Báo cáo Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Bước đầu tiên trong lập kế hoạch kiểm toán tổng quát đó là tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các chủ nhiệm kiểm toán tiến hành gặp gỡ, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về kế hoạch sản xuất kinh doanh và các vấn đề khác; quan sát thực tế việc kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, điều kiện sản xuất kinh doanh; xem xét các tài liệu và báo cáo quản trị nội bộ như biên bản họp Hội đồng quản trị, kế hoạch ngân sách tài chính và xem xét các thông tin bên ngoài như các báo cáo tổng kết ngành, các báo chí tài chính có thông tin liên quan.

doc97 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là hợp lý. Không như công ty ABC, tại công ty XYZ, số lượng TSCĐ tăng trong năm và hết khấu hao trong năm ít nên kiểm toán viên quyết định kiểm tra 100% các TSCĐ này bằng cách tính toán lại số khấu hao của TSCĐ tăng trong năm và số khấu hao của TSCĐ giảm trong năm rồi tính toán theo công thức: Trích khấu hao năm 2002 = Trích khấu hao năm 2001 + Khấu hao TSCĐ tăng trong năm - Khấu hao TSCĐ giảm trong năm Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 56 43 Khách hàng XYZ Người lập PTD Ngày 4/2/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 14/2/03 Nội dung Ước tính khấu hao TSCĐ tăng trong năm Số thẻ Tên TS Nguyên giá KH/tháng Số tháng KH KH ước tính KH theo sổ khách hàng Chênh lệch 129 MVi Tính ĐNA 9.368.200 260.228 7 1.821.594 2.081.824 260.230 142 Máy Compact 21.518.000 597.722 1 597.722 597.722 0 131 Máy in kim 9.166.582 254.627 6 1.527.764 1.782.389 254.625 ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. 130 Máy photocopy 54.377.273 906.288 6 5.437.727 6.344.016 906.289 Tổng 317.723.819 25.768.252 30.353.137 4.584.885 Số chênh lệch giữa tính toán của kiểm toán viên và khách hàng là 4.584.885VND được kiểm toán viên xác định là do kế toán trích khấu hao ngay trong tháng đưa vào sử dụng (chứ không phải là vào tháng sau). Vì vậy, kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 214 4.584.885 Có TK 642 4.584.885 Lập Bảng tính tương tự đối với khấu hao của các TSCĐ giảm trong năm, kiểm toán viên thấy không có chênh lệch so với tính toán của khách hàng. áp dụng công thức trên, kiểm toán viên tính ra được số khấu hao cần trích trong năm 2002 và so sánh với số của khách hàng thấy chênh lệch đúng một khoản bằng 4.584.885VND (ở trên). Các kiểm toán viên đưa ra kết luận: khấu hao TSCĐ của công ty XYZ sau khi điều chỉnh đã phản ánh trung thực và hợp lý. 4.2. Kiểm toán chi phí trả trước dài hạn v. Đối với công ty ABC Trước khi tiến hành kiểm toán chi phí trả trước dài hạn, kiểm toán viên lập Tờ tổng hợp (Leadsheet): # Tên Số ban đầu Điều chỉnh Sau điều chỉnh Số năm trước 14221 Chi thưởng không khiếu nại chờ giải quyết 821.850.314 0 821.850.314 821.850.314 14222 CCDC chờ phân bổ 1.226.295.924 (734.071.358) 492.224.566 1.104.564.365 2.048.146.238 (734.071.358) 1.314.074.880 1.926.414.679 Tiếp theo, kiểm toán viên lập Bảng tổng hợp cho Chi phí trả trước dài hạn dựa vào Sổ chi tiết của khách hàng để từ đó đối chiếu xem số liệu trên Sổ chi tiết có phù hợp với Số liệu trên Báo cáo tài chính hay không? Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 55 40 Khách hàng ABC Người lập NHT Ngày 15/4/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 20/4/03 Nội dung Bảng tổng hợp chi phí trả trước dài hạn (Đơn vị: VND) Số đầu kỳ PS Nợ PS Có Số cuối kỳ CCDC chờ phân bổ 1.104.564.365 441.063.138 319.331.579 1.226.295.924 Chi thưởng không có khiếu nại chờ kết chuyển 821.850.314 - - 821.850.314 1.926.414.679 441.063.138 319.331.579 2.048.146.238 Như vậy, số liệu trên Bảng tổng hợp đã phù hợp với số liệu trên Tờ tổng hợp (Leadsheet). Tiếp theo, kiểm toán viên tìm hiểu chính sách và phương pháp trích phân bổ chi phí trả trước dài hạn của khách hàng. Chính sách trích và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của Công ty ABC như sau: + Đối với việc phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC): - CCDC được phân bổ 2 lần (50%). - Khi xuất dùng công ty sẽ phân bổ 50% giá trị vào chi phí trong kỳ. 50% giá trị còn lại chờ khi nào báo hỏng thì sẽ phân bổ nốt vào chi phí. - Việc phân bổ này chi tiết theo từng giá trị của từng CCDC. + Chính sách thưởng cho các khách hàng lớn của công ty như sau: - Nếu khi kết thúc đơn bảo hiểm mà không xảy ra tổn thất thì sẽ thưởng cho khách hàng 5% tổng phí bảo hiểm. Điều này được thỏa thuận ngay trong đơn, hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. - Đối với những năm trước 2002, khách hàng chỉ chi trả cho ABC số tiền phí đã trừ luôn tiền thưởng và khi có tổn thất xảy ra thì ABC sẽ trừ số thưởng khách hàng đã nhận vào số tiền đền bồi thường. - Đối với năm 2002, ABC không cho khách hàng trừ trước khoản này mà chỉ khi hết hiệu lực của đơn bảo hiểm mà không có tổn thất thì mới hạch toán thẳng vào chi phí khác. Khi khách hàng chuyển phí bảo hiểm cho Công ty thì sẽ trừ luôn số thưởng này và Công ty treo số tiền thưởng này trên tài khoản 14221. Nếu xảy ra tổn thất thì Công ty sẽ giảm số tiền bồi thường của khách hàng, nếu khi kết thúc đơn mà không xảy ra tổn thất thì sẽ kết chuyển số treo trên tài khoản 14221 sang tài khoản chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Kiểm toán viên đánh giá phương pháp và chính sách phân bổ của Công ty bằng cách đối chiếu với các văn bản của Ban giám đốc, các quy định có liên quan và thấy rằng phương pháp trích của công ty ABC là hợp lý. Bước tiếp theo, kiểm toán viên cần sử dụng các thử nghiệm cơ bản để xác định xem khách hàng có trích đúng theo phương pháp này không và số liệu khách hàng có đáng tin cậy hay không. Đối với chi phí CCDC chờ phân bổ, đầu tiên, các kiểm toán viên lấy số liệu từ Bảng phân bổ của khách hàng để tính toán lại, nếu có chênh lệch cần tìm hiểu nguyên nhân: Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 55 46 Khách hàng ABC Người lập NHT Ngày 15/4/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 20/4/03 Nội dung Bảng tính CP chờ phân bổ của CCDC (Đơn vị: VND) Số đầu năm: 1.104.564.365 (1) Bảng tính CCDC xuất dùng và phân bổ trong năm 2002 Đơn vị Giá trị Số phân bổ vào CP Gtrị còn lại Quý 1 VPHN 17.240.391 8.260.195 8.620.195 CN Hải Phòng 13.776.310 6.888.155 6.888.155 CN phía Bắc 10.524.500 5.262.250 5.262.250 CN Miền Trung 1.181.818 590.909 590.909 Quý 2 VPHN 44.834.157 22.417.078 22.417.079 CN phía Bắc 45.804.345 22.902.173 22.902.172 CN HCM 1.754.720 877.360 877.360 CN Vũng Tàu 3.179.660 1.589.830 1.589.830 Quý 3 VPHN 137.985.733 68.992.866 68.992.866 CN Hải Phòng 23.266.778 11.633.387 11.633.387 CN phía Bắc 9.240.794 4.620.397 4.620.397 CN HCM 5.722.000 2.861.000 2.861.000 CN Vũng Tàu 2.764.500 1.382.250 1.382.250 CN Miền Trung 60.408.245 30.204.122 30.204.123 Quý 4 VPHN 20.875.465 10.437.732 10.437.733 CN Hải Phòng 3.504.950 1.752.475 1.752.475 CN phía Bắc 1.638.182 819.091 819.091 CN Vũng Tàu 7.742.600 3.871.300 3.871.300 CN Miền Trung 1.863.640 931.820 931.820 VP Cần Thơ 27.754.349 13.877.175 13.877.174 220.531.566 (2) CP chờ phân bổ = (1) + (2) 1.325.095.931 Số theo sổ sách khách hàng 1.226.295.924 Chênh lệch 98.800.000 Số chênh lệch 98.800.000 là do ngày 31/12/2001 công ty đặt tiền mua vé máy bay trước cho năm 2002. Đến năm 2002 phát sinh thì công ty hạch toán vào TK642 và ghi giảm chi phí trả trước tiền mua vé máy bay cho cán bộ công nhân viên nên khi sử dụng Bảng phân bổ CCDC để tính toán lại, kiểm toán viên sẽ tính thiếu khoản chi phí này. Như vậy, kiểm toán viên xác định được rằng khách hàng đã trích và phân bổ đúng số công cụ dụng cụ xuất dùng trong năm theo phương pháp được phê chuẩn. Công việc tiếp theo kiểm toán viên cần chọn mẫu để kiểm tra chi tiết. áp dụng phương pháp chọn mẫu của AS/2 theo công thức, kiểm toán viên tính toán ra số mẫu cần chọn theo cách sau: MP=1.867.949.664 MP- Mức độ trọng yếu chi tiết R=2 R- Độ tin cậy kiểm tra chi tiết pop=1.226.295.924 n- Số mẫu cần chọn J=MP/R=933.974.832 pop- Số dư của tài khoản cần kiểm tra n=pop/J=2 Số mẫu cần chọn bằng 2, tuy nhiên để tăng độ tin cậy cho các bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên mở rộng mẫu chọn lên 10 mẫu. Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 55 47 Khách hàng ABC Người lập NHT Ngày 15/4/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 20/4/03 Nội dung Kiểm tra chi tiết CCDC chờ phân bổ (Đơn vị: VND) Chứng từ Số Ngày Nội dung TKĐƯ Số tiền 22 08/01 DTDĐ Sony Z25 111 4.100.000 ỹ ỹ ỹ 295 08/02 Máy đục gáy xoắn ĐL 111 4.800.000 ỹ ỹ ỹ 369 04/03 Bàn Giám đốc + Hộc 111 8.909.000 ỹ ỹ ỹ 54 02/04 Bàn nhân viên 112 8.373.786 ỹ ỹ ỹ 54 01/04 Tủ hs trên kính dưới cánh gỗ 112 9.223.301 ỹ ỹ ỹ 55 03/04 Bàn PGĐ 112 7.600.000 ỹ ỹ ỹ 878 20/05 Dao phập tổng đài 111 150.000 ỹ ỹ ỹ 2312 19/12 Kim từ điển 111 3.217.822 ỹ ỹ ỹ 122 16/07 Hệ thống camera tòa nhà 112 119.709.453 ỹ ỹ ỹ : Kiểm tra đến Phiếu chi : Kiểm tra đến Hóa đơn : Kiểm tra đến việc tách VAT KL: Ngoại trừ việc hạch toán sai khoản mục hệ thống camera tòa nhà thì CCDC chờ phân bổ tại đơn vị phản ánh trung thực và hợp lý Qua kiểm tra chi tiết ở trên, kiểm toán viên thấy hệ thống camera của tòa nhà được hạch toán vào chi phí trả trước. Tổng giá trị trên hóa đơn chưa thuế là 239.418.905VND. Do tòa nhà này có 2 đơn vị cùng sử dụng nên được chia đều bằng nhau và Công ty ABC đã hạch toán 119.709.453 vào TK142 và phân bổ cho năm 2002 là 59.854.726VND, khi nào báo hỏng thì Công ty ABC sẽ phân bổ nốt vào chi phí. Tuy nhiên, đúng theo quy định thì hệ thống camera này đủ tiêu chuẩn là TSCĐ. Vì vậy, Công ty ABC cần phải theo dõi trên tài khoản 211- TSCĐ. Kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 211: 119.709.453 VND Có TK 642: 49.878.938 VND Có TK 142: 59.854.727 VND Có TK 214: 9.975.788 VND Đối với khoản thưởng không khiếu nại trên tài khoản 14221, kiểm toán viên thu thập số liệu trên Sổ Chi tiết của tài khoản 14221 và kiểm tra ngược về các hợp đồng (do số hợp đồng theo dõi ít nên kiểm toán viên kiểm tra tất cả). Sau khi kiểm tra chi tiết số dư tài khoản 14221- Thưởng không khiếu nại đến thời điểm 31/12/2002 là 821.850.314VND. Đây là số thưởng không khiếu nại của các đơn đã phát sinh từ năm 2001 trở về trước và đã hết hiệu lực hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, số dư trên tài khoản này phải được kết chuyển hết vào chi phí trong năm. Kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 624 821.850.314 VND Có TK 142 821.850.314 VND Tuy nhiên phía khách hàng ABC không đồng ý với bút toán điều chỉnh trên của kiểm toán viên và kiểm toán viên sẽ tập hợp bút toán điều chỉnh này lại để dựa vào đấy làm cơ sở đưa ra ý kiến trong Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý. v. Đối với công ty XYZ Tờ tổng hợp (Leadsheet) chi phí trả trước dài hạn của công ty XYZ như sau: (Đơn vị: VND) # Tên Số ban đầu Điều chỉnh Sau điều chỉnh Số năm trước 142 Chi phí trả trước dài hạn 20.980.000 0 20.980.000 32.000.000 20.980.000 0 20.980.000 32.000.000 Bảng tổng hợp đối với chi phí trả trước dài hạn của công ty XYZ: Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 55 40 Khách hàng XYZ Người lập PTD Ngày 4/2/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 14/2/03 Nội dung Bảng tổng hợp chi phí trả trước dài hạn (Đơn vị: VND) Số đầu kỳ PS Nợ PS Có Số cuối kỳ Chi phí trả trước dài hạn 32.000.000 216.246.873 227.266.873 20.980.000 Tổng 32.000.000 216.246.873 227.266.873 20.980.000 Tiếp theo, các kiểm toán viên xem xét phương pháp phân bổ chi phí trả trước của công ty XYZ: Phương pháp trích phân bổ Chi phí trả trước dài hạn được thực hiện theo Quy định số 2072/TCKT-2002 ngày 22/11/2002 của Công ty, trong đó quy định chi tiết như sau: + Đối với CCDC - Có giá trị lớn hơn 2 triệu thì công ty phân bổ 50% giá trị ngay sau khi mua sắm và 50% giá trị còn lại phân bổ vào năm sau. - Có giá trị nhỏ hơn 2 triệu thì công ty phân bổ 100% ngay khi mua sắm + Đối với chi phí thuê nhà: phân bổ theo thời gian sử dụng. + Đối với chi phí sửa chữa văn phòng làm việc: - Giá trị nhỏ hơn 100 triệu thì phân bổ 100% trong năm - Giá trị lớn hơn 100 triệu thì phân bổ 50% giá trị vào trong năm và 50% giá trị còn lại phân bổ vào năm sau. Xem xét phương pháp và chính sách phân bổ của công ty, kiểm toán viên xác định rằng phương pháp phân bổ trên là chấp nhận được. Sau đó, các kiểm toán viên tiến hành ước tính chi phí thuê nhà của năm 2002 để kiểm tra phát sinh Có của tài khoản 1422 (chính là khoản chi phí trả trước phát sinh trong năm 2002 được phân bổ trong năm): Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 55 42 Khách hàng XYZ Người lập PTD Ngày 4/2/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 14/2/03 Nội dung Ước tính chi phí thuê nhà của năm 2002 (Đơn vị: VND) Phòng QLBH Chùa Bộc: 11.016.000 x 6 tháng = 66.096.000 Phòng BH khu vực 1: 4.000.000 x 6 tháng = 24.000.000 Phòng BH khu vực 5: 3.000.000 x 12 tháng= 36.000.000 Phòng BH khu vực 6: 2.200.000 x 6 tháng = 13.200.000 Phòng BH khu vực 4: 1.200.000 x 8 tháng = 9.600.000 Phòng BH khu vực 7: 3.800.000 x 12 tháng = 45.600.000 Tổng: 194.496.000 Số theo sổ sách: 195.266.873 Chênh lệch: 770.873 Kiểm toán viên đánh giá số chênh lệch giữa ước tính của kiểm toán viên và số theo sổ sách của khách hàng là không trọng yếu và chấp nhận được. Như vậy, chi phí trả trước dài hạn phân bổ trong năm là hợp lý. Bước tiếp theo các kiểm toán viên cần kiểm tra phát sinh bên Nợ của tài khoản 1422 bằng cách lựa chọn một số khoản mục có số tiền lớn (chính là số trả tiền thuê nhà trong năm). áp dụng phương pháp chọn mẫu theo AS/2 đã trình bày ở trên, các kiểm toán viên lựa chọn 3 mẫu trong Sổ Chi tiết tài khoản 1422 để kiểm tra chi tiết: Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 55 43 Khách hàng XYZ Người lập PTD Ngày 4/2/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 14/2/03 Nội dung Kiểm tra chi tiết chi phí thuê nhà (Đơn vị: VND) Chứng từ Số Ngày Nội dung TKĐƯ Số tiền 177 31/03 Tiền nhà VP HN 112 132.192.000 ỹ ỹ ỹ 561 21/05 T.Toán tiền thuê nhà năm 2002 112 27.600.000 ỹ ỹ ỹ 542 30/09 Thuê nhà 6 tháng cuối năm 112 102.869.455 ỹ ỹ ỹ : Kiểm tra đến Hợp đồng : Kiểm tra đến Giấy báo Nợ : Kiểm tra việc phê chuẩn KL: Chi phí thuê nhà phản ánh trung thực và hợp lý Sau khi kiểm tra chi tiết trên mẫu được chọn không phát hiện ra sai sót gì, kết hợp với kết quả kiểm toán ở các bước trên, kiểm toán viên đi đến kết luận: Chi phí trả trước dài hạn tại công ty XYZ phản ánh trung thực và hợp lý. 4.3. Kiểm toán dự phòng nghiệp vụ v. Đối với công ty ABC Cũng như khi kiểm toán khấu hao TSCĐ và chi phí trả trước dài hạn, trước khi tiến hành kiểm toán khoản mục này, kiểm toán viên tiến hành lập Tờ tổng hợp (Leadsheet) dựa vào số liệu trên Sổ Tổng hợp và Báo cáo tài chính của khách hàng. Tờ tổng hợp (Leadsheet) của công ty ABC được lập như sau: (Đơn vị: VND) # Tên Số ban đầu Điều chỉnh Sau điều chỉnh Số năm trước 3351 Dự phòng phí 34.673.762.243 0 34.673.762.243 16.034.399.086 3352 Dự phòng bồi thường 62.335.285.032 0 62.335.285.032 29.145.666.526 3353 Dự phòng dao động lớn 13.808.343.054 0 13.808.343.054 8.887.042.443 Tổng cộng 110.817.390.329 0 110.817.390.329 54.067.108.055 Tiếp theo, kiểm toán viên lập Bảng tổng hợp cho các khoản dự phòng nghiệp vụ của Công ty ABC: Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 62 40 Khách hàng ABC Người lập NHT Ngày 15/4/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 20/4/03 Nội dung Bảng tổng hợp dự phòng phí Nghiệp vụ Phí giữ lại Dự phòng phí Năm trước chuyển sang Trích trong năm Dầu khí (23.285.381.000) (4.260.022.869) (9.314.152.400) Thân 31.244.240.625 784.833.025 12.497.696.250 P&I 24.203.251.236 2.698.096.944 9.681.300.494 Hàng hóa 18.786.570.588 2.206.366.178 2.817.985.588 Con người 11.209.524.073 2.667.873.048 4.483.809.629 Xe cơ giới 8.843.915.044 2.247.177.920 3.537.566.018 XDLĐ 931.258.216 4.862.255.348 372.503.286 Cháy&TS 20.461.512.901 3.832.398.952 8.184.605.160 Khác 6.031.120.543 995.420.540 2.412.448.217 Cộng 98.426.012.226 16.034.399.086 34.673.762.243 Kiểm toán viên cũng tiến hành lập Bảng tổng hợp tương tự cho dự phòng bồi thường và dự phòng dao động lớn. Sau khi lập các Bảng tổng hợp dựa vào Bảng trích lập dự phòng, Sổ chi tiết của khách hàng, kiểm toán viên thấy rằng số liệu giữa Bảng tổng hợp và Tờ tổng hợp (Leadsheet) là phù hợp với nhau. Như vậy, số liệu trên Sổ chi tiết đã được lên Báo cáo tài chính và Sổ tổng hợp chính xác. Sau đó, kiểm toán viên tìm hiểu phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ của khách hàng: Hiện nay, công ty ABC áp dụng việc trích lập dự phòng nghiệp vụ theo văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính tại Công văn số 10698/TC-TCNH ngày 3/10/2002 và Công văn số 11859/TC-TCNH ngày 4/10/2002 của Bộ Tài chính. Cụ thể, năm 2002, công ty ABC lập dự phòng nghiệp vụ như sau: + Dự phòng phí: bằng 17% phí giữ lại (đối với bảo hiểm hàng hóa) và 40% phí giữ lại (đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác). Trong năm 2001, công ty ABC áp dụng trích dự phòng phí bằng phí giữ lại của 2 tháng cuối năm (đối với bảo hiểm hàng hóa) và 40% phí giữ lại (đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác). + Dự phòng bồi thường: lập theo phương pháp từng hồ sơ (không thay đổi so với năm 2001). Hiện nay, việc trích lập dự phòng bồi thường vẫn tính theo trách nhiệm gốc (theo đúng giá trị của tổn thất) mà không phải theo mức trách nhiệm giữ lại như theo quy định tại Thông tư 72. + Dự phòng dao động lớn: Trong năm 2002, Công ty ABC đăng ký trích lập theo phương pháp thống kê nhưng trên thực tế thì Công ty ABC vẫn trích dự phòng dao động lớn bằng 5% phí giữ lại. Năm 2001 công ty cũng trích bằng 5% phí giữ lại trong năm. Sau khi tìm hiểu phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ của công ty khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thu thập các văn bản có liên quan trên và xác nhận là phương pháp trên đã được Bộ Tài chính chấp thuận. Tuy nhiên, đối với công ty ABC, kiểm toán viên nhận thấy đối với khoản trích dự phòng bồi thường của công ty không đề cập trong các văn bản có liên quan trên là sẽ trích theo đúng giá trị tổn thất hay chỉ trích trên mức trách nhiệm giữ lại. Vì vậy, kiểm toán viên sẽ dựa theo quy định tại Thông tư 72/2001/TT-BTC là sẽ chỉ trích trên mức trách nhiệm giữ lại làm cơ sở cho phương pháp tính. Bước tiếp theo của công việc là kiểm toán viên sẽ tiến hành các thử nghiệm cơ bản để xác định xem khách hàng có trích dự phòng nghiệp vụ đúng theo phương pháp đã trình bày hay không. Đối với dự phòng phí và dự phòng dao động lớn, số trích trong năm được tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên mức phí giữ lại. Vì vậy, các kiểm toán viên sẽ tiến hành tính toán lại dựa trên mức phí giữ lại của khách hàng đối với từng loại nghiệp vụ. ở công ty ABC, sau khi tiến hành tính toán lại, kiểm toán viên nhận thấy mức trích dự phòng phí đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa khác với số liệu khách hàng, cụ thể: Phí giữ lại của nghiệp vụ BH hàng hóa 18.786.570.588 Dự phòng phí trích trong năm (17%) 3.193.717.000 Dự phòng phí theo số liệu của khách hàng 2.817.985.588 Chênh lệch 375.731.412 Tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của số chênh lệch trên, kiểm toán viên thấy rằng do khách hàng không trích bằng 17% phí giữ lại theo văn bản đã đăng ký với Bộ Tài chính mà chỉ trích bằng 15%. Vì vậy, kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 624 375.731.412 VND Có TK 33511 375.731.412 VND Tuy nhiên phía khách hàng ABC không đồng ý với bút toán điều chỉnh trên của kiểm toán viên và kiểm toán viên sẽ tập hợp bút toán điều chỉnh này lại để dựa vào đấy làm cơ sở đưa ra ý kiến trong Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý. Đối với dự phòng bồi thường, do phương pháp trích lập theo phương pháp từng hồ sơ nên các kiểm toán viên sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp Bảng Thống kê tổn thất chưa bồi thường tính đến ngày 31/12/2002 do các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh gửi số liệu lên. Dựa vào Bảng thống kê này, kiểm toán viên sẽ chọn ra một số vụ có số tiền lớn để kiểm tra chi tiết. Số mẫu cần chọn được tính tương tự như đã trình bày ở trên. Đối với công ty ABC, các kiểm toán viên lựa chọn 7 vụ để kiểm tra chi tiết. Bảng thống kê tổn thất chưa bồi thường tại công ty ABC Tên đơn vị Tên KH Nghiệp vụ BH Nguyên nhân Thời gian Giá trị tổn thất dự kiến USD VND Phòng Năng lượng CLJOC DK Kẹt thiết bị khoan trong lòng giếng 24/12/02 1.200.000 18.441.600.000 VSP DK Cháy máy phát điện AMAN tại giàn công nghệ.. 11/05/01 900.000 13.831.200.000 BP DK Chìm tàu Duyên phát 01 05/01/02 98.648,48 1.516.029.841 Phòng Hải Hải Goldpine Perform… 600.000 9.220.800.000 Đại Hùng Thân tàu Đứt xích neo 480.000 7.376.640.000 ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. Cộng 62.335.285.032 Việc kiểm tra chi tiết sẽ được tiến hành bằng cách kiểm tra đơn bảo hiểm của từng hợp đồng, Tờ trình bồi thường, Thông báo tổn thất, Báo cáo giám định của nhà giám định.. Từ đó, các kiểm toán viên sẽ trích lập dự phòng theo các tài liệu này và so sánh với số đã trích của khách hàng. Nếu có chênh lệch, các kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu cần). Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên phát hiện ra một số vấn đề sau: Vụ tổn thất "Kẹt thiết bị khoan trong lòng giếng" của khách hàng Cửu Long JOC ngày 24/12/2002. Phòng Năng lượng trích lập dự phòng 1.200.000USD căn cứ vào thông báo tổn thất của CLJOC là 1.209.950USD. Cho đến thời điểm kiểm toán, vẫn chưa có Báo cáo giám định của nhà giám định. Vụ tổn thất này thuộc đơn BH 014P/BHDK-CLJOC/2002 ngày 16/5/2002. Công ty ABC và Bảo Việt đồng bảo hiểm cho đơn này với tỷ lệ 90:10. Do đó, ABC đã trích lập dự phòng 1.200.000USD và không tính đến việc thu được từ BV. Tuy nhiên, đến ngày 20/01/2003 thì CLJOC đã có công văn số 72/AMD-03 về việc rút lại khiếu nại vụ tổn thất trên, công văn do ông Byung Chan Moon, Trưởng phòng Quản trị ký. Như vậy, kiểm toán viên kết luận đây là một sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán cần phải được điều chỉnh. Kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 33513 18.441.600.000 (=1.200.000$x15.368) Có TK 624 18.441.600.000 Vụ tổn thất "Cháy máy phát điện AMAN" tại giàn công nghệ trung tâm CTP-2 ngày 11/5/2001. Đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa có Báo cáo giám định cuối cùng của nhà giám định Falconer, Bryan and Asscociates Pte Ltd. Theo ước tính ban đầu của Falconer ngày 16/5/01 thì giá trị tổn thất ước tính là 900.000USD. Theo Báo cáo sơ bộ ngày 16/11/2001 thì giá trị tổn thất là 1.200.000USD. Mức khấu trừ là 100.000USD. Đơn bảo hiểm này đồng bảo hiểm với BV trong đó ABC 64%, BV 36%. Công ty ABC đang lập dự phòng cho tổn thất này là 900.000USD theo ước tính ban đầu. Kiểm toán viên tính lại giá trị dự phòng mà Công ty ABC phải lập theo Báo cáo sơ bộ, cụ thể như sau: Giá trị tổn thất 1.200.000USD Trừ: mức khấu trừ 100.000USD Số tiền phải bồi thường 1.100.000USD Trách nhiệm của ABC (64%) 704.00USD Số tiền ABC lập theo sổ sách 900.000USD Chênh lệch (196.000)USD Kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 33513 196.000USD (~3.012.128.000VND) Có TK 624 196.000USD (~3.012.128.000VND) Tuy nhiên phía khách hàng ABC không đồng ý với bút toán điều chỉnh trên của kiểm toán viên và kiểm toán viên sẽ tập hợp bút toán điều chỉnh này lại để dựa vào đấy làm cơ sở đưa ra ý kiến trong Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý. Vụ tổn thất "Chìm tàu Duyên Phát 01". Cho đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa có Báo cáo giám định của nhà giám định. Giá trị tổn thất theo thông báo tổn thất mà BP Exploration Operating Co Ltd gửi là 98.647,78USD. Mức khấu trừ của hàng hóa là 25.000USD/vụ. Hiện tại, Công ty ABC đang lập dự phòng là 98.648,48USD mà không trừ đi mức khấu trừ. Kiểm toán viên đề nghị điều chỉnh: Nợ TK 33513 25.000USD (~384.200.000VND) Có TK 624 25.000USD (~384.200.000VND) Tuy nhiên phía khách hàng ABC không đồng ý với bút toán điều chỉnh trên của kiểm toán viên và kiểm toán viên sẽ tập hợp bút toán điều chỉnh này lại để dựa vào đấy làm cơ sở đưa ra ý kiến trong Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý. Sau khi tiến hành kiểm toán các chỉ tiêu dự phòng nghiệp vụ này, kiểm toán viên đưa ra kết luận: + Ngoại trừ đối với vụ "cháy máy phát điện AMAN". + Tập hợp một số sai sót khách hàng không đồng ý điều chỉnh để xem xét tổng thể làm cơ sở đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý. v. Đối với công ty XYZ Khi tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng nghiệp vụ đối với công ty XYZ, cách thức tiến hành tương tự như khi kiểm toán với công ty ABC. Các kiểm toán viên cũng bắt đầu bằng việc lập Tờ tổng hợp (Leadsheet) và Bảng tổng hợp để đối chiếu số liệu. Tiếp theo, các kiểm toán viên tìm hiểu phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ của Công ty XYZ: Công ty XYZ trích lập các quỹ dự phòng theo hướng dẫn tại Thông tư 72/2001/TT-BTC, cụ thể: + Dự phòng phí trích 17% phí giữ lại đối với các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa, 40% phí giữ lại đối với các nghiệp vụ khác. + Dự phòng bồi thường được tính theo ước tính tổn thất đối với các vụ chưa giải quyết xong và 10% mức phí giữ lại đối với các nghiệp vụ khác. + Dự phòng dao động lớn: áp dụng chung tỷ lệ 5% cho tất cả các loại hình bảo hiểm. Sau khi tiến hành tìm hiểu phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ của công ty XYZ, đối với dự phòng phí và dự phòng dao động lớn, kiểm toán viên tính toán lại mức dự phòng cần trích dựa trên mức phí giữ lại (giống khi tiến hành kiểm toán công ty ABC) rồi so sánh với số liệu của khách hàng. Trường hợp của công ty XYZ, khi so sánh giữa số liệu của kiểm toán viên tính và số liệu của khách hàng đã trích, kiểm toán viên thấy số liệu này giống nhau. Như vậy, bước tiếp theo, kiểm toán viên chỉ cần tập trung kiểm tra trên khoản trích dự phòng bồi thường. Khi tiến hành kiểm tra chi tiết đối với dự phòng bồi thường, kiểm toán viên chọn mẫu 5 vụ tổn thất từ phòng Bảo hiểm xây dựng và 5 vụ tổn thất từ phòng Hàng hải gửi lên. Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 62 43 Khách hàng XYZ Người lập PTD Ngày 4/2/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 14/2/03 Nội dung Kiểm tra dự phòng bồi thường Bảo hiểm xây dựng: Số HS Đơn vị được BH Số tiền 019 BQLDA KT-QP 2.000.000.000 ỹ ỹ ỹ ỹ 05 Cty xăng dầu KV2 2.075.000.000 ỹ ỹ ỹ 010 BQLDA Đường HCM 6.661.722.000 ỹ ỹ 027 BQLDA 85 543.000.000 ỹ ỹ ỹ ỹ 011 LTP, LKH 1.970.000.000 ỹ ỹ ỹ Kiểm tra đến thông báo tổn thất Kiểm tra đến hợp đồng bảo hiểm Kiểm tra đến biên bản hiện trường Kiểm tra đến ước tính số tiền tổn thất do bên được BH tính toán Kiểm tra đến biên bản giám định Kiểm tra đến các chứng từ sửa chữa Kiểm tra đến thông báo tổn thất và số tiền từ các nhà tái BH KL: Dự phòng bồi thường phản ánh trung thực và hợp lý Công ty kiểm toán Việt Nam Vietnam auditing company 62 44 Khách hàng XYZ Người lập PTD Ngày 4/2/03 Kỳ 31/12/2002 Người soát xét LXT Ngày 14/2/03 Nội dung Kiểm tra dự phòng bồi thường Hàng hải: Số HS Đơn vị được BH Số tiền (USD) 618 Vinaconex 35.000 ỹ ỹ ỹ ỹ 30HU Vosco 60.000 ỹ ỹ ỹ ỹ 927 Cty Hóa dầu 17.000 ỹ ỹ ỹ ỹ ỹ 08VP4 Cty Falcon HN 510.000 ỹ ỹ ỹ ỹ 28VP5 Cty máy và phụ tùng 1.970.000.000 ỹ ỹ ỹ ỹ Kiểm tra đến thông báo tổn thất Kiểm tra đến hợp đồng bảo hiểm Kiểm tra đến biên bản hiện trường Kiểm tra đến ước tính số tiền tổn thất do bên được BH tính toán Kiểm tra đến biên bản giám định Kiểm tra đến thông báo tổn thất và số tiền từ các nhà tái BH Kiểm tra đến tính toán số tiền bồi thường của Công ty XYZ KL: Dự phòng bồi thường phản ánh trung thực và hợp lý Sau khi tiến hành kiểm tra chi tiết khoản trích dự phòng bồi thường không phát hiện ra sai phạm nào, kết hợp với kết quả kiểm toán ở các bước trên, kiểm toán viên đi đến kết luận: các khoản trích lập dự phòng của công ty XYZ được trình bày trung thực và hợp lý. 5. Kết thúc kiểm toán và các công việc thực hiện sau kiểm toán Đây là giai đoạn kiểm toán viên tiến hành tổng hợp kết quả của cuộc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ tiến hành các công việc cụ thể là: + Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán. + Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng. + Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán. + Lập Báo cáo kiểm toán. Đối với khách hàng là công ty ABC, kiểm toán viên cũng tiến hành các bước công việc như vậy và có sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán là vụ "Kẹt thiết bị khoan trong lòng giếng" của khách hàng Cửu Long JOC (đã trình bày ở phần trên) có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Khách hàng đã trình bày trong Thuyết minh Báo cáo tài chính tuy nhiên kiểm toán viên yêu cầu khách hàng phải điều chỉnh lại khoản dự phòng này. Còn đối với khách hàng là công ty XYZ, không có sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán nào có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng cũng được kiểm toán viên thu thập, trong đó Ban Giám đốc đã xác nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý. Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán lập ra nêu tóm tắt rủi ro kiểm toán phát hiện được, những thay đổi về tình hình kinh doanh của khách hàng và những kết luận tổng thể về bằng chứng kiểm toán. Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán là căn cứ cuối cùng để kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán sẽ được lập chính thức sau khi VACO gửi tới cho khách hàng cùng thảo luận thống nhất ý kiến. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán, và trước khi phát hành chính thức, kiểm toán viên sẽ lập các báo cáo dự thảo trình chủ nhiệm kiểm toán, đại diện Ban Giám đốc và thành viên hội đồng cố vấn soát xét. Đối với công ty ABC kiểm toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần có ngoại trừ do khách hàng không thống nhất trong một số cách xử lý kế toán. Còn đối với công ty XYZ kiểm toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng phát hành Thư quản lý nêu rõ một số điểm còn yếu của Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào những bằng chứng thu được qua quá trình kiểm toán. Tuy vậy, công việc kiểm toán chưa kết thúc ở đây. Sau khi phát hành báo cáo, VACO tiếp tục thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán, rút kinh nghiệm trong nội bộ Công ty. Với khách hàng, VACO duy trì mối quan hệ ổn định cũng như thường xuyên cập nhật những thông tin về khách hàng, những thay đổi lớn có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán năm sau. Chương III Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán một số các ước tính kế toán tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do VACO thực hiện I. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn kiểm toán do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện 13 năm - một khoảng thời gian chưa dài đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Nhưng bằng sự quyết tâm, nỗ lực của các nhân viên công ty, của Ban Giám đốc, VACO đã tự khẳng định mình trên thị trường kiểm toán còn non trẻ của Việt Nam, biểu hiện bằng số lượng khách hàng ngày một nhiều, quy mô ngày càng được mở rộng hơn với việc thành lập thêm một số chi nhánh mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.. Nâng cao chất lượng phục vụ luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty, và đó là một trong những bí quyết góp phần làm nên sự thành công của VACO hôm nay. Kiểm toán Báo cáo tài chính là một trong như dịch vụ chủ yếu và là thế mạnh của công ty. Hệ thống kiểm toán AS/2 do Deloitte Touche Tohmasu (DTT) chuyển giao đang được áp dụng tại VACO là một chương trình kiểm toán tiên tiến, được xây dựng công phu và thường xuyên được cập nhật. Với sự trợ giúp của AS/2, các kiểm toán viên giảm bớt được rất nhiều khối lượng công việc khi lập hoạch cũng như thực hiện kiểm toán, giúp các chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban giám đốc dễ dàng soát xét công việc, quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán. Thêm vào đó, với đội ngũ các kiểm toán viên của VACO được đào tạo có hệ thống, có tinh thần trách nhiệm với công việc, tuân thủ đúng quy chế làm việc để đảm bảo chất lượng công việc ở mức cao nhất nên các cuộc kiểm toán do VACO thực hiện luôn đạt chất lượng cao. Một nhân tố nữa có vai trò không nhỏ dẫn tới thành công trong hầu hết các cuộc kiểm toán của VACO là việc thực hiện công việc theo nhóm với sự phân công công việc một cách khoa học, hợp lý. Nhóm kiểm toán bao gồm kiểm toán viên chính chịu trách nhiệm phụ trách cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ đảm nhiệm các phần việc khác nhau phù hợp với khả năng của từng người. Ngoài ra đối với các cuộc kiểm toán phức tạp luôn có sự giám sát trực tiếp của chủ nhiệm kiểm toán và thành viên Ban giám đốc. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm toán các ước tính kế toán tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm do VACO thực hiện, em xin có một số nhận xét sau: + Thứ nhất, mặc dù các đơn vị kinh doanh có một số đặc điểm đặc trưng so với các đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực khác của ngành kinh tế nhưng cuộc kiểm toán vẫn được tiến hành theo đúng quy trình kiểm toán chung của AS/2 bao gồm các bước công việc từ giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kết thúc kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán được xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán chuẩn của AS/2 nhưng được vận dụng linh hoạt phù hợp đối với đặc điểm của các đơn vị kinh doanh bảo hiểm. Điều đó cho thấy tính "mềm dẻo" của AS/2 và khả năng mở rộng hoạt động kiểm toán sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế. + Thứ hai, trong giai đoạn đầu tiên, các công việc thực hiện trước kiểm toán, kiểm toán viên phải tiếp cận với khách hàng. Thông thường nếu có nhu cầu kiểm toán, khách hàng sẽ là người trực tiếp tìm đến các công ty kiểm toán. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả cho cuộc kiểm toán cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí cuộc kiểm toán và không ngừng mở rộng tìm kiếm khách hàng thì tại VACO, Thư chào hàng được gửi đến khách hàng như một thư hẹn kiểm toán. Nếu chấp thuận khách hàng chỉ việc ký và gửi lại VACO. Tuy nhiên cách tiếp cận khách hàng như vậy cũng không hề dập khuôn máy móc mà được áp dụng linh hoạt và phù hợp với các khách hàng có đặc điểm và mối quan hệ khác nhau với công ty. Việc tiếp cận khách hàng được tiến hành nhanh chóng, không gây khó khăn cản trở cho khách hàng, từ đó đi đến ký kết hợp đồng cụ thể và chính xác. Thủ tục ký kết hợp đồng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật về Hợp đồng kinh tế, phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210- Hợp đồng kiểm toán. + Thứ ba, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian, mục tiêu, phạm vi tiến hành, các kiểm toán viên tiến hành kiểm toán tuân thủ theo kế hoạch đã vạch ra, tuy nhiên vẫn đảm bảo về tính linh hoạt khi kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán tại các công ty ABC và XYZ đã nghiên cứu trong Chương II, chúng ta thấy các thủ tục mà kiểm toán viên áp dụng đều dựa trên những thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540- Kiểm toán các ước tính kế toán như: xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị; lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị; xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm toán để xác nhận các ước tính kế toán đã lập. Tuy nhiên, các thủ tục trên được vận dụng linh hoạt, không máy móc. Đối với cùng một chỉ tiêu, nhưng tùy từng đặc điểm, kiểm toán viên có thể lựa chọn thủ tục này hay lựa chọn thủ tục kia như trường hợp kiểm toán khấu hao TSCĐ của công ty ABC do đặc điểm số lượng phát sinh lớn, phức tạp nên các kiểm toán viên thực hiện kỹ thuật ước tính dựa trên thời gian khấu hao trung bình, mức tăng giảm trung bình còn trường hợp kiểm toán khấu hao TSCĐ của công ty XYZ do số lượng tăng giảm trong kỳ ít nên các kiểm toán viên quyết định tính toán lại rồi tiến hành so sánh với số đã tính của đơn vị. Việc vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán này giúp cho các kiểm toán viên giảm bớt được khối lượng kiểm tra chi tiết mà vẫn đảm bảo được mức độ tin cậy của các bằng chứng thu thập được. + Thứ tư, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải tổng hợp, đánh giá các thông tin thu thập được, soát xét toàn bộ hồ sơ, giấy tờ làm việc, tổng hợp và đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Điều đáng nói là tại VACO, mọi cuộc kiểm toán trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức luôn có sự soát xét rất chặt chẽ của chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban giám đốc và thành viên Hội đồng cố vấn của DTT. Điều này thể hiện tính thận trọng cao và giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của VACO góp phần tạo niềm tin ở khách hàng. Mặt khác, với các khách hàng, VACO cũng luôn duy trì mối quan hệ ổn định thường xuyên, thường xuyên cập nhật những thay đổi của khách hàng trong năm để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc kiểm toán năm sau. II. Những khó khăn và thách thức gặp phải khi tiến hành kiểm toán các ước tính kế toán tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm Từ năm 1993 trở lại đây sau khi có Chỉ thị 100/CP của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm ra đời với phương thức tổ chức khác nhau: doanh nghiệp Nhà nước (Bảo Việt, Bảo Minh, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare..); doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm (PJICO, Bảo Long..); doanh nghiệp bảo hiểm ngành (PVIC, PTI..); doanh nghiệp liên doanh (VIA..). Có thể nói, thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam đang nở rộ. Nhu cầu kiểm toán đối với các doanh nghiệp bảo hiểm vì thế cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm toán các doanh nghiệp bảo hiểm, do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, chế độ kế toán.. mà các kiểm toán viên sẽ đối mặt với không ít khó khăn khi kiểm toán doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và kiểm toán các ước tính kế toán nói riêng trong doanh nghiệp bảo hiểm. Các khó khăn cụ thể đó là: + Các doanh nghiệp bảo hiểm thường có một mạng lưới các chi nhánh rộng khắp tại nhiều tỉnh và thành phố để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng được thuận tiện. Các chi nhánh này thường hạch toán phụ thuộc, số liệu cuối kỳ được chuyển về văn phòng công ty. Vì thế, khi tiến hành một cuộc kiểm toán đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, các kiểm toán viên không thể chỉ kiểm toán tại mỗi văn phòng công ty mà phải xuống cả các chi nhánh của công ty để kiểm toán. Điều này dẫn đến chi phí của cuộc kiểm toán sẽ tăng lên. + Các ước tính kế toán (đặc biệt là dự phòng nghiệp vụ) là chỉ tiêu mang nhiều tính xét đoán, không phải lúc nào cũng có các bằng chứng chắc chắn để kiểm toán viên có thể dựa vào đó đưa ra ý kiến. Hơn nữa, "dự phòng nghiệp vụ" thường được coi là chiếc "túi điều chỉnh lãi" của các doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính của đơn vị, do đó, rủi ro khi tiến hành kiểm toán khoản mục này rất cao, trong khi các quy định của pháp luật lại không thực sự rõ ràng. + Về phía các công ty bảo hiểm, một số các công ty còn sử dụng kế toán thủ công gây khó khăn cho việc kiểm toán. Trong nhiều trường hợp, các bút toán điều chỉnh và kiến nghị của kiểm toán viên đưa ra chưa được khách hàng thực hiện đã gây cản trở nhất định cho việc phát hành Báo cáo kiểm toán và tiến hành kiểm toán trong các kỳ tiếp sau. + Về phía công ty, mặc dù đội ngũ kiểm toán viên của công ty đều có trình độ và được đào tạo tốt nhưng do đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm, phạm vi kiểm toán được tiến hành tại nhiều tỉnh, thành phố.. nên công ty gặp khó khăn trong việc bố trí nhân sự cho các cuộc kiểm toán. III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Kiểm toán Việt Nam 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Kiểm toán là một ngành còn non trẻ ở Việt Nam tuy nhiên kiểm toán đã và đang có sự thay đổi đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Các nhân tố mới xuất hiện có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của kiểm toán, chẳng hạn như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử.. đòi hỏi các kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện công việc kiểm toán của mình. Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã và đang tiếp tục làm thay đổi một cách nhanh chóng tất cả các lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Nó không chỉ thay đổi cách thức kinh doanh của chủ thể kinh doanh mà còn làm thay đổi cách thức, phương pháp tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin của các chủ thể đó. Sự thay đổi về công nghệ thông tin tất yếu đặt ra yêu cầu tự hoàn thiện trong cả lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Không nằm ngoài quỹ đạo phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm kế toán cũng không ngừng thay đổi. Thông tin kế toán là thông tin quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc ra các quyết định quản lý. Vì thế hệ thống kế toán luôn là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh doanh trong việc ứng dụng các phần mềm tin học. Hàng loạt các công ty đã và đang tiếp tục tiến hành tin học hoá công tác tài chính- kế toán của mình nhằm cung cấp nhanh, chính xác, kịp thời những thông tin cho các nhà quản lý. Do sự thay đổi mạnh mẽ trong bản thân hệ thống tài chính kế toán nên khiến cho các phần mềm kế toán cũng thay đổi theo. Điều này đặt ra yêu cầu cho các kiểm toán viên là không chỉ cập nhật những thay đổi trong bản thân hệ thống kế toán của khách hàng mà còn cần phải nhận thức đầy đủ sự thay đổi công nghệ có thể đối với khách hàng để tư vấn cũng như thực hiện tốt cuộc kiểm toán của mình. Do đó, các công ty kiểm toán muốn nâng cao được chất lượng các cuộc kiểm toán, bắt kịp thời đại phát triển của công nghệ thông tin thì điều kiện tiên quyết là phải có được đội ngũ nhân viên am hiểu trong lĩnh vực này. Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ thông tin không những dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các phần mềm kế toán ngày càng hiện đại mà ngay cả các phần mềm kiểm toán cũng được xây dựng và ngày càng đầy đủ hơn. Chính vì vậy một phần mềm kiểm toán dù hiện đại đến đâu, một chương trình kiểm toán dù tốt đến mấy cũng cần được cập nhật và hoàn thiện hơn nhằm nắm bắt được sự phát triển của thời đại tăng tính cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực kiểm toán. Bên cạnh yêu cầu bắt nhịp cùng sự phát triển của công nghệ thông tin thì xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng đặt ra một thách thức to lớn đối với các hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán. Tuy vậy, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam nói chung và ở VACO nói riêng vẫn còn hết sức non trẻ so với bề dày lịch sử của ngành kiểm toán thế giới nên còn thiếu kinh nghiệm, không thể tránh khỏi những hạn chế cả trên góc độ lý thuyết và thực tế. Hoạt động kiểm toán của chúng ta vẫn còn nhiều tồn tại, chưa chiếm ưu thế cạnh tranh so với Công ty nước ngoài, chất lượng kiểm toán, tư vấn chưa thoả mãn các đối tượng sử dụng thông tin kinh tế, tài chính, nhận thức của xã hội về vấn đề kiểm toán chưa hoàn toàn đúng mực và đầy đủ. Hơn nữa, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán, kiểm toán còn thiếu và chưa đồng bộ, nhiều quy định còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Mặt khác, mặc dù chương trình kiểm toán AS/2 mà VACO đang áp dụng khá "hoàn hảo" nhưng nó chỉ là những hướng dẫn cơ bản cho các kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán. Trong khi đó, kiểm toán tại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, do đặc thù của ngành, nếu không có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn thì các kiểm toán viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hoàn thiện và bổ sung các thủ tục kiểm toán khi tiến hành kiểm toán cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói chung và kiểm toán các ước tính kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói riêng là vấn đề hết sức cấp thiết nhằm ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2. Một số phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các đơn vị kinh doanh bảo hiểm 2.1. Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Hiện tại khi tiến hành kiểm toán, các kiểm toán viên tại VACO vẫn tiến hành tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ trên quy mô cả công ty qua hệ thống bảng câu hỏi dưới dạng trả lời Có/Không. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm toán các chỉ tiêu ước tính kế toán, các kiểm toán viên lại không tiến hành thử nghiệm kiểm soát đối với các chỉ tiêu này mà quyết định sử dụng toàn bộ các thử nghiệm cơ bản (bao gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết). Như ta đã biết, thử nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá xem Hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết lập và vận hành hữu hiệu hay không? Nếu sau khi tiến hành thử nghiệm kiểm soát, các kiểm toán viên đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập và hoạt động hiệu quả, các kiểm toán viên có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản, từ đó có thể giảm bớt khối lượng công việc dẫn tới giảm chi phí kiểm toán, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Theo mô hình độ tin cậy kiểm toán trong chương trình AS/2 thì Độ tin cậy kiểm toán = Độ tin cậy mặc định + Độ tin cậy kiểm soát + Độ tin cậy kiểm tra chi tiết (OA) (IA) (CA) (SA) Độ tin cậy kiểm toán bao giờ cũng là 3 (OA=3). Từ đó: Độ tin cậy kiểm tra chi tiết = 3 - Độ tin cậy mặc định - Độ tin cậy kiểm soát (SA) (OA) (IA) (CA) Như vậy, độ tin cậy kiểm tra chi tiết phụ thuộc vào độ tin cậy mặc định (IA) và độ tin cậy kiểm soát (CA). Độ tin cậy mặc định (IA) được đánh giá là 1 nếu không phát hiện được rủi ro chi tiết và đánh giá là 0 nếu phát hiện được rủi ro chi tiết. Vì vậy, nếu độ tin cậy kiểm soát (CA) càng thấp thì độ tin cậy kiểm tra chi tiết (SA) được đánh giá là cao nghĩa là kiểm toán viên tiến hành tập trung hơn vào kiểm tra chi tiết. Vì thực tế các kiểm toán viên thường không tiến hành thử nghiệm kiểm soát nên các kiểm toán viên thường đánh giá CA=0. Và do đó việc tiến hành kiểm tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bị giảm ý nghĩa. Nếu CA=1,3 hay CA= 2,3 thì độ tin cậy kiểm tra chi tiết SA=0,7. Khi đó việc kiểm tra chi tiết sẽ giảm đi rất nhiều do công thức xác định số mẫu chọn trong chương trình AS/2. Số mẫu chọn: n = POP x R MP Trong đó POP là số dư tổng thể, R là độ tin cậy kiểm tra chi tiết (SA), MP là mức độ trọng yếu dùng trong kiểm tra chi tiết. Vì thế, với POP và MP được xác định từ trước, độ tin cậy kiểm tra chi tiết càng thấp thì số mẫu chọn sẽ càng thấp. Để giảm bớt thời gian cho việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, công ty có thể xây dựng một Bảng câu hỏi dưới dạng trả lời Có/Không, vừa cho thấy nhược điểm của Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, vừa không bỏ sót vấn đề quan trọng nhưng lại vẫn có thể tiến hành nhanh chóng. Ví dụ về Bảng câu hỏi cho Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khấu hao TSCĐ: Hệ thống KSNB đối với khấu hao TSCĐ Trả lời Ghi chú 1. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao gì? Phương pháp áp dụng có nhất quán hay không? 2. Việc trích khấu hao tại doanh nghiệp thực hiện theo chu kỳ và tỷ lệ như thế nào (tháng, quý, năm)? 3. Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi khấu hao TSCĐ tại đơn vị có đầy đủ và chi tiết không? 4. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu sổ sách kế toán để đảm bảo số dư tài khoản 214 khớp đúng số liệu Sổ cái tài khoản 214 không? …………………………………. ........ …………. 2.2. Xây dựng lại mức độ trọng yếu dùng trong kiểm tra chi tiết (MP) cho từng chi nhánh của khách hàng Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp bảo hiểm thường có nhiều chi nhánh tại các tỉnh và thành phố trên cả nước. Khi tiến hành kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên thực hiện trên quy mô cả công ty dựa trên số liệu tổng hợp từ các chi nhánh đưa lên. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện tại từng chi nhánh rồi cuối cùng mới tổng hợp lại số liệu của tất cả các chi nhánh. Điều này dẫn đến khi xây dựng mức độ trọng yếu dùng trong kiểm tra chi tiết (MP) kiểm toán viên dựa trên doanh thu của toàn công ty nhưng khi kiểm tra chi tiết tại các khoản mục của các chi nhánh thì do số dư các khoản mục này rất nhỏ so với toàn công ty nên dựa vào công thức chọn mẫu trên, số mẫu chọn thường bằng 1, làm mất ý nghĩa của việc xác định mẫu chọn. Vì thế, các kiểm toán viên nên xây dựng lại mức độ trọng yếu chi tiết cho từng chi nhánh, có thể dựa trên tỷ lệ doanh thu của chi nhánh với toàn bộ công ty để xác định mức trọng yếu chi tiết này. Kết Luận Hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta đang diễn ra hết sức sôi nổi và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển là một thách thức lớn đối với các công ty kiểm toán hiện nay. Một quy trình kiểm toán hiệu quả luôn là lợi thế của bất kỳ công ty nào bởi nó có thể hạn chế rủi ro kiểm toán, tiết kiệm chi phí đồng thời tạo niềm tin cho khách hàng. Kiểm toán các ước tính kế toán có vai trò quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Trên cơ sở phương pháp luận về kiểm toán các ước tính kế toán được trang bị trong thời gian học tập tại trường và qua thời gian thực tập tại công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), em đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến kiểm toán các ước tính kế toán trong các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Chuyên đề đề cập sâu đến nội dung quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục này trên Báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, từ đó bản thân rút ra kinh nghiệm và đưa ra đề xuất về việc hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán nói chung và kiểm toán các ước tính kế toán trong các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng do VACO thực hiện. Hy vọng hoạt động kiểm toán của công ty ngày một hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của công ty, góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Hà Nội tháng 05 năm 2004 Sinh viên thực hiện Trần Đức Cương danh mục tài liệu tham khảo 1. GS. TS Nguyễn Quanh Quynh (chủ biên): Kiểm Toán Tài Chính- ĐH KTQD, Khoa Kế Toán, NXB Tài Chính, 2001. 2. PGS. TS Vương Đình Huệ, PTS Đoàn Xuân Tiên: Thực hành Kiểm toán Báo cáo Tài chính doanh nghiệp- NXB Tài Chính, 1997. 3. Alvin A.Arens, James K.Loebbecke: Auditing- An Integrated Approach, Eighth Edition, Prentice Hall, New Jersey. 4. PGS. TS. Hồ Sĩ Sà (chủ biên): Giáo trình Bảo hiểm- ĐH KTQD, Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, NXB Thống kê, 2000. 5. TS. Đặng Thị Loan (chủ biên): Kế toán Tài chính trong các doanh nghiệp- ĐH KTQD, Khoa Kế Toán, NXB Giáo Dục, 2001. 6. ThS. Võ Anh Dũng, Vũ Hữu Đức (đồng chủ biên): Kiểm Toán- ĐH Kinh Tế TP. HCM, Khoa Kế Toán- Kiểm Toán, NXB Thống Kê, 2001 7. Bùi Văn Mai: VACO toàn tập- Công ty Kiểm toán Việt Nam 8. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam- Bộ Tài Chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0284.doc
Tài liệu liên quan