thanh toán của
Liên bang Nga cũng xác định: Tài sản có
là tài sản của thương nhân, bao gồm tài
sản cố định, các tài sản thuộc quyền chiếm
hữu lâu dài (kể cả vốn phi tài sản), tài sản
lưu động và các nguồn tài chính khác10.
Theo Điều 64 Luật Phá sản năm 2014
của Việt Nam, tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm:
- Tài sản và quyền tài sản mà doanh
nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án
9 ThS. Trần Duy Tuấn – Sở Công thương tỉnh Ninh
Bình, “Chế định tài sản phá sản trong pháp luật
một số quốc gia trên Thế giới và những gợi mở cho
Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật.
10 Luật Mất khả năng thanh toán của CHLB Nga
1992, trang 25.
quyết định mở thủ tục phá sản;
- Tài sản và quyền tài sản có được sau
ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản;
- Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá
khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp
tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
- Giá trị quyền sử dụng đất của doanh
nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy
định của pháp luật về đất đai;
- Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu
tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Tài sản và quyền tài sản có được do thu
hồi từ giao dịch vô hiệu;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp
luật.
Tương tự như các quốc gia kể trên, các
nhà lập pháp của Việt Nam cũng không
hề đề cập trực tiếp, chính thức khái niệm
tài sản có nói riêng cũng như khái niệm
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán nói chung. Đặt trong
mối liên hệ với bản chất của khái niệm
tài sản có để thấy rằng, hiện nay, các nhà
làm luật mới chỉ liệt kê một cách tương
đối chi tiết những tài sản thuộc khối tài
sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán tại thời điểm Tòa án
quyết định mở thủ tục phá sản cũng như
sau ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục
phá sản nhằm đảm bảo quyền lợi cho các
chủ nợ, đồng thời là cơ sở để Tòa án lựa
chọn phương hướng giải quyết cho từng
vụ việc cụ thể.
Như vậy, thông qua việc nghiên cứu
khái niệm “tài sản có” của thương nhân
mất khả năng thanh toán dưới cả hai khía
cạnh khoa học pháp lý và thực tiễn lập
pháp, có thể thấy rằng, hiện nay đang tồn
tại một sự hạn chế nhất định trong việc
54
BÀN VỀ TÀI SẢN CÓ CỦA THƯƠNG NHÂN MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
nghiên cứu khái niệm này. Theo đó, các
nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà
lập pháp đều chưa có sự chú trọng cần
thiết trong việc xây dựng một cách hiểu
thống nhất về khái niệm tài sản có nói
riêng cũng như sản nghiệp hay tài sản phá
sản nói chung. Điều này sẽ gây những cản
trở nhất định khi tìm hiểu các quy định cụ
thể có liên quan.
Tóm lại, trên cơ sở những phân tích
đó, tài sản có của thương nhân mất khả
năng thanh toán được tác giả đưa ra khái
niệm như sau: Tài sản có của thương nhân
mất khả năng thanh toán là một bộ phận cấu
thành của khối tài sản phá sản, bao gồm toàn
bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc
quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân
phục vụ hoạt động thương mại, trừ một số tài
sản do pháp luật quy định. Tài sản này được
xác định từ thời điểm Tòa án quyết định mở
thủ tục phá sản cho tới khi kết thúc vụ việc và
nó được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ của
thương nhân mất khả năng thanh toán đối với
các chủ nợ.
1.2. Nguyên tắc xác định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán
Xác định tài sản có của thương nhân
mất khả năng thanh toán nhằm xem xét
khả năng tài chính, khả năng thanh toán
của đối tượng này, từ đó giúp cơ quan có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần
thiết nhằm bảo toàn tài sản và lựa chọn áp
dụng thủ tục tố tụng phù hợp để giải quyết
tình trạng thực tế của con nợ. Để vấn đề
xác định tài sản có của thương nhân mất
khả năng thanh toán được tiến hành một
cách đầy đủ, rõ ràng, tránh tình trạng thất
thoát tài sản thì đa phần các nước đều đưa
ra những căn cứ hay nguyên tắc nhất định.
Cụ thể, xác định khối tài sản nói chung
cũng như tài sản có của thương nhân nói
riêng có thể dựa vào thời điểm và thủ tục
giải quyết vụ phá sản, hoặc có thể căn cứ
vào loại hình tài sản, nguồn tài sản hoặc
xác định nhóm tài sản loại trừ theo thời
điểm phát sinh tài sản, phạm vi không gian
tài sản (Luật Phá sản của Nhật Bản); tính
chất sở hữu của tài sản (Luật Phá sản của
Trung Quốc, Cộng hoà Liên bang Nga),
giá trị tài sản, mục đích, công dụng của tài
sản (Luật Phá sản của Mỹ, Luật Phá sản
của Cộng hoà liên bang Đức)11... Trên cơ
sở nghiên cứu pháp luật phá sản của một
số nước, có thể thấy các nguyên tắc cơ bản
trong việc xác định tài sản có của thương
nhân mất khả năng thanh toán bao gồm:
- Xác định thời điểm tiến hành giải
quyết vụ việc phá sản
Nguyên tắc này được phản ánh phổ
biến trong pháp luật phá sản của nhiều
quốc gia như: Nhật, Mỹ, Đức, Nga, Việt
Nam Nguyên tắc này nhấn mạnh tới
việc xác định tài sản có của thương nhân
mất khả năng thanh toán sẽ căn cứ vào thời
điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tiến hành giải quyết vụ việc phá sản.
Theo pháp luật phá sản của Nhật Bản,
thời điểm xác định tài sản có của thương
nhân mất khả năng thanh toán là tại thời
điểm tuyên bố phá sản12. Điều này đồng
nghĩa với việc những tài sản có được sau
khi tuyên bố phá sản thì không được tính
vào khối tài sản của thương nhân mà được
các nhà lập pháp của Nhật Bản xếp vào
loại tài sản mở rộng nhằm tránh sự phức
11 Ths.Trương Hồng Hải (2004), Đặc điểm của
Quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản
của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi, Tạp chí
Luật học số 1/2004, trang 59.
12 Masashi NAKANISHI - GS khoa Luật, Trường
Đại học Tokohu, Nhật Bản, (2001), Những vấn
đề cần trao đổi tại Hội thảo về Luật Phá sản theo
Dự án của JICA, (10-12 tháng 7 năm 2001).
55Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
VŨ THỊ HỒNG VÂN- PHAN CÔNG TIẾN
tạp trong quá trình giải quyết vụ việc,
cũng như đảm bảo tính công bằng trong
việc xác định quyền và nghĩa vụ của các
bên có liên quan.
Khác với pháp luật phá sản của Nhật
Bản, theo pháp luật phá sản của Hoa Kỳ,
các nhà làm luật lại đi theo hướng thừa
nhận song song cả hai thời điểm có ý nghĩa
trong việc xác định tài sản có của thương
nhân, đó là thời điểm bắt đầu vụ phá sản
và trong quá trình giải quyết vụ việc phá
sản. Cụ thể, khối tài sản có của thương
nhân sẽ bao gồm tất cả những tài sản của
thương nhân tại thời điểm bắt đầu vụ phá
sản. Đồng thời, nó còn bao gồm cả những
tài sản mà con nợ có được trong vòng 180
ngày sau khi vụ án bắt đầu bằng việc thừa
kế những lợi ích từ chính sách bảo hiểm
và bất kỳ một lợi ích nào đối với tài sản có
được sau khi vụ án bắt đầu13.
Nghiên cứu pháp luật phá sản của
Đức để thấy rằng, trong vấn đề này, nhà
lập pháp của Đức và Hoa Kỳ có sự tương
đồng nhất định khi quy định cả hai thời
điểm để cách xác định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán
gồm thời điểm Toà án ra quyết định thụ lý
và những tài sản con nợ có thêm được từ
thời điểm thụ lý.
Theo Luật phá sản của Việt Nam hiện
hành, nguyên tắc thời điểm tiến hành giải
quyết vụ việc phá sản cũng được các nhà
làm luật dựa vào để xác định tài sản có
của thương nhân. Cụ thể, Điều 64 Luật
Phá sản năm 2014 quy định tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán nói chung cũng như tài sản
có của những đối tượng này nói riêng sẽ
13 Lê Tài Triển - Thiên IX, Luật Thương Mại Việt
Nam dẫn giải.
được xác định tại thời điểm Tòa án quyết
định mở thủ tục phá sản và cả sau ngày
Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Như vậy, pháp luật phá sản Việt Nam
có nhiều điểm tương đồng với pháp luật
một số quốc gia trên thế giới trong việc
ấn định khoảng thời gian xác định tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán. Việc quy định hai thời điểm như
vậy là hoàn toàn phù hợp với tinh thần
của những chủ trương, đường lối chính
sách trong vấn đề này bởi pháp luật phá
sản của Việt Nam thừa nhận sự phát sinh
thêm tài sản so với thời điểm bắt đầu vụ
việc phá sản, đặc biệt là trong giai đoạn
phục hồi. Thêm vào đó, khi khối tài sản có
của thương nhân được xác định đầy đủ,
chi tiết, rõ ràng thì sẽ góp phần đảm bảo
hơn cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của tất cả các bên.
- Xác định nguồn tài sản, loại hình
tài sản
Nguyên tắc này sẽ xác định được tài
sản có của thương nhân mất khả năng
thanh toán dựa trên việc xem xét những
tài sản ấy có được là do xiết nợ, được thừa
kế, được tặng cho, được thu hồi về từ
những giao dịch vô hiệu trong quá trình
tiến hành thủ tục tố tụng hay bản thân nó
đã có, thương nhân đã nắm giữ tại thời
điểm bắt đầu giải quyết vụ việc phá sản.
Bên cạnh đó, tài sản có của thương nhân
cũng được xác định trên cơ sở phân biệt
tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản là
động sản, tài sản là bất động sản, hoặc tài
sản ấy là của chủ doanh nghiệp tư nhân,
tài sản của thành viên hợp danh của công
ty hợp danh không trực tiếp đưa vào hoạt
động kinh doanh
Theo pháp luật phá sản của Hoa Kỳ,
khối tài sản có của thương nhân mất khả
56
BÀN VỀ TÀI SẢN CÓ CỦA THƯƠNG NHÂN MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
năng thanh toán sẽ được xác định dựa trên
hai nguồn chính là những tài sản của con
nợ hiện có tại thời điểm bắt đầu vụ việc
phá sản và những tài sản do Tín thác viên
thu hồi được theo thẩm quyền do Luật
định trong trường hợp siết nợ đối với các
con nợ của doanh nghiệp mà không cần
sự đồng ý của con nợ, cũng như các tài sản
có được từ những giao dịch vô hiệu khác.
Theo pháp Luật phá sản của Nga, các
nhà làm luật đã quy định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán sẽ
được xác định từ các nguồn là bảng cân đối
kế toán hoặc các tài liệu kế toán thay thế.
Ngoài ra, tài sản có của thương nhân còn
là các đối tượng thuộc lĩnh vực công cộng
nằm trong bảng cân đối của người mắc
nợ, trừ quỹ nhà ở, các trường mẫu giáo và
các công trình sản xuất hạ tầng quan trọng
đối với đời sống khu vực, cần được đưa
vào bảng cân đối của các cơ quan tự quản
địa phương hoặc cơ quan quyền lực nhà
nước hữu quan, nếu pháp luật của Liên
bang quy định khác...
Liên quan tới nguyên tắc này, Luật
Phá sản năm 2014 của Việt Nam cũng chứa
đựng quy định liên quan tới việc xác định
tài sản có của thương nhân mất khả năng
thanh toán dựa vào nguồn tài sản hay loại
hình tài sản. Cụ thể, tài sản có của thương
nhân sẽ bao gồm cả tài sản hữu hình và tài
sản vô hình, tài sản thu hồi được từ những
giao dịch vô hiệu. Đồng thời, những tài
sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, tài
sản của thành viên hợp danh của công
ty hợp danh dù không trực tiếp đưa vào
hoạt động kinh doanh nhưng cũng được
xác định là một nguồn chứa tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán.
Có thể lý giải nguyên nhân các nhà
làm luật Việt Nam buộc đưa những tài
sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành
viên hợp danh vào khối tài sản phá sản
(mặc dù không đưa vào kinh doanh) bởi
xét về bản chất của từng mô hình doanh
nghiệp, những doanh nghiệp tư nhân và
công ty hợp danh là những đơn vị sẽ phải
chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động
kinh doanh của mình, tức là toàn bộ khối
tài sản thuộc sở hữu cá nhân cũng sẽ phải
đưa ra để thực hiện nghĩa vụ trong trường
hợp thương nhân phá sản.
Như vậy, mặc dù khác nhau về hình
thức, cách thức quy định nhưng xét về bản
chất, pháp luật Việt Nam không có nhiều
điểm khác biệt với pháp luật một số quốc
gia trên thế giới về nguyên tắc nguồn tài
sản được xác định là tài sản có của thương
nhân theo pháp luật phá sản. Cách xác
định, quy định nguồn tài sản có sự khác
nhau giữa các quốc gia là do sự khác biệt
giữa các hệ thống pháp luật về việc định
nghĩa tài sản, tài sản hữu hình, tài sản vô
hình, động sản, bất động sản cũng như
quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể khác
trong xã hội. Tựu chung lại, nguồn xác
định tài sản có của thương nhân mất khả
năng thanh toán phải đảm bảo tính toàn
diện, triệt để, thống nhất, đồng bộ; bảo
đảm thu hồi được đầy đủ tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán.
- Xác định phạm vi không gian mà
tài sản có của thương nhân mất khả năng
thanh toán đang hiện hữu
Có rất nhiều hướng quy định khác
nhau đối với nguyên tắc này ở mỗi quốc
gia, theo đó tài sản có của thương nhân
mất khả năng thanh toán chỉ là những tài
sản đang nằm trong phạm vi lãnh thổ của
quốc gia nơi thương nhân đăng ký kinh
doanh, hoặc có thể là những tài sản thuộc
sở hữu của thương nhân nhưng đang nằm
57Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
VŨ THỊ HỒNG VÂN- PHAN CÔNG TIẾN
ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi
thương nhân đăng ký kinh doanh, hay có
những nước việc xác định tài sản có của
thương nhân không bị giới hạn bởi nguyên
tắc này. Theo pháp luật phá sản của Nhật
Bản, những tài sản nào ở ngoài phạm vi
lãnh thổ Nhật Bản thì không được coi là
một bộ phận của khối tài sản phá sản nói
chung cũng như tài sản có nói riêng. Điều
này xuất phát từ quan điểm của các nhà
lập pháp Nhật Bản trong vấn đề giám sát,
đánh giá, thu hồi tài sản. Ngược lại, theo
pháp luật phá sản của Đức thì những tài
sản của con nợ nằm ở nước ngoài vẫn
được xác định là tài sản phá sản hay tài
sản có của họ.
Đối với nguyên tắc này, pháp luật phá
sản Việt Nam hiện nay không có quy định
điều chỉnh cụ thể, trực tiếp để giới hạn
phạm vi tài sản có của thương nhân mất
khả năng thanh toán; mà chỉ có quy định
áp dụng chung đối với trường hợp vụ việc
phá sản có yếu tố nước ngoài cũng như
việc ủy thác đối với những vụ việc phá sản
như vậy.
Như vậy, việc xác định phạm vi tài
sản của thương nhân mất khả năng thanh
toán ở trong nước hay nước ngoài còn
phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của
từng quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh
toàn cầu hóa, việc đầu tư ra nước ngoài
ngày càng phát triển, hầu như không có
quốc gia nào không có bất kỳ một quan hệ
thương mại, đầu tư nào ra nước ngoài. Vì
vậy, khi thương nhân phá sản, việc thu hồi
tài sản của thương nhân ở nước ngoài là
vấn đề cần thiết, quan trọng để bảo vệ tối
đa quyền lợi của chủ nợ và đảm bảo khả
năng phục hồi của con nợ.
- Xác định tài sản loại trừ
Theo nguyên tắc này, có một số loại
tài sản sẽ được loại trừ khỏi khối tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán như những đồ dùng sinh hoạt thiết
yếu hàng ngày đảm bảo một cuộc sống
với những điều kiện tối thiểu. Nguyên tắc
này cũng được nhiều nước quan tâm và
thể hiện thông qua các quy định về loại
trừ tài sản khỏi khối tài sản phá sản nói
chung và tài sản có nói riêng. Đơn cử như
Đức, tài sản loại trừ là tài sản của chủ nợ
đang cho con nợ sử dụng mà không thuộc
về khối tài sản phá sản và phải hoàn trả lại
cho chủ nợ. Ở Nga, các nhà làm luật nhấn
mạnh, quỹ nhà ở, các trường mẫu giáo và
các công trình sản xuất hạ tầng quan trọng
đối với đời sống khu vực, cần được đưa
vào bảng cân đối của các cơ quan tự quản
địa phương hoặc cơ quan quyền lực nhà
nước hữu quan, nếu pháp luật của Liên
bang không quy định khác... hay những
tài sản không thuộc quyền sở hữu của
người mắc nợ, trong đó có tài sản do mắc
nợ thuê; tài sản mà người mắc nợ có trách
nhiệm bảo quản; tài sản riêng của công
nhân viên thương nhân mắc nợ, trừ tài
sản mà theo quy định của pháp luật hoặc
điều lệ của doanh nghiệp có thể được thu
hồi để thực hiện các nghĩa vụ của người
mắc nợ thì đều không thuộc khối tài sản
phá sản nói chung và tài sản có nói riêng.
Cũng giống như trên, tại Việt Nam, pháp
luật phá sản hiện hành không có quy định
thể hiện việc áp dụng nguyên tắc này vào
việc xác định tài sản có của thương nhân
mất khả năng thanh toán, điều này sẽ trở
thành một trong những trở ngại trong quá
trình đánh giá tình hình tài chính, khả
năng thanh toán của thương nhân mắc nợ.
Như vậy, qua nghiên cứu pháp luật
phá sản của một số quốc gia, có thể thấy
rằng hiện nay đang tồn tại tối thiểu là bốn
nguyên tắc xác định tài sản có của thương
58
BÀN VỀ TÀI SẢN CÓ CỦA THƯƠNG NHÂN MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
nhân mất khả năng thanh toán. Xuất phát
từ sự khác nhau trong tư duy lập pháp
mà mỗi nhà làm luật của mỗi nước sẽ có
một cách quy định, áp dụng khác nhau và
điều này sẽ tạo nên tính đặc trưng pháp lý
riêng có của các nước.
2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán
Trong mối liên hệ với Tòa án, các chủ
nợ, cũng như các bên liên quan khác, việc
xác định tài sản có của thương nhân mất
khả năng thanh toán có ý nghĩa rất lớn
trong việc bảo toàn sự nguyên vẹn của
khối tài sản có ấy tránh khỏi sự thất thoát,
hư hại. Đồng thời, việc xác định tài sản có
của thương nhân mất khả năng thanh toán
còn là một trong các căn cứ để các bên liên
quan sẽ xem xét, lựa chọn và quyết định
một thủ tục thích hợp để giải quyết tình
trạng làm ăn thua lỗ của thương nhân. Và
ở một khía cạnh nào đó, lợi ích của các con
nợ sẽ được bảo vệ, giúp đỡ. Cụ thể:
Thứ nhất, việc xác định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán ở
chừng mực nhất định có thể giúp các cơ
quan có thẩm quyền cũng như các bên
liên quan đánh giá một cách cụ thể về tình
hình tài sản thực tế của thương nhân hay
các cá nhân hoạt động thương mại. Trên
cơ sở đó, các bên liên quan sẽ thiết lập các
biện pháp bảo vệ sự nguyên vẹn cũng như
bảo toàn giá trị của tài sản, tránh khỏi sự
tác động của các nguyên nhân khách quan,
đồng thời có những biện pháp ngăn chặn
kịp thời đối với các hành vi tẩu tán tài sản
trái quy định của pháp luật, góp phần hạn
chế việc tài sản bị thất thoát, hư hại bởi các
nguyên nhân chủ quan.
Thứ hai, trên cơ sở xác định tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán, các bên liên quan sẽ xem xét, lựa
chọn và quyết định một thủ tục thích hợp
để giải quyết tình trạng làm ăn thua lỗ của
thương nhân, hướng tới đảm bảo lợi ích
cho các chủ nợ.
Cụ thể, vào những năm 80 của thế kỷ
XIX, nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ,
Anh, Hàn Quốc, Indonesia đã lựa chọn
thủ tục phá sản không chính thức để giải
quyết vấn đề trên14. Theo đó, thủ tục phá
sản không chính thức là thủ tục giải quyết
tình trạng phá sản không có sự can thiệp
của Toà án mà dựa trên sự thoả thuận tự
nguyện giữa người mắc nợ và chủ nợ.
Đây được coi là giải pháp tích cực thay thế
hoặc hỗ trợ cho thủ tục phá sản chính thức
bởi tính đơn giản, mềm dẻo và thường đạt
hiệu quả cao của nó.
Thêm vào đó, về phía các cơ quan
có thẩm quyền thì việc xác định tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán cũng sẽ là một trong những cơ sở
quan trọng để lựa chọn phương án giải
quyết tình trạng mất khả năng thanh toán
của thương nhân. Ở mỗi quốc gia, pháp
luật phá sản lại đưa ra những mô hình tố
tụng phá sản khác nhau, tuy nhiên, tựu
chung lại thì có hai hướng nổi bật đó là:
thủ tục thanh toán/thanh lý tài sản và
thủ tục phục hồi. Với thủ tục thanh toán/
thanh lý tài sản, toàn bộ tài sản của có của
thương nhân được chuyển thành tiền mặt
và thanh toán cho các chủ nợ, chấm dứt sự
hoạt động cũng như chấm dứt sự tồn tại
của thương nhân đó. Đối với thủ tục phục
hồi, hình thức thể hiện của nó tương đối đa
dạng, về cơ bản đó là một sự tổ chức sắp
14 Phan Thị Thu Hà (2010), Tìm hiểu pháp luật phá
sản trên thế giới, Chuyên đề khoa học xét xử, Viện
Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao, NXB
Tư pháp, Hà Nội, trang 86.
59Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
VŨ THỊ HỒNG VÂN- PHAN CÔNG TIẾN
xếp lại hoạt động kinh doanh của thương
nhân đang mất khả năng thanh toán các
khoản nợ trên cơ sở sự chấp thuận và sự
giám sát chặt chẽ của các bên liên quan
về một phương án, kế hoạch phục hồi do
chính thương nhân này xây dựng.
Trong các mối quan hệ dân sự, kinh
tế, cương vị là một chủ nợ luôn tồn tại
những mối rủi ro khi các con nợ không thể
đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn.
Do đó, có thể thấy, việc xác định tài sản
có của thương nhân mất khả năng thanh
toán là một trong những cơ sở để các bên
liên quan sẽ xem xét, lựa chọn và quyết
định một thủ tục thích hợp để giải quyết
tình trạng làm ăn thua lỗ của thương nhân
vì một mục tiêu chung là hướng tới việc
bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ. Theo
đó, dù cơ quan có thẩm quyền hay các bên
liên quan có áp dụng biện pháp giải quyết
như thế nào đối với thương nhân đang
không có khả năng thanh toán nợ đến hạn
thì cũng phải đảm bảo việc thu hồi nợ của
các chủ nợ khi thương nhân bị thanh toán
ngay hoặc các chủ nợ sẽ nhận được lợi ích
lâu dài hơn, nhiều hơn khi thương nhân
được áp dụng biện pháp phục hồi.
Thứ ba, ở một khía cạnh nào đó, lợi
ích của các con nợ đã được bảo vệ, giúp
đỡ thông qua việc xác định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán nói
riêng cũng như các vấn đề khác nói chung.
Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh
là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro,
tình trạng làm ăn thua lỗ, không trả được
các khoản nợ đến hạn có thể xảy ra bất cứ
lúc nào với bất kỳ nhà kinh doanh nào.
Ngày nay, việc Nhà nước xem xét trước
tiên không phải vấn đề khai tử thương
nhân khi họ bị mất khả năng thanh toán
theo quy định của pháp luật mà là tìm cách
giúp đỡ những đối tượng này thoát khỏi
tình trạng khó khăn thông qua các hình
thức phục hồi thương nhân, bởi không
phải mọi thương nhân thất bại trong nền
kinh tế thị trường cạnh tranh đều phải bị
thanh toán ngay. Nếu một thương nhân
có khả năng phục hồi hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận và có
khả năng đem lại lợi nhuận thì phải có cơ
hội để phục hồi. Vì vậy, việc xác định khả
năng tài chính hay xác định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán nói
riêng và các vấn đề khác có liên quan nói
chung đã phần nào phản ánh sự bảo vệ,
giúp đỡ của Nhà nước đối với các con nợ
khi họ vẫn còn khả năng có thể phục hồi.
Như vậy, việc xác định tài sản có của
thương nhân mất khả năng thanh toán
có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cơ
quan có thẩm quyền mà còn với các bên
liên quan khác trong việc đánh giá một
cách chính xác về tình hình tài chính của
thương nhân để bảo toàn khối tài sản có
thông qua việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặn kịp thời các giao dịch có mục
đích làm thất thoát tài sản hay các sự kiện
khách quan khác. Đồng thời, việc xác định
tài sản có của thương nhân khi mất khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm lợi ích
về tài sản của các chủ nợ được thu hồi
dù cho con nợ có bị áp dụng các thủ tục
giải quyết phá sản chính thức hoặc không
chính thức. Mặt khác, ở một khía cạnh nào
đó, lợi ích của các con nợ cũng được bảo
đảm, giúp đỡ khi xem xét vấn đề tài sản
có của thương nhân cũng như các vấn đề
khác liên quan để thấy rằng họ vẫn có khả
năng phục hồi./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_tai_san_co_cua_thuong_nhan_mat_kha_nang_thanh_toan.pdf