Đánh giá tác động môi trường Thủy Điện Krông Hnăng

Hầu hết các phương pháp trên đã được rất nhiều các công trình, dự án sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá và dự báo các tác động môi trường như: thuỷ điện Srêpok 3, thuỷ điện Srêpok 4, thuỷ điện Trung Sơn, thuỷ điện Buôn Tua Srah, thuỷ điện Sông Ba Hạ, do đó việc sử dụng chúng trong nghiên cứu, đánh giá dự báo các tác động môi trường của dự án là phù hợp, đúng đắn và kết quả dự báo có thể chấp nhận được. Mức độ tin cậy của các dự báo và đánh giá được trình bày trong mục 9.3. Tính đúng đắn, mức độ tin cậy của nhóm phương pháp sử dụng đánh giá và dự báo các tác động đã được phân tích đánh giá chi tiết trong mục 3.4. Riêng phương pháp chuyên gia là phương pháp phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá. Báo cáo có sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực môi trường thuộc: Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,. (xem phần mở đầu). Đây là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, công tác lâu năm trong lĩnh vực khác nhau về môi trường như: sinh thái, địa chất, địa lý, và đã tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhiều công trình, dự án thuỷ điện như: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3, A Vương, Tuyên Quang, Thác Mơ,

doc170 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường Thủy Điện Krông Hnăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 6.2.1. Chương trình quản lý môi trường 6.2.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong quá trình thi công công trình Để quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công Chủ đầu tư thành lập một bộ phận chuyên trách đại diện cho chủ đầu tư tổ chức quản lý, triển khai thực hiện: Môi trường - Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhiệm vụ: Quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình như: quản lý môi trường xung quanh, quản lý chất thải và phòng chống sự cố môi trường, tổ chức thực hiện giám sát môi trường trong quá trình thi công. Yêu cầu Nhà thầu xây dựng phải quản lý cán bộ, công nhân xây dựng không được xâm hại tài nguyên rừng, thực hiện đúng quy định về xử lý chất thải, thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong thi công. Tiếp nhận thông tin phản hồi về vấn đề môi trường của các đơn vị thi công, người dân địa phương, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường địa bàn đặt dự án,… trong quá trình thực hiện dự án. - Tư vấn cho Chủ dự án giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến dự án trong giai đoạn thi công. - Là đầu mối theo dõi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, các chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường của các đơn vị, cán bộ, công nhân xây dựng của nhà thầu. - Cán bộ giám sát môi trường của chủ dự án có trách nhiệm: + Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của các đơn vị nhà thầu thi công. + Lập các báo cáo định kỳ các công tác giám sát môi trường. + Thu thập các thông tin về diễn biến tác động môi trường trong giai đoạn thi công. - Phối hợp với cộng đồng địa phương và các đơn vị chuyên trách xử lý kịp thời những sự cố môi trường. Sau khi xử lý các thông tin này cần được thông báo cho các tổ chức liên quan. - Sau khi có các chương trình giám sát thường xuyên tại công trường, ban quản lý sẽ có các báo cáo thường xuyên theo định kỳ cho địa phương, cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên. Chu kỳ báo cáo là 6 tháng hoặc một năm tuỳ theo từng hoạt động giám sát. 6.2.1.2. Chương trình quản lý môi trường trong quá trình vận hành công trình Để quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành Ban quản lý nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng cử 01 cán bộ quản lý môi trường. Nhiệm vụ : Quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành công trình như: quản lý môi trường xung quanh, quản lý chất thải và phòng chống sự cố môi trường. Sự xâm hại tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của cán bộ, công nhân vận hành,… Việc sử dụng tài nguyên nước hồ chứa. Việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trong hồ chứa. Theo dõi việc thu gom, xử lý dầu mỡ thải,…trong quá trình vận hành. Đề xuất các phương án phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình vận hành công trình: nguy cơ mất nước hồ chứa, nguy cơ vỡ đập,… Thu thập các thông tin, giám sát mọi sự thay đổi của môi trường trong quá trình vận hành. - Theo dõi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, các chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường của các đơn vị, cán bộ, công nhân vận hành. - Tiếp nhận thông tin phản hồi về vấn đề môi trường của người dân địa phương, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường địa bàn đặt dự án,… trong quá trình vận hành. - Báo cáo định kỳ với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. - Tư vấn cho cho Ban quản lý nhà máy giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan. - Thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng, cộng đồng địa phương xử lý kịp thời những sự cố môi trường. 6.2.2. Chương trình giám sát môi trường 6.2.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình a) Chương trình giám sát chất thải Chương trình giám sát chất thải lỏng - Kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải lỏng: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp (dầu mỡ thải,…). - Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải lỏng. - Giám sát việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, dầu mỡ thải theo quy trình kỹ thuật đã được đưa ra. * Vị trí giám sát: 1 vị trí tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt; 1 vị trí tại trạm trộn bê tông; 1 vị trí tại trạm bảo dưỡng phương tiện, máy móc. * Thông số giám sát: Khối lượng thải, pH, chất rắn lơ lửng, DO, BOD, COD, tổng N, tổng P, coliform, chất tẩy rửa, dầu mỡ thải. * Tần suất giám sát: 1 quý/lần trong giai đoạn thi công. Chương trình giám sát chất thải rắn - Kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải rắn: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp (đất đá thải, vỏ bao bì,…). - Theo dõi khối lượng chất thải rắn phát sinh: Khối lượng rác thải sinh hoạt; khối lượng đất đá thải trong quá trình thi công;… - Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn. - Giám sát việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, đất đá thải,… theo quy trình kỹ thuật đã được đưa ra. Vị trí giám sát: Khu vực lán trại công nhân, khu mặt bằng công trình, khu mỏ vật liệu, khu vực xây dựng khu tái định cư - định canh. * Tần suất giám sát: 1 quý/lần trong giai đoạn thi công. b) Chương trình giám sát môi trường xung quanh Chương trình giám sát môi trường không khí - Quan trắc môi trường không khí trong thời gian thi công, bao gồm: bụi lắng tổng cộng, bụi PM10, tiếng ồn, độ rung, các khí thải độc hại CO, NO2, SO2, Pb, O3,... - Vị trí quan trắc: 07 vị trí: 2 vị trí tại khu vực khai thác nguyên vật liệu (mỏ đất, mỏ đá); 1 vị trí tại khu vực xây dựng đập; 1 vị trí tại khu vực đổ thải (bãi thải sinh hoạt); 1 vị trí tại khu vực trạm nghiền sàng, trộn bêtông, 1 vị trí tại khu nhà ở của ban quản lý công trường và lán trại công nhân; 1 vị trí KBTTN Ea Sô (cách công trình trên 3km). Sơ đồ vị trí giám sát: xem hình 14. - Tần xuất quan trắc: 6 tháng/lần trong 04 năm xây dựng. - Kinh phí giám sát được trình bày trong chương 7. Chương trình giám sát môi trường nước (tính cả trong giai đoạn thi công và vận hành công trình). Sơ đồ vị trí giám sát : xem hình 14. - Trong thời gian thi công và vận hành nhà máy sẽ tiến hành công tác giám sát môi trường nước. Ngoài việc giám sát chất lượng nước cần theo dõi các diễn biến của các yếu tố khác của môi trường nước như: sự biến đổi dòng chảy, cường độ và tần suất xuất hiện lũ,… - Việc quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn sẽ tuân thủ đúng theo quy trình quy phạm của ngành khí tượng thuỷ văn trực thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường. - Mục đích quan trắc: + Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước. + Giám sát môi trường nước nhằm phát hiện kịp thời các biến đổi về chất lượng nước trong khu vực và trong trường hợp cần thiết áp dụng tức thời các biện pháp xử lý bảo vệ môi trường nước. - Các chỉ tiêu cần quan trắc: + Chỉ tiêu hoá: độ pH, COD, BOD, DO, Pb, tổng Nitơ (NH4, NO3-, NO2-), PO4-, tổng sắt (Fe+2, Fe+3), dầu mỡ, độ đục, chất rắn lơ lửng, Coliform (theo TCVN 5942:1995) . + Chỉ tiêu thuỷ văn: Quan trắc mực nước, lưu lượng - Các vị trí quan trắc: Nước sông: 1 vị trí tại thượng lưu hồ chứa (i), 1 vị trí tại hồ chứa (ii), 1 vị trí tại hạ lưu nhà máy (iii). - Tần xuất quan trắc: + Chỉ tiêu hoá: 6 tháng/lần trong 02 năm đầu xây dựng. 1 quý/lần trong 02 năm xây dựng tiếp theo 6 tháng/lần trong thời gian thi công còn lại và 5 năm đầu hồ tích nước. 1 năm/lần trong 5 năm vận hành tiếp theo. + Chỉ tiêu thuỷ văn: Vị trí(ii) : Lưu lượng, mực nước quan trắc theo quy định trạm TV cấp II liên tục trong thời gian thi công; trong thời gian vận hành chỉ quan trắc mực nước suốt quá trình vận hành. Vị trí (iii): giai đoạn thi công không quan trắc, Giai đoạn vận hành quan trắc trong 10 năm ( 06 tháng / lần vào mùa lũ và mùa khô) quan trắc cả mực nước và lưu lượng. Kinh phí giám sát được trình bày trong chương 7. c) Chương trình giám sát môi trường khác Chương trình giám sát môi trường sinh thái Tác động của công trình thuỷ điện Krông Hnăng đến môi trường sinh thái vùng lòng hồ là đáng kể, đặc biệt đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Vì vậy, việc giám sát môi trường sinh thái là rất cần thiết. Giám sát môi trường sinh thái bao gồm các hoạt động sau: - Giám sát việc trồng mới 175ha rừng . - Nhà thầu trong quá trình thi công phải tự giám sát các hoạt động trái phép như săn bắt, vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã, khai thác lâm sản, cây rừng,... của công nhân xây dựng. Giám sát y tế và an toàn lao động Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động đối với y tế và an toàn lao động đối với công nhân xây dựng công trình. - Kiểm soát, thực hiện các biện pháp y tế khác như tiêm phòng, phòng chống lao, sốt rét, … khả năng cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh,… Giám sát công tác bồi thường và di dân tái định cư - định canh Nhìn chung, công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư - định canh là công tác phức tạp. Cơ cấu tổ chức cơ quan giám sát phải thể hiện tính trách nhiệm tổng hợp của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, xã, thôn và đại diện những người bị ảnh hưởng. Chương trình di dân, giám sát tái định cư - định canh đã được đề cập cụ thể ở phần kế hoạch bồi thường di dân TĐC - ĐC. d) Tổ chức các hoạt động giám sát - Đối với các hoạt động giám sát môi trường nền, Chủ đầu tư sẽ đào tạo, tuyển dụng nhân viên giám sát, hợp đồng với các cơ quan có đủ chức năng thực hiện quan trắc giám sát. - Đối với các hoạt động giám sát môi trường sinh thái, các hoạt động liên quan đến thảm thực vật rừng và hệ động vật hoang dã trong quá trình xây dựng cũng như vận hành công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm quan sát và báo cáo với các cơ quan về môi trường ở địa phương, cơ quan quản lý môi trường phê duyệt báo cáo môi trường, khi thấy có các biểu hiện bất thường. - Kiến nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có các biện pháp hợp lý và khả thi để giám sát các hoạt động săn bắt, khai thác sản phẩm rừng của dân địa phương trong thời gian thi công và nhất là sau khi dự án đi vào hoạt động. - Việc giám sát bồi thường tái định cư được thực hiện thường xuyên và do ban di dân tái định cư chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng có các cuộc kiểm tra hàng năm, do các nhóm chuyên gia độc lập thực hiện nhằm đảm bảo tính khách quan. - Báo cáo định kỳ cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên 6 tháng hoặc 1 năm tuỳ theo từng hoạt động giám sát. 6.2.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình Sau khi công trình thuỷ điện Krông Hnăng hoàn thành, giai đoạn vận hành sẽ bắt đầu từ cuối năm 2008. Trong giai đoạn vận hành, các tác động môi trường xảy ra trên một phạm vi rộng: từ thượng du, khu vực lòng hồ đến hạ du công trình. Thời gian tác động cũng kéo dài, nhiều tác động còn tiềm ẩn cho đến nay chưa thể dự báo hết được. Ở nước ta, một số quan trắc, nghiên cứu về môi trường ở khu vực các hồ thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Thác Bà đã kéo dài được 15 - 20 năm từ khi vận hành nhưng các số liệu quan trắc này còn chưa đồng bộ và liên tục, các kết quả còn hạn chế. Vì vậy, chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình thuỷ điện Krông Hnăng cụ thể là: a) Giám sát xói lở bờ sông, hồ Trong thời gian vận hành, hàng năm tổ chức các đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tượng xói lở bờ hồ, bờ sông, xác định quy mô và mức độ xói lở nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp. Tần suất: 6 tháng/lần trong những năm đầu tích nước (5năm). 1 lần/năm trong 10 năm vận hành tiếp theo. Vị trí giám sát: khu vực bờ hồ sát đập dài khoảng 2,0km về phía thượng lưu; khu vực từ kênh xả nhà máy dài khoảng 2,0km về phía hạ lưu. b) Giám sát bồi lắng lòng hồ Tiến hành đo địa hình lòng hồ định kỳ. Mục đích là giám sát bồi lắng lòng hồ, phát hiện và kịp thời xử lý các biến cố bất thường. Tần xuất: 10 năm/lần. Thời gian quan trắc: trong thời gian vận hành của công trình. c) Giám sát hệ sinh thái Khảo sát định kỳ hàng năm về cá và thuỷ sinh trong vùng lòng hồ và khu vực hạ du (sau đập và sau nhà máy) từ khi bắt đầu tích nước hồ nhằm phát hiện các thay đổi về thành phần loài và sự phát triển của chúng sau khi có hồ. Tiếp tục thực hiện các chuyến khảo sát định kỳ hàng năm về hệ sinh thái tại khu vực dự án và tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nhằm phát hiện các biến đổi về đa dạng sinh học. Kiểm kê tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu vực làm cơ sở thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động, đặc biệt là khu vực đoạn sông khoảng 3km từ sau đập đến trước nhà máy. Lực lượng thực hiện là các chuyên gia về môi trường sinh thái, cá và thuỷ sinh. Thời gian: 5năm từ khi vận hành. Tần suất quan trắc: 01năm/lần. Riêng các hoạt động giám sát thuỷ sinh vật sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia sinh thái học và kinh phí do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm. e) Giám sát môi trường khu vực tái định cư Sau khi quá trình TĐC - ĐC ổn định, Chủ đầu tư tiếp tục có các hoạt động giám sát về cuộc sống và sản xuất của các hộ dân tại khu vực TĐC - ĐC nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện bất hợp lý. Hình thức giám sát: Hàng năm tổ chức các cuộc tiếp xúc, lấy ý kiến của người dân TĐC - ĐC và chính quyền địa phương, kịp thời giải quyết những vướng mắc của người dân, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. Thời gian: 5năm sau khi TĐC-ĐC. Tần suất quan trắc: 01năm/lần. f) Giám sát an toàn đập Trong suốt quá trình vận hành, Chủ đầu tư thực hiện chương trình giám sát, quản lý an toàn đập bằng hệ thống quan trắc tự động bằng các thiết bị chuyên dụng. Đối tượng quan trắc: độ thấm nước qua đập, độ biến dạng đập. Khi có biểu hiện biến động bất thường, Chủ đầu tư sẽ kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục. g) Tổ chức hoạt động giám sát Các hoạt động giám sát sẽ được Chủ đầu tư, đại diện là Ban quản lý nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng chịu trách nhiệm. Việc triển khai thực hiện sẽ theo phương thức hợp đồng với các cơ quan tư vấn và các chuyên gia về môi trường. Kinh phí thực hiện do Ban quản lý nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng chịu trách nhiệm. Chương 7 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG Để đảm bảo những kiến nghị về biện pháp giảm nhẹ được tuân theo và được thi hành chúng tôi đã đề xuất chương trình xử lý, quản lý và giám sát môi trường như được trình bày trong chương 4 và chương 6 . Kinh phí cho các công trình môi trường tại thời điểm lập dự án đầu tư chỉ mang tính chất khái toán, giá trị thực tế sẽ do đơn vị thi công lập trình duyệt đề cương dự toán, chủ đầu tư phê duyệt theo đơn giá thực tế tại thời điểm thi công. 7.1. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 7.1.1. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt Kinh phí bao gồm các hạng mục xây dựng: đường ống thu nước, bể thu gom, bể phân huỷ sinh học, bể lắng cặn bùn, bể khử trùng. Kinh phí để thực hiện các hạng mục trên nằm trong kinh phí của nhà thầu. 7.1.2. Công trình xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp xây dựng 7.1.2.1. Chương trình xử lý chất thải công nghiệp xây dựng Kinh phí bao gồm các hạng mục xây dựng: san ủi mặt bằng bãi thải; đắp đê quây; đào mương xung quanh bãi thải để thu gom nước mưa; san ủi, đầm nén sau khi đổ đất đá thải. Kinh phí để thực hiện các hạng mục trên nằm trong kinh phí của nhà thầu. 7.1.2.2. Chương trình xử lý chất thải sinh hoạt Giá thành xây dựng bãi rác tạm tính: 0,0515 ha x1 tỷ đồng/ha = 51.500.000 đ Chi phí xử lý chất thải được tính trong gói thầu xây dựng. 7.1.3. Chương trình thu dọn lòng hồ - Thu dọn khu dân cư: Kinh phí thu dọn khu dân cư: 189 hộ x 1.000.000VNĐ/hộ = 189.000.000VNĐ - Thu dọn các khu nghĩa địa: Kinh phí thu dọn vệ sinh mồ mả: 59 mộ x 500.000VNĐ/mộ = 29.500.000VNĐ - Thu dọn thảm thực vật: Kinh phí thu dọn lòng hồ: + Thu dọn cây trồng lâu năm: ( tạm tính) 140ha x 2.000.000VNĐ/ha = 280.000.000VNĐ + Thu dọn rừng: (tạm tính) 129ha x 3.000.000VNĐ/ha = 387.000.000VNĐ + Phát đốt thảm cỏ cây bụi: tạm tính 40.000.000đ/ 400 ha 7.1.4. Công trình xử lý bom mìn, vật nổ Kinh phí thực hiện + Thăm dò khảo sát rà phá bom mìn: 7.870.000.000 VNĐ 7.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 7.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình a) Chương trình giám sát chất thải Chương trình giám sát chất thải lỏng Kinh phí thực hiện chương trình giám sát chất thải lỏng theo các chỉ tiêu quan trắc và tần suất giám sát như sau: 4 lần/năm x 4 năm = 16lần lấy mẫu 16 lần x 1mẫu/vị trí x 3vị trí x 2.000.000 đồng/mẫu = 96.000.000 đồng Chương trình giám sát chất thải rắn Kinh phí thực hiện bao gồm các chi phí giám sát nguồn phát thải (chất thải trong xây dựng, sinh hoạt, ...); khối lượng phát thải; việc thu gom, xử lý và thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Kinh phí này nằm trong kinh phí của nhà thầu. b) Chương trình giám sát môi trường xung quanh Chương trình giám sát môi trường không khí Kinh phí thực hiện chương trình giám sát môi trường không khí theo các chỉ tiêu quan trắc và tần suất quan trắc đề xuất trong mục 6.2.2.1 như sau: 07 vị trí x 2 lần/năm x 4 năm x 4.000.000đ/vtrí/lần = 224.000.000 đ Chương trình giám sát môi trường nước (tính cả trong giai đoạn thi công và vận hành công trình) * Kinh phí thực hiện chương trình giám sát môi trường nước theo các chỉ tiêu quan trắc và tần suất quan trắc đề xuất trong chương 6 như sau: - Chi phí giám sát chất lượng nước sông: + Giai đoạn xây dựng: ((02 lần x 2năm) + (04 lần x 02năm)) x 3 vị trí x 3.000.000đ = 108.000.000đ + Giai đoạn vận hành: ((02 lần x 5năm) + (01lần x 05 năm)) x 3 vị trí x 3.000.000đ = 135.000.000đ Tổng kinh phí giám sát chất lượng môi trường nước: 243.000.000đ * Kinh phí quan trắc thuỷ văn: + Vị trí (i): Quan trắc 30 năm x 12lần x 1.000.000 đ = 360.000.000đ + Vị trí (ii): kinh phí trong quản lý vận hành nhà máy + Vị trí (iii): Quan trắc 10 năm x 12 lần x 1000.000đ = 120.000.000đ Tổng kinh phí quan trắc thuỷ văn: 480.000.000đ c) Chương trình giám sát môi trường khác Chương trình giám sát môi trường sinh thái Kinh phí bao gồm: trồng mới rừng và giám sát các hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán các động vật hoang dã, khai thác lâm sản,… trái phép của công nhân xây dựng. - Kinh phí trồng mới rừng (175ha): 8.000.000 đồng/ha x 175ha = 1.400.000.000 VNĐ. - Kinh phí giám sát tính trong chi phí chung của nhà thầu xây dựng. Giám sát y tế và an toàn lao động Giám sát y tế và an toàn lao động gồm: giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động đối với y tế và an toàn lao động; kiểm soát, thực hiện các biện pháp y tế khác: tiêm phòng, phòng chống lao, sốt rét,… Kinh phí thực hiện cho công tác giám sát y tế và an toàn lao động được tính trong chi phí chung của nhà thầu xây dựng. Giám sát công tác bồi thường và di dân tái định cư - định canh Kinh phí cho các hoạt động giám sát công tác bồi thường di dân tái định cư - định canh nằm trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 7.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình a) Giám sát xói lở bờ sông, hồ Kinh phí cho các hoạt động giám sát xói lở bờ sông hồ gồm: khảo sát để phát hiện kịp thời các hiện tượng xói lở bờ hồ, bờ sông (quy mô và mức độ). Chi phí giám sát tính trong chi phí vận hành. b) Giám sát bồi lắng lòng hồ Kinh phí giám sát bồi lắng lòng hồ bao gồm: chi phí đo địa hình lòng hồ định kỳ. Chi phí tính trong chi phí vận hành. c) Giám sát hệ sinh thái Kinh phí giám sát bao gồm: Kinh phí đóng góp cho khu BTTN Ea Sô: 300.000.000đ Chi phí giám sát thuỷ sinh vật sẽ do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm (tạm tính) là: 1lần/năm x 5 năm x 20.000.000 đồng/lần = 100.000.000VNĐ. d) Giám sát môi trường khu vực tái định cư Kinh phí giám giám môi trường khu vực tái định cư do Chủ đầu tư chi trả để giám sát về cuộc sống và sản xuất của các hộ dân tại khu vực TĐC - ĐC nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện bất hợp lý. e) Giám sát an toàn đập Kinh phí giám sát an toàn đập được tính trong chi phí xây dựng (chi phí lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động). Bảng 7.1: Khái toán chi phí các hoạt động bảo vệ môi trường TT Các hoạt động Chi phí (đồng) Ghi chú I Giai đoạn xây dựng 11.290.000.000 1 Xử lý nước thải sinh hoạt Tính trong kinh phí chung của nhà thầu 2 Xử lý rác thải Xử lý chất thải CNXD Tính trong kinh phí chung của nhà thầu Xử lý rác thải sinh hoạt 51.500.000 Tính trong kinh phí chung của nhà thầu 3 Thu dọn lòng hồ Khu dân cư 189.000.000 Các khu nghĩa địa 29.500.000 Rừng 387.000.000 Thảm cây trồng lâu năm 280.000.000 Phát đốt 40.000.000 4 Xử lý bom mìn, vật nổ, chất độc hoá học Dò phá bom mìn, vật nổ 7.870.000.000 5 Giám sát chất thải Chất thải lỏng 96.000.000 Chất thải rắn Tính trong kinh phí chung của nhà thầu 6 Giám sát môi trường xung quanh Môi trường không khí 224.000.000 Môi trường nước 723.000.000 7 Giám sát môi trường sinh thái Trồng rừng 1.400.000.000 Giám sát các hoạt động trái phép Tính trong kinh phí chung của nhà thầu 8 Giám sát y tế và an toàn lao động Tính trong kinh phí chung của nhà thầu 9 Giám sát công tác bồi thường và di dân TĐC - ĐC Tính trong kinh phí bồi thường hỗ trợ TĐC. II Giai đoạn vận hành 400.000.000 10 Giám sát chất thải Giám sát chất thải lỏng Tính trong chi phí vận hành nhà máy Giám sát chất thải rắn Tính trong chi phí vận hành nhà máy 11 Giám sát môi trường khí tượng - thuỷ văn Tính trong chi phí vận hành nhà máy 12 Giám sát xói lở bờ sông, hồ Tính trong chi phí vận hành nhà máy 13 Giám sát bồi lắng lòng hồ Tính trong chi phí vận hành nhà máy 14 Giám sát môi trường sinh thái Giám sát hệ sinh thái, đa dạng sinh học (đóng góp cho KBTTN Ea Sô) 300.000.000 Tính trong chi phí vận hành nhà máy Giám sát thuỷ sinh vật 100.000.000 Tính trong chi phí vận hành nhà máy 15 Giám sát môi trường khu vực tái định cư Tính trong chi phí vận hành nhà máy 16 Giám sát an toàn đập Tính trong chi phí vận hành nhà máy Tổng (I+II) 11.690.000.000 Chương 8 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 8.1. Ý kiến của UBND các xã và UBMTTQ các xã và Ban Quản Lý KBTTN EA SÔ Công tác tham vấn cộng đồng đã được tiến hành theo 2 hình thức, đến địa phương làm việc trực tiếp với đại diện các xã trong vùng ảnh hưởng (thời giam tham vấn từ ngày 27 /10 /2006 đến ngày 03/11/2006) và hình thức tham vấn bằng văn bản của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã có công văn số 216/07/CV-S3-KT ngày 16 /04/2007 của Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” đến UBND xã và UBMTTQ các xã Ea Sô - huyện Ea Kar, xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk, xã Ea Ly - huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên, kèm theo bản Tóm tắt báo cáo ĐTM của dự án. Các xã có văn bản phúc đáp công văn số 216 /07/CV-S3-KT của Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông 3 như sau: - Xã Ea Ly có văn bản về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” ngày 19 tháng 4 năm 2007 - Xã Cư Prao có văn bản về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” ngày 18 tháng 4 năm 2007 - Xã Ea Sô có văn bản về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” ngày 18 tháng 4 năm 2007 Chủ đầu tư đã có công văn số 273/07/CV-S3-KT ngày 4 /05/2007 của Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” gửi tới Ban Quản lý KBTTN Ea Sô kèm theo bản Tóm tắt báo cáo ĐTM của dự án. BQL khu BTTN Ea Sô văn bản phúc đáp ngày 08 tháng 05 năm 2007 về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” Các văn bản của các xã và các biên bản làm việc được pho tô đóng kèm ở phần phụ lục. Nội dung các ý kiến tham vấn của địa phương và BQL khu BTTN Ea Sô được liệt kê như sau: 8.1.1. Ý kiến đồng ý: UBND xã Ea Ly ; UBMTTQ xã Ea Ly Sau khi nghiên cứu thảo luận ban lãnh đạo UBND xã , UBMTTQ xã có ý kiến: Thống nhất địa điểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình. Thống nhất các tác động xấu và các giải pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường như đã nêu. Kiến nghị Công ty xem xét, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định. UBND xã Ea Sô; UBMTTQ xã Ea Sô Nhất trí địa diểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình. Thống nhất với các tác động xấu và các giải pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường như đã nêu. Đề nghị Công ty xem xét, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định khi thi công vận hành công trình. UBND xã Cư Prao ; UBMTTQ xã Cư Prao Thống nhất địa điểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình. Cơ bản nhất trí với những tác động xấu mà Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba đã nêu, tuy nhiên cần bổ sung những vấn đề sau: có thể gây xáo trộn đời sống nhân dân trong vùng ảnh hưởng do đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Nhất trí với các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tuy nhiên cần bổ sung thêm các biện pháp sau: Công khai giá cả bồi thường, tiến độ bồi thường để ít gây xáo trộn đời sống nhân dân. Sớm tiến hành công tác bồi thường TĐC-ĐC, thực hiện theo quy định để sớm ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng. Ban quản lý KBTTN Ea Sô Nhất trí với địa điểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình. Thống nhất với các tác động xấu và các giải pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường như đã nêu. Đề nghị quý Công ty xem xét thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định khi thi công và vận hành công trình. 8.1.2. Ý kiến không đồng ý: Không có. 8.1.3. Ý kiến khác : Không có Chương 9 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 9.1.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Báo cáo "Đánh giá tác động môi trường - công trình thuỷ điện Krông Hnăng" được tiến hành trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu tham khảo sau: - Báo cáo Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Ba do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện năm 2001. - Các số liệu, tài liệu, bản đồ chuyên ngành đã có sẵn về các yếu tố môi trường tại khu vực dự án lưu trữ tại Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. - Niên giám thống kê năm 2000 - 2003 của tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Phú Yên. - Niên giám thống kê năm 2001- 2003 của huyện Sông Hinh, huyện Ea Kar và huyện M’Đrăk. - Các tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội thu thập trong đợt khảo sát tháng 10 - 11/2006 của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4: Niên giám thống kê năm 2005 của huyện Sông Hình và Ea Kar; Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của huyện Ea Kar và huyện Sông Hinh. Tài liệu về động thực vật KBTTN Ea Sô. 9.1.1.2. Đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Nguồn tài liệu, số liệu nêu trên đã được Chủ dự án, cơ quan tư vấn của chủ dự án thu thập trong quá trình thực hiện dự án, cả trong phòng và ngoài thực địa. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp có liên quan đến khu vực dự án nên mức độ tin cậy của các tài liệu này phụ thuộc vào cơ quan ban hành. Kinh tế - xã hội là yếu tố biến động thường xuyên theo thời gian nên đã được cơ quan thực hiện dự án thu thập bổ sung, cập nhật theo các giai đoạn thực hiện dự án. 9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án, tư vấn tạo lập 9.1.2.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập - Một số tài liệu liên quan do Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Điện sông Ba cung cấp: Hồ sơ thiết kế dự án. - Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi công trình thuỷ điện Krông Hnăng; Báo cáo Nghiên cứu khả thi công trình thuỷ điện Krông Hnăng do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện. - Các số liệu điều tra, khảo sát về các yếu tố môi trường khu vực dự án được Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thực hiện vào tháng 5 và 6 năm 2003. - Số liệu phân tích mẫu nước, không khí do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 Phối hợp với phòng Môi trường Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ thực hiện 11/2006. - Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện 11/2006. - Tài liệu về đền bù tái định cư do Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba cấp tháng 10/2006: Phương án đền bù giải toả dự án thuỷ điện Krông Hnăng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; Phương án TĐC - ĐC thủy điện Krông Hnăng xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk; Bảng thống kê số liệu điều tra thiệt hại vùng ảnh hưởng;… 9.1.2.2. Đánh giá nguồn tài liệu dữ liệu do Chủ dự án tạo lập Các tài liệu, dữ liệu do cơ quan thực hiện dự án lập chủ yếu là kết quả khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, lấy mẫu phân tích ngoài thực địa khu vực dự án, khu vực lân cận có khả năng bị ảnh hưởng, phục vụ công tác đền bù tái định cư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu vực dự án. Các tài liệu được điều tra, thu thập bổ sung theo các giai đoạn của dự án. Do đó, tài liệu sử dụng cho báo cáo có độ tin cậy và tính cập nhật cao. 9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường - công trình thuỷ điện Krông Hnăng” giai đoạn TKKT chúng tôi có kế thừa các kết quả nghiên cứu về các yếu tố môi trường của các viện nghiên cứu và các cơ quan liên quan đến chuyên ngành môi trường. Sử dụng số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên, cũng như kinh tế - xã hội khu vực dự kiến xây dựng công trình và toàn lưu vực. Trong quá trình tiến hành phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án tới các yếu tố môi trường, chúng tôi có sử dụng các nhóm phương pháp và các phương pháp: Phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp so sánh; phương pháp đánh giá nhanh; phương pháp ma trận; phương pháp nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm (nhóm phương pháp chung được sử dụng để lập báo cáo); Phương pháp chuyên gia; phương pháp so sánh; phương pháp tính toán thực nghiệm bao gồm: phương pháp tính xói mòn đất, phương pháp dự báo sạt lở tái tạo bời hồ, phương pháp hệ số ô nhiễm, phương pháp lan truyền chất ô nhiễm, phương pháp lan truyền tiếng ồn, phương pháp tính sinh khối lòng hồ,… (nhóm phương pháp sử dụng trong đánh giá và dự báo các tác động). - Nhóm phương pháp chung (sử dụng lập báo cáo): + Phương pháp thống kê: Sử dụng các tài liệu thống kê thu thập được của địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), cũng như các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện từ trước tới nay của các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. Những tài liệu này được hệ thống lại theo thời gian, được hiệu chỉnh và giúp cho việc xác định hiện trạng môi trường, cũng như xu thế biến đổi môi trường trong khu vực dự án, làm cơ sở cho việc dự báo tác động môi trường khi thực hiện dự án, cũng như đánh giá mức độ tác động đó. + Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về môi trường đã có sẵn, tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới nhất, cũng như khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực dự án. + Phương pháp đánh giá nhanh: Bằng kinh nghiệm của các chuyên gia, trong quá trình điều tra khảo sát thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu việc đánh giá tác động đã được thực hiện sơ bộ đối với một số yếu tố môi trường như: môi trường sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội,... + Phương pháp ma trận: Để đánh giá tổng hợp tác động môi trường chúng tôi đã lập ma trận các tác động, đồng thời tiến hành cho điểm tác động. Việc định lượng hoá các tác động môi trường là một công việc khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Krông Hnăng chúng tôi đã cố gắng thực hiện việc cho điểm các tác động theo một thang điểm nhất định. + Phương pháp nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm: Để đánh giá hiện trạng môi trường nước, không khí, đất,… chúng tôi đã tiến hành đi thực địa, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. So sánh kết quả phân tích với TCNV để đánh giá chất lượng của môi trường nền. - Nhóm phương pháp sử dụng để đánh giá, dự báo các tác động: + Phương pháp chuyên gia: Báo cáo có sự tham gia của chuyên gia trong lĩnh vực môi trường thuộc: Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,... + Phương pháp tính toán thực nghiệm: Sử dụng các phương trình thực nghiệm của các tác giả trong nước, cũng như nước ngoài để tính toán, dự báo sạt lở bờ hồ, xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện tại toàn lưu vực dự án, tính toán lượng phù sa lắng đọng trong lòng hồ, tính toán sinh khối bị ngập, dự báo biến đổi chất lượng nước,... + Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các diễn biến môi trường tại một số các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi đã và đang được xây dựng và vận hành như Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Yaly, Sông Hinh, Dầu Tiếng, Trị An,... để dự báo các tác động có thể xảy ra đối với các yếu tố như địa chất, khí hậu, thuỷ văn, chất lượng nước,... cho công trình. 9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng Hầu hết các phương pháp trên đã được rất nhiều các công trình, dự án sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá và dự báo các tác động môi trường như: thuỷ điện Srêpok 3, thuỷ điện Srêpok 4, thuỷ điện Trung Sơn, thuỷ điện Buôn Tua Srah, thuỷ điện Sông Ba Hạ,…do đó việc sử dụng chúng trong nghiên cứu, đánh giá dự báo các tác động môi trường của dự án là phù hợp, đúng đắn và kết quả dự báo có thể chấp nhận được. Mức độ tin cậy của các dự báo và đánh giá được trình bày trong mục 9.3. Tính đúng đắn, mức độ tin cậy của nhóm phương pháp sử dụng đánh giá và dự báo các tác động đã được phân tích đánh giá chi tiết trong mục 3.4. Riêng phương pháp chuyên gia là phương pháp phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá. Báo cáo có sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực môi trường thuộc: Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,... (xem phần mở đầu). Đây là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, công tác lâu năm trong lĩnh vực khác nhau về môi trường như: sinh thái, địa chất, địa lý,…và đã tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhiều công trình, dự án thuỷ điện như: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3, A Vương, Tuyên Quang, Thác Mơ,… Vì vậy, những nhận xét, đánh giá, dự báo về các vấn đề môi trường của các chuyên gia trong báo cáo này là đáng tin cậy. 9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 9.3.1. Nhận xét chung - Khi thực hiện dự án từ giai đoạn thiết kế công trình đã tiến hành khảo sát, thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và Quốc tế do đó đã đề ra các phương án thiết kế tối ưu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tối đa khối lượng đất đá phải đào đắp và thải ra ngoài môi trường. Khối lượng di dân tái định cư phải di chuyển, diện tích đất bị ngập trong vùng hồ và công trình nhất là đất rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên là nhỏ nhất. Số liệu về di dân và đất bị ảnh hưởng đảm bảo độ tin cậy. - Tài liệu thu thập được, gồm có: + Tài liệu về môi trường sinh thái đã được các chuyên gia đầu ngành của Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tại công trình và phân tích theo các phương pháp đánh giá khác nhau đều cho một kết quả hợp lý. Do đó các đánh giá về nơi thực hiện dự án là các kết quả đánh giá có chất lượng tốt và đáng tin cậy. + Tài liệu về nước và không khí đơn vị tư vấn PECC4 thu thập đã tiến hành điều tra và phân tích các mẫu nước và không khí theo đúng tiêu chuẩn hiện hành, các số liệu được thực hiện tại các vị trí khác nhau, có tính đặc trưng của công trình. Các số liệu này đã được sử dụng để đánh giá tác động khi có công trình, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình khác. - Các số liệu đưa ra để dự báo cho các tác động trong giai đoạn thi công và vận hành của công trình được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. - Các chuyên gia tham gia thực hiện báo cáo đều là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đất, nước và sinh thái, các số liệu, tài liệu liên quan đến báo cáo đều được các chuyên gia phân tích và đánh giá một cách đúng mực, tập trung vào nơi xây dựng công trình. - Các phương pháp để đánh giá tác động trong quá trình xây dựng đã được cụ thể hoá thông qua các mô hình tính toán của các nghiên cứu trước bởi các tác giả trong và ngoài nước và đã được áp dụng thực tế cho nhiều công trình. 9.3.2. Các rủi ro về sự cố môi trường khi không triển khai dự án và thực hiện dự án 9.3.2.1. Đánh giá về các rủi ro khi không thực hiện dự án Nếu không triển khai dự án, thì phần đất sản xuất của các hộ trong khu bảo tồn Ea Sô vẫn hiện diện, đoạn giao thông cầu Đăk Phú theo thông tin dân địa phương thỉnh thoảng phat hiện có người dân di chuyển từ phía Phú Yên qua cầu Đăk Phú vào khu BTTN để săn bắn thú. 9.3.2.2. Đánh giá về các rủi ro khi thực hiện dự án An toàn lao động, nếu không thực hiện tốt biện pháp an toàn có thể gây tai nạn trong quá trình thi công. An toàn cháy nổ không thực hiện đúng quy trình quy phạm về nổ mìn, vận chuyển chất nổ…có thể gây cháy nổ dãn đền thiệt hại về người và vật chất Trong quá trình vận hành trước khi xả lũ nếu không có dự báo tốt về thuỷ văn, không có thông báo kịp thời và tổ chức tốt có thể dẫn tới ảnh hưởng xấu đến hạ lưu nhà máy cụ thể là chế độ vận hành hồ Sông Ba Hạ, đất sản xuất hoa màu của các hộ dân hạ lưu nhà máy và tuyến đập. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Sau khi nghiên cứu các tác động của công trình tới các yếu tố môi trường, chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Thuỷ điện Krông Hnăng nằm trên sông Ea Krông Hnăng, thượng lưu của thuỷ điện sông Ba Hạ, có dung tích hồ ứng với MNDNT 255 m là 171,6.106m3, công suất lắp máy 64W. Công trình có nhiệm vụ cung cấp lên lưới điện Quốc gia và khu vực sản lượng điện hằng năm 247,72 triệu kWh. 2. Trong thời kỳ chuẩn bị, thi công, cũng như vận hành công trình, dự án thuỷ điện Krông Hnăng sẽ gây ra một số tác động tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong khu vực. Các tác động này bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Các tác động tiêu cực bao gồm: - Đời sống của người dân địa phương vùng công trình sẽ bị xáo trộn trong thời gian xây dựng: Có 189 hộ bị ảnh hưởng bởi việc triển khai xây dựng dự án, trong đó có 140 hộ/436 khẩu bị ảnh hưởng cả nhà và đất sản xuất phải tiến hành TĐC -ĐC, 49 hộ bị ảnh hưởng đất sản xuất phải tái định canh. Các hộ bị ảnh hưởng chủ yếu là dân tộc Ê Đê (136 hộ), 1 số là người Kinh. Đây là một tác động đáng kể của công trình đối với môi trường kinh tế - xã hội, có liên quan đến chính sách dân tộc của Nhà nước. Bởi vậy, việc soạn thảo một kế hoạch bồi thường, tái định canh chi tiết và thực hiện hợp lý tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Việc tập trung nhiều công nhân xây dựng và dân nhập cư không chỉ gây nên sự xáo trộn, làm phức tạp thêm đời sống văn hoá - xã hội và an ninh địa phương mà còn có thể tác động xấu đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái ở KBTTN Ea Sô và xung quanh khu vực dự án do hoạt động chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt động vật trái phép. Với các biện pháp giảm thiểu đã nêu thì mức độ tác động sẽ được giảm rất nhiều. Tác động này sẽ được khắc phục sau khi ổn định tái định cư - định canh và kết thúc thời kỳ thi công công trình. - Chiếm dụng đất: Khi dự án được triển khai sẽ có 1638,14 ha đất các loại bị chiếm dụng khu mặt bằng công trình, khu vực lòng hồ, mỏ vật liệu và 711,6 ha khu tái định canh. Trong diện tích bị chiếm dụng có 519 ha nằm trong lâm phận quản lý của KBTTN Ea Sô, thuộc phân khu phục hồi sinh thái, sản xuất. Tuy chỉ có 112,6 ha rừng, còn lại là đồng cỏ, cây bụi nhưng trong vùng ngập lòng hồ có phân bố một số loài quý hiếm tuy các loài này phân bố khá phổ biến ở vùng không ngập và số lượng cá thể bị mất do ngập không lớn nhưng vẫn làm giảm số lượng cá thể của loài trong quần thể. Hơn nữa, đây là hệ sinh thái điển hình, độc đáo ở Đông Trường Sơn có chức năng bảo tồn, lưu giữ nhiều loài động thực vật quý hiếm, với nhiều loài thú lớn nên có thể nói tác động của việc chiếm dụng đất xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng đối với thực động vật ở đây là rất lớn. - Môi trường nền sẽ bị tác động trong thời kỳ xây dựng công trình: Các hoạt động xây dựng tạo ra các khí thải, tiếng ồn, nước thải sinh hoạt, dầu mỡ thải, đất đá thải và rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, khi thực hiện đúng các biện pháp giảm thiểu thì mức độ tác động sẽ giảm đi rất nhiều, tác động chỉ mang tính cục bộ, xảy ra chủ yếu ở khu vực công trường khoảng 270,84ha và khoảng 711,6ha ở khu tái định canh. - Riêng chất lượng nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực cả trong thời kỳ đầu tích nước do sự phân huỷ sinh khối. Đây là tác động không thể tránh khỏi khi xây dựng bất cứ một công trình nào. Tuy nhiên bằng các biện pháp thu dọn lòng hồ thích hợp thì tác động này sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất. - Một đoạn sông sau đập đến kênh xả nhà máy dài khoảng 3km bị mất nước sẽ ảnh hưởng thực động vật, cảnh quan sinh thái vùng ven bờ và đặc biệt là các sinh vật thuỷ sinh. Nước duy trì cho đoạn sông này là các suối Ea Gbou, Ea Khang, nước mưa và nước thấm qua đập (khoảng 0,25m3/s). Do ven bờ không có dân sinh sống và sản xuất nên lượng nước trên tuy không lớn nhưng có thể duy trì hệ sinh thái ở đoạn sông này. - Tổng lượng bùn cát lắng đọng trong hồ sau 100 năm là 13,53.106 m3, chỉ chiếm 22,82% dung tích chết của hồ. So với tuổi thọ của của công trình thì tác động này không lớn, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình. - Lượng bùn cát xuống hạ lưu chỉ chiếm gần 10% tổng lượng bùn cát đến hồ, làm tăng khả năng mang bùn cát gây xói lở bờ và đáy sông khu vực hạ du. Tuy nhiên, sau nhà máy là hồ thuỷ điện sông Ba Hạ nên tác động giảm đáng kể. Các tác động tiêu cực chủ yếu xảy ra trong khu vực thi công công trình và trong thời kỳ chuẩn bị và xây dựng, kéo dài trong 4 năm. Các tác động tích cực bao gồm: - Khi công trình được xây dựng hàng năm sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 247.72 .106kWh lên lưới điện Quốc gia. - Khi công trình Krông Hnăng đi vào hoạt động sẽ điều tiết nước và cắt lũ cho hạ du và thuỷ điện Sông Ba Hạ, làm cho hồ chứa sông Ba Hạ tăng tuổi thọ và có một số yếu tố môi trường ổn định hơn. Hàng năm còn làm tăng công suất lắp máy của thuỷ điện Sông Ba Hạ phía hạ lưu lên 3,9MW, sản lượng điện tăng thêm 11,40x106kWh/năm. - Trong thời kỳ đầu tích nước hệ sinh thái hồ chứa mới cùng với khu hệ thuỷ sinh vật đặc trưng cho loại thuỷ vực này được hình thành. Hệ thuỷ sinh trong vùng hồ sẽ có sự thay đổi về thành phần loài cũng như số lượng, xuất hiện một số loài mới do hoạt động nuôi trồng của con người. - Môi trường nước, đất khu vực xung quanh hồ sẽ được cải thiện, tiểu vùng khí hậu xung quanh hồ trở lên ôn hoà hơn, điều này sẽ cải thiện môi trường sinh thái theo hướng tích cực, góp phần phát triển du lịch và nghề cá vùng hồ. - Đối với môi trường kinh tế - xã hội: Công trình thuỷ điện Krông Hnăng được xây dựng sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu vực cả về cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế. Hồ chứa hình thành là tiền đề cho phát triển ngành du lịch và nghề cá hồ chứa. Hệ thống giao thông, một số cơ sở hạ tầng trong khu vực được cải thiện. Cùng với nguồn điện được cung cấp đảm bảo sẽ kích thích các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp trong khu vực phát triển, khả năng lưu thông giữa các địa phương được nâng cao. Việc xây dựng một hồ chứa nước sẽ góp phần bổ sung nguồn nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt trong mùa khô hạn. Các tác động tích cực này có phạm vi ảnh hưởng khá rộng, không những chỉ trong khu vực công trình mà còn đối với nền kinh tế toàn khu vực trong cả quá trình phát triển lâu dài. 3. Sau khi tiến hành đánh giá và dự báo các tác động môi trường khi triển khai xây dựng dự án thuỷ điện Krông Hnăng, chúng tôi nhận thấy các tác động tích cực chiếm ưu thế so với các tác động tiêu cực. 4. Các biện pháp giảm thiểu tác động, cam kết và chương trình giám sát môi trường kiến nghị đã nêu ở chương 4, 5, 6, 7 sẽ được Chủ đầu tư kết hợp với các nhà thầu xây dựng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ theo luật định. 5. Tóm lại, chúng tôi nhận thấy nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và chương trình quản lý, chương trình giám sát đã đề ra thì các tác động tích cực mà công trình sẽ đem lại cho môi trường tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội ở mức độ cao, trên diện rộng và kéo dài. Mặt khác, trên quan điểm kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và nhu cầu cấp thiết về năng lượng điện cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước, việc xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng là thích hợp và đúng đắn. 6. Những vấn đề tác động tiêu cực không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án: - Tiếng ồn của máy móc thi công và nổ mìn tại khu vực mặt bằng công trình trong giai đoạn thi công. - Giảm lượng phù sa hạ lưu nhà máy. - Thuỷ sinh, nghề cá chuyển từ hệ sinh thái dòng chảy sông thiên nhiên sang hệ sinh thái hồ. - Làm mất nước, hình thành đoạn sông khô sau đập đến kênh xả nhà máy. - Quản lý nhân khẩu khu vực công trường trong giai đoạn thi công. II. Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm giúp đỡ sớm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình để chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo của dự án. Chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, huyện Ea Kar, M’Đrăk, Sông Hinh và các xã vùng dự án quan tâm giúp chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu trong lĩnh vực quản lý nhân khẩu, Ban quản lý KBTTN Ea Sô tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các khu vực gần công trình để hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu đến khu bảo tồn. Chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện tốt chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư - định canh. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các quyết định, công văn, biên bản làm việc liên quan - Công văn số 746/CP-CN ngày 01/05/2004 của Chính phủ về việc “Cho phép đầu tư Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Quyết định số 2840/QĐ-NLDK ngày 29/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Công văn số 120/S3-CV ngày 07/10/2003 của Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Điện sông Ba gửi Công ty Tư vấn xây dựng Điện 4 về việc đánh giá khoáng sản và nguy hiểm động đất Dự án Thuỷ điện Krông Hnăng. - Biên bản làm việc ngày 07/11/2003 giữa UBND xã Cư Prao và đại diện lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk với Công ty Tư vấn xây dựng Điện 4 về việc “thống nhất phương án di dời - tái định canh, tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng bởi Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Biên bản làm việc số 01/BB ngày 27/08/2003 của UBND huyện M’Đrăk về việc “Thống nhất phương án Di dời - Tái định cư dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Biên bản làm việc số 01/BB ngày 28/08/2003 của UBND huyện Ea Kar về việc “Thống nhất phương án đền bù - Tái định cư dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Biên bản làm việc số 20/BB ngày 25/08/2003 của UBND huyện Sông Hinh về việc “Thống nhất phương án đền bù - Tái định cư dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Thông báo số 133/TB-UB ngày 26/12/2003 của UBND tỉnh Đăk Lăk với nội dung “Kết luận của UBND tỉnh Đăk Lăk tại cuộc họp ngày 18/12/2003 về việc thông qua thoả thuận dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Thông báo số 986/TB-UB ngày 29/12/2003 của UBND tỉnh Phú Yên với nội dung “Kết luận của đồng chí Đinh Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên tại cuộc họp thông qua thoả thuận Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”. - Xác định diện tích và phân loại rừng ngập trong lòng hồ thuỷ điện Krông Hnăng (chưa bao gồm diện tích sông, suối) của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. - Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v hiệu chỉnh một số nội dung thuộc quy hoạch phát triển điện lực Việt nam giai đoạn 2001-2010 trong đó có danh mục công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Văn bản số 558/CP-CN ngày 6/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v thông qua báo cáo tiền khả thi dự án thuỷ điện Krông Hnăng. - Quyết định số 4087/QĐ-BCN ngày 13/12/2005 của Bộ Công nghiệp v/v phê duyệt TKKT giai đoạn 1 công trình thuỷ điện Krông Hnăng, tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên. - Công văn số 2620/BNN-KL ngày 11/10/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn v/v chuyển mục đích sử dụng đất rừng KBTTN Ea Sô. - Công văn số 2163/UBND-NL ngày 25/7/2006 của UBND tỉnh Đăk Lăk v/v đề nghị thoả thuận chuyển đổi rừng. - Công văn số 742/CV-NN, NL ngày 03/07/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Đăk Lăk v/v chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 1181/UBND-NLN ngày 17/04/2007 của UBND tỉnh Đăk Lăk v/v ý kiến đối với phương án TĐC - ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 408/STC-CSVG ngày 30/3/2007 của Sở Tài chính, UBND tỉnh Đăk Lăk v/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi NN thu hồi đất để xây dựng thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 91/CV-UBND ngày 03/04/2007 của UBND huyện M’Đrăk v/v thoả thuận thống nhất phương án TĐC -ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Biên bản họp ngày 10/02/2006 của UBND huyện M’ Drăk,. v/v thống nhất nội dung phương án TĐC-ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Phiếu điều tra kinh tế xã hội khu vực dự án. - Biên bản tham vấn ý kiến cộng đồng xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. - Biên bản tham vấn ý kiến cộng đồng xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk. - Biên bản tham vấn ý kiến cộng đồng xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. - Công văn ngày 19/04/2007 của UBND xã Ea Ly v/v đóng góp ý kiến về báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn ngày 18/04/2007 của UBND xã Cư Prao v/v đóng góp ý kiến về báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn ngày 18/04/2007 của UBND xã Ea Sô v/v đóng góp ý kiến về báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn ngày 08/05/2007 của BQL KBTTN Ea Sô v/v đóng góp ý kiến về báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 399/BCH-TH ngày 17/05/2007 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk v/v trả lời khả năng tồn lưu chất độc hoá học trong vùng dự án thuỷ điện Krông Hnăng. - Kết quả phân tích mẫu nước và không khí tại công trình thuỷ điện Krông Hnăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM thuy dien Krong Hnang.doc
Tài liệu liên quan