Các vấn đề kinh tế xã hội có khả năng phát sinh từ Dự án có thể kiểm soátđể
giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó.
Với các hoạt động tại khu vực rừng, nhà hàng, khách sạn, các biện pháp
phòng chống cháy nổ nêu trên giúp hạn chế thiệt hại về tài sản, tính mạng con người.
Với các hoạt động tắm biển hay thể thao trên biển, để đảm bảo an toàn tối đa, các
biện pháp dự kiến sẽ thực hiện gồm:
Có đội tuần tra, đội cứu hộ túc trực ven bờ với đầy đủ cano, phao cứu sinh và
các thiết bị sơ cứu
Đặt các biển báo xử phạt, chế tài dọc bờ biển như: cấm hút thuốc, cấm xả rác,
các băng rôn/tranh vẽ tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường .
Đặt biển báo nguy hiểm ở những khu vực có dòng nước xoáy mạnh hay trũng
sâu, hay khu vực có đá ngầm
Các hoạt động thể thao dưới nước như lướt ván, cano có khả năng gây
nguy hiểm cho khách du lịch. Các hoạt động này sẽ được tổ chức trên cơ sở
phối hợp với các đơn vị chuyên kinh doanh loại hình dịch vụ này. Dự án sẽ
đảm bảo khảo sát khoanh vùng vùng biển dự kiến triển khai dịch vụ(vùng này
không được lấn sang khu vực tắm biển), đặt biển báo ở những nơi nguy hiểm,
tổ chức lượng khách hợp lý để tránh va chạm nhau, có canô tuần tra và cứu
hộ, trang bị phương tiện liên lạc trên các canô, hướng dẫn chu đáo cho khách
trước khi tham gia. Ngoài ra, các dịch vụ này sẽ có chế độ bảo hiểm cho du
khách bảo vệ và tuyệt đối không hoạt động khi biển động để đảm bảo an toàn
tối đa.
97 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong quá trình khai thác Dự án gồm:
Sạt lở bờ kè, đê chắn sóng
Sự cố cháy nổ trong các khu nhà nghỉ, khu vực cắm trại, khu vực tập trung
đông du khách và toàn khu vực dự án
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
58
4.4.7.1 Sự cố sạt lở bờ kè chắn sóng
Sự cố sạt lở kè bờ ven biển có thể xảy ra nếu chất lượng thi công công trình
này không tốt, trong thiết kế không tính toán đến yếu tố tác động của mưa, bão hoặc
những ngày sóng to, biển động, kết cấu không chống ăn mòn …
4.4.7.2 Sự cố cháy nổ
Do đặc điểm Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc là có tỉ lệ rừng khá cao, lượng
người tham gia vào các hoạt động du lịch trong khuôn viên cũng rất lớn (ước tính có
thể lên đến 2.240 người/ngày trong thời gian cao điểm, cộng thêm lượng nhân viên
của khu du lịch là 150 người nữa), nguy cơ cháy rừng là đặc biệt cao. Xác suất xảy ra
sự cố cháy nổ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của du khách. Theo kinh nghiệm thì
cháy thường hay xảy ra tại các vị trí ven rừng và vào mùa khô.
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ trong Khu du lịch có thể kể đến như sau:
Bất cẩn khi nấu nướng, sửa chữa điện, ủi quần áo … có thể gây cháy tại các
khu vực biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, bungalow …
Vứt tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa nguyên vật liệu dễ
cháy (khu vực tồn trữ rác, bao bì giấy, nilon …), hay vào lớp lá khô phủ trên
lớp đất rừng, vào cây, cành nhánh khô, rụng ven rừng
Cháy từ khu vực khác (trong hay ngoài khuôn viên Dự án) lan sang khu vực
rừng
Tàng trữ các loại nhiên liệu không đúng quy cách
Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt … bị quá tải trong
quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi
mưa dông to
Sét đánh
Các tác động có thể có của sự cố cháy nổ đối với môi trường:
Thiệt hại tài sản, tính mạng
Ô nhiễm môi trường không khí do các sản phẩm cháy
Ô nhiễm môi trường nước do lượng nước chữa cháy hòa tan các chất độc
Làm suy giảm tài nguyên sinh vật rừng
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
59
4.4.8 Các tác động không liên quan đến chất thải
4.4.8.1 Tác động đến kinh tế xã hội
Thay đổi cơ cấu ngành nghề
Dự án dự kiến sẽ thu nhận một lượng đáng kể lao động địa phương. Điều này
có nghĩa là số hộ tham gia trong các ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ có xu hướng giảm
đi, ngược lại số hộ tham gia vào các ngành thương mại dịch vụ sẽ tăng lên.
Tăng lưu lượng giao thông trong khu vực
Khu du lịch đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi lưu lượng giao thông trong khu
vực, cụ thể là gia tăng lượng xe lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực. Điều đó
đồng nghĩa với việc tăng khả năng gây ra tai nạn và hư hỏng đường sá.
Các tác động tiêu cực khác dự kiến là các vấn đề xã hội như mâu thuẫn giữa
dân địa phương thu nhập thấp và du khách, tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo …
Đặc biệt, khu vực bờ biển Hồ Cốc là khu vực đánh bắt hải sản gần bờ của khoảng 90
hộ dân. Việc phát triển du lịch trên khu vực bờ biển này có thể dẫn đến mâu thuẫn với
các hộ dân này. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này ngoài nỗ lực của Chủ đầu tư, cần
có sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
Các tác động của việc triển khai Dự án đến điều kiện kinh tế - xã hội có thể kể đến là:
Tăng giá trị sử dụng đất
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong vùng cũng
như cả nước
Tạo môi trường du lịch sinh thái đặc trưng, hấp dẫn, thu hút khách du lịch
nước ngoài, nâng cao giá trị của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế
Giúp tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong vùng
Tạo ra lợi nhuận cho địa phương cũng như tăng thu cho ngân sách Nhà nước
Mức sống của nhân dân trong vùng dự kiến sẽ được nâng cao
Nhìn chung, Dự án giúp nâng mức tăng trưởng kinh tế - xã hội trong vùng.
Vậy có thể cho rằng các tác động tích cực của Dự án lên khu vực là lớn hơn
nhiều so với những thiệt hại gây ra bời tác động tiêu cực cho kinh tế - xã hội và môi
trường.
4.4.8.2 Tác động đến thảm thực vật trong khu vực
Dự án Khu du lịch Hồ Cốc nằm trên vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
60
Bình Châu - Phước Bửu. Đây là khu rừng nhiệt đới có diện tích 11.392ha, rất phong
phú về tài nguyên sinh vật, có giá trị cao về đa dạng sinh học, được xếp vào Khu bảo
tồn quốc gia.
Do diện tích xây dựng của Dự án chỉ chiếm 9,57% nên mức độ ảnh hưởng của
nó đến thảm thực vật là tương đối thấp.
Tuy nhiên hoạt động du lịch ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến đa dạng tài
nguyên sinh học. Thực tế việc phá rừng đã ảnh hưởng đến cá thể loài của động vật và
thực vật. Việc khai thác hoạt động khu du lịch không chỉ làm thu hẹp diện tích rừng,
mà nguy hiểm hơn là việc thải rác sinh hoạt vào Khu bảo tồn nếu không có biện pháp
quản lý tốt.
4.5 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
Các phương pháp đánh giá tác động môi trường trên đây có độ tin cậy tương đối tốt.
Các đánh giá đưa ra dựa trên số liệu đo đạc hoặc thu thập từ thực tế và từ kinh
nghiệm trong các Dự án tương tự nên có độ tin cậy tốt.
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
61
CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
A. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản của Dự
án có thể tạm phân theo các nhóm như sau:
5.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ DO BỤI, KHÓI THẢI, TIẾNG ỒN
1. Hạn chế bụi trong suốt quá trình thi công bằng những cách sau:
Phun nước trên các khu vực đang thi công có thể giảm bụi đến 95%
Che chắn những khu vực thi công có phát sinh bụi
2. Quy định với các xe chuyên chở vật liệu xây dựng ra vào công trường:
Xe chuyên chở vật liệu rời phải có bạt che
Không chở vật liệu rời quá đầy, quá tải
Không nổ máy xe trong thời gian chờ xếp dỡ nguyên vật liệu
Xe ra khỏi công trường phải được làm sạch tất cả các bánh xe
Phải được kiểm soát tốc độ, đặc biệt khi đi qua các khu dân cư
Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt
Đảm bảo đạt mức ồn quy định trong TCVN 5948 -1999
3. Tổ chức thi công ưu tiên chọn vào mùa hay những giờ vắng khách của khu vực
nhà hàng và bãi tắm Gió Đông Nam hiện đang kinh doanh
4. Lập lịch trình hoạt động hợp lý cho các loại xe tải hạng nặng, cũng như các thiết
bị cơ giới công trình gây ồn (máy đào, máy xúc, xe lu…)
5. Ưu tiên sử dụng điện từ lưới điện quốc gia, hạn chế sử dụng máy phát điện.
Trường hợp dùng máy phát điện thì xem xét, lựa chọn loại máy phát điện và
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
62
nhiên liệu sử dụng để giảm thiểu lượng NOx, SO2 phát thải
6. Giáo dục ý thức cho người lao động trực tiếp trên công trường, đảm bảo an toàn
lao động.
5.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƯỚC
1. Xây nhà vệ sinh và công trình xử lý nước thải sinh hoạt tạm thời cho công nhân
xây dựng.
2. Quản lý ngăn chặn rò rỉ xăng dầu và vật liệu độc hại do xe vận chuyển gây ra
5.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1. Quy định bãi rác và có phương tiện lưu giữ chất thải
2. Hợp đồng với Công ty dịch vụ công cộng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để vận
chuyển và xử lý rác sinh hoạt
3. Rác xây dựng được phân loại, đem bán lại cho các đơn vị tái chế (ví dụ: thùng
carton, giấy, gỗ ván, coffa …)
4. Giáo dục ý thức cho người lao động trực tiếp trên công trường
5.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM LÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1. Hạn chế sửa xe, máy móc thiết bị cơ giới tại khu vực Dự án
2. Khu vực bảo dưỡng phải được bố trí trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải
3. Các loại dầu mỡ thải bỏ phải được chứa trong thùng và giao cho đơn vị có chức
năng thu mua tái chế (chẳng hạn Công ty TNHH Sông Xanh)
5.5 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIÊU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC LÊN ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
1. Tổ chức công tác vận chuyển phục vụ công trường thích hợp, tránh/giảm bớt
lượng lưu thông trên đường trong những giờ cao điểm
2. Đảm bảo điều kiện vệ sinh cho công nhân xây dựng (có nhà vệ sinh tạm, cấp
nước sạch...) để tránh phát sinh và lan truyền các bệnh truyền nhiễm
3. Liên hệ để công nhân xây dựng có nhà trọ, hạn chế việc ở lại trong các lán trại
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
63
tạm thời trên công trường
4. Các nhà thầu phải đảm bảo việc quản lý và giáo dục cho công nhân xây dựng để
giữ gìn kỷ luật, thuần phong mỹ tục và tạo mối quan hệ tốt với dân địa phương
5.6 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG, GIẢM THIỂU SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG
Trong quá trình thi công xây dựng cơ bản cũng như lắp đặt thiết bị, vận hành kiểm
tra và chạy thử của Dự án, cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động.
Cụ thể là:
1. Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra,
theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật
2. Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công luôn luôn có mặt
tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật
3. Thi công xây dựng, lắp dựng dàn giáo, thiết bị trên cao phải có trang bị dây neo
móc an toàn
4. Công nhân vận hành phải được huấn luyện và thực tập xử lý các trường hợp xảy
ra sự cố theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị sơ cứu cần thiết cần
được trang bị sẵn và chỉ thị rõ ràng: vòi nước xả rửa khi sự cố, tủ thuốc, dụng cụ
rửa mắt, bình cung cấp ôxy … Các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp
như bệnh viện, cứu hỏa … cũng cần được phổ biến trước
5. Trang bị đầy đủ và khuyến khích công nhân lao động sử dụng các phục trang bảo
hộ lao động khi cần thiết
5.7 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
1. Cấm hút thuốc lá trong khu vực xây dựng
2. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn điện
3. Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Thường xuyên kiểm
tra rò rỉ, các đường ống kỹ thuật phải sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định
(nhiên liệu, hơi nước, khí ...)
4. Trang bị sẵn các thiết bị chữa cháy cầm tay như bình chữa cháy, đặc biệt là khi có
các hoạt động dễ gây cháy (hàn cắt kim loại, sơn …)
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
64
5. Những ngày nắng gắt có thể phun ẩm vào khu vực rừng xung quanh vị trí thi
công để giữ độ ẩm
6. Các nguyên vật liệu thải dễ cháy (cây cối phát quang, lá cây …) phải được
thường xuyên vận chuyển ra khỏi công trường
7. Lưu ý tạo khoảng trống (có tác dụng cách lửa) giữa khu vực thi công và rừng cây
nếu được
B. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Như đã trình bày ở trên, quá trình hoạt động của dự án tuy không ảnh hưởng nghiêm
trọng nhưng vẫn có thể gây một số tác động xấu đến môi trường xung quanh. Để
đảm bảo chất lượng môi trường cho du khách, đảm bảo vệ sinh môi trường làm việc
cho nhân viên Khu du lịch và cũng như tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường, Dự án
sẽ xem xét áp dụng các biện pháp dưới đây.
5.8 PHƯƠNG ÁN TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
TẠI NGUỒN
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thường giúp hạn chế ô nhiễm môi
trường và tiết kiệm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm đầu cuối. Một số giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm tại nguồn được xem xét áp dụng trong Dự án này gồm:
Đối với những khu vực chế biến thức ăn cần giảm thất thoát nước bằng cách
tránh để vòi nước rò rỉ hay chảy tràn và sử dụng nước tuần hoàn một cách hợp
lý
Đối với các công trình phụ trong Khu du lịch, lưu ý lựa chọn sử dụng những
loại bồn cầu có 2 chế độ xả để tiết kiệm nước
Nguyên liệu, thức ăn đã chế biến cần phân loại, sắp xếp hợp lý để tạo không
gian lao động thoáng sạch, tăng hiệu suất lao động
Hướng dẫn cho công nhân viên về thao tác thực hành đúng kỹ thuật
Giáo dục ý thức lao động tốt như tiết kiệm điện, nước hợp lý…
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
65
5.9 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI
5.9.1 Nước mưa chảy tràn
Theo quy ước, nước mưa là sạch và có thể thải ra môi trường. Dự án sẽ xây
dựng tuyến thoát nước mưa riêng, tách khỏi tuyến thoát nước thải bẩn.
Nước mưa của khu vực thượng lưu được dẫn vào mương B600 xây dựng dọc theo
đường đi Bình Châu còn nước mưa từ phía Nam tuyến đường của khu du lịch được
gom bằng các tuyến mương B600 dọc theo một số các tuyến đường. Các tuyến này
được xây bằng đá hộc có nắp đan. Nước mưa được đưa vào các hố ga để lắng cát đất,
(hố ga được định kỳ nạo vét) rồi thoát ra các suối hiện hữu ra biển. Riêng đối với hai
nhánh suối chảy vào hồ cảnh của khu du lịch, nước mưa sẽ được giữ lại trong hồ
cảnh cùng với nước thải sau xử lý làm nước tưới cây cho Khu du lịch.
5.9.2 Nước thải sinh hoạt
Toàn bộ nước thải sinh hoạt của Dự án với tải lượng ô nhiễm cao (từ các phòng
nghỉ, phòng tắm, nhà vệ sinh) sẽ được xử lý trong các bể tự hoại 3 ngăn trước khi
dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của khu du lịch. Nguyên tắc hoạt động của bể
này là nhằm vào mục đích lắng cặn và phân hủy cặn lắng hữu cơ.
Về nguyên tắc, bể tự hoại có cấu tạo như sau:
Hình 5.1 - Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại
Ngăn 3
NG
AÊ
N 3
Ngăn 2 Ngăn 1
NG
AÊ
N 1
-- QUEÙT HOÀ DAÀU CHOÁNG THAÁM
-- LAÙNG VÖÕA XIMAÊNG M 100 DAØY 2cm
-- BEÂ TOÂNG COÁT THEÙP ÑAÙ 10X20 M200 DAØY 150 mm
-- BEÂ TOÂNG LOÙT ÑAÙ 40X60 M100 DAØY 150 mm
-- ÑAÁT TÖÏ NHIEÂN ÑAÀM CHAËT
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
66
Bể tự hoại đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy, lên men cặn lắng
với hiệu quả xử lý đạt 60 - 65%. Quá trình xử lý chủ yếu trong bể tự hoại là quá trình
phân hủy kỵ khí. Các chất rắn lơ lửng sau khi được lắng xuống đáy được hệ vi sinh
vật kị khí ở đây lên men, phân hủy tạo thành NH4, H2S...
Đầu tiên, nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn
lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng
nước thải vào. Sau đó, nước thải chuyển qua ngăn thứ hai và tiếp tục được lắng thêm
trước khi qua ngăn kế tiếp.
Thời gian lưu nước thải trong bể tự hoại vào khoảng 10 - 15 ngày. Với thời
gian lưu nước như trên thì khoảng 90% các chất lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn
rắn được giữ lại trong bể từ 6 - 12 tháng. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những
ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi
sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn
hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dưỡng cho sự
phát triển của chúng. Cũng nhờ các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản
ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng hai pha (lên men axít và lên men
kiềm). Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển
thuận lợi. Ở những ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axít sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở
những ngăn sau, các vi khuẩn tạo metan sẽ là chủ yếu.
Ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt
các hạt của lớp vật liệu lọc ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước.
Tính toán bể tự hoại
Lượng nước thải hệ phân từ các khu vệ sinh có thể ước tính sơ bộ bằng 30% tổng
lượng nước thải sinh hoạt
329,6 m3/ngày.đêm x 30% = 98,9 m3/ngàyđêm
Thể tích phần nước:
Wn = K Q
Trong đó: K: hệ số lưu lượng, lấy K = 2,5
Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 98,9 m3/ngày
Wn = 2,5 98,9 = 247,25 m3
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
67
Thể tích phần bùn:
Wb = (a N t (100 - P1) 0,7 1,2) / [1.000 (100 - P2)]
a: tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 - 0,5 lit/ngày.đêm
N: Số công nhân viên và du khách, N = 2.390 người
T: thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 - 360 ngày
0,7: hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy
1,2: hệ số tính đến 20% cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi
khuẩn cho cặn tươi
P1: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%
P2: độ ẩm của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%
Wb = [0,4 2.390 300 (100 - 95) 0,7 1,2] / [1000 (100 -
90)]
Wb = 120,5 m3
Tổng thể tích bể tự hoại cần xây dựng trên toàn Khu du lịch:
W = Wn + Wb = 247,25m3 + 120,5 m3 = 367,8 m3 368 m3
5.9.3 Nước thải chế biến thức ăn
Nước thải chế biến thức ăn từ các khu nhà hàng trong Khu du lịch sẽ được tách
dầu mỡ trước khi dẫn về bể điều hòa của trạm xử lý nước thải.
5.9.4 Nước thải hồ bơi
Nước vệ sinh hồ bơi hàng ngày được tháo vào đường ống dẫn nước thải chung
của Khu du lịch, dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.
5.9.5 Trạm xử lý nước thải của Khu du lịch
Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải Khu du lịch công suất 340 m3/ngàyđêm được trình
bày dưới đây.
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
68
Hình 5.2 - Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Khu du lịch Hồ Cốc
Nước thải tạo ra từ quá trình sinh hoạt tại các phòng nghỉ, phòng tắm, nhà vệ
sinh được dẫn vào bể tự hoại. Tại đây các chất hữu cơ bị lên men kỵ khí và giảm đi
đáng kể.
Nước thải từ nhà bếp của các nhà hàng sẽ được dẫn vào bể tách dầu mỡ để
tách, giữ lại hầu hết lượng dầu mỡ có trong nước đó.
Nước thải từ bể tự hoại và bể tách mỡ được dẫn về bể điều hòa để ổn định
nồng độ cũng như lưu lượng nước thải đi vào các công trình xử lý phía sau (do
Bể sinh học hiếu khí
Hồ cảnh
(để tưới cây)
Máy thổi
khí
Bể khử trùngDd Chlorine
Bơm hóa chất
Nước thải từ WC Nước thải từ nhà bếp
Bể tự hoại Bể tách dầu mỡ
Bể chứa bùn
Bể lắng
Bùn tuần hoàn
Làm phân bón
Bể điều hòa
Nước thải nhà tắm,
bồn rửa, hồ bơi …
Bồn lọc áp lực
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
69
lượng nước thải tạo ra của khu du lịch không đều nhau ở các điểm khác nhau trong
ngày hay các ngày trong tuần).
Nước thải từ bể điều hòa được bơm tự động qua bể sinh học hiếu khí. Tại đây,
khí được thổi liên tục từ đáy bể lên nhờ máy nén khí giúp hòa tan ôxy vào nước.
Trong điều kiện sục khí liên tục, các vi khuẩn hiếu khí sẽ ôxi hóa hầu hết các hợp
chất hữu cơ có trong nước thải.
Phương trình phản ứng cơ bản của quá trình này là:
Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ + O2 Tế bào mới + CO2 + H2O
Sau đó nước thải được đưa sang bể lắng để lắng bùn. Bùn sau lắng một phần
được tuần hoàn trở về bể sinh học hiếu khí. Bùn dư được bơm hút định kỳ cùng với
cặn trong các bể tự hoại chở đi xử lý ) đổ vào bãi thải hay dùng làm phân bón).
Nước thải sau quá trình lắng tách bùn sẽ đưa qua bể lọc áp lực sau đó khử
trùng bằng dung dịch Chlorine với liều lượng 6g/m3 nước, rồi xả ra hồ cảnh.
Nước thải sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 14 :2008/BTNMT, loại A .
Nước sau xử lý từ hồ cảnh sẽ được tưới cây qua hệ thống ống dẫn lắp đặt
ngầm dưới đất dẫn đến các béc phun đặt rải rác tại các thảm cỏ.
Theo thiết kế, hồ cảnh có diện tích 1.340 m2, chiều sâu trung bình sau khi đào
đắp là 1,5m. Vậy tổng thể tích hồ là 2.010m3. Thể tích nước hồ có thể chứa (tính trừ
10cm chiều sâu) là 1.876m3. Lượng nước thải trung bình của Khu du lịch là
285m3/ngày, lượng nước dùng tưới cây là 904 m3/ngày.
Vậy trong mùa khô, lượng nước vào hồ cảnh chỉ bằng 1/3 lượng nước cần
dùng để tưới cây nên không đặt ra vấn đề nước hồ quá nhiều tràn khỏi hồ.
Vào mùa mưa, theo số liệu thống kê khí tượng thủy văn khu vực Bà Rịa -
Vũng Tàu, lượng mưa trung bình ngày cao nhất trong tháng là 77,3mm rơi vào tháng
6 (ứng với 103m3 nước mưa rơi vào hồ cảnh/ngày mưa cao nhất). Số ngày mưa trung
bình trong tháng giao động trong khoảng 3-5 ngày.
Nếu tính đến khả năng bất lợi nhất là mưa 4-5 ngày liên tục (giả sử những
ngày mưa không dùng nước hồ cảnh để tưới cây), thì lượng nước vào hồ sẽ bằng
(340m3 nước thải + 103m3 nước mưa) x 4-5 ngày = 1.772 -2.215m3. Với lượng bốc
hơi trung bình mùa mưa không lớn, ta thấy khả năng nước trong hồ cảnh tràn ra
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
70
ngoài vào mùa mưa là có thể xảy ra, nhưng với khả năng không lớn (mưa với cường
độ cao nhất trong 4-5 ngày liên tục). Để đề phòng trường hợp này, Khu du lịch sẽ
giám sát mực nước hồ mỗi ngày, đảm bảo mực nước cao nhất tại một thời điểm trong
ngày là mức dưới thành hồ 45 cm (253mm (cho lượng nước thải trong ngày)+ 77mm
(cho lượng mưa lớn nhất trong ngày) + 100mm (chiều sâu mặt nước cách thành hồ) =
430 mm). Khi mực nước hồ cao hơn mức này, thì có thể bơm nước hồ tưới cây để
đảm bảo an toàn, tránh nước tràn khi có mưa).
Tính toán hiệu quả xử lý
Nước thải sinh hoạt của toàn Khu du lịch với nồng độ BOD5 trong khoảng
110-400mg/l, chất rắn lơ lửng trong khoảng 100-350mg/l. Theo tính toán lý thuyết,
sau khi xử lý bằng bể tự hoại, nồng độ BOD5 và chất rắn lơ lửng còn lại trong dòng
nước thải ra như sau.
Bảng 5.3 - Tính toán hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại
Các chỉ tiêu Nồng độ trước
xử lý (mg/l)
Hiệu quả xử lý
(%)
Nồng độ sau xử lý
(mg/l)
BOD5 100-120 60 40 - 48
Chất rắn lơ lửng
(SS)
200-220 65 70 - 77
Nước thải hệ phân chiếm tỉ trọng 30% của tổng lượng nước thải sinh hoạt.
70% còn lại là nước thải từ khu vực tắm rửa, vệ sinh hồ bơi và nước thải bếp ăn.
Tham khảo số liệu của các công trình tương tự, dòng nước thải sinh hoạt tổng cộng
của các nguồn trên có hàm lượng các chất ô nhiễm cơ bản như sau :
pH = 5,5 -9,0
BOD5 = 150 -180 (mg/l)
COD = 200-220 (mg/l)
SS = 200 (mg/l)
Coliform = 106 (MPN/100ml)
Nước thải sau bể tự hoại sẽ được đưa vào các công trình xử lý tiếp theo. Nồng
độ các chất ô nhiễm sau xử lý tại các công trình này được thể hiện trong bảng sau:
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
71
Bảng 5.4 - Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm sau bể lắng bùn
Nồng độ sau bể lắng bùn
Tác nhân ô
nhiễm
Nồng độ
dòng
vào
Bể sinh
học
hiếu
khí +
lắng
bùn
Bồn
lọc áp
lực
Khử
trùng Nông độ
đầu ra
QCVN
14 :2008/BTNMT,
LOẠI A
pH 5,5 - 9,0 - - 5,5 - 9,0 5-9
BOD5
(mg/L)
150 -180 80 - 95 20-
25%
5,6 -
28,8
30
COD
(mg/L)
200 -
220
80 - 85 25-
30%
- 21 - 33 -
SS (mg/L) 200 80 - 90 90% - 2 - 4 50
Coliform
(MPN/100ml)
106 - 99 -
100%
-
Tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải :
Cmax = C * K
Trong đó :
Cmax: nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải khi thải
ra nguồn tiếp nhận
C: giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại bảng 1, mục 2.2 của quy
chuẩn
K: Hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung
cư quy định tại mục 2.3
Với quy mô của Dự án, chọn hệ số K = 1. Do đó, Cmax = C
Theo tính toán sơ bộ trên đây, ta thấy sau khi xử lý các tất cả các chỉ tiêu đạt
QCVN14:2008/BTNMT. Dầu mỡ được tách loại bỏ gần hết tại bể tách dầu. Kinh
nghiệm cho thấy các chỉ tiêu khác như N tổng, P tổng, vi khuẩn … sẽ đạt tiêu chuẩn
cho phép với hệ thống xử lý trên.
Bùn từ bể lắng bùn không có các chất nguy hại sẽ được định kỳ hút ra, dùng
bón cây.
Vậy nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế và vận hành đúng kỹ thuật thì nước
thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn cho phép là QCVN 14 :2008/BTNMT, loại A.
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
72
5.10 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO BỤI, KHÍ THẢI, MÙI
Như đã phân tích, hàm lượng bụi, khí thải sinh ra trong khu du lịch là không
đáng kể. Biện pháp khống chế ô nhiễm này là tạo điều kiện thông thoáng tốt và cách
ly khu vực nhiều bụi, khí thải (là khu nhà xe) với các khu vực xung quanh bằng cây
xanh.
Mùi phát sinh do chế biến thức ăn trong các nhà bếp nhà hàng sẽ được hút vào
các chụp hút đưa vào ống khói cao xả ra môi trường.
Mùi phát sinh từ bể xử lý sinh học hiếu khí của trạm xử lý nước thải của khu
du lịch không nhiều. Xung quanh khu vực xử lý nước thải sẽ bố trí cây xanh cách ly
để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm của mùi này.
5.11 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NHIỆT
Nhiệt thừa phát sinh từ các bếp nấu ăn được giảm thiểu bằng cách lắp đặt các
chụp hút khí đưa vào ống khói.
Với các phòng dịch vụ của khu du lịch (bungalow, biệt thự …) và các phòng của
khu phục vụ (nhà giặt, khu kỹ thuật, văn phòng), các biện pháp chống nóng được xem
xét áp dụng gồm:
Các giải pháp thông gió tự nhiên: triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí
hướng nhà hợp lý, tăng cường diện tích cửa mái, cửa chớp và cửa sổ.
Bố trí quạt thổi mát cục bộ cho những nơi phát triển nhiều nhiệt như khu vực
tập trung nhiều máy móc và nơi nhân viên làm việc tập trung.
Bố trí các chụp hút trên trần mái và quạt
Trong khuôn viên khu du lịch, bố trí các hồ nước (riêng tổng diện tích hồ bơi là
2.150m2) vừa có tính chất kiến trúc cảnh quan, vừa có tác dụng giữ độ ẩm, đảm bảo
điều kiện vi khí hậu cho khu vực.
5.12 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO TIẾNG ỒN
Các khu vực biệt thự nghỉ dưỡng cần yên tĩnh được bố trí tách biệt khỏi những
khu có sự hoạt động nhiều hay phát sinh nhiều tiếng ồn (như khu thể thao, karaoke …)
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các loại máy móc (máy phát điện, máy lạnh,
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
73
máy nén khí …) sẽ được khống chế bằng cách:
Bố trí các loại máy gây ồn trong phòng cách âm
Thiết kế nền móng đặt máy thích hợp để giảm ồn
Thương xuyên bảo trì máy lạnh trong các loại phòng nghỉ, phòng làm việc
5.13 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Dự kiến chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của Khu du lịch sẽ được tổ
chức thu gom như sau:
Trong từng phòng và từng hạng mục của khu du lịch trang bị các loại giỏ
đựng rác có nắp đậy: 1 đựng rác loại cứng khó xử lý hoặc rác khô, có thể tận
dụng lại (vỏ đồ hộp, vỏ bia, các loại chai thủy tinh, chai nhựa); 1 đựng rác có
dạng mềm, ướt dễ phân hủy như : giấy và bao bì, bao nilon, thức ăn thừa;
Các thùng rác nhỏ dung tích 0,33m3 có nắp đậy với hình thức đẹp mắt được
đặt tại những nơi tập trung đông người như khu dịch vụ giải trí, khu cắm trại,
các góc đường.
Các giỏ này được thu gom theo lịch trình nhất định (ít nhất 2 lần/ngày), sau đó
chuyển đến nơi tập trung rác để tiến hành phân loại, xử lý.
- Rác là thực phẩm thừa sẽ được chuyển cho các cơ sở chăn nuôi gia súc
- Rác là bao bì giấy, nhựa, nilon … được chuyển cho các cơ sở tái chế
Sau khi phân loại, rác còn lại được cho vào các bồn chứa rác chuyên dùng do
khu du lịch lắp đặt. Các bồn này định kỳ sẽ được Công ty Môi trường địa
phương mang đi.
Nhà tập trung phân loại rác phải được tổ chức thông thoáng tốt, tránh tích tụ
mùi hôi thối, thường xuyên phun các loại thuốc chống ruồi muỗi.
Khu vực bãi biển: sẽ trang bị xe chuyên dụng để thu gom bao bì, rác thải.
5.14 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Dự án sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan:
Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ra ngày
26.12.2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại
Thông tư 12/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ra ngày
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
74
26.12.2006 về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
Các nội dung cơ bản sau:
Chất thải nguy hại là sẽ được nhân viên môi trường phân loại, thu gom riêng,
từ các thùng rác của các phòng (bungalow, nhà hàng …), lưu trữ.
Bố trí khu vực lưu trữ riêng biệt trong Khu du lịch, không để lẫn chất thải
nguy hại với các chất thải không nguy hại
Lập Hợp đồng với một công ty có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải nguy hại để công ty này định kỳ đến thu các chất thải nguy hại đem đi xử
lý.
Lập sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại với Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu
Hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
nguy hại
Lưu giữ các chứng từ liên quan đến chất thải nguy hại
Với các canô, có chế độ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế
khả năng rò rỉ dầu khi hoạt động trên biển.
Đội môi trường có nhiệm vụ phát hiện và thu gom các vết dầu loang trên biển.
Trong các trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của đội môi trường (lượng dầu
trên biển quá lớn …) thì Khu du lịch sẽ liên hệ phối hợp với chính quyền địa phương
và Xí nghiệp dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu để thu gom hiệu quả, kịp thời, hạn chế
tối đa tác động tiêu cực của dầu tràn. Dầu thu gom được sẽ chứa trong các phuy và
giao cho công ty có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
5.15 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG LÊN HỆ SINH THÁI
KHU VỰC
Khu du lịch sẽ xem xét áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển
của khu vực khỏi tác động tiêu cực của con người:
Để biển nghiêm cấm bẻ cành, chặt cây hay săn bắt thú vật trong khu vực
Để biển nghiêm cấm hút thuốc lá trong khu vực rừng nguyên sinh
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
75
Để biển báo, nhắc nhở du khách không sang khuôn viên của Khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho du khách, chẳng hạn ngay đầu
tuyến du lịch bố trí vài phút chiếu phim giới thiệu khu du lịch, hướng dẫn lối
thoát hiểm khi có sự cố …
5.16 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG
Sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của Dự án được xác định là sự cố cháy nổ
và sạt lở vùng ven biển.
5.16.1 Phòng chống cháy nổ
Dự án sẽ hết sức chú trọng đến vấn đề này ngay từ khi thiết kế khu du lịch, đồng thời
sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo
dục và pháp chế để đảm bảo an toàn tối đa cho con người và môi trường.
5.16.1.1 Biện pháp kỹ thuật
Để đảm bảo an toàn cháy nổ, Dự án sẽ xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy
gồm:
Nước chữa cháy được lấy từ bể chứa nước 442m2 của Khu du lịch và từ hồ
cảnh
Bố trí họng lấy nước chữa cháy Ø100 đặt cách nhau 150m
Trang bị các phương tiện chữa cháy cầm tay tại cổng bảo vệ, nhà xe và tất cả
các khu (thương mại, dịch vụ, giải trí, nhà nghỉ, khách sạn, bungalow…) trong
Khu du lịch, các phương tiện này để ở những nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy
Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động
Có loa truyền thanh để hướng dẫn du khách thoát ra khi có sự cố
Bố trí các máy móc thiết bị trật tự, gọn và bảo đảm khoảng cách an toàn khi
có cháy nổ xảy ra
Hệ thống đường nội bộ trong khu du lịch bảo đảm cho xe cứu hỏa ra vào
thuận tiện, bảo đảm tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống
chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong khu
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
76
Bảo đảm các thiết bị kín, không để rò rỉ dầu mỡ
Đảm bảo có cột thu lôi tại các công trình xây dựng
Những vấn đề này cần theo đúng các hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy do Bộ Nội
vụ ban hành.
Đối với các thiết bị điện trong Dự án sẽ đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo
vệ quá tải. Những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo
vệ kỹ
Các motor điện phải có hộp che chắn bảo vệ, bảo đảm không cho bụi, giấy rơi
vào
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ động cơ hoặc các bộ phận truyền động. Nếu
bề mặt động cơ có nhiệt độ tăng lên quá 150oC thì phải dừng máy ngay, xem
xét phát hiện nguyên nhân loại trừ
Tất cả các máy móc đều có dây tiếp đất
Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện trong khách sạn. Hộp cầu
dao phải kín, cầu dao tiếp điện tốt
5.16.1.2 Biện pháp quản lý
Khu du lịch sẽ tổ chức ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể cán bộ nhân
viên với các nội dung chính như sau:
Tổ chức học tập nghiệp vụ rộng khắp
Tất cả các khu vực dễ cháy đều có tổ nhân viên kiêm nhiệm công tác phòng
hỏa. Các nhân viên này được tuyển chọn trong số nhân viên trong khu du lịch
và được huấn luyện, thường xuyên kiểm tra
Định kỳ tổ chức tập dợt chữa cháy cho nhân viên khu du lịch
Tổ chức định kỳ thao diễn cứu hỏa với sự cộng tác chặt chẽ của cơ quan
phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp
Tại mọi thời điểm luôn phân công 1-2 cán bộ chuyên trách túc trực theo dõi
vấn đề an toàn cháy nổ, giải quyết kịp thời khi sự cố xảy ra
Các biển cảnh báo (về khu vực dễ cháy), nhắc nhở du khách sẽ được đặt tại
các vị trí trọng điểm trong khu du lịch dễ thấy, dễ nhìn (lối vào rừng nguyên
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
77
sinh, phòng nghỉ …)
Quy định với khách du lịch:
Không mang các vật dễ gây cháy, nổ vào khu du lịch
Không quăng tàn thuốc, mồi lửa vào rừng …
Ngoài ra, Khu du lịch còn phối hợp với địa phương và Khu bảo tồn Bình Châu -
Phước Bửu ở lân cận để có sự hỗ trợ cần thiết trong trường hợp xảy ra cháy.
5.16.2 Phòng chống sạt lở vùng ven biển
Khu du lịch sẽ trồng cây phi lao, dương … ở khu vực ven biển để chống sạt lở,
đồng thời xây dựng bờ kè để chống sạt lở bờ biển. Dự kiến toàn bộ chiều dài bờ biển
của Dự án (1,5 km) sẽ đều có bờ kè chắn sóng.
5.17 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ
Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu có tính chất quyết định để
làm giảm nhẹ các sự cố gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ
cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường. Các biện pháp này gồm:
Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công
nhân viên trong khu du lịch. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các
chương trình vệ sinh, quản lý chất thải trong khu du lịch
Công nhân hoặc cán bộ vận hành sẽ được huấn luyện và thực hành thao tác
đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và
kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật
Tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các ô nhiễm, bảo vệ môi
trường theo các quy định và hướng dẫn chung của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh BR-VT
Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trong khu du lịch thực hiện về
các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
78
5.18 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VỀ KINH TẾ XÃ
HỘI
Các vấn đề kinh tế xã hội có khả năng phát sinh từ Dự án có thể kiểm soát để
giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó.
Với các hoạt động tại khu vực rừng, nhà hàng, khách sạn, các biện pháp
phòng chống cháy nổ nêu trên giúp hạn chế thiệt hại về tài sản, tính mạng con người.
Với các hoạt động tắm biển hay thể thao trên biển, để đảm bảo an toàn tối đa, các
biện pháp dự kiến sẽ thực hiện gồm:
Có đội tuần tra, đội cứu hộ túc trực ven bờ với đầy đủ cano, phao cứu sinh và
các thiết bị sơ cứu
Đặt các biển báo xử phạt, chế tài dọc bờ biển như: cấm hút thuốc, cấm xả rác,
các băng rôn/tranh vẽ tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường ...
Đặt biển báo nguy hiểm ở những khu vực có dòng nước xoáy mạnh hay trũng
sâu, hay khu vực có đá ngầm …
Các hoạt động thể thao dưới nước như lướt ván, cano … có khả năng gây
nguy hiểm cho khách du lịch. Các hoạt động này sẽ được tổ chức trên cơ sở
phối hợp với các đơn vị chuyên kinh doanh loại hình dịch vụ này. Dự án sẽ
đảm bảo khảo sát khoanh vùng vùng biển dự kiến triển khai dịch vụ (vùng này
không được lấn sang khu vực tắm biển), đặt biển báo ở những nơi nguy hiểm,
tổ chức lượng khách hợp lý để tránh va chạm nhau, có canô tuần tra và cứu
hộ, trang bị phương tiện liên lạc trên các canô, hướng dẫn chu đáo cho khách
trước khi tham gia. Ngoài ra, các dịch vụ này sẽ có chế độ bảo hiểm cho du
khách bảo vệ và tuyệt đối không hoạt động khi biển động để đảm bảo an toàn
tối đa.
Để tránh phát sinh tranh chấp giữa ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ biển Hổ Cốc
và Chủ đầu tư Dự án, đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường, Dự án cần có sự hỗ
trợ của các cơ quan chức năng trong việc quy định một khu vực nhất định để các ngư
dân có bến bãi để ngư lưới cụ và có thể tiếp tục hành nghề đánh bắt hải sản, hoặc tạo
công ăn việc làm cho những ngư dân này.
Để giảm thiểu thiệt hại do bão, Khu du lịch sẽ
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
79
Có kế hoạch theo dõi dự báo thời tiết của các trạm khí tượng quốc gia, trên
các phương tiện truyền thông và thông tin đầy đủ, kịp thời đến du khách, nhất
là trong những trường hợp khẩn cấp
Tuyệt đối không tổ chức dịch vụ tắm biển và các hoạt động thể thao trên biển
khi có bão lớn
Các khu biệt thự cao cấp và các công trình xây dựng khác (bungalow ...) khi
thiết kế sẽ tính toán đến khả năng chịu bão. Khi mức độ bão dự báo cao hơn
khả năng cho phép của các công trình thì bắt buộc phải di dời du khách vào
các vị trí an toàn hơn.
Có hệ thống tàu cứu hộ và đội cứu hộ được đào tạo
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.19 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG
Trong thời gian thi công, chương trình giám sát được đề nghị như sau:
Vị trí giám sát : 4 vị trí đại điện trong khu vực công trường đang
thi công
Chỉ tiêu giám sát : Độ ẩm, nhiệt độ, tiếng ồn, bụi, khí NO2, CO, SO2
Tần suất giám sát : 4 lần/năm
Tiêu chuẩn so sánh : QCVN 05:2009/BTNMT, TCVN 5949:1998,
TCVS theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT
5.20 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỞNG TRONG GIAI ĐOẠN
HOẠT ĐỘNG
5.20.1 Giám sát môi trường không khí
Chương trình giám sát môi trường không khí cho Khu du lịch khi đi vào hoạt động
được đề nghị như sau:
Với không khí trong khu vực thực hiện Dự án:
Vị trí giám sát : 6 vị trí
Khách sạn liên kế 50 phòng
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
80
Khu biệt thự cao cấp
Nhà đón tiếp, điều hành
Nhà hàng khu cộng đồng (nhà bếp)
Rừng cảnh quan, khu cắm trại
Hồ cảnh
Các chỉ tiêu giám sát : bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, SO2, CO, NO2
Tần suất giám sát : 4 lần/năm
Tiêu chuẩn so sánh : QCVN 05:2009/BTNMT, TCVS theo quyết định
3733/2002/QĐ-BYT
Với không khí bên ngoài khu vực thực hiện Dự án:
Vị trí giám sát : 1 vị trí
Trên đường ven biển, tại vị trí suối Tầm Bồ
Các chỉ tiêu giám sát : bụi, tiếng ồn, SO2, CO, NO2
Tần suất giám sát : 2 lần/năm
Tiêu chuẩn so sánh : QCVN 05:2009/BTNMT
5.20.2 Giám sát môi trường nước
Chương trình giám sát chất lượng nước được đề nghị như sau:
Với nước thải:
Vị trí giám sát : 2 vị trí
Đầu vào trạm xử lý nước thải
Tại hồ cảnh
Chỉ tiêu giám sát : pH, SS, BOD5, COD, dầu mỡ tổng, chất tẩy rửa,
coliform, NH4+, tổng P
Tần suất giám sát : 4 lần/năm
Tiêu chuẩn so sánh : QCVN 14:2008/BTNMT, loại A
Với nước mặt và nước biển:
Vị trí giám sát : 5 vị trí
Con suối gần hòn đá tượng
Suối cạn
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
81
Nước biển gần bãi tắm Gió Đông Nam
Nước biển đối diện với khu biệt thự cao cấp
Nước biển đối diện với khu bungalow
Chỉ tiêu giám sát : Với nước mặt: pH, SS, BOD5, COD, dầu mỡ tổng,
chất tẩy rửa, coliform, NH4+, tổng P
Với nước biển: pH, SS, BOD5, DO, váng dầu mỡ,
coliform, NH4+, tổng P
Tần suất giám sát : 2 lần/năm
Tiêu chuẩn so sánh : QCVN 08:2008/BTNMT,
QCVN 10:2008/BTNMT
5.21 DỰ TRÙ KINH PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG
Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường gồm hệ thống thoát nước
mưa, hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải như sau:
Bảng 5.5- Bảng tổng hợp kinh phí mạng lưới thoát nước mưa
Stt Tên vật tư và quy cách Đơnvị Khối lượng
Đơn giá
(đồng/m)
Thành tiền
(đồng)
1 Cống BTCT D200 md 110 260.106 28.624.457
2 Cống BTCT D300 md 126 327.206 41.135.815
3 Cống BTCT D400 md 183 414.645 75.862.454
4 Cống BTCT D600 md 232 714.945 165.846.650
5 Cống BTCT D800 md 66 1.278.585 83.769.309
6 Hố ga 1.4x1.4(m) Cái 78 3.200.000 249.600.000
7 Miệng thu Cái 9 5.000.000 45.000.000
Tổng 689.838.685
Bảng 5.6 - Bảng tổng hợp kinh phí mạng lưới thoát nước thải
Stt Tên vật tư và quy cách Đơnvị Khối lượng
Đơn giá
(đồng/m)
Thành tiền
(đồng)
1 Ống uPVC D150 md 191 238.601 45.685.411
2 Ống uPVC D200 md 654 262.401 171.621.748
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
82
Stt Tên vật tư và quy cách Đơnvị Khối lượng
Đơn giá
(đồng/m)
Thành tiền
(đồng)
3 Ống uPVC D300 md 134 596.200 80.139.773
4 Hố ga 1.2x1.2(m) md 122 2.800.000 341.600.000
5 Hố thu nước thải Cái 3 3.800.000 11.400.000
6 Hố gom nước thải Cái 3 3.800.000 11.400.000
7 Trạm xử lý nước thải Trạm 1 1.000.000.000 1.000.000.000
Tổng 1.661.846.932
Kinh phí cho các bể tự hoại: 368 m3 x 1 triệu đồng/m3 = 368 triệu đồng
Kinh phí cho hệ thống chụp hút khí tại các nhà bếp: 3 hệ thống x 1,5 triệu/hệ thống =
4,5 triệu đồng
Kinh phí cho các thùng rác nhựa các loại: 5 triệu đồng
Kinh phí cho việc trồng cây xanh giữ cát và xây dựng bờ kè ven biển: 2 tỉ đồng
Tổng cộng chi phí cho các công trình môi trường là 4.729.185.617 đồng.
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Việc xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc phù hợp với định hướng phát triển
tổng thể không gian du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu du lịch Hồ Cốc đóng vai trò
quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng khả năng thu hút khách du
lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Để hạn chế các tác động này đồng thời đảm bảo hoạt động của Dự án được ổn
định, tuân thủ các quy định về môi trường, phát triển bền vững, Chủ đầu tư cam kết:
Các nguồn phát sinh chất ô nhiễm sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Nồng độ các
chất ô nhiễm phát thải vào môi trường đạt quy chuẩn cho phép, cụ thể: QCVN
05:2009/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT, loại A. Nước thải sau xử lý
tuyệt đối không xả ra biển
Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa
các chất thải. Tổ chức thu gom, lưu giữ, phân loại, vận chuyển chất thải rắn
hiệu quả, theo đúng các quy định của Nhà nước và của địa phương
Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy
Thực hiện tốt các công tác chống sạt lở bờ biển
Thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên rừng
Theo phân tích và đánh giá trong báo cáo này, các tác động tiêu cực lên môi
trường vật lý và kinh tế - xã hội khi thực hiện Dự án là không lớn. Các tác động này
có thể khắc phục bằng các biện pháp quy hoạch, quản lý kết hợp với kỹ thuật. Các
biện pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm và phòng chống ứng cứu sự cố cháy nổ có
tính khả thi cao.
Tóm lại, Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc được nghiên cứu
phát triển trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, chắc
chắn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
6.2 KIẾN NGHỊ
Sau khi xác định, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp về vị trí bố trí, các tác động
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
môi trường cũng như các biện pháp khả thi khống chế các tác động xấu tới môi
trường của Dự án Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc, chủ đầu tư Dự án
kiến nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét tính khả
thi và tích cực của Dự án, xét duyệt nhanh chóng và tạo mọi điều kiện thuận lợi Dự
án sớm được phép triển khai công tác xây dựng, sản xuất, kinh doanh và thực hiện
đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 2000
2. Lê Vân Trình, Bảo vệ Môi trường, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện
nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động, Hà Nội, 8.2000
3. Mẫu nội dung Đánh giá tác động môi trường chi tiết của Ủy Ban Châu Âu
(DGIB), 1997
4. Sổ tay hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển,
Viện Địa lý, Đại học Tự do Brussels, Cục môi trường, tháng 1.2000
5. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải đô
thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia Tp
HCM, 2004
6. Lê Vân Trình, Bảo vệ môi trường, Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ
lao động, 2002
7. Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh
8. Nguyễn Đức Khiển, Quản lý môi trường, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội,
2002
9. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh, Quản lý chất thải nguy hại, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2005
10. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải
rắn, NXB Xây dựng, 2001
11. Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín,
Cấp thoát nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000
12. Một số trang web chính thức của các tổ chức như FHA, UNIDO, EPA …
Tiếng Anh
13. Alexxander P. Economopoulos, Assessment of sources of Air, Water and Land
pollution. A guide to rapid source inventory techniques and their use in
formulating environmental control strategies. Part one: Rapid inventory
techniques in environmental pollution, World Health Organization, Geneva,
1993
14. Larry W Canter, Environmental Impact Assessment, NXB Mc.Graw Hill, 1996
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.Các văn bản liên quan
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cty CP Du lịch Sài Gòn -
Bình Châu
2. Công văn số 197/TB.UB về Kết luận của UBND tỉnh BR-VT tại cuộc
họp về nghe Cty CP Sài Gòn - Bình Châu trình bày Dự án khu du
lịch Hồ Cốc
3. Công văn số 2177/UB.XD của UBND tỉnh BR-VT về Thỏa thuận
địa điểm để khảo sát lập quy hoạch chi tiếc TL1/2000 và dự án đầu
tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc tại xã Bưng Riềng, huyện
Xuyên Mộc
4. Công văn số 748/TTg-NN về chuyển mục đích đất lâm nghiệp tại xã
Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT sang xây dựng Dự án
Khu du lịch sinh thái Biển Hồ Cốc
5. Quyết định số 3911/QĐ-UBND của UBND tỉnh BR-VT về việc thu
hồi 308.888,8m2 đất tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc để đầu tư
xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
6. Công văn của Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc xã
Bưng Riềng cho ý kiến về các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự
án đầu tư xây dựng công trình Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng
Sài Gòn Hồ Cốc
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
PHỤ LỤC 2.Các thiết bị lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu nước, không
khí khu vực Dự án
Bảng II.1 - Thiết bị lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu nước
Stt Thông số Phương pháp
1 pH Đo bằng máy MP220
2 Nhiệt độ Đo bằng máyTC150
3 Độ mặn Đo bằng máy SM-90
4 Độ đục TCVN 6184 - 1996
5 DO TCVN 5499 - 1995
6 BOD5 SMEWW 5210B - 1995
& TCVN 6001 - 1995
7 SS SMEWW 2540D - 1995
8 Hàm lượng dầu TCVN 5070 - 1995
9 Coliform (MPN/100ml) SMEWW 9221B - 1995
Nguồn: EDC, tháng 11, 2009
Bảng II.2 - Thiết bị sử dụng lấy mẫu không khí xung quanh
Stt Thông số Phương pháp Thiết bị Tiêu chuẩn
1 Hàm lượng bụi lơ
lửng
PP cân trọng lực Bơm hút bụi SPD TCVN 5076-
1995
2 NO2 PP hấp thụ - so
màu
Bơm hút bụi SPG TCVN 6057-
1996
3 SO2 PP hấp thụ - so
màu
Bơm hút bụi SPG TCVN 5971-
1995
4 CO PP so màu Bơm hút bụi SPG 52 TCN 352-
1989
5 Chì PP so màu Bơm hút bụi SPG Thường quy kỹ
thuật
6 Độ ẩm Phát hiện nhanh Lutron LM-8000
7 Nhiệt độ Phát hiện nhanh Lutron LM-8000
8 Tiếng ồn Phát hiện nhanh Sound Level
Meter
Nguồn: EDC, tháng 11, 2009
Đồ án tốt nghiệp: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc
GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh
SVTH: Trần Thị Kim Yến
PHỤ LỤC 3.Phụ lục Hình ảnh
Hình III.1 : Sơ đồ mặt bằng tổng thể Khu du lịch Hồ Cốc
Hình III.2 : Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực Dự án
Hình III.3 : Sơ đồ mặt bằng san lấp Khu du lịch Hồ Cốc
Hình III.4 : Sơ đồ mặt bằng cấp điện Khu du lịch Hồ Cốc
Hình III.5 : Sơ đồ mặt bằng cấp nước Khu du lịch Hồ Cốc
Hình III.6 : Sơ đồ mặt bằng thoát nước mưa Khu du lịch Hồ Cốc
Hình III.7 : Sơ đồ mặt bằng thoát nước thải Khu du lịch Hồ Cốc
Hình III.8 – III.17: Hiện trạng khu vực Dự án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO AN TOT NGHIEP - CHEP DIA.pdf