LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc,có tính liên ngành,liên vùng và xã hội hoá cao, là ngành xuất khẩu tại chỗ lớn trong các ngành kinh tế quốc dân. Đây là ngành thứ năm trong những ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất .Thu nhập xã hội đạt 56.000 tỷ đồng, hoạt động du lịch tạo ra 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư. điều quan trọng hơn là la du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong cuộc sống đổi mới,nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu các vùng,miền trong nước và nước ngoài
Chính những lợi ích nói trên mà du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và được coi là: “con gà đẻ trứng vàng”.So với các nước khách trên thế giới thì “kinh doanh du lịch” là môt khái niêm mới mẻ. Không thể phủ nhận Việt Nam có nguồn tài nguyên du lich phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thống lịch sử, các làng nghề và lễ hội truyền thống,cảnh đẹp thiên nhiên phong phú, chúng ta được thiên nhiên ban tặng tài sản vô giá, chính vì lẽ đó mà việc khai thác, bảo vệ, giữ gìn,phát triển du lich lại quan trọng và khó hơn bao giờ hết. Chúng ta đã có đủ yếu tố tự nhiên vá chỉ còn thiếu yếu tố con người, đó là đầu óc sáng tạo để tạo ra nhưng sản phẩm du lịch có chất lượng. Chúng ta phát triển được du lịch có nghia là chúng ta phát triển được các ngành liên quan đến du lịch như giao thông, xây dựng,bưu chính viễn thông,ngân hàng Do đó ngành công nghiệp du lịch có tác động ảnh hưởng số nhân và hiệu ứng lan toả tràn đầy.Nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết và thiết thực của thực tế ngành du lịch mà việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ cho ngành du lịch đang trở thành một vấn đề được đề cập rất nhiều và chúng ta còn thiếu rất nhiêu lao đông phục vụ trong ngành du lịch có chuyên môn và có ngoại ngữ.Thật may mắn chúng em là những sinh viên khoa du lich bên cạnh niềm tự hào thì đây còn là trách nhiệm năng nề đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phấn đấu và học hỏi rất nhiều.Khác với những bạn khoa văn hoá du lịch bên cạnh việc có kiến thức du lịch nói chung thì cần phải có kiến thức về kinh doanh lữ hành đây là kỹ năng không thể thiếu được. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mặt lý luận và do đặc thu riêng của ngành thì những chuyến đi thực tế sẽ giúp sinh viên có điều kiện áp dụng lý thuyết vào thực tiến, có điều kiên cọ sát bên ngoài nhiều hơn tạo bước đệm vững chắc và định hướng nghề nghiệp cho mình khi ra trường.
Chuyến đi thực tế lần này là chuyến đi thực tế lần thứ hai bên cạch những điều chưa đạt được thì nó cũng có những thành công nhất định, chuyến đi đã để lại trong chúng em nhiều cảm xúc đan xen khác nhau cảm xúc háo hức mong đợi,nièm vui và cả những lo lắng. Qua chuyến đi này chúng em học hỏi được nhiều điều trong hoc tập,và trong đời sống xã hội thiết lập nhiều mối quan hệ bạn bè và tình thầy trò tốt đẹp,và trên hết chúng em đã có cái nhìn tổng quan hơn vê ngành du lịch và công việc của mình từ đó trang bị cho mình những kiến thức, thông tin cần thiết cho quá trinh tác nghiệp trong tương lai.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
* Nghiên cứu tiềm năng du lich của điểm du lịch
* Nghiên cứu thực trạng khai thác và khả năng phục vụ du lịch
* Nghiên cứu cách thức tổ chức của công ty lữ hành
Phương pháp nghiên cứu
- Phương phán thực địa
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
4. Bố cục khóa luận
Chương 1: Chương trình và giá tour
Chương 2: Hiện trạng tuyến điểm du lịch
Chương 3: Định hướng và phương pháp
Phụ đề 1 :
Phụ đề 2: .
Tài liệu tham khảo
61 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát tuyến điểm du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm nhận giai điệu bi tráng của hành khúc “Hồn tử sĩ” vang lên với nhiều cung bậc cảm xúc đến vậy!
1.2.2 Tiểu Vùng Du lịch phía Nam:
Thừa Thiên Huế
Vui lòng chờ...
Thừa Thiên-Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng BắcTrung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km², dân số năm 2005 là 1.134.480 người.Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lau, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi....Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.Hai quốc lộ 1 và 14 nối Thừa Thiên-Huế với các tỉnh khác. Sân bay nằm tại Phú Bài.
Tiềm năng du lịch nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế là quần thể di tích văn hóa Huế được UNESSCO là di sản văn hóa nhân loại với trên 300 công công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đình, các kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, các hệ thống vườn… Tháng 11/ 2003, UNESSCO công nhận nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Kinh Thành Huế
Là toà thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành. Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua[3]
Kiến trúc
Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
Vòng thành có chu vi gần 10km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).
Thành có 10 cửa chính gồm:
Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
Cửa Chính Tây.
Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
Cửa Quảng Đức .
Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)
Bên trong kinh thành
Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành - nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.
Hoàng thành
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn[5].
Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hoà, là nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ; và Tử Cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Tử Cấm thành
Thái Bình Lâu trong Tử cấm thành, nơi vua đọc sách.Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.
Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1300m]. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng ,thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng. Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường. Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An. Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực.
Một số lăng tẩm ở Huế
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng (do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.
Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra:
Ðại Hồng Môn là cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp và các trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Bi Đình, sau Ðại Hồng Môn là sân rộng, có 2 hàng tượng quan viên, voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có bia "Thánh Ðức Thần Công" do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): đi tiếp là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiểu Ðức Môn; điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.
Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Ðạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Ðài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.
Bửu Thành (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.
Lăng Minh Mạng với Bi Đình, Hiểu Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu và gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên đó là một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19...
Ngoài tính cách đăng đối uy nghi, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho công trình kiến trúc.
Lăng Khải Định
Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định (Ứng Lăng) lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:
Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo;
Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...
Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
Lăng Tự Đức( Khiêm Lăng)
Vị trí: Lăng Tự Ðức tọa lạc tại xã Thủy Biều, Tp. Huế.
Đặc điểm: Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hoà với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.
Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường - nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm - nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.
Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.
Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh.
Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Ðức có thêm nét đẹp đó. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ.
Cầu Trường Tiền
Bắc qua sông Hương có rất nhiều cầu nhưng chỉ có một cây cầu trở thành biển tượng của Huế, đó là cầu Trường Tiền.
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quân triều Nguyễn biên soạn “cầu sắt Trường Tiền ở đông nam kinh thành…khởi làm năm Thành Thái thứ 9 (1897) cầu có 6 “vài” (gian), 12 nhịp, dài khoảng 400m đến năm 1899 mới xây xong”
Cầu Trường Tiền ngày nay cũng đã được tu bổ nhiều lần. Đầu cầu phía Bắc xưa có một chợ nhỏ bên bến đò Trường Tiền là chợ Đông Ba, nay chợ Đông Ba dã trở thành trung tâm thương mại lớn của thành phố.
Sông Hương
Du khách đã đến Huế thì không mấy người bỏ qua trương trình du thuyền trên sông Hương. Bởi Huế không có sông Hương thì không còn là Huế mộng mơ,Huế thơ…
Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo
Gọi là sông Hương là vì từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm nên khi chảy qua Huế, dòng sông đem theo mùi thơm của cây cỏ thiên nhiên. Với độ dài 80km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như có sự sắp đặt nhằm tôn thêm vẻ kiều diễm cho xứ Huế và làm vui lòng du khách. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền ; đưa quý khách lên thăm lăng Minh Mạng, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén … rồi xuôi về Thuận An tắm biển.
Khi đêm về dưới ánh trăng, mặt sông như dát bạc, giọng hò man mác cất lên, quý khách hãy đón chén rượu từ tay cô gái Huế mà thưởng thức vi ngọt ngào trong tiếng đàn giọng hát.
Bãi biển Lăng Cô
Với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, nước biển trong xanh và những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, thủy triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều với mức chênh lệch thấp, rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển đã khiến Lăng Cô trở thành một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay...
Dọc theo chân đèo Hải Vân, biển Lăng Cô có dải san hô, tôm hùm và nhiều loại hải sản có giá trị cao. Trong khu vực đó còn có hòn Sơn Chà (đảo nhỏ), tại đây còn bảo tồn nhiều loại động, thực vật hoang dã. Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch. Đó là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều du khách tìm đến Lăng Cô.
Bãi biển Thuận An
Bãi biển Thuận An nằm tại cửa biển Thuận An, là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày thăm quan kinh thành, lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế. Đây cũng là nơi người dân Huế kéo nhau ra hóng mát và tắm biển vào dịp hè, bãi biển tấp lập nhất kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 vào lúc thời tiết nóng bức. Du khách có dịp thăm miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết lòng sùng kính, thăm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân vùng biển.
Chợ Đông Ba
Chợ là trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền 100m về phía bắc. Nơi đây hầu như có đủ loại hàng từ hàng tiêu dùng thông thường, hàng công nghiệp giá trị cao đến các sản phẩm địa phương… rất đa dạng và phong phú.
Đã từ lâu nón Huế là một thứ hàng nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Đã vậy mỗi chiếc nón ta lại thấy một nét độc đáo riêng khi cầm nón soi lên.Người thợ làm nón đã nói hộ bao người tình cảm của mình với người thân khi nhận chiếc nón làm quà…
Chợ Đông Ba không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khi du khách đặt chân tới Huế
Di sản văn hoá thế giới Phố cổ Hội An
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ.
Quảng Nam có nhiều đồi núi (chiếm 72%) .Vùng đất thấp ven biển và đồng bằng châu thổ chiếm 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài 2 bên quốc lộ.Quảng Nam có các đặc sản nổi tiếng chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Địa Bàn…
Quảng Nam có hai vùng khí hậu rõ rệt là khí hậu vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm là 25˚C.
Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
Phố cổ Hội An
Được hình thành từ thế kỷ XVI - XVII, trước đây là thương cảng của miền Trung, đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại - cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì, nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đối với du khách là cái gì đó thật đáng quan tâm.
Du khách thích thú Hội An có lẽ vì cái cổ kính, khiêm nhượng yên lành, nổi bật lên cái tân phiếu, khoa trương, náo nhiệt dọc theo bờ Thái Bình Dương nổi sóng. Êm ả tinh thần biết bao khi từ giã đô thị với phương tiện tối ưu để được sống trong không gian lặng lẽ gần như đô thị cổ sơ mang nặng trong lòng lịch sử gần bốn thế kỷ này. Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê tại Hội An. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắt thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và Phương Tây. Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt.
Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu, tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới.
· Hội quán Phúc Kiến:
Tọa lạc ở số đường Trần Phú, Hội An, Hội quán Phước Kiến do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Gallery Hội Quán Phúc Kiến - Hội An
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
· Chùa Cầu
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Thánh Địa Mỹ Sơn
Vị trí - dịa lý
Khu di sản văn hóa Mỹ Sơn thuộc địa bàn xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía tây nam, cách Trà Kiệu 20km về phía tây, cách thị xã Hội An khoảng 40km. Khu đền tháp nằm trong một thung lũng kín đáo, có đường kính chừng 2km xung quang là đồi núi.
Sự hình thành đền tháp Mỹ Sơn
Vương quốc Chămpa Được biết đến từ khi người dân vùng Tượng Lâm nổi lên chống lại ách đô hộ phông kiến phương Bắc năm 1929 lập nên một quốc gia độc lập trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay.
Từ năm 192đến 758 quốc gia này có tên là Lâm Ấ. Sau 875 quốc gia này có tên là Chiêm Thành( do phiên âm chữ champapurlà thành phố của người Chăm)vương quốc Chămpa từ khi thành lập đến khi kết thúc 1471 có tới 14 vương triều và 78 đời vua
Vương quốc Chămpa có hai tháng đô thuộc hai thị tộc lớn. Thánh đô Mỹ Sơn thuộc thị tộc Dừa cai trị miền Bắc vương quốc thờ thần srianabhhadresvaraponagar.Mỹ Sơn là thánh đô chính của vương quốc Chăm pa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn để làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Vì thế Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục trong bảy thế kỷ (VII - XIII)
Công việc xây dụng đề tháp Mỹ Sơn bắt đầu từ thế kỷ 14 dưới triều vua Bradravarma Theo quan niệm của người Chăm đền thờ thần là nơi thâm nghiêm,nơi cầu đáo thần linh người dân bình thường không được lui tới, chỉ có những tu sĩ Bà La Môn, những người thuộc tầng lớp Quý tộc Chăm mới được đến và cử hành lễ.
Theo văn bia để lại tại mỹ Sơn vào khoảng cuối TKIV Vua Bradravarman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva nhưng sau đó ngôi đền đã bị cháy. Đến đầu thế kỷ VII vua Sambhuvarvana xây dựng lai ngôi đền thờ và đặt tên mới là Sambhu.
Trong thời gian từ năm 758 - 859 dưới triều Hoàng Vương kinh đô dược dời vào sứ Kauthảa thánh đô Pảagoa được xây dựng thờ nữ thần của vương quốc. nhưng tại Mỹ Sơn vẫn được xây dựng các đền thá.
Từ năm 875 - 915 vưng triều Idrapura rất sùng bái phật giáo. Đền thờ Bồ Tát Lákmindra đã được xây dựng tại Đồng Dương. Nhưng ở đền tháp Mỹ Sơn các đền thờ vẫn được xây dựng
Sang đầu thế kỷ thứ X khi Án độ giáo giành lại ưu thế, vị trí của Mỹ Sơn được phục hồi. Phần lớn các đền thờ ở Mỹ Sơn được xây dựng trong giai đoạn này. Các công trình đó đạt đến đỉnh cao kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật.
Từ cuối thế kỷ thứ XII - XIII vương quốc Chăm nhiều lần bị vương quốc Khme xâm chiếm, đền tháp bị đốt phá. Dưới triều vua Jaya năm 1220 quân Khome rút khỏi vương quốc Chăm đền tháp Mỹ Sơn được tu sửa lại
Đặc điểm kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn
Đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng theo cùng nguyên tắc là chia thành nhiều cụm. Kết cấu mỗi cụm gồm có một đền thờ chính, xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính thường năm giữa cụm đền tháp tượng tưng cho núi Meru trung tâm vũ trụ, là nơi tụ hội của thần linh thờ một bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền còn lại có công năng khác nhu tháp cổng, có hai cửa thông nhau theo hướng đông tây, đền phụ thờ các thần trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn bị lễ vật trước khi hành lễ hợc kho cất đồ tế lễ. các tháp phụ thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch. Đặc điểm của đền thờ người Chăm không có cửa sổ, do vậy nếu tháp nà có cửa sổ thì đó là công trình phụ.
Các đền tháp dược gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dăm;móng, tường ,mái được ghép bẵng gạch và những chi tiết trang trí bằng đá. Hầu hết các di vật bằng đá ở đây đều sử dụng đá sa thạch(cát kết). các viên ghạch và chi tiết đá được xếp khít với nhau giữa chúng không nhìn thấy mạch nữa. Thời tiết ở đây khắc nghiệt nhưng trải qua hàng năm mà sự kết dính tạo nên một công trình bề thế không bị lún, nứt hay đổ vỡ, hầu nhu không có hiọn tượng rêu bám, phủ lên mặt ngoài của tường, trong khi đó mhững mảng tường được phục chế vào cuối thập kỷ XX đã bị rêu bám rồi. Gạch ở các đền tháp Mỹ Sơn có nhiều kích cỡ khác nhau, loại nhỏ nhất đo được là 12cm - 18cm- 4cm độ cứng hợp lý và xốp. Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính giữa các viên gạch, giữa các chi tiết bằn đá ở Mỹ Sơn là gì.
Sau khi tường tháp đã hình thành, nhữnh người thợ điêu khắc mới bắt đầu cham trổ hoa lá, hình người hình thú lên thân tháp. Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nền nghệ thuật khác ở khu vực
Mỗi ngôi đền tháp được kết cấu 3 phần chính: đế, thân, mái
- Đế tháp: theo quan niệm của ngưừi Chăm, đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục. Phần đế này thường được xây dựng trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng gạch hoặc đá phiến to, xung quanh đế được trang trí các motip hoa văn con thú, hình người cầu nguyện trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật, quỷ quái hay các vũ nữ, nhạc công
- Thân tháp: theo quan niệm của người Chăm, thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục đẻ tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh. Thân tháp được kết hoàn toàn bằng gạch, tường rất dày trên dưới 1m chiều cao mỗi tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài của thân tháp trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả, cửa sổ, đường gờ, hoa văn hình người hình thú. Những cửa giả thường có vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm nổi các hình trang trí thưòng thấy hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp Mỹ Sơn có cửa chính quay về hướng đông ( hướng của thần sấm sét) một số đền có cửa quay sang hướng tây( hướng các vị vua chăm thường chon cho mình khi về cõi trần để về với sự thanh cao) Mặt phía trong lòng tháp để trơn, ở những ngôi đền chính thường có một số ô trên tuường làm nơi đặt đèn. Không gian trong đền chật chội thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng cho thần Siva( bộ Linga) đặt chính giữa đền, chiếm gần hết dịn tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để hành lễ.
- Mái tháp: Mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh, thường cấu tạo nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Nhiều đền tháp, tầng trên thường mô phỏng đầy đủ cửa , các chi tiết như tầng dưới, Môtip trang trí rất đa dạng: tượng vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử. Tại các góc thường có các mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bẵng đá hoặc gạch. Những tháp phụ mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm tháp có khi làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại.
Non nước Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn nằm giữa sông Hàn và biển Đông gồm 6 ngọn núi quây quần thành một cụm. Đó là Thuỷ Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và hai quả núi liền kề nhau với tên gọi Dương hoả sơn và Âm Hoả Sơn.
Đường lên Thuỷ Sơn đá xếp thành bậc dẫn tới chùa Tam Thái ở lưng chừng núi thờ phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Sau lưng chùa là hang động lớn nhất và nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn là động Huyền Không. Cách ngày nay 10 thế kỷ , động huyền không là nơi thờ các vị thần Ấn Độ giáo, sau đó là Phật giáo, của người Chàm.Chân núi Ngũ Hành Sơn là nơi tập chung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh sảo, nổi tiếng từ lâu đời, góp phần làm tăng vẻ đẹp
Xưa nay người ta đã gọi với nhiều tên khác nhau: Bạch Hoa Ngũ Chỉ Sơn, Ngũ Uẩn Sơn, Phổ Đà Sơn, núi Cẩm Thạch, núi đá Hội An... Tên phổ biến ngày nay là Ngũ Hành Sơn. Năm 1837, vua Minh Mạng ngự du và nhận ra thế đứng của 5 ngọn núi ở đây theo phương vị ngũ hành của thuyết kinh dịch Đông Phương, nên đã đặt tên 5 ngọn núi là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn và cho khắc tên vào núi. Trong số đó Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất Thủy Sơn nằm trên một khoảng đất rộng chừng 15 ha, có hình dáng một khối đá dựng đứng, đỉnh núi kéo dài chia thành ba ngọn: Thượng Thai, Trung Thai và Hạ Thai tạo thành hình sao Tam Thai, vì vậy trên ngọn núi này có một ngôi chùa cũng mang tên Tam Thai.
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn có rất nhiều hang động: Hoa Nghiêm, Linh Nham, Thiên Phước Địa, Vân Nguyệt, Tam Thanh, Âm Phủ, Chiêm Thành, Vân Thông, Tàng Chơn... trong số đó động Huyền Không là động đẹp nhất. Động có hình thuỗn với chu vi 20 - 30m, vòm động cao khoảng 30m, nền động bằng phẳng và sạch sẽ. Vào trong hang ta thấy có những luồng ánh sáng từ trên cao chiếu qua lỗ trống trên vòm động càng tăng thêm vẻ lung linh huyền ảo. Trong động có chùa Trang Nghiêm với hang Vú Đá và Hốc Đá. Trên vách động nổi bật một pho tượng Phật rêu phong với thời gian, vẻ trầm tư mặc tưởng trong thế giới tĩnh lặng. Cảnh trí nơi đây tạo cho ta cảm giác như đang sống giữa thế giới
Ngũ Hành Sơn cái đẹp không chỉ ở bản thân 5 ngọn núi nhỏ mà cònhững cảnh đẹp chung quanh khi ta được đứng trên 1 trong 5 ngọn núi phóngtầm nhìn. Đời Minh Mạng năm thứ 18 đã dựng bia Vọng Hải Đài cạnh chùa Linh Ứng để đánh dấu một chỗ ngoạn cảnh đẹp khi phóng tầm nhìn ra biển đông. Màu trời xanh diệu mắt, tiếp giáp màu biển xanh ngọc bích trải dài như vô tận. Ở hướng ngược lại, Ngũ Hành Sơn trông xuống một dòng sông. Nước ở đây trở thành một dải lụa trắng mềm mại, nằm uốn lượn ven chân núi, ôm lấy len vào những cánh đồng ruộng xanh rờn khá hiếm hoi ở các vùng châu thổ miền Ngũ Hành Sơn, cũng nước, cũng đất, cũng đá, cũng cây, cũng trời, cũng bể như nhiều nơi khác trên nước Việt, nhưng dường như có một bàn tay khéo léo xếp đặt nơi đây khiến vùng non nước này bỗng trở nên hữu tình, kỳ ảo. Lảng vảng chất huyền ảo cổ sơ như vẫn thân ái gần gũi với đời thường bởi bao giờ cũng như bây giờ, người con của vùng đất Ngũ Hành này vẫn sống thanh thản.
Ngày nay, khi đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn du khách được chứng kiến nhiều cảnh quan mới do bàn tay con người tôn tạo. Ngoài ngọn Thủy Sơn với hai đường lên đỉnh núi bằng hàng ngàn bậc đá ốp lát, du khách còn có thể tìm đến ngọn Thổ Sơn với những rừng thông, rừng tùng ngày đêm vi vu trong gió, hoặc có thể đi du thuyền trên sông Sen trước mặt chùa Quan Thế Âm và thưởng thức chén chè hạt sen thơm ngát cùng các món đặc sản chế biến từ sen ngay trên thuyền giữa trời nước mênh mông.
Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm
Bảo tàng Chàm được xây dựng trong 21 năm từ 1915 - 1936 bảo tàng Chàm nằm ở khu trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Nơi đây hiện lưu giữ rất nhiều tượng thần và tượng vũ nữ. Tất cả 297 tác phẩm nguyên bản bằng đá và đất nung được trưng bày trong 3 khu vực chủ yếu là khu Trà Kiệu, khu Đồng Dương và khu tháp Mâm, toát lên sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật điêu khắc Chàm ở thế kỷ thứ VII - VIII.
Một điểm đến mang trong mình lịch sử và văn hoá của nền văn minh Chăm Pa đó là bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, Đà Nẵng. Đến đây chúng ta được chứng kiến một quá trình tiến hóa dài hơn tám thế kỷ với những kiệt tác của nền văn minh Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.
Nằm tại góc đường Trưng Nữ Vương và 2/9, bảo tàng được xây dựng theo môtíp Chămpa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Đông bác cổ Pháp từ năm 1915. Tại đây, một bộ sưu tập phong phú nhất của nền điêu khắc Chămpa với trên 300 tác phẩm nguyên bản thể hiện bằng chất liệu sa thạch, đất nung và đồng có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 15 thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.
Từ sảnh trung tâm hình tròn của bảo tàng, trong ánh sáng dịu nhẹ, khách lần bước theo những phong cách của nghệ thuật Chăm khởi đi từ thế kỷ thứ 5 trong truyền thống Ấn Độ hóa. Tiếng hát của loài chim thiên nga vươn cao, thăng hoa trong thế kỷ thứ 10, đánh dấu buổi hoàng kim của vương quốc Champa ở Simhapura - Trà Kiệu, Indrapura - Đồng Dương (Quảng Nam), trước khi nhạt nhòa trên vùng Vijaya (Bình Định), Panduranga (Phan Rang).
Dư âm của nghệ thuật ấy bây giờ là chuỗi ngọc điêu khắc kết nối những tuyệt tác như mi cửa (fronton) phong cách Mỹ Sơn (tháp E1) thể hiện truyền thuyết Ân Độ về sự xuất hiện của kỷ nguyên Hoa Sen: thần Sáng tạo Brahma sinh ra trên đài sen mọc từ rốn của thần Visnu nằm giữa đại dương linh diệu. Một trong những đóng góp của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM tại cuộc triển lãm này là tượng bán thân Devi tìm thấy ở Hương Quê (Quảng Nam).
Tượng Devi, nữ thần trong truyền thống Ấn Độ giáo, thể hiện vẻ đẹp Chăm, đằm thắm mà đầy nữ tính. Một trong những tuyệt phẩm sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng thưởng ngoạn là tượng Tara (Bồ tát Quán Thế Âm) phát hiện ở Quảng Nam vào năm 1978. Đây là tượng đồng lớn nhất được biết đến hiện nay trong lịch sử nghệ thuật Chăm, phong cách Đồng Dương. “Tượng Tara phảng phất những ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa trên một truyền thống mang đậm bản sắc Chăm. Đó là đỉnh cao của nghệ thuật Chăm”. (J.Boisselier. Un bronze de Tara du Musée de Đà Nẵng et son importance pour l’histoire de l’art du Champa. BEFEO.1984).
Ngoài những tượng, bệ thờ, lá nhĩ, phù điêu, tượng tròn (rondes-bosses)… bằng sa thạch và đồng, Bảo tàng Guimet còn chọn lọc trưng bày một bộ sưu tập đồ tế tự và trang sức bằng vàng, bạc và quí kim gồm 96 hiện vật mà đa số chỉ mới được triển lãm lần đầu. Không gian nghệ thuật Chăm còn được minh họa thêm bằng những hình ảnh sống động chụp từ hồi đầu thế kỷ 20, ghi lại những đền tháp Chăm phân bố rải rác ở miền Trung; những đoạn phim câm mô tả những công trình khai quật khảo cổ của Jean-Yves Claeys thực hiện ở Trà Kiệu (Quảng Nam) và Tháp Mắm (Bình Định) những năm 1920-1930; những khuôn đúc (moulages) đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng Vũ nữ Trà Kiệu, những trụ áp tường của tháp Mỹ Sơn A1…
Những tượng thờ, vật trang trí, bàn thờ được sưu tầm từ các nền văn minh Chămpa có nguồn gốc từ Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định... Nhiều tác phẩm không còn giữ được nguyên hình dáng cũ do sự tàn phá của thời gian, nhưng chúng ta sẽ được khám phá sự độc đáo về văn hóa Chămpa và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, đặc biệt là những bức tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kỳ Veda.
Chương 2 la sự tổng hợp tất cả những nơi mà chúng ta đã đi trong chuyến đi. Chắc chắn nó đă để lai trong moi chúng ta những ấn tương khó phai về chuyến đi thực tế này. Chỉ trong một chuyến chúng ta đã được tim hiêu đươc tất cả loại hình du lịch như tìm hiểu khám phá nhữn vùng có phong cảnh đẹp, địa hình karst và hang động, bãi biển ,các di tích tự nhiên, loai hình du lich văn hóa. Và qua chương này chúng ta còn thấy được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch, đây là chìa khóa quyết dịnh giúp chúng ta hình thành và phát triển để tạo thành những sản phẩm du lịch, loại hình du lịch. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn dễ khai thác không chỉ có giá trị hữu hình mà còn giá trị vô hình. Vì thế ma chúng ta cần quan tâm bảo vệ và khai thác ngành công nghiêp không khói này một măt góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời đây cũng là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh Việt Nam và Đưa Việt Nam đến gân hơn với thế giới.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
3.1 Định hướng phát triển Du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 là công trình quy hoạch đầu tiên được thực hiện do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) tài trợ thực hiện trong năm 1990. QHTT đã được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt tại quyết định số 307/TTg ngày 24/5/1995. Đây là lần đầu tiên ngành Du lịch có quy hoạch chuyên ngành trên phạm vi toàn quốc và đây cũng là một trong những quy hoạch chuyên ngành đầu tiên cho thời kỳ phát triển 1995 - 2010 ở Việt Nam.
- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch văn hoá tâm linh gắn với phát triển làng nghề. Khai thác tốt lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh, gắn phát triển du lịch trong tỉnh với du lịch cả nước và khu vực.
Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi thích hợp, kết hợp chặt chẽ việc đầu tư xây dựng mới với sử dụng có hiệu quả cơ sở sẵn có.
- Tập trung khai thác thế mạnh của du lịch nội địa, nhanh chóng tạo ra nhiều khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm hấp dẫn du khách, hình thành các tuyến du lịch quốc tế nhằm thu hút khách nước ngoài.
Ðặc biệt năm di sản vật thể: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Quần thể kiến trúc Cung đình Huế, vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Và, hai di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Ngoài ra còn một số vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, khu danh thắng có giá trị khoa học và du lịch đã được quốc tế công nhận, một số di sản thiên nhiên và văn hóa khác đang được đánh giá lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận. Hệ thống di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là tiền đề cho mọi hoạt động du lịch ở nước ta, cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa; các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch, đã và đang được bảo tồn và phát huy hiệu quả góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hấp dẫn du lịch nhất của khu vực châu Á, thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân: Năm 2007 Việt Nam đón hơn 4,3 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập từ du lịch đạt trên 3,5 tỷ USD. Ðóng góp vào những thành tựu nói trên có giá trị của bảy di sản thế giới công nhận. Việc khai thác giá trị di sản thế giới và gắn kết với du lịch trong nhiều năm qua đã thu được những thành quả nhất định. Chúng ta đã làm tốt việc quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long với bạn bè thế giới khi vận động cộng đồng tham gia bình chọn Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới trên trang Website: Ở mảng văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phát huy trong đời sống đương đại có hiệu quả thông qua Dự án bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc từ Quỹ ủy thác Nhật Bản thông qua UNESCO tài trợ; từ đó góp phần làm sinh động hình ảnh văn hóa Huế với đông đảo du khách là tại bốn kỳ Festival. Tuy nhiên việc phát triển du lịch tại khu vực di sản thế giới đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Bên cạnh những thách thức có tính khách quan, do đặc điểm đa dạng và tính phức tạp của hệ thống di sản thế giới là những thách thức có tính chủ quan, do năng lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch của chúng ta còn nhiều bất cập. Ðó còn là nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng, các chủ thể quản lý, phát triển và kinh doanh về những yêu cầu, nguyên tắc phát triển du lịch tại khu vực di sản; về tình trạng phát huy giá trị di sản, khai thác tiềm năng du lịch tại khu vực di sản sai mục đích, thương mại hóa các giá trị hoặc khai thác quá mức cho phép giá trị các di sản; về đầu tư bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch, bảo tồn di sản phục vụ du lịch còn manh mún, dàn trải, thiếu đồng bộ; là quản lý đầu tư phát triển, kinh doanh dịch vụ du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp... Mặt khác, chúng ta còn thiếu cơ chế tạo điều kiện để cộng đồng dân cư khu vực di sản tham gia đầu tư phát triển du lịch, cũng như khai thác văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch. Quản lý nhà nước trong phát triển du lịch tại khu vực di sản cũng còn nhiều mặt bất cập. Tổ chức phát triển và quản lý du lịch tại khu vực di sản có nội dung rộng lớn: từ bảo tồn các giá trị của di sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đến tổ chức quản lý quy hoạch phát triển du lịch, bao gồm lập quy hoạch, tổ chức đầu tư phát triển theo quy hoạch được duyệt; từ quản lý di sản; quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch, đến quản lý trật tự, an toàn xã hội tại khu vực di sản cùng các hoạt động Nội dung đó đòi hỏi xây dựng cơ chế quản lý thích hợp và việc cấp thiết là thành lập Ban quản lý hoặc Ban điều phối phát triển du lịch, là chủ thể có chức năng, thẩm quyền quản lý phát triển du lịch theo quy định của Luật Du lịch; là ban hành các quy định quản lý phát triển du lịch khu vực di sản.Vấn đề phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch trong đó có di sản thế giới là nhiệm vụ cấp bách và phức tạp. Một số giải pháp nêu trên là nhằm tìm kiếm mô hình, cơ chế phối hợp của mọi ngành, mọi cấp quản lý nhà nước, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong quản lý phát triển và kinh doanh du lịch với mục tiêu là bảo tồn gìn giữ các di sản cho thế hệ mai sau.
3.2 Giải pháp phát triển du lịch
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các khu, điểm du lịch hiện có, đồng thời phát triển khu, điểm du lịch mới với các sản phẩm du lịch dịch vụ đa dạng, có sức hấp dẫn cao để thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
- Phát triển các tuyến điểm du lịch trọng điểm, gắn phát triển du lịch văn hóa với các lễ hội truyền thống.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị và xúc tiến du lịch, củng cố và phát huy hiệu quả thị trường du lịch nội địa đồng thời từng bước mở rộng khai thác thị trường du lịch quốc tế, tập trung khai thác thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Về nhân lực: Lao động trong ngành du lịch của Việt Nam hiện nay còn thiếu và yếu. Những người hoạt động trong ngành du lịch có chuyên môn nhưng rất yếu trình độ ngoại ngữ, các trung tâm và trường đào tạo lao động phục vụ cho du lịch chưa đạt chuẩn, do vậy ngành du lịch Việt Nam cần phải quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch, giữ vững định hướng phát triển du lịch bền vững.
3.3 Nhận xét về cách tổ chức tour
Qua chuyến đi này sinh viên đã học tập và lĩnh hội được nhiều điều bổ ích và lý thú cho nghề nghiệp trong tương lai. Qua đó, sinh viên vận dụng những kiến thức đã học. Có được những kiến thức thực tế và chuyên ngành đào tạo.Giúp sinh viên làm quen với công việc và tư tin hơn khi ra trường, cụ thể nh
Đánh giá được thực trạng tài nguyên du lịch ở những điểm đến tham quan để khảo sát thu thập thêm dữ liệu cho việc lên kế hoạch va thiết kế chương trình du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt
Nắm được khả năng đáp ứng và chất lượng phục vụ ở từng nơi đến đẻ phục vu khách tốt hơn và có những biện pháp khắc phục và cải tạo cho tốt hơn
Hiểu được phong tục tập quán của người dân địa phương , nhữnh đặc sản mang tính chất vùng miền để giới thiệu cho khách net đẹp văn hoá để cho khách tim hiểu và tránh những rắc rối không cần thiêt do bât đồng ngôn ngữ và khẩu vị trong ăn uống , phong tuc.
Tạo được mối quan hệ ban đầu với những hướng dẫn viên tại điểm để giúp cho mình tìm hiểu thêm kiến thức và kỹ năng ngề nghiệp.Và để thuận lợi hơn trong mối liên hệ công việc sau này
Học hỏi thêm kinh ngiệm trong việc sắp xếp và tổ chức thực hiện các Tour du lịch dài ngày va cách thức xử lý tình huống trong quá trình tổ chức và thực hiện
Điều cuối cùng và quan trọng hơn cả là qua chuyến đi này sinh viên thấy yêu nghề của mình hơn.Thấy được vị trí và tầm quan trọng của ngành du lịch trong đời sống xã hội để từ có nhưng biên pháp và những đóng góp nhỏ vào việc bảo vệ,phát triển ngành du lịch tạo ra những sản phẩm du lich xứng tầm với nguồn tài nguyên phong phú của việt Nam.Mỗi chúng ta ở đây sẽ là một sứ giả để quảng bá du lịch Việt Nam,con ngươi, văn hoá Việt Nam đến với ban bè các nứơc trên thế giới.
Bên cạnh nhưng cái chúng ta đã đat được thị còn một số hạn chế mà chúng ta nên biết và rút kinh nghiệm cho chuyến đi sau:
Thứ nhất : chương trình đi chưa hợp lý, đó là việ sắp xếp thời gian có ngày đi nhiều và có ngày đi quá ít gây cảm giác bức xúc trong sinh viên. Công ty du lịch nên biét đối tưọng mình phục vụ là người như thế nào,và họ cần những gì.Khác với những khách du lịch thông thường, đối tượng phục vụ của công ty Nam Việt là sinh viên đi thực tế bên canh viêc đi thăm quan con là để học tập cho nên lượng thông tin phải nhiều hơn,chính xác và hệ thống hơn.Các chưong trình mới đảm bảo về mắt số lương còn chất lượng chưa được chú trọng thới gian di lại nhiều hơn thời gian học.
Thứ hai: Đội ngũ hướng dẫn viên chua chuyên nghiệp, còn thiếu trang thiết bị trong quá trình tác nghiệp,không thu hut đựoc nhiêu ngươi tham gia. Đây là chương trình học cho nên việc chọn người hướng dẫn là nhân tố quyết định cho việc hình thành đội ngũ nhân viên phục vu cho du lich trong tương lai
Thứ ba: Là việc công ty còn lúng túng trong vấn đề đặt phòng ở những điểm lưu trú, gây cảm giác bất an trong sinh viên, chưa có sự thống nhất về hợp đồng giữa công ty du lịch và khách sạn
Những kiến nghị
Chương trình có quá nhiều thời gian cho việc tự tìm hiểu dẫn tới thơi gian đến các điểm rất ít và không được tim hiểu nhiều
Thời gian tổ chức tour nên hợp lý ,tốt nhất là đi vào mùa du lịch vì trong mua du lịch thì sinh viên sẽ được tìm hiểu nhiều hơn và được hưởng những chương trình phục vụ tốt, đa dang.
Các sở du lịch Việt Nam nên quan tâm nhiêu hơn đến vấn đề quảnn lý trong các khu du lịch môi trườn, văn hoá trong doanh nghiệp và văn hoá cạnh tranh giưa các doanh nghiệp. có chương trình hoạch định mang tính chất lâu dài để phát triển ngành du lịch . Không vì những mối lợi trước măt mà làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam
Quan tam đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển một số ngành liêm quan để thu hut du khách và hỗ trợ cho nhgành du lịch tôt hơn. Càn chú trọng đào tạo một cách có hệ thông về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp hiên nay chưa đáp ứng được nhu cầu thưc tế
Sản phẩm du lịch còn chưa phong phú. Chúng ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế nhưng trên phạm vi cả nước chúng ta chưa có một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi.
PHỤ LỤC
Danh sách khách sạn
Grassland500 Hai Ba Trung Street - Hoi An Ancient town - Quang Nam Province - Viet Nam Hoi An, Vietnam - Area: City Center
Traveler Opinion5 review (s)
27 US$Reserve Now
Green Field423 Cua Dai St. Hoi An, Vietnam - Area: City Center
Traveler Opinion8 review (s)
19 US$Member
Hoi An10 Tran Hung Dao St., Hoi An Town, Quang Nam Province, Viet Nam Hoi An, Vietnam - Area: City Center
Traveler Opinion113 review (s)
43 US$Reserve Now
Hoi An Beach Resort01 Cua Dai, Hoi An, Quang Nam, Viet Nam Hoi An, Vietnam - Area: Beach Front
Traveler Opinion70 review (s)
69 US$Reserve Now
Hoi An Lotus330 Cua Dai Road - Hoian City - Quangnam Province - Vietnam Hoi An, Vietnam - Area: City Center
Traveler Opinion24 review (s)
31 US$Reserve Now
Hoi An Trails Resort276 Cua Dai road - Hoi An town - Quang Nam province - Vietnam Hoi An, Vietnam
Traveler Opinion14 review (s)
58 US$Reserve Now
Hoian Indochine87 Cua Dai street, Hoian town, Vietnam Hoi An, Vietnam - Area: Riverside
Traveler Opinion6 review (s)
36 US$Reserve Now
Hoian Riverside Resort & Spa175 Cua Dai Road , Hoi An Town,Quang Nam , Viet Nam Hoi An, Vietnam - Area: Riverside
Traveler Opinion39 review (s)
71 US$Reserve Now
Life Resort1 Pham Hong Thai Str. Hoi An, Vietnam - Area: Riverside
Traveler Opinion37 review (s)
104 US$Reserve Now
Long Life (thanh Xuan) Hotel30 Ba Trieu - Hoi An Hoi An, Vietnam
Traveler Opinion2 review (s)
32 US$Member
Nam HaiHamlet 1, Dien Duong Village, dien Ban District, Quang Nam Hoi An, Vietnam
Traveler Opinion3 review (s)
667 US$Reserve Now
Nhi Nhi60 Hung Vuong Street, Hoi An Hoi An, Vietnam - Area: City Center
Traveler Opinion5 review (s)
27 US$Reserve Now
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu và giáo trình
Non nước Việt Nam :Tổng cục du lịch Việt Nam-( Nhà xuất bản văn hóa thông tin)
Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam :Lê Thông chủ biên
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt - (công ty dã ngoại lửa Việt)
Những di sản nổi tiếng thế giới: (Trần Mạnh Thường, Nxb văn hóa thông tin)
Kiến trúc cổ Việt Nam: (Vũ Tam Lang - Nxb xây dựng)
Tổng cục du lịch,chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010
Địa lý tự nhiên Việt Nam: (Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu, NxbGiáo dục)
Các website:
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9305.DOC