I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu thế đổi mới của chính sách lâm nghiệp Việt Nam hiện nay là chuyển từ nền lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội. Do vậy trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về lâm nghiệp trong đó chú trọng vấn đề giao đất giao rừng và kể cả giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về tiếp cận mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thông qua sự hỗ trợ của dự án PROFO. Từ đó đã nhân rộng tiến hành thí điểm nhiều mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý bảo vệ từ các chương trình dự án khác nhau như dự án Hõ trợ Phổ cập và đào tạo Nông nghiệp vùng cao (ETSP), dự án Hành lang xanh .
Trên cơ sở điều tra ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi phân chia thành các hình giao rừng tự nhiên cho các đối tượng như sau:
ã Hình thức 1: Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý.
ã Hình thức 2: Rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ quản lý.
ã Hình thức 3: Rừng được nhà nước giao cho hộ gia đình quản lý .
ã Hình thức 4: Rừng giao cho nhóm sở thích/câu lạc bộ quản lý.
ã Hình thức 5: Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục/hương ước.
Trong 5 hình thức trên thì hình thức 1,2,3 khá phổ biến được nhà nước công nhận chính thức. Đối với hình thức 4 chỉ là sự mở rộng của hình thức 1. Hình thức 6 chưa được nhà nước chính thức công nhận nhưng mặc nhiên thừa nhận. Đối với hình thức 5 chỉ mới có một mô hình ở xã Hương Phú và trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục. Trong nội dung đánh giá này, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá hiệu quả bước đầu ở các hình thức 1, 2, 3.
Sự hiện hữu các loại hình giao rừng tự nhiên là một tất yếu khách quan phù hợp với xu hướng phát triển của lâm nghiệp xã hội, dù cho pháp luật có thừa nhận hoặc chưa thừa nhận. Hiện nay Nhà nước (Cục lâm nghiệp) đang có chương trình thí điểm giao rừng cho 40 xã trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế theo một phương pháp tiếp cận chung để tiến hành thể chế hoá dần từng bước hoạt động lâm nghiệp này. Do đó việc đánh giá bước đầu các mô hình đã giao trên địa bàn tỉnh là vấn đề cần thiết, mang tính thực tiễn để giúp cho các ban ngành cấp tỉnh và các huyện nắm được tổng thể cũng như những vấn đề hết sức cụ thể đang diễn ra tại các mô hình để giúp cho UBND tỉnh có những nhận định xác thực hơn về hoạt động này trên cơ sở đã ban hành những chủ trương chính sách, cơ chế cụ thể hơn tạo động lực cho người dân và cộng đồng tham gia hoạt động này.
Nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào hiệu quả công tác giao rừng cho các đối tưởng hưởng lợi theo các tiêu chí như: Mức độ đạt được mục tiêu; Tính pháp lý của các loại hình giao rừng tự nhiên; QHSDĐ và giao rừng tự nhiên; Kế hoạch quản lý rừng được giao của từng đối tượng; Hưởng lợi/cơ chế chia sẻ lợi ích; Vấn đề thực hiện quy ước bảo vệ rừng; Sự tham gia của người dân/giới trong quá trình; Sự tham gia các bên liên quan; Vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện mô hình và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong quá trình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng.
Bằng phương pháp tổng hợp các báo cáo đánh giá sơ kết thực hiện giao rừng tự nhiên tại các đơn vị tham gia, trao đổi trực tiếp với Ban chỉ đạo, tổ công tác cũng như tiến hành làm việc với chính quyển địa phương và trực tiếp là người dân kết hợp với đánh giá tổng quan chất lượng rừng bằng phương pháp mục trắc để có những thông tin phản hồi giúp cho việc đánh giá đạt chất lượng tốt.
Sau 8 năm thực hiện mô hình với thời gian chưa nhiều để đánh giá một cách đầy đủ về công tác giao đất giao rừng cho cộng đồng, song những vấn đề người dân cùng với các cấp chính quyền và các ban ngành chuyên môn đã làm với những kết quả đạt được ban đầu cũng như những tồn tại cần được xem xét, phân tích, đánh giá một cách toàn diện. Trên cơ sở đó để rút kinh nghiệm và thể chế hoá trước khi nhân rộng mô hình cũng như đề xuất các giải pháp về mặt chủ trương chính sách, các giải pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý nói chung và hộ gia đình nói riêng.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch quản lý rừng là việc tổ chức bảo vệ và phát triển rừng sau khi giao. Trước đây rừng chưa giao cho Cộng đồng dân cư thôn thì rừng vô chủ, ai cũng có quyền chặt phá tự do. Cộng đồng thực sự khẳng định, vai trò của mình thông qua phương án QLBVR và hương ước BV&PTR của Thôn, nên mọi người dân trong Thôn đã ý thức chấp hành pháp luật BVR để mong muốn có được hưởng lợi 1 cách hợp pháp các sản phẩm từ rừng thông qua việc QLBVR của chính từng người dân trong Thôn.
Theo kết quả tổng hợp từ phiếu phỏng vấn, nguyên nhân làm cho rừng ổn định chính là nhờ nhận thức của nguời dân trong cộng đồng được nâng lên, luôn có sự tuyên truyền vận động của các ban quản lý thôn, tổ bảo vệ rừng và của toàn dân.
Việc triển khai tuần tra bảo vệ rừng tiến hành thường xuyên theo định kỳ do tổ bảo vệ chuyên trách 10-15 người chịu trách nhiệm chính, còn toàn bộ cộng đồng có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tai mắt cho ban quản lý thôn và tổ bảo vệ rừng.
Theo đánh giá của cộng đồng thôn Thuỷ Dương, Thuỷ Yên Thượng, những năm đầu sau khi giao công việc này tiến triển khá tốt, tình trạng chặt phá rừng trái phép giảm đi rất nhiều từ 20-30 vụ/năm xuống còn 2-3 vụ/năm, công tác đầu tư phát triển rừng bằng các biện pháp tác động lâm sinh chưa triển khai.
Trong khi đó ở cộng đồng Thôn 4 Thượng Quảng, Thôn 3 Bắc Sơn, bên cạnh người dân bảo vệ tốt còn có kế hoạch phát triển rừng như trồng bổ sung cây bản địa vào các vùng khoanh nuôi, trồng keo vào các đám trống trong rừng.
Bên cạnh đó công tác bảo vệ rừng vẫn còn một số hạn chế nhất định đó là tình trạng chặt phá trái phép còn xảy ra, 2-3 vụ/năm với quy mô nhỏ và đều bị phát hiện và lập biên bản, nguyên nhân do tính chủ quan từ phía cộng đồng và động lực có phần giảm sút do hưởng lợi từ rừng hầu như không có gì, kinh phí tuần tra không có trong khi đời sống người dân còn rất nghèo.
Ban quản lý Thôn tự ý linh hoạt cho phép người dân trong cộng đồng vào rừng chặt cây gỗ nhỏ làm nhà nhưng chưa có ý kiến của kiểm lâm, ban thôn cho rằng đây là việc làm sai, nhưng người dân thực sự rất có nhu cầu, cụ thể như trường hợp thôn Thuỷ Dương (Lộc Tiến), Thôn 3(Bắc Sơn), Thôn 4 (Thượng Quảng).
Qua điều tra, phỏng vấn hộ gia đình và chính quyền địa phương sở tại đều có quan điểm chung cho rằng giao rừng cho dân chắc chắn tốt hơn khi rừng vô chủ, ngay cả trong trường hợp bản thân cộng đồng có tự ý vào chặt gỗ để sử dụng vào mục đích gia dụng với quy mô nhỏ lẻ và ít nhiều cũng có sự đồng ý của ban thôn.
Tất cả hộ gia đình trong CĐDC được giao rừng tự nhiên đều thật sự có niềm tin và ý thức được đó sẽ là tài sản của chính mình, do cộng đồng làm chủ và có khả năng hưởng lợi, nếu quản lý và bảo vệ tốt (dĩ nhiên, đó chỉ là quyền sử dụng rừng và đất rừng).
Từ ý thức nói trên và sự ràng buộc của hương ước BV&PTR do chính họ xây dựng đã làm cho hoạt động quản lý và BVR bước đầu thật sự có hiệu quả. Hầu như các thôn được giao rừng đều chấm dứt hẳn hiện tượng người dân trong thôn vào rừng khai thác trái phép. Các trường hợp cá biệt, do dân ngoài thôn vào khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt, bẫy trái phép thú rừng, CĐDC đã tích cực, chủ động phối hợp cùng lực lượng Kiểm lâm sở tại truy quét, ngăn chặn. Chấm dứt được hiện tượng người dân trong thôn bàng quan, đứng ngoài cuộc trong việc BVR trên địa bàn như từng xảy ra trước đây. Các thôn đã chủ động tổ chức lực lượng BVR trực tiếp hoặc phối hợp với lực lượng kiểm lâm sở tại tuần tra kiểm tra rừng theo định kỳ hoặc đột xuất.
Ban quản lý thôn cùng các tổ bảo vệ rừng vận động thêm nhân dân kết hợp với trạm kiểm lâm sở tại kiểm tra rừng theo định kỳ 2-3 tháng một lần, nhiều lúc còn kiểm tra đột xuất tại các điểm nóng về chặt phá rừng. Hiện nay các tuyến đường dùng trâu kéo gỗ trước đây được xoá sạch không còn dấu vết hiện đang bị cây bụi phủ dần.
Cộng đồng coi trọng công tác bảo vệ rừng tự nhiên như bảo vệ tài sản của cộng đồng, của mỗi người dân. Nhờ vậy người dân trong thôn không chỉ là tai mắt của ban thôn, của trạm kiểm lâm mà tự họ đấu tranh với kẻ xấu để bảo vệ rừng, bảo vệ quyền lợi của họ và chính cũng là bảo vệ công sức của tập thể đã bỏ ra trong đó có bản thân mỗi người dân.
2.2.3.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của nhóm hộ.
Theo đánh giá của nhóm hộ Thanh Tân, Sơn Quả, nhóm 1 thôn 4, nhóm 1 thôn 3, Thượng Quảngranh giới giao các nhóm không rõ ràng, không có mốc ranh giới, do đó thậm chí thành viên nhóm hộ không nắm được khu vực đã giao, đối tượng rừng được giao chủ yếu là rừng nghèo, có kế hoạch quản lý phát triển rừng, nhưng việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ chủ yếu tập trung quản lý bảo vệ rừng.
Việc triển khai tuần tra bảo vệ rừng của tổ bảo vệ chuyên trách tiến hành không thường xuyên (3lần/năm như ở nhóm 1 thôn 4), riêng ở nhóm 1 thôn 3 trên danh nghĩa giao cho nhóm hộ (6 người) nhưng thực tế cả cộng đồng thôn đều tham gia QLBVR vì chỉ riêng nhóm hộ không thể quản lý được khu rừng được giao.
Việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng ở nhóm hộ rất khó do các mâu thuẫn thường xảy ra giữa nhóm hộ và người dân trong thôn, nhóm hộ và người ngoài thôn về khai thác lâm sản ngoài gỗ thậm chí khai thác trái phép gỗ và tình trạng lấn chiếm đất rừng. Hơn nữa tính cộng đồng trong nhóm hộ chưa cao, với một tập thể chưa đủ mạnh nhưng phải quản lý trên một diện tích lớn (khoảng 100 ha) nên không thể tạo ra sức mạnh để thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.
2.2.3.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của hộ gia đình.
Tính khác biệt giữa giao cho cộng đồng và nhóm hộ so với hộ gia đình là quy mô diện tích giao nhỏ hơn nhiều, gần nơi sinh sống nên công tác quản lý bảo vệ rừng có phần tốt hơn nhóm hộ. Tính tự chủ, tự giác cao hơn để thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Đối tượng rừng được giao cho hộ gia đình ở xã Hương Lộc nói riêng và hộ gia đình nói chung là rừng nghèo kiệt nhưng các biện pháp tác động vào rừng để nâng cao chất lượng rừng chưa có do người dân nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn trong khi sự đầu tư hỗ trợ từ các ban ngành, tổ chức khác không có. Việc kiểm tra bảo vệ rừng khá tốt vì họ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ khi nhận rừng tuy nhiên vần còn tình trạng người dân trong thôn vào rừng của họ lấy củi, thu hái lâm sản, thậm chí chặt gỗ do nhu cầu người dân trong thôn nhiều trong khi rừng tự nhiên chỉ giao còn đủ cho 60 hộ. Song vụ việc xảy ra không nhiều, với mức độ nhỏ hơn trước đây khi rừng vô chủ ai muốn vào lấy gì cũng được. Điều đáng nói là một số hộ có nhu cầu tận thu lâm sản có xin phép chủ rừng trước khi vào rừng không như trước đây họ tự ý muốn đi lúc nào cũng được
Một nghịch lý đang tồn tại trong khi thực hiện kế hoạch lý rừng của hộ gia đình xã Hương Lộc và nhiều xã khác là những diện tích đất trống cây bụi nằm trong diện tích được giao, hộ gia đình có nguyện vọng đầu tư trồng rừng kinh tế để kết hợp lấy ngắn nuôi dài thì không được phép của kiểm lâm sở tại mặc dù đơn xin phép được gửi đi 2-3 lần, bởi lẽ chính quyền sở tại lo ngại rằng khi cho họ phát để trồng rừng sẽ có nguy cơ xâm hại đến diện tích rừng tự nhiên đã giao. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này đó là do công tác điều tra khảo sát ban đầu không kỹ do đó không bóc tách được những diện tích đất không có rừng trong tổng thể giao cho hộ để cho phép hộ gia đình được phép tác động mà đáng ra điều đó thuộc quyền của người sử dụng đất và rừng khi được nhà nước cấp thẻ đỏ.
2.2.4 Hưởng lợi/ cơ chế chia sẻ lợi ích:
2.2.4.1 Cơ chế phân chia lợi ích của các hình thức QLRCĐ.
Tuy nhiên do phương pháp tiếp cận khác nhau nên cơ chế hưởng lợi có sự khác biệt cơ bản giữa các thôn, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Ở thôn 4 (Thượng Quảng), Thôn A Pát (Thượng long), Thôn 3 (Bắc Sơn) dựa vào mô hình rừng ổn định để xây dựng kế hoạch phát triển rừng 5 năm, trên cơ sở đó xác định số lượng cây gỗ được phép khai thác và dựa vào mục đích khai thác gỗ (sử dụng hay thương mại) đế xây dựng cơ chế phân chia lợi ích.
Nhóm 2: Ở các thôn còn lại thì dựa vào lượng tăng trưởng hàng năm của rừng (2%/năm/ha) để xác đinh lượng khai thác. Tuỳ vào lượng tăng trưởng hàng năm để có cơ chế phân chia sản phẩm hưởng lợi được quy định trong phương án của từng cộng đồng.
Tuy nhiên ở cả 2 nhóm này đều có một số bất cập như: chỉ mới dựa vào số lượng cây được khai thác mà chưa chú trọng đến loài cây và mô hình rừng ổn định vẫn chưa có tính pháp lý của nó (trường hợp nhóm 1). Đối với trường hợp của nhóm 2 cơ sở của việc tạm ứng gỗ của cộng đồng trong 10 năm đầu (khai thác tối đa 50m3 gỗ/năm) chỉ mới dựa vào lượng tăng trưởng hàng năm của rừng chung cho toàn tỉnh (2%) mà chưa có điều tra cụ thể lượng tăng trưởng cho khu rừng đã giao cho cộng đồng.
Nhưng trên thực tế các đối tượng nhận rừng hưởng lợi chính từ rừng chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Người dân trong các cộng đồng cho rằng LSNG là sản phẩm được tiếp cận tự do, nên tất cả mọi người trong thôn nhận rừng đều được thu hái LSNG trong phạm vi rừng được giao.
Ở đây chúng tôi muốn đi sâu phân tích hai cộng đồng có hưởng lợi từ rừng sau khi giao như sau:
* Cộng đồng thôn Thuỷ Yên Thượng/Lộc Thuỷ: Hưởng lợi trực tiếp từ gỗ RTN.
Cơ sở của việc tạm ứng gỗ để hưởng lợi từ rừng theo tỷ lệ gỗ tăng trưởng hàng năm của rừng, cụ thể trong năm 2004 UBND tỉnh đã ký quyết định cho phép cộng đồng thôn Thuỷ Yên Thượng được phép khai thác 91,2 m3 (nếu quy ra giá trị sau khi trừ các khoản chi phí khai thác thôn thu về 119 triệu đồng). Trên cơ sở phương án phân chia sản phẩm được thôn xây dựng có sự tham gia của chính quyền địa phương và giám sát của Kiểm lâm, sản phẩm gỗ dùng cho các hoạt động của thôn và người dân cụ thể như phân chia sản phẩm hượng lợi theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Gỗ dùng làm quan tài cho người già yếu, bệnh tật trong thôn.
+ Gỗ dùng làm tư liệu sản xuất như cày, bừa.
+ Gỗ gia dụng cho người dân trong thôn được cộng đồng người dân cùng ban thôn xét duyệt, đối tượng được ưu tiên hưởng lợi là những người có công đóng góp nhiều cho cộng đồng thôn trong công tác BV và PTR.
Giá gỗ bán được công khai cho toàn thôn, phần thu lại sau khi trừ các khoản đóng góp của người dân để làm quỹ bảo vệ phát triển rừng của thôn.
Ngoài ra thôn còn tổ chức khai thác cảnh quang môi trường để phát triển kinh doanh du lịch tạo nguồn thu cho cộng đồng, cụ thể như ở khu vực suối tiên. Nguồn lợi vô hình khác nữa đối với Nhà nước không phải bỏ ra 50.000 đ/ha để bảo vệ mà tài nguyên rừng vẫn được bảo tồn thậm chí được nâng lên thông qua các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và tác động lâm sinh làm giàu rừng.
Về trình tự thủ tục rất phức tạp cụ thể như sau: Ban thôn lập tờ trình xác định kế hoạch khai thác gỗ từ rừng theo nguyên tắc hưởng lợi nói trên có UBND xã xác nhận và Kiểm lâm sở tại cùng thôn kiểm tra tại rừng xác định vị trí, số lượng cây khai thác, phương pháp khai thác và vận xuất gỗ bảo đảm ít tổn hại đến tính năng phòng hộ của khu rừng, lập biên bản thống nhất, mời cơ quan có trách nhiệm tiến hành đóng búa bài cây và trình UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác thông qua đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT. Khi khai thác thôn báo cho Kiểm lâm sở tại nghiệm thu đóng búa Kiểm lâm trước khi vận chuyển sử dụng và tiêu thụ. Đồng thời, phải hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
* Cộng đồng thôn Thuỷ Dương (Lộc Tiến): Hưởng lợi gián tiếp từ rừng thông qua kinh doanh du lịch sinh thái.
Như chúng ta đã phân tích, quyền lợi của cộng đồng phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng. Sau một thời gian quản lý bảo vệ rừng cộng đồng được hưởng lợi như thế nào và việc phân chia ra sao, qua thực tế trao đổi với cộng đồng, nhóm nghiên cứu chúng tôi đánh giá cụ thể như sau:
Theo phương án được duyệt thì hàng năm, cộng đồng thôn được tạm ứng 50 m3 gỗ, tuy nhiên đến nay cộng đồng thôn chưa được tạm ứng gỗ, điều này làm giảm đi phần nào động lực bảo vệ rừng của cộng đồng. Nguyên nhân do đối tượng rừng được giao nghèo, cây đủ tiêu chuẩn khai thác theo quy chế khai thác gỗ của Bộ NN và PTNT chiếm tỷ lệ rất thấp, phải đi vào tận vùng sâu của khu rừng mới mới đến địa điểm khai thác nên chi phí nhiều không bù nổi. Mặt khác thủ tục khai thác gỗ rất phức tạp, qua nhiều khâu từ bài cây, lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt và các thủ tục khác về kiểm soát lâm sản trong khi nhận thức người dân còn hạn hẹp.
Đối với lâm sản ngoài gỗ, Ban thôn cho phép người dân khai thác mây phục vụ mây tre đan, lá nón, củi khô nhằm tạo việc làm và nhu cầu chất đốt cho người dân trong thôn.
Một số hộ gia đình còn làm thêm các nghề phụ để tăng thu nhập như: Mây tre đan... do Hợp tác xã Song Thuỷ tổ chức sản xuất và điều cơ bản đáng mừng là những hộ gia đình trước đây chuyên sinh sống vào nghề rừng thì hiện nay đã chuyển đổi ngành nghề hợp pháp này để tăng gia sản xuất. Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ của Hạt Kiểm lâm Phú Lộc, Trạm Kiểm lâm Thừa Lưu, việc thực hiện các dự án trồng rừng, chăm sóc, gieo ươm, phát luỗng, trồng cây ăn quả, tuần tra bảo vệ rừng... Ban thôn và Trạm Kiểm lâm đã vận động lao động trong thôn tham gia để nâng cao thu nhập.
Nhờ công tác bảo vệ rừng tự nhiên được làm tốt, bảo vệ nguồn nước không chỉ phục vụ cho đồng ruộng, hoa màu mà còn tạo ra cảnh quan du lịch kỳ thú Suối Voi, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong Thôn, Xã từ khai thác du lịch sinh thái.
Khác với hình thức hưởng lợi ở Thuỷ Yên Thượng, thôn Thuỷ Dương thu lợi từ kinh doanh du lịch sinh thái từ khu rừng đầu nguồn do thôn QLBVR. Theo đánh giá của ban chủ nhiệm HTX Song Thuỷ mỗi năm thu lãi ròng khoảng 300 triệu. Hình thức kinh doanh này đã thu hút khoảng 25 hộ trong thôn tham gia kinh doanh dich vụ, khoảng 50 người trong thôn là xã viên hợp tác xã. Hợp tác xã có các khoản chi không thường xuyên cho thôn như các buổi họp thôn, lễ hội của thôn, PCCCR, nhưng khoản chi thường xuyên cho tổ bảo vệ rừng chuyên trách thì không có, nên chăng cần dành riêng quỹ bảo bệ và phát triển cho thôn từ nguồn thu kinh doanh du lịch sinh thái.
2.2.4.2. Cơ chế phân chia lợi ích từ rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ, hộ gia đình quản lý.
Ở hai hình thức này, cơ chế hưởng lợi được áp dụng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, hoặc được thuê, hoặc được khoán đất lâm nghiệp và rừng.
Quyết định 178 không quan tâm đến lượng tăng trưởng của rừng và trình tự thủ tục khai thác hưởng lợi theo quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản. Khi rừng được giao đạt trữ lượng trên 110m3 gỗ/ha mới được phép khai thác chính với cường độ 18-23% với đối tượng gỗ đưa vào khai thác chính có cấp kính 40cm trở lên thuộc nhóm III-VIII. Nhưng nếu rừng có tăng trưởng nhưng trữ lượng <110m3 vẫn chưa được hưởng lợi mà trong quá trình triển khai phương án QLBVR không được tạm ứng gỗ như mô hình rừng cộng đồng. Do đó để người dân hưởng lợi từ rừng nhất là rừng nghèo phải mất hàng chục năm mới có thể khai thác chính được nếu quản lý bảo vệ tốt. Điều này nói lên tính bất cập của QĐ178/CP trong cơ chế hưởng lợi
Đối với mô hình nhóm hộ, hộ gia đình chưa có một hưởng lợi gì ngoài khai thác song mây, lá nón, tre nứa, mật ong...với tỷ lệ rất thấp so với công sức họ bỏ ra kể từ khi nhận rừng, điều này đã làm cho động lực và sự nhiệt tình giảm sút nếu như không có sự tiếp sức từ các nhà quản lý vĩ mô trong việc hoạch định cơ chế chính sách phù hợp với đối tượng rừng được giao.
2.2.5 Hương ước/ quy ước bảo vệ rừng:
Việc xây dựng hương ước BVR phải trên cơ sở rừng được giao cho CĐDC thì mới phù hợp với quy luật của cuộc sống và thật sự phát huy tác dụng (vì CĐDC bảo vệ chính tài sản của mình. Thử hỏi, CĐDC ban hành hương ước để bảo vệ tài sản của các chủ thể khác mà không có lợi ích gì trực tiếp cả thì liệu hương ước đó có khả thi hay không!?)
Thực hiện thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, thôn bản, làng. Ban chỉ đạo Huyện đã tiến hành giúp đỡ cho Hội đồng nhân dân xã chỉ đạo triển khai xây dựng thí điểm quy ước bảo vệ và phát triển rừng của thôn. Quy ước BV và PTR là cụ thể hoá các văn bản pháp quy về rừng và đất rừng thành những hành động cụ thể. Theo đó các thôn bản đều phải xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng dù có được giao rừng hay không. Do đó loại quy ước này mang nặng tính hình thức.
Trong tiến trình GĐGR cho cộng đồng phải xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng. Do vậy cần phân biệt rõ 2 khái niệm Quy ước của thôn bản và Hương ước của cộng đồng. Về nguyên tắc Hương ước chứa đựng một cách cụ thể hoá nội dung của Quy ước nhưng có bổ sung thêm một số tục lệ mang tính chất của một số dòng tộc, lệ làng để nhằm mục đích bảo vệ rừng được giao một cách có hiệu quả.
Sau khi xây dựng được dự thảo Hương ước bảo vệ rừng, họp dân thông qua dự thảo Hương ước bảo vệ và phát triển rừng, lấy ý kiến thống nhất từng phần, từng chương, từng điều khoản cụ thể.
Hương ước bảo vệ và phát triển rừng là công cụ để đưa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thôn đi vào nề nếp, phát huy các truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở thôn bản là tiền đề để thực hiện phương án giao rừng tự nhiên cho thôn bản quản lý.
Trong qua trình điều tra phỏng vấn cộng đồng đa số cho rằng đã nắm bắt được hương ước vì hương ước do người dân trong tự thảo luận xây dựng thông qua sự giúp đỡ của tư vấn. Nội dung chính của quy ước bao gồm các điều khoản về khai thác lâm sản, chăn thả gia súc, săn bắt động vật, đốt nương làm rẫy, PCCCR... Bên cạnh đó còn quy định nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng và các điều khoản xử phạt, khen thưởng. Do cách tiếp cận khác nhau nên nội dung các bản hương ước trình bày không như nhau, nhưng chủ yếu vẫn bao hàm các nội dung trên.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai hương ước vẫn còn một số bất cập, quy định chưa phù hợp ví dụ như nguồn lâm sản ngoài gỗ được quy định sử dụng chung, cấm người không có nhiệm vụ vào rừng trong mùa nắng cao điểm, cộng đồng dân cư và hộ gia đình không được tự ý khai thác gỗ để bán không theo kế hoạch được duyệt... Các quyền lợi nêu ra trong hương ước rất nhiều nhưng không thực hiện được do đối tượng rừng không đáp ứng được nhu cầu của người dân, một số người dân trong cộng đồng ý thức chấp hành chưa tốt. Do đó dẫn đến tình hình vi phạm hương ước vẫn còn xảy ra ở một số cộng đồng thôn như Thôn 4 (Thượng Quảng), Thủy Dương (Lộc Tiến).
Kinh nghiệm tại cộng đồng cho thấy để hương ước thực sự có hiệu quả phải do người dân tự xây dựng, điều chỉnh và sự thống nhất cao của mỗi thành viên trong cộng đồng. Bên cạnh đó phải biết kế thừa tinh hoa các hương ước, tập tục trước đây của các dòng tộc, bản làng vì các tinh hoa này gắn sâu trở thành tập quán của người dân từ xa xưa, cần xoá bỏ các tục lệ lạc hậu. Hương ước bảo vệ và phát triển rừng phải thật rõ ràng cụ thể ngắn gọn nhưng đầy đủ để mỗi người trong thôn dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính quần chúng hơn là nặng về chi tiết, pháp luật của nhà nước.
2.2.6. Sự tham gia của người dân/ giới:
Trong quá trình triển khai kế hoạch quản lý rừng, sự tham gia người dân trong mô hình giao rừng cho cộng đồng thôn rõ nét hơn so với nhóm hộ và hộ gia đình bởi tính chất sở hữu về rừng được giao khác nhau có thể tạm gọi theo ba hình thức sở hữu toàn dân, sở hữu nhóm và sở hữu hộ gia đình cá nhân. Vì thế trong phần này chỉ đề cập đến vai trò tham gia của người dân trong mô hình giao rừng cho cộng đồng.
Cần nhấn mạnh phương pháp CFM là phương pháp luôn có sự tham gia nhiệt tình của người dân từ khâu đầu triển khai (họp thôn, phỏng vấn, lấy ý kiến tham gia của người dân trong thôn) đến khâu rà soát hiện trạng, đánh giá tài nguyên rừng được giao, thông qua các quy hoạch phương án đượcc duyệt... Các công đoạn trong tiến trình CFM luôn đòi hỏi có sự tham gia vì hơn ai hết người dân là động lực quyết định đến vần đề tổ chức là triển khai các hoạt động hậu giao rừng, nếu người dân đứng ngoài cuộc thì việc giao rừng cho cộng đồng dân cư không còn đúng với bản chất của nó. Đặc biệt người tham gia bảo vệ rừng chính là những người trước đây phá rừng, nên họ nắm chắc tình hình rừng của họ đang quản lý cũng như các điểm yếu, vùng xung yếu cần tăng cường bảo vệ chặt chẽ hơn
Sự tham gia của cộng đồng chưa thật đúng mức, phần lớn nhiệm vụ tập trung vào tổ bảo vệ rừng, nguyên nhân là chủ yếu do đối tượng rừng đuợc giao quá nghèo chưa hưởng lợi gì từ rừng so với công sức bỏ ra do dó sự tham gia của người dân có phần giảm sút so với các năm sau khi nhận rừng do hết sự đầu tư của các dự án (như thôn Thuỷ dương). Bên cạnh đó năng lực và nhận thức của cộng đồng và tổ bảo vệ rừng còn hạn chế, còn nhiều thách thức phải đối mặt như đời sống dân cư nghèo, thiếu công việc làm...
Vai trò của phụ nữ tham gia trong tiến trình là hết sức quan trọng. Đối với cộng đồng dân tộc ít người, tiếng nói của nữ giới có vai trò quan trọng trong việc tham gia tại các cuộc thảo luận, trao đổi, họp thôn, họp cụm dân cư và có tác dụng tích cực tạo động lực cho cộng đồng thôn tham gia. Tuy phụ nữ không trực tiếp tham gia tổ bảo vệ rừng nhưng họ có mặt trong Ban Quản lý rừng thôn như ở Thôn 4- Thượng Quảng
2.3. Sự tham gia các bên liên quan:
Thực tiễn quản lý cho thấy, quản lý là nghệ thuật tạo ra sự ràng buộc các đối tượng liên quan với chủ thể quản lý. Do vậy, không thể có một chủ thể nào có thể độc lập giải quyết mọi vấn đề trong quản lý mà không có sự hợp tác, trợ giúp của các bên liên quan
2.3.1. Vai trò của chính quyền địa phương (Huyện, xã):
UBND cấp huyện đóng vai trò quyết định trong việc khởi xướng thực hiện QLRCĐ và phê duyệt các thủ tục có liên quan đến QLRCĐ trên cơ sở tham mưu của các phòng ban chuyên môn. Theo ý kiến của hầu hết đại diện lãnh đạo UBND các huyện có giao rừng tự nhiên chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giao rừng tự nhiên là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan. Trong khi Bộ ngành ban ngành đã ban hành nhiều hệ thông văn bản liên quan thì ở góc độ quản lý vi mô như UBND huyện thậm chí cả UBND tỉnh chưa ban hành một chính sách cụ thể nào tạo động lực cho các đối tượng giao rừng tự nhiên hưởng lợi. Ngoại trừ cho tạm ứng gỗ của thôn Thuỷ Yên Thượng nhưng cơ chế thủ tục vẫn còn quá phức tạp, nếu không có hướng dẫn tận tình của kiểm lâm thì tin chắc rằng khó có thể thực hiện được. Nguồn lợi thu được trước mắt từ kinh doanh du lịch sinh thái ở Suối Voi ở Thôn Thuỷ Dương (Lộc Tiến) huyện và xã cũng không có cơ chế rõ ràng trong việc chia sẽ hưởng lợi cho ban thôn để lập quỹ BV và PTR để chi cho tổ bảo vệ chuyên trách của thôn mà đáng ra họ phải được hưởng.
Chính quyền UBND các xã đã đóng góp tích cực ngay từ khi triển khai mô hình thí điểm. Trong quá trình tổ chức của nhóm hộ luôn có sự động viên của chính quyền sở tại và các đoàn thể cụ thể trong các đợt kiểm tra rừng, xử lý vi phạm.
Theo tinh thần Quyết định 245/CP, UBND cấp huyện, xã, một số vụ việc như giao khoán đất cho nhóm hộ ngoài địa bàn thôn, xã không can thiệp kịp thời làm cho ngươi dân sống gần rừng không nhận được đất để phát triển sản xuất.
Thông qua xã, Ban thôn thường xuyên tuyên truyền thông qua lồng ghép các cuộc họp ở thôn, tổ, cụm dân cư, bằng các phương tiện thông tin quần chúng về công tác BVR và thông báo nội dung phòng cháy, chữa cháy rừng. Ban thôn phối hợp với Trạm Kiểm lâm sở tại tổ chức họp toàn dân trong thôn 2 đợt, Hội nghị sơ kết 1 năm, 2 cuộc họp chi bộ chủ chốt bàn chuyên đề bảo vệ rừng tự nhiên với nội dung không ngừng nâng cao công tác QLBVR và thực hiện hương ước mà ban thôn và cộng đồng dân cư đã xây dựng. Thông qua lồng ghép các chương trình xã hội, Ban thôn đã tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng. Đồng thời mạnh dạn phê bình kiểm điểm trước thôn các đối tượng vị phạm có tính hệ thống để giáo dục họ trở thành người tốt, người lao động chính đáng. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong các cuộc họp thôn, lắng nghe ý kiến đề xuất từ thành viên trong cộng đồng bảo vệ rừng để thực hiện bảo vệ rừng tốt hơn.
Theo điều tra đánh giá từ nhóm hộ và hộ gia đình cho thấy sự quan tâm của chính quyền UBND xã và ngay cả ban thôn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là sự động viên nhắc nhở toàn dân thông qua cuộc họp thôn hoặc thông qua các sự vụ xảy ra trong quá trình bảo vệ rừng được giao.
2.3.2 Vai trò của Kiểm lâm huyện::
Lực lượng kiểm lâm sở tại đồng thời thực hiện hai chức năng Lâm nghiệp và kiểm lâm, để làm tốt nhiệm vụ thừa hành pháp luật lâm nghiệp phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các đoàn thể, cấp uỷ và chính quyền cơ sở để giải quyết công việc làm cho người dân thông qua các hoạt động đầu tư tái tạo rừng. Thực chất công tác giao đất giao rừng đặc biệt là việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý bảo vệ, phải thừa nhận vai trò của kiểm lâm địa bàn. Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước về mặt thừa hành pháp luật lâm nghiệp, phải xem các đối tượng cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình là một chủ thể quản lý rừng như các Công ty lâm nghiệp, BQL rừng.
Chúng tôi đánh giá cao vai trò quản lý nhà nước của Hạt Kiểm lâm Phú Lộc khi tiếp xúc cụ thể với người dân Thuỷ Yên Thượng lực lượng kiểm lâm không chỉ là người cán bộ kiểm lâm làm công tác thừa hành pháp luật mà còn là một cán bộ khuyến lâm, cán bộ lâm nghiệp cộng đồng, hướng dẫn bàn bạc với người dân cách thức quản lý bảo vệ rừng tốt nhất, cách làm giàu từ rừng. Cho đến lúc cộng đồng được cho phép hưởng lợi, lực lượng kiểm lâm chính là người cùng tham gia với người dân trong thôn (trong đó có cả người dân trước đây tham gia phá rừng) đi chọn từng cây bài chặt, hướng dẫn cho người dân lập các thủ tục cần thiết xin phép cấp trên khai thác hưởng lợi, đồng thời giúp họ xây dựng phương án phân chia sản phẩm cho các đối tượng. Trong quá trình khai thác gỗ lực lượng kiểm lâm làm nhiệm vụ giám sát hiện trường đảm bảo thi công đúng với hồ sơ thiết kế.
Trong khi đó vai trò quản lý nhà nước của Hạt Kiểm lâm Nam Đông, Phong Điền, A lưới còn hạn chế trong việc kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ phát triển rừng đã giao cho cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình; có chăng chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực bảo vệ rừng và thực hiện đúng hương ước của thôn theo kế hoạch chung của toàn huyện, việc kiểm tra giám sát cụ thể theo phương án, kế hoạch quản lý rừng chưa có, nên việc chặt gỗ trong rừng được giao là điều không thể tránh khỏi.
2.3.3. Vai trò của Phòng Nông nghiệp và PTNT.
Phòng Nông nghiệp và PTNT với chức năng tham mưu cho UBND Huyện về lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp. Với chức năng của phòng Nông nghiệp thẩm định các phương án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã trong đó có các thôn được giao rừng. Song hiện nay các phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phần lớn chưa có bộ phận phụ trách lâm nghiệp và nếu có chăng chỉ có 1-2 người. Do đó lĩnh vực tham mưu về giao rừng tự nhiên cho các đối tượng trong thời gian qua phần lớn giao cho Hạt kiểm lâm huyện phụ trách.
Về hỗ trợ kỹ thuật thông qua công tác khuyến nông, khuyến lâm cho các đối tượng nhận rừng tự nhiên, phòng NN và PTNT các huyện chưa có sự quan tâm đặc biệt nào ngoài các hoạt động tập huấn trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch và nhiệm vụ thường xuyên hàng năm.
2.3.4. Vai trò của PhòngTài nguyên môi trường:
Theo chủ trương của ngành, giao rừng phải gắn với giao đất, giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi, do đó về nguyên tắc phải được giao đất để tính pháp lý của người sử dụng rừng được cao hơn, đầy đủ hơn. Với chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, Phòng TNMT cấp huyện có vai trò tham mưu chính trong việc giao đất cho các đối tượng trên. Nhưng trên thực tế không phải những diện tích rừng nào cũng được cấp thẻ đỏ.
Khi trao đổi với phòng TNMT cấp huyện chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Các cộng đồng thôn giao rừng trước khi luật đất đai và luật BVPTR bổ sung sửa đổỉ thì chỉ có quyết định tạm giao của UBND tỉnh như trường hợp của thôn Thuỷ Yên Thượng, Thuỷ Dương, Phú Hải. Song các thôn giao sau mốc như Cù Dù, Cảnh Dương mặc dù rừng đã giao gần 4 năm đến nay vẫn chưa cấp giấy.
- Tại các nhóm hộ ở các xã Phong Sơn, Phong Mỹ, tuy đã được giao rừng từ 3-4 năm nhưng đến nay vẫn chưa được giao đất.
2.3.5. Sự phối kết hợp giữa các bên liên quan/ Cơ chế kiểm tra, giám sát
Với chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp cần có cơ chế phối kết hợp giữa Hạt Kiểm Lâm, phòng Nông Nghiệp và PTNT trong vấn đề tham mưu cho UBND cấp huyện về lâm nghiệp trong đó có giao rừng tự nhiên. Theo ý kiến của các phòng NN và PTNT huyện, việc quy định chức năng nhiệm vụ về quản lý nhà nước trên địa bàn huyện còn chồng chéo, chỉ căn cứ vào các đối tác của các dự án và phương pháp tiếp cận nên có lúc thì giao cho Hạt Kiểm lâm, có lúc lại giao cho phòng NN và PTNT thực hiện, nên chăng cần có phân công nhiệm vụ cụ thể.
Vấn đề giao rừng gắn với giao đất là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, nhưng trên thực tế một số mô hình giao cho cộng đồng, nhóm hộ tuy đã được giao rừng nhưng chưa được giao đất mặc dù pháp luật cho phép. Theo ý kiến từ các phòng TNMT các huyện nguyên nhân của sự chậm trễ là sự phối kết hợp giữa các phòng ban trên cùng địa bàn chưa đồng bộ, thiếu sự quan tâm cho các đối tượng được giao rừng và một phần nữa là sự lo ngại của lãnh đạo UBND huyện chưa muốn giao.
Công tác kiểm tra giám sát chủ rừng thông qua hoạt động phối kết hợp giữa Kiểm lâm, chính quyền địa phương, ban thôn và tổ bảo vệ rừng. Theo đánh giá của các chủ rừng và cả lãnh đạo cấp xã, cấp huyện, sự phối hợp này chưa thường xuyên chưa liên tục. Qua thực tế đánh giá cho thấy vai trò quản lý nhà nước của kiểm lâm huyện và kiểm lâm địa bàn còn giới hạn trong chừng mực nhất định. Trong quá trình triển khai phương án, lực lượng kiểm lâm định kỳ cùng với chính quyền địa phương, ban thôn chủ yếu trong tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng sau khi giao và thỉnh thoảng phối hợp với tổ bảo vệ rừng của cộng đồng trực tiếp kiểm tra hiện trường lập biên bản kiểm tra trong trường hợp có vi phạm xảy ra. Với vai trò giám sát thừa hành pháp luật trong quá trình thực hiện phương án và hương ước bảo vệ rừng thì chưa có, hầu như đang “khoán trắng” cho chủ rừng sau khi giao.
Phân tích SWOT từng đối tượng quản lý rừng
Đối tượng
Cộng đồng
Nhóm hộ
Hộ gia đình
Điểm mạnh
- Các cộng đồng dân cư thôn có mong muốn nhận đất, nhận rừng để trồng và bảo vệ.
- Nhiều cộng đồng vẫn còn lưu giữ các phong tục tập quán có ảnh hưởng tích cực đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng
- Nhận thức và sự tham gia của người dân được tăng cường trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,
- Diện tích rừng được giao nhiều hơn
- Ở gần khu rừng nhất, thường xuyên nhất, có điều kiện theo dõi, kế thừa thông tin lịch sử diễn biến khu rừng, có kiến thức bản địa truyền thống.
- Sự ràng buộc của CĐDC buộc các thành viên phải tuân thủ quy định của CĐ và nghe lời những người có uy tín trong CĐ.
- Khả năng kiểm sóat trực tiếp các đối tượng tác vào rừng thường xuyên nhất.
- Khi lợi ích của khu rừng thật sự gắn bó trực tiếp, thường xuyên đối với CĐDC thì họ là lực lượng thường xuyên chăm lo bảo vệ, giữ gìn và phát huy.
- Vai trò chủ thể tương đối ổn định thường gắn liền với uy tín cá nhân được CĐDC thừa nhận.
- Các nhóm hộ có mong muốn nhận đất nhận rừng để bảo vệ và PTR.
- Nhận thức và sự tham gia của thành viên trong nhóm được tăng cường trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
- Khả năng điều hành quản lý các thành viên trong nhóm dễ hơn.
- Hộ gia đình có mong muốn nhận rừng để bảo vệ phát triển rừng
- Ý thức hộ gia đình cao
- Diện tích được giao ít, gần nơi ở, dễ dàng quản lý bảo vệ hơn
- Tính chủ động cao hơn
- Giao rừng gắn với giao đất, hộ gia đình được cấp giấy CNQSDĐ
Điểm yếu
- Thiếu thông tin, kiến thức hạn chế, tập quán sản xuất lạc hậu
- Phương tiện và kỹ thuật phục vụ cho QLR hầu như không có gì.
- Thiếu năng lực tài chính.
- Rừng giao cho cộng đồng phần lớn là rừng nghèo và xa khu dân cư
- Một số mô hình thử nghiệm trước khi luật sửa đổi bổ sung vẫn chưa hoàn tất thủ tục cấp sổ đỏ cho các cộng đồng mặc dù cộng đồng được công nhận là một chủ thể quản lý
- Thiếu sự đầu tư (ngân sách nhà nước) để thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng
- Năng lực của cộng đồng/ BQLRT còn hạn chế (vì vậy một số lãnh đạo các cấp chính quyền chưa yên tâm để giao rừng cho cộng đồng)
- Đời sống người dân còn nghèo và phần lớn phụ thuộc vào rừng
- Rừng giao phần lớn là rừng nghèo và xa khu dân cư
- Tiến trình cấp sổ đỏ cho các nhóm hộ được giao rừng còn chậm
- Thiếu sự đầu tư (ngân sách nhà nước) để thực hiện việc giao rừng nhóm
- Năng lực nhóm hộ còn hạn chế
- Đời sống người dân còn nghèo và phần lớn phụ thuộc vào rừng
- Rừng giao phần lớn là rừng nghèo
- Thiếu sự đầu tư (ngân sách nhà nước) để thực hiện việc giao rừng hộ gia đình
Cơ hội
- Luật pháp đã thừa nhận địa vị pháp lý của CĐDC, nếu quản lý rừng tốt thì khả năng hưởng lợi đa dạng hơn, thường xuyên hơn, bền vững hơn.
- Lãnh đạo tỉnh, huyện, xã quan tâm đến QLRCĐ
- Có đội ngũ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm về QLRCĐ
- Diện tích rừng được giao nhiều hơn, đa dạng hơn, lựa chọn các đối tượng tác nghiệp dễ dàng hơn, lập kế hoạch quản lý tốt hơn
-Đã có một số thử nghiệm về giao rừng cho thôn sau khi luật BVPTR và Luật đất đai sửa đổi đươc cấp giấy CNQSDĐ tạo điều kiện tốt hơn cho cộng đồng quản lý bảo vệ rừng
- Đã hoàn thành việc quy hoạch 3 loại rừng và sắp xếp đổi mới các LTQD
- Lãnh đạo huyện, xã quan tâm đến giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ
- Đã hoàn thành việc quy hoạch 3 loại rừng và sắp xếp đổi mới các lâm trường quốc doanh
- Lãnh đạo huyện, xã quan tâm đến giao rừng tự nhiên cho hộ
- Đã hoàn thành việc quy hoạch 3 loại rừng và sắp xếp đổi mới các lâm trường quốc doanh
- Chủ trương chính chính sách giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân hưởng lợi theo QĐ 178/CP đã ban hành
Thách thức
- Sự phối hợp của các bên liên quan trong tiến trình thực hiện QLRCĐ chưa đồng bộ.
- Chưa có chính sách cụ thể về quy chế hưởng lợi cho rừng cộng đồng
- Chưa thể chế hóa tiến trình thực hiện QLRCĐ
- Thời gian để được hưởng lợi từ rừng tự nhiên quá dài
- Tính công bằng trong giao đất, giao rừng cho cộng đồng chưa cao
- Sự phối hợp của các bên liên quan trong tiến trình thực hiện chưa đồng bộ.
- Chưa có chính sách cụ thể về giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ mà chỉ là sự vận dụng từ hộ gia đình
- Chưa có quy chế hưởng lợi từ rừng cho loại hình này
- Thời gian để được hưởng lợi từ rừng tự nhiên quá dài
- Diện tích rừng giao cho nhóm hộ không nhiều như ở cộng đồng, lựa chon các đối tượng tác nghiệp phù hợp với nhu cầu khó hơn dễ dang hơn
- Đối tượng tác động vào rừng vẫn còn trong khi năng lực và sức lực nhóm hộ còn thiếu và yếu
- Chưa có quy chế hưởng lợi từ rừng cho loại hình này
- Thời gian để được hưởng lợi từ rừng tự nhiên quá dài
- Đối tượng tác động vào rừng vẫn còn trong khi nhóm hộ ít người, gây khó khăn qua trình quản lý, bảo vệ rừng.
- Quy chế hưởng lợi của hộ gia đình theo Quyết định 178/CP còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo ra động lực
Phân tích các phương pháp tiếp cận giao rừng cho các đối tượng
Các tiêu chí
Phương pháp chuyên gia
Phướng pháp CFM
1. Tổ chức thực hiện
Ban chỉ đạo huyện, tổ công tác cấp huyện (mời đại diện tư vấn cấp tỉnhnhư chi cục LN, Đoàn ĐTQHTKNLN..), HĐ ĐKĐ Đ xã, các thôn trưởng, đại diện người dân cùng tham gia trong tiến trình.
Tổ công tác xã, tư vấn CFM, các thôn trưởng, người dân cùng tham gia trong suốt tiến trình.
2. QHSDĐ và phương án giao rừng
Chung chung, mang tính áp đặt từ tổ công tác huyện, chư phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Cụ thể sát thực với nhu cầu nguyện vọng của người dân, do người dân quyết định đưới sự tham gia của tổ công tác và cán bộ tư vấn.
3 Đánh giá tài nguyên rừng trước khi giao
Thuê tổ chức chuyên môn, đánh giá kiểm kê rừng theo phương pháp khoanh lô trạng thái điều tra trữ lượng rừng theo tuyến hoặc bằng hệ thống ô định vị, có đại diện ban thôn tham gia.
Tổ công tác xã, tư vấn cùng 30 hộ gia đình khoanh vẽ lô rừng theo kinh nghiệm địa phương (tên lô lấy theo tên địa phương), điều tra theo ô mẫu các chỉ tiêu số cây theo cấp kính bằng thước so màu, người dân dễ hiểu, rất dễ nhận biết.
4. Kế hoạch QLR được giao
Chưa có.
Đươc xây dựng chi tiết, phù hợp với từng lô rừng, do người dân trong thôn thảo luận xây dựng .
5. Nguyên tắc hưởng lợi
Dựa trên lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm .
(2%xM /ha/năm)
Dựa trên mô hình rừng ổn định (rừng mong muốn).
6. Sự tham gia của người dân
Chưa nhiều, chủ yếu do tổ công tác, chuyên gia thực hiện, chỉ thông qua thôn ở các cuộc họp.
nhiều, liên tục, từ luc triển khai , tiếng nói của người dân có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ tiến trình.
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1 Kết luận:
Trong quá trình điều tra đánh giá, chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1 Đối tượng giao rừng tự nhiên chủ yếu theo hai hình thức chính là giao rừng cho cộng đồng quản lý và giao cho hộ gia đình quản lý. Đối với hình thức theo nhóm hộ gia đình thực chất là hộ gia đình trong đó mỗi thành viên trong nhóm hộ có vai trò ngang nhau theo quan hệ “đồng sở hữu và đồng sử dụng”.
Các tồn tại khó khăn khi giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ, hộ là thường xảy ra các mâu thuẫn giữa các hộ và ít có khả năng đáp ứng nhu cầu về lâm sản khi bản thân họ có nhu cầu nhưng hiện trạng rừng của họ không đủ tiêu chuẩn khai thác hoặc không có đối tượng khai thác phù hợp với nhu cầu của họ do đó phạm vi quy mô rừng được giao không nhiều, bên cạnh đó áp lực của tình trạng phá rừng do lâm tặc mà trong nhiều trường hợp các cơ quan chức năng chưa thể giải quyết được, nên nhiều hộ gia đình được giao rừng tỏ ra lo lắng trước việc lâm tặc phá rừng với quy mô lớn. Do đó trước mắt không nên mở rộng mô hình giao rừng cho nhóm hộ, hộ gia đình.
Việc giao rừng cho cộng dân cư tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn được thể hiện rõ trong phương án giao rừng tự nhiên cùng với hương ước thôn bản đó là công cụ để người dân trong thôn tự mình tổ chức quản lý rừng tốt hơn.
Do đó cần tiếp tục giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý bảo vệ, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước. Vấn đề đặt ra cộng đồng nào được giao và giao ở đối tượng rừng như thế nào.
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nội dung quy định tại Mục III, khoản 2 và mục IV khoản 1,2 của Hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất cho cộng đồng dân cư thôn được ban hành kèm theo Quyết định số 434/QĐ-QLR ngày 11/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về điều kiện và đối tượng rừng giao cho cộng đồng, cụ thể như sau:
1.1.1 Điều kiện giao rừng:
a. Cộng đồng cùng sinh sống trong phạm vi một thôn (hoặc cấp tương đương), có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng.
b. Có nhu cầu sử dụng rừng và có đơn xin giao rừng
c. Cộng đồng có khả năng quản lý rừng.
1.1.2 Khu rừng giao cho cộng đồng:
a. Khu rừng hiện tại cộng đồng đang quản lý, sử dụng có hiệu quả, nhưng chưa có quyết định giao rừng của UBND huyện.
b. Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho sản xuất, sinh hoạt và các lợi ích khác của cộng đồng không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
c. Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
1.1.3 Loại rừng giao cho cộng đồng:
- Rừng sản xuất,
- Rừng phòng hộ
+ Rừng phòng hộ nhỏ lẻ, phân tán (rừng phòng hộ cục bộ) nằm riêng lẻ trong phạm vi một thôn.
+ Rừng ma, rừng thiêng, rừng mó nước.... theo tên gọi của địa phương được xếp vào loại rừng phòng hộ.
1.2. Cộng đồng dân cư thôn được pháp luật thừa nhận nhưng quyền sử dụng rừng bị hạn chế cụ thể là các CĐDC không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng rừng (Điều 30, Luật BVPTR 2004). Bên cạnh đó Luật dân sự chưa quy định cộng đồng là một chủ thể pháp luật do vậy còn nhiều hạn chế trong vấn đề xử lý các vi phạm (nếu có xảy ra), ai người chịu trách nhiệm chính và cách xử lý như thế nào, vì thế làm cho cấp thẩm quyền có phần lo ngại khi giao rừng.
1.3. Cơ chế hưởng lợi từ rừng chưa có, mới chỉ có cộng đồng thôn Thuỷ Yên Thượng được tạm ứng gỗ đúng theo trình tự thủ tục của nhà nước, tuy nhiên đối với cộng đồng còn quá nhiều bất cập.
1.4. Vai trò giám sát của các cơ quan tham mưu ở một số huyện (KL, NNPTNT, TNMT) chưa thường xuyên chưa đồng bộ nếu không muốn nói là buông lỏng quản lý, khoán trắng cho cộng đồng. Sở Nông nghiệp và PTNT cần phân công cụ thể cho Chi cục Kiểm Lâm chịu trách nhiệm chỉ đạo hạt Kiểm lâm theo dõi và giám sát quá trình thực hiện phương án bảo vệ phát triển rừng của cộng đồng.
1.5. Thống nhất sử dụng một phương pháp tiếp cận chung là phương pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng (gọi tắt là phương pháp CFM) do dự án ETSP khởi xướng và thử nghiệm trong nhiều tỉnh và hiện nay Cục Lâm nghiệp đang sử dụng phương pháp này để thử nghiệm cho 40 xã trong toàn quốc, trên cơ sở đó thể chế hoá bằng văn bản pháp quy trước khi áp dụng rộng rãi
1.6. Ý thức của người dân sau khi nhận rừng được nâng lên nhiều trong các loại hình được giao điều này được thể hiện khi tiếp xúc với họ, người dân nắm được nghĩa vụ của mình khi tham gia nhận rừng cho dù quyền lợi từ rừng chưa có gì. Có được điều đó thông qua công tác tuyên truyền vận động nâng cao ý thức BVR của ban thôn, chính quyền địa phương và cả kiểm lâm sở tại.
1.7. Hiệu quả sau khi giao rừng nói chung là tốt chính nhờ ý thức tự giác của mỗi cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình nhận rừng, sự ràng buộc của các chủ thể nhận rừng và cơ quan phát luật nhà nước đồng thời có sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ban ngành trên cùng địa bàn.Việc xảy ra phá rừng trên rừng được giao là điều không tránh khỏi, tuy nhiên mức độ có giảm và giảm nhiều so với trước đây.
1.8. Trong tiến trình GĐGR cho cộng đồng phải xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng. Về nguyên tắc Hương ước chứa đựng một cách cụ thể hoá nội dung của Quy ước nhưng có bổ sung thêm một số tục lệ mang tính chất cúa một số dòng tộc, lệ làng...
1.9 QLRCĐ ở Thừa Thiên Huế có những thuận lợi (điểm mạnh, cơ hội) cơ bản đó là nhiều cộng đồng vẫn còn lưu giữ các phong tục tập quán có ảnh hưởng tích cực đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng , đã có một số thử nghiệm về giao đất giao rừng cho thôn, lãnh đạo tỉnh, huyện quan tâm đến QLRCĐ, và có đội ngũ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm về QLRCĐ. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn (điểm yếu và thách thức) nhất định: rừng giao cho cộng đồng phần lớn là rừng nghèo và xa khu dân cư, thời gian để được hưởng lợi từ rừng tự nhiên quá dài, chưa có chính sách cụ thể về quy chế hưởng lợi cho rừng cộng đồng và năng lực của cộng đồng/BQLRT còn hạn chế.
2. Kiến nghị/Đề xuất:
2.1. Hiện nay, cấp huyện vẫn chưa có cán bộ phụ trách mảng lâm nghiệp giúp cho UBND huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo tinh thần Quyết đinh 245/CP. Để trong tương lai có thể nhân rộng mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, rất cần thiết phải xây dựng hệ thống tổ chức lâm nghiệp huyện ổn định và đủ năng lực tham mưu cho UBND Huyện phát triển lâm nghiệp xã hội, đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng cho các thành viên như Hạt Kiểm Lâm, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, tránh chồng chéo, không đơn vị nào chịu trách nhiệm.
2.2. Để thực hiện tốt QLRCĐ cần tiến hành qui hoạch sử dụng đất cấp xã trên cơ sở đó xây dựng phương án giao đất, giao rừng và đề án giao rừng tự nhiên cho từng huyện. Trong đề án phải xây dựng kế hoạch giao cho từng xã, từng cộng đồng. Đồng thời bên cạnh giao rừng cho cộng đồng phải giao một số diện tích đất trống nhất định gần rừng để cộng đồng tham gia trồng rừng, thực hiện lấy ngắn nuôi dài, tạo nguồn thu cho cộng đồng để trang trải chi phí quản lý bảo vệ rừng hàng năm, hội họp, sơ kết, tổng kết.
2.3. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện chủ trương giao đất gắn với giao rừng trên các mô hình đầy đủ tính pháp lý nhưng chưa được cấp sổ đỏ để tạo ra động lực và tính pháp lý đầy đủ của chủ thể quản lý sử dụng đất và rừng đồng thời quy định các hình thức chế tài cụ thể đối với ban quản lý thôn, thôn trưởng, tổ bảo vệ chuyên trách, chính quyền các cấp trong vấn đề này để có cơ sở xử lý theo pháp luật khi có sự việc xảy ra, tránh trình trạng “ của chung, không ai chịu trách nhiệm” và điều này phải được nêu rõ trong hương ước của thôn.
2.4. Việc quy định cơ chế hưởng lợi mới cho rừng nhóm hộ không nhất thiết phải tuân thủ theo quyết đinh 40/CP về quy chế khai thác gỗ và lâm sản do tính đặc thù của loại hình này, phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng rừng cụ thể để ban hành cơ chế hưởng lợi riêng cho các đối tượng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ như tỉnh Đak Lak và Đak Nông đã thử nghiệm trên cơ sở mô hình rừng ổn định.
Hiện nay Cục đã ban hành văn bản 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 về việc hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng áp dụng cho 40 xã đang tiến hành thí điểm Chương trình lâm nghiệp cộng đồng.
Đây là một cơ sở để Tỉnh vận dụng ban hành chính sách hưởng lợi tạm thời cho các đối tượng hưởng lợi trong lúc chờ quyết định chính thức của Bộ NNPTNT sau khi triển khai xong chương trình thí điểm
Bên cạnh đó cần có chính sách bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng khi cơ chế hưởng lợi mới được UBND tỉnh phê duyệt (Hồi tố có lợi cho chủ rừng).
2.5. UBND tỉnh cần tiến hành thể chế hoá tiến trình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, thông qua việc ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời về tiến trình thực hiện, quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng, cơ chế hưởng lợi từ rừng
2.6 Đề nghị UBND các huyện tiến hành sơ kết công tác GRTN cho cộng đồng theo định kỳ (5 năm/lần), để có những điều chỉnh về chính sách và thể chế phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể
2.7. Khía cạnh cộng đồng dân cư đang gặp phải khó khăn đó là vốn và việc làm. Đa số người dân trong thôn đều nghèo, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn chỉ thông qua hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng của cộng đồng không thể nâng cao đời sống ngay được do đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng nên chăng xem công tác GRCĐ là một trong những nhiệm vụ chính của kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ các dự án về lâm nghiệp như trồng rừng, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, vay vốn để tạo thêm công ăn việc làm cho các đối tượng nhận rừng. Gắn công tác khuyến lâm với công tác QLBVR thông qua hoạt động khuyến nông lâm để trồng bổ sung cây ăn quả trên các đám trống trong rừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, trồng tre lấy măng ven khe suối tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo tính bền vững của mô hình, đồng thời hỗ trợ cho các cộng đồng được giao rừng phát triển trang trại nông lâm nghiệp, sử dụng bền vững các lâm sản ngoài gỗ thông qua các nguồn vốn ngân sách, vốn lồng ghép các dự án, vốn chương trình 5 triệu ha rừng...
Các huyện xây dựng cơ chế lồng ghép các dự án trên địa bàn để hỗ trợ cho cộng đồng thông qua các hoạt động lâm sinh tránh hiện tượng đầu tư chồng chéo (nhiều đự án đầu tư vào một mô hình)
2.8. Thông qua các chương trình dự án tạo điều kiện tăng cường năng lực quản lý lâm nghiệp cho họ như đào tạo nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật lâm nghiệp cho cán bộ thôn, nông dân chủ chốt, người có uy tín trong thôn, cũng như người dân trong cộng đồng để họ có thể chủ động quản trị rừng tốt hơn.
2.9. Nhà nước cần ưu tiên khoản kinh phí cho công tác quy hoạch giao rừng tự nhiên cho cộng đồng cho từng huyện, cũng như kinh phí giao rừng tự nhiên cho cộng đồng vì nếu không có dự án hoạt động này sẽ trì trệ. Đồng thời xây dựng định mức chi phí đầu tư cho công tác GRTN trên một đơn vị diện tích để có cơ sở xây dựng dự toán
2.10. Trên thực tế, các khu rừng có khả năng khai thác gỗ thường do các Công ty lâm nghiệp quản lý. Các khu rừng tự nhiên, rừng phục hồi chưa có khả năng khai thác trong thời gian dài, hoặc rừng tự nhiên giàu nhưng không thể tổ chức khai thác gỗ thì mới đề cập giao cho các chủ thể khác quản lý. Do đó, chưa tạo được động lực mạnh mẽ hơn nữa để hộ gia đình, cá nhân cũng như CĐDC hăng hái nhận rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ và hưởng lợi.Vì vậy, cần có sự bình đẳng trong QLR đối với tất cả các chủ thể.
2.11. Một số cộng đồng có nguyện vọng được nhận thêm rừng tự nhiên và thôn Thuỷ dương có nguyện vọng được tạm ứng gỗ do thời gian quản lý bảo vệ rừng đã được 5 năm. Nên chăng cần xây dựng phương án hưởng lợi cho những cộng đồng này.
Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư và các đối tượng khác bảo vệ và hưởng lợi ích từ rừng là một vấn đề hết sức mới mẻ. Song để đáp ứng nguyện vọng của người dân, được sự đồng tình ủng hộ cao của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, các cấp, các ngành liên quan trên địa bàn, chúng tôi mạnh dạn triển khai thực hiện các mô hình thử nghiệm nói trên. Để mô hình giao rừng tự nhiên đạt hiệu quả cao và tiếp tục được nhân rộng, kính đề nghị các cấp, các ngành có liên quan và cấp trên tạo điều kiện giúp đỡ về chủ trương định hướng, chỉ đạo nghiệp vụ và giải quyết những tồn tại, vướng mắc nói trên để chúng tôi có điều kiện giúp đỡ, chỉ đạo không chỉ đối với các đối tượng được giao nói trên triển khai thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ rừng tự nhiên mà còn phát triển lâm nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bảo vệ và phát triển rừng . Năm 2004
2. Luật đất đai. Năm 2003
3. Cục Lâm nghiêp (2006-2007). Các văn bản liên quan đến chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng.
4. Hội đồng nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huê (2007). Nghị quyết 5b / 2007 / NQCĐ-HĐND ngày 25/4/2007. Kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010.
5. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2007). Quyết định số 1501/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND. Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010.
6. Chi Cục Lâm nghiệp (2006). Báo cáo Quy hoạch thực hiện chương trình 661.
7. Chi Cục Lâm nghiệp (2005). Chiến lược Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế.
8. Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai (2000). Hiện trạng và xu hướng phát triển quản lý rừng cộng đồng. Bài trình bày tại Hội thảo Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam. Hà Nội, 1-2 tháng 6 năm 2006
9. Phân viện Điều tra quy hoạch Trung Trung Bộ (2007). Rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
10. Khoa Lâm nghiệp - Trường đại học Nông Lâm Huế (2007).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_giao_rung_tu_nhien_3796.doc