Báo cáo Logistics Việt Nam 2018

Những thay đổi trong môi trường kinh tế, thương mại toàn cầu dưới tác động của cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đan xen với những nỗ lực tự dô hóa thương mại và sự phát triển của khoa học công nghệ đang định hình lại các chuỗi cung ứng và dòng đầu tư quốc tế. Để giữ vững tay chèo trước các con sóng cả, mỗi nền kinh tế đều phải xây dựng và phát huy được nền tảng nội lực, đồng thời tích hợp được những cơ hội từ môi trường bên ngoài để tạo nên ưu thế cạnh tranh cho mình. Trong bối cảnh đó, năng lực cạnh tranh của lĩnh vực logistics- lĩnh vực liên kết và xuyên suốt hầu như mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, nổi lên như một trong những điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và thành công của mỗi doanh nghiệp và mỗi nền kinh tế. Như Báo cáo logistics năm 2017 đã từng khuyến cáo, trong năm 2018, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp chú ý tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu trong Quyết định 200/QĐ-TTg tại các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.Năm 2018, cải cách thủ tục hành chính là điểm sáng trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của logistics Việt Nam. Những nỗ lực triển khai các công trình hạ tầng logistics trọng điểm (cảng Lạch Huyện, đường cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh, sân bay Long Thành, trung tâm logistics cấp I tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã được quan tâm, nhưng cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa trong năm 2019. Năm 2018 cũng là một năm sôi động trên mặt trận đào tạo và tuyên truyền về logistics, với hoạt động tích cực của Mạng lưới đào tạo về logistics, thông qua cuộc thi Tài năng trẻ logistics và nhiều chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trong lĩnh vực này. Đó là sự chuẩn bị bền vững nhất cho một thế hệ logistics mới, chuyên nghiệp hơn, tự tin hơn bước vào kỷ nguyên của logistics 4.0. Báo cáo logistics Việt Nam năm 2018 đã tổng hợp và phân tích thực trạng, dự báo các triển vọng và nỗ lực truyền tải các thông điệp về xây dựng lĩnh vực logistics bền vững cho Việt Nam trong thời gian tới. Trong những năm tới, với sự tham gia rộng rãi hơn của các chuyên gia trong nước và những tinh hoa tiếp thu từ bạn bè quốc tế, các Báo cáo Logistics thường niên hy vọng sẽ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thông tin của các độc giả trong và ngoài nước; qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm logistics của ASEAN.

pdf154 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Logistics Việt Nam 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết nối đường sắt Việt Nam trong hành lang phía Nam và các kiến nghị. Bài trình bày được đăng tải trên trang web của Liên đoàn giao nhận thế giới FIATA.com 8 Đoàn công tác của VLA tham gia hội nghị toàn cầu của FIATA tại New Delhi, Ấn Độ. 25-29/9/2018 Tham gia Hội nghị quốc tế thường niên của FIATA, mở rộng kết nối và tham gia trực tiếp vào các nhóm công tác, nâng cao uy tín và vai trò của VLA trong tổ chức quốc tế này. 9 Đoàn công tác của VLA và Sở Công Thương TPHCM đi thăm và làm việc tại châu Âu (Bỉ - Hà Lan - Đức). 1/10-9/10/2018 Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong lĩnh vực logistics. Đoàn đã làm việc với 20 cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại 8 thành phố (Brusells, Liege, Antwerp, Tilburg, Rotterdam, Amsterdam, Bremen và Frankfurt). Đoàn công tác VLA làm việc tại Hong Kong (Trung Quốc) 22-24/11/2018 VLA ký thảo thuận hợp tác ba bên với GS1 Hong Kong, Hiệp hội Logistics Hong Kong nhằm tạo thuận lợi kết nối thông tin, hàng hóa giữa các nước ASEAN và Hong Kong, tạo mạng lưới hội viên trong thông tin về logistics và thương mại và các hợp tác tiềm năng trong tương lai. Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam 4.4.2. Hoạt động liên doanh, liên kết, mua bán và sáp nhập Những doanh nghiệp khổng lồ kho vận quốc tế, đặc biệt là châu Á, đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây. Theo cơ sở dữ liệu của StoxPlus, nhiều thương vụ M&A đã được ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2012 cho đến tháng 8/2018. Những tên tuổi lớn để mắt tới tiềm năng của ngành logistics Việt Nam bao gồm Shibusawa Warehouse (Nhật BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 126 CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN VỀ LOGISTICS Bản), Aeroport De Paris (Pháp) và DB Schenker (Đức); đặc biệt là sự kiện SG Holdings, một thương hiệu logistics nổi tiếng của Nhật đầu tư vào Việt Nam năm 2012. Năm 2016, công ty này đã đầu tư mua gần 80% cổ phần của công ty Phát Lộc Express được biết đến với tên gọi Vinlinks thuộc Tập đoàn Vingroup. Theo thỏa thuận, Sagawa sẽ cung cấp giải pháp toàn diện về logistics cho các thương hiệu bán lẻ thuộc Tập đoàn Vingroup là VinCommerce - VinDS - VinEco. Các gói dịch vụ bao gồm: vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế thông qua đường hàng không, đường biển, đường bộ; dịch vụ hải quan; kho bãi... cải tiến chất lượng dịch vụ logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao chất lượng, quản trị thương hiệu và tổ chức vận hành... cho các thương hiệu bán lẻ và nông nghiệp của Vingroup theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, VinCommerce - VinDS - VinEco đồng thời có được hệ thống kho bãi với phần mềm quản lý kho Nhật Bản; đặc biệt tối ưu hóa được các giải pháp vận tải kết hợp vận tải khô và lạnh với các thiết bị bảo ôn hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng các mặt hàng thực phẩm, rau củ quả và đồng thời tiết giảm chi phí vận tải. Bảng 19. Một số thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực logistics Việt Nam từ năm 2012 đến tháng 8/2018 STT Người mua Quốc gia Công ty mục tiêu Giá trị (triệu USD) Năm 1 Công ty KLN (Singapore) PTE.LTD và Công ty CP Kerry Intergrated Logistics của HongKong Singapore and Hongkong Công ty CP chuyển phát nhanh Tín Thành 2012 2 Shibusawa Warehouse Nhật Vinafco (VFC) 9,2 2014 3 DB Schenker Đức Schenker Gemadept Logistics N/A 2014 4 Bravia Capital Hongkong Ltd Hong Kong Đầu tư Bắc Kỳ N/A 2016 5 Aeroport de Paris Pháp Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) 97,4 2016 6 SG Holdings Nhật Bản Công ty logistics Phat Loc Express (Vinlinks) 9 2016 7 Mekong Capital Việt Nam ABA Cooltrans N/A 2016 8 Mekong Capital Việt Nam Nhất Tín N/A 2017 9 CJ Group Hàn Quốc Công ty Cổ phần Gemadept (mảng vận tải biển và logistics) 50,9% cổ phần - 125 triệu USD 2017 Nguồn: Stox Plus và Nikkei Asian Review Hoạt động hợp tác liên doanh liên kết cũng diễn ra rất phổ biến trong thời gian gần đây. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 127CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN VỀ LOGISTICS Bảng 20. Hoạt động hợp tác liên doanh liên kết (tính đến 31/12/2017) STT Doanh nghiệp hợp tác Quốc gia Dự án Giá trị (triệu USD) Năm 1 Gemadept + CMA CGM Việt Nam + Pháp Cảng Nước sâu Gemalink (Cái Mép - Thị Vải) 345 2017 2 Samsung SDS + Minh Phương logistics Hàn Quốc + Việt Nam 7/2017 3 Quỹ đầu tư Warburg + Bacamex Bất động sản, khu công nghiệp và dịch vụ logistics 200 2017 4 Vingroup + SG Holdings Việt Nam + Nhật Bản Biên bản thoả thuận ghi nhớ hợp tác 5 Samsung SDS + ALS (Aviation Logistics service) Hàn Quốc + Việt Nam Công ty Liên doanh cung cấp dịch vụ logistics tích hợp 2017 6 MOL + cảng Cái Mép - Thị Vải Nhật Bản + Việt Nam Đầu tư và khai thác cảng 7 MOL + cảng Lạch Huyện Nhật Bản + Việt Nam Đầu tư và khai thác cảng 8 Tân Cảng Sài Gòn + NYK + Mitsubishi Việt Nam + Nhật Bản dự án khai thác cảng container đầu tư bằng vốn ODA tại Cái Mép - Thị Vải 9 Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế (INTERLOG) + Công ty Cổ phần Daiichi Kamotsu Việt Nam + Nhật Bản Hợp tác chiến lược nhằm hướng đến hoàn thiện và nâng cao chất lượng chuỗi dịch vụ Door to Door giữa Việt Nam và Nhật Bản 10/2017 10 Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần Logistics hàng không - ALS, Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế - Interserco Việt Nam Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực logistics 11/2017 11 Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Quốc tế Dương Minh (Dương Minh Logistics) + Công ty Quốc doanh China Garments Việt Nam + Trung Quốc Có 13 hợp đồng thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc được ký kết 11/2017 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Trường Đại học GTVT TPHCM BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 128 CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN VỀ LOGISTICS 4.4.3. Đầu tư ra nước ngoài Theo số liệu thống kê về dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực vận tải và kho bãi được cấp phép phân theo ngành kinh tế, lũy kế số dự án còn hiệu lực tính đến hết năm 2017 là 36 dự án với tổng số vốn đăng ký là 66 triệu đô la Mỹ, chiếm 3,4% trong tổng số dự án và 0,33% so với tổng số vốn các dự án trong các ngành. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 129LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHƯƠNG V: BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 130 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5.1. Nhu cầu dịch vụ logistics trong thương mại điện tử (TMĐT) Năm 2018 chứng kiến sự phát triển mạnh của thị trường TMĐT. Theo Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 (Bộ Công Thương), quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 24%, ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến là 33,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến bình quân là 186 USD/người và tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước là 3,6%. Trong điều kiện đó, các công ty TMĐT lớn đều đang xây dựng hệ sinh thái của mình, trong đó logistics là một trụ cột quan trọng. Đồng thời, số lượng các công ty nhỏ, hộ buôn bán và các cá nhân sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm vẫn tiếp tục tăng cao, tạo ra nhu cầu dịch vụ giao hàng hoặc giao hàng kết hợp với thu tiền (COD) tăng cao đột biến, là điều khá đặc biệt tại Việt Nam. Việc đầu tư phát triển kênh trực tuyến là một xu thế rõ rệt của các nhãn hàng. Các công ty TMĐT lớn trên thị trường gồm ba thương hiệu nổi bật trong năm là Lazada, Tiki và Shopee. Ngoài ra phải kể tới các thương hiệu khác như: Thế giới Di động, Sen Đỏ, FPT Shop, Điện máy Xanh, Adayroi,... Hình 29. Thống kê theo số lượt truy cập vào các trang TMĐT (10/2018) Lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến tăng nhanh khiến nhu cầu dịch vụ logistics cho TMĐT tăng cao, trên thực tế đang vượt quá khả năng đáp ứng. Theo dự báo của Công ty Giao Hàng Nhanh, số lượng đơn hàng tăng trưởng ở mức trung bình 45% giai đoạn 2015-2020 và có thể đạt tới 530 triệu đơn hàng vào năm 2020. Trong khi đó, quy mô thị trường tăng trưởng trung bình 78% trong giai đoạn này và với giá trị (dịch vụ giao hàng) đạt 472 triệu USD vào năm 2020. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 131LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Hình 30. Dự báo tăng trưởng số đơn hàng và quy mô thị trường Nguồn: GHN, Hội thảo tại Hà Nội, 11/4/2018 Hộp 6. Đầu tư vào các công ty TMĐT hàng đầu tại Việt Nam Lazada với sự hậu thuẫn của Alibaba vừa công bố kết nối mạng lưới hơn 155.000 nhà bán hàng với hơn 3.000 thương hiệu và hơn 300 triệu sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng để phục vụ 560 triệu khách hàng Đông Nam Á trên nền tảng sàn giao dịch cùng các giải pháp marketing, dữ liệu số và nhiều dịch vụ thương mại khác. Năm 2015, Alibaba bỏ 1 tỷ USD thâu tóm Lazada và đầu năm 2018 công bố đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada trong mục tiêu đầu tư 4 tỷ USD trong vòng 2 năm để cho công ty thương mại điện tử này nhắm giữ vững vị thế số 1 Đông Nam Á. Tiki xuất phát từ mô hình bán lẻ hàng hóa đã dịch chuyển sang mô hình chợ trực tuyến kể từ năm ngoái. Họ công bố hơn 13 triệu lượt truy cập hằng tháng với tỷ lệ hủy đơn hàng dưới 3%, thấp nhất trên thị trường, đảm bảo kiểm soát chất lượng hàng hóa. Họ đã được nhóm đầu tư rót vốn chi phối do JD.com dẫn đầu. JD.com có kết quả tài chính quý I/2018 nổi bật với doanh thu thuần 216 tỷ USD, tăng 33% so với quý 1/2017, doanh thu dịch vụ ròng 1,4 tỷ USD, tăng 60%, tài khoản khách hàng hoạt động là 301,8 triệu tính đến 31/3/2018. Shopee là đại diện cho nền tảng thương mại trên di động, sau gần 2 năm có mặt tại Việt Nam đã công bố đạt 18 triệu lượt download ứng dụng Shopee. Hiện Shopee có khoảng 7 triệu mặt hàng bày bán và khoảng 800.000 người bán hàng. Nhà đầu tư của họ là SEA Limited mới đây phát đi thông cáo hoàn thành việc chào bán cổ phiếu thu về 575 triệu USD và sẽ mở rộng kinh doanh với trọng tâm là phát triển nền tảng thương mại điện tử Shopee. tapchitaichinh.vn, 5/11/2018 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 132 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5.2. Một số mô hình dịch vụ tiêu biểu 5.2.1. Dịch vụ Chuyển phát nhanh (CPN) Là dịch vụ chuyển phát nhanh thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa từ người gửi đến người nhận giữa trong nước Việt Nam và các nước trên thế giới. Số liệu tại niên giám Những trang vàng cho thấy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thực hiện dịch vụ loại này đã được tăng lên đáng kể khi vào cuối năm 2016 chỉ có tổng cộng khoảng hơn 200 công ty, hiện có 362 công ty đăng ký, trong đó có CPN quốc tế là 198 công ty và CPN trong nước là 164 công ty. Một số tiêu chí kỹ thuật của dịch vụ như sau: - Khối lượng bưu gửi thông thường: Tối đa 31,5kg/bưu gửi. - Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, vận chuyển bằng đường bộ được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định. - Đối với bưu gửi là hàng nhẹ (hàng có khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng quy đổi), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực tế mà căn cứ vào khối lượng quy đổi theo cách tính như sau: khối lượng quy đổi (kg) = chiều dài x chiều rộng x chiều cao (cm) / 6000. Đáng chú ý, trong năm qua dịch vụ chuyển phát đã có nhiều dạng thức mới, nhất là giao hàng trong nước do nhiều thương hiệu mới thực hiện. Một số dịch vụ tiêu biểu như sau: - Dịch vụ “NowShip” của foody.vn Xuất phát từ việc giới thiệu các nhà hàng và món ăn, trang foody.vn đã cung cấp dịch vụ “NowShip” - dịch vụ giao hàng tức thời dành riêng cho khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội thành với 3 tiêu chí: Tiết kiệm - Hỏa tốc - Đảm bảo. Hình 31 - Các mặt hàng được giao “Siêu tốc” tại foody.vn BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 133LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - Giao hàng “Siêu tốc” của Sendo.vn: Công ty này hợp tác với dịch vụ giao hàng của Grab là GrabExpress để cho ra mắt dịch vụ giao hàng siêu tốc 3h tại Thành phố Hồ Chí Minh để giúp hàng hóa đến tay người mua trong khoảng thời gian nhanh nhất và sớm nhất có thể. Tất cả hàng hóa nào có biểu tượng dịch vụ này đều có thể giao đến tay khách hàng trong khoảng thời gian tối đa không quá 3h, dịch vụ này tương tự như TikiNow của Tiki hay Giao hàng siêu tốc của Lazada. Tùy vào các mốc thời gian đặt hàng khác nhau mà khách hàng sẽ nhận được hàng vào các khung giờ tương tự, chi tiết có thể xem bên dưới bảng thời gian đặt và giao hàng. Thời gian đặt hàng Thời gian giao hàng 00:00 -> 07:59 Trước 11h cùng ngày 08:00 -> 16:00 Giao hàng trong 3 tiếng 16:01 -> 23:59 Trước 11 giờ ngày hôm sau - Các dịch vụ của “Alogiaongay”: Trang alogiaongay.vn đưa ra dịch vụ giao hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau: * Gói dịch vụ giao hàng siêu tốc: Với tốc độ giao hàng tối đa 4 tiếng từ lúc nhận đơn hàng. Người mua hàng sẽ nhận được ngay sản phẩm yêu thích của mình khi vừa đặt hàng online, mang lại cảm giác thoải mái nhất và gia tăng khả năng lựa chọn mua hàng cho các shop. Chỉ với 30.000 việc gia tăng tỷ lệ bán hàng sẽ được đẩy mạnh hơn. * Gói dịch vụ giao hàng 6 tiếng: Sáng nhận chiều giao, chiều nhận sáng hôm sau giao. Đây là gói dịch vụ thuận tiện nhất cho khách hàng để gia tăng khả năng bán hàng. Chỉ với 20.000 người mua sẽ nhận ngay được sản phẩm yêu thích của mình trong ngày. * Gói dịch vụ giao hàng tối: Đưa đến cho người mua hàng nhiều lựa chọn mua hàng hơn kể cả vào buổi tối, cải thiện hơn việc chăm sóc khách hàng của các shop, đẩy mạnh việc hàng hoá được phục vụ đến tay người tiêu dùng với mức phí 40.000 đồng. * Gói dịch vụ giao hàng qua ngày: Hôm nay nhận giao ngay hôm sau. Với những khách hàng dễ tính thì gói dịch vụ này mang lại cho các shop phương án tiết kiệm hơn những vẫn đảm bảo khách hàng nhận được sớm nhất sản phẩm của mình, đảm bảo việc kinh doanh thuận lợi chỉ với 15.000 đồng. * Gói dịch vụ giao hàng tiết kiệm: Giúp các shop tiết kiệm chi phí tối đa chỉ với 10.000 đồng. Giảm thiểu chi phí giao nhận và đưa ra mức giá tốt nhất cho sản phẩm của mình đến tay khách hàng. 5.2.2. Giao hàng - thu tiền (COD) Thấu hiểu những khó khăn trong việc kinh doanh hàng hoá trực tuyến tại Việt Nam là khâu giao hàng và thanh toán, nhiều công ty đã thiết kế dịch vụ Giao hàng - Thu tiền hộ cho BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 134 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ những chủ hàng kinh doanh online. Hầu hết các công ty chuyển phát - giao hàng trên thị trường đều đang áp dụng dịch vụ này. Tại công ty như Giao Hàng Nhanh, năm 2017 lượng tiền thu hộ đã lên tới tương đương 400 triệu USD. 5.2.3. Dịch vụ giao hàng chặng cuối Dịch vụ logistics chặng cuối đã được hình thành khá rõ nét thông qua hoạt động của những công ty tiêu biểu trên thị trường. Ngoài các công ty đa quốc gia vốn đã có mạng lưới toàn cầu thì các công ty trong nước cũng đã thực hiện được dịch vụ này. Các công ty cung cấp dịch vụ LMD có hai thành phần dịch vụ tích hợp với nhau là vận tải - giao hàng và trung tâm phân loại - chia chọn. Trong đó, việc tổ chức hoạt động phân loại - chia chọn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và năng lực (quy mô) thực hiện dịch vụ. Trong năm qua, các công ty lớn về LMD đều quan tâm tới việc này. - Vietnam Post khai trương trung tâm phân loại hàng hóa tại Hiệp Phước. - Viettel Post nâng cấp trung tâm phân loại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn bị tự động hóa các kho phân loại chủ yếu của mình, được biết ít nhất là 2 trong số 7 kho phân loại hiện nay của công ty. - Giao Hàng Nhanh cũng xúc tiến chọn giải pháp tự động hóa cho các kho phân loại của mình. Các kho trên đây có năng suất cao điểm hiện tại từ 50.000 đến hơn 100.000 đơn hàng/ngày. 5.3. Một số doanh nghiệp logistics phục vụ TMĐT ở Việt Nam 5.3.1. Lazada Express Lazada Express là công ty con thực hiện một phần dịch vụ logistics của Tập đoàn Lazada. Trước năm 2017, Lazada quản lý hàng hóa tại các kho thường. Hiện nay, Lazada là công ty tiên phong trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động logistics. Điển hình là đầu tư cho trung tâm Phân loại hàng hóa tự động. Hệ thống này sử dụng robot để tự động chia chọn hàng hóa đến các hub của Lazada Express cũng như chia chọn cho từng 3PL đang là đối tác của Lazada. Hàng hóa được đưa lên hệ thống băng chuyền, sau đó sẽ đi qua khu vực cân đo tự động và được robot chia theo từng tuyến trên cơ sở mã vạch đã được in sẵn trên vận đơn. Những món hàng trung bình và lớn không quá 20kg sẽ được đưa thẳng vào hệ thống, các món hàng nhỏ sẽ cho vào khay nhựa chuyên dụng và đặt vào băng chuyền. Hệ thống này sử dụng robot với các cảm biến đọc nhanh các mã vạch trên món hàng, nhận ra tuyến địa lý mà hàng cần đến, để tự động chia chọn hàng hóa đến các “hub” của Lazada Express, với tư cách đơn vị giao nhận, hàng hóa cũng được chia chọn cho các đối tác giao nhận đang hợp tác với Lazada. Ngoài việc chia chọn, hệ thống có thể đo kích cỡ và cân nặng của món hàng một cách chính xác, nhanh chóng và tự động. Các nhân BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 135LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ viên chỉ cần xem lại rồi bỏ hàng hóa vào bao niêm phong, xe chở hàng sẽ lùi vào tận nơi, món hàng đã sẵn sàng lên đường đến với người mua một cách nhanh nhất. Hệ thống mới với tốc độ băng chuyền gấp ba lần so với hệ thống băng chuyền sử dụng trước đây, giúp tăng hiệu quả xử lý hàng hóa lên với hiệu quả tương ứng. Không những thế, robot tự động giúp giảm thiểu những khâu phức tạp nhất của quy trình chia chọn hàng hóa so với việc thực hiện thủ công trước đây, đồng thời hàng hóa được chia chọn chính xác hơn. Khi vận hành hệ thống này, tỷ lệ sai sót gần như bằng 0. Với việc đưa hệ thống vào hoạt động, bộ máy nhân sự ở khâu vận hành được giảm bớt do những công việc phức tạp nhất, tốn thời gian và đòi hỏi độ chính xác đã được xử lý bởi robot tự động. Trước đây, việc sắp xếp, phân loại hàng hóa bằng tay mất rất nhiều thời gian vì nhân Hộp 7. Trung tâm hoàn tất đơn hàng Trung tâm hoàn tất đơn hàng (Fulfillment Center - FC) cung cấp dịch vụ liên quan đến quản lý hàng hóa từ lúc vào kho đến lúc người mua hàng nhận được sản phẩm, bao gồm các hoạt động: lấy hàng từ người bán, lưu kho, xử lý đơn hàng, lấy hàng từ kho, đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ khách hàng. Dịch vụ của FC khá giống với DC, tuy nhiên hàng hóa qua FC chủ yếu là hàng nhỏ, nhận hàng từ nhiều đầu mối và giao hàng cho người sử dụng cuối cùng. FC phát triển gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Trung tâm hoàn tất đơn hàng phát triển ngày càng mạnh ở Việt Nam với nhiều doanh nghiệp thành công như Viettel Post, Vietnam Post,... Bên cạnh các doanh nghiệp logistics lớn có nền tảng lâu đời đó hay các công ty nước ngoài, một số doanh nghiệp trẻ Việt Nam bắt đầu đầu tư vào trung tâm hoàn tất đơn hàng khoảng 5 năm gần đây, trong đó Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem là những đại diện điển hình và thành công. Nhờ hệ thống mạng lưới điểm giao dịch và phương tiện vận chuyển linh hoạt, hoạt động sôi động tại nội thành các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ..., các doanh nghiệp này có thể giao và lấy hàng trong 6 giờ đồng hồ. Đồng thời cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho các website bán hàng online như thu hộ, giao hàng đồng kiểm, giao ngoài giờ, giao hàng đảm bảo, đóng gói, chia nhỏ, gộp hàng... Bên cạnh đó, còn có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chuyển phát nhanh cũng cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp logistics này đều có đặc điểm chung là quy mô nhỏ, địa bàn hạn chế, dịch vụ lưu kho và quản lý kho hàng chưa thực sự hoàn thiện và chuyên nghiệp. Trung tâm hoàn tất đơn hàng của các website thương mại điện tử: Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh logisics thuần túy như trên, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cũng có trung tâm hoàn tất đơn hàng riêng. Các trang web lớn bán hàng online như Lazada, Shopee, Adayroi, Lotte,... đều có trung tâm hoàn tất đơn hàng của riêng mình với quy cách hoạt động chuyên nghiệp, hệ thống quản lý kho hiện đại, cung cấp đầy đủ dịch vụ từ lưu kho, bảo quản, chia nhỏ, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển... Thực tế, các trung tâm hoàn tất đơn hàng của các website thương mại điện tử này hiện đang là mô hình phát triển hoàn thiện nhất trong trung tâm hoàn tất đơn hàng tại Việt Nam. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 136 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ viên phải scan mã vạch để phân loại, dễ dẫn đến sai sót vào những ngày mua sắm lớn. Thế nhưng, với hệ thống tự động, công suất được tăng từ 3-5 lần. Từ đó, công ty có thể tăng khả năng giao hàng nhanh và đúng giờ cho khách hàng. Năm 2018, Lazada tiếp tục đầu tư cho công nghệ. Ngày 12/6/2018, LEL Express chính thức giới thiệu hệ thống phân loại hàng hóa tự động thứ hai với diện tích gần 1 ha, được đặt tại Trung tâm Logistics Hateco, số 1 Huỳnh Tấn Phát, Khu Công Nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội. Trung tâm này có diện tích và quy mô lớn gấp đôi so với trung tâm đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống tại Hà Nội với công suất lên tới 10.000 sản phẩm/giờ được kì vọng sẽ đáp ứng sản lượng hàng hóa của Hà Nội trong khoảng 2 năm tới. Sau đó, LEL Express sẽ chuyển qua giai đoạn thứ 2 của phân loại tự động. Ba hình thức giao hàng trên Lazada Theo Lazada, khách hàng có thể phân loại theo các nhóm đối tượng khác nhau, ví dụ như:  Người thích giao hàng với giá rẻ  Người thích giao hàng với tốc độ nhanh  Người thích giao hàng nhận ngay lập tức trong vài giờ... Vì vậy, Lazada có các hình thức giao hàng để phù hợp với từng nhóm người tiêu dùng như dưới đây (tương tự các dịch vụ giao hàng của Ahamove, LalaMove...):  Giao hàng tiết kiệm: đây là hình thức giao hàng tiết kiệm chi phí nhất bởi vì thời gian giao hàng sẽ dài hơn bình thường.  Giao hàng tiêu chuẩn: đây là hình thức giao hàng có chi phí cao hơn Giao hàng tiết kiệm một chút nhưng thời gian nhận hàng lại nhanh hơn.  Giao hàng hỏa tốc: đây là hình thức giao hàng và nhận trong ngày nếu như đơn hàng được đặt trước 10h30 sáng và nếu sau thì sẽ nhận vào ngày hôm sau. Phí giao hàng sẽ được tính dựa trên trọng lượng, kích thước của gói hàng và khoảng cách giữa kho nhà cung cấp và địa chỉ giao hàng. 5.3.2. Vietnam Post Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) có lợi thế về mạng lưới bưu cục rộng gắn kết với gần 13.000 điểm giao dịch, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93km/điểm, trong đó có 64 bưu cục giao dịch cấp 1, 760 bưu cục giao dịch cấp 2 và 1.793 bưu cục giao dịch cấp 3. Vietnam Post cung cấp nhiều loại dịch vụ trong mảng này, điển hình là dịch vụ bưu gửi VNQuickpost. Có 2 dạng: - Bưu gửi VNQuickpost dạng tài liệu sử dụng phong bì của dịch vụ. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 137LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - Bưu gửi VNQuickpost dạng hàng hóa được gói bọc trong bao bì của khách hàng, sử dụng băng keo đặc thù và sticker sản phẩm dán lên bao bì. VNQuickpost được chấp nhận, khai thác theo hình thức ưu tiên nhanh nhất trên mạng lưới của Vietnam Post và chuyển giao cho Công ty DHL-VNPT (liên doanh của DHL Express với Tập đoàn VNPT tại Việt Nam) chuyển phát đi quốc tế trên mạng lưới toàn cầu của DHL Express. VNQuickpost được ứng dụng IT trong toàn bộ khai thác kể từ khi nhận gửi đến khi phát trên các phần mềm ứng dụng tiên tiến của Vietnam Post và Công ty DHL-VNPT. 5.3.3. EMS Ngoài các dịch vụ chính là chuyển phát nhanh, với nhu cầu khách hàng ngày càng cao, công ty EMS đã đưa ra nhiều loại hình dịch vụ cộng thêm đa dạng, dưới đây là 12 loại dịch vụ cộng thêm của EMS: 1. Dịch vụ “Phát tận tay”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu phát đến tận tay cho người nhận có họ tên địa chỉ ghi trên bưu gửi. 2. Dịch vụ “Khai giá”: là dịch vụ mà người gửi có thể sử dụng thêm khi ký gửi bưu gửi, bằng cách kê khai giá trị nội dung hàng gửi. Trong trường hợp bưu gửi bị mất mát, suy suyển, người sử dụng dịch vụ được bồi thường theo giá trị bưu gửi. 3. Dịch vụ “Phát ngoài giờ hành chính”: là dịch vụ người gửi yêu cầu phát bưu gửi trong khoảng thời gian từ 17h00 đến trước 21h00 hàng ngày, trừ các ngày lễ Tết theo quy định. 4. Dịch vụ phát hàng thu tiền COD: là dịch vụ mà người gửi có thể sử dụng kèm với dịch vụ EMS để uỷ thác cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu hộ một khoản tiền của người nhận khi phát bưu gửi (hàng hoá) và chuyển trả khoản tiền đó cho người gửi. 5. Dịch vụ “Báo phát”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu được cung cấp bằng chứng phát bưu gửi có chữ ký người nhận. 6. Dịch vụ “Phát đồng kiểm”: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu công ty thực hiện đồng kiểm số lượng sản phẩm trong bưu gửi khi nhận gửi và khi phát căn cứ theo biên bản giao nhận do người gửi cung cấp. 7. Dịch vụ EMS_VUN: là dịch vụ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho các mặt hàng nhạy cảm vận chuyển qua đường Hàng không. Hàng không sẽ chất xếp toàn bộ các mặt hàng nhạy cảm trong container có niêm phong và bố trí phục vụ riêng trong toàn bộ quá trình vận chuyển từ bước đặt chỗ, tiếp nhận hàng tại sân bay đi, chất xếp và trả hàng tại sân bay đến. Hàng VUN (hàng nhạy cảm) bao gồm các loại hàng sau: Máy chụp ảnh, máy quay phim, máy tính xách tay, các phương tiện hỗ trợ cá nhân, điện thoại di động, hàng điện tử và các loại hàng hoá có giá trị cao khác. 8. Dịch vụ Rút bưu gửi: là dịch vụ người gửi có thể rút bưu gửi tại bưu cục gốc nếu như thời gian từ lúc nhận gửi đến thời điểm khách hàng đề nghị rút bưu gửi chưa vượt chỉ tiêu thời gian toàn trình. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 138 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 9. Dịch vụ Thay đổi họ tên địa chỉ người nhận: là dịch vụ người gửi có thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận bưu gửi tại bưu cục gốc nếu như thời gian từ lúc nhận gửi đến thời điểm khách hàng đề nghị thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận chưa vượt quá chỉ tiêu thời gian toàn lộ trình. 10. Dịch vụ nhận tại địa chỉ: là dịch vụ mà người gửi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đến nhận bưu gửi tại địa điểm do người gửi đề nghị và phải trả một khoản tiền cước theo quy định. 11. Dịch vụ Thu cước ở người nhận (EMSC): là dịch vụ mà người nhận ký hợp đồng với bưu điện để đảm bảo thanh toán toàn bộ cước phí đối với bưu gửi EMS gửi đến người nhận. 12.  Dịch vụ người nhận trả tiền (EMS PPA): là dịch vụ mà người gửi ký hợp đồng với bưu điện để chỉ định cho bưu điện thu toàn bộ cước phí từ người nhận khi phát bưu gửi. 5.3.4. Viettel Post Viettel Post có mạng lưới giao nhận tại 713/713 quận, huyện cả nước và đội ngũ giao nhận viên khoảng 4.000 người. Viettel Post là công ty dẫn đầu thị trường nhờ lợi thế về hạ tầng và mạng lưới bưu cục gom hàng. Từ năm 2014, Viettel Post đã đầu tư mạnh vào kho bãi, đội ngũ giao nhận, giám sát hành trình... để đón đầu sự phát triển của thương mại điện tử. Dịch vụ của Viettel Post có tên “Chuyển phát nhanh là hỏa tốc trong ngày” là một dịch vụ chuyển phát có thời gian toàn trình ngắn nhất trong tất cả các loại hình vận chuyển phát hiện nay. Dịch vụ này hướng đến sự tối ưu về thời gian gửi và nhận hàng hóa thư từ chỉ trong phạm vi 24h. Dịch vụ chuyển phát nhanh hỏa tốc trong ngày phù hợp với những ai đang có nhu cầu gửi cấp tốc hàng hóa, giấy tờ tới địa chỉ nhận ngay trong ngày gửi. Hiện nay, chúng tôi nhận chuyển phát nhanh hỏa tốc trong nước đối với tất cả các loại, thư từ, hàng hóa như hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, hàng điện tử, hàng dân dụng... trong phạm vi 63 tỉnh thành phố của cả nước mà không đưa ra những quy định về kích thước và trọng lượng. Hiện nay, công ty có 2 gói dịch vụ chuyển phát nhanh hỏa tốc trong ngày bao gồm: + Chuyển phát nhanh hỏa trong ngày tốc nội thành:  Với gói  dịch vụ chuyển phát nhanh này, bưu gửi của quý khách sẽ đến tận tay người nhận chỉ trong khoảng 2, 3 giờ tại các quận nội thành của Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và có thể kéo dài lên 7- 8 tiếng đối với các tỉnh thành có điều kiện địa lý khó khăn. + Chuyển phát nhanh hỏa tốc trong ngày liên tỉnh: Với gói dịch vụ này, bưu gửi của quý khách sẽ đến tận tay người nhận chỉ trong khoảng 24 đến 26 giờ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý và điều kiện thời tiết. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 139LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5.3.5. Giao Hàng Nhanh Giao Hàng Nhanh bao gồm 3 nhánh hoạt động như sau: - GHN Express: thành lập 2012, cung cấp dịch vụ lastmile, trong đó 90% lượng hàng là từ TMĐT. - GHN Logistics: thành lập 2017, cung cấp dịch vụ Warehouse fulfillment và Transportation (Air & Truck), 80% lượng hàng là từ B2B. - Ahamove: thành lập 2015, cung cấp dịch vụ instant on demand, 90% là hàng TMĐT và thực phẩm đồ uống (mô hình tương tự Grab, Goviet, Uber nhưng đánh vào thị trường giao hàng). 5.3.6. Fado Trang fado.vn được thiết kế để giúp người mua hàng tại Việt Nam có thể mua hàng trên các trang TMĐT lớn như Amazon. Với dịch vụ này, người mua hàng có thể mua được món hàng trên các trang TMĐT quốc tế mà không cần thẻ tín dụng và được cung cấp dịch vụ giao hàng trọn gói về địa chỉ tại Việt Nam. Phương thức này giúp loại bỏ lo ngại của người mua hàng về rủi ro khi thanh toán, đồng thời rút ngắn thời gian đưa món hàng đến tay người mua. Hình 32. Quy trình dịch vụ của Fado Một số doanh nghiệp logistics nước ngoài lớn cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử và hoàn tất đơn hàng, bao gồm DHL eCommerce, TNT, Kerry Express, Ninja Van,... Ninja Van là hãng vận chuyển đến từ Singapore và hiện đang có mặt trên 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ ứng dụng các công nghệ & quy trình tiên tiến, NinjaVan được rất nhiều website thương mại điện tử & hàng đầu sử dụng như Lazada, Zalora, Shopee... tin dùng. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 140 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5.4. Những vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối diện 5.4.1. Thiếu nguồn cung đầu vào cho dịch vụ Trong khi nhu cầu khách hàng tăng cao thì nguồn cung đầu vào cho dịch vụ giao hàng tăng trưởng chậm hơn, ví dụ tăng trưởng một số nhóm như vận tải hàng không, đường bộ chỉ ở mức 20-25%/năm, các dịch vụ về kho hàng, trung tâm dịch vụ hiện tại vận hành ở mức rất sơ khai. Các nhà cung cấp dịch vụ vẫn chịu áp lực liên tục từ khách hàng TMĐT về tối ưu hóa chi phí, do đó bài toán đầu tư là rất hóc búa đối với các công ty trong nước. 5.4.2. Áp lực dịch vụ tốt hơn và chi phí thấp hơn Yêu cầu của khách hàng là thử thách lớn đối với doanh nghiệp logistics. Theo một nhà cung cấp dịch vụ, riêng với TMĐT, chi phí logistics tại Việt Nam đang chiếm khoảng 30% doanh thu - một tỉ lệ rất cao so với các ngành nghề thương mại truyền thống. Chi phí logistics cho TMĐT tại Việt Nam cũng đang cao hơn so với nhiều nước khác như: Ấn Độ 15% (2017), Hoa Kỳ 11,7% (2015), Trung Quốc 12% (2015). Hình 33. Thay đổi của thời gian và chi phí giao hàng từ trong 3 năm qua Nguồn: Số liệu của GHN Trong khi đó, mức dịch vụ yêu cầu ngày càng cao. Theo đó, yêu cầu giao hàng nhanh trong thành phố lớn là 2-6 giờ, toàn quốc là 1 - 2 ngày. Chi phí thấp và ngày càng thấp hơn, từ gần 50.000đ năm 2015 tới 33.000đ quý 4/2017. Dịch vụ phải tốt hơn, ngoài các điều kiện đúng địa điểm, đúng khách hàng, đúng thời gian thì còn là thái độ nhân viên, quy trình đơn giản, thông tin xuyên suốt,... BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 141LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5.4.3. Khung pháp lý trong TMĐT xuyên biên giới Nhìn chung, kiến thức về pháp luật của các bên chủ hàng, khách hàng, nhân viên các công ty còn thấp; Trong khi đó, hiện vẫn chưa có luật về logistics cho TMĐT. Quy định về giao thông thay đổi thường xuyên, nhiều quy định mang tính hạn chế đã có từ rất lâu mà không có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường. Một số chi tiết cụ thể do doanh nghiệp nêu gồm có:  Người nhập khẩu không còn là các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp mà đa số là cá nhân mua hàng TMĐT, dẫn tới kiến thức và sự tuân thủ các yêu cầu trong nước là một thách thức rất lớn và vẫn liên tục tăng.  Mã HS và định giá Hải quan đòi hỏi chuyên môn, khó để hiểu và không phù hợp cho các cá nhân tuân thủ.  Quy định hiện hành không cho phép dễ dàng cho các đơn hàng hoàn trả và áp dụng hoàn thuế.  Thông quan hàng trị giá tối thiểu và trị giá thấp: Mức phí miễn thuế hiện có giá trị thấp hơn so với mặt bằng chung (các nước khác) trong khi số lượng lớn lô hàng là hàng giá trị thấp.  Khó khăn trong thông quan các lô hàng giá trị cao: Đăng ký nhập khẩu, Giấy ủy quyền, Giấy phép, yêu cầu về các giấy tờ bổ sung khiến các đơn hàng TMĐT gặp khó khăn trong quá trình thông quan.  Quy định hiện nay yêu cầu hàng hóa vận chuyển trên đường phải có hóa đơn, nhưng hàng TMĐT do rất nhiều chủ hàng tập hợp lại với khối lượng và trị giá rất nhỏ, do vậy yêu cầu về hóa đơn cũng như kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu rất khó đáp ứng. 5.4.4. Vận tải hàng không và hạ tầng liên quan Vận tải hàng hóa hàng không là phương tiện chủ lực trong TMĐT, nhất là TMĐT xuyên biên giới. Tuy nhiên, ngoài tàu bay thì hệ thống kết nối phức tạp và dịch vụ hàng hóa còn thủ công dẫn tới tốc độ và sản lượng xử lý ra vào các cảng còn rất chậm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, nhưng chỉ có 2 ga hàng hóa hàng không và không có nơi nào được quy hoạch cho dịch vụ hàng TMĐT. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics cho TMĐT phải thuê các địa điểm xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất vốn nằm xen lẫn với doanh trại quân đội hay khu dân cư, đường giao thông kết nối rất khó khăn, chia sẻ nhau hoặc tận dụng những khoảnh diện tích 2.000-3.000m2. Tại Nội Bài và Hà Nội, dù có không gian rộng lớn hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng chưa có khu vực quy hoạch dài hạn cho hàng hóa TMĐT. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 142 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5.4.5. Phương tiện vận tải đầu cuối và dịch vụ hỗ trợ Phương tiện vận chuyển không đa dạng, thiếu và giá thành cao. Chủ yếu các nhà vận tải đang giao hàng bằng xe máy có sức chứa nhỏ, trong khi hiệu quả của xe tải không cao do chi phí đầu tư và vận hành đều cao. Sản lượng hàng hóa tăng trưởng nhanh trong khi đó không có sự đáp ứng kịp thời về phương tiện vận chuyển mới như xe đạp điện, xe ba bánh, bốn bánh điện để tăng thêm công suất. Các dịch vụ hỗ trợ logistics cho TMĐT còn yếu và thiếu, dịch vụ cho thuê phương tiện chuyển phát hàng hóa, phát triển phương tiện vận chuyển đặc thù còn chưa phát triển. 5.4.6. Thanh toán bằng tiền mặt trong TMĐT Việt Nam sử dụng tiền mặt nhiều nhất so với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Điều này dẫn tới rủi ro cho nhân viên giao nhận khi phải mang theo lượng tiền mặt lớn. Cũng vì lý do này mà tỷ lệ giao hàng không thành công cao (khách hàng không chấp nhận gói hàng đã đưa đến hoặc hủy đơn hàng trước khi được giao). 5.4.7. Cung cấp thiết bị, giải pháp công nghệ Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp hệ thống, nhất là các hệ thống chia chọn - phân loại hàng hóa, kho tự động, kho thực hiện đơn hàng. Việc này dẫn tới việc ứng dụng công nghệ trong logistics cho TMĐT còn thấp, phần nhiều hoạt động thủ công dẫn đến sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng tăng trưởng mạnh. 5.4.8. Nguồn nhân lực Ba vấn đề được các doanh nghiệp nêu lên tại Hội thảo Logistics trong TMĐT tại Hà Nội tháng 4/2018 nhấn mạnh là:  Thiếu nhân lực có trình độ và kinh nghiệm;  Chủ yếu là vừa làm vừa học, thiếu kiến thức nền tảng về EC-Logistics;  Cạnh tranh về nhân lực giữa các công ty trong thị trường và các công ty mới. 5.5. Một số gợi ý nâng cao năng lực dịch vụ logistics cho TMĐT 5.5.1. Phát triển các trung tâm logistics hay tổ hợp dịch vụ hàng hóa hàng không Theo quy hoạch các trung tâm logistics cả nước, cần có 3 trung tâm logistics chuyên dụng dành cho hàng hóa hàng không, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có mặt bằng cụ thể cho các trung tâm này. Theo nhu cầu thực tế, tại các sân bay lớn và cả các nơi khác có sân bay quốc tế và là trung tâm kinh tế của vùng như Cần Thơ hay các sân bay nằm ở vị trí có thể kết nối với cảng biển BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 143LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ như Hải Phòng hoặc Quảng Ninh, Vũng Tàu, Chu Lai đều cần tính đến khả năng đầu tư cho các tổ hợp hàng hóa hàng không kết hợp đa phương thức. Trước mắt cần tập trung hỗ trợ để Cần Thơ có thể xây dựng trung tâm logistics hàng không, vừa làm giảm tải và vừa dự phòng cho Tân Sơn Nhất, vừa giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển, được kết nối nhanh hơn tới thị trường trong nước và quốc tế. 5.5.2. Quy hoạch riêng (bổ sung) hệ thống các trung tâm thực hiện đơn hàng TMĐT cho các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM để có một vành đai các trung tâm phân bố hợp lý xung quanh đô thị, giúp quá trình luân chuyển và tồn trữ hàng hóa nhanh và rẻ hơn Các nhà đầu tư xây dựng giao thông và bất động sản cần chú trọng thiết kế các kết cấu kỹ thuật, công trình phụ trợ hỗ trợ hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa, nhất là tại các điểm nút giao thông, địa điểm đông dân cư,... Cùng với việc này, cơ quan chức năng cần có quy định cho việc thiết kế chế tạo, vận hành các loại phương tiện giao hàng đa dạng, hiệu quả hơn so với xe gắn máy chở người. 5.5.3. Đào tạo nhân lực logistics chuyên TMĐT và các ngành liên quan Đây là lĩnh vực đang phát triển mạnh trong hiện tại và tương lai nên cần đầu tư phát triển con người. Các trường đại học và cao đẳng cần có chương trình đào tạo chuyên sâu vào logistics cho TMĐT. Việc này cần được kết nối với các chuyên môn về công nghệ và thương mại, phát triển sản phẩm và dịch vụ, không chỉ là một dạng đặc biệt của logistics. 5.5.4. Chính phủ và các Bộ, ngành Hoàn thiện khung pháp lý về TMĐT và logistics cho TMĐT với những chi tiết cụ thể như hóa đơn chứng từ hàng hóa đi đường, các quy định quản lý giao thông; Tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ tự động, phát triển các phương tiện “xanh” phù hợp với EC-logistics; Có những chính sách, hướng dẫn cụ thể cho việc khai thác xe điện ba bánh, bốn bánh, drone... cho ngành logistics; Tạo điều kiện và hỗ trợ để thanh toán điện tử được triển khai rộng rãi tại Việt Nam, hạn chế giao dịch tiền mặt; Tạo “sân chơi” để các doanh nghiệp kết nối với nhau, cùng hỗ trợ nhau phát triển. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 144 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KẾT LUẬN Những thay đổi trong môi trường kinh tế, thương mại toàn cầu dưới tác động của cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đan xen với những nỗ lực tự dô hóa thương mại và sự phát triển của khoa học công nghệ đang định hình lại các chuỗi cung ứng và dòng đầu tư quốc tế. Để giữ vững tay chèo trước các con sóng cả, mỗi nền kinh tế đều phải xây dựng và phát huy được nền tảng nội lực, đồng thời tích hợp được những cơ hội từ môi trường bên ngoài để tạo nên ưu thế cạnh tranh cho mình. Trong bối cảnh đó, năng lực cạnh tranh của lĩnh vực logistics- lĩnh vực liên kết và xuyên suốt hầu như mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, nổi lên như một trong những điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và thành công của mỗi doanh nghiệp và mỗi nền kinh tế. Như Báo cáo logistics năm 2017 đã từng khuyến cáo, trong năm 2018, các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, doanh nghiệp chú ý tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu trong Quyết định 200/QĐ-TTg tại các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành...Năm 2018, cải cách thủ tục hành chính là điểm sáng trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của logistics Việt Nam. Những nỗ lực triển khai các công trình hạ tầng logistics trọng điểm (cảng Lạch Huyện, đường cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh, sân bay Long Thành, trung tâm logistics cấp I tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã được quan tâm, nhưng cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa trong năm 2019. Năm 2018 cũng là một năm sôi động trên mặt trận đào tạo và tuyên truyền về logistics, với hoạt động tích cực của Mạng lưới đào tạo về logistics, thông qua cuộc thi Tài năng trẻ logis- tics và nhiều chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trong lĩnh vực này. Đó là sự chuẩn bị bền vững nhất cho một thế hệ logistics mới, chuyên nghiệp hơn, tự tin hơn bước vào kỷ nguyên của logistics 4.0. Báo cáo logistics Việt Nam năm 2018 đã tổng hợp và phân tích thực trạng, dự báo các triển vọng và nỗ lực truyền tải các thông điệp về xây dựng lĩnh vực logistics bền vững cho Việt Nam trong thời gian tới. Trong những năm tới, với sự tham gia rộng rãi hơn của các chuyên gia trong nước và những tinh hoa tiếp thu từ bạn bè quốc tế, các Báo cáo Logistics thường niên hy vọng sẽ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thông tin của các độc giả trong và ngoài nước; qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm logistics của ASEAN. BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 145LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỤ LỤC Doanh thu, chi phí logistics và dịch vụ 3PL tại các quốc gia và vùng lãnh thổ Nước GDP 2016 (tỷ USD) Logistics (GDP %) Chi phí logistics (tỷ USD) Doanh thu 3PL trong tổng logistics % Doanh thu 3PL Tổng 75.278,1 10,9% 8.226,3 9,8% 802,2 Algeria 160,8 16,5% 26,5 7,5% 2,0 Ai Cập 332,3 14,8% 49,2 8,1% 4,0 Morocco 103,6 15,0% 15,5 8,4% 1,3 Nigeria 406,0 16,1% 65,4 7,0% 4,6 Nam Phi 294,1 10,9% 32,1 10,0% 3,2 Sudan 94,4 17,5% 16,5 7,3% 1,2 Các nước châu Phi khác 793,0 17,4% 137,9 7,2% 9,9 Tổng châu Phi 2,184,3 15,7% 343,1 7,6% 26,2 Australia 1,259,0 8,6% 108,3 10,2% 11,0 Bangladesh 227,9 15,6% 35,6 7,9% 2,8 China 11,218,3 14,5% 1,626,7 10,2% 166,7 Hong Kong 320,7 8,5% 27,2 11,0% 3,0 Ấn Độ 2,256,4 13,0% 293,1 7,0% 20,5 Indonesia 932,4 24,0% 223,8 7,3% 16,3 Nhật Bản 4,938,6 8,5% 419,8 10,5% 44,1 Macao 44,1 10,0% 4,4 9,1% 0,4 Malaysia 296,4 13,0% 38,5 7,0% 2,7 New Zealand 182,0 11,2% 20,4 9,3% 1,9 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 146 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Nước GDP 2016 (tỷ USD) Logistics (GDP %) Chi phí logistics (tỷ USD) Doanh thu 3PL trong tổng logistics % Doanh thu 3PL Philippines 304,7 13,0% 39,6 7,1% 2,8 Singapore 297,0 8,5% 25,2 11,5% 2,9 Hàn Quốc 1,411,3 9,0% 126,9 11,1% 14,1 Đài Loan 528,6 9,0% 47,7 10,9% 5,2 Thái Lan 406,9 15,0% 61,0 7,4% 4,5 Việt Nam 201,3 20,0% 40,3 7,4% 3,0 Các nước châu Á - Thái Bình Dương khác 262,4 17,5% 46,0 6,7% 3,1 Tổng châu Á - Thái Bình Dương 25,087,9 12,7% 3,184,5 9,6% 305,0 Kazakhstan 133,8 15,1% 20,2 7,9% 1,6 Nga 1,280,7 16,1% 206,2 7,7% 15,9 Ukraine 93,3 15,9% 14,8 8,1% 1,2 Các nước CIS khác 234,0 16,3% 38,1 7,9% 3,0 Tổng các nước CIS 1,741,8 16,0% 279,3 7,8% 21,7 Áo 386,8 9,3% 36,0 10,3% 3,7 Bỉ 467,0 8,7% 40,6 10,3% 4,2 Cộng hòa Séc 193,0 11,0% 21,2 9,4% 2,0 Đan Mạch 306,7 9,6% 29,4 10,2% 3,0 Phần Lan 236,9 9,3% 22,0 10,0% 2,2 Pháp 2,463,2 9,5% 233,7 10,5% 24,5 Đức 3,466,6 8,8% 305,5 10,5% 32,1 Hy Lạp 194,2 13,6% 26,4 8,7% 2,3 Hungary 125,7 13,1% 16,5 9,1% 1,5 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 147LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Nước GDP 2016 (tỷ USD) Logistics (GDP %) Chi phí logistics (tỷ USD) Doanh thu 3PL trong tổng logistics % Doanh thu 3PL Ireland 293,6 9,6% 28,2 9,9% 2,8 Italy 1,850,7 9,7% 179,6 10,6% 19,0 Hà Lan 771,2 8,3% 64,3 14,5% 9,3 Na Uy 370,4 9,6% 35,6 10,1% 3,6 Ba Lan 467,6 11,7% 54,7 9,3% 5,1 Bồ Đào Nha 204,8 12,1% 24,8 9,3% 2,3 Rumani 187,0 14,5% 27,1 8,1% 2,2 Tây Ban Nha 1,232,6 9,7% 119,3 10,0% 11,9 Thụy Điển 511,4 8,1% 41,4 10,6% 4,4 Thụy Sỹ 659,9 8,9% 58,7 10,2% 6,0 Anh 2,629,2 8,8% 230,4 10,5% 24,2 Các nước châu Âu khác 530,0 13,2% 70,1 8,6% 6,0 Tổng châu Âu 17,548,5 9,5% 1,665,5 10,3% 172,3 Iran 376,8 16,2% 61,0 7,7% 4,7 Israel 318,4 11,3% 36,0 9,4% 3,4 Pakistan 284,2 15,6% 44,3 7,9% 3,5 Ả Rập Xê Út 639,6 13,0% 83,2 8,8% 7,3 Turkey 857,4 12,4% 106,3 9,1% 9,7 Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất 371,4 10,0% 37,1 10,0% 3,7 Các nước Trung đông khác 665,6 14,9% 99,0 8,0% 7,9 Tổng Trung Đông 3,513,4 13,3% 466,9 8,6% 40,2 Canada 1,529,2 9,0% 137,6 10,2% 14,0 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 148 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Nước GDP 2016 (tỷ USD) Logistics (GDP %) Chi phí logistics (tỷ USD) Doanh thu 3PL trong tổng logistics % Doanh thu 3PL Mexico 1,046,0 12,0% 125,5 10,4% 13,1 Hoa Kỳ 18,569,1 8,2% 1,522,7 11,0% 166,8 Các nước Bắc Mỹ khác 480,5 14,7% 70,4 8,1% 5,7 Tổng Bắc Mỹ 21,624,8 8,6% 1,856,2 10,8% 199,6 Argentina 545,1 12,0% 65,4 8,9% 5,8 Brazil 1,798,6 11,6% 208,6 9,0% 18,8 Chile 247,0 11,5% 28,4 9,5% 2,7 Colombia 282,4 12,5% 35,3 8,2% 2,9 Peru 195,1 12,5% 24,4 8,2% 2,0 Venezuela 287,3 11,9% 34,2 7,0% 2,4 Các nước Nam Mỹ khác 221,9 15,6% 34,5 7,5% 2,6 Tổng Nam Mỹ 3,577,4 12,0% 430,8 8,6% 37,2 Nguồn: Armstrong & Associates, Inc. Databases tính toán từ số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế, Hội đồng logistics Úc, NESDB (số liệu công bố tháng 11/2017) BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 149LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các yếu tố tác động đến thị trường giao nhận toàn cầu 24 Bảng 2. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics lớn nhất thế giới 26 Bảng 3. Tình hình kết nối Cơ chế Một cửa quốc gia của các Bộ, ngành 31 Bảng 4. Số liệu đường sắt chính tuyến, đường ga, đường nhánh từ năm 2015 đến 2018 35 Bảng 5. Khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển giai đoạn 2012-2018 38 Bảng 6. Khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển và phương tiện vận chuyển hàng hóa đường thủy năm 2017 40 Bảng 7. Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm 53 Bảng 8. Vận chuyển hàng hóa 9 tháng đầu năm 2018 54 Bảng 9. Thông số một số ga hàng hóa hàng không của Việt Nam 62 Bảng 10. Thống kê số lượng các thành viên của các hiệp hội liên quan đến logistics của Việt Nam 71 Bảng 11. So sánh các chỉ tiêu đánh giá năng lực các doanh nghiệp logistics Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới, năm 2018 75 Bảng 12. Đặc thù và xu hướng của một số ngành sản xuất được lựa chọn để thực hiện phỏng vấn sâu 82 Bảng 13. Ứng dụng các thiết bị, công nghệ trong hoạt động logistics 103 Bảng 14. Hệ thống phầm mềm/Ứng dụng logistics tại các DN 104 Bảng 15. Các bậc đào tạo nhân lực logistics tại Việt Nam 109 Bảng 16. Quy mô đào tạo trong Mạng lưới các cơ sở đào tạo về logistics tại Việt Nam 112 Bảng 17. Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng đào tạo tại một số cơ sở đào tạo về logistics 114 Bảng 18. Một số hoạt động trao đổi đoàn năm 2018 124 Bảng 19. Một số thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực logistics Việt Nam từ năm 2012 đến tháng 8/2018 126 Bảng 20. Hoạt động hợp tác liên doanh liên kết (tính đến 31/12/2017) 127 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 150 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DANH MỤC HÌNH Hình 1. Tăng trưởng GDP qua các quí so cùng kỳ năm trước (%) 13 Hình 2. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng trong 9 tháng năm 2018 (%) 13 Hình 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2012-2018 14 Hình 4. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 (tỷ USĐ) 16 Hình 5. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2010-2018 16 Hình 6. Việt Nam đứng thứ 39 về chỉ số LPI 52 Hình 7. Tuyến đường sắt Hà Nội - Trung Á - châu Âu 57 Hình 8. Sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng không Việt Nam 2005-2035 61 Hình 9. Phân bổ các doanh nghiệp kinh doanh kho theo ba miền của Việt Nam 64 Hình 10. Tỷ trọng chi phí trong tổng doanh thu của doanh nghiệp 84 Hình 11. Các hoạt động logistics doanh nghiệp tự thực hiện (%) 85 Hình 12. Lý do tự thực hiện các hoạt động logistics (%) 86 Hình 13. Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics (%) 87 DANH MỤC HỘP Hộp 1. Đức duy trì vị trí số 1 trong lĩnh vực logistics nhờ tiên phong về công nghệ 19 Hộp 2. Công nghệ đang đưa các nhà máy trở về gần các thị trường tiêu thụ 20 Hộp 3. Thủ tướng Chính phủ dự lễ khai trương Cảng container quốc tế Hải Phòng 36 Hộp 4. Xếp hạng các trung tâm logistics tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương 49 Hộp 5. Bee Logistics với mô hình mở rộng chi nhánh 73 Hộp 6. Đầu tư vào các công ty TMĐT hàng đầu tại Việt Nam 131 Hộp 7. Trung tâm hoàn tất đơn hàng 135 BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2018 151LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Hình 14. Lý do doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics (%) 88 Hình 15. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics (%) 89 Hình 16. Những khó khăn khi làm việc với doanh nghiệp dịch vụ logistics (%) 90 Hình 17. Mức độ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ logistics của doanh nghiệp 91 Hình 18. Số nhân sự logistics trong các doanh nghiệp được khảo sát 95 Hình 19. Mức độ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ logistics của doanh nghiệp 96 Hình 20. Đánh giá các yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics 97 Hình 21. Kế hoạch phát triển nhân lực tại các doanh nghiệp trong năm tới 108 Hình 22. Nhu cầu nhân lực logistics tại các doanh nghiệp theo cấp nhân lực 109 Hình 23. Trình độ nhân lực logistics tại các DN Việt Nam theo bậc đào tạo 111 Hình 24. Hình thức đào tạo nhân lực logistics tại các doanh nghiệp 113 Hình 25. Tiêu chuẩn của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân lực logistics 118 Hình 26. Đánh giá của DN về nhân lực logistics ở cấp Quản trị và cấp Quản lý, chuyên gia 119 Hình 27. Đánh giá của DN về nhân lực logistics ở cấp Điều phối, giám sát và cấp Kỹ thuật, nghiệp vụ 119 Hình 28. Những nội dung cần được đào tạo cho nhân lực logistics 120 Hình 29. Thống kê theo số lượt truy cập vào các trang TMĐT (10/2018) 130 Hình 30. Dự báo tăng trưởng số đơn hàng và quy mô thị trường 131 Hình 31. Các mặt hàng được giao “Siêu tốc” tại foody.vn 132 Hình 32. Quy trình dịch vụ của Fado 139 Hình 33. Thay đổi của thời gian và chi phí giao hàng từ trong 3 năm qua 140 BÁO CÁO Logistics Việt Nam2018 LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG Trụ sở: Số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 024 3 934 1562 Fax: 024 3 938 7164 Website: Email: nxbct@moit.gov.vn Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc - Tổng Biên tập Nguyễn Minh Huệ Biên tập: Tôn Nữ Thanh Bình Trình bày: Vương Nguyễn In ... cuốn, khổ 19x27 cm tại Số xác nhận đăng kí xuất bản: ......... Số Quyết định xuất bản: ......... Mã số ISBN: ......... In xong và nộp lưu chiểu Quý 4/2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_logistics_viet_nam_2018.pdf
Tài liệu liên quan