Báo cáo Bài thực tập thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

KẾT LUẬN Với năng lực sản xuất to lớn và điều kiện thuận lợi về vị trí và nguồn nguyên liệu, nhà máy xi măng Holcim đã và đang góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói riêng và của cả nước nói chung. Nhà máy đã sản xuất một lượng xi măng lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đóng góp nguồn thu cho nhà nước. Quy mô sản xuất của nhà máy rất lớn, với dây chuyền sản xuất khép kín gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng là xi măng. Do đó việc khống chế ô nhiễm môi trường các hoạt động của nhà máy rất phức tạp và đòi hỏi tỷ lệ đầu tư đáng kể. Nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông đã cam kết :  Về định hướng môi trường: Holcim Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững.  Tôn chỉ môi trường: xây dựng hệ thống môi trường tốt nhất và là khuôn mẫu môi trường của công nghiệp xi măng Việt nam.  Cam kết môi trường của Holcim Việt Nam: o Tuân thủ hoàn toàn luật pháp và các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. o Áp dụng quy trình giám sát và báo cáo môi trường tiêu chuẩn của Holcim. o Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngoài các biện pháp kĩ thuật nên áp dụng các biện pháp hành chính và giáo dục môi trường cho cán bộ công nhân viên. PHẦN 1; TỔNG QUAN PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG HOLCIM. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Bài thực tập thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rượt nước mà phụ huynh chẳng phải lo ngại gì cả. Các gánh hàng rong, vé số hay những người ăn mày không được phép xuất hiện trong khuôn viên bãi tắm. Trong khuôn viên khu du lịch có nhiều thùng chứa rác đặt ở những vị trí cho du khách dễ nhìn thấy. HỆ SINH THÁI NÚI ĐÁ VÔI KIÊN LƯƠNG VIII.1 Giới thiệu chung Khu hệ núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên Giang) nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang- Việt Nam sang Kampot - Campuchia. Chúng phân bổ riêng lẻ dọc biển và đồng bằng, cách xa các khu hệ núi đá vôi khác từ 300 đến 1.000 km. Tuy vậy, núi đá vôi Kiên Giang lại mang đặc tính sinh học hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Trên thế giới, núi đá vôi chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất liền. 1/4 dân số thế giới sống phụ thuộc vào nguồn nước ngầm ngọt có nguồn gốc đá vôi. Một thay đổi dù rất nhỏ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi nhạy cảm này VIII.3 Nguồn gốc hình thành: Đá vôi Kiên Giang được hình thành từ các trầm tích hàng triệu năm trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển, như: san hô, vỏ sò, rong, vi sinh vật... Các kiến tạo địa chất đã nâng đẩy chúng lên khỏi mặt nước, hình thành những khối đá khổng lồ gãy khúc. Do cấu tạo chủ yếu bằng calcite (carbonat canxi) nên các khối đá vôi rất dễ bị xói mòn. Vì vậy, sau hàng vạn năm, mưa gió đã kiến tạo núi đá vôi Kiên Giang thành những kiệt tác thiên nhiên kỳ thú: vách núi lô nhô những ngọn thạch đao chỉ thẳng lên trời, những hang động với hình dáng độc đáo, thạch nhũ... Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các hang động trong khu hệ núi đá vôi của Kiên Giang đã được con người sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Phù Nam được tìm thấy tại các núi đá vôi ở Konpong Trach (Kampot, Campuchia). VIII.3 Sự đa dạng của hệ sinh thái núi đá vôi Hệ thống núi đá vôi Kiên Giang chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với hệ thống núi đá vôi của cả nước nhưng được đánh giá đa dạng sinh học bậc nhất thế giới. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm được nhiều loài động thực vật đặc hữu và loài mới bổ sung cho danh mục của thế giới. Ban đầu, nhiều nhà khoa học cho rằng núi đá vôi ở khu vực Kiên Giang phân bố rời rạc và cách xa nhau nên sự đa dạng sinh học không cao. Tuy nhiên, càng nghiên cứu, các nhà khoa học càng bị cuốn hút bởi những mới lạ và sự đa dạng của quần thể sinh học nơi đây. Tính đến nay, có thể thống kê thành các nhóm trọng tâm như: thực vật trên cạn, hang động, nhóm nhuyễn thể, nhóm linh trưởng, nhóm thú nhỏ và nhóm có tỷ lệ rất cao là động vật không xương sống. Đầm Hà Tiên và Hòn Chông, Kiên Lương (Kiên Giang) là vùng đất khá đa dạng về sinh cảnh, bao gồm rừng ngập mặn, vùng đầm lầy nước lợ, đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm, rừng trên núi... với diện tích lên đến khoảng 200.000ha. Trong đó, quần xã năn xoắn và đồng cỏ tự nhiên phân bổ trên diện tích rộng chừng 1.300ha tại khu vực Hòn Chông, xã Bình An, Kiên Lương chứa đựng những sinh cảnh đồng cỏ gắn liền với hệ sinh thái núi đá vôi và rừng ngập mặn. Khu hệ núi đá vôi tại Kiên Giang còn có giá trị cao về đa dạng sinh học và tính đặc hữu không nơi nào có. Khu vực này xứng đáng được đầu tư nghiên cứu kỹ hơn và quy hoạch lại để có được một vị trí quan trọng trong lòng khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang. Một loài thực vật mới, gọi là Thu Hải Đường (Begonia bataiensis Kiew) vừa được tìm thấy tại vùng núi đá vôi của huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Viện sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với Công ty Xi măng HOLCIM vừa phát hiện một loài thực vật mới có tên khoa học là Begonia bataiensis Kiew, hay còn gọi là Thu Hải Đường tại vùng núi đá vôi của huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Loài thực vật mới này mọc chủ yếu trong khe đá có môi trường ẩm và nơi có bóng mát trên núi đá vôi, chiều cao so với mặt biển từ 10-50 mét. Theo số liệu thống kê ban đầu, khu hệ núi đá vôi Kiên Giang có 17 loài thú được ghi nhận, thuộc 10 họ. Trong đó, 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam; 3 loài có tên trong sách đỏ của thế giới- IUCN 2006. Đặc biệt, Voọc bạc phát hiện tại đây được đưa vào nhóm “cực kỳ đe dọa”. Ở Việt Nam, loài này chỉ được ghi nhận tại 7 nơi. Ngoài ra, các nhà khoa học còn ghi nhận được 77 loài chim; trong đó, có 2 loài được xem là bị đe dọa ở cấp độ quốc gia. Khu hệ động vật vùng núi đá vôi Đông Á thường chứa đựng một lượng lớn các loài đặc hữu. Vùng núi đá vôi ở Kiên Giang có những loài mới, chưa được ghi nhận ở bất cứ nơi đâu. Đến thời điểm này, các nhà khoa học chuyên sâu về sinh học núi đá vôi đã có thể khẳng định rằng vùng núi đá vôi Kiên Giang là “điểm nóng” có tính đa dạng cao nhất trên thế giới về khu hệ động vật trong hang động... Trong 60 loài bọ nhảy (Collembola), có 3 loài đặc hữu cho vùng núi đá vôi này, 24 loài có thể là loài mới cho khoa học và là loài đặc hữu, 15 loài đang còn trong quá trình phân tích và có nhiều khả năng nằm trong nhóm đặc hữu. Loài bọ thuộc Chi Eustra gồm nhiều loài cực hiếm trong vùng Đông Nam Á, sống trong hang động, cũng được tìm thấy tại đây. Đặc biệt là loài Lepidosinella sp., bọ đuôi bật springtail - được tìm thấy trên các chùm rễ cây phía bắc Bãi Voi- có thể là một trong những loài có đời sống thích nghi nhất với hang động tại vùng núi đá vôi Hòn Chông. Chính sự cô lập về địa lý và bị bao bọc bởi môi trường bất lợi cho sự sống (biển, rừng ngập mặn...) của khu hệ núi đá vôi Kiên Giang đã hình thành nên những dạng sống “ốc đảo” với những loài phân bố hẹp đến rất hẹp. Vì thế, ở nơi này, tỷ lệ động thực vật đặc hữu và loài mới là rất cao. Loài Thu Hải Đường (Begonia Bataiensis Kiew) đã được công bố là mới cho khoa học và là đặc hữu của vùng. VIII.4 Giá trị của hệ sinh thái núi đá vôi Một số khu núi đá vôi cung cấp độ phì nhiêu cao cho đất trồng trọt. Các khu vực hang động là sinh cảnh của nhóm chim yến cung cấp yến sào. Nhiều nơi khai thác núi đá vôi để làm xi măng. Nguồn lợi lớn nhất từ núi đá vôi là khai thác du lịch bền vững. Nhiều cảnh quan núi đá vôi trên thế giới trở thành biểu tượng hoặc được công nhận là thắng cảnh hay di sản thế giới, như: Hòn Phụ Tử (Kiên Giang), Hạ Long (Quảnh Ninh), Non Nước (Đà Nẵng), Phong Nha (Quảng Bình), Vườn quốc gia Port Campbel (Úc), quần thể hang động thờ Phật tại Pak Ou (Lào)... Nếu trước kia đến Kiên Lương- Hà Tiên, du khách có thể tham quan các di tích, danh thắng nổi tiếng Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Thạch Động..., thì nay nơi đây sẽ là điểm tham quan du lịch sinh thái với khu hệ động thực vật đặc hữu và duy nhất trên thế giới VIII.5 Vấn đề sếu đầu đỏ tại hệ sinh thái núi đá vôi Kiên Lương Đây được xem là vùng đất ngập nước nguyên thủy quí giá duy nhất còn sót lại ở ĐBSCL. Các cuộc quan trắc gần đây của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), Hội Sếu quốc tế cho thấy: khu vực Hòn Chông (Kiên Lương) là nơi đàn sếu đầu đỏ về trú ngụ đông nhất khu vực châu Á, với hơn 50% tổng số cá thể sinh sống vào mùa khô. Không chỉ có sếu mà khu vực này còn nhiều loại chim quí hiếm khác về trú ngụ như: ô tác, cò quắm cánh xanh, đại bàng đen... (hình 2.10) Những năm gần đây, nhất là từ năm 2001-2003, sếu đầu đỏ về đồng Kiên Lương (Kiên Giang) ngày càng đông, từ 200-300 con, có thời điểm lên đến 400 con. Thế nhưng hiện sếu đầu đỏ về rất ít, chỉ còn 100-150 con và chỉ ở được vài ngày rồi bay đi. Một bản báo cáo của Hội Sếu quốc tế cho biết: số lượng sếu đầu đỏ đang giảm đi một cách đáng báo động. Tại Kiên Giang, thời điểm tháng 3-2001 là 348 con, tháng 3-2002 là 377 con, tháng 3-2003 là 258 con, tháng 3-2004 là 150 con và hiện nay chỉ đếm được trên dưới 200 con. Chúng chỉ về ngủ đêm, còn ban ngày lại bay đi kiếm ăn nơi khác. Dự báo sếu sẽ không về Hòn Chông khi vùng đầm ngập nước ở đây không còn nữa. Nguyên nhân theo các nhà khoa học, do cánh đồng cỏ năn (thức ăn của sếu) rộng lớn thuộc vùng Kiên Lương đã bị thu hẹp. Hiện vùng đồng cỏ này đều đã có chủ và tốc độ chuyển đổi sang nuôi tôm diễn ra ồ ạt đã làm xáo trộn nghiêm trọng môi trường sống của sếu đầu đỏ. Theo các nhà khoa học, muốn bảo vệ và giữ chân đàn sếu, trước hết phải giữ được vùng đất ngập nước đầm Hà Tiên, Hòn Chông, Kiên Lương với diện tích 200.000ha. Trong đó, khu vực cần bảo vệ cấp bách nhất hiện nay có diện tích 1.300ha, thuộc khu vực Hòn Chông (Kiên Lương). Đây là một trong hai dự án: “Bảo vệ sếu đầu đỏ và đồng cỏ kết hợp du lịch vùng Hòn Chông” và “Bảo tồn đồng cỏ bàng kết hợp phát triển thủ công mỹ nghệ” đã được các nhà khoa học thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Cần Thơ, một số viện nghiên cứu trong nước, nhà tài trợ như công ty tài chính quốc tế... đề xuất. (hình 2.11- đồng cỏ bị phá để nuôi tôm) IX. HÒN PHỤ TỬ IX.1 Giới thiệu chung: Vị trí: Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Đặc điểm: Hòn Phụ Tử ở biển thuộc huyện Kiên Lương, Kiên Giang là khối đá vôi, do hoạt động kiến tạo hình thành. (hình 2.12) Hình dạng hòn Phụ Tử gồm hai khối đá dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao 5m so với mặt biển. Trong đó hòn Phụ có chiều cao khoảng 33,6m và hòn Tử cao khoảng 30m Hòn Phụ Tử được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả. Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử. Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kỳ lạ khéo léo. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không thể quên được cảnh non nước hữu tình. Hòn Phụ Tử là một phần trong di tích thắng cảnh Hòn Chông được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1989. IX.2 Sự cố Hòn Phụ Tử: Rạng sáng 9/8/2006, gần như toàn bộ hòn Phụ trong tổ hợp hòn Phụ Tử - một nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang - đã bất ngờ đổ sập xuống biển.. Hòn Phụ đổ về hướng đất liền,gẫy thành hai đoạn chìm xuống nước,chỉ còn lại phần chân đế .Các cơ quan chức năng của huyện Kiên Lương và tỉnh Kiên Giang kiểm tra thực tế, xác minh hòn Phụ có chiều cao 33,6 m đã gãy làm ba đoạn, hai đoạn ngã xuống biển, đoạn còn lại cao khoảng 4 - 5 m còn nằm trên bệ đá, cách bờ khoảng gần nhất chừng 110 m. (hình 2.13) Nguyên nhân: - Quan sát thực tế cho thấy hai hòn Phụ và hòn Tử đều là những núi đá cao nhưng lại được tạo thành từ những tảng đá lớn chồng lên nhau nên không gắn kết chặt chẽ. Mặt khác, do xâm thực, giữa những nơi ráp nối của các tảng đá đều có những vết đứt gãy. Do đó, có thể vì sóng to, gió mạnh cộng với một chấn động nào đó đã khiến hòn Phụ đổ xuống biển. - Một phần do sự bào mòn ở chân núi dưới biển cộng với phải hứng chịu sức ép của gió bão thường xuyên. - Có thể do thời tiết khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều trong rất nhiều năm qua nên đá vôi bị phong hóa, nứt nẻ, bào mòn nhiều... nhưng tập trung nhiều nhất là ở phần chân của hòn Phụ Tử - Hiện nay, phần chân hòn Tử cũng đang bị nước biển xâm thực và có nhiều dấu hiệu cho thấy hòn này có thể bị đổ khi có một chấn động mạnh hay một tác động bất ngờ nào đó. Ảnh hưởng từ sự cố: - Đất nước chúng ta mất đi một tác phẩm của tạo hóa ban tặng - Gây tổn thất của ngành Du lịch Kiên Giang. Biện pháp khắc phục của các cấp địa phương - Huyện đang kiến nghị tỉnh và Trung ương cử cán bộ khảo sát, đánh giá cụ thể nguyên nhân cũng như xem xét tôn tạo hòn Phụ nhằm giữ lại một danh thắng nổi tiếng, phục vụ nhu cầu du lịch tại địa phương. - UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục xem xét, đánh giá và bảo vệ phần còn lại. IX.3 Khảo sát thực tế Do Hòn Phụ Tử gần chùa Hang, nên khách du lịch đến đây rất nhiều, đặc biệt là vào những ngày rằm. Xuất hiện nhiều dịch vụ phục vụ cho khách du lịch như là khu buôn bán nhộn nhịp trước cổng chùa Hang,các mặt hàng hải sản phục vụ du khách tại chỗ, quà lưu niệm là các sản phẩm bằng đá và vỏ ốc chạm trổ khá tinh xảo, đẹp mắt. Ngoài ra còn có các loại thuốc bổ làm từ hải sâm, hải mã, rong biển, tắc kè bay, rắn núi, mỏ quạ, hà thủ ô … Khách du lịch và những người kinh doanh du lịch ở đây có thể là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan tự nhiên của thắng cảnh nếu không có sự quan tâm của địa phương. X. CHÙA HANG Khu du lịch chùa Hang thuộc xã Bình An – huyện Kiên Lương – tỉnh Kiên Giang. Chùa Hang có tuổi địa chất khoảng 240 triệu năm, thuộc loại hình có nền móng cổ xưa, bị uốn nép biến chất, bên trên trở thành đá vôi. Chùa Hang nằm hẳn trong một hang đá sâu 40m, cửa chùa quay vào trong đất liền, ánh sáng lờ mờ có thể nhìn thấy những thạch nhũ chảy từ trên trần xuống đông cứng lại to như những cột nhà. Đá vôi tái kết tinh ở đây rỗng nên khi gõ vào thân thạch nhũ thì nó vang lên như tiêng chuông chùa ( nên gọi là đá chuông ), thu hút sự tò mò và trí tưởng tượng phong phú của du khách. Chùa Hang trông bên ngoài là một ngọn núi, nhưng bên trong lòng núi là một động đá vôi thẳng theo trục Đông Bắc - Tây Nam chiều dài hơn 50m, cửa Đông nhìn ra biển. Đây là động đá do thiên nhiên tạo nên hết sức độc đáo. Chùa Hang không chỉ là một danh thắng mà còn có ý nghĩa lịch sử. Vùng này xưa kia Nguyễn Trung Trực đã từng đưa nghĩa quân kháng chiến chống Pháp về đóng quân. Chùa nằm trong dãy núi hòn Chông. Xưa có 2 hoàng tử Xiêm cùng đám tàn quân đến xin Mạc Thiên Tích tị nạn, họ đưa kho báu dấu vào trong hang. Để che mắt mọi người, đám tàn quân đó cất nhà chung quanh chùa Hang, kẻ làm ruộng người đánh bắt cá, còn hai hoàng tử cạo đầu làm sư, cho người đắp 2 tượng Phật trong hang và lấy đó làm nơi tu hành. Ngày nay hai tượng Phật còn trong hang đá được tạc theo kiểu thức tượng Phật Tiểu Thừa Thái Lan. Trước cửa hang có miếu bà chúa xứ chùa Hang. Ngoài hang có một vách đá nhô ra biển được gọi là núi công chúa Ngọc Du. Tục truyền rằng khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã lần chạy đến vùng biển này. Thuyền chở công chúa Ngọc Du ( con gái Nguyễn Ánh ) bị quân Tây Sơn đuổi kịp, tướng Tây Sơn nhảy lên toan bắt công chúa thì Ngọc Du công chúa nhảy xuống biển tuej tử. Về sau Nguyễn Ánh ghé lại thăm nơi này bèn lập dàn tế và đặt tên nơi này là mũi công chúa Ngọc Du. PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG HOLCIM. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Chương 3: Mô tả về nhà máy xi măng Holcim Trong những năm gần đây, xây dựng đang là một trong những ngành phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Nhu cầu xi măng dùng trong ngành năng lượng ngày càng tăng. Trước tình hình trên Chính phủ đã phê duyệt “Phương án đầu tư phát triển xi măng đến năm 2000 và 2010”- theo chương trình này Nhà Nước đã có chủ trương khuyến khích sự phát triển của ngành xi măng Việt Nam nhằm góp phần tiết kiệm ngoại tệ do nhập khẩu xi măng và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. Nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông là một trong những công ty xi măng có những đóng góp cho sự phát triển của ngành xi măng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Ngoài những đóng góp to lớn về mặt kinh tế, sự hoạt động của Công ty cũng đã gây tổn hại về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và sinh thái. Những ảnh hưởng trên cần được xem xét về mặt tiêu cực ( là chính) và mặt tích cực nhằm lượng hóa các thiệt hại, trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp tối ưu cho hoạt động bền vững của dự án III.1. Đặc điểm vị trí, quy mô công trình III.1.1. Lược sử phát triển Tập đoàn được thành lập năm 1912 với tên gọi “ Holdderbank” tại Thụy Sĩ, sau đó đổi tên thành “Holcim” năm 2001. Ngày nay, Holcim đã có chi nhánh ở hơn 70 nước trên thế giới. Năm 2005 Sản lượng thu được trên 100 triệu tấn xi măng và trên 200 triệu tấn vật liệu xây dựng Doanh thu 13.3 tỉ CHF (tiền Thụy Sĩ) Lợi nhuận trước thuế 3.6 billion CHF Tổng số nhân viên 47,000 người .(hình 3.1) Năm 1994 hợp đồng liên doanh giữa tập đoàn xi măng Holcim và tổng công ty xi măng Việt Nam trong đó Hà Tiên là người đại diện để ký hợp đồng liên doanh. Nhà máy bắt đầu xây dựng từ tháng 8/1995 đến tháng 8/1998 phần xây dựng cơ bản và lắp đặt thiết bị hoàn thiện và đưa vào vận hành . trong khoảng thời gian 10 năm từ đó đến nay số lượng sản xuất tăng trưởng liên tục. Tổng vốn đầu tư lên đến 440 triệu USD và hoạt động trong vòng 50 năm. Công ty Xi măng Holcim Hòn Chông là một trong những Công ty xi măng có những đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành xi măng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Vào năm 1994, Holcim Việt Nam có giấy phép đầu tư. Hòn Chông thuộc Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang được chọn làm nơi xây dựng nhà máy xi măng. Xi măng lần đầu tiên được sản xuất tại Hòn Chông là vào năm 1997. Holcim Việt Nam còn vận hành một trạm xi măng tại Cát Lái, quận 2, nơi lưu trữ, trộn hỗn hợp và phân phối xi măng, và Văn Phòng Riverside tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Trạm nghiền Thị Vải tại Bà Rịa-Vũng Tàu (cách Tp. Hồ Chí Minh 80km). Trong một thời gian ngắn, Holcim Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất xi măng và cung cấp bê tông trộn sẵn hàng đầu ở phía Nam Việt Nam. Nhãn hiệu Xi Măng Holcim được xem là sản phẩm có có uy tín về chất lượng, đáng tin cậy, phục vụ tốt và được đánh giá cao. III.1.2 Công suất thiết kế Công ty đã đạt được công suất hàng năm là 3.6 triệu tấn xi măng và hơn 120,000m3 bê tông trộn sẵn. Năm 1998 sản xuất khoảng 1 triệu tấn xi măng thì 2008 đưa ra thị trường khoảng 3 200 000 tấn do có thêm trạm nghiền ở Thị Vải III.2. Đặc điểm công nghệ III.2.1. Công nghệ khai thác đá vôi Dãy núi đá vôi Moso được giao cho nhà máy xi măng Holcim toàn quyền khai thác trong 50 năm. Đến nay nhà máy đã khai thác được hơn 10 năm. Hiện nhà máy đang sử dụng 2 mỏ đá vôi là Bãi Voi và Cây Xoài. Ngoài ra, khi cho phép Holcim hoạt động, toàn dãy Moso và khu di tích hang Moso nhưng do bị phản ứng nên giữ lại khu vực núi có hang Moso, nhưng bù lại Holcim được đền bù bằng một núi khác đó là núi Khoe Lá. Công nghệ khai thác theo phương pháp tầng, tiến hành khoan và nạp thuốc, loại thuốc nổ TNT, water gain. Sau khi nổ đá rơi từ tầng xuống chân núi, những viên đá có kích thước > 1500 mm tiến hành khoan tẻ, những viên đá có kích thước <1500 mm được xe xúc đưa vào xe tải chở về các cối đập và kích thước đá ra khống chế <30 mm. Đá thành phẩm rơi xuống băng tải cao su đưa về kho rải đều dọc theo chiều dài kho nhằm đồng nhất sơ bộ về thành phần. Ngoài ra hiện tại nhà máy đã áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai, đây là phương pháp đặc biệt khoang những vị trí nhất định và cho mìn nổ úp xuống dưới theo từng lớp để hạn chế bụi, tiếng ồn và độ rung. Đá vôi là nguyên liệu chính thứ nhất cung cấp Cao>50% cho phối liệu nung luyện Clinker. Toàn bộ nhân lực khai thác đá được bố trí theo 3 ca cho sản xuất và tu bảo dưỡng thiết bị. III.2.2 Công nghệ khai thác đất sét Nhà máy thường khai thác đất sét ẩm: Đất sét có độ ẩm tự nhiên từ 16-20 % được khai thác ở độ sâu từ 18-20 m có góc nghiêng 40o, khai thác dọc theo chiều dài từng ô 500 m. Hệ thống giàn gầu múc đất sét di chuyển dọc theo ô, rồi đổ vào băng tải để đưa vào kho, tại kho có băng tải 2 chiều đổ 2 đống theo chiều dài kho, nhằm đồng nhất sơ bộ về thành phần.(hình 1.2) Đất sét là nguyên liệu chính thứ 2 cung cấp Si02 >60% cho phối liệu nung luyện Clinker. III.2.3 Công nghệ sản xuất Clinker Hai nguyên liệu chính đá vôi, đất sét và hai nguyên liệu phụ đá đỏ, cát từ các kho nhờ băng tải chuyển về khu định lượng theo tỷ lệ nhất định. Sau khi định lượng, 4 nguyên liệu được đưa qua hệ máy nghiền đứng. Trong suốt quá trình trao đổi nhiệt ngược chiều với dòng khí nóng từ lò quay ra, bột phối liệu được sấy nóng và tiến hành phân hủy gần như hoàn toàn để tạo các ôxít chính CaO, Fe2O3, SiO2, Al2O3. Phối liệu bắt đầu vào lò có nhiệt độ < 8500C tiếp tục phân hủy phần còn lại. Dưới tác động quay và độ nghiêng của lò 3%, 5 phối liệu di chuyển theo toàn bộ chiều dài lò 60 m và tạo thành Clinker ở nhiệt độ 14500C, tạo ra các khoáng chính, quyết định chất lượng Clinker là C3S, C2S, C3A, C4AF. Clinker từ lò chính xuống hệ thống lò con được làm nguội nhanh nhờ không khí bên ngoài được hút vào do quạt hút.(hình 3.2) Thành phần nguyên liệu và Clinker Thành phần Nguyên liệu SiO2 CaO F 2O3 Al2O3 MgO MKN Tỉ lệ phối liệu Đá vôi <4 48-53 <1 <2 <4 77-80 Đất sét 60-66 <1 <6 <20 - <9 12-14 Đá đỏ <30 <2 35-40 <18 <1 - 3 Cát >85 - - - - <2 <1 SiO2 CaO F 2O3 Al2O3 MgO MKN C3S C2S C3A C4AF Clinker 20,5-21,5 65-66,5 3,3-5 5-6,5 < 3 < 1 53-58 15-18 11-13 11-12 III.2.4 Công nghệ sản xuất xi măng Xi măng là chất bột màu xám mịn, có khả năng kết gắn cát, đá (và vật liệu xây dựng khác) thành khối cứng (bê tông). Thành phần của xi măng một tổ hợp của n[CaO] y[SiO2] z[Al2O3] t[Fe2O3]… Xi măng là thành phần chính của bê tông, là vật liệu xây dựng phổ biến nhất trên thế giới. Nguyên liệu chính là Clinker và 2 phụ gia thạch cao và mu rùa (Puzolan), thạch cao là phụ gia điều chỉnh thời gian đóng rắn, mu rùa là phụ gia hoạt tính có tác dụng hút vôi trong quá trình đóng rắn .(hình 3.3) Clinker + một số phụ gia àcác sản phẩm xi măng Quy trình sản xuất xi măng ở Hòn Chông.(Hình 3.4) Nghiền xi măng: từ silo, clinker được chuyển tới buồng chứa clinker. Clikner đi qua cân định lượng nhằm điều chỉnh lưu lượng để cân đối tỷ lệ với các chất phụ gia. Trong giai đoạn này, thạch cao được bổ sung vào clinker và sau đó được nạp vào máy nghiền mịn. Hỗn hợp clinker và thạch cao cho xi măng loại I hoặc hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia pozulan cho xi măng loại P đều được nghiền thành bột mịn theo hệ thống luôn chuyển kín trong máy nghiền xi măng để có được độ mịn mong muốn. Sau đó xi măng được đưa vào trong các buồng chứa silo xi măng. Công suất của nhà máy vào khoảng 1.4 triệu tấn/năm, sản lượng xi măng 1.8 triệu tấn / năm (OPC). Xuất xi măng bột về trạm Cát Lái (Tp HCM) để pha trộn và xuất hàng. Đóng bao xi măng và xuất hàng cho ĐBSCL (0.5 triệu t/năm) Dây chuyền vận hành theo chế độ tự động điều khiển từ trung Tâm III.2.5 Hoạt động môi trường của nhà máy Giai đoạn năm 1995-1998 ở vùng này không có điện lưới quốc gia nên đã cho lắp đặt một nhà máy phát điện với công suất 33MW/h nhưng hiện nay đã ngưng nghỉ sử dụng khi cần thiết do 2 nguyên nhân; Phát thải NOx và SO2 quá cao so với TCVN Về vấn đề kinh tế do giá dầu quá đắt Hệ thống xử lý bụi: thiết bị xử lý bụi của nhà máy tích hợp hoàn toàn trong dây chuyền công nghệ, không thể tách rời. Ngoài ra, ở nhà máy còn sử dụng công nghệ xử lý bụi hiện đại nhất như lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi…(hình 3.5) Hệ thống xử lý khí thải: Sử dụng hệ thống SNCR xử lý Nox đạt TCVN trước khi xảy ra môi trường, sử dụng dung dịch Urê 40 % phun vào dòng khí thải để giảm lượng Nox. Chi phí lắp đặt cho hệ thống này là 7.5 tỷ VND Chi phí vận hành 0.3-0.5 USD/tấn clinker. Hệ thống này có khả năng giảm được 45 % Nox. Xử lý chất thải rắn(hình 3.6) Chất thải rắn: thực hiện theo Nghị định số 59/2007 NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn. Chất thải sinh hoạt: ký hợp đồng thu gom với Công ty Công trình đô thị huyện Kiên Lương Chất thải nguy hại: đốt tại lò nung clinker, hợp đồng với công ty TNHH Sao Mai Xanh xử lý Chất thải có thể tái chế: bán cho nhà thầu để tái chế lại. Bên cạnh đó công ty còn có những hệ thống để xử lý nước thải và những biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế các ô nhiễm khác như tiếng ồn do nổ mìn hay trong thi công sản xuất của nhà máy. Chương 4: Đánh giá tác động của môi trường trong các hoạt động của nhà máy IV.1 Nguồn phát sinh chất thải (hình 4.1) Chất ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm Mức độ, tính chất ô nhiễm Khí thải 1. Lò hơi, thiết bị nghiền đập nguyên liệu, nhiên liệu, xi măng. Lò nung sơ bộ, clinker, máy phát điện, khu vực đóng bao. 2. Hoạt động của các phương tiện vận tải. 3. Nổ mìn phá đá và sơ chế đá . 4. Tồn trữ, bốc xếp và vận chuyển nguyên vật liệu. Bụi than, bụi đất đá, bụi clinker, bụi xi măng, khí độc (SO2, CO, CO2, NO2) Bụi, khí độc (SO2, CO, CO2, NO2) Tiếng ồn 1. Tuabin hơi nước, máy nghiền nguyên liệu (đá vôi), xi măng, clinker, băng tải, hoạt động của lò nung sơ bộ, lò nung clinker, đóng bao. 2. Hoạt động phương tiện vận chuyển, đóng bao. Mức tiếng ồn cao hơn TCCP (4dBA-10dBA) Nước thải 1. Nước thải công nghiệp: -Nước làm nguội thiết bị -Nước thải từ quá trình nghiền nguyên liệu, than Nước từ quá trình rửa thiết bị (kể các lọc bụi) 2. Nước mưa chảy qua các bãi vật liệu, rác của nhà máy 3. Nước thải sinh hoạt Nhiệt độ cao, nhiễm dầu mỡ, cặn lơ lửng (bụi than) Hàm lượng cặn lơ lửng cao, dầu mỡ, kim loại nặng. Cặn lơ lửng, dầu , mỡ, COD lớn, độ pH, kiềm, một số kim loại pH, BOD, COD cao, tổng Nitơ, tổng Photpho. Chất thải rắn 1. Chất thải rắn công nghiệp: - lò hơi (dùng than) -Băng tải than, nghiền than, xỉ các phân xưởng sản xuất khác 2. Chất thải sinh hoạt Tro, xỉ than, đá vôi rơi vãi Xi măng bị đóng rắn Bao bì, giấy phế thải Rác hữu cơ, thủy tinh, nhựa Trong đó, bụi là tác nhân gây ô nhiễm chính, sinh ra do các hoạt động: (hình 4.2) Nổ mìn, phá đá và sơ chế đá. Bốc xếp và vận chuyển nguyên vật liệu ngoài trời. Tồn trữ và bốc xếp nguyên vật liệu ngoài trời. Nghiền nguyên liệu, nung Clinker. Làm nguội Clinker. Nghiền xi măng, phụ gia. Đóng bao, xuất xi măng bao, xi măng xá. IV.2 Tác động đến môi trường vật lý IV.2.1 Tác động môi trường nước Nước thải sinh ra chủ yếu là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp gồm nước làm nguội, nước từ quá trình nghiền nguyên liệu có lưu lượng lớn, từ các thiết bị lọc bụi, từ bãi thải xỉ, từ các xưởng cơ khí, các khu vực sản xuất khác và nước thải từ việc làm vệ sinh thiết bị máy móc. Nước thải từ quá trình làm nguội thiết bị có lưu lượng lớn. Loại nước thải này ít bị ô nhiễm và thường chỉ được làm nguội và cho chảy thẳng ra nguồn nước mặt khu vực. Tuy nhiên nước xả từ lò hơi lại có nhiệt độ cao, độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hòa tan, chất vô cơ. Do vậy cần phải tách ra khỏi loại nước làm nguội khác để xử lý. Nước thải từ quá trình nghiền nguyên liệu, các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ lửng (bụi than) rất lớn. Nước thải từ các khu vực sản xuất, xưởng cơ khí có mức độ nhiễm dầu thay đổi tùy thuộc vào mức độ và khả năng vận hành, quản lí. Lượng nước này thường không lớn và không thường xuyên. Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có chứa dầu, mỡ cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit, kiềm. Đặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải nhà máy xi măng sẽ làm ô nhiễm nước mặt ở những ao hồ, sông , cũng như nước ngầm trong khu vực. Với tình hình và nguy cơ bị ô nhiễm như vậy, thì ở nhà máy xi măng Holcim có hệ thống xử lý nước thải riêng (hình 4.3) với lưu lượng là 285 m3/ngày, đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra môi trường. Lượng nước sau khi xử lý được tái sử dụng vào việc tưới cây.(hình 4.4) Sơ đồ tổng quát xử lý nước thải của nhà máy xi măng Holcim – Hòn Chông Nước thải Bể gom Sục khí Khử trùng Bể lắng Khí clo Bể chứa nước sau khi xử lý Bể phân hủy sinh học IV.2.2 Tác động đến môi trường không khí Như đã nêu ở phần 2.1, khí thải của nhà máy xi măng chủ yếu từ khu vực lò hơi có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO2, CO, NOx và bụi than. Lượng khí thải này là rất lớn lên tới hàng ngàn m3/phút. Ngoài ra còn một số khí độc khác. Tiếng ồn: đặc trưng của ngành xi măng là sử dụng các máy mọc thiết bị có công suất lớn nên thường phát tiếng ồn có cường độ cao: lò nung nguyên liệu, mày phát điện, hoạt động của các van xả hơi nước, băng tải chuyền than xỉ, clinker…\ ( Theo đánh giá trong báo cáo môi trường năm 2005 của UBND tỉnh Kiên Giang thì trong năm nhà máy ximăng đang hoạt động ở huyện Kiên Lương, chỉ có Nhà máy ximăng Holcim có hệ thống xử lý chất thải tương đối đạt tiêu chuẩn. Còn ở các nhà máy khác hệ thống xử lý chất thải là chưa đạt. ) Gồm 2 giai đoạn: Trước quá trình sản xuất: bụi được thải chủ yếu do quá trình sản xuất, khai thác và vận chuyển đất đá. Đó được xem là chất thải chính của nhà máy. Biện pháp an toàn khi vận chuyển là không cho xe chạy quá nhanh hoặc quá trọng tải cho phép hoặc là có phủ bạc khi vận chuyển. Biện pháp làm giảm nồng độ bụi ở công trường khai thác đá là dung nước tưới để giảm bụi… Đối với khí thải của quá trình sản xuất, xử lý bằng các thiết bị xử lý bụi. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện: Nguyên lý: Trong một điện trường đều, có sự phóng điện của các điện tử từ cực âm sang cực dương. Trên đường đi, nó có thể và phải các phân tử khí và ion hóa chúng hoặc có thể gặp phải các hạt bụi làm cho chúng tích điện âm và chúng sẽ chuyển động về phía cực dương. Tại đây chúng được trung hòa về điện tích và nằm lại ở đó. Lợi dụng nguyên lý này người ta sẽ thu được bụi từ các tấm điện cực dương và khí đi ra là khí sạch bụi. Sự tích điện diễn ra trong trường phóng điện quầng sáng, theo 2 cơ chế: dưới tác dụng của điện trường (các hạt bị bắn phá bởi các ion chuyển động theo hướng điện trường) và bởi sự khuếch tán của các ion. Cấu tạo: Thiết bị lọc tay áo Trường lực được tạo ra bởi hai điên cực: một điện cực – cực âm – quầng sáng để tích điện cho các hạt. Đó là các dây dẫn mảnh được bố trí ở các khoảng cách nhất định. Điện cực thứ hai – cực lắng, có bề mặt rộng hơn. Hình dạng của chúng rất đa dạng: dạng phẳng hoặc dạng lưới tấm, dạng gợn sóng, dạng trụ, dạng lòng máng. Các yêu cầu cơ bản đối với các điện cực lắng là bền cơ học, cứng và có khả năng tách bụi khi rung lắc. Thiết bị lọc bụi dạng tay áo : Thiết bị này phổ biến nhất. Đa số thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình trụ, được giữ chặt trên lưới ống và được trang bị cơ cấu giữ bụi gọi là thiết bụi lọc bụi tay áo. Vật liệu lọc phổ biến nhất là vải bông, len, vải tổng hợp và vải thủy tinh. Vải bông có tính lọc tốt và giá thấp nhưng không bền hóa học và nhiệt, dễ cháy và chứa ẩm cao. Vải len có khả năng cho khí xuyên qua lớn, bảo đảm độ sạch ổn định và dễ phục hồi nhưng không bền hóa và nhiệt, giá cao hơn vải bông. Khi làm việc lâu ở nhiệt độ cao sợi len trở nên giòn. Chúng làm việc tới 900C. Vải thủy tinh bền ở 150 – 3500C. Chúng được chế tạo từ thủy tinh nhôm silicat không kiềm hoặc thủy tinh magezit. Tổng diện tích bề mặt lọc cần thiết phụ thuộc vào lưu lượng khí cần xử lý và vận tốc lọc (đối với các bụi của các ngành công nghiệp khác nhau vận tốc lọc cũng khác nhau). IV.2.3 Tác động đến môi trường đất Đất bị tác động do công việc. Đào lấp dẫn đến các ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan môi trường. Xói mòn sẽ tạo ra độ lắng sông ngòi, cống rãnh thoát nước, gây úng ngập, giảm chất lượng nước mặt gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước. Ngoài ra, khí thải, nước thải của nhà máy cũng góp phần gây ô nhiễm đất và cây trồng. Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác mức độ của việc đa đất, đắp đất và xói mòn đối với tài nguyên và hệ sinh thái. Trong quá trình sản xuất, lượng bụi than, đất đá lớn phát sinh, phát tán ra môi trường có thể làm ô nhiễm môi trường đất thấp nhất là đối với đất nông nghiệp ở những khu vực xung quanh dự án. IV.2.4 Chất thải rắn Chủ yếu là tro, xỉ than (đốt than), xi măng bị đóng cứng…Lượng xỉ than thường có khối lượng lớn và trong thành phần xỉ than có nhiều tạp chất ô nhiễm. Chất thải rắn: thực hiện theo Nghị định số 59/2007 NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn. Chất thải sinh hoạt: ký hợp đồng thu gom với Công ty Công trình đô thị huyện Kiên Lương Chất thải nguy hại: đốt tại lò nung clinker, hợp đồng với công ty TNHH Sao Mai Xanh xử lý. (hình 4.5) Chất thải có thể tái chế: bán cho nhà thầu để tái chế lại. Chất thải nguy hại như dầu thải, sơn, thuốc trừ sâu... lâu nay vẫn làm đau đầu các nhà khoa học bởi chúng cực kỳ độc hại và rất khó xử lý. Mới đây, nhà máy xi măng Holcim- Hòn Chông đã tận dụng nhiệt rất cao trong lò nung xi măng để thiêu hủy triệt để các chất này. Công nghệ chỉ áp dụng với những lò nung xi măng kiểu quay hiện đại - loại có lắp đặt hệ thống thiết bị thiêu đốt chất thải.(hình 4.6) Nguyên lý hoạt động: Chất thải nguy hại tập kết đến nhà máy được tiền xử lý (ví dụ lốp cao su, nhựa... được băm nhỏ), phối trộn theo tỷ lệ thích hợp với nguyên liệu xi măng, rồi đưa vào buồng đốt. Tại béc đốt (lò nung chảy), nhiệt độ lên đến 1.400 đến 2.000 độ C, đủ để phá hủy hoàn toàn cấu trúc bền vững của chất thải độc hại. Lò nung cũng tận dụng nhiệt năng từ các chất thải hữu cơ để thay thế, tiết kiệm một phần nhiên liệu. Cặn bã còn lại của chất thải sau khi thiêu đốt là CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3... thì trở thành nguyên liệu cho xi măng. Các chất thải có thể đốt trong lò nung xi măng: Dung môi hữu cơ, dầu thải chứa PCB Sơn, keo dán, vecni Plastic, PVC, lốp xe thải... Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ Bùn xưởng in, dầu axit, chất lỏng kiềm Đất nhiễm bẩn Tro công nghiệp, xỉ Bùn cặn sau xử lý nước thải... Thu gom chất thải Phân loại chất thải Sơ đồ tổng quát của quá trình xử lý chất thải rắn của nhà máy Nguồn ra Xử lý Lưu trữ Vận chuyển đến nơi tạm trữ IV.2.5 Ô nhiễm nhiệt Quá trình hoạt động của nhà máy đặc biệt ku vực lò hơi, nghiề nguyên liệu, than, xi măng, lò nung clinker thường tạo ra nhiệt độ cao (800C-980C). Tổng các nhiệt lượng này tỏa vào không giannhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao (chưa kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trong khu vực) ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và năng suất lao động. Vì vậy cần phải đáng giá tác động ô nhiễm đối với sức khỏe của người công nhân để có biện pháp xử lí, giảm thiểu thích hợp. IV.3 Tác động đến môi trường sinh thái Chủ yếu liên quan tới việc thải các chất ô nhiễm nước , khí, các chất thải rắn vượt quá mức cho phép vào môi trường tiếp nhận gây nên những biến đổi cơ bản về hệ sinh thái. Tùy theo dạng chất thải vào môi trường tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể bị tác động: Hệ sinh thái dưới nước: các loại nước thải của nhà máy xi măng làm cho độ đục của nước tăng ngăn cản độ xuyên của ánh sáng, gây độ pH trong thủy vực bị thay đổi. Tùy theo đặc điểm hệ sinh thái của vùng dự án mà số loài bị tác động có thể nhiều hay ít. Hệ sinh thái trên cạn: các chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí như SO2, NO2, Cl2, andehyde và bụi than, ngay cả ở nồng độ thấp cũng gây cản trở quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết. Về việc khai thác đá vôi ở các dãy núi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan sinh thái ở khu vực này Khu vực núi đá vôi là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học rất cao, có thể phát triển được nhiều loài sinh vật do có những điều kiện đặc trưng. Nhưng hiện nay ở những khu vực này đang bị khai thác một cách quá mức dẫn đến suy giảm độ đa dạng sinh học. Điển hình là khu vực dãy núi Moso. Trước đây, khi cấp phép cho Holcim hoạt động, toàn dãy núi Moso đã được bàn giao, kể cả khu di tích hang Moso, do có sự phản ứng mạnh mẽ nên cuối cùng phải giữ lại khu vực núi có hang Moso. Nhưng bù lại phải trả cho Holcim một núi khác. Thế là núi Khoe Lá được chọn. Đứng từ ngoài đường nhìn vào, Khoe Lá đã tan hoang. Cây cối không còn, một nửa núi đã bị bạt. Ngoài ra, công ty Holcim được khai thác sâu xuống 80-100m. Với cách khai thác này, không chỉ không còn núi mà khi khai thác xong nơi đây sẽ biến thành những cái... vực sâu. Khi thấy núi non ở Kiên Giang bị khai thác quá nhiều, GS Lê Huy Bá, Viện Khoa học môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM), đã cảnh báo: “Người ta đang hủy hoại tài nguyên để đổi lấy kinh tế. Tài nguyên núi đá vôi có trữ lượng nhất định, khai thác 10-15 năm nữa thì các núi này sẽ không còn tồn tại. Không còn núi đá vôi thì cảnh quan vốn có ở đây sẽ không còn là... cảnh quan. Cảnh quan và tài nguyên mất thì không thể trả lại được. Khai thác một cách ào ạt và không có qui hoạch lâu dài thì rất nguy hiểm và là một nguy cơ”. IV.4 Tác động đến môi trường kinh tế xã hội IV.4.1 Tác động đến chất lượng cuộc sống của con người Sức khỏe cộng đồng Đối với nhà máy xi măng, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con người trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khỏe cộng đồng sẽ khác nhau Người dân phải sống trong bụi xi măng. Bụi đóng trên mái nhà thành từng lớp dày, bụi bay vào bữa ăn, nước uống. Đặc biệt, từ tháng mười (âm lịch) trở đi cả thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) chìm trong bụi và bụi. Có những ngày bụi mù mịt khiến tầm nhìn xa chỉ còn vài mét. Cả thị trấn đã sống chung với bụi ximăng hàng chục năm qua. Nguy cơ những “làng bệnh phổi” đang đe dọa. Kinh tế xã hội Góp phần tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Thu hút lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người địa phương. Tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hóa nhanh hơn. Góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực. 2.4.2 Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng Cấp thoát nước Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy xi măng thường lớn nên đều phải klhoan giếng hoặc đào giếng để khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhà máy gây nên sự cạn kiệt nguồn nước ngầm vào mùa khô, dân cư trong khu vực sẽ không đủ nước dùng hàng loạt tác động tiêu cực khác. Hoạt động của dự án có thể làm gia tăng mức chịu của hệ thống thoát nước tập trung hoặc làm gia tăng lưu lượng dòng chảy làm ô nhiễm các sông tiếp nhận nước thải. Giao thông vận tải: Vệ sinh đường, bụi tăng lên do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong khu vực. Chương 5: Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực V.1 Khống chế ô nhiễm nước Tiến hành các công tác phân luồng dòng thải bao gồm: gồm các lọai nước sạch, nước ô nhiễm cơ học, nước nhiễm bẩn hóa chất và nước nhiễm bẩn dầu mỡ, chất rắn lơ lửng…đây là biện pháp vừa mang tính kĩ thuật vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và kinh tế để giảm bớt định mức tiêu hao nước cho sản xuất, tiết kiệm năng lượng đồng thời giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lý. Tuần hoàn tái sử dụng nước làm sạch sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nước. Khơi thông hệ thống thoát nước thải, bố trí hố ga và đặt giỏ thu gom bã thải rắn hợp lí. Đối với nước thải làm lạnh tuy ít chất ô nhiễm, song cần quan tâm làm giảm nhiệt độ của nước tới mức cho phép để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thủy sinh nơi nước thải đổ vào. Đối với nước thải công nghiệp khác có chứa cặn có kích thước lớn (các mảnh vụn than…có đặc tính cơ học tương đối bền) cần phải được xử lý triệt để. Nước thải sinh hoạt thường được xử lý bằng các phương pháp sinh học. Tùy vào lưu lượng, phương thức thu gom và điều kiện mặt bằng mà người ta chọn các phương pháp thích hợp cụ thể. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất (và hiệu quả) hiện nay ở nước ta để xử lý nước thải các hộ gia đình, các cơ quan, cụm dân cư là bể tự hoại. Vai trò của bể tự hoại là lắng các chất rắn, phân hủy yếm khí các chất hữu cơ và chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi lớn và không đòi hỏi bảo trì đặc biệt. Hiệu suất xử lý làm giảm trên 70% BOD so với đầu vào. Phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta khi chưa có khả năng thu gom toàn bộ lượng nước thải trong khu vực để xây dựng các nhà máy nước thải quy mô lớn. Xử lý nước thải vệ sinh khu vực sản xuất, kho bãi và bến tàu Do đặc trưng của công nghệ sản xuất xi măng, nước thải sản xuất không chứa các chất ô nhiễm có đặc tính cao và tải lượng các chất hữu cơ thấp. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải là các chất rắn lơ lửng, đất, cát và các chất vô cơ. Do vậy có thể thiết kế các hệ thống xử lý đơn giản chủ yếu là cơ học. Nước thải sau khi qua hệ thống các hố ga (lọc rác, lắng cặn) hoặc được làm mát (nếu nước thải có nhiệt độ cao) xả ra kênh theo hệ thống cống thoát nước sạch sẽ, có thể kiểm soát và làm vệ sinh định kì. Biện pháp xử lí nước thải chứa dầu -Xử lý nước thải chứa dầu trên bờ Khu vực có nguy cơ nhiễm dầu do nước mưa chảy tràn có hệ thống thu gom riêng. Hệ thống này đồng thời được sử dụng để thoát nước thải nhiễm dầu nước rửa sàn và vệ sinh thiết bị dốc dỡ, các xưởng sửa chữa thiết bị, dầu thải…Toàn bộ lượng nước thải này phải được dẫn đến hệ thống tách dầu trước khi chảy ra ngoài. Thiết bị tách dầu để xử lí nước xả các đáy bồn chứa dầu và nước mưa chảy tràn cần lắp đặt ở những chỗ cần thiết. Lượng dầu gom lại được bơm vào thùng chứa và có thể tái sinh để sử dụng vào nguyên liệu đốt. Cặn dầu sinh ra được sử dụng bằng cách hợp đồng thu gom với công ty vệ sinh địa phương để chôn rác ở bãi rác công nghiệp hay làm nhiên liệu. V.2 Biện pháp chống ô nhiễm không khí Để giảm thiểu tác động môi trường không khí ta có thể áp dụng một trong các biện pháp sau: Sản xuất ở độ ẩm ướt cao những công đoạn cho phép (ví dụ ủi, xúc, đập sơ bộ, phân loại đá, chuyên chở xe tải...), phun nước giữ ẩm liên tục tại các đầu rót của băng tải vận chuyển đá. Tăng cường xe hút bụi thu gom bột phế liệu, clinker, xi măng rơi vãi trong khu vực sản xuất. Vệ sinh công nghiệp sẽ được duy trì thường xuyên bao gồm vệ sinh trong nhà xưởng và khu vực kho chứa và xuất xi măng bao, bến xuất clinker…nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi trong phạm vi nhà máy. Sử dụng xe quét đường để tăng cường khả năng làm vệ sinh đường nội bộ, bến bãi…thường xuyên phun nước làm ẩm đường nội bộ nhất là trong mùa khô nóng, hạn chế bụi phát tán theo gió. Các khu vực không tráng nhựa cần phủ cỏ, trồng cây. Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để cải thiện môi trường, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra ngoài. Nâng cấp cơ sở hạ tầng như bê tông hoá đường bộ để thuận tiện khi làm vệ sinh thu gom bụi bằng xe quét đường và giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường. Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp Áp dụng công nghệ tiên tiến. Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mối tương quan với lưu lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực. Ngoài ra còn cải thiện các điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên làm việc trong nhà máy. Để giảm thiểu những ảnh hưởng này, cần thực hiện một số biện pháp sau: Để chống nóng tại chống nóng tại nơi làm việc, các khu vực lao động phải được làm mát tự nhiên bằng các hệ thống thông thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong công trình nhất là tại những vị trí thao tác của người công nhân bằng cách thiết lập hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút, thông gió chung hoặc thông gió cục bộ. Cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân. Trang bị thiết bị bịt tai chống ồn cho công nhân làm việc ở nơi có tiếng ồn cao, khẩu trang, mũ bảo hộ… Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức, phải hít thở nhiều làm lượng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên. Thực hiện các công tác kiểm tra định kì về sức khoẻ cho công nhân, đặc biệt là ở những bộ phận làm việc ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao như khu vực gây ra tiếng ồn lớn, hoặc phát sinh lượng bụi cao… Ở công ty đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi hiện đại nhất là công nghệ lọc bụi tĩnh điện và lọc bụi túi, do đó lượng bụi phát thải ra môi trường đã được cải thiện rất nhiều V.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm tro, xỉ than, xi măng đóng rắn, ngoài ra là phế thải, nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Do đó ta có thể áp dụng các biện pháp sau: Xây dựng kho, bãi theo tiêu chuẩn để chứa và bảo quản xỉ than dùng trong mục đích khác. Các chất thải rắn hữu cơ đựơc tái sử dụng, các chất vô cơ bền vững ít đôc hại, bao bì, giấy phế thải và rác thải sinh hoạt cần có biện pháp thu gom và xử lý tập trung. Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn từ nhà máy. Thu gom và tồn chứa chất thải hợp lí để ngăn ngừa chất thải phát tán trở lại môi trường. Xử lý các chất thải độc hại trước khi thiêu huỷ tại bãi rác. Quy hoạch chôn bãi chôn lấp chất thải rắn của nhà máy. Trong quá trình khai thác: đất đá thải (kém chất lượng) phải được san ủi tạo bờ ao không cho đất đá trôi ra xa khu vực khai thác. Phải có các rảnh thoát nước thích hợp tại công trường để tránh tù đọng nước hoặc xói lở trôi bùn. Đất đá vương vãi do nổ mìn và do vận chuyển phải được thu gom thường xuyên để tận dụng như là nguồn nguyên liệu. V.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái: Quy hoach cây xanh: Ảnh hưởng của cây xanh đến cảnh quan được đánh giá là tích cực và ảnh hưởng lâu dài. Nhà máy đặt trên một vùng đất tự nhiên có thảm thực vật phong phú, việc trồng cây xanh là tái tạo và bảo tồn một phần thảm thực vật hiện nay sẽ bị phá huỷ đồng thời có tác dụng lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như giảm tiếng ồn, lọc bụi. Trồng cây xanh ven các đường nội bộ trong nhà máy. Khi trồng cây nên chọn cây có khả năng quang hợp cao, lọc không khí và hấp thụ mạnh thán khí (CO2). Tán lá rộng, phiến lá dầy chịu nóng, chịu khí độc hại, làm giảm tiếng ồn, khó bị cháy và trong đó phải bố trí hỗn giao nhiều loài khác nhau theo 2 dạng chính: tầng cao che bóng mát, tầng dưới tạo thành tường xanh cản trở tiếng động che chắn bụi và khói, khí độc của các nhà máy. V.5 Quản lý môi trường tại nhà máy: V.5.1 Đào tạo và giáo dục về môi trường: Đào tạo về giám sát và khống chế ô nhiễm không khí để quán lý môi trường nhà máy. Đưa đi thực tập về bảo vệ môi trường ở những khu công nghiệp, nhà máy tương tự ở các nước tiên tiến đang vận hành an toàn là cách tốt nhất để đạt được mục đích này. Đối với tất cả các cán bộ quản lý của nhà máy Holcim cần được huấn luyện về an toàn bao gồm sử dụng, bảo quản, hoá chất dầu nhiên liệu và các thiết bị lao động. Huấn luyện về hoạt động trong trường hợp khẩn cấp và trình tự ghi nhận số liệu, báo cáo về các vấn đề môi trường có liên quan. Tuyên truyền về bảo vệ môi trường Thực hiện chương trình tuyên truyền về các chính sách và quy định bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin công cộng, thông tin của thị trấn Kiên Lương. Biên soạn các tài liệu làm các đoạn phim cho từng đối tượng và cập nhật ngay cho công nhân trong giai đoạn đào tạo về an toàn và thân thiện với môi trường. V.5.2 Giám sát và quan trắc môi trường: Quan trắc ô nhiễm không khí Đối với môi trường không khí bên trong hang rào nhà máy: Tại các khu vực lò hơi, lò nung, nghiền nguyên lệu, xường đóng bao… Đối với môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy:sử dụng hệ thống đo bụi và khí thải liên tục ở ống khói +Các điểm đo cách ống khói nhà máy ở những khoàng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè. Các điểm đo tại những điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè. Chất lượng không khí bên trong và bên ngoài nhà máy cần được giám sát để đánh giá mức độ ô nhiễm theo các thông số như: bụi tổng cộng, SO2, NOx và tiếng ồn, độ rung. Các trạm quan trắc cần đặt gần các điểm ô nhiễm chính (như khu vực cối đập đá, , khu vực sản xuất Clinker…) và tại khu vực khai thác đá vôi, sét, khu dân cư. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được sử dụng để kết luận về mức độ gây ô nhiễm không khí của nhà máy Quan trắc ô nhiễm nước Đối với các công trình xử lý nước thải: 1 điểm đầu vào và 1 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải. Đối với vực nước mặt tiếp nhận nước thải của nhà máy: Một vài điểm trên và dưới nơi tiếp nhận. Thông số cần giám sát: pH, độ đục, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, tổng N, tổng P, Coliforms… Giám sát môi trường đất Lựa chọn vị trí giám sát môi trường đất tại vùng đất bị ô nhiễm do bụi than, khí độc hoặc vùng đất bị ngập bởi nước thải. Yếu tố giám sát: hàm lượng mùn, N, P, K, kim loại nặng. Kết luận Với năng lực sản xuất to lớn và điều kiện thuận lợi về vị trí và nguồn nguyên liệu, nhà máy xi măng Holcim đã và đang góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói riêng và của cả nước nói chung. Nhà máy đã sản xuất một lượng xi măng lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đóng góp nguồn thu cho nhà nước. Quy mô sản xuất của nhà máy rất lớn, với dây chuyền sản xuất khép kín gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng là xi măng. Do đó việc khống chế ô nhiễm môi trường các hoạt động của nhà máy rất phức tạp và đòi hỏi tỷ lệ đầu tư đáng kể. Nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông đã cam kết : Về định hướng môi trường: Holcim Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững. Tôn chỉ môi trường: xây dựng hệ thống môi trường tốt nhất và là khuôn mẫu môi trường của công nghiệp xi măng Việt nam. Cam kết môi trường của Holcim Việt Nam: Tuân thủ hoàn toàn luật pháp và các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Áp dụng quy trình giám sát và báo cáo môi trường tiêu chuẩn của Holcim. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngoài các biện pháp kĩ thuật nên áp dụng các biện pháp hành chính và giáo dục môi trường cho cán bộ công nhân viên. Tài liệu tham khảo 1. Cục môi trường ,Bộ khoa học công nghệ và môi trường. “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy xi măng", Hà Nội 1999. 2. Khoa môi trường Trường ĐH KHTN.TP. Hồ Chí Minh “Giáo trình thực tập thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 3. Tài liệu điện tử ngày 5/3/2008 ngày 5/3/2008 ngày 5/3/2008 www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=429&articleId=1297 - 35k ngày 20/03/2008 ngày 20/03/2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_tap_mien_tay_0281.doc
Tài liệu liên quan