Báo cáo Bạch Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

MỤC LỤC PHẦN I: NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 2 1. Tổ chức niêm yết: 2 2. Tổ chức tư vấn: 2 PHẦN II: CÁC KHÁI NIỆM 3 PHẦN III: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT 4 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 4 2. Cơ cấu tổ chức 8 3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty. 10 4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên Vốn cổ phần của Công ty và Danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm 30/10/2006. 13 5. Danh sách Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức niêm yết, những Công ty mà tổ chức niêm yết nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những Công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức niêm yết. 14 6. Hoạt động kinh doanh 15 7 .Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất. 31 8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 32 9. Chính sách đối với người lao động. 33 10. Chính sách cổ tức. 35 11. Tình hình hoạt động tài chính. 35 12. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và những nhà điều hành 40 13. Tài sản 48 14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức (trong 3 năm tới) 50 15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức. 50 16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức xin niêm yết. 51 17. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan đến Công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. 52 PHẦN IV: CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT 53 PHẦN V: CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NIÊM YẾT 55 1. Tổ chức tư vấn: CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC). 55 2. Tổ chức kiểm toán: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – CHI NHÁNH TẠI TP.HCM (AASC) 55 PHẦN VI: CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH 56 1. Rủi ro về kinh tế 56 2. Rủi ro về tỷ giá 56 3. Rủi ro về pháp luật 57 4. Rủi ro về lãi suất tiền gửi và cho vay 57 5. Rủi ro về tín dụng 58 6. Rủi ro khác 58 PHẦN VII: PHỤ LỤC 59 1. Phụ lục 1: Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 59 2. Phụ lục 2: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2004 – 2005 59 3. Phụ lục 3: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006 59 4. Phụ lục 4: Hồ sơ liên quan đến khoản công nợ khó đòi 59

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Bạch Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/1991, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với chữ Tường An. Logo Tường An được thể hiện ở vị trí nhận biết trên nhãn sản phẩm. Năm 1994, đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với tất cả các loại nhãn hiệu sản phẩm Tường An. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng: Từ năm 2001, Công ty áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Tháng 06/2006 Công ty triển khai xây dựng và thực hành kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP-HACCP cho hoạt động của các nhà máy. Điều này đảm bảo rằng Tường An luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, ổn định đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất của Công ty bao gồm: + Phòng Quản lý chất lượng tại Công ty + Phòng Kiểm tra Chất lượng tại nhà máy Phòng Quản lý Chất lượng thuộc Công ty có trách nhiệm đề ra các yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu và thành phẩm, công bố chất lượng các loại sản phẩm theo luật định, quản lý và theo dõi hồ sơ công bố chất lượng. Phòng kiểm tra Chất lượng tại các nhà máy thực hiện việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, các sản phẩm cuối cùng, kết luận cho xuất hàng nếu lô hàng đã đạt các chỉ tiêu đề ra. Quy trình thực hiện kiểm tra: + Phòng Quản lý Chất lượng đề ra các yêu cầu kỹ thuật + Phòng mua hàng mua theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra + Phòng kiểm tra Chất lượng tại các nhà máy kiểm tra chất lượng tất cả nguyên liệu trước khi nhập kho. Tất cả các thông số kiểm soát phải được lưu giữ. + Sản phẩm cuối cùng phải được phân tích các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Kết quả phân tích phải phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố hoặc tiêu chuẩn khách hàng mới được phép xuất hàng. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những yêu cầu hàng đầu mà Công ty đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các nhà máy của Công ty đều thực hiện các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được Công ty thực hiện nghiêm ngặt từ việc tổ chức huấn luyện kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm hàng năm cho người lao động, khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu thành phẩm. + Đối với nguyên vật liệu: Công ty ban hành các yêu cầu kỹ thuật trong đó nhấn mạnh đến các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các tính chất hóa lý, các nguyên vật liệu còn phải đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế về chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng độc tố vi nấm, phụ gia thực phẩm,… + Trong quá trình sản xuất: tất cả các thông số kiểm soát quá trình, kiểm soát chất lượng đều phù hợp với các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. + Đối với thành phẩm: Phòng kiểm tra Chất lượng của nhà máy kiểm tra các lô hàng sản xuất theo các thủ tục quy định. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu kết hợp với việc xem xét các thông số quá trình mới kết luận cho xuất kho. Định kỳ mẫu các loại sản phẩm phải được gởi đến cơ quan chức năng để phân tích đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống. + Tất cả các hồ sơ kiểm tra được lưu giữ đến hết hạn sử dụng của sản phẩm. Hoạt động Marketing. Chiến lược Sản phẩm (P1): Thương hiệu Tường An đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, sản phẩm đa dạng, thông dụng nhất là các loại dầu như Cooking Oil, dầu Vạn Thọ dùng để chiên xào, chế biến các món ăn; Shortening, Margarine sử dụng trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, mì ăn liền. Bên cạnh đó, Tường An còn có các sản phẩm dầu ăn cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao như: dầu Nành, dầu Mè, dầu Phộng,… Tháng 12/2003, Công ty đã tạo nên một bước đột phá trong ngành dầu thực vật Việt Nam thông qua việc nghiên cứu bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào sản phẩm dầu ăn. Đó là: + Dầu ăn dinh dưỡng cao cấp VIO chuyên dùng cho trẻ em, có bổ sung DHA và Vitamin A, E tự nhiên có trong dầu gấc, giúp phát triển trí não, tốt cho da, mắt và tim. + Dầu ăn dinh dưỡng cao cấp Season bổ sung Vitamin A và D, giúp tế bào cơ thể chống lão hóa, tốt cho xương, thích hợp cho người lớn tuổi. Chiến lược Giá (P2) Tường An có giá cả hợp lý, tạo nên sức mạnh vô cùng hiệu quả, chủ yếu, định vị các sản phẩm theo tiêu chí chất lượng và giá cả như sau: + Giá trung bình áp dụng cho nhóm sản phẩm chiên xào. + Giá từ trung bình trở lên áp dụng cho dòng sản phẩm Cao cấp. + Giá cao áp dụng cho dòng sản phẩm Dinh dưỡng. + Giá cạnh tranh áp dụng cho nhóm dầu đặc. Với chính sách giá phù hợp, Tường An luôn phục vụ đông đảo người tiêu dùng. Chiến lược Phân phối (P3): Gần 30 năm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, hiện nay Công ty đã có mạng lưới phân phối tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước gồm 2 nhà máy, 3 chi nhánh, trên 200 nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm, 100 khách hàng công nghiệp, 400 siêu thị, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học và nhà trẻ. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng chuyển từ chợ vào siêu thị, khách hàng đến với siêu thị ngày càng đông. Vì vậy, siêu thị là nơi lý tưởng nhất để quảng cáo tại các điểm bán, nâng cao hình ảnh thương hiệu Tường An. Đối với thị trường nước ngoài, Tường An có hợp đồng xuất khẩu với nhiều quốc gia như: Nhật, Đài Loan, Philippine, Đông Âu, Australia, Hồng Kông, Trung Đông, Ba Lan, Ucraina…Trong tương lai gần, Tường An từng bước khảo sát, tìm hiểu thị trường Campuchia, Trung Quốc và một số nước khác trong khối ASEAN. Chiến lược Chiêu thị (P4): Về Quảng cáo: Công ty quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet, Game show,… Tại các đại lý và nhà phân phối: Công ty tăng cường quảng cáo trên hộp đèn, bảng hiệu, trên các xe tải vận chuyển hàng hóa… Tại các điểm bán lẻ và siêu thị: trưng bày sản phẩm nhằm tăng sự hiện diện của thương hiệu… Ngoài ra, hàng năm Công ty tham gia khoảng 10-20 hội chợ lớn trong và ngoài nước, chủ yếu tập trung hội chợ HVN CLC, Sao Vàng Đất Việt… Về Khuyến mại: Khuyến mại cho Người Tiêu Dùng: mục tiêu chính của khuyến mại là củng cố và gia tăng doanh số, thu hút khách hàng mới mua và dùng thử sản phẩm, nâng cao hình ảnh thương hiệu. Những năm qua, Công ty luôn duy trì các hình thức khuyến mại hấp dẫn, đa dạng áp dụng cho nhà phân phối kết hợp với khuyến mại cho người tiêu dùng. Các sản phẩm khuyến mại chủ yếu là áo thun, nón, áo mưa, túi xách, cặp da, … Khuyến mại cho Nhà phân phối: + Hỗ trợ chi phí bán hàng, chiết khấu giảm giá bổ sung. + Thi bán hàng doanh số cao, thi trưng bày sản phẩm, thi kỹ năng bán hàng… + Hỗ trợ chi phí làm bảng hiệu, hộp đèn; trên các phương tiện xe vận tải của đại lý, Nhà phân phối… + Tài trợ một số chương trình mang tính cộng đồng, xã hội (P.R) tại địa phương của đại lý, Nhà phân phối Tường An… Quan hệ Cộng đồng (P.R): Bên cạnh hoạt động SXKD, Công ty thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; đóng góp quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em bị khuyết tật, … Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền â Logo: Giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu: + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số: 2060 Mẫu nhãn hiệu: Màu sắc: Đỏ, Trắng. Hàng hóa và dịch vụ xếp theo phân loại quốc tế: Nhóm 3. Xà phòng Nhóm 29. Các loại dầu mỡ thực vật Ngày nộp đơn: 02/07/1990 Ngày ưu tiên: 02/07/1990 Ngày cấp: 02/07/1990 Hiệu lực: có hiệu lực từ ngày cấp đến hết ngày 02/07/2010 (đã gia hạn). + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số: 2188 Mẫu nhãn hiệu: Ngày nộp đơn: 25/11/1994 Ngày ưu tiên: 25/11/1994 Ngày cấp: 16/05/1995 Thời gian hiệu lực: đến ngày 25/11/2009 (đã gia hạn). + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số: 4023 Mẫu nhãn hiệu: Hàng hóa và dịch vụ xếp theo phân loại quốc tế: Nhóm 3: Xà phòng. Nhóm 29: Dầu vừng tinh luyện, dầu lạc tinh luyện, dầu nành tinh luyện, dầu dừa tinh luyện, mỡ thực vật, bơ thực vật (margarine), mỡ pha (shortening). Ngày nộp đơn: 18/11/1991 Ngày cấp: 18/11/1991 Hiệu lực: có hiệu lực từ ngày cấp đến hết ngày 18/11/2011 (đã gia hạn). Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết. Tên hợp đồng Giá trị hợp đồng Thời gian thực hiện Sản phẩm Đối tác Hợp đồng mua bán (82/BH-2006) Hợp đồng mua bán (94/BH-2006) Hợp đồng mua bán (96/BH-2006) Hợp đồng mua bán (93/BH-2006) Hợp đồng mua bán (45/BH-2006) Hợp đồng Ngoại thương (381/NVL-2006) Hợp đồng Ngoại thương (393/NNL- 2006) 1,002,000 USD 1,012,000 USD 510,000 USD 466,000 USD 1,212,000 USD 935,000 USD (2%) 106,100 USD Đến 31.10.2006 Đến 31.10.2006 Đến 31.10.2006 Đến 31.10.2006 Đến 31.8.2006 03.07 đến 30.09.2006 21.07 đến 15.09.2006 RBD Palm Olein RBD Palm Olein RBD Palm Olein RBD Palm Stearin Grude Degummed Soyabean Oil RBD Palm Olein RBD Palm Stearin Grude Sesame Oil Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Công ty Dầu TV – HL – MP Việt Nam Wilmar trading Pte.Ltd M/s Ramesh Industries 7 .Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2004 – 2005. STT Chỉ tiêu 9 tháng đầu năm 2004 3 tháng cuối năm 2004 Năm 2004 Năm 2005 % tăng giảm 2005/2004 9 tháng đầu năm 2006 1 Tổng giá trị tài sản 418,761 438,758 438,758 427,828 -2.49% 479,058 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 230,983 228,262 228,262 241,535 5.81% 250,009 3 Doanh thu thuần 818,958 333,200 1,152,158 1,181,594 2.55% 1,149,462 4 Lợi nhuận từ HĐKD 23,596 15,378 38,974 39,549 1.47% 30,997 5 Lợi nhuận khác 1,951 10 1,960 531 -72.93% 582 6 Lợi nhuận trước thuế 25,547 15,388 40,935 40,080 -2.09% 31,579 7 Lợi nhuận sau thuế 20,105 12,102 32,207 40,080 24.44% 31,579 8 Tỷ lệ cổ tức 3%/Quý 3%/Quý 12%/năm 0.00% 9 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 47.05% 47.05% 56.83% 20.78% Ghi chú: Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng 10/2004. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2005. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5.81% so với năm 2004 do Công ty được miễn thuế TNDN được bổ sung Quỹ đầu tư phát triển (28%). Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 2.55% tỷ lệ tăng trưởng không cao, nguyên nhân là do có sự cạnh tranh rất gay gắt về giá bán của các Công ty trong ngành. Mặc dù doanh thu tăng không nhiều và gặp sự cạnh tranh rất lớn của các Công ty trong ngành, lợi nhuận của Công ty giảm 2.09% nhưng vẫn đạt kế hoạch so với năm 2004. Do tình hình cạnh tranh và do yêu cầu mở rộng thị trường nên chi phí bán hàng tăng 50.65% so với năm 2004. Theo lộ trình giảm thuế phi mậu dịch tự do AFTA thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu dầu thô là 3% dầu tinh luyện 5%, do đó các đơn vị nhập thẳng dầu đã qua tinh luyện để đóng chai và bán tại thị trường trong nước làm cho các Công ty có hệ thống dây chuyền tinh luyện gặp nhiều khó khăn. 8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Vị thế của Công ty trong ngành, những lợi thế cạnh tranh nổi bật của doanh nghiệp so với những Công ty trong ngành, vị thế của từng nhóm sản phẩm trên thị trường. Là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành dầu thực vật Việt Nam về sản lượng và chủng loại sản phẩm. Sản phẩm của Công ty đã có mặt gần 30 năm trên thị trường trong nước và được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn nhiều năm liền là hàng Việt Nam chất lượng cao và thương hiệu mạnh. Là đơn vị trong ngành dầu luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng bằng cách vận động người dân dùng dầu thực vật thay mỡ động vật và nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng. Trang thiết bị công nghệ tiên tiến: dây chuyền tinh luyện dầu tự động; dây chuyền chiết dầu chai tự động theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu… Triển vọng phát triển của ngành: Thị trường gia tăng 12%-15% mỗi năm liên tục đến năm 2010. Theo thống kê: + Hiện nay, lượng dầu tiêu thụ bình quân đầu người: 5kg/người/năm. + Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo ít nhất là: 13.5kg/người/năm. + Theo dự án quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam (của Bộ Công nghiệp): + Đến 2010: sản lượng dầu tiêu thụ tăng gấp 1.5 lần (so với 2005). + Đến 2020: sản lượng dầu tiêu thụ tăng gấp 2.4 lần (so với 2005). Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới. Đầu tư xây dựng Nhà máy Dầu Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu): Được triển khai từ năm 2004 đã chính thức khởi công vào ngày 29/7/2005. Đây là nhà máy sản xuất dầu ăn thứ 3 của Tường An và cũng là một trong những nhà máy dầu thực vật có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay, 600 tấn/ngày với tổng số vốn đầu tư 330 tỷ đồng. Tham gia niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán. THỊ PHẦN SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DẦU THỰC VẬT CỦA TƯỜNG AN Tường An 35,1% Khác 64,9% Tường An Khác Nguồn: Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2006 của Cty Dầu TV Hương liệu MP Việt Nam 9. Chính sách đối với người lao động. 9.1. Số lượng người lao động và cơ cấu lao động Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 30/09/2006 là 702 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau: Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Phân theo trình độ 702 100% - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học 155 22.1% - Cán bộ có trình độ trung cấp 61 8.7% - Lao động có tay nghề 421 60% - Lao động phổ thong 65 9.2% Phân theo Hợp đồng lao động 702 100% Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 449 64% Hợp đồng lao động ngắn hạn từ 1-3 năm 173 24.6% Thuê mướn thời vụ 80 11.4% 9.2. Chính sách đối với người lao động Công ty nhìn nhận Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành công của Công ty trong hiện tại cũng như lâu dài. Chính sách tiền lương: Tiền lương chi trả cho người lao động gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Người lao động được hưởng lương theo cấp bậc công việc và kết quả thực hiện công việc của mỗi người. Công ty áp dụng mức lương cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong cùng địa bàn. Đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động và thu nhập ngày càng cải thiện. Chính sách khen thưởng, phúc lợi: Công ty thực hiện chính sách thưởng định kỳ cho người lao động trên cơ sở lợi nhuận đạt được. Ngoài ra Công ty còn khen thưởng đột xuất cho các trường hợp có sáng kiến, đóng góp đặc biệt làm lợi cho Công ty. Người lao động trong Công ty được hưởng các chính sách phúc lợi theo Thỏa ước lao động tập thể như nghỉ mát, hiếu hỷ, trợ cấp khó khăn ... Công ty thực hiện đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định pháp luật hiện hành. Chính sách đào tạo và nâng cao tay nghề: Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức các khóa học tại chỗ hoặc gửi đào tạo tại các trường, trung tâm nhằm nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động. Công ty có chính sách hỗ trợ học phí cho CBCNV có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn. Qua đào tạo, đánh giá và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp công việc bố trí, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty. Các chính sách khác: Công ty luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe cho người lao động qua việc chăm lo bữa ăn giữa ca, khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc y tế ... 10. Chính sách cổ tức. Cổ tức là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư và Ban lãnh đạo của Công ty. Căn cứ vào Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty, chính sách phân phối cổ tức sẽ do Hội đồng quản trị đề nghị và Đại hội cổ đông quyết định: + Công ty chỉ trả cổ tức cho các cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. + Cổ đông sẽ được chia cổ tức theo số vốn góp theo tỷ lệ chia cổ tức mà Đại hội cổ đông thông qua căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của năm hoạt động và căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của các năm tiếp theo. + Tuỳ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của năm hoạt động, Hội đồng quản trị có thể tạm ứng cổ tức giữa kỳ cho các cổ đông. Tỷ lệ chia cổ tức các năm qua: Năm 2004 (Quý 4) 2005 Tỷ lệ 3%/quý 12%/năm 11. Tình hình hoạt động tài chính. Trích khấu hao TSCĐ Tình hình trích khấu hao tài sản cố định: Công ty thực hiện theo đúng chế độ quy định ban hành theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao phù hợp với thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Sự thay đổi trong chính sách khấu hao: Chính sách khấu hao được áp dụng nhất quán trong năm tài chính, cụ thể: Loại TSCĐ Năm 2004 Năm 2005 Nhà cửa vật kiến trúc 05-25 năm 05-25 năm Máy móc thiết bị 05-12 năm 05-12 năm Phương tiện vận tải 06-10 năm 06-10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 03-06 năm 03-06 năm Tài sản cố định vô hình 10-15 năm 10-15 năm Mức lương bình quân Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty năm 2005 là 3,821,000 đồng/người/tháng. Mức lương bình quân này tương đối cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng địa bàn. Thanh toán các khoản nợ đến hạn Công ty không có nợ quá hạn. Tất cả các khoản nợ đến hạn đều được theo dõi chặt chẽ và thanh toán đúng hạn. Các khoản phải nộp theo luật định Tình hình thực hiện nộp NSNN Theo đúng quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Thể hiện trên bảng số liệu sau: Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Số thuế phải nộp Số thuế đã nộp 2004 2005 2004 2005 Thuế GTGT hàng bán nội địa Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp Tiền thuê đất Thuế khác 11,506 2,288 13 8,683 40 3,138 7,341 13,387 4,316 39 1,751 7,882 2,288 13 9,702 40 2,748 13,239 12,912 4,316 3,852 39 1,704 Cộng 25,668 26,834 22,673 36,062 (Nguồn: Theo báo cáo đã kiểm toán năm 2004, 2005) Hàng năm, số thuế nộp vào NSNN đều tăng. Cụ thể số phải nộp năm 2005 tăng 4.5% so với năm 2004. Số nộp vào NSNN tăng đáng kể trong năm 2005 (tăng 59%) do trong năm 2005, Công ty có nộp bổ sung cho năm 2004 là 8,004 triệu đồng. Số này cũng được nộp trong thời hạn quy định. Tình hình nộp BHXH, BHYT: Việc trích nộp BHXH, BHYT được tính trên tiền lương cơ bản thực hiện theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty nhà nước. Trong các năm qua, Công ty luôn chấp hành tốt việc nộp BHXH, BHYT cũng như giải quyết các chế độ BHXH, BHYT có liên quan cho người lao động. Trích các quỹ theo luật định Công ty trích lập và sử dụng các quỹ theo luật định áp dụng cho các doanh nghiệp là Công ty cổ phần và theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Cụ thể như sau: Quỹ đầu tư và phát triển: được trích lập 10% từ lợi nhuận sau thuế Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập 5% từ lợi nhuận sau thuế và sẽ trích lập cho đến khi quỹ dự phòng tài chính bằng 10% Vốn điều lệ của Công ty Quỹ khen thưởng – phúc lợi: được trích lập 5% từ lợi nhuận sau thuế. Do quý 4 năm 2004 Công ty đang hưởng chế độ ưu đãi đầu tư mới và năm 2005 hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần nên được miễn giảm thuế TNDN do vậy phần miễn giảm thuế TNDN được Công ty bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của Công ty cụ thể như sau: (Nguồn: theo báo cáo quyết toán tài chính năm 2004, 2005) Tổng dư nợ vay (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 30/09/2006 Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0 Vay và nợ dài hạn 1,636 14,019 30,761 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2004 – 2005, báo cáo tài chính 9 tháng 2006) Số dư của khoản vay và nợ dài hạn tại thời điểm ngày 30/9/2006 là 30,761 triệu đồng được vay từ Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ chí minh để tài trợ cho Dự án đầu tư mới Nhà máy Dầu Phú Mỹ và Di dời Nhà máy dầu Tường An. Tình hình công nợ Công nợ phải thu (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 31-12-04 31-12-05 30-09-06 Tổng số Nợ quá hạn Tổng số Nợ quá hạn Tổng số Nợ quá hạn Phải thu của khách hàng 30,857 14,319 82 29,490 23 Trả trước cho người bán 2,858 4,745 40,439 Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 0 Phải thu nội bộ 0 0 0 Phải thu khác 329 2,977 2,312 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 -82 -82 Tổng cộng 34,044 21,959 82 72,159 23 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2004 – 2005 và báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006) Công nợ phải thu ngày 31/12/2005 giảm đáng kể so cùng kỳ năm trước. Trong đó nợ phải thu quá hạn là 82,445,553 đồng (đã được lập dự phòng). Hiện tại, Công ty cũng đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để thu hồi nợ. Đến ngày 05/07/2006 Công ty đã tiến hành thu được nợ của khách hàng Đỗ Ngọc Điệp với số tiền là 56,979,148 đồng và Ông Huỳnh Đình Nhiệm là 2 triệu đồng. Số nợ còn lại đến cuối tháng 9/2006 là: 23,466,405 đồng. Công nợ phải trả (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 31-12-04 31-12-05 30-09-06 Tổng số Nợ quá hạn Tổng số Nợ quá hạn Tổng số Nợ quá hạn Phải trả cho người bán 142,564 110,769 146,124 Người mua trả tiền trước 3,555 17,674 1,072 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 7,974 1,662 3,381 Phải trả CNV 32,338 32,459 34,580 Chi phí phải trả 0 656 0 Phải trả cho các đơn vị nội bộ 297 0 0 Phải trả phải nộp khác 22,132 9,053 2,214 Tổng cộng 208,860 0 172,273 0 187,371 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2004 – 2005, báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006) Số dư khoản phải trả người lao động đến ngày 30/09/2006 là: 34,580 triệu đồng. Theo quyết định của Hội đồng quản trị đơn giá tiền lương trên doanh thu được tính theo tỷ lệ: mức tối đa là 4.3% và mức tối thiểu là 2.42% . Nếu lợi nhuận thực hiện năm 2006 đạt theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thì mức tiền lương được hưởng theo mức tối đa là 4.3%, nếu không đạt lợi nhuận thì tiền lương sẽ giảm tương ứng. Trong 9 tháng đầu năm Công ty đã tính và hạch toán tiền lương vào chi phí là 4.3%/ trên doanh thu, mặt khác để an toàn và thận trọng, Công ty đã chi trả tiền lương cho người lao động chưa sử dụng hết mức 4.3% , nếu cuối năm Công ty đảm bảo được lợi nhuận thực hiện đạt theo kế hoạch thì Công ty sẽ chi trả cho người lao động theo mức trích tối đa là 4.3% trên tổng doanh thu . Số dư khoản phải trả cho người bán đến ngày 30/09/2006 là: 146,124 triệu đồng, trong đó phải trả Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam tiền mua nguyên liệu là 136,064 triệu đồng và phải trả các người bán khác là 10,060 triệu đồng. 11.8. Thặng dư vốn do đấu giá cổ phiếu lần đầu: - Giá trị thặng dư vốn do đấu giá cổ phiếu lần đầu là 20.415.501.300 đồng, trong đó phần chênh lệch do đấu giá là 20.413.301.300 đồng và 2.200.000 đồng do thu tiền đặt cọc của 01 nhà đầu tư, đã chuyển tiền cho Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam vào ngày 01/7/2005 theo Công văn số 4566TC/TCDN ngày 19/4/2005 của Bộ Tài chính. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 9T Năm 2006 1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán + Hệ số thanh toán ngắn hạn TSLĐ/Nợ ngắn hạn lần 1.74 1.89 2.02 + Hệ số thanh toán TSLĐ - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn lần 1.44 1.44 1.54 2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn + Hệ số Nợ/Tổng tài sản % 47.98 43.54 47.81 + Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu % 92.22 77.13 91.62 3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động + Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân lần 16.43 14.99 12.69 + Doanh thu thuần/Tổng tài sản lần 2.63 2.76 2.4 4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời + Hệ số Lợi nhuận sau thuế/DTT % 2.80 3.39 2.75 + Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH % 14.11 16.59 12.63 + Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 7.34 9.37 6.59 + Hệ số Lợi nhuận từ HĐKD/DTT % 3.38 3.35 2.70 12. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và những nhà điều hành 12.1. Danh sách thành viên Hội đồng quản trị: 1. Chủ tịch HĐQT – Ông Đoàn Tấn Nghiệp Họ và tên: Đoàn Tấn Nghiệp Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 04/5/1951 Nơi sinh: Quảng Ngãi Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Nghĩa Thương, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi Địa chỉ thường trú: 213/6 Nguyễn Xí, Phường 13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8294513 Trình độ văn hoá: 10/10 Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Điện khí hóa Quá trình công tác: + Từ 10/1981- 06/1982: NV phòng Kỹ thuật Công ty Dầu thực vật Miền Nam + Từ 06/1982- 04/1990: Nhân viên phòng Kỹ thuật Sản xuất Nhà máy Dầu Tường An + Từ 05/1990-01/1991: Phó Trưởng phòng Kỹ thuật Sản xuất Nhà máy Dầu Tường An + Từ 02/1991- 07/1996: Trưởng phòng KT-SX Nhà máy Dầu Tường An + Từ 08/1996- 04/2003: Phó Giám đốc Nhà máy Dầu Tường An + Từ 05/2003- 03/2004: Quyền Giám đốc Nhà máy Dầu Tường An + Từ 04/2004- 09/2004: Giám đốc Nhà máy Dầu Tường An + Từ 10/2004- đến nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dầu thực vật Tường An + Từ 06/2005- đến nay: Phó Tổng giám đốc Công ty Dầu TV Hương liệu Mỹ phẩm VN Chức vụ công tác hiện nay: Phó Tổng giám đốc Công ty Dầu TV Hương liệu Mỹ phẩm VN Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dầu thực vật Tường An Số cổ phần nắm giữ: 104,100 cổ phần cá nhân Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Không 2. Phó Chủ tịch HĐQT – Bà Huỳnh Tuân Phương Mai Họ và tên: Huỳnh Tuân Phương Mai Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 15/6/1962 Nơi sinh: Bình Trinh Đông – Long An Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Xã Bình Trinh Đông, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An Địa chỉ thường trú: 123 Đồng Đen, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8153972 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế Công nghiệp Quá trình công tác: + Từ 08/1986 - 03/1990: Nhân viên phòng Kế hoạch Cung tiêu Nhà máy Dầu Tường An + Từ 04/1990 - 03/1997: Phó Trưởng phòng Kế hoạch Cung tiêu Nhà máy Dầu Tường An + Từ 04/1997 - 10/2002: Trưởng phòng Kinh doanh Nhà máy Dầu Tường An + Từ 11/2002 - 9/2004: Phó Giám đốc Nhà máy Dầu Tường An + Từ 10/2004 – đến nay: Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Chức vụ công tác hiện nay: Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP Dầu thực vật Tường An Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Số cổ phần nắm giữ: 121,490 cổ phần Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Chồng: Lê Đăng Quang sở hữu 89,900 cổ phần cá nhân 3. Thành viên HĐQT – Ông Đinh Quốc Hưng Họ và tên: Đinh Quốc Hưng Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 29/8/1958 Nơi sinh: Thành Phố Hồ Chí Minh Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Vĩnh Long Địa chỉ thường trú: 248/9 Huỳnh Văn Bánh, phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8294513 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Đại học Ngoại thương, Kỹ sư Mỏ Quá trình công tác: + Từ 1984 – 1988: Xí nghiệp khai thác đá Sóc Lu, tỉnh Đồng Nai + 1988 – 1992: Công ty Xuất nhập khẩu Dầu thực vật Việt Nam + 1992 – đến nay: Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam Chức vụ công tác hiện nay: Trưởng phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam. Thành viên HĐQT Công ty CP Dầu thực vật Tường An. Số cổ phần nắm giữ: 10,000 cổ phần cá nhân Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Không có 4. Thành viên HĐQT – Bà Đặng Thị Thu Họ và tên: Đặng Thị Thu Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 12/11/1956 Nơi sinh: Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Xã Giao Hoành, Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định Địa chỉ thường trú: 177/58 đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8153972 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế Quá trình công tác: + Từ 01/1981-03/1990: Nhân viên kế toán Nhà máy Dầu Tường An + Từ 04/1990-12/1997: Phó Trưởng phòng Kế toán Nhà máy Dầu Tường An + Từ 01/1998-09/2004: Trưởng phòng Tài chính Kế toán NM Dầu Tường An + Từ 10/2004-hiện nay: Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Số cổ phần nắm giữ: 79,400 cổ phần cá nhân Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Em Đặng Thị Tuyết Loan sở hữu 4,760 cổ phần cá nhân Em Đặng Thị Mỹ Phượng sở hữu 2,620 cổ phần cá nhân Em Đặng Quang Vinh sở hữu 10,000 cổ phần cá nhân Em Đặng Đình Khoa sở hữu 2,440 cổ phần cá nhân 5. Thành viên HĐQT – Ông Nguyễn Hữu Sức Họ và tên: Nguyễn Hữu Sức Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 05/06/1965 Nơi sinh: Hải Dương Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Xã Vĩnh Hòa, Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương Địa chỉ thường trú: 157/L10 Tô Hiến Thành, Phường 12, Q10, TP.HCM Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8153972 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Máy hóa Quá trình công tác: + Từ 11/1990-02/1996: Kỹ sư, Nhà máy Dầu Tường An + Từ 03/1996-03/2000: Phó quản đốc Phân xưởng sản xuất Nhà máy Dầu Tường An + Từ 04/2000-02/2004: Quản đốc Phân xưởng sản xuất II Nhà máy Dầu Tường An + Từ 03/2004-09/2004: Trưởng phòng Kế họach Kỹ thuật Sản xuất Nhà máy Dầu Tường An + Từ 10/2004-hiện nay: Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Số cổ phần nắm giữ: 78,420 cổ phần cá nhân Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Không có 12.2. Danh sách thành viên Ban kiểm soát: 1. Trưởng ban kiểm soát – Bà Nguyễn Thị Phương Nga Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Nga Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 19/12/1970 Nơi sinh: Vĩnh Long Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Vĩnh Long Địa chỉ thường trú: 61/57Đ Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8153972 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kế họach hóa nền kinh tế quốc dân Quá trình công tác: + Từ 09/1993-10/2002: Nhân viên thống kê tổng hợp Nhà máy Dầu Tường An + Từ 10/2002-09/2004: Phó Trưởng phòng KHKTSX Nhà máy Dầu Tường An + Từ 10/2004- đến nay: Trưởng ban kiểm soát – Trưởng phòng Kế họach Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Chức vụ công tác hiện nay: Trưởng ban kiểm soát – Trưởng phòng Kế họach Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Số cổ phần nắm giữ: 7,520 cổ phần cá nhân Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Em: Nguyễn Phương Thảo, nắm giữ 5,370 cổ phần cá nhân. Chồng: Trầm Ngọc Nguyên, nắm giữ 23,590 cổ phần cá nhân 2. Thành viên Ban kiểm soát - Ông Nguyễn Văn Mạnh Họ và tên: Nguyễn Văn Mạnh Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 28/10/1961 Nơi sinh: Khánh Hội, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Khánh Hội, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ thường trú: 104/14 Lê Niệm, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8153972 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Trung cấp Lao động Tiền lương Quá trình công tác: + Từ 11/1981-02/1985: Nhân viên LĐTL Nhà máy Dầu Tường An + Từ 03/1985-12/1988: Đi NVQS + Từ 01/1989-10/1989: Phụ trách phòng TCHC Xí nghiệp Hương liệu Mỹ phẩm + Từ 11/1989-01/1991: Nhân viên LĐTL Nhà máy Dầu Tường An + Từ 02/1991-09/2004: Phó trưởng phòng TCHC Nhà máy Dầu Tường An + Từ 10/2004-đến nay: Thành viên Ban kiểm soát – Giám đốc Ban Nhân sự Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên Ban kiểm soát – Giám đốc Ban Nhân sự Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An Số cổ phần nắm giữ: 21,280 cổ phần cá nhân Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Em: Nguyễn Văn Phúc, nắm giữ 1,030 cổ phần cá nhân Em: Nguyễn Văn Có, nắm giữ 4,810 cố phần cá nhân 3. Thành viên Ban kiểm soát - Ông Nguyễn Đức Thuyết Họ và tên: Nguyễn Đức Thuyết Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 08/09/1966 Nơi sinh: Quảng Ngãi Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Quê quán: Quảng Ngãi Địa chỉ thường trú: 14/14A đường số 8, phường 17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Số ĐT liên lạc ở cơ quan: 08.8299461 Trình độ văn hoá: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tài chính – Kế toán Quá trình công tác: + Từ 11/1986-07/1988: Nhân viên kế toán Xí nghiệp Vật tư – Nguyên liệu + Từ 07/1988-07/1989: Nhân viên kế toán Công ty Xuất nhập khẩu Dầu thực vật + Từ 05/1992 đến nay: Nhân viên kế toán Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam Chức vụ công tác hiện nay: Nhân viên kế toán Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam Thành viên Ban kiểm soát Công ty CP Dầu thực vật Tường An. Số cổ phần nắm giữ: 200 cổ phần cá nhân Hành vi vi phạm pháp luật: Không Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không Những người có liên quan: Không 12.3. Danh sách thành viên Ban Tổng giám đốc: 1. Tổng giám đốc – Bà Hùynh Tuân Phương Mai Xem lý lịch phần 1.2. của Hội đồng quản trị 2. Phó Tổng giám đốc – Bà Đặng Thị Thu Xem lý lịch phần 1.4. của Hội đồng quản trị 3. Phó Tổng giám đốc – Ông Nguyễn Hữu Sức Xem lý lịch phần 1.5. của Hội đồng quản trị 13. Tài sản 13.1. Tài sản cố định Giá trị tài sản cố định theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2004 và 2005: (Đvt: triệu đồng ) Nhóm tài sản 31/12/2004 31/12/2005 Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại -Nhà cửa, VKT -Máy móc TB -Phương tiện VT -Thiết bị,dụng cụ QL -TSCĐ vô hình 30,149 104,875 3,873 1,013 18,751 16,466 66,987 798 529 2,095 13,683 37,888 3,075 484 16,656 31,165 124,083 3,873 1,492 19,271 18,773 76,436 1,217 794 3,502 12,392 47,647 2,656 698 15,769 Cộng 158,661 86,875 71,786 179,884 100,722 79,162 Đất đai: STT Khoản mục Diện tích (m2) Năm bắt đầu Thời hạn (năm) Ghi chú 1 Hợp đồng thuê đất tại 48/5 Phan Huy Ích, P.15 Quận Tân Bình, TP HCM 11,236 2002 50 Thuê đất của sở địa chính nhà đất HCM 2 Hợp đồng thuê đất tại 16/5 Phan Huy Ích, P.15 Quận Tân Bình, TP HCM 1,845 2002 50 Thuê đất của sở địa chính nhà đất HCM 3 Hợp đồng thuê đất tại 48/5 Phan Huy Ích, P.15 Quận Tân Bình, TP HCM 5,977 2000 50 Thuê đất của sở địa chính nhà đất HCM 4 Đất tại 135 Nguyễn Viết Xuân P. Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An 39,296 2002 30 Sở địa chính Nghệ An 5 Hợp đồng thuê mặt bằng tại Cảng Nghệ Tĩnh 380 2002 30 Cảng Nghệ Tĩnh 6 Hợp đồng thuê mặt bằng tại Cảng Nghệ Tĩnh 260 2003 20 Cảng Nghệ Tĩnh 7 Hợp Đông Thuê Lại Đất Tại KCN Phú Mỹ 1 Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu 79,992 2005 43 Công ty Đầu tư & khai thác hạ tầng KCN Đông Xuyên & Phú Mỹ 1 8 Quyết định 1874/QĐ-UBND ngày 31/4/2006 48/5 Phan Huy Ích, P 15, Quận Tân Bình, TP HCM 5,441 2006 Theo giấy phép sử dụng đất số 35/GPCĐ-86 ngày 10/5/1986 13.2. Đầu tư chứng khoán dài hạn, đầu tư dài hạn khác (Đvt: triệu đồng) Chứng khoán (thời điểm 31/12/05) Số tiền Trái phiếu Chính phủ 60 Công trái xây dựng Tổ Quốc 100 Cổ phiếu Công ty CP Bao bì Dầu thực vật (V.Pack) 1,216 Cộng 1,376 14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức (trong 3 năm tới) Kế hoạch đầu tư Với nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật ngày càng tăng ở thị trường nội địa còn đang trong giai đoạn phát triển và hướng tới xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới. Công ty đang có kế hoạch đầu tư xây dựng mới các dự án án nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Hiện nay Công ty thực hiện đầu tư hai dự án mới với tổng giá trị đầu tư mới là 328,511 triệu đồng. Dự án 1: Dự án đầu tư mới nhà máy Dầu Phú Mỹ và di dời nhà máy Dầu Tường An với tổng giá trị dự án là 276,153 triệu đồng. Dự kiến hoàn thành vào cuối quý 2 năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động vào từ quý 3 năm 2007. Công tác di dời Nhà máy Dầu Tường An sẽ được tiến hành dự kiến từ quý 3 năm 2007 đến cuối tháng 12 năm 2007. Dự án 2: Dự án đầu tư dây chuyền thiết bị tách phân đoạn dầu cọ với tổng giá trị dự án là 52,358 triệu đồng. Dự kiến hoàn thành vào cuối quý 2 năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động từ quý 3 năm 2007. 15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức. Trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính hiện nay của Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An cùng với việc phân tích thị trường trong nước và thế giới. Công ty Chứng khoán Đầu tư cho rằng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An dự kiến trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008 là có thể đạt được nếu không chịu những ảnh hưởng của những sự kiện bất khả kháng. Chúng tôi lưu ý rằng nhận xét trên của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo cho các nhà đầu tư. Chúng tôi không hàm ý đảm bảo giá trị của chứng khoán cũng như tính chắc chắn của những số liệu được dự báo. 16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức xin niêm yết. Khoản mục Số hợp đồng Diện tích Thời hạn Ghi chú Hợp đồng thuê đất tại 48/5 Phan Huy ích, P.15, Quận TB 4010/HĐ-GTĐ 11,236 m² 50 năm Sở địa chính – nhà đất HCM Hợp đồng thuê đất tại 16/5 Phan Huy ích, P.15, Quận TB 3696/HĐ-TĐ 1,845 m² 50 năm Sở địa chính – nhà đất HCM Hợp đồng thuê đất tại 48/5 Phan Huy ích, P.15, Quận TB 3110/HĐ-GTĐ 5,977 m² 50 năm Sở địa chính – nhà đất HCM Quyết định của UBND - TPHCM 48/5 Phan Huy ích, P.15, Quận TB Quyết định 1874/QĐ-UBND ngày 31/4/2006 5,441 m² Theo giấy phép sử dụng đất số 35/GPCĐ-86 ngày 10/5/1986 Hợp đồng thuê đất tại 135 Nguyễn Viết Xuân, P. Hưng Dũng, Nghệ An 21/HĐ-TĐ 39,296 m² 30 năm Sở địa chính - Nghệ An Hợp đồng thuê mặt bằng tại Cảng Nghệ Tĩnh 37/HĐ 380 m² 20 năm Cảng Nghệ Tĩnh Hợp đồng thuê mặt bằng tại Cảng Nghệ Tĩnh 321/HĐ 260 m² 20 năm Cảng Nghệ Tĩnh Hợp Đông Thuê Lại Đất Tại KCN Phú Mỹ 1 Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu 03/HĐ/TLĐ.2005 79,992m² 43 năm Công ty Đầu tư & khai thác hạ tầng KCN Đông Xuyên & Phú Mỹ 1 17. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan đến Công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Tại thời điểm ngày 31/12/2005 Công ty đang có 2 vụ kiện thu hồi nợ quá hạn bán hàng trả chậm: có giá trị 82,445,553 đồng. + Ông Huỳnh Đình Nhiệm: 87/2A Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ, còn nợ Công ty số tiền 25,466,405 đồng (Hai mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi sáu ngàn bốn trăm lẻ năm đồng). Ngày 25 tháng 05 năm 2006, Tòa án nhân dân quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ đã ra quyết định số 51/QĐ CNSTT công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc ông Huỳnh Đình Nhiệm có nghĩa vụ trả cho Công ty số tiền còn nợ nói trên. Hiện nay cơ quan thi hành án đang thu hồi nợ theo quyết định của Tòa án nhân dân quận Cái Răng. Từ tháng 07/2006 Công ty đã thu nợ hàng tháng 1 triệu đồng. + Bà Đỗ Ngọc Điệp: Số 3 Nguyễn Duy, phường 1, thị xã Tân An, tỉnh Long An, còn nợ Công ty 56,979,148 đồng (Năm mươi sáu triệu chín trăm bảy mươi chín ngàn một trăm bốn mươi tám đồng). Đến ngày 05/07/2006 Công ty đã thu hồi được nợ tổng cộng số tiền 56,979,148 đồng. Như vậy công nợ khó đòi đến cuối tháng 9 năm 2006 chỉ còn 01 người là Ông Huỳnh Đình Nhiệm với số công nợ là: 23,466,405 đồng. PHẦN IV CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá: 10,000 đồng/cổ phiếu Tổng số chứng khoán đăng ký niêm yết: 18,980,200 cổ phiếu Trong đó: + Số cổ phiếu hạn chế của HĐQT & BKS: 13,190 cổ phiếu + Số cổ phiếu hạn chế của cổ đông nội bộ: 736,320 cổ phiếu + Số cổ phiếu hạn chế của cổ đông bên ngoài (do thế chấp cầm cố): 56,650 cổ phiếu. Giá dự kiến niêm yết: 36,000 đồng/cổ phiếu Phương pháp tính giá: ● Phương pháp so sánh P/E: Chỉ số P/E bình quân trên thị trường niêm yết tại TTGDCK TP. HCM 9 tháng đầu năm 2006 18.17 lần Thu nhập trên mỗi cổ phần của Tường An năm 2005 2,112 đồng/cổ phần Giá cổ phiếu của Tường An theo phương pháp so sánh P/E 38,369 đồng/cổ phần ● Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF: Cổ tức chi trả năm 2006 1,200 đồng/cổ phần Tỷ lệ hoàn vốn cần thiết 13.25% Giả định tốc độ tăng trưởng hàng năm 10% Giá cổ phiếu của Tường An theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 36,923 đồng/cổ phần 6. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và Thông tư số 90/2005/TT-BTC ngày 17/10/2005 hướng dẫn thi hành Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng chính phủ và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An. Các cổ đông là người nước ngoài có thể tham gia mua bán với tỷ lệ tối đa là 49% cổ phiếu của Công ty . Tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông là người nước ngoài tại Công ty hiện nay là 15.19% (đến thời điểm ngày 30/10/2006). 7. Các loại thuế có liên quan. Do Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần vào tháng 10 năm 2004 và đầu tư mở rộng, nên Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (từ tháng 01/2005 đến 12/2006) và được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm tiếp theo, tức là từ tháng 01/2007 đến 12/2008. Khi dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Khu Công Nghiệp Phú Mỹ 1, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hoàn thành, Công ty sẽ được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN theo quy định (dự kiến được hưởng từ năm 2007 hoặc 2008). Như vậy tại thời điểm năm 2007 Công ty có thể được hưởng 2 chính sách ưu đãi về thuế TNDN, nhưng theo quy định hiện hành tại cùng 1 thời điểm doanh nghiệp chỉ được lựa chọn đăng ký 1 chính sách ưu đãi. Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty sẽ xin hưởng chính sách thuế có lợi nhất cho Công ty. Sau khi niêm yết chứng khoán tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty được giảm 50% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm kể từ ngày niêm yết. (theo thông tư số 74/2000/TT-BC ngày 19/07/2000 hướng dẫn thi hành Quyết định số 39/2000/QĐ-TT ngày 27/03/2000 của Thủ tướng chính phủ quy định đối với những tổ chức có chứng khoán niêm yết và hưởng ưu đãi thuế của Luật thuế TNDN hiện hành). Theo Công văn số 11924/TC-CST về thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức niêm yết, các tổ chức có chứng khoán được niêm yết lần đầu được giảm 50% số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp hai năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết. Tuy nhiên, theo công văn số 10997/BTC-CST, kể từ ngày 01/01/2007, Bộ Tài chính sẽ bãi bỏ công văn số 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 và số 5248/TC-CST ngày 29/04/2005 về ưu đãi thuế TNDN đối với các tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán. Các tổ chức có chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán tại các TTGDCK trước ngày 01/01/2007 sẽ vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo công văn số 11924 và 5248 cho thời gian còn lại. Hiện nay thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các mặt hàng của Công ty là 10%, thuế nhập khẩu nguyên liệu dầu tinh luyện là 5%, dầu thô là 3%, xuất khẩu thành phẩm (dầu thực vật các loại) là 0%. PHẦN V CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NIÊM YẾT 1. Tổ chức tư vấn: CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC). Trụ sở: Tầng 10, toà nhà VINCOM A , 191 Bà triệu, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 2200 668 Fax: (84-4) 2200 669 Wedsite: www.bsc.com.vn Email: service@bsc.com.vn CHI NHÁNH BSC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: Lầu 9 – 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP HCM Điện thoại: (84-4) 8 218 883 – 8 218 886 Fax: (84-4) 8 218 510 2. Tổ chức kiểm toán: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – CHI NHÁNH TẠI TP.HCM (AASC) Địa chỉ: 29 Võ Thị Sáu, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84-4) 8 205 944 Fax: (84-4) 8 205 942 PHẦN VI CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH 1. Rủi ro về kinh tế Ảnh hưởng của việc VN gia nhập AFTA và WTO đối với hoạt động kinh doanh (HĐKD) của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của AFTA: Theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT/AFTA: + Dầu thực vật tinh luyện các loại (dầu cọ, dầu nành, dầu hạt cải…) có thuế suất nhập khẩu với mức 30 - 50% (trước 1/7/2003) hiện nay xuống còn 5% + Dầu thô có thuế suất nhập khẩu với mức 5% (trước 1/7/2003) hiện nay xuống còn 3% Thuế suất nhập khẩu giảm làm tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa, dẫn đến hàng hoá nước ngoài cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp trong nước tại thị trường Việt Nam. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO: Hàng hóa, sản phẩm sẽ chịu cạnh tranh quyết liệt không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả tại thị trường nội địa. Việc hỗ trợ của Nhà Nước mang tính chất trực tiếp không còn (miễn giảm thuế, các khoản trợ cấp, ưu đãi…), doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trước xu thế hội nhập Kinh tế thế giới. Doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt và hệ thống phân phối rộng. Đầu tư thêm chi phí ứng dụng CNTT vào quản lý SXKD, giao dịch thương mại điện tử… Ảnh hưởng của chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài đến vấn đề cạnh tranh, nguồn nguyên liệu, đầu ra của sản phẩm/dịch vụ: Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư được điều chỉnh, bổ sung và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006 ít nhiều tác động và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Rủi ro về tỷ giá Nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty là nhập khẩu (khoảng 90%) do đó Công ty sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thanh toán quốc tế là khá lớn chủ yếu là vốn lưu động dùng để thanh toán nhập khẩu nguyên vật liệu. Do đó, những biến động về tỷ giá có ảnh hưởng giá nguyên liệu nhập khẩu làm cho chi phí đầu vào tăng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Để giảm áp lực ảnh hưởng của tỷ giá đến kết quả kinh doanh, Công ty tiến hành tìm nguồn nguyên liệu trong nước và thực hiện các biện pháp tài chính nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của Công ty. 3. Rủi ro về pháp luật 3.1. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải theo luật chung và chấp nhận những rủi ro và thách thức. Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, trong quá trình hội nhập, Việt Nam phải liên tục bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống thể chế luật lệ. Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng cũng có không ít những rủi ro. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm như Tường An, những rủi ro về luật pháp có thể gặp trong những lĩnh vực sau đây: + Chính sách thuế xuất nhập khẩu với những ưu đãi về thuế quan theo những cam kết của Việt Nam khi tham gia các tổ chức thương mại thế giới và ký kết những hiệp định chung về thương mại. + Các quy định và chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm, về thương hiệu nhãn hiệu hàng hóa, về cạnh tranh và bán phá giá, các chính sách về đất đai, về ưu đãi đầu tư trong nước và nước ngoài... còn nhiều vấn đề phức tạp và vướng mắc phát sinh khi áp dụng thực tế. + Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vẫn chưa thực hiện xong, thị trường chứng khoán hoạt động với thời gian chưa lâu, luật doanh nghiệp và luật chứng khoán mới có hiệu lực thi hành và chưa có Nghị định, thông tư hướng dẫn. 3.2. Đối với các hoạt động của Công ty tại nước ngoài: Các hoạt động đầu tư, xuất khẩu, xúc tiến thương mại của Công ty tại các thị trường nước ngoài phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Mức độ am hiểu luật pháp và kinh nghiệm về thị trường của Công ty tại mỗi nước càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. 4. Rủi ro về lãi suất tiền gửi và cho vay Hiện nay, lượng tiền mặt của Công ty đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lượng tiền đang dự trữ dùng để đầu tư cho dự án Nhà máy mới tại Phú Mỹ, do đó khi nhà máy mới đi vào hoạt động Công ty cần sử dụng vốn vay để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, vì vậy những biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguồn vốn cho đầu tư nhà máy mới, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp và các quỹ tạm thời chưa sử dụng đến, Công ty linh động gửi vào ngân hàng theo các kỳ hạn khác nhau căn cứ vào nhu cầu thanh toán, nhằm gia tăng lợi nhuận đồng thời bù đắp một phần chi phí lãi vay cho dự án đầu tư nhà máy mới. 5. Rủi ro về tín dụng Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty với khoảng 200 Nhà phân phối và Đại lý, 20 Siêu thị và 100 khách hàng Công nghiệp. Hiện nay, chủ yếu các Nhà phân phối và Đại lý là các Công ty tư nhân hoặc Công ty TNHH nhỏ và các Hộ kinh doanh chiếm khoảng 50% doanh số của Công ty. Do tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Nhà phân phối, đại lý và tình hình cạnh tranh của các Công ty trong ngành do phải bán chịu (bán trả chậm) cho các nhà bán buôn và bán lẻ cho nên nếu các nhà bán buôn và bán lẻ không thanh toán cho Đại lý và Nhà phân phối một phần nào đó ảnh hưởng khả năng thanh toán của nhà phân phối, Đại lý cho Công ty. 6. Rủi ro khác (Thiên tai, địch họa, quan hệ ngoại giao giữa các nước với VN…) Các yếu tố môi trường vĩ mô khác: lũ lụt thiên tai, khủng bố toàn cầu, giá dầu, giá vàng trên thế giới… tác động như một hệ thống mang tính dây chuyền, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong và ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn về thu nhập mong đợi và làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn các khoản đầu tư khác để bù đắp rủi ro. Trên đây là bản cáo bạch của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An công bố ra công chúng để phục vụ cho việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. PHẦN VII PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 2. Phụ lục 2: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2004 – 2005 3. Phụ lục 3: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006 4. Phụ lục 4: Hồ sơ liên quan đến khoản công nợ khó đòi TỔNG GIÁM ĐỐC HUỲNH TUÂN PHƯƠNG MAI CÔNG TY CP DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐOÀN TẤN NGHIỆP KẾ TOÁN TRƯỞNG VŨ ĐỨC THỊNH TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAN_CAO_BACH_TAC_23.11.06.doc
Tài liệu liên quan