Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án khu du lịch Tây Tơn tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền công ty TNHH sản xuất - Thương mại Tây Sơn

Báo cáo ĐTM cho dự án Tây Sơn do Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn làm chủ đầu tư với sự tư vấn của GIA ANH ENVI Co., Ltd. Với kinh nghiệm thực tế đã có, chúng tôi đã đánh giá được đầy đủ và có độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại.

doc105 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án khu du lịch Tây Tơn tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền công ty TNHH sản xuất - Thương mại Tây Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh. Ngoài ra, dự án cũng không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái mà chính hoạt động của dự án mang lại những tác động tích cực về môi trường khi trồng thêm cây xanh để tạo cảnh quan, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và sức chịu tải của môi trường. Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động khả năng tác động đến môi trường là thấp và với hiện trạng môi trường nền như đã phân tích ở chương 2 thì sức chịu tải của môi trường sẽ được đảm bảo. e. Tác động về kinh tế - xã hội Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có một số tác động có lợi như: Việc đầu tư xây dựng Khu du lịch Tây Sơn có hiệu quả lớn về mặt xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng thuế, và các thu nhập dịch vụ liên quan. Tạo công ăn việc làm cho trên dưới 60 người và các hoạt động dịch vụ xung quanh Tạo được 1 công trình nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe hàng năm và đón tiếp cho hơn 100.000 lượt người. Góp phần tạo một cảnh quan kiến trúc, cảnh quan du lịch cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số tác động tiềm tàng về kinh tế xã hội, an ninh trật tự địa phương nếu không có biện pháp quản lý thích hợp như : Sự tập trung lượng du khách lớn sẽ làm tăng thêm khả năng tác động đến trật tự khu vực. Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở khu vực lân cận. Ảnh hưởng đến giao thông do tập trung các phương tiện giao thông. g. Tác động do các sự cố môi trường và thiên tai Sự cố rò rỉ Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hay khí sẽ gây ra những tác hại lớn (nhất là rò rỉ các hợp chất dạng khí như gas nấu nướng) như gây độc cho con người, gây cháy, nổ... Các sự cố loại này có thể dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội cũng như hệ sinh thái trong khu vực và các vùng lân cận. Khả năng xảy ra sự cố rò rỉ tại dự án là rất thấp, mức độ ảnh hưởng không nhiều. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp để đảm bảo an toàn cho hệ thống đường dẫn gas và các bình gas. Sự cố cháy, nổ Sự cố gây cháy khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái nước, đất, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh hưởng tới tính mạng con người, vật nuôi và tài sản của nhân dân trong khu vực lân cận. Công tác phòng chống cháy được thực hiện thường xuyên nên khả năng xảy ra rất thấp, tuy nhiên khi xảy ra sự cố cháy nổ thì mức ảnh hưởng rất khó kiểm soát. Như vậy, dự án cần phải khống chế sự cố ngay từ khâu ban đầu là quy định nghiêm ngặt về vấn đề dùng lửa, điện, ... Sự cố dầu tràn lan tỏa đến khu vực ven biển dự án: Dự án nằm ở ven khu vực biển có mật độ lưu thông tàu thuyền ngoài khơi tương đối lớn, do đó những sự cố trên biển gây ra do các phương tiện này (va chạm tàu gây tràn dầu, cháy nổ tàu chở dầu, chìm tàu…) đều có thể ảnh hưởng đến khu vực dự án. Tác động đến môi trường đất và môi trường không khí: do đặc tính bay hơi nhanh của xăng dầu trên mặt đất, môi trường không khí xung quanh có thể bị ô nhiễm khi xảy ra sự cố, sức khỏe người dân sẽ bị ảnh hưởng, bệnh tật sẽ phát sinh và các hệ sinh thái nhạy cảm với dung môi xăng dầu sẽ bị suy giảm. Tác động đến môi trường nước biển: dầu lan cản trở hoạt động vui chơi của du khách, che chắn mặt thoáng làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh ven bờ. Các thiên tai Bão: Đê biển Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, có nhiều đoạn đã xuống cấp, thiết kế chỉ chịu được gió bão mạnh cấp 9 và triều trung bình, nếu bão vượt cấp 9, kết hợp với triều cường thì đê biển không chịu được. So sánh với các năm trước đây số lượng bão những năm gần đây chỉ bằng trung bình, tức là 6-7 cơn, nhưng thời gian kéo dài hơn và cường độ mạnh hơn. Xói lở bờ biển: Với 156 km bờ biển, BR-VT là tỉnh có thế mạnh về kinh tế biển, nguồn tài nguyên phong phú và điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi. Hơn 10 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) BR-VT đã kết hợp với nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, môi trường và động lực học vùng ven bờ, đã xác định từ Mũi Nghinh Phong (thành phố Vũng Tàu) đến Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có 6 khu vực bờ biển cửa sông bị xói lở và bồi lấp mạnh, đó là: bãi Thùy Vân, bãi Paradise, cửa Lấp, cửa Lộc An, Hồ Chàm, Bình Châu. Khu vực dự án rất ít xảy ra các thiên tai như bão, lũ, sóng thần, nước dâng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây do sự biến đổi thời tiết gây nên những thiên tai khó lường. Trước khi dự án này đi vào hoạt động, khu vực dự án đã bị tác động bởi cơn bão số 9, gây thiệt hại về tài sản lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Riêng khu vực tiến hành dự án đã bị mất hết một lượng lớn các cây dương. Điều này chứng tỏ khu vực dự án sẽ có những tác động tiềm tàng từ yếu tố tự nhiên như bão và xói lở bờ biển. Do vậy, chủ dự án cần có những biện pháp để đề phòng các hiện tượng này trong những tháng có mưa và bão. Bên cạnh đó, sét là một hiện tượng tự nhiên rất dễ xảy ra ở khu vực này. Với những tòa nhà cao tầng sẽ là địa điểm lý tưởng cho sét đánh. Do vậy hệ thống chống sét cần được hoàn chỉnh theo đúng thiết kế ban đầu và thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét. Chương 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG I. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI 1. Khống chế và giảm thiểu tác động trong giai đoạn giải tỏa mặt bằng, chuẩn bị xây dựng a. Khống chế và giảm thiểu tác động do san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng. Dùng các thiết phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi, cát. Tạo khoảng cách hợp lý giữa công trường với khu dân cư địa phương nhằm tạo vùng đệm giảm tác động bụi, tiếng ồn. Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công. Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đề án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần phục vụ (các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh, xe đưa đón … ). Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, kính phòng hộ mắt. Tổ chức đội sơ cứu các tai nạn lao động. Về lâu dài đội sẽ được bổ sung thêm về điều kiện trang thiết bị y tế, cứu hộ để phục vụ cho quá trình hoạt động lâu dài của dự án. b. Khống chế và giảm thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị Sử dụng phương pháp vận chuyển thích hợp nhằm giảm bụi như băng tải, dùng các tấm che chắn xung quanh công trình. Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật. Các phương tiện đi ra vào khỏi công trường phải được vệ sinh, rửa bụi. Hạn chế vận chuyển vào giờ có mật độ người qua lại cao. Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển đất, cát, đá, xà bần... Sử dụng nước phun, tưới vào mùa khô tại khu vực có nhiều bụi. c. Khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu Bố trí kho chứa nguyên nhiên liệu tại những vị trí cách xa khu dân cư và các trụ sở cơ quan lân cận. Hạn chế các nguồn dễ phát sinh cháy, nổ như lửa, chập điện.... Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ (như kho chứa nhiên liệu xăng dầu...) Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom.Khu vực kho chứa có nền cao hơn so với khu vực xung quanh. Xây dựng chương trình phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố xảy ra. d. Khống chế và giảm thiểu tác động do sinh hoạt của công nhân thi công. Nước thải sinh hoạt và các chất cặn bã của công nhân phát sinh trong thời gian thi công dự án: để đảm bảo vệ sinh an toàn môi truờng, Chủ dự án sẽ lặp đặt nhà vệ sinh di động, khi đầy bồn chứa chất thải sinh hoạt sẽ thuê đơn vị hút hầm cầu vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo chất lượng đầu ra. Chất thải rắn: được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền, hoặc đơn vị có chức năng tương đương thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định; Hạn chế lượng nước thải và chất thải rắn đổ xuống hệ thống cống thoát nước trong khu vực bằng cách giáo dục ý thức của công nhân trong việc phóng uế, và xả rác vào các thùng chứa rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn là các loại vật liệu trơ như xà bần, đất đá, cát, sỏi… sẽ được dùng để san lấp trong khu đất. 2. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động a. Giảm thiểu ô nhiễm không khí Cải thiện điều kiện vi khí hậu Thực hiện chống nóng bằng các vật liệu cách nhiệt ngay từ khi xây dựng các khu nhà hội nghị, khách sạn, nhà hàng, các khu dịch vụ. Đảm bảo các điều kiện thông thoáng bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào với diện tích tối thiểu là 20% diện tích tường nhà. Thực hiện các giải pháp trồng cây xanh và tạo diện tích đất trống để cải thiện môi trường không khí trong khu vực. Diện tích cây xanh phải đạt > 20% theo đúng tỷ lệ quy định. Việc bố trí các khu chức năng sẽ tính tới khả năng thông gió tổng thể mà vẫn không làm mất đi vẻ mỹ quan chung của toàn khu. Khu vực đường nội bộ sẽ thường xuyên được làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi, vừa làm giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường. Cung cấp nước sạch đầy đủ, liên tục cũng là một giải pháp nhằm gián tiếp làm giảm ô nhiễm môi trường. Các khu đất trống sẽ luôn được dọn dẹp, phun thuốc diệt muỗi, khử mùi hàng ngày. Rác sẽ được chứa trong các thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi muỗi phát triển và mùi hôi thoát ra gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Rác thải sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi trường đô thị (Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền), thu gom hàng ngày và đưa đi xử lý bằng xe chuyên dùng đến nơi xử lý chung của tỉnh. Cải thiện môi trường không khí chung Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm : Vệ sinh đường nội bộ sạch làm giảm bụi; Sửa chữa ngay các tuyến đường nội bộ ngay khi phát hiện thấy hư hỏng. Các phương tiện giao thông phải được bảo trì và thay thế nếu không còn đảm bảo kỹ thuật. Bên cạnh đó cần sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Sử dụng chất đốt sạch như gas, điện thay thế cho các loại chất đốt rẻ tiền gây ô nhiễm. Giảm thiểu tiếng ồn và trồng cây xanh Tại hầu hết các khu đất trống trong khu vực dự án, giữa các khu vực chức năng (nhà hàng, khách sạn, bể bơi....) bố trí các loại cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan sẽ được chủ đầu tư quan tâm phát triển. Quy hoạch khu vui chơi, giải trí và dịch vụ có khoảng cách ly thích hợp để giảm tiếng ồn và giảm tác động đến các khu dân cư. Cụ thể: Các khu vực phát sinh tiếng ồn như phòng karaoke, các khu vực nhạc sống cần có kiến trúc cách âm và được bố trí xa khu vực văn phòng, phòng nghỉ, khu vực ăn uống... với khoảng cách tối thiểu là 100m Các biện pháp sau được áp dụng ngay khi bắt đầu lắp đặt máy phát điện và máy điều hòa trung tâm: Bố trí máy phát điện, máy điều hòa trung tâm trong buồng cách âm ở khu kỹ thuật; Lắp đệm chống ồn, rung trong quá trình lắp đặt máy phát điện, các thiết bị gây ồn khác; Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. MÁY PHÁT ĐIỆN Buồng tiêu âm Vật liệu tiêu âm Tường cách âm Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn cho máy phát điện Khống chế tác động do khí thải của máy phát điện: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm (ở bảng 3.15) trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (TCVN 5939:2005, loại B) nồng độ các chất ô nhiễm khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Hoạt động của máy phát điện không thường xuyên liên tục nhưng dự án vẫn phải trang bị thêm một ống khói cao 8 - 10m cho máy phát điện để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải máy phát điện vào môi trường không khí xung quanh khi máy đã hoạt động được một thời gian ( do khu vực dự án thông thoáng, sức gió tương đối lớn, có thể lợi dụng sức gió để phát tán khí thải khi đường kính và chiều cao ống khói hợp lý). b. Biện pháp xử lý nước thải Hệ thống thoát nước và nguồn tiếp nhận: Do mật độ xây dựng toàn khu thấp, chỉ chiếm khoảng 16,5%, mật độ cây xanh cao 60,7% nên khả năng tự thấm nước mưa rất lớn. Để đảm bảo việc thoát nước thải sinh hoạt, dự án thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt dọc theo đường nội bộ dẫn đến khu xử lý nước thải. Nước sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772:2000, mức II (áp dụng cho khách sạn có số phòng từ 60 - 200 phòng) và được đấu nối vào cống thu gom đặt dọc theo tuyến đường Liên xã hoặc xả trực tiếp ra biển. Phân loại nước thải: Như đã phân tích ở trên, nước thải phát sinh từ dự án bao gồm 2 loại: nước mưa và nước thải sinh hoạt. Việc quản lý nước thải trong khu vực dự án được thực hiện như sau: Bồn tắm Bồn cầu Bể tự hoại Bể bẫy dầu Bếp Bồn cầu Bể tự hoại Văn phòng, khách sạn Nhà hàng Hệ thống xử lý nước thải trung tâm Hình 4.2. Sơ đồ quản lý nước thải của Khu du lịch Tây Sơn Xử lý nước thải cục bộ: Xử lý nước thải từ nhà vệ sinh: Đối với nước thải phân tiểu từ các nhà vệ sinh trong khách sạn, nhà hàng, biện pháp thích hợp nhất là xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại 3 ngăn. Do các công trình dự án phân bố đều trong toàn không gian vùng dự án nên mỗi khu cần có 1 hầm tự hoại riêng. Kích thước bể tự hoại sẽ tùy thuộc chức năng sử dụng và quy mô phòng khách sạn, phòng hội nghị, các khu chức năng. Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và theo BOD5 là 60 – 65%. Nước thải sau đó tiếp tục được dẫn vào hệ thống thu và vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hình dưới đây giới thiệu một kiểu hầm tự hoại 3 ngăn thông dụng được dùng để xử lý cục bộ nước thải từ các khu nhà vệ sinh. Lọc Hình 4.3. Sơ đồ hầm tự hoại 3 ngăn Nước sau khi xử lý từ bể tự hoại cùng với nước thải từ các hoạt động vệ sinh thông thường (tắm, rửa tay chân...) được xả vào cống thoát nước bẩn dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường (TCVN 6772:2000, mức II). Xử lý nước thải từ khu vực nhà hàng: Nước thải tại khu nhà hàng: chứa các chất ô nhiễm chủ yếu ở dạng hữu cơ (COD; BOD5), hàm lượng cặn lơ lửng (SS) cao. Giá trị COD dao động vào khoảng: 600 - 1200mg/L, BOD5 dao động từ 400 – 800mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng SS= 350 - 500mg/L, Coliform = 3*106 – 8*106 KL/100ml, pH = 5,8, dầu mỡ 30 – 90mg/l được thu gom và đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý. Nước thải từ các nhà hàng thường có hàm lượng dầu tương đối cao. Do vậy trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải từ khu vực này sẽ được qua hệ thống bể tách dầu. Cấu tạo của bể này như sau: Hình 4.4. Sơ đồ bể tách dầu Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu: Bể gồm 2 ngăn tách dầu và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu trên mặt sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2, tại đây, váng dầu và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2. Hệ thống xử lý nước thải: Sơ đồ khối công nghệ xử lý và sơ đồ mặt bằng (bản vẽ tại trang kế tiếp) Các thông số thiết kế: Công suất xử lý Q = 300 m3/ngày đêm; Chế độ xả nước thải: lưu lượng thải không ổn định, phụ thuộc vào lượng khách; Thời gian hoạt động của trạm xử lý tập trung: liên tục. Yêu cầu các chỉ tiêu cần xử lý: nước thải sau xử lý đạt TCVN 6772:2000, mức II. Thuyết minh xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý cục bộ tại mỗi khu vực theo hệ thống thu gom về trạm xử lý tập trung theo qui trình xử lý nhu sau: Nước thải qua song chắn rác chảy về bể điều hoà, song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các loại rác thô có trong nước thải như : mảnh vụn kim loại, giấy, vải, nilon… Tại bể điều hoà, lưu lượng và nồng độ các thành phần (BOD, COD,…) trong nước thải được ổn định và cân bằng. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm WP01 A/B bơm qua thiết bị Bioblock, thiết bị Bioblock có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải bởi quần thể vi sinh vật gắn kết vào bề mặt các giá thể. Chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp thụ vào màng sinh học hay lớp màng sinh vật bám trên giá thể và sau đó chúng bị phân huỷ bởi những vi sinh vật hiếu khí. Sau một thời gian thì chiều dày của lớp màng sẽ tăng lên, chất hữu cơ bị hấp thụ hết trước khi nó tới bề mặt của giá thể, vì vậy những vi sinh vật ở đó sẽ bị thiếu chất hữu cơ để trao đổi, chúng sẽ mất khả năng bám chặt vào giá thể. Kết quả là chúng sẽ bị tróc ra khỏi giá thể, và một lớp màng mới lại bắt đầu sinh trưởng, cứ tiếp tục theo chu kỳ như thế chất hữu cơ sẽ được phân huỷ hoàn toàn. Vì vậy, hiệu quả xử lý các chất hữu cơ của thiết bị Bioblock rất cao. Khí cung cấp cho các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ nhờ máy thồi khí. Sau đó nước thải sẽ tự chảy qua thiết bị lắng đứng, thiết bị lắng đứng sẽ lắng các chất bẩn có trong nước thải. và phần nước trong sau lắng chảy vào thiết bị khử trùng. Vì trong nước thải sinh hoạt có sự hiện diện của các loài vi sinh vật gây bệnh nên trước khi thải ra nguồn tiếp nhận ta phải tiêu diệt các loài vi sinh vật đó. Nước sau khi khử trùng được thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn được tạo ra trong quá trình xử lý sẽ được xả ra bể chứa bùn. Sau đó bùn sẽ được xe hút bùn vận chuyển tới Khu xử lý chất thải rắn Tóc Tiên để xử lý. Các công trình xử lý: 1. Bể điều hoà Ký hiệu : B01 Nhiệm vụ : điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất bẩn trong nước thải Kích thước xây dựng : Dài x Rộng x Cao= 4,5m x 4m x 4,5m Vật liệu : BTCT Số lượng : 01 bể Thiết bị phụ trợ : - Bơm nước thải WP01-A/B 2. Thiết bị Bioblock Ký hiệu : B02 Nhiệm vụ : Phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải Kích thước thiết bị : D x H = 5,3 x 4,5 (m) Vật liệu : Thép CT3 Số lượng : 01 thiết bị Thiết bị phụ trợ : Máy thổi khí. 3. Thiết bị lắng đứng Ký hiệu : B03 Nhiệm vụ : Lắng các chất bẩn có trong nước thải. Kích thước thiết bị : D x H = 3,0 m x 3,5m Vật liệu : Thép CT3 Số lượng : 01 thiết bị Thiết bị phụ trợ : Bơm bùn 4. Thiết bị khử trùng Ký hiệu : B04 Nhiệm vụ : Lọc các chất bẩn có trong nước thải Kích thước thiết bị : Dài x Rộng x Cao = 6,0x1,0x1,0 ( m ) Vật liệu : Inox SUS 304 Số lượng : 01 thiết bị Thiết bị phụ trợ : - Bơm định lượng. - Thùng chứa hoá chất khử trùng. 5. Bể chứa bùn Ký hiệu : B05 Nhiệm vụ : Chứa bùn. Kích thước xây dựng : Dài x Rộng x Cao = 6,0x1,5x1,5 (m) Vật liệu : BTCT Thiết bị phụ trợ : bơm chuyển nước tách từ bùn Số lượng : 01 bể Khái toán kinh phí xử lý nước thải: (được giải trình chi tiết tại chương 7). Hồ sơ thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 300 m3/ngày, bao gồm: thuyết minh công nghệ + bản vẽ thiết kế chi tiết + dự toán chi tiết sẽ được trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trước khi dự án đi vào hoạt động, nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Nước mưa chảy tràn So với nước thải, nước mưa có lưu lớn nhưng khá sạch, mặt khác mật độ cây xanh toàn khu cao nên khả năng tự thấm vào đất rất lớn, phương án này áp dụng cho nước mưa bên ngoài các khu vực có mái che. Phần nước mưa còn lại từ các công trình có mái che sẽ được thu gom theo hệ thống thoát nước mưa thải ra cống trên đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh Nước hoạt động của hồ bơi: Trong quá trình sử dụng, nước hồ bơi bị nhiễm bẩn do bụi, đất cát, lá cây, tế bào da của người bơi v.v nên có độ đục, hàm lượng cặn lơ lửng cao và là môi trường phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, dưới tác dụng của ánh sáng, nitơ và photpho sẽ giúp cho tảo phát triển. Khả năng tạo sinh khối của tảo trong hồ bơi phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, biểu thị theo công thức sau: A = 0,54 I Trong đó: A - Sản lượng tảo (kg tảo/ha.ngày) I - Cường độ chiếu sáng (calo/cm2.ngày) Dựa vào tính chất hóa, lý của nước hồ bơi, áp dụng phương pháp keo tụ, lọc, khử trùng và sử dụng tuần hoàn là phù hợp hơn cả. Sơ đồ nguyên lý tái sử dụng nước hồ bơi tóm tắt trong sơ đồ sau: Keo tụ Chỉnh pH Lọc Khử trùng, diệt tảo Hóa chất Hóa chất Hóa chất Cặn và nước thải Hồ bơi Nước bổ sung Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ hệ thống nước tuần hoàn hồ bơi Các hóa chất sử dụng: Hóa chất keo tụ : PAC Hóa chất chỉnh pH : NaOH Hóa chất khử trùng : NaOCl Hóa chất diệt tảo : CuSO4.5H2O Nguyên tắc: Chất keo tụ (PAC) là một loại polyme nhôm cao phân tử, màu trắng, mang tính kiềm, hòa tan nhanh trong nước. Khi hòa tan vào nước nó sẽ phân ly thành Al3+. Hệ keo trong nước sẽ bị phá vỡ. Để đảm bảo tính chất hóa lý của nước phù hợp với sinh lý của con người, dùng NaOH để chỉnh pH = 7. Việc chỉnh pH sẽ được điều khiển tự động. Sau khi điều chỉnh pH, nước được lọc trong bể lọc áp lực. Cặn bẩn sẽ được giữ lại và lấy ra khi rửa lọc. Nước rửa lọc có lưu lượng nhỏ và không thường xuyên, nên nước rửa lọc sẽ được thu gom đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sau khi lọc, trước khi đưa vào hồ bơi, nước sẽ được khử trùng và diệt tảo bằng NaOCl và CuSO4.5H2O. NaOCl → Na+ + OCl- CuSO4 → Cu++ + SO42- OCl- có tính ô xy hóa mạnh, nó sẽ phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn. Liều lượng hóa chất sử dụng: PAC = 5 – 10 ppm. NaOCl = 2-5 ppm. CuSO4.5H2O = 0,1 – 0,6 ppm. c. Xử lý chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án được phân loại rác tại nguồn (theo hướng dẫn của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn). Cơ sở phân loại rác tại nguồn được thực hiện theo nguyên tắc 3R: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (Reduction, Reuse and Recycle): Giảm thiểu: Mua sản phẩm với số lượng lớn và với ít bao bì hơn để giảm bớt chất thải. Tái sử dụng: Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại, và dùng các túi đựng đồ giặt bằng vải. Yêu cầu những đơn vị thu gom phế liệu thu lại các thùng chứa và kiện đóng hàng. Tái chế: Cung cấp các thùng chứa chất thải có thể tái chế tại những phòng khách và các thùng đựng rác hữu cơ có thể phân huỷ ở các khu vực bếp núc. Tổ chức thu gom ở những nơi có sử dụng các sản phẩm tái chế Đặt thùng rác cho khách ở những khu vực cần thiết, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông du khách, khách hội họp. Giữ rác thải ở một nơi an toàn và vệ sinh cho tới khi rác được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền hay các đơn vị khác đến thu gom. Làm việc với các công ty kinh doanh, các tổ chức và chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống xử lý, tái chế thu gom và phân loại chất thải hiệu quả. Rác thải sau khi thu gom và lưu giữ hợp vệ sinh được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền thu gom, chuyên chở đến nơi xử lý quy định. Một số loại rác như lon bia, nước ngọt, bao bì giấy, nilông được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua phế liệu có chức năng. Thực hiện giáo dục ý thức cộng động (bao gồm nhân viên và du khách) bằng các biển báo, những băng rôn tuyên truyền Riêng đối với chất thải nguy hại như chất thải y tế, pin, giẻ lau dầu mỡ,... được thu gom vào các thùng chứa riêng (có dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại), sau đó hợp đồng với công ty TNHH Sông Xanh (đơn vị có nhà máy xử lý chất thải độc hại đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy phép hành nghề) thu gom và xử lý theo đúng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT. II. AN NINH TRẬT TỰ VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ 1. Trật tự an ninh Nhằm bảo đảm an ninh cho toàn dự án trong khi xây dựng và khi đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau: Kết hợp tốt với Công an xã Phước Tỉnh đề ra biện pháp an ninh trật tự trong khu vực. Thành lập đội bảo vệ nhằm kết hợp với công an giữ gìn an toàn trật tự trong khu vực. 2. Phòng chống các sự cố môi trường a. Chống sét Chống sét công trình là công trình chống sét cấp 3. Dùng kìm F16 do Pháp sản xuất, độ cao của cột thu sét cao hơn 2m so với điểm cao nhất của mái công trình. Bán kính bảo vệ 50m, bảo đảm an toàn cho toàn bộ công trình. Cọc tiếp địa F16 mạ đồng L-2,4m. Dây dẫn sét, dây tiếp địa M50. Điện trở nối đất Rnd ≤10Ω. Sau khi thi công xong phần tiếp địa phải đo điện trở nối đất. Nếu không đạt Rnd ≤10Ω thì phải kéo dây dài thêm và đóng thêm cọc sao cho Rnd ≤10 Ω. b. Chống cháy nổ Dự án sẽ trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy khác tại các khu vực nhà ở. Lắp đặt các họng chứa cứu hoả theo các tuyến đường nội bộ với bán kính cấp nước khoảng 150m. Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng sửa chữa, chống chập mạch cháy, nổ. Đặt các biển cảnh báo dễ cháy, yêu cầu các hộ dân cư tuân thủ các quy định về PCCC. Dự án sử dụng nhiều gas cho việc nấu nướng, do vậy việc cháy nổ có thể xảy ra khi gas bị xì. Cần quản lý tốt các khâu nấu ăn, không để gas xì gây cháy nổ. c. Ứng cứu khi có sự cố lan tỏa dầu tràn Vấn đề ngăn cản dầu loang trên mặt nước khi xảy ra sự cố đắm tàu chở dầu là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có đầy đủ phương tiện và dụng cụ ứng cứng sự cố. Vì vậy, khi xảy ra sự cố dầu lan đến khu vực dự án, Ban quản lý Dự án cần liên hệ ngay với chính quyền địa phương để được trợ giúp. Một số biện pháp ứng cứu tạm thời: Thông báo cho du khách, ngừng các hoạt động ven biển. Phối hợp với địa phương dùng các tàu mini cao tốc để thả phao bao quanh vùng xảy ra sự cố. Thả các bơm hút dầu nổi xuống mặt nước trong vùng bao của phao hút dầu liên kết Khởi động các bơm hút dầu để hút từ từ cho đến hết hoàn toàn phần dầu nổi trên mặt nước trong vùng bao. Sau đó chuyển lên thùng tách dầu chuyên dùng đặt sẵn trên tàu ứng cứu. Trong quá trình bơm, vùng bao của phao vây dầu liên kết sẽ được thu hẹp dần lại nhờ tàu kéo mini. d. Phương án giảm thiểu rủi ro do thiên tai Bão: Tổ Quản lý Môi trường Khu du lịch sẽ thường xuyên theo dõi tình hình dự báo diễn biến thời tiết và trình lên Ban quản lý dự án để có phương án phòng ngừa khi xảy ra thiên tai. Kết hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng tránh. Thực hiện việc thông báo và sơ tán du khách đến nơi an toàn, kêu gọi sự trợ giúp về lực lượng, phương tiện cấp cứu từ phía địa phương khi có những hiện tượng bất thường. Di chuyển những vật tư, thiết bị có thể để giảm thiếu thiệt hại về vật chất. Cam kết chịu phí tổn bồi thường cho du khách nếu trong hợp đồng du lịch có bảo hiểm. Xói lở bờ biển: Xây dựng kè cứng mái nghiêng bảo vệ bờ Do san nền cao hơn cao độ tự nhiên khoảng 1.50m – 2.60m nên để đảm bảo cho lớp đất san nền ổn định không bị sạt lở và đảm bảo công trình chính của khu du lịch được ổn định, không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh và các tai nạn có thể xảy ra nên cần thiết phải xây tường ở phía Nam giáp biển và hai phía Đông, Tây có chiều cao đắp lớn. Gia cố mái bằng hai lớp đá: Lớp trên: đá hộc lát chít mạch bằng vữa xi măng mác M100, chiều cao tường chắn là 2.5m và 3.3m. Lớp dưới cát đệm dày trung bình 10 cm. Tại chân kè có thiết kế ống thoát nước ngầm có đường kính 80mm và bố trí tầng lọc ngược. Xây dựng kè mỏ hàn mềm ứng dụng công nghệ Stabiplageâ Từ cuối năm 2003, Sở KH&CN BR-VT đã tiếp cận công nghệ Stabiplage. Sau một thời gian ứng dụng, công nghệ Stabiplage đã đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra đối với bờ biển bị xói lở, với nhiều ưu điểm vượt trội: không gây tác động xấu đến môi trường mà dựa vào tự nhiên để điều chỉnh; thời gian thực hiện được rút ngắn đáng kể so với các công trình cứng; giá thành rẻ; thi công đơn giản; công trình không cần phải bảo trì, tiết kiệm nhân công... Đặc biệt, công trình không chỉ có tác dụng chống xói lở mà còn tạo nên bãi bồi với cảnh quan mới. Sự thành công này đã mở ra hướng đi mới trong việc chống xói lở bờ biển không chỉ đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà còn cho nhiều địa phương khác trong cả nước. Nguyên lý hoạt động của công nghệ Stabiplage là thu giữ, tích tụ và duy trì tại chỗ các trầm tích, không chống lại thiên nhiên mà trợ giúp thiên nhiên thông qua hoạt động thuỷ động lực học ven biển và dịch chuyển trầm tích vào dọc bờ, từ đó tạo ra các trao đổi ổn định động lực các khu vực xói lở cần được xử lý. Stabiplage gồm các con lươn có vỏ bọc ngoài, sử dụng vật liệu tổng hợp Geocomposite (vải địa kỹ thuật) có hai lớp, lớp ngoài là lưới polyeste màu sáng, lớp lọc bên trong là polypropylene kiểu không dệt. Đặc tính cơ bản của Geocomposite là có độ bền kéo 400 kN/m và độ thấm 0,041 m/s. Chiều dài trung bình của Stabiplage từ 50 đến 80 m, có mặt cắt gần như hình elip chu vi khoảng 6,5 đến 10 m. Kích thước của Stabiplage cũng như loại vật liệu được lựa chọn thích ứng với từng khu vực của công trình. Về cơ bản có ba kiểu công trình Stabiplage: Stabiplage đặt nửa chìm, nửa lộ thiên vuông góc với bờ như kiểu mỏ hàn, nhằm hạn chế dòng ven bờ, tăng cường bồi tụ phù sa mà dòng chảy ven bờ mang theo, duy trì tại chỗ lượng phù sa theo cơ chế bồi tụ. Stabiplage đặt ngầm và song song với bờ, có tác dụng làm giảm bớt năng lượng sóng lừng mạnh, nguy hiểm, tạo vùng sóng lừng nhỏ hơn, cho phép phù sa mịn lắng đọng trong vùng bị xói lở. Stabiplage đặt sát chân các đụn cát, có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các đụn cát ven biển, ngoài ra có thể tạo ra sự phủ cát nhân tạo theo ý muốn bằng các biện pháp kỹ thuật đơn giản. Hình 4.6. Cách bố trí công trình Stabiplage Đề xuất phương án xây bờ kè mềm: Xây dựng 4 mỏ hàn mềm vuông góc với bờ (áp dụng công nghệ Stabiplage) có chiều dài mỗi mỏ hàn là 40 m, đặt cách nhau 165 m. Độ bền kéo 590 KN/m, độ thấm nước 28 l/s/m2, độ dãn dài 16%; bên trong bơm đầy cát. Vật liệu Geocomposites gồm 2 lớp: lớp ngoài dệt bằng polypropylene gia cố bằng polyamide, lớp trong bằng vật liệu polypropylene không dệt. Các mỏ hàn được neo nổi trên mặt nước, mặt cắt ngang gần như ovan, cao 0,8m rộng 2,2m, phía dưới đào hào để chứa cát lắng, 2 neo đặt ở độ sâu thích hợp. Kinh phí dự tính xây dựng bờ kè mềm Stabiplage sẽ được trình bày trong chương 7. e. Quy trình phòng chống và ứng cứu sự cố Quy trình phòng chống và ứng cứu sự cố trong thời điểm hiện tại và sau này, dự án đều thực hiện theo đúng mục tiêu: Huấn luyện thường xuyên cho công nhân và đội phòng chống sự cố của dự án nhằm duy trì khả năng giải quyết tại chỗ. Tại các nơi dễ cháy nổ, lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện PCCC được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và luôn ở trong tình trạng sẵn sàng. Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ và áp suất cao đều có hồ sơ lý lịch được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ. Các loại nhiên liệu được lưu giữ trong kho được cách ly, tránh xa nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện. Khoảng cách an toàn giữa các công trình là 12 – 20 m để ô tô cứu hỏa có thể tiếp cận dễ dàng. CB CNV, khách không được hút thuốc, không mang bật lửa, các dụng cụ phát ra lửa trong khu vực dễ cháy. Hệ thống thu sét tại các điểm cao công trình sẽ được lắp đặt theo quy phạm của Nhà nước. Chương 5 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chủ đầu tư dự án Công ty TNHH TM–SX Tây Sơn cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của dự án: Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất tại khu vực triển khai dự án như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường này; Thực hiện các phương án thu gom, xử lý chất thải trong quá trình triển khai dự án như đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường này; Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và các phương án thu gom, xử lý chất thải trong quá trình triển khai dự án; Theo dõi, kiểm soát thời gian thi công công trình, đặc biệt là các hạng mục công trình xử lý môi trường, không để kéo dài thời gian thi công; Đảm bảo kinh phí vận hành công trình xử lý và thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường; Đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường tại khu du lịch trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động đối với chất lượng khí thải của máy phát điện dự phòng (TCVN 5939-2005, loại B), nước thải (TCVN 6772-2000, mức II), không khí xung quanh (TCVN : 5937-2005, TCVN : 5949-1998), nước biển ven bờ (TCVN 5943-1995), chất thải rắn nguy hại (Thông tư 12/2006/TT-BTNMT); Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ hàng năm. Trong những trường hợp mở rộng, bổ sung hay thay đổi loại hình du lịch, chủ đầu tư cam kết sẽ báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét các biện pháp cần thiết về môi trường. Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam; nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trư.ờng. Chương 6 CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG I. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Dự án sẽ đầu tư các công trình xử lý sau để việc xây dựng và quá trình hoạt động không gây ảnh hưởng đến môi trường. Hạng mục Công trình xử lý Ghi chú Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại và hệ thống XLNT tập trung: Q = 300m3/ngày Đạt tiêu chuẩn 6772-2000 mức II Khí thải máy phát điện Hệ thống hút và ống thải cao 8-10 m Đạt tiêu chuẩn TCVN 5939 – 2005, loại B CTR Nhà lưu chứa rác 200 m2 (tường, mái che, sàn nhà) + các thùng rác - Nước mưa Hệ thống thu gom trên mái D 100 – 200 và mương hở kè đá 300mm dài 1.300 m - Theo quy định, dự án chỉ được phép hoạt động khi hoàn thành xây dựng các công trình xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Do đó, Chủ dự án cam kết sẽ hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo đúng đề xuất tại báo cáo ĐTM trước khi đi vào hoạt động. Tiến độ xây dựng được trình bày ở chương 7. II. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 1. Chương trình quản lý môi trường Dự án khu du lịch Tây Sơn có nhiều hạng mục công trình, do đó cần lập ra quy chế bảo vệ môi trường riêng của khu du lịch để quản lý thống nhất giữa các hạng mục. Liên tục cải tiến mô hình quản lý để hoạt động của dự án đạt được mục tiêu theo hướng phát triển du lịch bền vững. Cơ sở để thiết lập quy chế bảo vệ môi trường Khu du lịch Tây Sơn dựa vào: Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch (Ban hành kèm theo Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). Chủ đầu tư và Ban quản lý khu du lịch Tây Sơn sẽ thành lập Tổ Quản lý Môi trường Khu du lịch để cùng với ban quản lý và chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chương trình quản lý và giám sát môi trường của khu du lịch trong các công việc sau: Công việc Chịu trách nhiệm Chủ thầu Ban QL KDL Tổ QLMT KDL Giai đoạn thi công Quản lý CTR Thu gom về 1 vị trí duy nhất tại công trường x Hợp đồng với công ty MTĐT để thu gom x Quản lý nước thải Bố trí nhà vệ sinh lưu động ở mỗi láng trại x Xây dựng bể tự hoại tạm thời x Kiểm soát tiếng ồn Ép cột beton bằng máy thuỷ lực x Qui định giờ các xe vận chuyển vật liệu x Vận chuyển – tiêu thụ năng lượng Qui định nhà thầu không sử dụng xe quá niên hạn x Xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng không chở quá tải x Vật liệu Được chứng nhận nhãn hiệu đạt STMT x x Có tiềm năng tái sử dụng , tái chế x x Không tác động đến sức khoẻ của con người x x Kiểm soát bụi Che chắn khu vự thi công x Tưới nước lên các khu đất có khá năng phát sinh bụi x Máy móc công trường Được bảo trì đúng cách x Động cơ máy móc không bị rò rỉ xăng dầu x Giai đoạn hoạt động Thiết kế và triển khai chương trình GSMT x x Xây dựng nội quy và quy định về BVMT x x Kiểm tra việc tuân thủ qui định về BVMT của nhân viên và khách x x Kiểm tra việc tuân thủ MT của các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ của dự án x x Công tác vận hành HTXLNT x Quản lý việc thu gom, x ử lý CTR đặc biệt là CTNH x Phòng chống cháy nổ x Hành động ứng cứu khi xảy ra sự cố MT x x Ghi chú: Ban QL KDL : Ban Quản Lý Khu Du Lịch Tổ QLMT KDL : Tổ Quản Lý Môi Trường Khu Du Lịch CTR : Chất Thải Rắn MTĐT : Môi Trư ờng Đô Thị STMT : Sinh Thái Môi Trường GSMT : Giám Sát Môi Trường BVMT : Bảo Vệ Môi Trường HTXLNT : Hệ Thống Xử Lý Nước Thải CTNH : Chất Thải Nguy Hại MT : Môi Trường 2. Chương trình giám sát môi trường Để đảm bảo hoạt động dự án không gây tác động tiêu cực nhiều đến chất lượng môi trường xung quanh đồng thời đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường đề xuất sau đây cần được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động dự án. Chương trình giám sát môi trường Thông số giám sát Tần suất giám sát Địa điểm khảo sát Tiêu chuẩn so sánh Giám sát chất lượng không khí Bụi, SO2, NOx, CO, VOCs, tiếng ồn, độ ẩm 4 lần/năm 5 điểm, trong đó 3 điểm trong khu đất dự án và 2 điểm bên ngoài. TCVN 5937, 5938:2005, 5949 – 1998 và các tiêu chuẩn của Bộ Y tế Giám sát chất lượng nước thải. Lưu lượng nước thải, pH, DO, COD, BOD5, SS, tổng N, tổng P, Nitrít, Nitrat, tổng sắt, dầu mỡ (thực vật),tổng Coliform. 4 lần/năm 1 điểm tại vị trí xả nước thải sau xử lý vào đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh. TCVN 6772:2000, mức II Chương 7 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG I. KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI: 1. Hệ thống xử lý nước thải Bảng 7.1. Dự toán hệ thống xử lý nước thải TT Hạng mục Đơn vị Số lượng Kinh phí (triệu đồng) 1 Bể điều hòa, BTCT Chiếc 1 290 2 Thiết bị Bioblock, BTCT Chiếc 1 420 3 Thiết bị lắng đứng, BTCT Chiếc 1 102 4 Thiết bị khử trùng, BTCT Chiếc 1 65 5 Bể chứa bùn, BTCT Chiếc 1 52 6 Cán nền bê - ton m2 168 240 7 Song chắn rác, Inox Chiếc 1 3 8 Bơm nước cho bể điều hòa Q=20m3/h, H=10m Bộ 2 80 9 Bơm định lượng DD khử trùng Bộ 1 15 10 Máy thổi khí Bộ 2 150 11 Đĩa phân phối khí Cái 60 35 12 Thùng chứa DD khử trùng, nhựa 500 lít cái 1 1.5 13 Vật liệu đệm cho thiết bị bioblock m3 24 168 14 Bùn hoạt tính m3 20 30 15 Phân tích mẫu trong quá trình chạy thử nghiệm tháng 3 30 16 Hệ thống đường ống công nghệ van khóa HT 1 205 17 Hệ thống điện (cáp, 3 phase) HT 1 120 18 Hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ 30 19 Nhân công lắp đặt 75 Tổng cộng 2111.5 ( Hai tỉ một trăm mười một triệu năm trăm ngàn đồng) 2. Hệ thống thu gom chất thải rắn Bảng 7.2. Các hạng mục cần xây dựng và thiết bị để thu gom chất thải rắn Số TT Hạng mục xây dựng Đơn vị Số lượng Giá thành (triệu đồng) 1 Nhà thu gom tập trung 200 m2. 1 560 2 Thùng rác 0,5m x 0,5m x 1,0m 40 72 Tổng cộng 632 3. Hệ thống thu gom nước mưa: Hệ thống đường ống thu gom nước mưa ước tính khoảng 1300m. Bảng 7.3. Bảng dự trù kinh phí Hệ thống thu gom nước mưa STT Danh mục vật tư Khối lượng (m) Đơn giá (đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1 Mương hở kè đá 300mm 300 300.000 90 2 Ống nhựa HDPE Ø114 500 60.000 30 3 Ống nhựa HDPE Ø200 500 80.000 40 Tổng cộng 160 4. Hệ thống thoát nước thải: Bảng 7.4. Bảng dự trù kinh phí Hệ thống thoát nước thải STT Danh mục vật tư Khối lượng (m) Đơn giá (đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1 Cống D300 BTCT 615 400.000 246 2 Cống D400 BTCT 895 600.000 537 Tổng cộng 783 5. Hệ thống kiểm soát khí thải máy phát điện dự phòng: Bảng 7.5. Bảng dự trù kinh phí Hệ thống kiểm soát khí thải máy phát điện dự phòng STT Danh mục vật tư Khối lượng Đơn giá (triệu đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1 Ống khói 10m 8 80 2 Quạt hút 15000m3/h 75 75 3 Nhà cách âm 56m2 5/m2 280 Tổng cộng 435 6. Bể tự hoại: Bảng 7.6. Bảng dự trù kinh phí Bể tự hoại STT Công trình Số lượng bể (n) Thể tích (V) m3 Tổng thể tích (n×V) m3 Đơn giá (triệu/m3) Thành tiền (triệu đồng) 1 Khu điều hành dịch vụ 01 15 15 3 45 2 Khu biệt thự liên kế 16 2 32 3 96 3 Bungalow đôi 29 2 58 3 174 4 Biệt thự cao cấp 03 2 6 3 18 5 Khách sạn 01 25 25 3 75 6 Khu Spa 01 2 2 3 6 7 Khu thể thao 01 2 2 3 6 8 Nhà phục vụ sân golf, sân tennis 01 2 2 3 6 Tổng cộng 426 7. Bể bẫy dầu: Bếp ăn khách sạn phục vụ cho khoảng 200 thực khách nên ước tính thể tích bể bẫy dầu sẽ là 5m3. Vậy giá tiền bể bẫy dầu là: 15triệu đồng II. KINH PHÍ KHÁC Bảng 7.7. Chi phí vận hành các công trình xử lý môi trường Số TT Nội dung Kinh phí thực hiện (triệu đồng) 1 Kinh phí cho hoạt động giám sát chất lượng môi trường của dự án - Giám sát chất lương không khí - Giám sát chất lượng nước thải 70/năm 50/năm 20/năm 2 Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải 27/tháng 3 Chi phí xử lý bụi, ồn, cây xanh 10 triệu/tháng 4 Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn 10 triệu/tháng Trong quá trình xây dựng dự án, một số hạng mục liên quan đến xử lý chất thải như hệ thống thu gom nhiệt thừa, các công trình vệ sinh, thoát nước, cách âm, máy phát điện dự phòng,... đã được tính chi phí trong phần dự toán xây lắp và thiết bị. Khi tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM, các hạng mục công trình môi trường cần được xác định rõ dự toán được ước tính như trên. III. TỔNG KẾT DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI. Bảng 7.8. Bảng tổng kết dự trù kinh phí đầu tư các công trình xử lý chất thải Các công trình xử lý Dự trù đầu tư Bể tự hoại 426.000.000 Bể bẫy dầu 15.000.000 Hệ thống XLNT 2.111.500.000 đ Hệ thống kiểm soát khí thải máy phát điện 435.000.000 Thu gom, vận chuyển CTR 632.000.000 đ Hệ thống thu gom nước mưa khoảng 1.300 m 160.000.000 đ Hệ thống thoát nước thải 783.000.000 đ Tổng 4.562.500.000 IV. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI Nếu dự án bắt đầu triển khai xây dựng vào đầu năm 2008, tiến độ xây dựng các công trình xử lý chất thải như sau: Bảng 7.9. Dự kiến kế hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải Số TT Các công trình Thời gian Tiến độ 1 Hệ thống xử lý nước thải: - Hệ thống bể tự hoại - Hệ thống xử lý nước thải tập trung - Hệ thống thoát nước 6 tháng Từ tháng 04/2008 đến tháng 09/2008 2 Hệ thống thu gom chất thải rắn 2 tháng Trong quí 3/2008 3 Xử lý khí thải 2 tháng 4 Các công trình khác như cây xanh, biển báo,… 2 tháng Thời gian xây dựng, lắp đặt được tiến hành đồng thời với quá trình xây dựng cơ bản của dự án. V. KINH PHÍ ĐẦU TƯ xây dỰng kè Bảng 7.10. Dự trù kinh phí đầu tư xây dựng kè Số TT Các công trình Dự trù đầu tư 1 Phần kè cứng 10.000.000.000 đ 2 Phần kè mềm Stabiplage Các mỏ hàn mềm Stabiplage (160m) 4.000.000.000 đ Chi phí lắp đặt, vận chuyển Stabiplage 1.000.000.000 đ Chương 8 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Căn cứ theo quy định tại khoản 8, điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường và theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn đã có công văn số 19/ CV - TS v/v tham vấn ý kiến cộng đồng phục vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi tới Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nơi thực hiện dự án để thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu dự kiến áp dụng và đề nghị cho ý kiến phản hồi bằng văn bản. Sau đây là các ý kiến của 02 cơ quan trên về Dự án xây dựng Khu du lịch Tây Sơn. I. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC TỈNH Với các nội dung nhận được như trên, UBND xã Phước Tỉnh đã có công văn số 117/CV – UBND trả lời như sau: 1) Vấn đề tư dự án xây dựng khu du lịch tại xã Phước Tỉnh, huyện Long điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Tây Sơn là hoàn toàn phù hợp, khai thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa phương. 2) Vấn đề môi trường trong quá trình thi công cũng như khi dự án đi vào hoạt động đề nghị chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bản kết quả tham vấn ý kiến được đính kèm tại phần phụ lục của Báo cáo. II. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ PHƯỚC TỈNH Với nội dung nhận được như trong phần (1), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phước Tỉnh có công văn số 07/CV – MT trả lời với nội dung thể hiện sự đồng tình dự án triển khai xây dựng và hoạt động. Bản kết quả tham vấn ý kiến được trình bày trong phụ lục của Báo cáo. Chương 9 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ I. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ SỐ LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 2005. Tiêu chuẩn Việt Nam Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 2000. Tiêu chuẩn Việt Nam Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 1998. Tiêu chuẩn Việt Nam Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 1995. Hiện trạng môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006. Niên giám thống kê của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2004, 2005, 2006. Các số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực thực hiện Dự án. Bệnh nghề nghiệp. GS. Lê Trung, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 1993. Water quality criteria 1972. Environmental Study Board. National Academy of Sciences. Washington D.C. 1972. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 1 : Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution,WHO, Geneva, 1993. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 2 : Approaches for Consideration in formulating Environmental Control Strategies, WHO, Geneve, 1993. Standard Methods for Water and Wastewater examination, New York, 1989. WHO (1979), Sulphur oxides and suspended particulate matter. Environmental Health Criteria Document No.8, World Health Organization, Geneva, Switzerland. Water - Resources Engineering. McGraw-Hill International Editions. 1991 Air pollution control engineering. Noel de nevers. McGraw-Hill International Editions. 1994. 2. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tạo lập Dự án Khu du lịch Tây Sơn. Hệ thống bản vẽ thiết kế kỹ thuật của dự án II. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Các phương pháp sau được dùng để đánh giá: Phương pháp thống kê nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh. Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án. Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phương pháp ma trận (matrix) được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường. Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án. III. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng được đưa ra trong bảng 9.1. Bảng 9.1. Tổng hợp mức độ tin cậy của phương pháp ĐTM đã sử dụng Số TT Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân 1 Phương pháp thống kê Cao Dựa theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh. 2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm Cao - Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại - Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn 3 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993 Trung bình Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam 4 Phương pháp so sánh tiêu chuẩn Cao Kết quả phân tích có độ tin cậy cao 5 Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận Trung bình Phương pháp chỉ đánh giá định tính hoặc bán định lượng, dựa trên chủ quan của những người đánh giá 6 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn bản của UBND phường và UBMTTQ phường Báo cáo ĐTM cho dự án Tây Sơn do Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn làm chủ đầu tư với sự tư vấn của GIA ANH ENVI Co., Ltd. Với kinh nghiệm thực tế đã có, chúng tôi đã đánh giá được đầy đủ và có độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại. Bên cạnh nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, dự án còn nhận được các ý kiến tham vấn của Ủy ban nhân dân và Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tại địa điểm thực hiện dự án nên đánh giá các tác động nêu trong báo cáo đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương. Khi đi vào hoạt động thi công và vận hành dự án tiếp tục bổ sung những biện pháp hiệu quả hơn để giảm thiểu thấp nhất tác động có hại của dự án tới môi trường tự nhiên và xã hội tại khu vực dự án. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Để đánh giá tác động môi trường của dự án khu du lịch Tây Sơn huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã: Tiến hành khảo sát, lấy mẫu phân tích, đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án. Đánh giá các tác động tiềm năng trong quá trình xây dựng và vận hành dự án đến chất lượng môi trường và hoạt động kinh tế - xã hội của khu vực dự án. Nhìn chung các tác động này là không đáng kể và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đề xuất những biện pháp khả thi và hiệu quả để kiểm soát các tác động trong quá trình xây dựng và vận hành dự án. Xây dựng chương trình quản lý môi trường và giám sát chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án Từ các kết quả thu thập được có thể kết luận rằng các tác động môi trường tiêu cực từ các dự án hoàn toàn có thể kiểm soát được. Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện dầy đủ các biện pháp đã nêu trong báo cáo để đảm bảo quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sức khoẻ con người. II. KIẾN NGHỊ Kiến nghị Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xem xét, sớm thẩm định cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự Án Khu Du Lịch Tây Sơn để chủ đầu tư có thể nhanh chóng thực hiện các bước tiếp theo của dự án: Thu hồi và giao đất cho dự án. Thẩm định thiết kế cơ sở và giấy phép xây dựng. Cấp giấy chứng nhận đầu tư. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM khu du lich.doc
Tài liệu liên quan