Điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Ngoài ra, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn sửa đổi, bổ sung cấu thành cơ bản của một số tội phạm như: bổ sung thêm phạm vi khách thể cần được bảo vệ của tội vi phạm quy định trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Điều 179 BLHS năm 1999), theo đó, BLHS năm 2015 không chỉ xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như BLHS năm 1999 mà còn xử lý những hành vi vi phạm quy định trong hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng thuộc phạm vi bị xử lý hình sự; sửa đổi cấu thành cơ bản của một số tội phạm trong lĩnh vực nhằm đảm bảo chính xác hơn, đầy đủ hơn các hành vi cần được xử lý hình sự cũng như loại bỏ bớt những hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Điều 207 BLHS năm 2015 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả) đã loại bỏ khách thể cần được bảo vệ là “ngân phiếu giả, công trái giả” như quy định tại Điều 180 BLHS năm 1999; Điều 211 BLHS năm 2015 (tội thao túng thị trường chứng khoán) đã bổ sung thêm 04 loại hành vi trong cấu thành cơ bản để đảm bảo sự đầy đủ, chính xác và bao quát hết những hành vi nguy hiểm trong lĩnh vực chứng khoán. Đồng thời, hủy bỏ hay bổ sung một số điểm trong một số điều luật. Chẳng hạn: không quy định nội dung điểm c khoản 1 Điều 153

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Chương XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong các văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là chủ trương: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ HUỲNH TRUNG HẬU* TÓM TẮT NỘI DUNG Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) không chỉ về mặt kỹ thuật lập pháp mà còn cả về chính sách hình sự. Vấn đề này được thể hiện rõ trong nội dung từng chương, từng điều luật cụ thể. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích và trao đổi những điểm mới cơ bản được quy định tại Chương VIII (Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Từ khóa: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Bộ luật hình sự. SUMMARY The Criminal Code 2015 (Amended in 2017) which came into forces from 01/01/2018 has many some changes and amendments compared to the Criminal Code 1999 (Amended in 2009) not only the legislative technique but also the penal policy. This issue was clear to recognise in every specific chapter and article. In this journal article, the author presented his study, analysis and discussion of the new points in Chapter VIII (Economic Offences) of the Criminal Code 2015 (Amended in 2017). Key words: Economic offences; Criminal law. * Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TẠP CHÍ KHGD CSND 107 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hướng xã hội chủ nghĩa”, “Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế”. Việc sửa đổi, bổ sung chương XVIII nhằm xây dựng BLHS phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước sau Hiến pháp năm 2013, phát huy hơn nữa vai trò của BLHS với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta. So với Chương XVI của BLHS năm 1999, thì Chương XVIII của BLHS năm 2015 được cơ cấu lại khoa học và hợp lý hơn. Theo đó, chương này được chia thành 03 mục, mỗi mục là một nhóm tội phạm; cụ thể1: Mục 1 “Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại” gồm 12 điều luật (từ Điều 188 đến Điều 199), quy định 18 tội danh (trong đó có 06 điều luật quy định 01 tội danh, 06 điều luật quy định ghép 02 tội danh). Mục 2 “Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm” gồm 17 điều luật (từ Điều 200 đến Điều 216), quy định 25 tội danh (trong đó có 14 điều luật quy định 01 tội danh, 01 điều luật quy định ghép 03 tội danh, 02 điều luật quy định ghép 04 tội danh). Mục 3 “Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” gồm 19 điều luật (từ Điều 217 đến Điều 234), quy định 19 tội danh. Việc phân chia thành các mục theo từng lĩnh vực đã thể hiện tính hợp lý, khoa học về kỹ thuật lập pháp, tạo thuận lợi trong áp dụng pháp luật hình sự. Đồng thời, số lượng các điều luật trong chương này tăng từ 35 điều luật lên 48 điều luật, tăng 13 điều luật so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Việc sửa đổi, bổ sung Chương XVIII BLHS năm 2015 tập trung vào các nội dung cơ bản, đó là: (i) bổ sung chủ thể là pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự; (ii) bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với một số tội phạm; (iii) tách một số tội phạm ghép thành những tội danh độc lập đối với một số tội phạm; (iv) phi hình sự hóa đối với một số tội phạm; (v) thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội phạm cụ thể; (vi) hình sự hóa một số hành vi phạm tội trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và (vii) cụ thể hóa một số tình tiết 1 TS Nguyễn Sơn, Chuyên đề “Những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội xâm phạm sở hữu và Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2017, trang 25. 108 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) định tính, định lượng làm căn cứ định tội hoặc định khung hình phạt. Thể hiện như sau: Thứ nhất, bổ sung chủ thể là pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm. BLHS năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Đây là quy định mới tiến bộ, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của việc bảo vệ và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 22 điều luật (quy định 30 tội danh)2, gồm: Tội buôn lậu (Điều 188); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195); Tội đầu cơ (Điều 196); Tội trốn thuế (Điều 200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203); Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210); Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211); Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217); Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226); Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227); Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Điều 232) và Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234). Quy định này là sự cụ thể hóa và nhất quán với quy định tại Điều 76 (Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại). Cũng như hầu hết các tội danh khác có quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại của Bộ luật hình sự năm 2015, việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại đối với các tội trong chương này là vô cùng cần thiết và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế thị 2 TS Nguyễn Sơn, Chuyên đề “Những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội xâm phạm sở hữu và Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2017, trang 26. TẠP CHÍ KHGD CSND 109 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trường, xu hướng hội nhập, yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Thứ hai, bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Cụ thể có 35/48 điều luật quy định hình phạt tiền là hình phạt chính. Trong đó, hình phạt tiền được quy định là hình phạt chính ở một số tội mà trước đây chưa quy định (Điều 205, 231, 192); và trong một số tội phạm mới (Điều 206, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 217a, 218). Chỉ có 13 điều không quy định hình phạt tiền là hình phạt chính (Điều 193, 194, 207, 208, 219, 220, 221, 222, 223, 224, 229, 230, 233)3. Việc quy định này xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó là do chủ thể phạm tội về kinh tế nhằm mục đích về kinh tế nên có thể dùng hình phạt tiền thay thế cho hình phạt tù vẫn đạt được mục đích xử lý tội phạm, thực hiện chủ trương giảm hình phạt tù. Quy định theo hướng này cũng là sự thể chế hóa quan điểm mở rộng áp dụng hình phạt tiền trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng sửa đổi mức phạt tiền cụ thể trong các khung hình phạt theo hướng tăng nặng. Cụ thể là: có 14 điều luật quy định tăng mức phạt tiền là hình phạt chính (Điều 188, 189, 190, 191, 195, 196, 198, 199, 202, 210, 211, 227, 228, 231). Chỉ có 5 điều luật được giữ nguyên mức phạt tiền (Điều 197, 203, 204, 209, 226). Việc thay đổi này xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mức lương tối thiểu vào thời điểm thông qua BLHS năm 2015 đã tăng gấp rưỡi so với thời điểm thông qua BLHS năm 1999, phản ánh mức sống ngày càng tăng cao của người dân... Mặt khác, việc tăng mức tiền phạt còn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm đối với loại tội phạm này bởi lẽ nó đánh mạnh vào kinh tế, tài chính của người phạm tội. Thứ ba, tách một số tội phạm thành những tội danh độc lập. BLHS năm 1999 quy định một số tội phạm ghép thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Với quy định này thì những hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng lại có chính sách xử lý hình sự như nhau. Chính vì vậy sẽ dẫn đến việc không phân hóa được trách nhiệm hình sự và tạo ra sự không công bằng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Khắc phục những bất cập này, BLHS năm 2015 đã tách những tội phạm ghép thành các tội danh độc lập với chính sách xử lý khác nhau, đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ 3 TS Nguyễn Sơn, Chuyên đề “Những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội xâm phạm sở hữu và Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2017, trang 27. 110 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nguy hiểm của hành vi phạm tội, cụ thể: Tách tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tại Điều 155 BLHS năm 1999 thành 2 tội danh độc lập là: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) và Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); Tách tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh tại Điều 157 BLHS năm 1999 thành 2 tội danh độc lập là: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193) và Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194). Thứ tư, phi tội phạm hóa (toàn phần hoặc một phần) đối với 04 tội trong BLHS năm 1999. Với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu, rộng của nền kinh tế, trước những đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì một số quy định của BLHS về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hiện nay không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, BLHS năm 2015 đã phi hình sự hóa đối với 02 tội phạm được quy định tại BLHS năm 1999, đó là tội kinh doanh trái phép (Điều 159); Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167); Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (Điều 178). Việc phi hình sự hóa hành vi báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167) xuất phát từ yêu cầu phát huy được tính năng động của các cơ quan, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các tội danh này trong BLHS năm 2015 góp phần đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, phù hợp của chính sách hình sự trong việc xử lý người phạm tội, đảm bảo sự chuẩn xác, thống nhất trong chính sách xử lý hình sự. Góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân như đã được khẳng định tại Hiến pháp 2013. Đây chính là một trong những đòi hỏi để thực hiện chiến lược cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49/NQ-TW đã đề ra. Phi hình sự hóa tội kinh doanh trái phép (Điều 159) xuất phát từ thực tế hiện nay, những lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 thu hẹp lại, theo đó Nhà nước chỉ cấm kinh doanh một số lĩnh vực cụ thể và những lĩnh vực này đã được quy định tại một số điều luật cụ thể của BLHS các tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; ma túy; vũ khí; buôn bán người... Bên cạnh đó, với những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện mà vi phạm đã bị xử phạt hành chính là đủ sức răn đe. Riêng một số lĩnh vực khác thì BLHS đã có quy định cụ thể như tội vận chuyển TẠP CHÍ KHGD CSND 111 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, hoặc một số tội phạm trong lĩnh vực đất đai, bảo hiểm, buôn bán vũ khí, phóng xạ... Do đó, việc duy trì tội kinh doanh trái phép trong BLHS là không còn phù hợp và cần thiết trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay. Mặc dù, trong BLHS năm 2015 đã bãi bỏ tội danh này nhưng lại quy định Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (tại Điều 292 BLHS năm 2015). Luật số 12/2017/QH14 bỏ Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 292 của BLHS năm 2015 để bảo đảm sự thống nhất, bình đẳng trong chính sách xử lý đối với các hành vi kinh doanh trái phép. Đồng thời, do cần thiết xử lý một số hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội danh này đang diễn biến phức tạp, dư luận quan tâm và yêu cầu phải xử lý hình sự, Luật số 12/2017/ QH14 đã chỉnh lý theo hướng: Đối với hành vi “kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép” được bổ sung vào Điều 206 (Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng); hành vi vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp được bổ sung điều luật mới tại Điều 217a (Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp). Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo thì có thể xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290). Việc bổ sung Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp tại điều 217a là nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Thứ năm, thay thế Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 165 BLHS năm 1999 bằng một số tội cụ thể trong BLHS năm 2015. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 BLHS năm 1999. Qua thực tiễn thi hành, quy định này đã phát huy tính tích cực, hiệu quả trong đấu tranh, xử lý các tội phạm kinh tế. Tuy nhiên, đây là một tội danh chung, có phạm vi rộng nhưng lại không cụ thể, rõ ràng, như một cái túi để có thể vận dụng xử lý bất cứ hành vi vi phạm nào. Điều này không đảm bảo tính minh bạch, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng. Trước yêu cầu cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm minh bạch, an toàn của môi trường kinh doanh, để tránh áp dụng tùy tiện, thì việc thay thế tội danh này bằng các tội danh cụ thể trong từng 112 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) lĩnh vực quản lý kinh tế là cần thiết. Chính vì vậy, BLHS năm 2015 đã bổ sung 9 tội danh mới trong các lĩnh vực kinh tế, bao quát các lĩnh vực thường xảy ra vi phạm để thay thế cho Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như: Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217); Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219); Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221); Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223); Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224); Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230)4. Thứ sáu, bổ sung một số tội phạm mới trong các lĩnh vực, cụ thể: Bổ sung 01 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán: Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán cũng là những tội phạm mới được bổ sung vào BLHS năm 1999 trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2009, gồm có 03 tội danh (Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán - Điều 181a; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán - Điều 181b; Tội thao túng giá chứng khoán - Điều 181c). BLHS năm 2015 đã bổ sung 01 tội danh mới - Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212) nhằm đảm bảo BLHS bao quát được hết những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lĩnh vực chứng khoán, bởi vì việc làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán đã xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua nhưng chế tài hành chính không đủ sức răn đe, trong khi đó thị trường chứng khoán là thị trường tương đối nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định, phát triển của nền kinh tế đất nước. Bổ sung 4 tội danh trong lĩnh vực bảo hiểm: Thực trạng vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Một vấn đề nổi cộm là vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng với số tiền lớn xảy ra ở hầu hết các tỉnh, 4 TS Nguyễn Sơn, Chuyên đề “Những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội xâm phạm sở hữu và Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2017, trang 28. TẠP CHÍ KHGD CSND 113 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thành trên cả nước, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng trăm nghìn người lao động, dẫn đến việc họ không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng xuất hiện ngày càng phổ biến. Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng một số quy định của BLHS năm 1999 để xử lý đối với hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm hội. Tuy nhiên, việc vận dụng này chưa được thống nhất và đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Trong khi đó, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực có những đặc thù, hơn nữa, quyền được bảo đảm an sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 khẳng định (Điều 34). Do vậy, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung 04 tội danh liên quan đến lĩnh vực này, đó là Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215) và Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216). Thứ bảy, cụ thể hóa một số tình tiết định tính, định lượng làm căn cứ định tội hoặc định khung hình phạt một số tội phạm. Để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của các dấu hiệu định tính, định lượng, làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dấu hiệu định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, các điều luật của mục này đã cụ thể hóa tương đối đầy đủ, rõ ràng các dấu hiệu định tính, định lượng. Đó là: - Dấu hiệu “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn” quy định tại các điều luật trong BLHS năm 1999 cũng như các tội mới được bổ sung đã được BLHS năm 2015 cụ thể hóa tại tất cả các điều luật liên quan bằng số tiền thu lợi bất chính cụ thể. Nội dung này được quy định trong nhiều điều luật như: Điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 198, 210, 202, 203, 209, 201, 211, 212, 217, 218, 225, 226, 227 - Dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được quy định trong BLHS năm 1999 cũng như các tội mới được bổ sung đã được BLHS năm 2015 cụ thể hóa tại tất cả các điều luật liên quan bằng những mức định lượng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Nội dung này được quy định trong nhiều điều luật như: Điều 192, 193, 194, 195, 196, 199, 203, 206, 209, 210, 211, 212, 213. 214, 215, 217, 218, 219, 220, 221, 222, 224, 225, 226, 227, 230, 231 114 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Dấu hiệu “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn” được BLHS năm 1999 quy định tại các điều luật thuộc nhóm tội phạm này đã được BLHS năm 2015 cụ thể hóa bằng số lượng cụ thể. Nội dung này được quy định trong nhiều điều luật như: Điều 190, 1991, 195, 196, 202, 203 - Dấu hiệu “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng”, “trong trường hợp rất nghiêm trọng” và “trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” làm căn cứ định khung hình phạt đã được cụ thể hóa bằng trị giá tiền thật hoặc tương ứng với tiền thật (trong trường hợp tiền giả hoặc tương ứng với công cụ chuyển nhượng giá hoặc những giấy tờ có giá giả khác). Nội dung này được quy định trong hiều điều luật như: Điều 202, 207, 208 Ngoài ra, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn sửa đổi, bổ sung cấu thành cơ bản của một số tội phạm như: bổ sung thêm phạm vi khách thể cần được bảo vệ của tội vi phạm quy định trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Điều 179 BLHS năm 1999), theo đó, BLHS năm 2015 không chỉ xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như BLHS năm 1999 mà còn xử lý những hành vi vi phạm quy định trong hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng thuộc phạm vi bị xử lý hình sự; sửa đổi cấu thành cơ bản của một số tội phạm trong lĩnh vực nhằm đảm bảo chính xác hơn, đầy đủ hơn các hành vi cần được xử lý hình sự cũng như loại bỏ bớt những hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Điều 207 BLHS năm 2015 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả) đã loại bỏ khách thể cần được bảo vệ là “ngân phiếu giả, công trái giả” như quy định tại Điều 180 BLHS năm 1999; Điều 211 BLHS năm 2015 (tội thao túng thị trường chứng khoán) đã bổ sung thêm 04 loại hành vi trong cấu thành cơ bản để đảm bảo sự đầy đủ, chính xác và bao quát hết những hành vi nguy hiểm trong lĩnh vực chứng khoán. Đồng thời, hủy bỏ hay bổ sung một số điểm trong một số điều luật. Chẳng hạn: không quy định nội dung điểm c khoản 1 Điều 153; điểm c khoản 1 Điều 154 BLHS năm 1999 trong Tội buôn lậu và Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Hủy bỏ điểm g, điểm l khoản 2 Điều 153 BLHS năm 1999 những bổ sung tình tiết định khung tăng nặng đối với các tội này nếu như: “vật phạm pháp là bảo vật quốc gia” (điểm đ khoản 2 Điều 188; điểm c khoản 2 điều 189). Bên cạnh đó, cụ thể hóa các thuật ngữ trong các quy định của BLHS, cụ thể như: quy định rõ hơn về hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới là buôn bán, vận chuyển “trái phép qua biên giới hoặc khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 188, khoản 1 Điều 189); hay “phạm TẠP CHÍ KHGD CSND 115 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội nhiều lần” được quy định rõ ràng hơn là “phạm tội 2 lần trở lên” (điểm h khoản 2 Điều 188; điểm e khoản 2 Điều 190). Tóm lại, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ khái quát những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Việc nghiên cứu chuyên sâu vào từng vấn đề cụ thể tương ứng với những điểm mới trong từng điều luật cụ thể đòi hỏi phải phải có thời gian và cần có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học các chuyên gia pháp lý. H.T.H Tài liệu tham khảo 1. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2010. 2. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2017. 3. PGS, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - TS. Phan Anh Tuấn (Đồng chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Hồng Đức, TP.HCM, 2017. 4. TS Nguyễn Sơn, Chuyên đề “Những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội xâm phạm sở hữu và Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2017. (Nhận bài: 07/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdiem_moi_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015_sua_doi_bo_sung_nam_20.pdf
Tài liệu liên quan