Báo cáo Công tác quản lý lao động tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần 1: Khái quát chung về công tác quản lý lao động tại các doanh nghiệp 3 1.1. Lý luận về khái niệm quản lý lao động tại doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm lao động 3 1.1.2. Khái niệm về quản lý lao động 4 1.2. Vai trò của công tác quản lý lao động tại các doanh nghiệp 4 1.3. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý lao động 5 Phần 2: Thực trạng công tác quản lý lao động tại xí nghiệp 7 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp sản xuất và thương mại Phú Diễn 7 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp 8 2.1.2. Một số chỉ tiêu hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của xí nghiệp trong những năm gần đây 11 2.2. Thực trạng công tác quản lý lao động tại xí nghiệp 13 2.2.1. Một số vấn đề lý luận chung 13 2.2.2. Công tác quản lý lao động trong xí nghiệp 13 Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý tại xí nghiệp 21 3.1. Những kiến nghị 21 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý lao động tại xí nghiệp 21 KẾT LUẬN 23

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác quản lý lao động tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề xã hội với những mục tiêu xuyên suốt từ chủ trương chính sách đến hoạt động xã hội. Cụ thể là chăm sóc và bồi dưỡng với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong đó có phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề hết sức quan trọng cả về hiện đại và lâu dài. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội và nhu cầu của con người không ngừng tăng lên vấn đề cấp thiết về việc làm cũng như thu nhập của người lao động là sự quan tâm nhất của nhà nước ta hiện nay, bởi vấn đề này cũng trực tiếp liên quan đến sự phát triển kinh tế của nhà nước. Do vậy hiện nay lao động tiền lương là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của công ty và cũng đòi hỏi bộ máy tổ chức quản lý và lao động tiền lương phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh để đảm bảo công tác quản lý lao động tiền lương tại các doanh nghiệp thì em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Công tác quản lý lao động tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên XNK và Đầu tư Hà Nội". Báo cáo thực tập này là sự kết hợp về mặt lý luận đã được đào tạo tại trường và thực tế khảo sát tại công ty cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Mạnh Hùng và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân viên của công ty em đã hòan thành báo cáo thực tập này với bố cục gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về công tác quản lý lao động tại các doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng công tác quản lý lao động tại công ty. Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý tại công ty. PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. LÝ LUẬN VỀ KHÁI NIỆM LAO ĐỘNG, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1.1. Khái niệm về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người, lao động là một hành động diễn ra giữa người với người và giới tự nhiên trong quá trình lao động, con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, biến đổi vật chất đó làm cho chúng trở lên có ích cho đời sống của mình. Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người lao động chính là việc sử dụng sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời là sử dụng sức lao động, năng lực lao động của con người nó phát động và đưa các tư liệu vào hoạt động và đưa tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm. Sức lao động của con người trong sản xuất, kinh doanh được coi như một yếu tố đem lại lợi ích kinh tế, nếu quản lý tốt sẽ đưa lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời việc quản lý lao động cũng đóng vai trò giống như hệ thần kinh đối với cơ thể doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. 1.1.2. Khái niệm về quản lý lao động Là quản lý con người việc quản lý bao gồm nhiều chức năng phức tạp bao hàm cả việc thiết kế các cơ chế, công cụ quản lý các biện pháp quản lý và vận hành cơ chế đó nhằm đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế hội, quản lý lao động là hình thức quản lý đặc biệt và có hiệu quả to lớn trong thực tiễn hoạt động quản lý lao động đầu phải hướng vào các mục tiêu, tăng năng suất lao động đảm bảo chất lượng của sản phẩm hàng hoá để tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Làm cho con người được tôn trọng được thoả mãn trong lao động và phát triển được khả năng của họ trong công việc. 1.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. Công tác quản lý tại các doanh nghiệp là một lĩnh vực có vai trò quan trọng có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của doanh nghiệp đó, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu lợi nhuận, trong qúa trình sản xuất của doanh nghiệp, trong doanh nghiệp về mặt quản lý nhân sự tốt thì hẳn doanh nghiệp đó sẽ tạo ra được các điều kiện xác lập, duy trì và ổn định các quan hệ lao động cụ thể, cũng như tạo ra môi trường làm việc có tính pháp lý cho tương quan lao động, bởi lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng giữa vai trò quyết định trong qúa trình sản xuất nó cũng được biểu ở khả năng tư duy sáng tạo như trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì tại các doanh nghiệp nào cũng thu hút sử dụng tốt, điều hành quản lý tốt thì sẽ càng thúc đẩy nền kinh tế của doanh nghiệp phát triển. 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG. Trong quá trình sản xuất là qúa trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động) trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người, sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động đối tượng lao động để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất sức lao động, của con người bỏ ra phải được bù đắp dưới dạng thù lao lao động và tiền lương chính là thù lao lao động biểu hiện bằng tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời gian khối lượng và chất lượng công việc của họ và tiền lương luôn có tác động tích cực đến việc quản lý kinh tế, tài chính. Quản lý lao động và kích thích sản xuất và tiền lương thực sự là thước đo cho mỗi hoạt động của từng cơ sở kinh tế từng người lao động và là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sự phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy một doanh nghiệp làm ăn có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ lao động của doanh nghiệp đó, phụ thuộc vào trình độ số lượng của lao động, và cũng cần có các chế độ khen thưởng trả lương phù hợp với khả năng người lao động thì mới có thể làm thoả mãn họ và tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý lao động để thúc đẩy quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Công cuộc quản lý nhân viên là một vấn đề rất quan trọng với mục tiêu phải chiếm được lòng tin và độ trung thành của nhân viên, và giúp cho nhân viên mình đam mê hơn với nghề nghiệp, các doanh nghiệp luôn chú ý tới vấn đề đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. * Công cuộc tổ chức tiền lương, tiền thưởng nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ trong lao động đây là vấn đề có quan hệ với tái sản xuất mở rộng sức lao động đồng thời cũng là yếu tố của giá thành ta đều biết con người làm việc trước hết là để có điều kiện thoả mãn các nhu cầu trong đời sống của họ (thông báo thu nhập bằng tiền) quản lý con người phải bảo đảm sự cân xứng giữa tiền lương - tiền thưởng - năng suất lao động chất lượng công việc của từng người để từ đó đặt ra các vấn đề như quan hệ giữa thu nhập quốc dân và quỹ tiêu dùng, các hình thức phương pháp tổ chức tiền thưởng, tiền lương. Đồng thời cũng rất cần chú trọng lớn. Những vấn đề xã hội như bảo hiểm xã hội, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi xã hội cứu trợ xã hội, việc làm và thất nghiệp chính vì vậy cần có sự quản lý yếu tố con người ở tất cả các doanh nghiệp đòi hỏi một cách cụ thể và có hiệu quả thông qua hàng loạt các chính sách thể lệ quy định và biện pháp quản lý sao cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình. PHẦN 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ DIỄN 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ DIỄN Xí nghiệp sản xuất và thương mại Phú Diễn trực thuộc Công ty XNK và đầu tư Hà Nội được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội quyết định thành lập vào năm 2003. Từ một xí nghiệp mới được thành lập và còn non trẻ nhưng xí nghiệp đã không ngừng vươn lên cố gắng để đưa xí nghiệp ngày càng vững mạnh. Cụ thể xí nghiệp đã thực hiện được một số công việc sau: * Tiến hành mở rộng cơ sở sản xuất từ một phân xưởng sản xuất hàng túi cặp nay đã được mở rộng thêm một phân xưởng sản xuất khang trang với trang thiết bị máy móc hiện đại. * Mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài trong hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng công nghiệp nhẹ tiêu dùng. Chính vì vậy kết quả hoạt động của quý I năm 2005 của toàn xí nghiệp đạt 112% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đây là một con số không lớn nhưng đối với một xí nghiệp sản xuất mới được thành lập thì đây là một sự cố gắng không nhỏ của toàn thể ban lãnh đạo và công nhân của toàn xí nghiệp. * Tiến hành tuyển dụng lao động bổ sung cho phân xưởng mới và bổ sung cho sản xuất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng trong độ tuổi lao động. * Tiến hành sản xuất một cách khoa học và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bên đặt hàng và giao hàng đúng thời hạn. * Luôn luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên để kịp thời động viên và giải quyết những khó khăn của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Cùng với tinh thần làm việc đúng quy định lấy uy tín chất lượng làm đầu, trong quá trình hoạt động sản xuất của mình xí nghiệp Phú Diễn đã tiến hành quản lý nhân sự song song trên sổ sách và cả máy tính để đảm bảo tốt chặt chẽ đúng quy định cùng với việc điều hành của cấp trên để đưa xí nghiệp ngày càng vươn lên hòa nhập vào nền kinh tế thị trường ngày càng vững mạnh. 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty trong nền kinh tế. 2.1.1.1. Chức năng của công ty trong nền kinh tế. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiếp tục tiến lên trong bối cảnh tình hình thế giới diễn ra nhanh chóng phức tạp. Hiện nay nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Nhu cầu về vốn và trang thíêt bị hiện đại đang là một vấn đề hết sức cần thiết đây cũng là điều làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung cũng như trong xí nghiệp Phú Diễn nói riêng. Vì vậy xí nghiệp cũng đã xác định rõ ràng hơn về chức năng nhiệm vụ của mình trong nền kinh tế quốc dân. Công việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý chặt chẽ theo quy định phát triển dần lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động. Trong quá trình sản xuất hàng hoá doanh nghiệp luôn thực hiện những chức năng cơ bản sau: Luôn luôn đề ra mọi phương hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Luôn kiểm định chất lượng các loại chất liệu mặt hàng. Luôn nắm bắt tình hình thị trường các loại mẫu mã cho phù hợp với mặt hàng trong sản xuất kinh doanh. Nâng cấp trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ trong quá trình sản xuất. 2.1.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Nâng cao năng lực thiết bị máy móc để tạo ra các kiểu mẫu mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng như túi, ba lô, cặp sách. Kiểm tra các loại nguyên liệu để nhập. Về chất lượng các loại vải khuy khuyết đạt tiêu chuẩn, luôn đầu tư để hoàn thiện các mặt hàng cao cấp nâng cao chất lượng mặt hàng không ngừng mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh để đáp ứng mọi nhu cầu về tiêu dùng cho người dân trên thị trường. Thực hiện bộ máy quản lý và mạng lưới sản xuất kinh doanh đảm bảo được sự thống nhất giữa kinh tế chính trị trong lĩnh vực kinh doanh. * Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy của xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn. Công ty TNHH NN 1 thành viên XNK và đầu tư Hà Nội Phòng đối tác Giám đốc xí nghiệp Phó giám đốc xí nghiệp Sản xuất kinh doanh Tổ chức - hành chính Kế toán Phân xưởng SX 2 Phân xưởng SX 1 Kho * Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty là một tổng thể thống nhất các phòng ban mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng có quan hệ chặt chẽ với nhau. * Giám đốc xí nghiệp cùng phòng đối tác luôn có nhiệm vụ định ra các phương hướng hoạt động và chỉ đạo hoạt động kinh doanh chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty mình. * Phó giám đốc là người luôn trợ giúp giám đốc trong các hoạt động và cũng có thể thay mặt giám đốc trong một số trường hợp khi cần thiết. Dưới ban giám đốc là các phòng ban. * Phòng kế toán tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, thống kê phân tích và quản lý các dữ liệu của hoạt động sản xuất kinh doanh. *Phòng tổ chức hành chính tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, thống kê phân tích và quản lý các dữ liệu của hoạt động sản xuất kinh doanh. * Phòng tổ chức hành chính tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán bộ, công tác định mức cán bộ tiền lương, tiền thưởng, BHXH. * Phòng sản xuất kinh doanh thực hiện và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. * Kho chứa các loại nguyên liệu sản phẩm hàng hóa trong kho. * Phân xưởng 1 và 2: Trực tiếp là nơi diễn ra quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá của xí nghiệp. 2.1.2. Một số chỉ tiêu hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của xí nghiệp trong những năm gần đây. TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2004 2005 2006 dự kiến 1 Giá trị tổng sản lượng 1000đ 20896252 18236000 21.263.100 2 Doanh thu 1000đ 11174840 9696375 12.530.235 3 Lợi nhuận trước thuế 1000đ 997479 878235 985.320 4 Tổng số lao động BQ Người 275 298 310 5 Thu nhập BQ đ/ng 657500 720.000 750.500 6 Phải nộp ngân sách 1000đ 841764 937303 990.211 * Qua số liệu trên cho ta thấy: Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty theo xu hướng tăng dần như vậy là quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tương đối ổn định và ngày càng cố gắng nỗ lực hơn để đưa xí nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ cũng như để đảm bảo sự tồn tại của công ty đảm bảo cho đời sống của công nhân được ổn định cũng như vạch ra các chỉ tiêu phương hướng cao hơn cho những năm sau. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP. 2.2.1. Một số vấn đề lý luận chung: Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động đối tượng lao động, tư liệu lao động) trong đó lao động với tư cách là hoạt động về chân tay trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác dụng đối tượng lao động đảm bảo cho quá trình sản xuất, sức lao động của con người bỏ ra phù hợp với đồng lương mà họ được hưởng, tiền lương là thước đo giá trị sức lao động, xác định mức tiền công các loại lao động, là chức năng tái sản xuất sức lao động, thu nhập của người lao động. Như vậy một doanh nghiệp làm ăn có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ lao động của doanh nghiệp đó, trình độ số lượng của lao động. 2.2.2. Công tác quản lý lao động trong xí nghiệp. 2.2.2.1. Cơ cấu lao động trong xí nghiệp. Hiện nay tổng số lao động xí nghiệp đang quản lý có 266 người trong đó nữ chiếm 198 người ngoài ra hàng năm xí nghiệp vẫn thu nhận hồ sơ tuyển dụng thêm người vào những bộ phận cần thiết. Lao động được phân loại theo các nhóm khác nhau. Nhóm lao động phổ thông trực tiếp dưới phân xưởng để gia công sản phẩm. Nhóm lao động gián tiếp: về chất lượng lao động hiện nay tại xí nghiệp. Đại học cao đẳng : 30 Trung cấp : 36 Công nhân kỹ thuật: 206 Công ty có ban phụ trách về quản lý nhân sự đóng vai trò tuyển dụng lao động, đồng thời kết hợp quản lý tất cả các qúa trình làm việc của người lao động. Lao động thực hiện chức năng quản lý điều hành xí nghiệp: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của xí nghiệp, nhân viên quản lý kinh tế nhân viên quản lý hành chính. Lao động thực hiện chức năng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm (chủ yếu là lao động phổ thông). 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động của Xí nghiệp sản xuất và thương mại Phú Diễn. * Phân loại lao động theo trình độ. TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2004 2005 2006 1 Lao động BQ trong DS Người 230 248 266 2 CĐ + Đại học Người 25 28 30 3 Trung cấp Người 37 36 36 4 Thợ kỹ thuật + LĐ P.thông Người 168 184 206 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại xí nghiệp như sau: trình độ lao động ở xí nghiệp ngày càng được nâng cao, số lao động có trình độ đại học trên đại học tuy còn ít nhưng so với 3 năm trở lại đây đã có xu hướng tăng dần năm 2005 so với 2004 đã tăng 13 người và từ 2005 đến 2006 đã tăng lên 9 người điều này cũng giúp cho xí nghiệp linh hoạt hơn trong các quá trình sản xuất kinh doanh. * Phân loại lao động theo giới tính. TT Tỷ lệ giới tính 2004 2005 2006 1 Nữ 175 180 160 2 Nam 55 68 106 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nữ ở công ty chiếm tỷ lệ cao hơn nam cũng phân chia có sự hợp lý vì công việc ở xí nghiệp phần lớn là do nữ công nhân khéo tay kiên trì điều này cũng giúp cho xí nghiệp có sự linh hoạt hơn trong công việc, xí nghiệp cũng đã sử dụng đúng người đúng việc dẫn đến năng suất lao động tăng để đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay công ty cũng là tuyển chọn những lao động có tay nghề khéo léo để đảm bảo hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Phân loại lao động theo độ tuổi. TT Độ tuổi 2004 2005 2006 1 18 - 24 50 40 65 2 24- 35 100 125 135 3 35 - 45 48 45 40 4 45-60 32 28 25 5 Ngoài 60 0 0 1 6 Tổng 230 248 266 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy sự phân loại lao động theo độ tuổi như sau. Chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 24 -35, tiếp đó là độ tuổi từ 18 -24 và độ tuổi từ 35 - 45 tuy có ít nhưng so với phân công lao động theo cơ cấu độ tuổi như thế là phù hợp với cơ cấu của xí nghiệp, phù hợp với chuyên môn các khâu trong quá trình sản xuất. Xí nghiệp cũng luôn chú ý tới phân công lao động theo độ tuổi để sao cho phù hợp với sự linh động trong công việc. Trong xí nghiệp - các cấp bậc công nhân được phân chia theo từng loại khác nhau, chế độ tiền lương thưởng phạt cũng dựa trên trình độ năng lực của thành viên sự nhiệt tình tự giác cao trong công việc xí nghiệp cũng luôn chú trọng tới chế độ khen thưởng để thoả đáng với sự đóng góp của các thành viên đối với xí nghiệp. 2.2.2.3.Vấn đề tuyển chọn lao động trong xí nghiệp. Tuyển chọn lao động là một vấn đề rất quan trọng vì nếu tuyển chọn đúng người đúng việc thì mới có thể thúc đẩy sự phát triển của xí nghiệp vì thế xí nghiệp cũng đã có những biện pháp tuyển chọn riêng. Xí nghiệp không tuyển chọn lao động theo một thời gian nhất định mà theo yêu cầu của công việc tuy nhiên phương pháp này cũng có những ưu - nhược điểm của nó. - Ưu điểm: có thể tuyển chọn đúng người đúng việc, không xảy ra tình trạng dư thừa lao động. - Nhược điểm: không chủ động tuyển chọn những nhân tài những lúc công việc có thể cần gấp nhân công thì sẽ không chủ động được vì cần lao động nhưng lại không có sẽ giảm bớt hiệu quả kinh doanh. 2.2.2.4. Hiệu quả của việc sử dụng lao động Mỗi doanh nghiệp khi tuyển chọn lao động ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu về việc làm cho xã hội thì mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp vẫn là sử dụng lao động có hiệu quả để đem lại lợi nhuận cho sản xuất. Cùng với phương châm trả công theo sức lao động công ty đã tận dụng được hết khả năng mà đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp có và có được một kết quả kinh doanh tốt. 2.2.2.5. Hiện trạng sử dụng lao động trong xí nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng chỉ có thể tổ chức và phát triển hoạt động kinh doanh trên cơ sở tiềm năng thực của mình. Cách kết hợp sử dụng lao động trong doanh nghiệp đưa xí nghiệp luôn phát triển với năng suất người lao động, tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp không có phương pháp quản lý phù hợp, hiểu được rõ chức năng và nhiệm vụ đó ban quản lý của xí nghiệp đã thực hiện quản lý lao động theo đúng quy định, công nhân dưới phân xưởng trực tiếp chịu sự giám sát quản lý của các cấp trên và xí nghiệp cũng không ngừng đào tạo thêm đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn cao, phối hợp đúng chuyên môn khả năng của từng lao động áp dụng cho quá trình kinh doanh sản xuất. Đồng thời xí nghiệp muốn đảm bảo được doanh thu cao thì cần thiết phải bảo toàn được nguồn lao động vì thế doanh nghiệp cũng luôn cần có các hình thức kích thích cho người lao động về vật chất tinh thần, xí nghiệp cũng đã có các chế độ khen thưởng hàng tháng và vào các ngày lễ tết và tổ chức cho CNV đi nghỉ vào những kỳ nghỉ hè cũng nhiều hoạt động vui chơi khác. 2.2.2.6. Công tác đào tạo và sa thải lao động trong xí nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mỗi quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của người dân trong xã hội, nó biểu hiện qua trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, vì thế xí nghiệp luôn chú trọng công việc cho nguồn nhân lực của xí nghiệp. * Cơ cấu lao động được đào tạo. - Cấp đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao cấp...) - Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn. Chú trọng vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lao động thông qua cho ta thấy năng lực sản xuất của con người trong ngành, xí nghiệp luôn chú trọng trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể cảm nhận được một công việc nhất định những người vừa mới bước vào nghề thì được đào tạo mới, những người đã từng làm biết qua thì được đào tạo lại và chú trọng nâng cao trình độ lành nghề, nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức vf kinh nghiệm làm việc để lao động có thể cảm nhận được những công việc có thể phức tạp hơn. Ngoài ra xí nghiệp có chế độ trả lương cho người lao động rất phù hợp đúng quy định thời hạn với người lao động cùng với chế độ thưởng nhằm khuyến khích người lao động làm việc có năng suất vào những ngày lễ tết công nhân dưới phân xưởng được nghỉ và đồng thời được thưởng với mức tiền tối thiểu 50.000đ/1người cán bộ 100.000đ/1người. Những người làm việc nhiệt tình có hiệu quả đến kỳ lương đều được thưởng thêm 100.000/người. Ngoài ra những người hay đi làm muộn nghỉ nhiều sẽ bị trừ vào lương. Xí nghiệp có quy định đi muộn 30 phút sẽ bị trừ vào tiền lương là 20.000đ. Nếu nghỉ không lý do sẽ bị trừ phạt 50.000đ/1buổi. Những ngày nghỉ mà phải làm thêm thì xí nghiệp sẽ thưởng + trả lương ngày nghỉ 60.000đ/1ngày. * Xí nghiệp lựa chọn hình thức toả trả lương hợp lý có tác dụng khuýên khích người lao động tăng năng suất sử dụng thời gian làm việc có hiệu quả trả lương căn cứ vào lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế. Chế độ công tác phí cho những người đi làm công việc phải lại thường xuyên sẽ được phụ cấp: - Tiền tàu xe; tiền ăn đường, tiền lưu trú tiền ở nếu có. Thường những bộ phận thưởng tiền xăng phụ cấp hàng tháng của xí nghiệp 100.000đ/1tháng. Đi công tác hưởng theo ngày phụ cấp: 100000/người, xí nghiệp luôn có chế độ các kỳ nghỉ hàng năm thường vào xí nghiệp hè xí nghiệp cho CNV đi nghỉ với dịch vụ thuê xe cho CNV, bao ăn uống tàu xe. Bên cạnh đó xí nghiệp luôn chú trọng tới việc xa thải những người không có đủ trình độ năng lực làm việc, làm việc không có trách nhiệm không tuân thủ theo quy chế của hợp đồng lao động sẽ bị sa thải để đảm bảo cho quá trình sản xuất tăng năng suất suất lao động của xí nghiệp mình. * Đánh giá chung: trong thời gian thực tập vừa qua em nhận ra xí nghiệp đã biết cách tổ chức phân công lao động một cách hợp lý kế hoạch, nâng cao trình độ lao động, sử dụng đúng chế độ tiền lương đã ban hành và để phát huy được một số biện pháp đưa ra áp dụng hợp lý cán bộ CNV của xí nghiệp đã luôn cố gắng nỗ lực trong từng hoạt động của mình để phát huy tinh thần trách nhiệm đó với công việc của mình đưa xí nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. PHẦN 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP 3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ Mặc dù trong những năm qua xí nghiệp đã đạt được những hiệu quả cao rất đáng kể. Song cần phát huy cho năng suất lao động ngày càng cao, đời sống cán bộ CNV ngày càng được cải thiện. Ngoài ra xí nghiệp còn có các khoản thưởng thì qua đó CBCNV mới thấy được xí nghiệp quan tâm và thúc đẩy họ mang hết tâm huyết của mình để cống hiến cho xí nghiệp. Về tất cả các bộ phận trong xí nghiệp cần phát huy những yếu điểm của mình làm cho xí nghiệp ngày càng lớn mạnh. Luôn có các biện pháp nâng cao kiến thức cho các cán bộ nhân viên, đặc biệt trong phòng kế toán công việc luôn chặt chẽ ăn khớp với tình hình thực tế của xí nghiệp. 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP. 3.2.1. Tổ chức phân công lao động một cách hợp lý khoa học: Bởi trong xí nghiệp yếu tố con người là quan trọng vì thế ban quản lý dân sự trong xí nghiệp cần tổ chức và sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả kinh doanh cao, tổ chức lao động một cách khoa học thích hợp sẽ tạo ra sự phân phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận cá nhân trong xí nghiệp, từ đó sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn nhân lực trong xí nghiệp. 3.2.2. Nâng cao trình độ người lao động: Để quản lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả, xí nghiệp cũng thường xuyên xây dựng xác định về chi phí đào tạo nâng cao trình độ cán bộ CNV đồng thời xí nghiệp tạo giác ngộ cho mối quan hệ êm đẹp dựa trên sự tin cậy tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết tập thể tránh xung đột về quyền lợi để đạt năng suất chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu kinh doanh phát huy tính tự giác, tự chủ cao trong công việc. 3.2.3. Sử dụng đúng chế độ lao động tiền lương đã ban hành: Công tác quản lý lao động là vấn đề hết sức cần thiết, quản lý lao động tiền lương luôn nhằm vào nguồn nhân lực để đạt hiệu quả năng suất cao, cố gắng nỗ lực để đưa xí nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu lý luận và trên cơ sở thực tiễn cho thấy việc quản lý lao động một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và từng đơn vị nói riêng. Xuất phát từ việc nhận thức những quan điểm đổi mới và những vấn đề chưa hợp lý trong công tác quản lý lao động tiền lương ở Xí nghiệp sản xuất và thương mại Phú Diễn, trên cơ sở những kiến thức đã học em cũng mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần nhỏ cho công tác quản lý lao động tiền lương nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho xí nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do điều kiện khả năng có hạn nên sự nhận thức cũng như nội dung trình bày có hạn chế nhiều, do vậy báo cáo thực hiện không tránh khỏi thiếu sót em mong được sự góp ý bổ sung của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp cũng như thầy giáo hướng dẫn thực tập. Qua đây em xin chân thành cảm ơn xí nghiệp sản xuất và thương mại Phú Diễn đã giúp em trong thời gian thực tập vừa qua và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế lao động Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bộ môn Kinh tế lao động 2. Giáo trình: Luật lao động Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần 1: Khái quát chung về công tác quản lý lao động tại các doanh nghiệp 3 1.1. Lý luận về khái niệm quản lý lao động tại doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm lao động 3 1.1.2. Khái niệm về quản lý lao động 4 1.2. Vai trò của công tác quản lý lao động tại các doanh nghiệp 4 1.3. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý lao động 5 Phần 2: Thực trạng công tác quản lý lao động tại xí nghiệp 7 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp sản xuất và thương mại Phú Diễn 7 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp 8 2.1.2. Một số chỉ tiêu hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của xí nghiệp trong những năm gần đây 11 2.2. Thực trạng công tác quản lý lao động tại xí nghiệp 13 2.2.1. Một số vấn đề lý luận chung 13 2.2.2. Công tác quản lý lao động trong xí nghiệp 13 Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý tại xí nghiệp 21 3.1. Những kiến nghị 21 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý lao động tại xí nghiệp 21 KẾT LUẬN 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1993.doc
Tài liệu liên quan