Báo cáo đánh giá chuỗi giá trị củi nhiên liệu tại tỉnh Thanh Hóa & Nghệ An

Do không có đủ dữ liệu để ước tính về nhu cầu dùng củi nhiên liệu trong lĩnh vực công nghiệp tại địa phương, chúng tôi đề nghị rằng nên tiến hành thêm các cuộc điều tra cho lĩnh vực này. Trong điều kiện phân tích định tính, một lượng lớn củi nhiên liệu đang được tiêu thụ cho lĩnh vực này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, trong đó 15% củi nhiên liệu có đường kính từ 10-15cm, 50% có đường kính từ 15-25cm, 35% có đường kính >25cm. Có thể thấy đây là kết quả của việc khai thác các loại cây gỗ từ rừng tự nhiên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các tại nhà máy sản xuất gỗ MDF, có đến 90% lượng gỗ được sử dụng làm nguyên liệu, và 10% sử dụng làm nhiên liệu (củi nhiên liệu). Bên cạnh đó, các cây gỗ có giá trị nhất được khai thác từ rừng tự nhiên được sử dụng làm đồ mộc. Như vậy gỗ rừng tự nhiên đang được dùng cho cả mục đích làm gỗ nhiên liệu (củi nhiên liệu) và gỗ nguyên liệu. Vì vậy để xác định những yếu tố chính dẫn đến mất rừng, lĩnh vực này yêu cầu một cuộc điều tra sâu hơn tại các ngành công nghiệp địa phương.

pdf49 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá chuỗi giá trị củi nhiên liệu tại tỉnh Thanh Hóa & Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng luồng (14.5%). Cần chú ý rằng ước tính này có thể được xem như là nguồn nhiên liệu tiềm năng sẵn có, điều này không bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ và khai thác củi nhiên liệu. Ví dụ khoảng cách và khả năng tiếp cận đến nguồn củi sẽ có tác động đáng kể về khai thác củi nhiên liệu. Loại củi nhiên liệu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn tiêu thụ, như sẽ đề cập dưới đây về nhu cầu củi nhiên liệu (Mục 4.3), thường thì người dân có xu thế ưa chuộng dùng củi nhiên liệu tự nhiên hơn gỗ rừng trồng. Vì vậy ở Thanh Hóa nơi có rừng trồng chủ yếu là gỗ keo cung cấp đến 26% tổng lượng củi nhiên liệu tiềm năng, tiêu thụ thực tế từ nguồn này có thể nhỏ hơn nhiều. Ngoài ra củi nhiên liệu chỉ được thu gom và tiêu thụ tại quy mô hộ gia đình hoặc quy mô một thôn, lý do là vận chuyển củi nhiên liệu có kích thước nhỏ đi xa là không kinh tế. Do đó một số địa phương có thể đảm bảo đủ hoặc dư thừa nguồn cung củi nhiên liệu, trong khi đó các địa phương khác vấn thiếu hụt củi. Bảng 9. Cung cấp củi nhiên liệu hằng năm ở Thanh Hóa và Nghệ An theo loại rừng (Đơn vị: tấn/năm) Loại rừng Nghệ An cung cấp (tấn) Thanh Hóa cung cấp (tấn) Nghệ An cung cấp % Thanh Hóa cung cấp % Rừng lá rộng 118,863 20,082 10.0 2.8 Rừng lá rộng trung bình 178,483 64,256 15.0 9.0 Rừng nghèo lá rộng 271,898 98,574 22.8 13.9 Rừng lá rộng tái sinh 281,819 123,161 23.6 17.3 Rừng hỗn hợp gỗ và luồng 63,487 83,325 5.3 11.7 Rừng núi đá 430 31,467 0.0 4.4 Rừng luồng 100,081 103,488 8.4 14.5 Rừng trồng 178,360 187,263 14.9 26.3 Tổng số 1,193,421 711,617 100.0 100.0 Hình 3. Cung cấp củi nhiên liệu theo loại rừng ở Thanh Hóa và Nghệ An 22 Nhìn vào Hình 4 về phân bố địa lý của các nguồn cung cấp thấy có xu hướng rõ ràng rằng nguồn cung củi nhiên liệu tăng dần từ vùng đồng bằng đến vùng rừng núi với phân nhóm 6 và 5 chiếm ưu thế trong việc cung cấp củi, phân nhóm 4 và 5 là tương đối đủ trong khi phân nhóm 2 và 1 hầu như không cung cấp củi nhiên liệu. Xu hướng này rõ ràng phản ánh hình thức tiêu dùng củi, như sẽ trình bày trong phần 4.3, phân nhóm 6 và 5 phụ thuộc nhiều vào củi nhiên liệu, trong khi phân nhóm 3 và 4 phải sử dụng nguồn bổ sung như chất thải sinh khối nông nghiệp, điện và khí đốt, trong khi phân nhóm 1 và 2 hầu như dựa vào nhiên liệu thay thế. Chi tiết số liệu về nguồn cung cấp củi nhiên liệu theo huyện được đính kèm trong Phụ lục 3. Hình 4. Cung cấp củi nhiên liệu theo phân nhóm 4.3 Nhu cầu củi nhiên liệu 4.3.1 Phạm vi hộ gia đình 4.3.1.1 Hiện trạng và xu hướng tiêu thụ củi nhiên liệu trong tương lai của các hộ gia đình Khối lượng tiêu thụ củi nhiên liệu theo đầu người Mức tiêu thụ củi nhiên liệu là rất khác biệt trong các phân nhóm. Có xu hướng rõ ràng rằng người dân sống ở các vùng cao phụ thuộc nhiều hơn vào củi nhiên liệu, trong khi người dân ở vùng thấp có xu hướng sử dụng ít củi nhiên liệu hơn và tận dụng các nguồn sinh khối khác như các nguồn phế liệu nông nghiệp và củi tạp từ rừng. Bảng dưới đây thể hiện về ước tính mức tiêu thụ củi nhiên liệu theo đầu người của phân nhóm. Bảng 10. Tiêu thụ củi nhiên liệu bình quân đầu người theo phân nhóm Phân nhóm Tiêu thụ củi nhiên liệu trung bình hàng tháng (kg/người/tháng) Tiêu thụ củi nhiên liệu trung bình hàng năm (kg/người/năm) Phân nhóm 6 41.0 492.0 Phân nhóm 5 42.3 507.6 Phân nhóm 4 39.5 474.0 Phân nhóm 3 21.2 254.4 Phân nhóm 2 8.3 99.6 23 Ước tính tổng số củi nhiên liệu được tiêu thụ theo hộ gia đình ở Thanh Hóa và Nghệ An được mô tả dưới đây: Bảng 11. Tổng nhu cầu củi nhiên liệu theo khu vực dân cư của tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An Khu vực địa lý Dân số (người) Tiêu thụ củi nhiên liệu theo đầu người (kg/người/ năm) Tổng tiêu thụ củi nhiên liệu (tấn/ năm) Phân nhóm 6 245,812 492.0 120,940 Phân nhóm 5 539,052 507.6 273,623 Phân nhóm 4 824,786 474.0 390,949 Phân nhóm 3 1,353,683 254.4 344,377 Phân nhóm 2 3,241,477 99.6 322,851 Phân nhóm 1 296,573 - - Tổng dân số tại tỉnh Thanh Hóa và NghệAn: 6,501,383 (người) Ước tính tổng tiêu thụ củi nhiên liệu tại Thanh Hóa và Nghệ An 1,452,739 (tấn) Ước tính tổng tiêu thụ củi nhiên liệu tại Thanh Hóa và Nghệ An là 1,452,739 tấn/năm. Trung bình, tiêu thụ củi nhiên liệu của người dân địa phương là 223.5 kg/người/năm. Xu hướng tiêu thụ củi nhiên liệu cho việc nấu ăn tại hộ gia đình Ở khu vực thành thị nơi dễ dàng tiếp cận đến hệ thống phân phối khí gas, người dân có xu hướng sử dụng nhiều gas và ít dùng củi. Bảng dưới đây thể hiện chi tiết tiêu thụ củi nhiên liệu, điện, và gas theo đầu người, khi khảo sát các xã trên địa bàn. Bảng 12. Tiêu thụ trung bình củi nhiên liệu /điện/gas ST T Tỉnh Huyện Xã Phân nhóm Củi nhiên liệu theo đầu người/tháng (kg/người/ tháng) Chi phí tiền điện theo người/tháng (đồng/người/ tháng) Chi phí gas theo người/tháng (đồng/người/ tháng) 1 Thanh Hóa Bá Thước Thiết Ống 5 22.5 8,750 39,176 2 Thanh Hóa Bá Thước Ban Công 5 47.0 4,173 3,974 3 Thanh Hóa Lang Chánh Giao An 4 41.9 4,283 4,167 4 Thanh Hóa Lang Chánh Trí Năng 6 46.9 6,021 1,500 5 Thanh Hóa Ngọc Lặc Minh Sơn 4 42.2 4,841 5,097 6 Thanh Hóa Ngọc Lặc Ngọc Khê 4 20.0 6,000 26,000 7 Thanh Hóa Thường Xuân Xuân Dương 2 8.3 8,257 9,436 8 Thanh Hóa Thường Xuân Xuân Cao 3 19.2 3,125 27,500 9 Nghệ An Anh Sơn Hùng Sơn 3 22.3 14,271 27,708 10 Nghệ An Anh Sơn Đức Sơn 4 30.0 7,222 9,583 11 Nghệ An Tương Dương Yên Tĩnh 5 47.5 2,950 9,300 12 Nghệ An Tương Dương Nga My 5 50.7 1,833 0 13 Nghệ An Quế Phong Châu Kim 6 35.2 313 10,313 24 14 Nghệ An Quế Phong Châu Thôn* 6 - - - * Chúng tôi không uớc tính cho xã Châu Thôn vì tất cả 15 hộ gia đình được khảo sát đều chăn nuôi lợn. Số liệu từ các hộ này không phù hợp cho tính toán tiêu thụ củi nhiên liệu theo đầu người chỉ cho mục đích nấu ăn. Ví dụ ở xã Thiết Ống trong phân nhóm 5, người dân sử dụng khí gas cao hơn 3 lần so với mức trung bình, tiêu thụ củi nhiên liệu thấp hơn 32% so với trung bình. Tương tự, xã Ngọc Khê ở phân nhóm 4 sử dụng gas cao gấp 2 lần so với trung bình, tiêu thụ củi thấp hơn 40% so với mức trung bình. Hình 5. Bản đồ xã Thiết Ống và Ngọc Khê với đường giao thông vận tải Vị trí địa lý của xã Thiết Ống và Ngọc Khê ở nhóm 4 đều là điểm giao cắt với các trục đường chính. Hai xã này gần hơn với khu vực đô thị và tiếp cận hệ thống phân phối gas dễ dàng hơn. Những yếu tố này có ảnh hưởng tới người dân về lựa chọn sử dụng năng lượng. Với hai xã này, rõ ràng người dân đang chuyển sang dùng gas để thay thế củi nhiên liệu. Hình 6. Biểu đồ tương quan tiêu thụ củi nhiên liệu so với gas và điện 25 Hình 6 cho thấy mối tương quan giữa sử dụng củi nhiên liệu so với mức sử dụng gas và sử dụng điện tại tất cả các xã khảo sát. Mặc dù R2 của mối tương quan là thấp nó vẫn thể hiện xu hướng rất rõ ràng về nhu cầu sử dụng củi nhiên liệu giảm nhanh tại các xã sử dụng nhiều gas. Mối quan hệ giữa việc sử dụng điện và giảm tiêu thụ củi nhiên liệu thì ít rõ ràng hơn. Điều này là do điện lưới đã có sẵn cho tất cả các xã thông qua mạng điện lưới, trong khi đó gas thì phụ thuộc vào vận chuyển, do đó điện năng được sử dụng tương đối đồng đều hơn so với sử dụng gas. Tuy nhiên vẫn có thể nhận thấy xu hướng rõ ràng về việc sử dụng điện nhiều hơn và sử dụng củi ít hơn tại các xã ở vùng thấp. Theo cán bộ huyện và xã tại các điểm điều tra, trong tương lai khi đô thị hóa diễn ra trong khu vực, xu hướng này sẽ tiếp tục và nhu cầu về củi nhiên liệu sẽ giảm nhưng đối với gas sẽ tăng. Nguồn củi nhiên liệu Tiêu thụ củi nhiên liệu tại hộ gia đình theo nguồn được ước tính dưới đây. Tổng tiêu thụ củi nhiên liệu của Thanh Hóa và Nghệ An là 1,453,740 tấn/năm, trong đó ước tính là: - Từ rừng tự nhiên: 879,773 tấn/năm, tương đương 61% - Từ rừng trồng: 329,637 tấn/năm, tương đương 23% - Từ vườn nhà: 243,294 tấn/năm, tương đương 16% Hộp 1. Tổng cung cấp củi nhiên liệu theo nguồn ở Thanh Hóa và Nghệ An Những số liệu này là khác nhau giữ các phân nhóm vì phân nhóm 5 và 6 có nhiều rừng tự nhiên hơn và phân nhóm 2, 3 có nhiều rừng trồng hơn. Số liệu chi tiết thể hiện ở bảng dưới: Bảng 13. Nguồn củi nhiên liệu theo phân nhóm Phân nhóm % củi nhiên liệu từ rừng tự nhiên % củi nhiên liệu từ rừng trồng % củi nhiên liệu từ vườn nhà % củi nhiên liệu từ nguồn khác Phân nhóm 6 83 10 6 0 Phân nhóm 5 84 9 4 2 Phân nhóm 4 60 30 11 0 Phân nhóm 3 6 51 6 37 Phân nhóm 2 0 0 50 50 Loại củi nhiên liệu Tiêu thụ củi nhiên liệu tại hộ gia đình theo nguồn được ước tính dưới đây. 26 Tổng tiêu thụ củi nhiên liệu cho Thanh Hóa và Nghệ An là 1,453,740/năm, trong đó ước tính là: - củi nhiên liệu có đường kính >15cm là: 4% - củi nhiên liệu có đường kính từ 5 - 15cm là: 26 % - củi nhiên liệu có đường kính < 5 cm là: 70% Hộp 2. Kích thước củi nhiên liệu được tiêu thụ theo hộ gia đình ở Thanh Hóa và Nghệ An Chi tiết, các loại củi nhiên liệu được tiêu thụ tại hộ gia đình theo phân nhóm được mô tả dưới đây. Bảng 14. Loại củi nhiên liệu phân loại theo đường kính, phân nhóm Phân nhóm % đường kính củi nhiên liệu>15cm % đường kính củi nhiên liệu từ 5-15cm % đường kính củi cành, nhánh <5cm Phân nhóm 6 4 29 68 Phân nhóm 5 14 38 48 Phân nhóm 4 2 20 78 Phân nhóm 3 0 34 66 Phân nhóm 2 0 15 85 Khoảng cách và thời gian thu gom củi Khoảng cách trung bình để thu gom củi nhiên liệu là 1,5 km. Thời gian trung bình thu gom gỗ là 1,7 giờ/chuyến. Trung bình, một hộ gia đình đi thu gom củi nhiên liệu 4 ngày một lần. 49% người dân được phỏng vấn cho rằng nguồn cung cấp củi nhiên liệu đang giảm, 28% cho rằng cung cấp củi đang tăng lên nhờ rừng trồng, trong đó phần còn lại nghĩ rằng cung cấp củi từ rừng tự nhiên vẫn ổn định như cũ. 46% người dân được phỏng vấn cho biết khoảng cách để thu gom củi là tương đương trước đây, trong khi 31% cho rằng khoảng cách đó là xa dần. Vấn đề giới tính Phụ nữ đóng vai trò quan trọng và dành nhiều thời gian cho việc thu gom củi và nấu nướng. Tiêu thụ củi: Tại 52% hộ được phỏng vấn cho rằng người sử dụng củi chủ yếu là phụ nữ, chỉ 4% hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng người sử dụng củi là nam giới. Số 44% còn lại cho rằng cả nam giới và phụ nữ đều tham gia sử dụng củi cho nấu ăn. Giả sử rằng tỷ lệ nam giới và phụ nữ là tương đương thì số liệu ở trên có thể được chuyển đổi thành: 74% phụ nữ, 26% nam giới tham gia việc sử dụng củi để nấu ăn hàng ngày. 27 Thu gom củi: 76% hộ được phỏng vấn cho rằng phụ nữ là người đi thu gỗ gom củi. 24% còn lại cho rằng cả nam giới và phụ nữ đều đi thu gom củi. Nếu tỷ lệ nam và nữ là gần bằng nhau như đã nói ở trên, thì 88% phụ nữ và 12% nam giới chịu trách nhiệm thu gom củi nhiên liệu. Sử dụng củi nhiên liệu theo giới Thu gom củi theo giới Hình 7. Thu gom và sử dụng củi nhiên liệu theo giới Loại bếp nấu ăn và việc chấp nhận bếp nấu ăn cải tiến 80% hộ gia đình được phỏng vấn vẫn sử dụng kiềng 3 chân truyền thống, 11% hộ gia đình đã chuyển đổi sang bếp lò cải tiến, và 9% sử dụng đồng thời cả hai loại bếp truyền thống và cải tiến. Trong số 14 thôn được khảo sát, chưa có thôn nào nhận được chương trình bếp lò cải tiến của các dự án. Khi giới thiệu các mẫu bếp cải tiến (bằng ảnh), thì 46% hộ dân có quan tâm bếp cải tiến, bởi chúng tiết kiệm củi và thời gian thu gom. Trong số những người quan tâm đến bếp cải tiến, có 41% mong muốn nhận được hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để áp dụng thử. Nam giới 26% Nữ giới 74% Nam giới 12% Nữ giới 88% 28 Hình 8a. Bếp nấu ăn truyền thống tiêu biểu Tại các hộ gia đình sử dụng bếp lò cải tiến, đa số người dân thường tham khảo kỹ thuật về bếp cải tiến, sau đó tự thiết kế và thi công bếp cải tiến cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tất cả các hộ sử dụng đều cho rằng bếp cải tiến tiết kiệm củi hơn kiềng ba chân truyền thống. Tuy nhiên họ cần loại bếp phù hợp với kích thước nồi nấu lớn như nấu cám heo, làm đậu, làm bánh tráng. Các loại bếp cải tiến bán sẵn (với giá từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng tùy chủng loại, kích thước) thường không phù hợp về kích thước nên các hộ gia đình không mua mà tự thiết kế và thi công. Dưới đây là một số hình ảnh về bếp cải tiến tự thiết kế tại các hộ dân cho phù hợp với kích thước nồi đun. 29 Hình 8b. Bếp cải tiến tự thiết kế và thi công Củi nhiên liệu cho việc chăn nuôi lợn Từ kết quả khảo sát các hộ nuôi heo, có thể ước lượng rằng ở phân nhóm 5 và 6 nấu thức ăn cho nuôi heo cần khoảng 200kg củi cho vòng đời một con heo (khoảng 5 tháng). Ở phân nhóm 2, 3 và 4, một nửa số thức ăn cho heo được nấu bằng củi và một nửa kia là từ cám công nghiệp, không cần nấu. Đối với phân nhóm 2, 3 và 4 (vùng thấp) mức tiêu thụ củi theo mỗi đầu heo ước tính là bằng một nửa so với vùng cao, 100kg củi cho vòng đời một con heo 5 tháng. Ước tính tổng lượng tiêu thụ củi nhiên liệu cho chăn nuôi heo tại Thanh Hóa ở bảng dưới: 30 Bảng 15. Ước tính tổng tiêu thụ củi nhiên liệu cho chăn nuôi heo tại Thanh Hóa Huyện Số lượng đầu heo theo năm 2013 (heo/ năm)** Ước tính củi nhiên liệu được sử dụng cho chăn nuôi heo (tấn/năm) Bá Thước 16,100 3,366 Thị xã Bỉm Sơn 2,500 277 Cẩm Thủy 4,400 1,171 Đông Sơn 43,100 1,599 Hà Trung 16,700 1,157 Hậu Lộc 36,200 3,042 Hoằng Hóa 69,000 6,429 Lang Chánh 56,200 2,063 Mường Lát 23,500 2,680 Nga Sơn 70,800 6,560 Ngọc Lặc 56,000 1,702 Như Thanh 29,100 589 Như Xuân 70,000 890 Nông Cống 32,000 2,689 Quan Hóa 60,000 3,321 Quan Sơn 26,400 2,589 Quảng Xương 24,500 5,752 Thị xã Sầm Sơn 29,300 156 Thạch Thành 34,200 986 Tp. Thanh Hóa 14,200 1,773 Thiệu Hóa 18,700 2,841 Thọ Xuân 20,600 3,203 Thường Xuân 32,600 2,835 Tĩnh Gia 37,100 3,850 Triệu Sơn 23,400 4,934 Vĩnh Lộc 17,600 763 Yên Định 13,400 4,430 Tổng số 887,600 71,646 ** Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2013 31 Ước tính tổng lượng tiêu thụ củi nhiên liệu cho chăn nuôi heo tại Nghệ An ở bảng dưới: Bảng 16. Ước tính tổng tiêu thụ củi nhiên liệu cho chăn nuôi heo tại Nghệ An Huyện Số lượng đầu heo theo năm 2013 (heo/ năm)** Ước tính củi được sử dụng cho chăn nuôi heo (tấn/năm) Anh Sơn 52,431 6,934 Con Cuông 29,961 5,847 Thị xã Cửa Lò 2,469 160 Diễn Châu 79,084 5,761 Đô Lương 105,809 9,385 Hưng Nguyên 24,219 1,442 Kỳ Sơn 30,720 6,141 Nam Đàn 37,302 3,117 Nghi Lộc 58,207 4,677 Nghĩa Đàn 37,073 4,098 Quế Phong 28,504 5,697 Quỳ Châu 23,090 4,615 Quỳ Hợp 51,502 8,524 Quỳnh Lưu 116,967 9,919 Tân Kỳ 46,096 5,682 Thị xã Thái Họ̀a 11,472 1,042 Thanh Chương 110,349 16,438 Tương Dương 28,908 5,779 Vinh 13,219 494 Yên Thành 127,548 11,045 Tổng số 1,014,930 116,796 ** Niên giám thống kê Nghệ An năm 2013 Tổng lượng củi nhiên liệu cho chăn nuôi heo tại Thanh Hóa và Nghệ An ước tính là 188,442 tấn/năm Tổng lượng củi nhiên liệu cho chăn nuôi heo tại Thanh Hóa và Nghệ An ước tính là 188,442 tấn/năm - Cho Thanh Hóa: 71,646 tấn/năm - Cho Nghệ An: 116,796 tấn/năm 32 Hộp 3. Tiêu thu củi nhiên liệu cho chăn nuôi heo tại Thanh Hóa và Nghệ An 4.3.1.2 Hiện trạng sử dụng bếp nấu ăn Kết quả khảo sát cho thấy rằng bếp nấu ăn bằng kiềng 3 chân truyền thống vẫn là vật dụng phổ biến: 80% hộ gia đình chỉ sử dụng bếp kiềng 3 chân cho nấu ăn, 11% hộ sử dụng bếp cải tiến, trong khi 9% còn lại sử dụng cả bếp truyền thống và bếp cải tiến để sử dụng được nhiều loại củi. Tại các hộ chăn nuôi lợn, 85% sử dụng bếp truyền thống để nấu thức ăn cho heo.Tất cả các hộ trong đợt điều tra này không tiếp cận với bất cứ dự án bếp lò cải tiến nào trong quá khứ. Tuy nhiên người dân vẫn quan tâm đến vấn đề kỹ thuật: 46% hộ dân được phỏng vấn quan tâm đến bếp cải tiến, 18% hộ mong muốn nhận được hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật trong việc sử dụng bếp cải tiến. TÓM TẮT TIÊU THỤ CỦI NHIÊN LIỆU Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ước tính tiêu thụ củi nhiên liệu cho hộ gia đình ở Thanh Hóa và Nghệ An là: 1,641,182 tấn hằng năm trong đó: - Cho nấu ăn của người dân: 1,452,740 tấn/năm - Cho chăn nuôi heo: 188,442 tấn/năm Hiện trạng sử dụng bếp nấu ăn của hộ gia đình: - 74% sử dụng bếp nấu ăn là phụ nữ - 26% sử dụng bếp nấu ăn là nam giới Lực lượng lao động thu gom củi nhiên liệu tại hộ gia đình: - 88% người thu gom củi nhiên liệu là phụ nữ - 12% người thu gom củi nhiên liệu là nam giới Hộp 4. Tóm tắt tiêu thụ củi nhiên liệu ở quy mô hộ gia đình tại Thanh Hóa và Nghệ An 4.3.2 Quy mô thương mại và công nghiệp Việc khảo sát cho thấy rằng củi nhiên liệu thương mại chỉ được cung cấp cho các nhà máy tại địa phương trong khoảng cách 50km. Nhà máy mua củi nhiên liệu từ thương lái trung gian. Không có công ty thương mại nào liên quan đến hoạt động này bởi vì phần lớn khối lượng gỗ thương mại đang hoạt động không hợp pháp hoặc khó xác định chính xác xem có hợp pháp hay không. Tính hợp pháp của cung cấp củi nhiên liệu cho các nhà máy công nghiệp địa phương sẽ được thảo luận thêm trong phần tiếp theo. 4.3.2.1 Khối lượng củi nhiên liệu cho nhu cầu công nghiệp Để ước tính nhu cầu khối lượng củi nhiên liệu cho công nghiệp ở địa phương, dữ liệu về tổng công suất theo mỗi ngành công nghiệp trên địa bàn huyện là cần thiết. Mỗi ngành công nghiệp như là nhà máy sản xuất giấy, chế biến chè, sản xuất gỗ MDF, rựu và nước giải khát, chế biến thực phẩm 33 có quy trình sản xuất điển hình và kỹ thuật đặc trưng cho tiêu thụ nhiên liệu theo mỗi đơn vị sản phẩm có thể sử dụng như là số liệu tham khảo. Do đó dữ liệu cho tổng công suất của ngành công nghiệp là cần thiết để ước tính tổng nhu cầu nhiên liệu. Mặt khác, củi nhiên liệu được khai thác ở Thanh Hóa và Nghệ An được cung cấp cho các nhà máy công nghiệp trong bán kính là 50km. Do vậy, cần xác định các địa điểm của mỗi nhà máy để dự đoán nhu cầu củi nhiên liệu tiềm năng. Ngoài ra cần phải biết được công suất của ngành công nghiệp theo từng huyện để phục vụ tính toán. Do không có dữ liệu thứ cấp về các nhà máy công nghiệp tại địa phương với các thông tin cụ thể về năng lực sản xuất, vì vậy chúng tôi không ước tính nhu cầu củi nhiên liệu cho nhà máy công nghiệp. Như đã giải thích ở trên, củi nhiên liệu thương mại chỉ có thể vận chuyển trong khoảng cách 50 km và hầu hết được tiêu thụ cho ngành công nghiệp. Do đó việc phân tích số lượng củi thương mại sẽ là một phần của phân tích số lượng tiêu thụ củi nhiên liệu cho công nghiệp tại địa phương. Dưới đây là phân tích khối lượng gỗ thương mại của hai địa điểm nghiên cứu: Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa và xã Nam Sơn, tỉnh Nghệ An. Khối lượng củi nhiên liệu thương mại ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Có 3 thương lái trung gian kinh doanh củi nhiên liệu tại huyện Lang Chánh và đang bán gỗ cho các nhà máy địa phương, một trong 3 người đã được phỏng vấn. Vì lý do an toàn của nhóm khảo sát danh tính của thương lái buôn bán củi nhiên liệu không được nêu trong báo cáo. Thương lái bán khoảng 5 tấn củi nhiên liệu/ngày cho hai nhà máy: một nhà máy sản xuất giấy ở huyện Lang Chánh vào khoảng 2.5 tấn/ngày và một nhà máy sản xuất đũa tre ở huyện Quan Hóa, Thanh Hóa là 2.5 tấn/ngày dùng cho việc sấy đũa. Nhà máy giấy ở Lang Chánh mà thương lại đề cập đến đã được nhóm tư vấn tới điều tra và xác nhận thông tin ông ta cung cấp. Do vậy chúng tôi có lý do để tin rằng các thông tin khác ông ta cung cấp đều tương đối chính xác. Căn cứ vào điều tra thương lái buôn bán củi nhiên liệu, tổng khối lượng củi nhiên liệu buôn bán của 3 thương lái ở Lang Chánh vào khoảng 14 -15 tấn/ngày, tất cả được dùng như là gỗ nhiên liệu, với khoảng 300 ngày/năm. Từ đó ước tính rằng nhu cầu củi nhiên liệu cho mục đích thương mại tại Lang Chánh là 4.500 tấn/năm Về nhóm hộ gia đình tổng tiêu thụ củi nhiên liệu là 21,346 tấn/năm (Bảng 17), lớn gấp gần 5 lần so với củi nhiên liệu thương mại. Tuy nhiên chất lượng gỗ cho mỗi lĩnh vực là rất khác nhau. Trong khi toàn bộ gỗ thương mại đều được cung cấp từ rừng tự nhiên, thì đối với tiêu thụ củi nhiên liệu tại hộ gia đình có tới 30% được cung cấp rừng trồng và vườn nhà (Bảng 18). Bảng 17. Nguồn củi nhiên liệu được tiêu thụ ở quy mô hộ gia đình tại Lang Chánh, Thanh Hóa Khối lượng gỗ theo nguồn Tiêu thụ của người dân (tấn/năm) Tiêu thụ thương mại (tấn/năm) Rừng tự nhiên 15,485 4,500 Rừng trồng 4,071 0 Vườn nhà 1,699 0 Các nguồn khác 75 0 Tổng số 21,346 4,500 34 Ngoài ra, nhóm thương mại yêu cầu gỗ có kích thước lớn hơn (bảng 18). Trong tổng số củi nhiên liệu có kích thước lớn hơn 15cm, lĩnh vực thương mại tiêu thụ đến 77% trong khi đó hộ gia đình chỉ tiêu thụ 23% (lần lượt là 3,28 tấn/năm và 1,084 tấn/năm) Bảng 18. Kích thước củi nhiên liệu được tiêu thụ cho quy mô dân cư ở Lang Chánh, Thanh Hóa Củi nhiên liệu tự nhiên theo kích thước Tiêu thụ của dân cư theo % Tiêu thụ của dân cư theo khối lượng (tấn/năm) Tiêu thụ thương mại theo % Tiêu thụ thương mại theo khối lượng (tấn/năm) Kích thước > 15cm 7 1,084 85 3,825 Kích thước 5-15cm 29 4,491 15 574 Kích thước < 5cm, cành nhánh 64 9,910 0 0 Tổng lượng củi nhiên liệu từ rừng tự nhiên 100 15,485 100 4,500 Dưới đây là ước tính tiêu thụ củi nhiên liệu tại các hộ gia đình được sử dụng để so sánh với củi nhiên liệu thương mại tại huyện Lang Chánh, Thanh Hóa. Bảng 19. Ước tính tiêu thụ củi nhiên liệu cho hộ gia đình ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa Khu vực Dân số Tiêu thụ củi nhiên liệu theo đầu người hằng năm (kg/ người/ năm) Tổng tiêu thụ củi nhiên liệu hằng năm (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ rừng tự nhiên (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ rừng trồng (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ vườn nhà (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ các nguồn khác (tấn/năm) Phân nhóm 6 của Lang Chánh 15,666 492.0 7,708 6,397 771 462 0 Phân nhóm 5 của Lang Chánh 7,423 507.6 3,768 3,165 339 151 75 Phân nhóm 4 của Lang Chánh 20,824 474.0 9,870 5,922 2,961 1,086 0 Huyện Lang Chánh 43,913 21,346 15,485 4,071 1,699 75 Số lượng củi nhiên liệu thương mại ở xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An Chỉ có 1 thương lái buôn bán gỗ ở xã Nam Sơn. Trung bình thương lái này bán khoảng 7 tấn gỗ/ngày cho nhà máy sản xuất MDF ở huyện Như Xuân, Thanh Hóa. Nhóm điều tra đã tiến hành khảo sát tại nhà máy sản xuất gỗ MDF mà thương lái này đã đề cập. Nhà máy gỗ MDF này đang 35 mua khoảng 200 tấn gỗ/ngày, trong đó 90% sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất MDF, và 10% được sử dụng làm nhiên liệu cho lò hơi. Áp dụng tỷ lệ này cho các thương lái ở Nam Sơn cung cấp gỗ cho nhà máy MDF, giả định rằng 10% lượng gỗ của thương lái được tiêu thụ như là củi nhiên liệu. Ước tính tiêu thụ gỗ thương mại tại xã Nam Sơn là 7 tấn/ngày *300 ngày/năm = 210 tấn/năm (cho 300 ngày hoạt động của nhà máy/năm). Cần lưu ý rằng tiêu thụ củi nhiên liệu thương mại của xã Nam Sơn trong đó gỗ đang được bán cho người tiêu dùng bên ngoài xã. Ở khu vực hộ gia đình, tiêu thụ củi nhiên liệu là 821 tấn/năm (Bảng 19), cao gấp 4 lần so với lĩnh vực thương mại. Tương tự như với trường hợp ở Lang Chánh, toàn bộ củi thương mại ở xã Nam Sơn gỗ được cung cấp từ rừng tự nhiên trong khi 84% củi nhiên liệu tiêu thụ của khu vực dân được cung cấp từ rừng tự nhiên. Bảng 19. Nguồn củi nhiên liệu tiêu thụ cho hộ gia đình và tiêu thụ thương mại tại xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An Số lượng củi nhiên liệu theo nguồn Tiêu thụ hộ gia đình (tấn/năm) Tiêu thụ thương mại (tấn/năm) Rừng tự nhiên 696 210 Rừng trồng 75 0 Vườn nhà 33 0 Nguồn khác 17 0 TỔNG 821 210 Lĩnh vực thương mại yêu cầu củi nhiên liệu có đường kính lớn. Trong khi củi nhiên liệu thương mại bao gồm 85% gỗ có đường kính lớn hơn 15cm và 15% lượng gỗ có đường kính nhỏ hơn 15cm, thì khu vực dân cư chỉ sử dụng 13% gỗ lớn hơn 15 cm và 88% gỗ nhỏ. Tổng hợp lại, củi nhiên liệu thương mại chiếm 64% nhu cầu gỗ lớn khai thác từ rừng tự nhiên trong khi dân cư sử dụng là 36%. Bảng 20. Đường kính củi nhiên liệu tiêu thụ cho quy mô dân cư tại Nam Sơn, Quỳ Hợp, Nghệ An Củi nhiên liệu tự nhiên theo đường kính Tiêu thụ dân cư theo % Tiêu thụ dân cư theo khối lượng (tấn/năm) Tiêu thụ thương mại theo % Tiêu thụ thương mại theo khối lượng (tấn/năm) Đường kính > 15cm 14 97 85 179 Đường kính 5-15cm 38 264 15 31 Đường kính < 5cm, cành nhánh 48 334 0 0 Tổng củi nhiên liệu từ rừng tự nhiên 100 696 100 210 Dưới đây là ước tính tiêu thụ củi nhiên liệu tại các hộ gia đình được sử dụng để so sánh với củi nhiên liệu thương mại tại xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 36 Bảng 21. Ước tính tiêu thụ củi nhiên liệu cho quy mô dân cư tại xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An Khu vực Dân số Tiêu thụ củi nhiên liệu/người/năm (kg/người/năm) Tổng tiêu thụ củi nhiên liệu/năm (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ rừng tự nhiên (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ rừng trồng (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ vườn nhà (tấn/năm) Khối lượng củi nhiên liệu từ các nguồn khác (tấn/năm) Xã Nam Sơn 1,633 507.6 829 696 75 33 17 4.3.2.2 Nguồn củi nhiên liệu cho nhu cầu công nghiệp Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, các cuộc phỏng vấn với thương lái buôn bán gỗ chỉ ra rằng toàn bộ củi nhiên liệu thương mại khai thác từ rừng tự nhiên tại địa phương được cung cấp cho các nhà máy công nghiệp địa phương. Quan sát bại chứa gỗ tại các nhà mày cho thấy rằng tất cả củi nhiên liệu cho các hoạt động thương mại và tiêu thụ tại các nhà máy công nghiệp địa phương là từ gỗ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có 2 thương lái buôn bán gỗ và 7 nhà máy được khảo sát. Để có được kết luận chắc chắn hơn, cần tiến hành điều tra sâu rộng hơn tại các nhà máy công nghiệp địa phương. Ảnh dưới đây thể hiện tiêu thụ củi nhiên liệu tại nhà máy. Hình 9. Nguồn củi nhiên liệu được tiêu thụ cho các nhà máy công nghiệp Lý do chỉ có củi nhiên liệu từ rừng tự nhiên được sử dụng làm nhiên liệu tại các nhà máy công nghiệp là giá cây gỗ được trồng (cây keo) và bán làm nguyên liệu giấy có giá cao hơn củi nhiên liệu rừng tự nhiên. Giá gỗ keo tại điểm tập kết ở huyện (không có chi phí vận tải) là 750,000 – 850,000 đồng/tấn gỗ tươi sau bóc vỏ (phần lớn độ ẩm vẫn còn trong gỗ), trong khi giá củi nhiên liệu rừng tự nhiên ở điểm tập kết tại huyện là từ 500,000 to 550,000 đồng/tấn (gỗ đã khô tự nhiên được một phần trong khoảng thời gian 2-3 tuần sau khi khai thác). Đối với trường hợp của thương lái ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa, ông này thừa nhận rằng 100% gỗ của ông ta khai thác là bất hợp pháp. Thương lái này thu xếp vận tải mà không cần sự thẩm tra của ban ngành nào hay các loại giấy phép khác. 37 Tuy nhiên, với trường hợp thương lái ở xã Nam Sơn, Quỳ Hợp, Nghệ An, củi nhiên liệu được khai thác từ rừng tự nhiên là hợp pháp, vì đây là gỗ khai thác từ các diện tích rừng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang rừng trồng. Như vậy việc khai thác tận dụng gỗ trong trường hợp này về lý thuyết là hợp pháp. Thương lái có thể xin được giấy phép phê duyệt khai thác từ cán bộ xã để vận chuyển trên địa bàn. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ông có thể vận chuyển gỗ tới các tỉnh khác không, ông này cho biết là không thể vì ông ta không xin được giấy phép của cán bộ kiểm lâm cấp huyện. Do huyện Quỳ Hợp không nằm trong danh sách các huyện mà văn phòng VFD thu xếp để nhóm tư vấn làm việc với cán bộ địa phương, nhóm điều tra không thể gặp cán bộ xã Nam Sơn và huyện Quỳ Hợp để thẩm định các thông tin về việc chuyển đổi đất rừng và việc khai thác gỗ rừng có hợp pháp hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là rất khó định rạch ròi về tính hợp pháp của hoạt động khai thác củi nhiên liệu và gỗ tự nhiên ở xã Nam Sơn, Quỳ Hợp, Nghệ An. Ảnh dưới thể hiện khu vực rừng tự nhiên được chuyển đổi thành rừng trồng keo. Ở giữa là cây keo được trồng, tất cả cây gỗ tự nhiên bị chặt. Ở khu vực bên cạnh, rừng tự nhiên vẫn còn tồn tại. Hình 10. Dọn rừng tự nhiên để chuyển đổi thành rừng trồng keo 4.3.2.3 Kích thước củi nhiên liệu tiêu thụ cho ngành công nghiệp tại địa phương Nhu cầu thương mại về kích thước củi nhiên liệu được thể hiện dưới đây: - Theo khảo sát thương lái buôn bán gỗ ở xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, kích thước của củi nhiên liệu thương mại là: 60-70% gỗ có đường kính 25cm trở lên, và phần còn lại 30-40% có đường kính 15-25cm. - Theo khảo sát thương lái ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa, kích thước của củi nhiên liệu thương mại là: 20-30% gỗ có đường kính từ 10-15cm, 50-60% có đường kính từ 15-25cm, và 10% có đường kính từ 25cm trở lên. 38 Đối với tiêu thụ củi nhiên liệu công nghiệp, đường kính nhỏ hơn 10cm không phù hợp cho việc vận hành hệ thống. Đường kính gỗ được ưa chuộng là từ 15cm trở lên. Ảnh dưới đây thể hiện lượng củi nhiên liệu tiêu thụ tại nhà máy. Hình 11. Kích thước củi nhiên liệu tiêu thụ ở các nhà máy công nghiệp Căn cứ vào hai cuộc điều tra, chúng tôi ước tính rằng củi nhiên liệu được tiêu thụ cho ngành công nghiệp gồm có 15% gỗ có đường kính từ 10-15cm, 50% từ 15-25cm, 35% từ 25cm trở lên. 4.3.2.4 Ảnh hưởng của giá củi nhiên liệu đến sự lựa chọn nhiên liệu của nhà máy công nghiệp Để so sánh được giá trị tương đối của củi nhiên liệu và than trong việc sử dụng làm chất đốt, chúng ta cần dựa trên nhiệt trị và giá thành nhiệt trị của hai loại nhiên liệu này. Nhiệt trị được tính bằng kcal/kg, giá thành nhiệt trị được tính bằng đồng/kcal. Cách tính cụ thể như sau. Cuộc điều tra thương lái buôn bán gỗ và nhà máy công nghiệp chỉ ra rằng củi nhiên liệu được cung cấp cho nhà máy được bán ở mức giá từ 600.000 tới 650.000 đồng/tấn. Độ ẩm trung bình của củi nhiên liệu ước tính là 35% do một phần độ ẩm được thoát đi tự nhiên kể từ lúc khai thác gỗ. Bảng dưới đây thể hiện nhiệt trị toàn phần của gỗ ở điều kiện sấy khô trong lò. Nguồn: Gỗ dùng làm nhiên liệu đốt, Trung tâm Năng lượng Sinh học, 2010 39 Căn cứ vào thông tin trên, ở điều kiện sấy khô trong lò, củi nhiên liệu được bán cho các nhà máy công nghiệp tại địa phương có nhiệt trị toàn phần là 5.000 kWh/tấn. 1 kWh = 860 kcal. Do vậy, 1 tấn củi nhiên liệu ở điều kiện sấy khô trong lò có nhiệt trị toàn phần là 4.300.000 kcal. Điều này có nghĩa là nhiệt trị toàn phần của củi nhiên liệu ở điều kiện sấy khô trong lò là 4.300 kcal/kg. Củi nhiên liệu được bán cho nhà máy công nghiệp địa phương ở mức giá 650.000 đồng/tấn có độ ẩm là 35%. Từ đó tính được giá củi nhiên liệu thực tế theo mỗi đơn vị nhiệt trị là 0,23 đồng/ kcal. Than cám có nhiệt trị toàn phần là 5.600 kcal/kg (TCVN 200:1995) ở độ ẩm thực tế là 8% được bán ở Thanh Hóa và Nghệ An với giá là 1.950 đồng/kg. Từ đó tính được cám giá than theo đơn vị nhiệt trị là 0,38 đồng/kcal. Than đá có nhiệt trị toàn phần là 7.500 kcal/kg (TCVN 200:1995) ở độ ẩm thực tế là 8% được bán ở Thanh Hóa và Nghệ An với giá 3.800 đồng/kg. Từ đó tính được giá than đá theo đơn vị nhiệt trị là 0,55 đồng/kcal. Thấy rõ rằng giá một đơn vị nhiệt trị củi nhiên liệu ở Thanh Hóa và Nghệ An rẻ hơn nhiều so với than đá và than cám. Ở giá bán 600.000 – 650.000 đồng/tấn củi nhiên liệu năm 2014, các nhà máy công nghiệp ở trong khoảng cách 50km từ nguồn gỗ rừng có xu hướng chuyển đổi sang dùng củi nhiên liệu hơn so với dùng than đá và than cám. Điều này đã xảy ra tại nhà máy chè ở huyện Thanh Chương mà chúng tôi đã khảo sát, với tổng công suất xuất 25 tấn chè tươi/ngày. Trước trước đây nhà máy này sử dụng than cám để đốt lò hơi sấy chè. Nhưng từ năm 2011 họ chuyển đổi sang dùng gỗ đốt lò bởi vì nó có thể tiết kiệm lên tới 30-35% chi phí tiêu thụ nhiên liệu. Nguồn gỗ được mua từ Lào và tỉnh Hà Tĩnh do quãng đường vận chuyển gỗ từ Lào và Hà Tĩnh về nhà máy gần hơn các khu vực khác của tỉnh Nghệ An (trong bán kính 50km). Ngược lại, một nhà máy sản xuất giấy ở huyện Hưng Nguyên là khu vực đồng bằng của tỉnh Nghệ An lựa chọn sử dụng than cho lò hơi thay vì sử dụng củi nhiên liệu. Giám đốc của nhà máy cho biết trước đây ông ta đã cố gắng sử dụng củi nhiên liệu nhưng không tiết kiệm được chi phí so với than cám. 4.4 Đánh giá chuỗi giá trị củi nhiên liệu Chuỗi giá trị củi nhiên liệu ở quy mô người dân Trong số 220 hộ điều tra, chỉ có một hộ ở xã Hùng Son, huyện Anh Sơn, Nghệ An bán củi nhiên liệu cho một nhà máy chế biến chè ở cùng địa bàn. Củi nhiên liệu họ bán là ngọn và cành nhánh cây keo ở rừng trồng được loại bỏ sau khi thu hoạch thân gỗ keo làm nguyên liệu giấy. Hằng năm hộ gia đình này có thu nhập từ 6-7 triệu đồng với việc bán củi nhiên liệu trên. Đối với tất cả các hộ gia đình còn lại, không có hộ gia đình nào được khảo sát là đang bán củi nhiên liệu. Có thể xem như không có chuỗi giá trị củi nhiên liệu trong quy mô dân cư ở Thanh Hóa và Nghệ An. Cũng theo các cán bộ xã, cách đây 30 năm củi nhiên liệu được bán phổ biến tại các chợ trong vùng để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho các hộ gia đình từ rừng đến đồng bằng. Sự biến mất của thị trường củi nhiên liệu này cũng chỉ ra rằng tình hình tiêu thụ củi nhiên liệu đang thay đổi đáng kể. 40 Chuỗi giá trị củi nhiên liệu ở lĩnh vực thương mại và công nghiệp Chuỗi giá trị củi nhiên liệu là một chuỗi các hoạt động được mô tả ở bảng dưới đây: Bảng 22. Chuỗi giá trị củi nhiên liệu ở Thanh Hóa và Nghệ An Chủ thể hoạt động Nông dân Người thu gom gỗ Thương lái trung gian Người cung cấp dịch vụ vận tải Nhà máy công nghiệp Hoạt động Nông dân khai thác gỗ không hợp pháp hay thủ tục pháp lý không rõ ràng Tất cả gỗ khai thác đều từ rừng tự nhiên hoặc rừng chuyển đổi Người dân bán gỗ cho người thu gom với giá 140,000 đồng/tấn Người thu gom tập trung gỗ đã cắt khúc từ nông dân và xếp gỗ lên công nông Người thu gom vận chuyển gỗ đến các xe tải lớn đỗ tại đường thôn Người thu gom thuê lao động xếp gỗ lên xe tải, tiền công do thương lái trả. Người thu gom bán gỗ cho thương lái với giá 290,000 đồng/tấn Thương lái mua gỗ từ những người thu gom và xếp gỗ lên xe tải Thương lái có trách nhiệm chuẩn bị giấy phép vận chuyển và giấy phép khai thác do cán bộ xã cấp Thương lái thuê nhà cung cấp dịch vụ vận tải để trở gỗ tới nhà máy công nghiệp Thương lái bán gỗ với giá 650,000 tấn, tại nhà máy Thương lái thanh toán cước vận tải là 180,000 đồng/tấn Do vậy thương lái kiếm được tiền lãi là 180,000 đồng/tấn cho việc thực hiện thủ tục giấy tờ. Người cung cấp dịch vụ vận tải được thương lái thuê vận chuyển gỗ tới nhà máy công nghiệp Thương lái trả cho người cung cấp dịch vụ vận tải 180,000 đồng/tấn gỗ vận chuyển với khoảng cách là 50km. Người cung cấp dịch vụ vận tải thu tiền cước là 180,000 đồng/ tấn gỗ vận chuyển Nhà máy mua gỗ với giá 650,000 đồng/tấn. Giá củi nhiên liệu ở thời điểm hiện tại 140,000 đồng/tấn 290,000 đồng/tấn 470,000 đồng/tấn 650,000 đồng/tấn Địa điểm Rừng tự nhiên gần đường giao thông xã Địa điểm tập trung (đường giao thông xã) Văn phòng xã Đường xe tải, khoảng cách 50km Nhà máy công nghiệp Thu nhập 140,000 đồng /tấn 150,000 đồng /tấn 180,000 đồng /tấn 180,000 đồng /tấn Khai thác gỗ Thu gom, xếp gỗ lên xe tải Chuẩn bị giấy tờ thủ tục Vận chuyển Tiêu thụ 41 Nếu rừng tự nhiên có khoảng cách là 2km tới đường xe tải, tiền công cho người khai thác củi nhiên liệu là 70,000 đồng/tấn. Tiền công cho việc vận chuyển gỗ trong khoảng 2km từ rừng đến đường xe tải là 70,000 đồng/tấn. Giá củi nhiên liệu có xu hướng duy trì ổn định trong 3 năm qua. Căn cứ theo cán bộ VFD cấp tỉnh của tỉnh Nghệ An, giá củi nhiên liệu giảm là do tăng lượng cung cấp gỗ từ Lào trong những năm gần đây, chất lượng gỗ này cao hơn và giá cũng thấp hơn. Chuỗi giá trị củi nhiên liệu ở Thanh Hóa và Nghệ An khá là đơn giản. Thực tế những hoạt động này không hợp pháp hoặc không được công nhận có tính pháp lý. Do vậy nó không phải là “chuỗi giá trị chính thức” và chuỗi này không thể mở rộng khoảng cách hơn 50km. Nói cách khác, củi nhiên liệu khai thác ở Thanh Hóa và Nghệ An chỉ để cung cấp cho nhu cầu công nghiệp địa phương. Tất cả củi nhiên liệu cho nhu cầu thương mại là từ rừng tự nhiên. Không có hoạt động trồng rừng củi nhiên liệu. Do đó không có giá trị tạo ra từ trồng rừng để thu hoạch củi nhiên liệu. Cũng không có chế biến củi nhiên liệu trong chuỗi giá trị. Không có thêm chuỗi bên cho ngoài nhu cầu công nghiệp tại địa phương, không có thêm các hoạt động thương mại vận chuyển củi nhiên liệu ra ngoài các tỉnh khác. Chuỗi giá trị than củi (than hoa) Than củi (than hoa) không được sử dụng phổ biến trong khu vực nghiên cứu. Thực tế, trong số 220 hộ được khảo sát và 6 nhà máy được tham quan, không có đối tượng nào trong số này sử dụng than củi như là nguồn nhiên liệu. Do vậy chuyến đi thực địa không tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị than củi. Than củi được sản xuất trong khu vực được cung cấp cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Với nhu cầu nội địa, than củi phần lớn được sử dụng cho nướng thực phẩm tại hộ gia đình, nhà hàng, và cho các sử dụng khác với một lượng nhỏ. Với xuất khẩu, dữ liệu thống kê về cơ sở sản xuất than củi hiện tại là không có. Chuỗi giá trị than củi là một phần của chuỗi giá trị củi nhiên liệu được mô tả bảng dưới đây: 42 Người tham gia hoạt động Người vận chuyển Người sản xuất than củi Người mua buôn nội địa Người xuất khẩu than củi Người mua lẻ nội địa Người nhập khẩu nước ngoài Hoạt động Vận chuyển củi nhiên liệu tới lò sấy than củi Vận hành lò sấy than củi Xuất khẩu giá bán buôn Nhập khẩu nước ngoài bán lẻ Giá củi nhiên liệu ở thời điểm hiện tại 650,000 đồng/ tấn củi nhiên liệu 6-7 triệu đồng/tấn than củi 8-10 triệu đồng / tấn than củi 12,000,000 đồng/ tấn than củi (hay 12,000 đồng/ kg tại thị trường địa phương) Địa điểm Đường giao thông Thu nhập 180,000 đồng/ tấn 1,800,000 đồng/ tấn 2,000,000 đồng/ tấn 4,000,000 đồng/ tấn Căn cứ vào các nghiên cứu về sản xuất than củi, lượng củi nhiên liệu tiêu thụ để sản xuất 1 tấn than củi có thể dao động từ 5-8 tấn, phụ thuộc vào độ ẩm, loài cây, và hiệu suất của lò sấy. Giả định rằng ở một tỉ lệ trung bình, để sản xuất 1 tấn than củi cần 6,5 tấn củi nhiên liệu. Do đó thu nhập của người sản xuất than củi ước tính là 1,800,000 đồng/tấn than củi. Thu nhập của của người bán buôn than củi trong nội địa và người xuất khẩu là 2,000,000 đồng/tấn. 4.5 Các nguyên nhân chính dẫn đến mất và suy thoái rừng Xác định các nguyên nhân xuất phát từ các hộ gia đình Ước tính tiêu thụ củi nhiên liệu tại Thanh Hóa và Nghệ An: 1,641,182 tấn hằng năm bao gồm 1,452,740 tấn/năm cho nấu ăn tại hộ gia đình, và 188,442 tấn/năm cho chăn nuôi heo. Củi nhiên liệu được cung cấp từ các nguồn sau: Khai thác gỗ Sản xuất than củi Vận chuyển Tiêu thụ tại các nhà máy địa phương Bán buôn nội địa Xuất khẩu than củi Bán lẻ nội địa Nhập khẩu nước ngoài 43 - 1,001,121 tấn từ rừng tự nhiên - 377,472 từ rừng trồng - 262,589 tấn từ vườn nhà Nhu cầu củi nhiên liệu cho hộ gia đình theo loại gỗ là: - 4% có đường kính >15cm - 26% có đường kính từ 5-15cm - 70% có đường kính <5cm. Tổng lượng cung cấp củi nhiên liệu bền vững của những cây chết, cây nhỏ và cành nhánh được tính toán là 1,496,009 (±𝟏𝟎%) tấn/năm cho hai tỉnh, đáp ứng tới 90 đến 100% nhu cầu củi nhiên liệu của người dân địa phương. Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Thanh Hóa năm 2013 là 1,16% và của Nghệ An là 0,68%, tỷ lệ tăng trưởng này không tạo ra áp lực đáng kể đối với nguồn cung củi nhiên liệu bền vững, trong khi xu hướng chuyển đổi nhiên liệu từ gỗ sang điện và gas là đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, có một trường hợp đáng chú ý là ở huyện Tương Dương của Nghệ An nơi rừng tự nhiên đang nhanh chóng bị mất đi do việc du canh. Theo các cán bộ cấp huyện, các tài liệu xác nhận đất rẫy (đất du canh) cho các hộ gia đình tại khu vực này chỉ ghi nhận diện tích đất, nhưng chưa có bản đồ thửa đất và không có giấy chứng nhận sử dụng đất chính thức. Hằng năm mỗi hộ gia đình sẽ phát 1-2 ha rừng phục hồi hoặc rừng nghèo để trồng ngô và lúa. Quá trình này được lặp đi lặp lại hằng năm trên quy mô lớn là đe dọa lớn nhất trong việc mất rừng. Do đất rẫy cũng thuộc nhóm đất được chính quyền địa phương công nhận nên người dân có quyền làm rẫy để canh tác nông nghiệp. Vì không có ranh giới rõ ràng và không có bản đồ thửa đất, nên rất khó khăn để áp dụng hình thức sử phạt các hộ gia đình đang lấn chiếm vào rừng bởi vì vị trí và ranh giới đất rẫy của người dân không thể được xác định ngay từ lúc ban đầu. Hoạt động chuyển đổi canh tác hằng năm này bao gồm cả hoạt động đốt rừng. Sau khi đốt rừng, có nhiều cây gỗ lớn tự nhiên được hộ gia đình dùng làm củi nhiên liệu. Căn cứ theo các hộ gia đình này, gỗ tự nhiên được thu gom từ hoạt động đốt rừng mang lại cho họ nhiều củi nhiên liệu sử dụng cho việc nấu ăn. Thậm chí số củi nhiên liệu này còn vượt quá nhu cầu của họ. Ảnh dưới đây được chụp cùng với cán bộ huyện Tương Dương, thể hiện việc phát rừng tự nhiên làm rẫy 44 Hình 12. Phá rừng do phát rẫy Xác định các nguyên nhân xuất phát từ lĩnh vực công nghiệp Phạm vi của khảo sát này không đủ để cung cấp các số liệu định lượng về nhu cầu củi nhiên liệu cho công nghiệp địa phương và để phân tích sâu hơn về nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng xuất phát từ lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá định tính nhu cầu củi nhiên liệu thương mại và tiêu thụ củi nhiên liệu công nghiệp chỉ ra rằng một lượng lớn củi nhiên liệu tiêu thụ cho ngành công nghiệp đang được khai thác từ rừng tự nhiên trong địa bàn, trong đó 85% lượng củi nhiên liệu cho công nghiệp là gỗ có đường kính lớn hơn 15cm. Như đã được phân tích ở trên về hai địa điểm được điều tra, nhà máy công nghiệp địa phương tiêu thụ tới hơn 2/3 củi nhiên liệu có đường kính lớn hơn 15cm được khai thác từ rừng tự nhiên. Do đó có thể thấy rằng tiêu thụ củi nhiên liệu của lĩnh vực công nghiệp là một trong các nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng. Bên cạnh đó, gỗ có kích thước lớn hơn từ rừng tự nhiên cũng được khai thác và cung cấp như là gỗ nguyên liệu tại các nhà máy sản xuất MDF và đồ gỗ nội thất. Do vậy chúng tôi đề nghị cần thêm các cuộc điều tra về nhu cầu gỗ công nghiệp tại địa phương cho gỗ dùng cho cả hai mục đích: gỗ nhiên liệu (củi nhiên liệu) và gỗ nguyên liệu để xác định những nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng. 45 5 ĐỀ XUẤT 5.1 Xem xét lại việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại một số khu vực Cần xem xét cẩn thận kế hoạch chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng nhằm phát triển cây keo cho nhu cầu gỗ dăm, gỗ giấy. Có thể thấy việc bán gỗ keo sẽ làm tăng thu nhập trực tiếp cho nông dân và hộ gia đình bởi vì giá gỗ keo cao hơn so với giá gỗ tạp từ rừng tự nhiên khi được bán làm củi. Tuy nhiên nếu chuyển đổi một diện tích lớn có thể gây ra mất rừng và suy thoái rừng trên diện rộng và kết quả là làm giảm chức năng bảo vệ đất và nước của rừng ở vùng núi phía tây Thanh Hóa và Nghệ An. Theo chủ trương trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng sẽ phải được bảo vệ và tăng lên đạt các mục tiêu cụ thể theo từng gian đoạn 5 năm 2011 – 2015 và 2016 – 2020. 5.2 Cải tiến biện pháp quản lý đất rừng tại một số khu vực Một trong những nguyên nhân chính gây ra mất rừng là không quản lý được đất làm rẫy và đất rừng tự nhiên. Ở nhiều huyện đất rẫy chỉ được xác định về diện tích trên sổ sách nhưng không có bản đồ ranh giới và không có giấy chứng nhận sử dụng đất rừng chính thức. Do không có ranh giới rõ ràng và không có bản đồ ranh giới, cho nên rất khó khăn cho việc xử phạt các hộ gia đình đang xâm phạm đến đất rừng. Khuyến nghị tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đẩy mạnh việc giao đất rẫy và xây dựng bản đồ xác định ranh giới đất rẫy cho các huyện vùng cao. Đây cũng là hoạt động phù hợp với chủ trương trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An trong đó nhấn mạnh việc tổ chức giao mới diện tích UBND xã đang tạm quản lý, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ. 5.3 Bếp lò cải tiến Chương trình bếp lò cải tiến cần được giới thiệu cho các hộ chăn nuôi lợn hoặc có nghề phụ ở quy mô lớn. Trong số 220 hộ được khảo sát, có 41 hộ (18%) có nghề phụ, trong đó 29 hộ (13%) tiêu thụ từ 500 kg đến 1.200 kg củi/tháng. Ðối với những hộ gia đình này, việc tiết kiệm củi là có ý nghĩa về mặt tiết kiệm chi phí. Do vậy chương trình bếp lò cải tiến có thể có nhiều cơ hội thành công. Điều này dẫn đến làm giảm nhu cầu sử dụng củi nhiên liệu. 5.4 Tận dụng phế liệu nông nghiệp thay thế củi nhiên liệu Việc sử dụng phế liệu nông nghiệp như năng lượng sinh khối hiện có tiềm năng cao trong vùng nghiên cứu. Ví dụ, xã Xuân Dương thuộc phân nhóm 2, đây là nơi hầu như toàn đồng bằng và rất xa rừng. Xã Xuân Dương không có rừng tự nhiên, bình quân diện tích rừng trồng trên đầu người chỉ là 0,0013 ha/ người. Tỷ lệ rừng trồng này là rất thấp khi so sánh với tỉ lệ trung bình 0,03 ha/ người của tỉnh Thanh Hoá. Vì thế, họ không có nguồn cung cấp củi từ rừng. Tuy nhiên, người dân Xuân Dương đã sử dụng lõi ngô, vỏ cây keo và các cành nhánh để đáp ứng nhu cầu đun nấu quanh năm. Số liệu phỏng vấn hộ gia đình tại đây đã chỉ ra rằng 80 – 90% nhu cầu đun nấu gia đình là phế liệu nông nghiệp. Số còn lại từ 10 – 20% là củi nhỏ được lấy từ vườn nhà. 46 Một chương trình nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi từ củi nhiên liệu sang sử dụng phế liệu nông nghiệp có thế được cân nhắc như là một giải pháp làm giảm tiêu thụ củi nhiên liệu. 5.5 Tạo nguồn củi nhiên liệu Nhu cầu sử dụng củi nhiên liệu sẽ không giảm nhiều trong những năm tới, vì vậy một chương trình hành động về trồng củi nhiên liệu nên được xem xét để tạo ra nguồn củi nhiên liệu ổn định trong tương lai. Cần lựa chọn những loài cây sinh trưởng nhanh, nhiệt trị cao, dễ cháy và dễ sử dụng để gây trồng phục vụ nhu cầu lấy củi. Những loài cây sẵn giống và quen thuộc với nông dân tại 2 tỉnh nên được ưu tiên chọn như xoan ta (Melia Azedarach), Bạch đàn (Eucalyptus Camaldulensis), Keo khổng lồ (Ipil-Ipil). Quỹ đất công của xã và đất chưa được sử dụng có thể được dùng cho mục đích này. 5.6 Điều tra thêm về nhu cầu sử dụng củi nhiên liệu và gỗ nguyên liệu trong công nghiệp Do không có đủ dữ liệu để ước tính về nhu cầu dùng củi nhiên liệu trong lĩnh vực công nghiệp tại địa phương, chúng tôi đề nghị rằng nên tiến hành thêm các cuộc điều tra cho lĩnh vực này. Trong điều kiện phân tích định tính, một lượng lớn củi nhiên liệu đang được tiêu thụ cho lĩnh vực này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, trong đó 15% củi nhiên liệu có đường kính từ 10-15cm, 50% có đường kính từ 15-25cm, 35% có đường kính >25cm. Có thể thấy đây là kết quả của việc khai thác các loại cây gỗ từ rừng tự nhiên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các tại nhà máy sản xuất gỗ MDF, có đến 90% lượng gỗ được sử dụng làm nguyên liệu, và 10% sử dụng làm nhiên liệu (củi nhiên liệu). Bên cạnh đó, các cây gỗ có giá trị nhất được khai thác từ rừng tự nhiên được sử dụng làm đồ mộc. Như vậy gỗ rừng tự nhiên đang được dùng cho cả mục đích làm gỗ nhiên liệu (củi nhiên liệu) và gỗ nguyên liệu. Vì vậy để xác định những yếu tố chính dẫn đến mất rừng, lĩnh vực này yêu cầu một cuộc điều tra sâu hơn tại các ngành công nghiệp địa phương. 47 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Danh sách nhà máy khảo sát Tên Công nghiệp Địa điểm Công ty Chế biến Lâm sản Lang Chánh – nhà máy giấy Quang Hiến Nhà máy sản xuất giấy Xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoa Nhà máy Chế biến Chè Hưng Sơn Chế biến chè Thôn 5, xã Hung Son, huyện Anh Sơn, Nghệ An Nhà máy Giấy Sông Lam Nhà máy giấy Xã Hung Phu, Hương Nguyên, Nghệ An Nhà máy Giấy Mục Sơn Nhà máy giấy Thị xã Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoa Xí nghiệp Chế biến Chè Ngọc Lâm Chế biến chè Xã Thanh Thuy, huyện Thanh Chương, Nghệ An Nhà máy Chế biến Gỗ Công nghiệp Nam Thanh Nhà máy sản xuất gỗ MDF Khu công nghiệp Bai Chanh, xã Xuan Binh, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Nhà máy Xuất Nhập khẩu Sản phẩm Lâm nghiệp Sản xuất dăm gỗ Khu công nghiệp Bai Chanh, xã Xuan Binh, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa 48 Phụ lục 2. Danh sách thương lái buôn bán gỗ được phỏng vấn Tên Loại gỗ/sản phẩm Địa phương Ẩn danh Gỗ từ rừng tự nhiên Xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An Ẩn danh Gỗ từ rừng tự nhiên Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Ẩn danh Keo Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Ẩn danh Luồng Thị trấn Lang Tránh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Ẩn danh Luồng Thị trấn Lang Tránh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 49 Phụ lục 3. Cung cấp gỗ ổn định theo các huyện (Đơn vị: tấn/năm) Theo huyện Cung cấp gỗ (tấn/năm) Theo huyện Cung cấp gỗ (tấn/năm) Nghệ An 1,193,421 Thanh Hóa 711,617 Anh Sơn 42,676 Bá Thước 52,851 Con Cuông 203,715 Bim Son 1,537 Cửa Lò 449 Cẩm Thủy 17,827 Diễn Châu 9,103 Đông Sơn 298 Đô Lương 14,365 Hà Trung 6,786 Hưng Nguyên 2,101 Hậu Lộc 1,818 Kỳ Sơn 106,720 Hoằng Hóa 2,103 Nam Đàn 10,981 Lang Chánh 66,591 Nghi Lộc 13,481 Mường Lát 63,828 Nghĩa Đàn 23,359 Nga Sơn 432 Quế Phong 204,918 Ngọc Lạc 28,086 Quỳ Châu 109,230 Như Thanh 34,725 Quỳ Hợp 52,252 Như Xuân 60,116 Quỳnh Lưu 19,867 Nông Cống 3,976 Tân Kỳ 30,360 Quan Hóa 106,204 Thái Ḥa 3,582 Quan Sơn 107,492 Thanh Chương 95,387 Quảng Xương 446 Tương Dương 231,432 Sầm Sơn 434 Vinh 87 Thạch Thành 25,595 Yên Thành 19,356 Thanh Hóa City 392 Thiệu Hóa 228 Thọ Xuân 2,956 Thường Xuân 96,600 Tĩnh Gia 20,719 Triệu Sơn 5,036 Vĩnh Lộc 3,159 Yên Định 1,385 View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_danh_gia_chuoi_gia_tri_cui_nhien_lieu_tai_thanh_hoa_va_nghe_an_9016_2065018.pdf
Tài liệu liên quan