Báo cáo Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật em đã có điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học trong trường thông qua thực tế thực tập tại công ty. Qua đó bản thân em tự củng cố và mở rộng thêm được những kiến thức cho mình, đồng thời nhận thức được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế của quá trình quản trị kinh doanh. Em đã bắt đầu làm quen với thực tế hoạt động của công ty trên thị trường, tạo tự tin khi trực tiếp tham gia vào bộ máy kế toán của công ty sau này. Vì thời gian thực tập nghiên cứu tại công ty có hạn nên bản báo cáo không thể đi sâu nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của công tác quản trị kinh doanh mà chỉ đi sâu nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cảu công ty. Cụ thể ở báo cáo này em đề cập đến sản phẩm dây điện Kaiser C110 (loại tốt). Trong đó bài viết chỉ chú ý phân tích những nội dung chính từ đó đưa ra ý kiến của mình góp phần hoàn thiện hơn công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất và TM thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật.

doc78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình sản xuất (đã kiểm tra đóng gói) đúng kích thước (VD: dây dài 1,9m hay 2,3m…), đủ đầu zắc, đủ hộp nhựa… đó là những cụm dây điện Kaiser C100, dây điện Kaiser C110, Team 100, QA C100… Để thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm sản xuất ra cần xác định kỳ tính giá thành sản phẩm khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu giá thành thực tế được kịp thời. Xuất phát từ thực tế và đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm là hàng tháng đều có sản phẩm nhập kho. Do đó, công ty TNHH SX& TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật tổ chức tính giá thành sản phẩm vào hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm kịp thời. Cụ thể kỳ tính giá thành của đề tài này là vào tháng 4/2008. 2.5 Việc tính chi phí tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. (*) Nội dung: chi phí NVL trực tiếp lá cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp ở công ty bao gồm: _ Chi phí NVL chính: dây điện 3,0mm; dây điện 0,5mm; đầu zắc 611-2,8(đồng mạ); đầu zắc 621-7,8(đồng không mạ); nhựa 431-D6; hộp 211-6,4 cầu chì…. _ Chi phí NVL phụ: băng dính, thiếc hàn, ống nhựa D8/9… Nguyên tắc sử dụng NVL là xuất phát từ nhu cầu sản xuất, từ nhiệm vụ sản xuất mà công ty đã xây dựng. Do đó trên từng phiếu xuất kho NVL được ghi chép chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, địa điểm và thời gian phát sinh…, căn cứ vào chứng từ xuất kho, báo cáo sử dụng NVL của phân xưởng kế toán thực hiện tổng hợp và phân loại NVL dùng cho các đối tượng sử dụng. (*) Tài khoản sử dụng tại công ty. Để tập hợp NVL trực tiếp cho xưởng sản xuất dây điện, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí NVL trực tiếp” TK621 “chi phí NVL trực tiếp” không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật thì TK621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng. TK621_ Phân xưởng lắp ráp thiết bị. TK621_ Phân xưởng sản xuất dây điện. Việc xuất dùng NVL trực tiếp được quản lý chặt chẽ và phải được tuân theo nguyên tắc: tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch lập định mức chi phí NVL sản xuất sản phẩm VD: Cụ thể là công ty đã ra định mức chi phí NVL cho một đơn vị sản phẩm theo từng loại dây điện thông qua bảng dự trù chi phí sản xuất được lập tháng 4/2008 Để sản xuất một cụm dây điện KAISER C110 (loại tốt) có bảng dự trù chi phí sản xuất như sau: Biểu 2.10: Bảng dự trù chi phí sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt) STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng (định mức) Đơn giá (đồng/đvt) Thành tiền Ghi chú I. Dây điện 1. Dây điện 3.0 m 1,9 2.073 3.939 2. Dây điện 0,5 m 28,47 414 11.787 II. Đầu zắc 3. 611-2,8(đồng mạ) Cái 7 37 259 4. 621-2,8(đồng mạ) Cái 37 34 1.258 5. 221-3,5(không mạ) Cái 3 50 150 6. 17-D6 ( không mạ) Cái 1 85 85 7. 621-B6,3 (đồng mạ) Cái 4 88 352 … ….. III. Nhựa và cao su 17. Nhựa 431-6D Cái 2 275 550 18. Nhựa 34/03 Cái 1 295 295 19. Hộp 621-2,8-6 lỗ Cái 2 225 450 20. Hộp 611-7,8 Cái 1 235 235 21. Nhựa mềm Cái 2 25 50 … ….. IV. Phần phụ 43. Nhựa thông Kg 0,0005 20.000 10 44. Băng dính Kg 0,050 35.000 1.750 45. Thiếc hàn Kg 0,004 40.000 160 Đồng thời căn cứ vào bảng dự trù này và lệnh sản xuất của ban giám đốc, thủ kho tiến hành xuất kho NVL đáp ứng yêu cầu sản xuất một khối lượng dây điện nhất định. Khi xuất kho vật liệu thủ kho và nhân viên kế toán phân xưởng tự lập Phiếu xuất kho vật tư có ký xác nhận chéo. Để xuất kho vật liệu kế toán định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi sau đó viết phiếu xuất kho. Nợ TK 621 : 67.868.250 Có TK152 : 67.868.250 (dây điện 3,0mm : 62.708.250 ) (đầu zắc 611-2,8 : 3.885.000 ) (đầu zắc 17-D6 : 1.275.000 ) Biểu 2.11: Công ty TNHH SX & TM Số: 01 thiết bị CN VN Nợ TK154 Có TK152 Phiếu xuất kho Ngày 01 tháng 04 năm 2008 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Lan Bộ phận: Sản xuất Địa chỉ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất dây điện tại phân xưởng Xuất tại kho: Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật STT Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Mã sô ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Yêu cầu Thực tế 1. Dây điện 3,0 m 30.250 30.250 2.073 62.708.250 2. Đầu zắc 611-2,8 (đồng không mạ) Cái 105.000 105.000 37 3.885.000 3. Đầu zắc 17-D6 Cái 15.000 15.000 85 1.275.000 Cộng 67.868.250 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu mươi bảy triệu tám trăm sáu mươi tám ngàn hai trăm năm mươi đồng. Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho sử dụng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họtên) Cuối tháng kế toán kho hàng xuống kho nhận chứng từ tiến hành tính giá vật liệu xuất - nhập – tồn. . Theo chế độ kế toán thì có 4 phương pháp tính giá NVL xuất dùng. Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng phương pháp tính giá vốn thực tế vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền . x = Giá thực tế NVL Số lượng VL Đơn giá VL thực tế Xuất dùng xuất dùng xuất dùng Trong đó: = Đơn giá VL Giá thực tế tồn ĐK + Giá thực tế nhập trong kỳ thực tế bình quân Số lượng tồn ĐK + Số lượng nhập trong kỳ Yêu cầu đặt ra tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật là tính giá thực tế NVL xuất dùng trong tháng 04/2008 như sau: Biểu 2.12: Dư đầu tháng của NVL STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 75.000 2.073 m 155.475.000 2 Dây điện 0,5mm 105.000 414 m 43.470.000 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 100.000 37 Cái 3.700.000 4 Đầu zắc 17-D6 (đồng mạ ) 16.500 85 Cái 1.402.500 5 Nhựa và cao su 14.500 275 Cái 3.987.500 Biểu 2.13: NVL Nhập trong tháng STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 65.000 2.073 m 134.745.000 2 Dây điện 0,5mm 105.000 414 m 43.470.000 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 105.000 37 Cái 3.885.000 4 Đầu zắc 17-D6 (không mạ) 10.000 85 Cái 850.000 5 Nhựa 431-6D 13.000 275 Cái 3.575.000 6 Nhựa 621-2,8-9 lỗ 55.000 414 Cái 14.025.000 Biểu 2.14: NVL xuất trong tháng STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 70.600 m 2 Dây điện 0,5mm 105.000 m 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 110.000 Cái 4 Đầu zắc 17-D6 (không mạ) 17.000 Cái 5 Nhựa 431-6D 156.000 Cái 6 Hộp 621-2,8-9 lỗ 17.000 Cái Giá vật liệu chính xuất dùng ta tính được theo phương pháp bình quân gia quyền là: Giá trị dây điện 155.475.000 + 130.000.000 3,0mm = x 70.600 xuất dùng 75.000 + 65.000 = 143.960.964 Giá trị dây điện 43.470.000 + 43.470.000 0,5mm = x 105.000 xuất dùng 105.000 + 105.000 = 43.470.000 Giá trị đầu zắc 3.700.000 + 3.885.000 611-2,8(đồng mạ) = x 110.000 xuất dùng 100.000 + 105.000 = 4.070.000 Giá trị đầu zắc 1.402.500 + 850.000 17-D6 = x 17.000 xuất dùng 16.500 + 10.000 = 1.445.000 Giá trị nhựa 3.987.500 + 3.575.000 413-6D = x 15.600 xuất dùng 14.500 + 13.000 = 4.290.000 Giá trị hộp 14.025.000 621-2,8-9lỗ = x 55.000 xuất dùng 55.000 = 14.025.000 Tương tự cách tính trên ta tính được giá trị vật liệu xuất dùng của nhiều loại vật liệu khác được thể hiện trên báo cáo chi tiết nhập – xuất – tồn, báo cáo này được lập vào cuối tháng. Giá thực tế vật liệu xuất dùng do kế toán kho hàng thực hiện tính toán và chuyển cho phòng TCKT tập hợp chi phí sản xuất. Đồng thời kế toán tiến hành phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng. Biểu 2.15: Công ty TNHH SX & TM Thiết bị CNVN Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công dụng cụ (trích) Tháng 04/2008 STT GhiCó TK Ghi Nợ TK TK 152 TK 153 1. TK 621: chi phí NVLTT _ Xuất NVL chính 409.353.734 _ Xuất NVL phụ 55.715.266 2. TK 627: chi phí SXC 0 . Cộng 465.069.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi đã xác định được giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng, dựa vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ số 02. Biểu 2.16: Công ty TNHH SX & TM Mẫu số- S01 thiết bị CNVN SKT/ DNN Chứng từ ghi sổ Số 02 Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 1. Xuất NVL chính cho SX 621 152-VLC 409.353.734 * Dây điện Dây điện 3,0 mm 3.960.904 Dây điện 0,5 mm 43.740.000 * Đầu zắc Đầu zắc 611-2,8(đồng mạ) 3.957.317 Đầu zắc 17-D6(không mạ) 1.438.584 Đầu zắc 621-2,8(đồng mạ) 5.022.600 Đầu zắc 221-3,5(không mạ) 4.307.615 Đầu zắc 211-3,5(không mạ) 4.536.250 Đầu zắc 611-6,3(không mạ) 5.412.800 Đầu zắc 621-D6,3 (không mạ) 5.671.000 ….. * Nhựa và cao su Nhựa 431-6D 4.253.127 Hộp 621-2,8-9lỗ 12.210.000 Cầu chì 1.950.000 Nhựa 34/03 6.720.741 ….. 2. Xuất NVL phụ cho sản xuất 621 152-VLP 55.715.266 Băng dính 15.500.000 Thiếc hàn 8.860.000 Nhựa thông 1.233.766 ống nhựa D18/20 7.490.000 ống nhựa D8/9 9.568.000 ống nhựa trắng 8.063.500 Nhựa co 5.000.000 ….. Cộng x x 465.069.000 Kèm theo…..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi tổng hợp toàn bộ chi phí NVL vào Sổ cái TK621 kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính tổng NVL chính, NVL phụ trên các chứng từ ghi sổ để kết chuyển sang TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để lập Chứng từ ghi sổ số 39. Tiếp đó, kế toán tổng hợp căn cứ vào Chứng từ ghi sổ số 02 và số 39 để ghi vào Sổ cái TK621 như sau: Nợ TK154 : 465.0690.000 Có TK621 : 465.069.000 Biểu 2.17: Công ty TNHH SX & TM Mẫu 03 thiết bị CNVN SKT/DNN Sổ cái Năm 2008 Tên TK: chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: TK621 NT GS Chứngtừ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 02 01/4 Xuất kho NVLC cho sản xuất 152-C 409.353.734 02 01/4 Xuất kho NVLP cho sản xuất 152-P 55.715.266 39 31/4 Kết chuyển CPNVL trực tiếp 154 465.069.000 Cộng số phát sinh x 465.069.000 465.069.000 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (*)Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị công nghiệp Việt Nhật. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất và thương mịa thiết bị công nghiệp Việt Nhật bao gồm tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng, ăn ca và các khoản trích theo lương… của công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng. Tài khoản sử dụng: TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”để tập hợp các chi phí trên. TK622 tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật được chia thành TK cấp 2 như sau: TK622: Sản xuất thiết bị, động cơ. TK622: Phân xưởng sản xuất dây điện. Kết cấu TK622 tại công ty giống kết cấu TK theo chế độ chung. Do đặc điểm sản xuất, công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng 2 hình thức trả lương. _ Hình thức tiền lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng với cán bộ công nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp sản xuất như: ban lãnh đạo, nhân viên các phòng ban, nhân viên quản lý các phân xưởng… _ Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Hình thức này được áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng sản xuất dây điện. Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dây điện được áp dụng là theo sản phẩm định mức do phòng tổ chức hành chính đề xuất và công ty quy định cho sản phẩm, từng công đoạn trên quy trình công nghệ sản xuất. Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động, từng bước công nghệ mà phân xưởng phân chia thành các tổ sản xuất; mỗi tổ do tổ trưởng phụ trách và phải chịu trách nhiệm về tổ của mình trước phân xưởng. Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng sản xuất đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng tập hợp các bảng chấm công và phòng tổ chức giao đơn giá tiền lương theo sản phẩm và theo công đoạn sản xuất cho phòng kế toán. Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất sản phẩm của phân xưởng, các bảng chấm công, số lượng sản phẩm hoàn thành hoặc dở dang chuyển cho giai đoạn sau chế biến tiếp, kế toán xác định tiền lương theo sản phẩm như sau: Đơn giá tiền lương SP = Tiền lương theo SP Số lượng SP hoàn thành Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ nêu trên để tính tiền lương phải trả cho cán bộ CNV thông qua bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương sẽ tính tổng tiền lương cho phân xưởng sản xuất, cán bộ quản lý phân xưởng, các phòng ban. Dựa vào bảng thanh toán lương, phụ cấp lương cho phân xưởng sản xuất dây điẹn Kaiser C110 và bảng phân bổ tiền lương của công nhân viên, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 30 như sau: Biểu 2.18: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Số 30 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có _Lương CN sản xuất trực tiếp 622 334 76.500.000 + Tổ cắt dây 6221 17.500.000 + Tổ dập zắc 6222 19.125.000 + Tổ quấn tạo hình 6223 20.375.000 + Tổ kiểm tra đóng gói 6224 19.500.000 _ Lương nhân viên quản lý 642 334 49.224.000 ….. ….. ….. ….. Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, kế toán sử dụng bút toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK154 để xác định giá thành sản phẩm (được thể hiện trên chứng từ ghi sổ số 39) Nợ TK154 : 76.500.000 Có TK622 : 76.500.000 Dựa vào các chứng từ ghi sổ số 30, 39 kế toán ghi sổ cái TK622 như sau: Biểu 2.19: Công ty TNHH SX & TM Mẫu số S03 thiết bị CNVN Sổ cái Năm 2008 Tên TK : Chi phí Nhân Công trực tiếp Số hiệu : TK622 NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 30 31/4 Lương CNSX trực tiếp 334 76.500.000 39 31/4 Kết chuyển CPNCTT 154 76.500.000 Cộng phát sinh x 76.500.000 76.500.000 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Như vậy, trong phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật có một điểm đáng lưu ý là các khoản bảo hiểm tính theo lương của nhân công sản xuất không được tính vào TK622. Theo công ty để nhanh chóng, công ty đã hạch toán các khoản bảo hiểm của công nhân sản xuất vào TK627. (*)Kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị Công nghệp Việt Nhật. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị công nghiệp Việt Nhật sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xuất chung, và được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai theo các khoản mục chi phí. Do đặc điểm tổ chức sản xuất nên CPSX phát sinh ở công ty chiếm tỷ trọng không lớn (chỉ chiếm 4,81%). Do công ty có phân xưởng sản xuất dây điện riêng việc hạch toán ở phân xưởng sản xuất dây điện là riêng biệt, do đó ta không phải tiến hành phân bổ chi phí SXC. Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C110 bao gồm: TK6271: Chi phí nhân viên quản lý PX, các khoản bảo hiểm toàn PX. TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK6277: Chi Phí dịch vụ mua ngoài. TK6278: Chi phí bằng tiền khác. (*) Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản bảo hiểm toàn phân xưởng. Hàng tháng, kế toán sẽ tính lương cho bộ phận quản lý phân xưởng đó là Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng căn cứ vào ngày công (thông qua bảng chấm công), lương sản phẩm bình quân ngày của công nhân sản xuất ở phân xưởng đó, và hệ số cấp bậc. ở phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt), tiền lương của nhân viên, công nhân toàn phân xưởng được tính như sau: Xét trong tháng 04 năm 2008 tình hình như sau: +> Quản đốc làm 24 ngày công, có HSL là 2,70. +> Phó quản đốc làm 22 ngày công, có HSL là 2,65. Từ đó ta tính được: _ Lương sản phẩm bình quân công nhân sản xuất dây điện Kaiser: 76.500.000 = 850.000 đ/ ngời 90 _ Lương của Quản đốc phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser là: 850.000 x 24 x 2,70 = 2.503.000 đ 22 _ Lương của Phó quản đốc phân xưởng là: 850.000 x 22 x 2,65 = 2.252.5 22 Khi phát sinh nghiệp vụ trả lương cho nhân viên quản lý phân xưỏng sản xuất dây điện Kaiser C110, kế toán tiến hành ghi sổ bút toán sau: Nợ TK6271 : 4.755.500 Có TK334 : 4.755.500 Cuối tháng, căn cứ vào bảng tính lương và bảng phân bổ tiền lương, kế toán lập Chứng từ ghi sổ số 32 và ghi vào Sổ cái TK627. Đó là cách tính và ghi chép các khoản tiền công cho nhân viên phân xưởng. Ta tiếp tục xét khoản bảo hiểm toàn phân xưởng. ở công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt nhật không hạch toán khoản nộp BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất vào TK622 mà hạch toán vào TK627 tính chung cho toàn phân xưởng. Công ty thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ đúng theo chế độ quy định là các khoản bảo hiểm tính bằng 25% tổng tiền lương, trong đó 19% tính vào chi phí sản xuất (gồm BHXH: 15%, BHYT: 2%, KHCĐ: 2%) và 6% khấu trừ vào lương công nhân. Ta xem xét cụ thể cách tính khoản trích thể hiện qua phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C 110 như sau: Tổng tiền lương phải trả cho phân xưởng là: 76.500.000 + 4.755.500 = 81.255.500 Khi đó các khoản trích BHXH, BHYT, KHCĐ theo lương tính vào chi phí của phân xưởng này là: _ Bảo hiểm xã hội: 81.255.500 x 15% = 12.188.325 _ Bảo hiểm y tế: 81.255.500 x 2% = 1.625.110 _ Kinh phí công đoàn: 81.255.500 x 2% = 1.625.110 Vậy, tổng số tiền phải trích nộp là: = 15.438.545 Từ kết quả tính toán trên kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK6271 : 15.438.545 Có TK338 : 15.438.545 (TK3382 : 1.625.110) (TK3383 : 12.188.325) (TK3384 : 1.625.110) Từ các số liệu đó kế toán sử dụng làm căn cứ và lập Chứng từ ghi sổ số 32 như sau: Biểu 2.20: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Số 32 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có _ Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất dây điện 6271 334 4.755.500 + Quản đốc 2.503.000 + Phó quản đốc 2.252.500 _ Các khoản trích theo tiền lương của nhân viên phân xưởng SX dây điện 6271 338 15.438.545 + Bảo hiểm xã hội 12.188.325 + Bảo hiểm y tế 1.625.110 + Kinh phí công đoàn 1.625.110 Cộng x x 20.194.045 Kèm theo ….chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển vào tài khoản tính giá thành như sau: Nợ TK154 : 20.194.045 Có TK6271 : 20.194.045 Từ chứng từ ghi sổ số 32 và bút toán kết chuyển, kế toán tiến hành vào Sổ cái TK627(1). Biểu 2.21: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Sổ cái TK: Lương NVQLPX và các khoản trích theo tiền lương Số hiệu: TK627(1) Tháng 04 năm 2008 NT GS Chứng từ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 32 31/04 Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất 334 4.755.500 32 31/04 Khoản trích theo tiền lương của CNV toàn phân xưởng sản xuất 338 15.438.545 39 31/04 Kết chuyển chi phí 154 20.194.045 Cộng số phát sinh x 20.194.045 20.194.045 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởngđơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (*) Chi phí khấu hao TSCĐ. Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung bao gồm khấu hao cơ bản của toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp tại phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C110 như sau: nhà xưởng sản xuất dây điện, máy cắt dây điện, máy dập cóc, bàn gá gia công dây điện, máy đột dập, máy ép nhựa… Còn những tài sản phục vụ cho quản lý chung toàn công ty như: văn phòng làm việc, ôtô Toyota Camry, máy nén khí, máy vi tính, máy photo… không được tập hợp vào chi phí sản xuất chung. Một điểm nổi bật trong việc tính khấu hao TSCĐ ở công ty là công ty đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ trung bình trong thời hạn 3 năm với nhà nước. Đối với những tài sản đang sử dụng nhưng đã hết khấu hao thì công ty không tiến hành trích khấu hao; còn đối với những TSCĐ chưa hết khấu hao thì công ty sử dụng phương pháp khấu hao bình quân. Để tính khấu hao phải tính theo công thức sau: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ phải trích = trong năm Thời gian sử dụng Mức khấu hao Mức khấu hao năm TSCĐ trích = trong tháng 12 Tại phân xưởng sản xuất dây điện kế toán tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 04/2008 như sau: Biểu 2.22: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 04 năm 2008 STT Ghi Có TK214 Ghi Nợ TK Số tiền 1. TK627(4) _ Tổ cắt dây 4.403.846 2. TK627(4) _ Tổ dập zắc 4.300.072 3. TK627(4) _ Tổ quấn tạo hình 4.210.000 4. TK627(4) _ Tổ kiểm tra 4.701.466 Cộng 17.615.384 Căn cứ vào bảng khấu hao phải trích kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK627 : 17.615.384 (Tổ cắt dây : 4.403.072) (Tổ dập zắc : 4.300.072) (Tổ quấn tạo hình : 4.210.000) (Tổ kiểm tra : 4.701.466) Có TK214 : 17.615.384 Đồng thời, kế toán ghi đơn bút toán. Nợ TK009 : 17.615.384 Căn cứ vào bảng phân bổ và định khoản kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ số 33 như sau và vào Sổ cái TK627(4) Biểu 2.23: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Số33 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Khấu hao TSCĐ tại các tổ của PXSX _ Tổ cắt dây 627(4) 214 4.403.846 _ Tổ dập zắc 627(4) 214 4.300.072 _ Tổ quấn tạo hình 627(4) 214 4.210.000 _ Tổ kiểm tra 627(4) 214 4.701.466 Cộng x x 17.615.384 Kèm theo… chứng từ gốc. Người lập Kế toán tưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, kế toán sử dụng bút toán hết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ sang TK154 để tính giá thành sản phẩm (được thể hiện trên chứng từ số 39) Nợ TK154 : 17.615.384 Có TK627(4) : 17.615.384 Dựa vào chứng từ ghi sổ số 33 và số 39 kế toán tiến hành lập Sổ cái TK627(4) Biểu 2.24: Công tyTNHH SX & TM thiết bị CNVN Sổ cái TK: chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong PXSX Số hiệu: TK627(4) Tháng 04 năm 2008 NT GS Chứng từ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số NT Nợ Có 33 31/04 Khấu hao TSCĐ tại _ Tổ cắt dây 214 4.403.846 _ Tổ dập zắc 214 4.300.072 _ Tổ quấn tạo hình 214 4.210.000 _ Tổ kiểm tra 214 4.701.466 39 31/04 Kết chuyển chi phí khấu hao 154 17.615.384 Cộng số phát sinh x 17.615.384 17.615.384 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (*) Chi phí dịch vụ mua ngoài. Hàng tháng, công ty phải mất một khoản không nhỏ về tiền điện, tiền nước, điện thoại và một vài sửa chữa khác. Căn cứ vào hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước… kế toán ghi vào bảng phân bổ tiền điện, tiền nước… theo định khoản. Nợ TK627(7) Có TK111,112,331 Tại phân xưởng sản xuất dây điện trong tháng 4/2006 phát sinh nghiệp vụ thanh toán tiền điện, điện thoại, điện nước như: Tiền điện: 3.076.271 Tiền nước: 1.927.000 Tiền điện thoại: 1.510.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài được thanh toán bằng tiền mặt thể hiện trên phiếu chi sau khi kế toán định khoản như sau: Nợ TK627(7) : 6.513.271 (Tiền điện : 3.076.271) (Tiền nước : 1.927.000) (Tiền điện thoại : 1.510.000) Có TK1111 : 6.513.271 Biểu 2.25: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Phiếu chi Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Họ tên người nhân tiền: Nguyễn Thu Hương. Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất dây điện. Lý do chi: Chi thanh toán tiền điện, điện nước, điện thoại phục vụ tại PXSX. Số tiền: 6.513.271 (Viết bằng chữ): sáu triệu năm trăm mười ba nghìn hai trăm bảy mươi mốt đồng. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): sáu triệu năm trăm mười ba nghìn hai trăm bảy mươi mốt đồng. Kèm theo….chứng từ gốc. Ngày 30 tháng 04 năm 2006 Thủ trưởng đv Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ phiếu chi kế toán tiến hành lập chứng thừ ghi sổ số 34 và ghi vào Sổ cái TK627(7) Biểu 2.26: Công ty TNHH SX & TM Số 34 thiết bị CNVN Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Chi phí dịch vụ mua ngoài tại PXSX _ Tiền điện 627(7) 111 3.076.271 _ Tiền nước 617(7) 111 1.927.000 _ Tiền điện thoại 627(7) 111 1.510.000 Cộng x x 6.513.271 Kèm theo… chứng từ gốc. Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài sang TK154 để tính giá thành sản phẩm (được thể hiện trên chứng từ ghi sổ số 39) Nợ TK154 : 6.513.271 Có TK627(7) : 6.513.271 Từ chứng từ ghi sổ số 34 và chứng từ ghi sổ số 39 tiến hành ghi vào Sổ cái TK627(7) Biểu 2.27: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Sổ cái TK: chi phí dịch vụ mua ngoài tại PXSX dây điện Số hiệu: TK627(7) Tháng 04 năm 2008 NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số NT Nợ Có 34 31/04 Chi phí dịch vụ mua ngoài tại PXSX _ Điện 111 3.076.271 _ Nước 111 1.927.000 _ Điện thoại 111 1.510.000 39 31/04 Kết chuyển chi phí 154 6.513.271 Cộng số phát sinh x 6.513.271 6.513.271 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) (*) Chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra trong TK627 còn có một tiểu khoản 627(8) “chi phí bằng tiền khác”, khoản này được công ty dùng để tiếp khách công tác, hội nghị… Trong tháng 04/2008 phát sinh nghiệp vụ như sau được thể hiện trên phiếu chi Biểu 2.28: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Phiếu chi Ngày 17 tháng 04 năm 2008 Họ tên người nhận tiền: Trần Văn Tuấn Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất dây điện Lý do chi: Chi cho công tác tại Hưng Yên Số tiền: 323.500 (Viết bằng chữ): ba trăm hai ba nghìn năm trăm đồng chẵn. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ba trăm hai ba nghìn năm trăm đồng chẵn. Kèm theo … chứng từ gốc. Ngày 17 tháng 04 năm 2008 Thủ trưởng đv Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK627(8) : 1.477.845 Có TK111 : 1.477.845 Từ các phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ số 35. Biểu 2.29: Công ty TNHH SX &TM Số:35 thiết bị CNVN Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Tuấn _ chi phí công tác tại Hưng Yên 627(8) 111 323.500 Sỹ _ chi phí công tác Nghệ An 627(8) 111 554.000 ….. … … … Cộng x x 1.477.845 Kèm theo… chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ chứng từ ghi sổ số 35 kế toán tiến hành kết chuyển sang TK154 để tính giá thành sản phẩm (thể hiện trên chứng từ ghi sổ số 39), đồng thời ghi vào Sổ cái TK627(8). Nợ TK154 : 1.477.845 Có TK627(8) : 1.477.845 Biểu 2.30: Công ty TNHH sản xuất & TM thiết bị CNVN Sổ cái TK: chi phí bằng tiền khác tại PXSX dây điện Số hiệu: TK627(8) ` Tháng 04 năm 2008 NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số NT Nợ Có 35 17/04 Chi phí khác bằng tiền thuộc PXSX dây điện 111 1.477.845 39 31/04 Kết chuyển chi phí 154 1.477.845 Cộng số phát sinh x 1.477.845 1.477.845 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp Sổ cái của các tài khoản chi tiết để theo dõi chung như sau: Biểu 2.31: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Sổ cái TK: chi phí sản xuất chung Số hiệu: TK627 Tháng 04 năm 2008 Phân xưởng sản xuất dây điện NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số NT Nợ Có 32 31/4 Lương NVQL và các khoản trích theo lương NV PX 334 338 4.755.500 15.438.545 33 31/4 Khấu hao TSCĐ tại phân xưởng 214 17.615.384 34 31/4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 111 6.513.271 35 31/4 Chi phí bằng tiền khác 111 1.477.845 39 31/4 Kết chuyển chi phí SXC 154 45.800.545 Cộng số phát sinh x 45.800.545 45.800.545 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.6 Công tác đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị CNVN. Sản phẩm sản xuất chính của công ty là cụm dây điện nên sản phẩm dở dang của công ty nói chung và của phân xưởng sản xuất dây điện nói riêng là các dây điện chưa kết thúc quy trình sản xuất, nó vẫn đang nằm dở dang hoặc là ở tổ dập zắc, hoặc là ở tổ quấn tạo hình … mà chưa đi đến giai đoạn cuối cùng là kiểm tra đóng gói. Nghĩa là sản phẩm dở dang sẽ bao gồm những cụm dây điện hoặc là chưa dập zắc hoặc là chưa ép ống cách điện đầu cốt hoặc là đã có zắc và hộp cách điện nhưng chưa qua kiểm tra. Đánh giá sản phẩm dở dang: Việc đánh giá sản phẩm dở dang trước tiên phải kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở vào cuối tháng về mặt số lượng tại các tổ sản xuất. Thực chất của việc đánh giá sản phẩm dở dang là xác định giá trị của bán thành phẩm còn lại trong kho. Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành dựa vào báo cáo kiểm kê của bộ phận kỹ thuật của công ty, bộ phận này sẽ xác định số lượng sản phẩm còn nằm ở các tổ sản xuất. Tại phòng kế toán thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL chính, còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Trong tháng 04/2008 theo báo cáo của tổ kiểm tra đóng gói thì sản phẩm hoàn thành đóng gói là 30.000 cụm dây điện Kaiser C110 (loại tốt); 20.500 cụm dây điện Team C100; 15.000 cụm dây điện QAC110; 10.000 cụm dây điện TeamC100… Căn cứ vào biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 04/2008 là 7.000 cụm. Từ bảng tính giá thành tháng 03/2008 ta có tài kiệu về số sản phẩm dở dang như sau: Biểu 2.32: Bảng tính giá thành dây điện Kaiser C110 (loại tốt) (Trích) Tháng 04 năm 2008 Khoản mục chi phí Dư cuối tháng 1. Dây điện 357.314.527 2. Đầu zắc 95.071.795 3. Nhựa và cao su 94.753.678 Cộng 547.140.000 Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ số 02 ta có tài liệu về nguyên vật liệu chính phát sinh trong tháng như sau: Biểu 2.33: Bảng tính chi phí phát sinh trong tháng Khoản mục chi phí Dư cuối tháng 1. Dây điện 267.332.009 2. Đầu zắc 71.129.865 3. Nhựa và cao su 70.891.860 Cộng 109.353.734 Căn cứ vào tài kiệu trên kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo công thức sau: Giá trị của CPVLC DD + CP phát sinh sản phẩm đầu kỳ trong kỳ Số lượng dở dang = x SPDD cuối kỳ Số lượng TP + Số lượng SP cuối kỳ trong kỳ DD cuối kỳ Ta có: Giá trị sản phẩm dở dang của NVL chính như sau: Giá trị dây điện 357.314.527 + 267.332.009 dở dang = x 7.000 cuối tháng 30.000 + 7.000 = 118.176.371 Giá trị đầu zắc 95.071.79 + 71.129.865 dở dang = x 7.000 cuối kỳ 30.000 + 7.000 = 31.443.557 Giá trị nhựa và 94.753.678 + 70.891.860 Và cao su DD = x 7.000 cuối kỳ 30.000 + 7.000 = 31.338.345 => Vậy, tổng giá thành sản phẩm dở dang dây điện Kaiser C110 trong tháng 4/2008 là: 180.958.273 2.7 Công tác tính giá thành tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị Công nghiệp Việt Nhật. Để có quyết định đúng đắn về kế toán sản xuất sản phẩm và định giá bán sản phẩm, đòi hỏi kế toán tổng hợp việc tính giá phải chính xác, tỷ mỉ bởi giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của các DN sản xuất nói chung và của công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị CNVN nói riêng. Chỉ tiêu này luôn gắn kết với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật sử dụng phương pháp giản đơn hay phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Sau khi tính giá thành khoản mục (tổng giá thành), kế toán xác định giá thành đơn vị. Công thức tính như sau: Tổng giá thành Chi phí SP Tổng chi phí Chi phí SP sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành Tổng giá thành các khoản mục chi phí đơn vị = sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Cụ thể trong tháng 04/2008 giá thành dây điện Kaiser C110( loại tốt) như sau: _ Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 547.140.000 _ Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng: 180.958.273 _ Giá thành khoản mục được xác định trong tháng là: (+) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp bao gồm +) Chi phí nguyên vật liệu chính: Giá trị NVL Giá trị nguyên Giá trị nguyên Giá trị SP chính cho SP = vật liệu chính + vật liệu chính - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ = 547.140.000 + 409.353.734 - 180.958.273 = 775.535.461 +) Chi phí nguyên vật liệu phụ: 55.715.266 +)Chi phí nhân công trực tiếp: + Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: 76.500.000 +) Chi phí sản xuất chung: + Chi phí NVQL phân xưởng: 4.755.500 + BHYT, BHXH, KHCĐ toàn phân xưởng: 15.438.545 + Chi phí khấu hao TSCĐ: 17.615.384 + Chi phí dịch vụ mua ngoài: 6.513.271 -> Điện: 3.076.271 -> Nước: 1.927.000 -> Điện thoại: 1.510.000 + Chi phí bằng tiền khác: 1.477.845 Vậy, tổng giá thành sản phẩm dây điện Kaiser C110 hoàn thành là: Z = 547.140.000 + 587.369.545 - 180.958.273 = 953.551.272 Giá thành đơn vị 953.551.272 dây điện = = 31.785,0424 (đ/ cụm) Kaiser C110 30.000 Qua các bước tính toán ta tìm ra được kết quả về tính giá thành đơn vị của cụm dây điện. Các số liệu này được thể hiện và phản ánh trên bảng tính giá thành sản phẩm như sau: Biểu 2.34: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 04 năm 2008 Tên SP: dây điện Kaiser C110( loại tốt) Khoản mục chi phí CPSP dở dang đầu tháng Tổng CP phát sinh trong kỳ CPSP dở dang cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1.CPNVL TT 547.140.000 465.069.000 180.958.273 831.250.727 27.708,36 _ NVLC 547.140.000 409.353.734 180.958.273 775.535.461 25.851,18 +Dây điện 357.314.527 267.332.009 118.176.371 506.470.165 16.882,34 + Đầu zắc 95.071.795 71.129.865 31.443.557 134.758.103 4.491,94 + Nhựa và cao su 94.753.678 70.891.860 31.338.345 134.307.193 4.476,91 _NVL phụ 55.715.266 55.715.266 1.857,17 2. CPNC TT - 76.500.000 - 76.500.000 2.550 3. CPSXC - 45.800.545 - 45.800.545 1.526,68 Cộng 547.140.000 587.369.545 180.958.273 953.551.272 31.785,0424 Cuối tháng, sau khi tính xong giá thành đơn vị của từng cụm dây điện Kaiser C110 ( loại tốt), kế toán tiến hành ghi phiếu nhập kho, và tiến hành ghi vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Biểu 2.35: Công ty TNHH SX & TM Số 01 thiết bị CNVN Nợ TK155 Có TK 154 Phiếu nhập kho Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Họ tên người giao hàng: Bùi Quang Minh Theo….. Số…..ngày….. tháng……năm……của……. Nhập tại kho……………… STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư ( SP, HH) Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Số lượng 1. Dây điện Kaiser C110 ( loai tốt) Cụm 30.000 30.000 31.785,0424 953.551.272 Cộng 30.000 30.000 953.551.272 Cộng thành tiền (bằng chữ): Chín trăm năm mươi ba triệu năm trăm năm mươi mốt nghìn hai trăm bảy muơi hai đồng. Nhập, ngày 31 tháng 04 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.36: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tên SP: TK154_ Dây điện Kaiser C110 STT NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Tổng số Số NT Số dư đầu tháng 547.140.000 39 31/4 Kết chuyển CPNVLTT 621 465.069.000 39 31/4 Kết chuuển CPNCTT 622 76.500.000 39 31/4 Kết chuyển CPSXC 627 45.800.545 Cộng số phát sinh 587.369.545 Kết chuyển sang TK155 155 953.551.272 Số dư cuối tháng 180.958.273 Biểu 2.37: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Sổ cái Tháng 04 năm 2008 Tên TK: Chi phí SXKD dở dang Số hiệu: TK154 NT GS CTGS Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số NT Nợ Có Số dư đầu tháng 547.140.000 31/4 Kết chuyển CP NVL trực tiếp 621 465.069.000 31/4 Kết chuyển CPNC trực tiếp 622 76.500.000 31/4 Kết chuyển CP Sản xuất chung 627 45.800.545 31/4 Giá thành TP nhập kho 155 953.551.273 Cộng số phát sinh x 953.551.273 953.551.273 Số dư cuối tháng x 180.958.273 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Chương 3: Một số kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kế toán tính chi phí sản xuất,và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật: Qua khoảng thời gian thực tập làm quen với công tác kế toán của công ty TNHH sản xuất và thiết bị CNVN, em nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Trong mấy năm trở lại đây cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều biến đổi, công tác kế toán của công ty cũng đã có những biến đổi theo xu hướng đó. Từ một DN hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung, khi chuyển sang cơ chế thị trường cũng như các DN sản xuất khác công ty đã gặp phải nhiều khó khăn trong những năm đầu. Song với sự cố gắng của bộ máy quản lý và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty; đến nay công ty đã phần nào khắc phục được những khó khăn và hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại một số kết quả nhất định để công ty có một chỗ đứng vững trong nền kinh tế thị trường nước ta. Để đạt được kết quả này, công tác kế toán của công ty đã được thay đổi cho phù hợp hơn với tình hình sản xuất của công ty. 3.2 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nhất là trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty đã bộc lộ những ưu điểm cũng như những nhược điểm trong công tác kế toán. 3.2.1. Những ưu điểm. 3.2.1.1 Về bộ máy kế toán Bộ máy quản lý nói chung cũng như bộ máy kế toán nói riêng được tổ chức hết sức gọn nhẹ, hợp lý đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. Đội ngũ cán bộ ké toán đều có trình độ chuyên môn cao, nắm vững chế độ kế toán, vận dụng linh hoạt, nhiệt tình trong công việc. Có sự phối hợp hài hoà giữa các phòng ban chức năng với nhau đối sự lãnh đạo thống nhất của ban giám đốc. Do các yếu tố này mà công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện một cách trôi chảy và chính xác. 3.2.1.2 Về tổ chức sản xuất. Công ty áp dụng hình thức tổ chức sản xuất tương đối chặt chẽ, mỗi phân xưởng giao cho một chỉ huy trực tiếp, giải quyết mọi vướng mắc phát sinh tại phân xưởng xong vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ của giám đốc công ty và các phòng ban có liên quan. 3.2.1.3 Về hình thức kế toán. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty; phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên kế toán. Bên cạnh đó việc luân chuyển chứng từ sổ sách kế toán cũng được hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy mới áp dụng chế độ kế toán mới nhưng công ty đã cố gắng thực hiện đúng nội dung và phương pháp hạch toán. Công ty đã tập hợp CPSX làm 3 khoản mục theo đúng nguyên tắc là CPNVLTT (TK621), CPNCTT (TK622), CPSXC (TK627). 3.2.1.4 Về phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất liên tục, trong điều kiện sản xuất ở nhiều tổ đội, việc lựa chọn đối tượng hạch toán CPSX và tính tổng sản phẩm như công ty hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Đối tượng hạch toán CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí phát sinh theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Kỳ tính giá thành sản phẩm xác định là tháng rất phù hợp với thực tế sản xuất sản phẩm dây điện Kaiser C110 (loại tốt) của công ty. 3.2.2. Nhược điểm. _ Tổ chức công tác kế toán và quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất và TMTBCNVN tuy có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do mới chuyển sang chế độ kế toán mới nên trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện. _ Việc thay đổi hệ thống tài khoản kế toán, thay đổi chế độ hạch toán kinh doanh đòi hỏi công ty phải thay đổi cách hạch toán và tính toán chi phí sản xuất kinh doanh cho đúng với nội dung một số khoản mục chi phí; cần đề ra được biện pháp xử lý kịp thời. Việc thay đổi sẽ làm cho công tác hạch toán ban đầu sẽ còn bỡ ngỡ, gặp phải khó khăn. _ Tổ chức công tác kế toán tập hợp các khoản chi phí sản xuất nhìn chung đã được tập hợp theo đúng quy định, nhưng việc tập hợp chi phí nhân công trức tiếp và chi phí sản xuất chung ở công ty chưa hoàn toàn chính xác. Các khoản BHXH, BHYT, KHCĐ không tính riêng cho công nhân sản xuất trực tiếp ở phân xưởng sản xuất dây điện để phản ánh vào TK622; mà công ty lại tính chung cho toàn phân xưỏng và tập hợp hết vào TK627 làm cho hai khoản mục này chưa đúng với chế độ quy định. _ Về sổ sách kế toán công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ nhưng thực tế đã không mở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; về nguyên tắc thì như vậy là không đúng ngoài ra sẽ rất khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu. _ Bên cạnh đó thì đội ngũ cán bộ kế toán còn hạn chế nên số cán bộ phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, dẫn đến công việc dễ bị chồng chéo không đảm bảo kịp thời. 3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Dù mới thực hiện chế độ kế toán mới do Bộ tài chính ban hành nhưng công ty đã áp dụng một cách linh hoạt có hiệu quả các phần kế toán theo chế độ và phù hợp với thực tế công ty. Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực trên công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định, nếu như có giải pháp thích hợp khắc phục được thì tác dụng của kế toán đối với công tác quản lý chắc chắn sẽ tăng lên. Qua thời gian thực tập tại công ty cùng với kiến thức được thầy cô giáo dạy ở trường, em xin mạnh dạn có một số ý kiến với hi vọng ở một chừng mực nào đó có thể góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. a) Về tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy quản lý gọn nhẹ và hiệu quả là mục tiêu của các doanh nghiệp. Thực tế trong công ty bộ máy kế toán được tổ chức khá gọn nhẹ, nhưng cũng có những khó khăn nhất định vì một người phải đảm nhiệm quá nhiều công việc nên thiếu chính xác. Vì vậy, công ty nên tăng thêm nhân viên kế toán nhằm nâng cao hiệu quả kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. b) Về sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là một sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép tất cả số hiệu Chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối kế toán. Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, như vậy theo chế độ quy định với hình thức kế toán này thì sau khi lập chứng từ ghi sổ chuyển cho người phụ trách kế toán ký duyệt; sau đó mới ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu và ghi ngày tháng sau đó mới được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết. Công ty đã không mở sổ này vì vậy đôi khi chứng từ ghi sổ bị bỏ sót không ghi vào Sổ cái hoặc cùng một nghiệp vụ kinh tế lại bị ghi sổ trùng lặp, nhất là lúc công việc kiểm tra bị dồn vào cuối tháng. Đến cuối tháng, lập bảng Cân đối các tài khoản trên cơ sở tổng hợp từ các Sổ cái, lúc đó sẽ không có số liệu để đối chiếu kiểm tra xem việc ghi sổ có đúng không. Từ đó, việc lập báo cáo tài chính cũng không biết có chính xác hay không. Để đảm bảo cho công việc kế toán nói chung, đặc biệt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được chính xác, hiệu quả. Công ty nên mở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo mẫu sau: Biểu 3.1 Công ty TNHH SX & TM Mẫu số S02/SKT/DNN thiết bị CNVN Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 1 2 3 Cộng Cộng _ Sổ này có…. trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. _ Ngay mở sổ…. _ Ngày….. tháng….năm…. Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Việc mở sổ và ghi chép sổ đơn giản, không mất nhiều thời gian mà lại đảm bảo được tính chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đúng chế độ kế toán quy định. c) Kế toán các khoản bảo hiểm của công nhân sản xuất. Các khoản bảo hiểm của công ty được tập hợp vào TK627 rồi phân bổ cho sản phẩm hoàn thành, còn TK622 chỉ tập hợp về chi phí tiền lương, tiền công của công nhân sản xuất đó là điều chưa đúng với quy định. Vì theo quy định sau khi tính lương của công nhân sản xuất theo tỷ lệ quy định, trích các khoản bảo hiểm; nhưng các khoản bảo hiểm, kinh phí này đều được công ty trích trên tiền lương thực tế. Đây là điểm chưa đúng với chế độ, làm cho giá thành sản phẩm không còn chính xác. Để tính các khoản lương và phụ cấp, các khoản trích bảo hiểm và kinh phí được chính xác theo đúng quy định, công ty cần phải thay đổi cách tính về theo đúng chế độ kế toán là trích bảo hiểm, kinh phí tính lương vào lương công nhân trực tiếp sản xuất. d) Phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng tại công ty. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng độ chính xác cao, chưa phản ánh được sự biến đổi của giá cả thị trường trong nền kinh tế mà giá cả vật liệu thì luôn biến động. Việc áp dụng đơn giản bình quân gia quyền để đánh giá NVL xuất dùng sẽ ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cũng như hạn chế việc ra quyết định và phương án kinh doanh. Để khắc phục nhược điểm này, công ty có thể sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước sẽ đảm bảo tính kịp thời chính xác của thông tin cung cấp. Điều này giúp cho công tác hạch toán chi phí đúng đắn, hợp lý hoá giá thành sản phẩm sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao. e) Khoản thiệt hại trong sản xuất. Thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất, thực tế tại công ty lại không hạch toán hai loại thiệt hại này. Việc không hạch toán thiệt hại sản xuất tuy đơn giản nhưng có nhược điểm lớn là không phản ánh được thiệt hại thực tế trong sản xuất, giá thành sản phẩm trở nên không chính xác vì những chi phí này đều tính vào giá thành sản phẩm; đồng thời công tác xác định phân tích nguyên nhân gây thiệt hại không thể thực hiện được. Vì vậy, tác động tiêu cực đến ý thức tiết kiệm NVL của người lao động và đi ngược với mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, công ty nên tổ chức hạch toán kịp thời đầy đủ về các khoản thiệt hại này. Để tổ chức tốt hơn công tác theo dõi khoản chi phí thiệt hại này, bộ phận thống kê phân xưởng của công ty có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ và tập hợp đầy đủ số lương cụ thể và nguyên nhân của từng loại vật tư thiệt hại trong kỳ. Theo em kế toán nên lập sổ theo dõi khoản thiệt hại trong sản xuất theo mẫu sau: Biểu 3.2: Sổ theo dõi khoản thiệt hại trong sản xuất Tên VL Đơn vị tính Đơn giá Tổng lượng dùng Mức thiệt hại cho phép Lợng thiệt hại thực tế CP thiệt hại vượt mức cho phép % Lượng Tiền % Lượng Tiền Zắc Nhựa … … Tổng f) Việc áp dụng kế toán trên máy vi tính Trong những năm gần đây, với sự phát triển cuả công nghệ thông tin, nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào rất nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán. Những ứng dụng của nó đã giúp cho công tác xử lý thông tin được nhanh hơn và chính xác hơn. Hiện nay, ở công ty TNHH sản xuất và TMTBCNVN công tác kế toán vẫn thực hiện dưới hình thức thủ công, đội ngũ kế toán ít mà khối lượng công việc nhiều. Vì vậy, công ty nên đầu tư và áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán. Để làm được điều này công ty phải đào tạo cán bộ tin học nghiên cứu và trang bị thêm máy tính với phần mềm hiện đại trên thị trường phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Kết luận Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật em đã có điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học trong trường thông qua thực tế thực tập tại công ty. Qua đó bản thân em tự củng cố và mở rộng thêm được những kiến thức cho mình, đồng thời nhận thức được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế của quá trình quản trị kinh doanh. Em đã bắt đầu làm quen với thực tế hoạt động của công ty trên thị trường, tạo tự tin khi trực tiếp tham gia vào bộ máy kế toán của công ty sau này. Vì thời gian thực tập nghiên cứu tại công ty có hạn nên bản báo cáo không thể đi sâu nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của công tác quản trị kinh doanh mà chỉ đi sâu nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cảu công ty. Cụ thể ở báo cáo này em đề cập đến sản phẩm dây điện Kaiser C110 (loại tốt). Trong đó bài viết chỉ chú ý phân tích những nội dung chính từ đó đưa ra ý kiến của mình góp phần hoàn thiện hơn công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất và TM thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đỗ Kiều Oanh cùng toàn thể cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2008 Sinh viên Phạm Thuỳ Dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36863.doc
Tài liệu liên quan