Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ khoa học, kỹ thuật phát triển mạnh, số lượng chủng loại các loại TSCĐ rất đa dạng. Mặc dù các nghiệp vụ về TSCĐ thường phát sinh với số lượng ít so với các khoản mục khác nhưng lại có giá trị lớn. Chính vì vậy những sai phạm liên quan tới khoản mục TSCĐ thường có ảnh hưởng trọng yếu tới các thông tin trên báo cáo tài chính. Do vậy kiểm toán khoản mục TSCĐ luôn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ để nhằm phát hiện ra những sai phạm liên quan tới khoản mục này mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp, góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả cao hơn.
Là một công ty kiểm toán mới được thành lập, kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung của VNFC không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chính vì vậy, Ban giám đốc cùng với đội ngũ nhân viên trong công ty cần khắc phục những yếu điểm đó để làm cho dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng ngày càng đạt chất lượng cao.
Do kiến thức cũng như thời gian có hạn nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vậy em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo và các anh chị trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này.
98 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sử dụng và đối chiếu với khung.
2.
Nhiều công trình XDCB đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được hoạch toán tăng và trích khấu hao đầy đủ
Kiểm tra biên bản bàn giao đưa công trình vào sử dụng hoặc quan sát thực tế
Dưới đây là các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục TSCĐ hữu hình.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Thực hiện
Tham chiếu
1
Kiểm tra số dư TSCĐ
A. Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ
1. Kiểm tra các số tổng hợp
2. Đối chiếu tổng nguyên giá, khấu hao luỹ kế với bảng cân đối số phát sinh, sổ cái và sổ chi tiết TSCĐ. Đối chiếu số lãi (lỗ) do thanh lý TSCĐ với sổ cái.
B. Chọn một số tài sản năm trước và phát sinh tăng năm nay từ bảng tổng hợp trên và thực hiện những bước sau:
1. Kiểm tra tính hiện hữu của tài sản, khẳng định tính sở hữu của những tài sản đó là thuộc công ty và giá trị con flại của các tài sản này là phù hợp với điều kiện hiện tại của chúng.
2. Đối chiếu các tài sản này với kế hoạch mua sắm tài sản của đơn vị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Đối chiếu với chứng từ gốc và tài liệu phụ trợ khác như phiếu chi, hoá đơn mua hàng…
Đánh giá các thủ tục mua sắm tài sản có phù hợp với các quy định hiện hành không?
3. Xác định xem số phát sinh tăng TSCĐ trong kỳ có bao gồm các khoản như chi phí trích trước dài hạn không?
4. Nếu có tài sản là do thay thế tài sản cũ, cần xác định nghiệp vụ thanh lý tài sản cũ đó.
C. Nếu trong số những tài sản được chọn ở trên có cả tài sản đã thanh lý trong kỳ thì cần kiểm tra thủ tục thanh lý có được thực hiện theo quy định hiện hành không?
1. Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc thanh lý tài sản và các chứng từ thu do thanh lý có liên quan
2. Tính toán lại lãi (lỗ) do thanh lý.
D. Soát xét những thay đổi trọng yếu đối với tính hình tăng, giảm tài sản, xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó như: Đầu tư đổi mới công nghệ…
E. Đánh giá về thủ tục kiểm tra TSCĐ cuối năm, thực hiện các thủ tục này và kết quả kiểm kê. Thừa (thiếu) trong kiểm kê có được nêu trong biên bản kiểm kê và biện pháp xử lý có được thực hiện đúng, kịp thời trong niên độ kế toán không?
F. Kiểm tra những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ hữu hình theu chuẩn mực kế toán 03, kiểm tra việc xử lý những tài sản này.
G. Đánh giá kết quả kiểm tra.
2.
Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ
A. Xem xét các chính sách và thủ tục kiểm toán cho việc tính toán và ghi chép khấu hao TSCĐ có được áp dụng hợp lý, có tuân theo các quy định của Bộ tài chính và có nhất quán không?
B. Chọn một số tài sản từ Bảng tổng hợp TSCĐ để kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ như sau:
1. Tính toán lại chi phí khấu hao và so với số phát sinh do khách hàng tính trong kỳ
2. Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao luỹ kế với sổ cái
3. Xem xét những bút toán khấu hao lớn trong kỳ và đối chiếu với chi phí và sổ cái có liên quan. Kiểm tra các chứng từ có liên quan nếu cần thiết.
C. Đánh giá kết quả kiểm tra.
3
Kiểm tra việc trình bày TSCĐ
A. Xem xét các tài khoản TSCĐ có được trình bày hợp lý theo các quy định của chế độ kế toán VN?
1. Phân loại tài sản phù hợp theo quy định của chế độ kế toán VN.
2. Phương pháp tính khấu hao phù hợp với chế độ kế toán VN
3. Việc tính và trích khấu hao phù hợp với quyết định 206/2003/QĐ-BTC
4. Thu thập những cam kết về mua tài sản (nếu có)
5. Thu thập các tài sản được thế chấp, cầm cố (nếu có)
6. Thu thập các nghiệp vụ với bên thứ ba (nếu có)
Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Thực hiện
Tham chiếu
1
Kiểm tra số dư TSCĐ vô hình
2.
A. Thu thập bảng tổng hợp về các chi phí trích trước hoạt động, chi phí trả trước dài hạn, bản quyền, quyền sử dụng đất và các tài sản khác.
1. Kiểm tra số tổng hợp
2. Đối chiếu nguyên giá và khấu hao luỹ kế tới các sổ cái của các tài khoản tương ứng trên bảng cân đối kế toán và BCKQHĐKD.
B. Chọn một số tài sản đã hình thành và mới được hình thành trong năm từ bảng tổng hợp và thực hiện các bước sau:
1. Đối chiếu giá trị trên sổ sách với chứng từ gốc kèm theo
2. Đối chiếu các tài sản mới phát sinh tới quyết định của người có thẩm quyền duyệt mua.
C. Đối với những tài sản được thanh lý, thực hiện những bước sau:
1. Kiểm tra các chứng từ, giấy tờ liên quan đến việc thanh lý.
2. Tính toán lại lãi (lỗ) từ thanh lý
2.
Kiểm tra giá trị TSCĐ vô hình
1. Xem xét các chính sách và thủ tục kế toán của khách hàng về các chi phí trả trước hoặc chi phí trước hoạt động có được áp dụng hợp lý và nhất quán không?
2. Chọn một số tài sản và tính toán lại khấu hao
3. Khẳng định rằng phương pháp và tỷ lệ khấu hao chi phí trước hoạt động là hợp lý và được áp dụng nhất quán
4. Soát xét tính hợp lý của các chi phí được tính vào chi phí trích trước hoạt động, có thể tiến hành phân loại lại (nếu cần)
5. Đánh giá lại kết quả kiểm tra.
4
Kiểm tra tính trình bày của TSCĐ vô hình
A. Xác định xem khách hàng có trình bày các thông tin sau trên BCTC:
1. Số dư của các chi phí trước hoạt động và các TSCĐ vô hình khách có được tách biệt không?
2. Mô tả tổng quát về phương pháp và tỷ lệ khấu hao đối với các loại TSCĐ vô hình chính.
Chương trình kiểm toán chi phí XDCB
Thủ tục kiểm tra chi tiết
thực hiện
Tham chiếm
A
Lập bảng tổng hợp chi phí XDCBDD phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ chi tiết từng công trình.
B
Thu thập kế hoạch XDCB được tổng công ty phê duyệt. Đối chiếu các công trình trên bảng với kế hoạch
C
Kiểm tra kết chuyển sang TSCĐ. Chọn mẫu một số TSCĐ hoàn thành trong năm kiểm tra đối chiếu với hồ sơ quyết toán.
D
Kiểm tra chi phí XDCBD tại thời điểm cuối kỳ kế toán.
E
Đánh giá kết quả kiểm toán
2. Thực hiện kiểm toán.
2.1. Kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình.
Chỉ mục đầu tiên trong các phần công việc của kiểm toán TSCĐ là bảng tổng hợp TSCĐ. Căn cứ vào kết quả của các thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết về khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp TSCĐ. Trong bảng tổng hợp này, kiểm toán viên trình bày các chỉ tiêu: số trước kiểm toán, giá trị điều chỉnh, số sau kiểm toán và số năm trước của khoản mục TSCĐ.
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình của công ty nhựa ABC
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5610
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK211
Người soát xét: NTN
Ngày 19/3/2005
Khoản mục
Số trước
kiểm toán
Điều chỉnh
Số sau
kiểm toán
Số năm trước
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
Nguyên giá
35357346754
1063596613
36420943367
31510656066
4910287301
15,58
Hao mòn
-16492424292
54344184
-16438080108
-13850443412
-2587636696
18,68
Tổng
18864922462
1117940797
19982863259
17660212654
2322650605
13,15
Bút toán điều chỉnh
Nợ TK214
396726530
Nợ TK411
63488340
Có TK211
460214870
Nợ TK211:
1523811483
Có TK214:
342382346
Có TK4111:
1181429137
Tóm tắt kết quả kiểm toán: trong phần tóm tắt này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào những vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm toán để đưa ra những ảnh hưởng của những phát hiện này lên BCTC và đưa ra ý kiến.
Bảng 2.4. Tóm tắt kết quả kiểm toán TSCĐ hữu hình.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5625
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK211
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Những phát hiện:
Ngày 15/2/2005, theo Quyết định số 147/QĐ-NVN của Tổng giám đốc Tổng công ty nhựa Việt Nam về việc điều động tài sản, Công ty đã ký biên bản nhận bàn giao máy tạo hạt T09 của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng chất dẻo với nguyên giá là 1523811483, đã khấu hao luỹ kế là 342382346, nhưng công ty chưa hạch toán nghiệp vụ nhập điều động tài sản này.
Theo quyết định số 150/QĐ-NVN ngày 31/3/2005 của Tổng giám đốc về việc điều động nhà 300B Cao Thắng, Quảng Ninh, công ty đã ký biên bản bàn giao nhà trên cho văn phòng tổng công ty (ngày 12/4/2005) với nguyên giá là 460214870, đã khấu hao luỹ kế là 396726530, nhưng nhà máy chưa hạch toán nghiệp vụ này.
Công ty mua 1 xe tải nhỏ Huyndai và được cửa hàng giảm giá 67500000 những đơn vị đã không hạch toán giảm nguyên giá TSCĐ mà lại ghi tăng thu nhập khác.
Khấu hao TSCĐ hữu hình được tính toán còn chưa chính xác, chủ yếu là do kế toán không tính khấu hao theo ngày, và khi đã nhượng bán, hay tài sản đã khấu hao hết nhưng công ty vẫn trích khấu hao.
Ảnh hưởng.
Việc công ty đã không phản ánh kịp thời nghiệp vụ điều chuyển nội bộ TSCĐ hữu hình đã làm ảnh hưởng trọng yếu tới chỉ tiêu nguyên giá, khấu hao TSCĐ trên BCĐKT và không đúng với nguyên tắc kế toán.
Công ty không ghi giảm nguyên giá xe tải nhỏ Huyndai khi được giảm giá, đã làm thay đổi nguyên giá, khấu hao xe và không phù hợp với chế độ kế toán.
Theo quyết định 206/QĐ-BTC, thì khấu hao TSCĐ phải được trích theo ngày, tuy nhiên công ty đã không thực hiện triệt để quy định này, từ đó làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ý kiến kiểm toán viên.
Công ty cần phải ghi nhận ngay các trường hợp phát sinh tăng giảm TSCĐ ngay khi phát sinh, đảm bảo tính đúng kỳ của nghiệp vụ.
Kiến nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK211:
1523811483
Có TK214:
342382346
Có TK4111:
1181429137
Nợ TK214:
396726530
Nợ TK411:
63488340
Có TK211:
460214870
Công ty cần ghi nhận đúng nguyên giá TSCĐ dựa trên chi phí thực tế phát sinh. Kiến nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 331: 67500000
Có TK211:67500000.
Công ty cần thực hiện trích khấu hao chính xác. Đối với tài sản tăng thì cần trích từ..
Kiến nghị bút toán điều chỉnh: Nợ TK214: 32899461
Có TK632: 32899461
Giấy tờ làm việc:
Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty ABC: trên bảng này, kiểm toán viên sẽ đưa ra các chỉ tiêu về nguyên giá, giá trị hao mòn, và giá trị còn lại của khoản mục TSCĐ hữu hình với số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Bảng 2.5: Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty ABC
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5641
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK211
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Chỉ tiêu
Nhà cửa, VKT
MMTB
PTVT
TBQL
Tổng
I. Nguyên giá
1/1/2005
8251071120
19889498000
3183379958
186706988
31510656066
Tăng trong kỳ
4393040688
Tăng do mua sắm
-
1596810250
870500000
610286000
3077596250
Tăng XDCB HT
1315444438
-
-
-
1315444438
Giảm trong kỳ
546350000
Thanh lý
-
110350000
82500000
42750000
235600000
Nhượng bán
310750000
-
-
-
310750000
31/12/05
9255765558
21375958250
3971379958
754242988
35357346754
II. Giá trị hao mòn
1/1/2005
2475321336
9944749000
1337019582
93353494
13850443412
Tăng trong kỳ
970500840
1500750230
590870120
42550400
3104671590
Do trích khấu hao
970500840
1500750230
590870120
42550400
3104671590
Giảm trong kỳ
280750000
82360400
64120000
35460310
462690710
31/12/05
3445822176
11445499230
1927889702
135903894
16492424292
III. GTCL
1/1/2005
5775749784
9944749000
1846360376
93353494
17660212654
31/12/05
5809943382
9930459020
2043490256
618339094
18864922462
Tiếp đó, kiểm toán viên sẽ lập bảng đối ứng TK211 để tìm ra những đối ứng bất thường.
Bảng 2.6: Tổng hợp đối ứng TK211.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5642
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK211
Người soát xét: NTN
Ngày 19/3/2005
Mục đích: Phát hiện ra những đối ứng bất thường.
Tài khoản đối ứng Nợ Có
Số dư 1/1/05 31.510.656.066 P/Y
111 92.700.000
112 960.307.250
341 1.352.089.000
241 1.315.444.438
214 462.690.710
811 83.659.290
331 672.500.000
Cộng phát sinh 4.393.040.688 546.350.000
Số dư cuối kỳ 35.357.346.754 B/S
Ghi chú:
P/Y: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BC kiểm toán năm trước.
B/S: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BCĐKT.
Kết luận: Không có đối ứng bất thường.
Trong kỳ, nghiệp vụ TSCĐ hữu hình phát sinh tương đối lớn do vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn mẫu để kiểm tra chi tiết.
Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình.
Như đã tính toán tại bước ước tính và phân bổ khấu hao, đối với công ty ABC có:
MP= 1830433620
Mức độ kiểm tra chi tiết R=2
TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ: P=4393040688.
Áp dụng công thức: J= MP/R= 1830433620/2=915216810
Số mẫu được chọn để kiểm tra chi tiết:
N= P/J= 4393040688/915216810 = 4,5.
Như vậy, Kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết 5 TSCĐ hữu hình tăng.
Mục đích: Đảm bảo các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình được phản ánh trung thực, hợp lý.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5643
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: ĐLD
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK211
Người soát xét:
Ngày 19/3/2005
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
N/giá
VAT
a b c d
SH
NT
204
18/2/2005
Mua máy điều hoà
112
12000000
1200000
v v v v
209
31/4/2005
Bàn giao tường chắn Hoà Phát
241
620000000
V v (1) v
216
20/6/05
Mua máy ép trần nhưạ
341
921000000
92100000
v v v v
250
28/7/05
Nhận bàn giao máy tạo hạt T09.
(3)
291
15/12/05
Mua xe tải nhỏ Huyndai
331
135000000
13500000
v v (2) v
Ghi chú:
a: Kiểm tra quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy chế tài chính của đơn vị.
b: Kiểm tra nguồn vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ theo quy chế quản lý tài chính của đơn vị
c: Kiểm tra hồ sơ hạch toán tăng TSCĐ gồm: hoá đơn, hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ đảm bảo hợp lý.
d: Kiểm tra quyết định phê quyết toán đầu tư của cấp có thẩm quyền.
(1): Biên bản bàn giao ngày 2/2/05 nhưng đến ngày 31/4/05 đơn vị mới hạch toán tăng TSCĐ.
(2): Người bán giảm giá 5% giá trị xe: 67500000 nhưng đơn vị không ghi giảm nguyên giá TSCĐ mà lại ghi tăng thu nhập khác.
(3): Đơn vị đã nhận bàn giao máy tạo hạt nhựa T09 của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chất dẻo nhưng chưa hạch toán tăng TSCĐ.
Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5644
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: ĐLD
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK211
Người soát xét
Ngày 19/3/2005
Chứng từ giảm
Diễn giải
Nguyên giá
Khấu hao
GTCL
Giá trị thu hồi
SH
NT
121
25/2/05
Nhượng bán khuôn cửa nhựa loại trung bình
32500000
22650000
9850000
9320000
V (1) v v
136
17/5/05
Điều động nhà 300B Cao Thắng cho VP TCTy.
460214870
396726530
63488340
V v v (2)
148
21/10/05
Thanh lý máy điều hoà nhiệt độ.
15648000
15648000
-
3200000
(3) v v (4)
154
23/12/05
Thanh lý máy trộn hoá chất tạo hạt
42390450
42390450
-
8500000
V v v v
Ghi chú:
a: Kiểm tra quyết định thanh lý, nhượng bán của cấp có thẩm quyền theo quy chế tài chính của đơn vị.
b: Đã kiểm tra hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ gồm: Biên bản xin thanh lý, biên bản xác nhận giá bán, HĐBH.
c: Kiểm tra phế liệu thu hồi.
d: Kiểm tra hạch toán đúng.
(1): không có biên bản xác định giá bán.
(2): Đơn vị chưa hạch toán bút toán xuất điều động nội bộ TSCĐ.
(3): Chưa có quyết định thanh lý của BGĐ
(4): Đơn vị chỉ hạch toán bút toán giảm TSCĐ hữu hình, chưa hạch toán thu nhập từ hoạt động thanh lý.
Trong khi kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình thì kiểm toán khấu hao TSCĐ là điều không thể thiếu, chúng ta sẽ xem xét vấn đề này tại phần kiểm toán khấu hao TSCĐ.
2.2. Kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình
Đối với khoản mục TSCĐ thì quy trình, giấy tờ làm việc cũng tương tự đối với khoản mục TSCĐ hữu hình. Kiểm toán viên sẽ căn cứ vào kết quả kiểm toán sẽ lập bảng tổng hợp TSCĐ vô hình.
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp TSCĐ vô hình tại công ty nhựa ABC:
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5710
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK213
Người soát xét: NTN
Ngày 19/3/2005
Khoản mục
Số trước
kiểm toán
Điều chỉnh
Số sau
kiểm toán
Số năm trước
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
Nguyên giá
3470361900
-
3470361900
2181890900
1288471000
59,03%
Hao mòn
-315256440
-
-315256440
-268325620
-46930820
17,49%
Tổng
3155105460
3155105460
1913565280
1241540180
64,88%
Kết luận: TK 213 được phản ánh trung thực, hợp lý.
Tiếp theo đó, kiểm toán viên lập bảng tóm tắt kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình.
Bảng 2.10: Tóm tắt kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5725
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày:17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK213
Người soát xét: NTN
Ngày 19/3/2005
TSCĐ vô hình phát sinh tại công ty nhựa ABC với số lượng nghiệp vụ ít và được phản ánh trung thực, hợp lý.
Giấy tờ làm việc.
Công việc đầu tiên phải làm đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình cũng như TSCĐ hữu hình mà kiểm toán viên phải mô tả lên giấy tờ làm việc đó là lập bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình..
Bảng 2.11: Tổng hợp TSCĐ vô hình tại công ty ABC.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5741
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK213
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Chỉ tiêu
Phần mềm MT
Quyền SD đất
Bản quyền
Tổng cộng
I.Nguyên giá
1/1/2005
150720000
1320910000
710260900
2181890900
Tăng trong kỳ
-
728261000
560210000
1288471000
Mua sắm mới
-
728261000
560210000
1288471000
Giảm trong kỳ
-
-
-
-
31/12/05
150720000
2049171000
1270470900
3470361900
II. Hao mòn
1/1/2005
25320000
52615200
190390420
268325620
Tăng trong kỳ
9110000
12650000
25170820
46930820
giá trị hao mòn
9110000
12650000
25170820
46930820
Giảm trong kỳ
-
-
-
-
31/12/05
34430000
65265200
215561240
315256440
III. GTCL
1/1/2005
125400000
1268294800
519870480
1913565280
31/12/05
116290000
1983905800
1054909660
3155105460
Sau đó kiểm toán viên tiến hành lập bảng đối ứng tài khoản để tìm ra những đối ứng bất thường (nếu có), và đối chiếu số dư cuối kỳ với số liệu trên BCĐKT, số dư đầu kỳ với số liệu đã được kiểm toán năm ngoái (nếu đơn vị đã được kiểm toán).
Bảng 2.12: Tổng hợp đối ứng TK 213.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5742
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK21
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Tài khoản đối ứng
Nợ
Có
Số dư 1/1/05
2181890900 P/Y
Phát sinh trong năm
TK111
9479500
TK112
477399000
TK 331
350584000
TK 341
451008500
Cộng phát sinh
1288471000
Số dư 31/12/05
3470361900 B/S
Ghi chú:
P/Y: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BC kiểm toán năm trước.
B/S: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BCĐKT.
Kết luận: Không có đối ứng bất thường.
Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ vô hình.
Do trong kỳ, tại công ty nhựa ABC chỉ phát sinh 2 nghiệp vụ tăng TSCĐ vô hình, vì vậy kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết cả 2 nghiệp vụ này.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5743
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: ĐLD
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK211
Người soát xét
Ngày 19/3/2005
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
N/giá
VAT
a b c d
SH
NT
16
25/3/05
Mua QSD đất tại Vân Đồn
112,331
728261000
72826100
v v v v
17
28/9/05
Mua lại máy sản xuất cửa nhựa của EUROWINDOW, trong đó phần TSCĐ vô hình là giá trị công nghệ
111,341
560210000
56021000
V v v v
Ghi chú:
a: Kiểm tra quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy chế tài chính của đơn vị.
b: Kiểm tra nguồn vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ theo quy chế quản lý của đơn vị
c: Kiểm tra hồ sơ hạch toán tăng TSCĐ gồm: hoá đơn, hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ đảm bảo hợp lý.
d: Kiểm tra quyết định phê quyết toán đầu tư của cấp có thẩm quyền
Kết luận: Nghiệp vụ tăng TSCĐ vô hình được phản ánh trung thực, hợp lý
2.3. Kiểm toán TSCĐ thuê tài chính.
Do trong năm 2005, lần đầu tiên công ty thuê TSCĐ dưới dạng thuê tài chính, nên việc kiểm toán khoản mục này cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Căn cứ vào việc kiểm tra chi tiết cũng như các thủ tục phân tích đã được thực hiện, kiểm toán viên lập bảng tóm tắt kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ thuê tài chính. Trong đó có nêu các phát hiện qua kiểm toán, ảnh hưởng của những phát hiện đó và ý kiến kiểm toán viên.
Bảng 2.14: Tóm tắt kết quả kiểm toán TSCĐ thuê tài chính
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5825
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK212
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Những phát hiện.
Trước khi thuê được máy UV, công ty đã phải bỏ ra chi phí đàm phàn, kí kết là 7564920đồng, nhưng đơn vị không hạch toán vào nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính.
Trong kỳ đơn vị trích khấu hao không đúng với khấu hao trong hợp đồng thuê tài chính đã được ký kết bởi hai bên.
Ảnh hưởng:
Việc không tính vào nguyên giá chi phí đàm phán ký kết, đã làm giảm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính từ đó ảnh hưởng tới khấu hao trích trong kỳ và không đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Đơn vị trích khấu hao không đúng với hợp đồng đã làm thay đổi mức khấu hao trích và sai quy định.
Ý kiến kiểm toán viên.
Đơn vị cần trích bổ sung vào nguyên giá máy UV một khoản là 7564920đồng.
Kiến nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 212: 7564920
Có TK 811: 7564920.
Đơn vị cần trích khấu hao đúng với hợp đồng thuê tài chính, nhằm phân bổ mức khấu hao hợp lý.
Kiến nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK214: 3883914
Có TK632: 3883914.
Để có thể có kết luận xem số dư khoản mục TSCĐ thuê Tài chính có được phản ánh trung thực và hợp lý không, kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ.
Bảng 2.15. Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ thuê tài chính
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5743
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK212
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Chứng từ tăng
Tên Tài sản
Nguyên giá
a b c
SH
NT
263
26/9
Máy thổi phế liệu
92561230
v v v
271
25/10
Máy UV
1230560214
v (1) v
287
11/11
Máy làm lạnh
965234870
v v v
294
21/12
Máy sản xuất cửa xoay
1279243686
v v v
a: đã kiểm tra quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
b: đã kiểm tra hạch toán tăng TSCĐ thuê tài chính.
c: đã kiểm hợp đồng thuê tài chính.
(1): chi phí phát sinh liên quan tới TSCĐ thuê tài chính (trước khi nhận tài sản) không được ghi nhận tăng nguyên giá (7.564.920đồng)
2.4. Kiểm toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Đối với khoản mục TSCĐ thì kiểm toán khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang là điều không thể thiếu, bởi vì rất nhiều TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành từ việc xây dựng cơ bản này và đối với khoản mục này thường xuyên xảy ra các sai phạm liên quan tới việc tập hợp chi phí.
Căn cứ vào kết quả của thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên lập bản tóm tắt kết quả kiểm toán khoản mục này.
Bảng 2.16: Tóm tắt kết quả kiểm toán chi phí XDCBDD
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5825
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK241
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Những phát hiện:
Công trình nhà điều hành sản xuất đã được tiến hành xây dựng từ tháng 9 năm 2004 theo quyết định số 754/QĐ-NVĐ và theo dự toán thì công trình sẽ hoàn thiện vào tháng 4 năm 2005, tuy nhiên cho đến hết năm 2005, công trình vẫn chưa được hoàn thành.
Theo quy định hiện hành, thì chi phí lãi tiền vay dài hạn phát sinh liên quan tới việc xây dựng cơ bản dở dang, thì được tính vào nguyên giá của công trình, tuy nhiên trong quá trình xây dựng tường rào bảo vệ, chi phí lãi vay phát sinh là 12.000.000, những công ty đã không tính vào nguyên giá.
Ảnh hưởng:
Việc công trình nhà điều hành sản xuất hoàn thành không đúng kế hoạch sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh cũng như làm cho việc quản lý công trình khó khăn, tăng chi phí,
Công ty không ghi nhận chi phí lãi vay vào nguyên giá công trình XDCB làm sai lệch nguyên giá, làm giảm chi phí khấu hao trong các kỳ tiếp theo và không đúng quy định của chế độ kế toán.
Ý kiến kiểm toán viên.
Công ty cần có biện pháp để thúc đẩy quá trình xây dựng nhà điều hành sản xuất và có biện pháp xử lý đối với những cá nhân, bộ phận làm trì hoãn tiến độ xây dựng công trình
Đối với các công trình XDCB, thì chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình xây dựng, đơn vị cần tập hợp vào chi phí để kết chuyển sang nguyên giá.
Kiến nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK241:12000000 Nợ TK211: 12000000
Có TK 635: 12000000 Có TK 241: 12000000
Kiểm toán viên lập bản tổng hợp chi phí xây dựng cơ bản dở dang, phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ được chi tiết từng công trình.
Bảng 2.17: Bảng tổng hợp chi phí XDCB dở dang.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5841
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK241
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Công trình
Số dư 1/1/05
Số phát sinh
Số dư 30/12/05
Nợ
Có
Tường chắn bảo vệ
945628000
369816438
1315444438
-
Bếp ăn tập thể
-
45268000
-
45268000
PXSX cửa nhựa xoay
112864000
210360000
2560000
320664000
Nhà điều hành sản xuất
125230000
52000000
-
177230000
PXSX tấm trần số 2
310178000
124000000
3760000
430418000
Hệ thống thoát nước
52000000
21500000
-
73500000
tổng
1545900000
822944438
1321764438
1047080000
Tiếp theo đó, kiểm toán viên tiến hành lập bảng tổng hợp đối ứng để phát hiện ra các đối ứng bất thường. Đối với khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang thì công việc này rất quan trọng. Nó góp phần vào việc phát hiện ra những chi phí bất hợp lý.
Bảng 2.18: Tổng hợp đối ứng TK 241
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5842
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK241
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Tài khoản đối ứng
Nợ
Có
Số dư 1/1/05
1545900000 P/Y
Phát sinh trong kỳ
TK 111
5890000
TK112
156230000
TK152
132650000
TK153
12000500
TK214
45600000
TK211
1315444438
TK331
397003478
TK334
62320460
TK338
7800000
TK141
3450000
TK138
6320000
Cộng phát sinh
822944438
1321764438
Số dư 31/12/05
1047080000 B/S
Ghi chú:
P/Y: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BC kiểm toán năm trước.
B/S: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BCĐKT.
Kết luận: Không có đối ứng bất thường.
Tiếp đó, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết chi phí xây dựng cơ bản. Đặc biệt, kiểm toán viên cần tiến hành chọn mẫu một số TSCĐ hoàn thành trong năm để kiểm tra.
Bảng 2.19: Kiểm tra chi tiết chi phí XDCBDD
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5843
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK241
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Công trình
Số dư 1/1/05
Nợ
Có
Số dư 30/12/05
a b c d e
Tường chắn bảo vệ
945628000
369816438
1315444438
-
v v (1) v v
Nhà điều hành sản xuất
125230000
25569782
-
150799782
v v v (2) (*)
Ghi chú:
a: Đã kiểm tra quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy chế tài chính của đơn vị
b: Đã kiểm tra nguồn vốn đầu tư.
c: Đã kiểm tra tập hợp chi phí XDCB dở dang.
d: Đã kiểm tra tiến độ thực hiện công trình.
e: Đã kiểm tra quyết toán đầu tư của cấp có thẩm quyền.
(1): Chi phí lãi vay dài hạn 12000000 để xây dựng hệ thống hàng rào bảo vệ không được đơn vị tính vào chi phí công trình.
(*): Công trình chưa được quyết toán.
(2): Theo kế hoạch công trình sẽ được hoàn thành vào T4/2005 nhưng hết năm 2005 vẫn chưa được hoàn thành.
2.5. Kiểm toán khấu hao TSCĐ
Trong khi kiểm toán khoản mục TSCĐ thì kiểm toán khấu hao TSCĐ luôn đóng một vai trò quan trọng vì chi phí khấu hao có liên quan trực tiếp tới giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và nó còn ảnh hưởng tới giá trị còn lại của TSCĐ.
Kiểm toán khoản mục này, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên gồm có:
Bảng 2.20: Tổng hợp đối ứng TK214
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5941
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK214
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
Tài khoản đối ứng
Nợ
Có
Số dư 1/1/05
14118769032 P/Y
Phát sinh trong kỳ
TK211
462690710
TK241
45600000
TK627
3164925865
TK641
33669425
TK642
168347120
Cộng phát sinh
462690710
3412542410
Số dư 31/12/05
17068620732 B/S
Ghi chú:
P/Y: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BC kiểm toán năm trước.
B/S: Đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên BCĐKT.
Kết luận: Không có đối ứng bất thường.
Tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ. Do TSCĐ trong đơn vị sản xuất như công ty nhựa ABC rất nhiều do đó, kiểm toán viên cần tiến hành chọn mẫu để kiểm tra chi tiết.
Bảng 2.21: Kiểm tra chi tiết Khấu hao TSCĐ.
VNFC Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam 5942
Khách hàng: CT nhựa ABC
Người lập: NAT
Ngày: 17/3/2005
Kỳ : 31/12/2005
Người soát xét: NTH
Ngày: 17/3/2005
Nội dung : TK214
Người soát xét:NTN
Ngày 19/3/2005
STT
Mã TS
Tên TS
Nguyên giá
KH đơn vị tính
KH KTV tính
Chênh lệch
1
TC12
Máy ép trần nhựa
921000000
47968750
51122860
3154110
2
TC31
Dây chuyền chế tạo cửa lõi thép
1253850420
180564752
145084750
-35480002
3
TC39
Máy vi tính TOSHIBA
15320000
1570630
1570630
-
4
TC53
Khuôn cửa nhựa loại trung bình
32500000
3568000
743330
-2824670
5
TC67
Xe ô tô BMW
778888500
-
12981475
12981475
6
TC80
Phân xưởng tạo hạt
295000000
14750000
14750000
-
7
TC95
Xe Mazda
313211000
46981647
36251273
10730374
8
TC112
Máy thổi phế liệu
92561230
25452324
21568410
-3883914
9
TC120
Giá trị công nghệ
560210000
21120321
21120321
-
Tổng
4262541150
341976424
305193049
-36783375
Kết luận:
Qua kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ trích khấu hao của đơn vị, thì nguyên nhân có sự chênh lệch giữa số liệu ước tính của kiểm toán viên và số liệu đơn vị tính là do đơn vị tính số ngày khấu hao không chính xác, cụ thể như sau:
Máy ép trần nhưa: được đưa vào sử dụng từ 20/6/05 nhưng đến 1/7/05, đơn vị mới trích khấu hao.
Dây chuyền cửa nhựa lõi thép: đơn vị đăng ký trích khấu hao là 10%/năm nhưng lại trích thực tế tỷ lệ 10,8%/năm.
Khuôn cửa nhựa loại trung bình đã nhượng bán từ 25/2/05 nhưng đơn vị đã trích khấu hao cả năm.
Xe ô tô BMW mua từ 25/10 nhưng không trích khấu hao.
Xe Mazda đã nhượng bán 10/9 nhưng đơn vị trích khấu hao cả năm.
3. Kết thúc kiểm toán.
Sau khi thực hiện xong kiểm toán tổng hợp và kiểm toán chi tiết, kiểm toán viên thực hiện giai đoạn cuối cùng của kiểm toán.
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần thực hiện những công việc sau:
Soát xét giấy tờ làm việc
Thực hiện soát xét những sự kiện sau ngày lập báo cáo.
Thu thập giải trình của BGĐ.
Tổng hợp kết quả kiểm toán phần hành kiểm toán khoản mục TSCĐ.
Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên: Đây là công việc rất quan trọng đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Cuối cuộc kiểm toán, giấy tờ được soát xét bởi các cấp sau:
Kiểm toán viên: bản thân kiểm toán viên cần thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của mình để xem xét sự chính xác và đánh giá xem liệu đã đủ đưa ra kết luận kiểm toán chưa? nếu nhận thấy chưa đủ thì cần phải thu thập thêm.
Trưởng nhóm kiểm toán: trước khi chuyển cho Ban giám đốc soát xét, trưởng nhóm kiểm toán cần thực hiện công việc soát xét trên các mặt:
Giấy tờ làm việc có được trình bày đúng với những quy định của công ty không? Bằng chứng thu được có lưu đủ và cần thu thập thêm các bằng chứng khác để đưa ra kết luận kiểm toán không?
Và cuối cùng giấy tờ sẽ được chuyển cho Ban giám đốc công ty soát xét lần cuối cùng.
Thực hiện soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo.
Tại công ty nhựa ABC, các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo không nhiều. Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá các sự kiện đó, kiểm toán viên nhận thấy không có sự kiện nào phát sinh làm ảnh hưởng trọng yếu tới khoản mục TSCĐ, không làm thay đổi thông tin trên báo cáo tài chính.
Thu thập giải trình của Ban giám đốc.
Giải trình của Ban giám đốc là thừa nhận trách nhiệm của các nhà quản lý đối với việc lập các BCTC, nó là sự thừa nhận trách nhiệm của Ban giám đốc về tính trung thực, hợp lý của BCTC. Và giải trình của Ban giám đốc là một loại bằng chứng kiểm toán đặc biệt mà kiểm toán viên cần thu thập. Và trong cuộc kiểm toán BCTC cho công ty nhựa ABC, kiểm toán viên đã thu thập giải trình của Ban giám đốc công ty.
Tổng hợp kết quả kết quả các phần hành, lập báo cáo kiểm toán.
Công việc cuối cùng là trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán dựa trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên để đưa ra báo cáo kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán của VNFC thông thường gồm
Báo cáo của Ban giám đốc công ty khách hàng
Báo cáo của kiểm toán viên
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán
Kèm theo đó là các danh mục các bút toán điều chỉnh, phân loại (nếu có) và thư quản lý (nếu khách hàng yêu cầu).
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO VNFC THỰC HIỆN
1. Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại VNFC.
Tại Việt Nam hiện nay, thị trường kiểm toán đang rất phát triển, mặc dù là một công ty mới gia nhập thị trường kiểm toán Việt Nam nhưng VNFC đã bước đầu tạo được kết quả và gây dựng được lòng tin với khách hàng. Và đối với bất kỳ công ty nào cũng có những ưu, khuyết điểm riêng, cụ thể tại VNFC, chúng ta có thể thấy:
Ưu điểm: Công ty luôn hoàn thành các cuộc kiểm toán với chất lượng cao và đúng với hợp đồng với khách hàng. Bên cạnh kiểm toán với mục tiêu để đưa ra BCTC đáng tin cậy, công ty còn cung cấp cho công ty khách hàng những ý kiến tư vấn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống kế toán cũng như hoạt động chung của công ty. Sở dĩ công ty có được những kết quả trên là từ một số nhân tố sau:
Điều đầu tiên chúng ta phải nói đến đó chính là sự lãnh đạo sáng suốt, khoa học của đội ngũ lãnh đạo công ty. Sự lãnh đạo của Ban giám đốc không những chiếm được sự tín nhiệm của đội ngũ nhân viên trong công ty mà còn tạo được lòng tin đối với khách hàng. Mặc dù, các nhân viên trong công ty được sắp xếp vào các phòng ban phù hợp, nhưng Ban giám đốc luôn có sự điều động nhân viên giữa các bộ phận để thực hiện cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, các công việc của công ty đều được sắp xếp, kiểm soát chặt chẽ và được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên được đào tạo bài bản, nắm chắc nghiệp vụ và rất năng động, có trách nhiệm. Và để khuyến khích hoạt động của kiểm toán viên, Ban giám đốc cũng thường xuyên quan tâm về đào tạo và tạo điều kiện làm viẹc cho nhân viên.
Đội ngũ kiểm toán viên: Một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển của công ty, chúng ta cũng cần phải kể đến đội ngũ nhân viên trong công ty. Đội ngũ kiểm toán viên của công ty đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học lớn trên cả nước, họ không chỉ giỏi, vững vàng về nghiệp vụ mà còn rất sáng tạo và năng động, đoàn kết. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua việc xây dựng các chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng cụ thể trên cơ sở chương trình kiểm toán mẫu. Kiểm toán viên sẽ căn cứ vào từng cuộc kiểm toán cụ thể mà lựa chọn các thủ tục kiểm toán phù hợp đã có trong chương trình kiểm toán mẫu, đồng thời trong rất nhiều trường hợp còn tự thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung với mục đích thực hiện cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất.
Mặc dù hiện tại công ty vẫn chưa có phần mềm kiểm toán chuyên dụng, nhưng tập thể công ty đã nỗ lực hết mình nhằm xây dựng được chương trình kiểm toán mẫu cũng như chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khách hàng một cách hợp lý nhất. Đặc biệt, đối với khoản mục TSCĐ, công ty đã kết hợp giữa thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, từ đó làm giảm những thủ tục kiểm tra chi tiết nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng kiểm toán.
Nhược điểm: Đối với các công ty kiểm toán lớn và lâu năm thì những nhược điểm trong công tác kiểm toán cũng không thể khắc phục được hết, đặc biệt là trong điều kiện như ở Việt Nam, nơi mà kiểm toán mới xuất hiện được chưa lâu. Chính vì vậy, đối với VNFC là một công ty mới thành lập nên những yếu điểm là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với khoản mục TSCĐ công ty còn gặp phải một số hạn chế chủ yếu như sau:
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản mục TSCĐ vẫn ở mức độ sơ sài.
Áp dụng thủ tục phân tích chưa được triệt để
Sử dụng ý kiến chuyên gia chưa được công ty coi trọng
2. Tính tất yếu phải hoàn thiện.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay thì để có thể tồn tại được thì bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì cũng cần cung cấp dịch vụ cho khách hàng với chất lượng cao nhất và giá phí hợp lý và công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, với sự tham gia thị trường của rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Với mục đích làm cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng, Nhà nước, Chính Phủ cũng có nhiều khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập. Chính vì vậy, số lượng các công ty kiểm toán tăng lên với tốc độ rất nhanh. Để có thể tạo chỗ đứng của mình trên thị trường thì công ty cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý cũng như của đội ngũ nhân viên, trang bị các phương tiện, điều kiện vật chất cần thiết, hiện đại, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng cuộc kiểm toán. Do trong bất kỳ doanh nghiệp nào, khoản mục TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, vì vậy những sai phạm liên quan tới khoản mục này thường dẫn tới những sai phạm trọng yếu của BCTC. Chính vì vậy, kiểm toán khoản mục TSCĐ luôn phải được thực hiện một cách cẩn thận và khoa hoc. Và một điều quan trọng là lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong công ty cần nỗ lực khắc phục những nhược điểm trong quá trình kiểm toán nói chung và trong kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng. Có như vậy thì chất lượng kiểm toán mới được nâng cao và có thể cạnh tranh với các công ty khác.
3. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ.
Để hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ thì điều quan trọng là cần khắc phục những nhược điểm đã được nêu lên ở trên.
Áp dụng thủ tục phân tích.
Trong các cuộc kiểm toán nói chung thì thủ tục phân tích đóng một vai trò rất quan trọng và đã được quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520. Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên đánh giá khái quát tính hợp lý chung của xu hướng biến động tăng, giảm TSCĐ từ đó xác định được phạm vi và mức độ áp dụng các thủ tục kiểm toán khác. Thủ tục phân tích, về mặt lý thuyết thường được khuyến khích sử dụng, tuy nhiên trên thực tế, trong các cuộc kiểm toán, thông thường kiểm toán viên chưa sử dụng triệt để thủ tục phân tích. Thủ tục này mới chỉ được áp dụng chủ yếu ở bước lập kế hoạch kiểm toán và mới chỉ dừng lại ở việc phân tích đơn giản đó là so sánh sự biến động giữa chỉ tiêu tài sản cố định năm kiểm toán với năm trước.
Như vậy, để có thể sử dụng ưu thế của thủ tục phân tích, thì kiểm toán viên cần thực hiện thủ tục này trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Thông qua thủ tục phân tích, kiểm toán viên có thể xác định được nội dung cơ bản của công việc kiểm toán cần thực hiện đối với khoản mục TSCĐ. Trong giai đoạn này, tại VNFC cũng thực hiện khá nhiều thủ tục phân tích tuy nhiên vẫn chưa đi sâu. Do vậy, kiểm toán viên cần tiến hành thủ tục phân tích một cách đầy đủ hơn nữa thông qua việc phân tích các tỷ suất liên quan tới TSCĐ như tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ…để so sánh với số liệu của năm trước. Đồng thời, kiểm toán viên cũng cần thu thập số liệu của các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực với cùng quy mô, số liệu chung của toàn ngành. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán: kiểm toán viên có thể áp dụng thủ tục này thông qua việc phát triển mô hình kết hợp với các biến tài chính và hoạt động. Khi phát triển mô hình này, chúng ta cần xác định các biến tài chính và mối quan hệ giữa các biến này. Thông qua mô hình này, chúng ta có thể dự đoán được số dư tài khoản liên quan tới khoản mục TSCĐ như chi phí khấu hao, hao mòn TSCĐ…Sau đó, kiểm toán viên tiến hành so sánh giữa giá trị ước tính với giá trị ghi sổ của đơn vị, và tiến hành phân tích nguyên nhân chênh lệch. Tuy nhiên, trong thủ tục phân tích này chúng ta cần hết sức chú ý tới tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả ước tính của kiểm toán viên.
Sắp kết thúc kiểm toán: Thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý chung của khoản mục TSCĐ nói riêng và của toàn bộ BCTC nói chung.
Sử dụng ý kiến chuyên gia.
Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, để nâng cao năng suất, cạnh tranh với các đối thủ để có thể tồn tại được thì các doanh nghiệp luôn phải cải tiến kỹ thuât, đầu tư may móc thiết bị để tăng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, TSCĐ trong các doanh nghiệp ngày càng hiện đại, đôi khi kiểm toán viên không thể đánh giá được chính xác giá trị của các tài sản đó.
Thực tế, các kiểm toán viên chỉ có thể nắm chắc được các kiến thức về nghiệp vụ, còn các kiến thức về nhiều lĩnh vực như máy móc, kỹ thuật… thì cũng không phải là chuyên môn. Do vậy để có thể đánh giá được chính xác giá trị của các TSCĐ như giá trị công nghệ, giá trị của các tác phẩm nghệ thuật, đất đai… là điều rất khó khăn đối với các kiểm toán viên. Chính vì vậy, để cuộc kiểm toán đạt kết quả cao thì cần sử dụng ý kiến của các chuyên gia. Hiện tại, công ty VNFC vẫn chưa chú trọng lắm tới vấn đề này.
Vì vậy, để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán thì công ty cần cân nhắc tới việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia trong những trường hợp cần thiết. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, kiểm toán viên đánh giá về tính phức tạp, chủng loại TSCĐ để xem xét việc có sử dựng ý kiến chuyên gia bên ngoài hay không? Từ đó có kế hoạch sử dụng ý kiến chuyên gia phù hợp. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá và tổng hợp về những ý kiến, tư liệu của chuyên gia thành các tài liệu, kết quả kiểm toán. Trong trường hợp sử dụng ý kiến chuyên gia thì kiểm toán viên vẫn là người chịu trách nhiệm về những ý kiến của chuyên gia.
Chính vì vậy, khi mời các chuyên gia thì cần xem xét tới trình độ cũng như sự khách quan của các chuyên gia và giá phí của việc sử dụng ý kiến này. nhằm đảm bảo chất lượng của các đánh giá cũng như chi phí của cuộc kiểm toán.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng đối với khoản mục TSCĐ.
Tại các nước mà kiểm toán có từ lâu đời và phát triển như Pháp, Đức, Mỹ thì việc đánh giá toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ luôn đóng vai trò quan trọng và được chú ý trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào.
Hiện tại, trong quá trình kiểm toán của các công ty kiểm toán nói chung và VNFC nói riêng thì việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ mới chỉ được thực hiện rất đơn giản, chưa khai thác hết được lợi ích của công việc này. Đặc biệt đối với khoản mục TSCĐ thì mới chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn sơ qua các cá nhân có liên quan. Thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn kế toán và những người quản lý TSCĐ trả lời. Trên thực tế, công ty luôn sử dụng một bảng câu hỏi với các câu hỏi giống nhau cho tất cả các công ty khách hàng, cho dù các khách hàng này thuộc các loại hình doanh nghiệp với quy mô, cơ cấu TSCĐ rất khác nhau. Chính vì vậy, kết quả thu được không được khách quan hoàn toàn và đôi khi không đúng với thực tế. Mặc dù việc đưa ra bảng câu hỏi có ưu điểm là kiểm toán viên có thể thực hiện nhanh chóng, không bỏ sót các vấn đề quan trọng, Tuy nhiên nó không được phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.
Thực tế trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên ít khi tiến hành quan sát vật chất tài sản cố định để đánh giá hiện trạng, tình hình hoạt động của TSCĐ.
Để đánh giá tốt hơn hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau:
Dựa vào kinh nghiệm trước đây của công ty khách hàng: Do hầu hết các công ty khách hàng đều được kiểm toán hàng năm bởi các công ty kiểm toán chuyên nghiệp, do vậy đây là một nguồn thông tin quan trọng mà kiểm toán viên có thể thu thập được các thông tin cần thiết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Do vậy, trong khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần sử dụng các kết quả kiểm toán năm trước được lưu trong hồ sơ kiểm toán.
Xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng, kiểm tra các chứng từ, sổ sách liên quan tới khoản mục TSCĐ, từ đó có thể nhận biết được trình tự luân chuyển chứng từ… và nhận xét về tính hợp lý của chúng.
Và đối với khoản mục TSCĐ thì một công việc rất quan trọng mà kiểm toán viên cần phải làm đó là tiến hành quan sát vật chất TSCĐ. Thông qua công việc này, kiểm toán viên sẽ kết luận được rằng TSCĐ đang được sử dụng trong công ty có bị lỗi thời không, có bị xuống cấp nghiêm trọng không, có được bảo vệ, che chắn, bố trí hợp lý không? Và máy móc có hoạt động tốt, đạt công suất theo tiêu chuẩn kỹ thuật, có máy móc nào không hoạt động không? Từ đó có thể đánh giá về tính hiệu quả trong sử dụng TSCĐ của công ty khách hàng.
KẾT LUẬN
Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ khoa học, kỹ thuật phát triển mạnh, số lượng chủng loại các loại TSCĐ rất đa dạng. Mặc dù các nghiệp vụ về TSCĐ thường phát sinh với số lượng ít so với các khoản mục khác nhưng lại có giá trị lớn. Chính vì vậy những sai phạm liên quan tới khoản mục TSCĐ thường có ảnh hưởng trọng yếu tới các thông tin trên báo cáo tài chính. Do vậy kiểm toán khoản mục TSCĐ luôn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ để nhằm phát hiện ra những sai phạm liên quan tới khoản mục này mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp, góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả cao hơn.
Là một công ty kiểm toán mới được thành lập, kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung của VNFC không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chính vì vậy, Ban giám đốc cùng với đội ngũ nhân viên trong công ty cần khắc phục những yếu điểm đó để làm cho dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng ngày càng đạt chất lượng cao.
Do kiến thức cũng như thời gian có hạn nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vậy em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo và các anh chị trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tác giả
Tên tài liệu
NXB, Năm xuất bản
ALVIN A. ARENS & JAMES K.LOEBBECKE
Kiểm toán -Auditing
NXB Thống kê
Năm 2000
GS.TS. Nguyễn Quang Quynh
Giáo trình lý thuyết kiểm toán
NXB Tài chính
Năm 2001
GS.TS. Nguyễn Quang Quynh
Giáo trình kiểm toán tài chính
NXB Tài chính
Năm 2001
Bộ Tài chính
Chuẩn mực kiểm toán, kế toán Việt Nam
NXB Thống kê
Năm 2001,2002,2003
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Một số tài liệu của Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam
VNFC
Một số tạp chí chuyên ngành: Kiểm toán, kế toán
Năm 2003,2004,2005
MỤC LỤC
Trang
Số 234/2005/VNFC- BCKT
BÁO CÁO CỦA KIỂM TOÁN VIÊN.
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty Nhựa ABC
Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2005 cùng với Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Nhựa ABC cho năm tài chính kết thúc cũng ngày, Báo cáo tài chính đã được lập theo nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung tại Việt Nam như đã trình bày trong thuyết minh số 2 của thuyết minh BCTC
Trách nhiệm của Ban giám đốc
Như đã trình bày trong báo cáo của Ban giám đốc tại trang 2-4, Ban giám đốc của công ty có trách nhiệm lập BCTC. Trách nhiệm của Kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về BCTC này dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.
Cơ sở ý kiến
Chúng tôi đã thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có sai phạm trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các bằng chứng có liên quan đến số liệu và thông tin trình bày trên BCTC. Chúng tôi đồng thời đánh giá nguyên tắc kế toán được sử dụng và các ước tính quan trọng của Ban giám đốc cũng như đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên BCTC. Chúng tôi tin tưởng rằng, công việc kiểm toán đã cung cấp cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi
Tuy nhiên, công việc kiểm toán của chúng tôi bị hạn chế bởi một số vấn đề sau:
Chúng tôi không tham gia kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho, TSCĐ và khối lượng công trình XDCBDD của công ty tại ngày 31/12/2005. Theo đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến nhận xét về tính đúng đắn về giá trị và sự hiện hữu của tiền mặt, hàng tồn kho, TSCĐ, công trình XDCBDD cũng như ảnh hưởng của các khoản mục này tới các khoản mục khác được trình bày trên BCTC.
Ý kiến kiểm toán viên.
Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC sau khi đã được điều chỉnh theo ý kiến kiểm toán viên đã phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2005 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.
Tổng Giám Đốc Kiểm toán viên
Nguyễn Thanh Nam Nguyễn Thu Hương
(CCKTV số 0564/BTC) (CCKTV số 0772/BTC)
Thay mặt và đại diện công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam
Hà Nội ngày 31/3/2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36527.doc