Báo cáo môn Cơ sở kinh tế năng lượng - Thị trường điện

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giá điện ở Việt Nam, cần chú trọng triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau: Một là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể: - Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo, nhưng đến nay, nguồn năng lượng này ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng. Do đó, thời gian tới, cần nghiên cứu ban hành quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo quốc gia và từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các nguồn năng lượng này. - Nghiên cứu phát triển mô hình điện mặt trời trên mái nhà: Nhu cầu điện năng ngày càng tăng, ước tính mỗi năm tăng 10-12%, tuy nhiên, cung điện năng hạn chế. Cơ cấu sản lượng phụ thuộc vào thủy điện, là nguồn điện ít ổn định do phụ thuộc vào thời tiết, tình hình thủy văn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao, cần phát triển nhiều nguồn điện bổ sung. Với lợi thế nước nhiệt đới với hai mùa mưa, nắng rõ rệt, thì mô hình tự cung tự cấp điện bằng các tấm pin mặt trời là một mô hình rất tiềm năng. Đồng thời, cần có cơ chế mua điện đơn giản, tiện lợi để khuyến khích hộ dân sử dụng và nối lưới điện đối với sản lượng điện dư thừa. Hai là, để góp phần giảm tổn thất điện năng khâu truyền tải, cần tiếp tục rà soát năng lực truyền tải của các đường dây, xử lý triệt để tình trạng quá tải; thường xuyên rà soát, thống kê thiết bị lưới điện chất lượng thấp, tổn thất điện năng cao, có nguy cơ xảy ra sự cố để tăng cường theo dõi và lập kế hoạch thay thế. Tăng cường công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, ngăn ngừa sự cố lưới điện. Tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công giá truyền tải theo công suất và điện năng để áp dụng tại Việt Nam, đảm bảo hiệu quả khâu truyền tải, đồng thời thực hiện các quy định về phương pháp tính toán giá truyền tải theo pháp luật hiện hành.

docx23 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo môn Cơ sở kinh tế năng lượng - Thị trường điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
***Thành viên nhóm lớp kinh tế công nghiệp k65 1. Nguyễn Thu Trà 20202871 2. Lê Thị Thu Huyền 20202854 3. Nguyễn Thị Thu 20202869 4. Trần Thị Mai Anh 20202840 5. Lê Thị Việt Mỹ 20202858 Thị trường điện Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường điện 1.1   Khái niệm cơ bản -Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. -Hàng hóa trao đổi: Điện và năng lượng. -Điều tiết trong ngành điện Việt Nam: tăng cường đầu tư tư nhân vào lĩnh vực ngành điện, đặc biệt là ở khâu phát nhằm giảm gánh nặng cho nhanh cũng như cho ngân sách quốc gia trong việc đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của phụ tải (vào khoảng 15%/năm- thống kê từ 1995 đến nay). -Tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngành điện: tăng mức độ cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh điện năng, tiến tới xóa bỏ độc quyền trong hoạt động điện lực, tăng quyền lựa chọn cho khách hàng sử dụng điện. Nâng cao chất lượng điện năng: điện áp, tần số,tin cậy. -Phân phối điện: là giai đoạn cuối cùng trong việc cung cấp năng lượng điện; nó mang điện từ hệ thống truyền tải điện đến người tiêu dùng cá nhân. -Dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện: các dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện phi điều tiết chính là các dịch vụ kỹ thuật được cung cấp nhằm đảm bảo sự vận hành an toàn tin cậy cho hệ thống điện từ các nguồn phát đến khách hàng sử dụng cuối cùng. 1.2 Nội dung 1.2.1 Thị trường điện tại Việt Nam -Quy mô của thị trường phát điện cạnh tranh cũng không ngừng mở rộng. (Ở Việt Nam: tháng 7/2012, chỉ có 31 đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, đến cuối năm 2017, con số này đã tăng lên 80.) -Từ chỗ nguồn và lưới điện không đáng kể, nghèo nàn lạc hậu từ năm 1954, đến nay nước ta đã có một hệ thống điện vững chắc với tổng công suất nguồn đạt hơn 38.800 MW, lưới điện quốc gia đã phủ kín khắp cả nước với trên 6.000 km đường dây 500 kV, 30.000 km đường dây từ 110 kV-220 kV và hàng trăm nghìn km lưới phân phối các loại. Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt trên 150 tỷ kWh, điện thương phẩm năm 2015 đạt 143,34 tỷ kWh. Sản lượng điện bình quân đầu người cả nước đạt hơn 1.400 kWh/năm. -Cùng với đó ngành Điện đã thực hiện thành công chương trình điện khí hóa nông thôn, kéo và cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Tính đến năm 2015, đã có gần 100% số xã, trên 98% số hộ dân được sử dụng điện. Ngành Điện dù còn nhiều khen, chê nhưng đây là điều không ai có thể phủ nhận được. -Năm 1994 đánh dấu sự trưởng thành của ngành Điện Việt Nam thông qua việc hoàn thành xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV sử dụng công nghệ truyền tải tiên tiến bậc nhất lúc bấy giờ; rồi việc thành lập Tổng công ty Điện lực, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Sau đó là hàng loạt các công trình điện ở tất cả các miền được xây dựng và đưa vào phát điện. -Giai đoạn 1954 đến những năm 1990, do chiến tranh và giải quyết hậu quả chiến tranh nên nguồn điện luôn thiếu, chất lượng không ổn định. Vào năm 90, tổng công suất của cả nước chỉ đạt khoảng 1.800 MW, sản lượng điện khoảng 8-10 tỷ kWh. Điện dùng khoán, không có công tơ nhưng tình trạng mất điện xảy ra thường xuyên, chất lượng điện chập chờn, có khi chỉ dùng để thắp sáng sinh hoạt. -Trong những năm qua, ngành Điện cũng không ngừng đổi mới, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khách hàng. Xây dựng và hoàn thành các nhà máy thủy điện lớn để phát điện; đưa công nghệ tuabin khí tiên tiến vào xây dựng, quản lý và vận hành có hiệu quả các nhà máy nhiệt điện. Trong công nghệ truyền tải điện đã xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV từ Bắc vào Nam, hợp nhất 3 hệ thống điện trước đây hoạt động riêng lẻ thành hệ thống điện quốc gia, điều hành thống nhất. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ điện khí hóa nông thôn cao nhất thế giới; thời gian tiếp cận điện năng không ngừng được cải thiện, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. -Trong quản lý, ngành Điện đã chuyển từ độc quyền, chịu nhiều phàn nàn của xã hội sang cơ chế thị trường với nhiều chỉ tiêu dịch vụ ngày càng tốt hơn. -Ngành điện Việt Nam được quản lý bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), được thành lập năm 1995, có chức năng sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Với các chức năng đó hầu như EVN có vị thế độc quyền hoàn toàn trong ngành, cụ thể là: +Độc quyền trong sản xuất +Độc quyền trong truyền tải và phân phối +Độc quyền trong định giá Do đó có rất nhiều những bất cập trong việc phát triển nguồn cung điện như: +Đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán điện từ các nguồn điện mới ngoài EVN khó khăn, thiếu minh bạch và thường kéo dài. +Giá bán điện chịu phụ thuộc vào quyết định của EVN, do đó xuất hiện nguy cơ giá EVN đề xuất thấp hơn mức mong đợi hoặc không bù đắp được chi phí đầu tư và lãi vay. +Việc độc quyền của EVN gây cản trở đáng kể cho việc thu hút nguồn đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, do đó gây cản trở rất lớn cho việc phát triển ngành điện, vốn là ngành có chi phí đầu tư rất lớn. -Từ ngày 1-1-2019, thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức chuyển sang giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM). Tổng chi phí trên thị trường điện giao ngay cho 100 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện tính đến hết năm 2020 là 122 nghìn tỷ đồng. Trung tâm còn rút ngắn chu kỳ giao dịch thị trường điện từ 60 phút xuống 30 phút bắt đầu từ ngày 1/9/2020, góp phần xử lý chính xác và kịp thời các biến động trong vận hành hệ thống, tăng độ ổn định hệ thống điện Quốc gia và giảm chi phí mua điện cho Tập đoàn. -Sắp tới, Việt Nam sẽ vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. 1.2.2 Thị trường điện thế giới -Thị trường điện(TTD) là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều nước trên thế giới, TTD hình thanh đảm bảo khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế-xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia. -Về mặt kinh tế, điện là một loại hàng hóa có khả năng được mua, bán và trao đổi. Một thị trường điện , cũng trao đổi điện hoặc PX , là một hệ thống cho phép mua hàng, thông qua thầu để mua; bán hàng, thông qua chào hàng để bán; và giao dịch ngắn hạn , thường dưới hình thức hoán đổi tài chính hoặc hoán đổi nghĩa vụ . -Thị trường hàng hóa liên quan đến năng lượng giao dịch sản lượng phát điện ròng trong một số khoảng thời gian, thường theo gia số 5, 15 và 60 phút. Thị trường cho các mặt hàng liên quan đến năng lượng do các nhà điều hành thị trường yêu cầu và quản lý (và trả tiền cho) để đảm bảo độ tin cậy, được coi là các dịch vụ phụ trợ và bao gồm các tên như dự trữ kéo sợi, dự trữ không kéo sợi, dự trữ vận hành , dự trữ đáp ứng, tăng quy định, giảm quy định , và dung lượng đã cài đặt . Nhìn chung, thị trường trên thế giới đã có nhiều thay đổi. +Thị trường Điện Quốc gia của Úc (NEM) bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 1998, và kể từ thời điểm đó, nó đã có nhiều thay đổi đáng kể. NEM là một thị trường tổng hợp, chỉ cung cấp năng lượng và là một trong những thị trường bán buôn điện minh bạch nhất trên toàn cầu. 1 Có khoảng 48  TW công suất lắp đặt trong NEM. Hơn 5 tỷ đô la điện, và ~  200  TWh, được giao dịch hàng năm để đáp ứng nhu cầu của hơn 8 triệu khách hàng tiêu dùng cuối, những người đại diện cho phần lớn dân số của Úc. +Thị trường điện đã có nhiều thay đổi trong hơn 30  năm qua; sự phát triển của chúng nhằm mục đích tăng hiệu quả của hệ thống điện. Những thay đổi này đã hình thành nền tảng của thị trường điện được tái cấu trúc về mặt thiết kế và kiến ​​trúc. 1.3 Phân loại thị trường điện 1.3.1 Thị trường phát điện cạnh tranh có một đại lý mua buôn    Mô hình này được coi là bước đầu, của quá trình cải tổ tiến tới tự do hóa trong kinh doanh điện.Mô hình một người mua cho phép các nhà đầu tư tư nhân xây dựng, sở hữu và quản lý các nhà máy điện độc lập ( Independent power producer – IPP). Các công ty phát điện phải cạnh tranh để bán điện cho một đơn vị mua điện duy nhất. Đơn vị mua duy nhất độc quyền mua điện, từ các nguồn phát và bán điện đến các khách hàng sử dụng điện.    Mô hình này đảm bảo rủi ro ít nhất cho các IPP, làm tăng trách nhiệm của các công ty điện lực, mặc dù nó vẫn tạo động lực thu hút vốn đồn tư vào lĩnh vực phát diện.Thị trường phát điện cạnh tranh một người mua đòi hỏi, phải chia tách chức năng của các khâu truyền tải và phát điện trong mô hình liên kết dọc. Ưu điểm:   + Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn   + Cơ hội thực hiện thành công cao   + Hình thành được môi trường cạnh tranh trong khâu phát điện   + Thu hút đầu tư vào các nguồn điện mới   + Không gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, của các công ty phân phối hiện tại   + Mô hình thị trường đơn giản nên hệ thống các quy định cho hoạt động của thị trường chưa phức tạp   + Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cho vận hành thị trường không lớn Hạn chế:   + Đơn vị mua duy nhất được độc quyền mua nguồn điện từ các đơn vị phát điện   + Mức độ cạnh tranh chưa cao, chỉ giới hạn cạnh tranh trong phát triển các nguồn điện mới   + Chưa có lựa chọn mua điện cho các công ty phân phối khách hàng 1.3.2 Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn    Mô hình này tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát và bán buôn điện. Điểm khác biệt nổi bật đối với mô hình một người mua là các công ty phân phối được quyền lựa chọn mua điện trực tiếp từ bất cứ công ty phát điện nào,không nhất thiết phải từ đơn vị mua duy nhất.Tuy nhiên khâu bán lẻ điện đến các khách hàng dùng điện vẫn độc quyền bởi các công ty phân phối quản lý địa bàn của mình. Trong mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các công ty phát điện sẽ tự do cạnh tranh và chịu các rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Các giao dịch mua bán điện năng được thực hiện thông qua các hợp đồng song phương hoặc thông qua thị trường tức thời hoặc dưới cả hai hình thức.  Ưu điểm:        + Đã xóa bỏ được độc quyền mua điện của đơn vị mua duy nhất trong thị trường một người mua        + Các đơn vị phân phối có quyền cạnh tranh mua điện từ nhà cung cấp. Các khách hàng tiêu thụ lớn được quyền lựa chọn nhà cung cấp        + Lượng điện mua bán qua thị trường ngắn hạn tăng lên đáng kể,tăng mức độ cạnh tranh Hạn chế        + Khách hàng tiêu thụ vừa và nhỏ chưa được quyền lựa chọn nhà cung cấp, vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện        + Hoạt động giao dịch thị trường đòi hỏi hệ thống quy định hoạt động của thị trường phức tạp hơn        + Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn Thị trường bán buôn có mô hình hoạt động cơ bản:        + Mô hình thị trường điện tập trung ( PoolCo)        + Mô hình hợp đồng song phương ( Bilateral)        + Mô hình lai giữa thị trường chung và hợp đồng song phương (Hybrid)  1.3.3 Thị trường điện song phương    Trong thị trường này người mua và người bán có thể giao dịch trực tiếp với nhau không thông theo sự sắp xếp của thị trường bằng những hợp đồng song phương. Các nhà cung cấp có trách nhiệm thanh toán chi phí truyền tải cho công ty sở hữu truyền tải để được tham gia vào lưới truyền tải cũng như trả chi phí cho công ty phân phối để được tham gia vào lưới phân phối.    Giá điện được xác định theo từng hợp đồng,người mua và người bán điện sẽ bàn luận trực tiếp để thống nhất giá điện cho hợp đồng. Sau khi các bên tham gia hợp đồng song phương thống nhất các điều khoản trong hợp đồng, công ty phát có nhiệm vụ thông báo các thông tin cần thiết cho ISO để vận hành hệ thống. Giá truyền tải phải đảm bảo công bằng đối với tất cả những người tham gia vào hệ thống. 1.3.4 Thị trường điện cạnh tranh bán lẻ    Mô hình bán lẻ cạnh tranh là bước phát triển cao nhất, cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh điện. Là mô hình mà ở đó tất cả các khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện.Giá cả được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng Ưu điểm:        + Mức độ cạnh tranh tăng rất nhiều.Khách hàng dùng điện được lựa chọn mua điện.Xóa bỏ hoàn toàn độc quyền trong kinh doanh mua bán điện        + Chất lượng dịch vụ,chất lượng điện năng sẽ được nâng lên đáng kể; giá điện do cạnh tranh cao nên có thể giảm đáng kể        + Giảm dần tiến tới loại bỏ bù chéo trong kinh doanh  phân phối và bán lẻ điện giữa các vùng trong cả nước        + Mức độ điều tiết trong thị trường giảm đi rất nhiều so với hai cấp độ trước Hạn chế:        + Hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp,đòi hỏi hệ thống quy định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn        + Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn nhiều so với thị trường bán buôn cạnh tranh 1.4  Các yếu tố ảnh hưởng 1.4.1     Vĩ mô - Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, khí hậu và thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, hạn hán thường xuyên xảy ra khiến cho thủy điện không thể là nguồn cung điện ổn định và an toàn. Cũng liên quan đến khía cạnh kỹ thuật, việc nghẽn mạch đường dây truyền tải 500kV trong các chu kỳ cao điểm cũng tác động lớn đến kết quả vận hành thị trường; ngay cả trong mùa mưa, dù công suất sẵn sàng của các nhà máy thủy điện miền Bắc tương đối cao nhưng không thể truyền tải hết vào miền Nam. Trên khía cạnh cơ cấu ngành điện, tỷ lệ tổng thị phần của các nhà máy điện thuộc sở hữu của EVN vẫn ở mức rất lớn (trên 60% công suất đặt). Ðây là những vấn đề còn tồn tại, cần đặc biệt lưu tâm để giải quyết trong các năm tới, đặc biệt là trong hoàn cảnh thị trường bán buôn điện cạnh tranh đang được nghiên cứu, xây dựng. - Chi phí tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên cho sản xuất điện ngày càng tăng cao. Bên cạnh các vấn đề nội tại của ngành điện, thị trường phát điện cạnh tranh cũng chịu tác động lớn từ các nhân tố bên ngoài, trong đó nhân tố đặc biệt quan trọng là vấn đề cung ứng nhiên liệu sơ cấp (than, khí) cho phát điện. Các cụm nhà máy điện tua-bin khí (cụm Phú Mỹ, cụm Nhơn Trạch.) cùng chia sẻ một hệ thống cung cấp khí nhưng lại có nhiều ràng buộc khác nhau về giá khí (giá bao tiêu, giá trên bao tiêu, thay đổi về khí khi hòa thêm nguồn khí mới). Vấn đề này đặt ra yêu cầu phải phân bổ lượng khí sử dụng một cách hợp lý, phản ánh hiệu quả hoạt động của từng nhà máy; đồng thời việc cấp khí phải đảm bảo có kế hoạch trước để các nhà máy điện có thể chủ động lên kế hoạch phát điện và chào giá bán điện trên thị trường.   Cơ chế điện chưa hợp lý, không phản ánh đúng bản chất giá cả thị trường và quan hệ cung cầu, chịu sự điều tiết mạnh mẽ của Nhà nước trong tình trạng bao cấp trong ngành điện chưa được xóa bỏ hoàn toàn. Biểu giá điện hiện được duy trì ở mức thấp trong khi chi phí sản xuất đang ngày một tăng cao. Không chỉ các hộ tiêu thụ có thu nhập thấp mà các lĩnh vực công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng cũng đang được gián tiếp trợ giá thông qua giá điện thấp. Đây là gánh nặng không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với ngân sách quốc gia khi quan hệ kinh tế bị bóp méo và nhà nước phải thực hiện việc trợ giá.  1.4.2 Vi mô -  Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra bất lợi cho thủy văn trong nước. Năm 2019, tổng lượng nước về hồ chứa thủy điện đạt khoảng 237,4 tỷ m3, thấp hơn khoảng 128 tỷ m3 so với năm 2018, do đó, sản lượng điện từ thủy điện năm 2019 thấp hơn năm 2018, sản lượng điện huy động từ các nguồn điện khác như nhiệt điện than, khí và đặc biệt là dầu (ngoài các nhà máy nhiệt điện chạy dầu như Thủ Đức, Cần Thơ, Ô Môn còn phải huy động nhà máy điện tua bin khí chạy dầu), năng lượng tái tạo (mặt trời) cao hơn so với 2018  + Về giá than:  Giá than trong nước năm 2019 được điều chỉnh tăng 02 lần, cụ thể: lần thứ nhất tăng từ ngày 05/01/2019 (theo các Quyết định số 19/QĐ-TKV và Quyết định số 58/QĐ-ĐB); lần thứ hai tăng từ ngày 22-23/3/2019 theo các Quyết định số 471/QĐ-TKV và Quyết định số 1525/QĐ-ĐB.  Năm 2019, TKV và Đông Bắc lần đầu thực hiện cung cấp than pha trộn giữa than trong nước và than nhập khẩu có giá than cao hơn giá than trong nước, điều này đã tác động đến chi phí mua điện hầu hết các nhà máy nhiệt điện than của các Tổng công ty phát điện 1,2, 3.  + Về giá dầu: Giá dầu Mazut (FO) bình quân năm 2019 tăng 0,9% so với năm 2018. Giá dầu FO tăng đã ảnh hưởng đến chi phí khi huy động các nhà máy nhiệt điện chạy dầu (Thủ Đức, Cần Thơ và Ô Môn).  + Về giá khí:  Từ 20/3/2019, các nhà máy điện sử dụng khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu thực hiện giá khí theo thị trường có giá khí cao hơn nhiều so với giá khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu làm chi phí mua điện từ các nhà máy này sẽ tăng rất lớn.  Giá khí Thiên Ưng, Đại Hùng tăng 2%/năm theo hợp đồng mua bán khí sẽ tác động đến chi phí mua điện từ các nhà máy Phú Mỹ EVN, Nhơn Trạch 1&2 và Bà Rịa.  Chi phí sản xuất của các nhà máy điện sẽ biến động theo giá nguyên liệu quốc tế khi Việt Nam phải nhập khẩu khí, than và dầu. - Chính sách thuế của chính phủ phải nộp theo quy định. Chi phí thuế tài nguyên nước năm 2019 tăng so với năm 2018 do giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019, cụ thể: giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 là 1.864,44 đồng/kWh (năm 2018 giá bán lẻ điện bình quân là 1.720,65 đồng/kWh). - Nhu cầu sử dụng của khách hàng : Khách hàng sử dụng điện vẫn chưa có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, và do đó chưa được đảm bảo đầy đủ về quyền lợi. Điều này tạo ra nghịch lý trong quan hệ mua bán khi quan hệ khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ là không cân xứng một cách tương đối. Khi khách hàng không có sự lựa chọn nào khác đồng nghĩa với việc nhà cung cấp dịch vụ có ít động lực để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cải thiện về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện là chưa rõ ràng và chưa bền vững, gây áp lực tăng giá điện. Khi đó quyền lợi của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. - Mức độ tích cực của các nhà đầu tư : Thị trường điện vẫn bị chi phối bởi các công ty trực thuộc hoặc có sở hữu của Tập đoàn điện lực Việt Nam – vốn là công ty độc quyền trong ngành. Việc thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia vào hoạt động điện lực còn gặp nhiều khó khăn. Hệ quả là sản xuất và cung ứng điện chưa đảm bảo ổn định, đặc biệt là trong các thời điểm mùa khô hằng năm, xuất hiện tình trạng quá tải trên lưới điện truyền tải do mất cân đối về nguồn điện giữa các vùng miền. - Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường điện - Kỹ thuật, công nghệ - Mô hình tổ chức quản lý, điều tiết thị trường điện 1.5 Đặc điểm của thị trường điện - Do có sự tồn tại những sự khác biệt lớn giữa điện năng và các loại hàng hóa thông thường, thị trường điện mang những đặc điểm tương đối đặc trưng. Các khác biệt này là yếu tố then chốt phải tính đến khi vận hành thị trường điện cạnh tranh như hiện nay + Thứ nhất, điện hầu như không lưu trữ được: cho đến nay, các công nghệ lưu trữ điện năng vẫn chưa cho phép tích trữ điện năng ở quy mô đủ lớn để có thể có “tồn kho điện năng”. Do đó, thị trường điện vẫn phải được xây dựng, phát triển và vận hành dựa trên các nguyên tắc vật lý: khách hàng được cung cấp điện năng thông qua hệ thống mạng lưới đường dây truyền tải và phân phối để kết nối với nhà máy sản xuất một cách liên tục, tức thời và phải đảm bảo tin cậy. Do vậy, việc phát điện và tiêu thụ điện phải luôn luôn được cân bằng để duy trì tần số, điện áp và độ ổn định của mạng lưới điện đồng thời tránh được các sự cố mất điện đột ngột. + Thứ hai, do hầu như không thể lưu trữ, vận hành của thị trường điện phải bám sát theo thay đổi của nhu cầu điện trong năm, mùa, tháng, ngày hay thậm chí hàng giờ để gửi tín hiệu huy động công suất phát và hình thành các giao dịch mua bán. Do yêu cầu về cân bằng giữa cung và cầu điện, điện năng chỉ được sản xuất ra khi có nhu cầu tiêu thụ. Để đảm bảo tính kinh tế, sẽ chỉ có một số nhà máy được huy động vào hệ thống. Do sản xuất thay đổi tăng hoặc giảm theo nhu cầu, giá điện cũng thay đổi và làm cho sự biến thiên về chi phí sản xuất và giá bán điện không giống như các hàng hóa thông thường khác. + Thứ ba, truyền tải và phân phối điện bắt buộc phải thực hiện qua khâu trung gian qua lưới điện truyền tải và phân phối: không giống như các hàng hóa truyền thống, điện sản xuất từ nhà máy không thể đưa trực tiếp đến từng khách hàng cụ thể. Khách hàng sử dụng điện chỉ đơn thuần tiếp cận và sử dụng điện năng được caaos cho họ tại nơi họ được đấu nối vào mạng lưới điện. Điện năng do toàn bộ các nhà máy sản xuất ra được tập hợp lại trên đường phân phối đến các nhà tiêu thụ. Bên cạnh đó, điện năng là hàng hóa đặc biệt khi di chuyển trên đường dây truyền tải với tốc độ ánh sáng. Khác với thị trường hàng hóa thông thường, thị trường điện phải thực hiện các quyết định về cung – cầu trong thời gian ngắn. Hệ thống điện cần phải có đơn vị điều độ thực hiện chức năng điều khiển và điều phối sản xuất và tiêu thụ, bản thân thị trường điện không thể tự thực hiện chức năng cân bằng cung cầu. Bên cạnh đó, lợi ích vật chất tổng thể của xã hội không cho phép xây dựng nhiều hơn một mạng lưới để nhiều đơn vị có thể cạnh tranh. Vì vậy lưới truyền tải và phân phối ở mọi nơi trên thế giới đề mang tính độc quyền tự nhiên. Tính chất độc quyền nếu không được điều tiết sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực + Thứ tư, điện năng là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội đồng thời hạ tầng điện là hạ tầng xương sống của nền kinh tế. Do đó, việc vận hành thị trường điện và mô hình hoạt động của ngành điện ngoài việc đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả thì còn phải duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ nhằm mang lại sự an toàn, tin cậy không chỉ cho khách hàng mà còn cho quốc gia, xã hội. Xét trên khía cạnh này, vận hành và phát triển thị trường điện không thể tách rời việc đảm bảo an ninh hệ thống điện như một hạ tầng quan trọng của nền kinh tế mà còn cho quốc gia và là một bộ phận an ninh quốc gia + Thứ năm, nhu cầu điện ít nhạy cảm với giá điện trong ngắn hạn: điện là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày và có xu hướng ít nhạy cảm với giá. Người tiêu dùng ít có cơ hội điều chỉnh hành vi sử dụng điện của mình khi có biến động về giá, đặc biệt là khi giá tăng do họ ít có khả năng sử dụng sản phẩm khác thay thế cho điện. Tuy nhiên trong dài hạn, khách hàng có thể có nhiều lựa chọn hơn với các sản phẩm thay thế 1.6 Chỉ tiêu đánh giá - Tăng trưởng quy mô thị trường điện: tăng trưởng nhu cầu điện , tăng trưởng snar xuất điện toàn hệ thống, tăng trưởng quy mô thị trường phát điện, tăng trưởng quy mô thị trường bán buôn điện cạnh tranh - Thu hút đầu tư từ các nguồn lực mới vào thị trường điện: tăng trưởng đầu tư vào hệ thống lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối, sự tham gia của các nhà sản xuất điện độc lập, các nhà sản xuất ngoài EVN - Cải thiện cơ chế cạnh tranh và tự do hóa: thực hiện đúng lộ trình xây dựng các cấp độ thị trường điện, rào cản gia nhập thị trường điện, tính minh bạch của thị trường điện - Xanh hóa thị trường điện theo hướng khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo: điện năng lượng tái tạo được huy động và giao dịch trên thị trường điện Chương 2: Phân tích thực trạng 2.1 Tổng quan (Thế giới)  *Nguồn nhiên liệu - Trên thế giới, nguồn tài nguyên năng lượng được chia làm 2 nhóm chính:  +Năng lượng tái tạo là loại năng lượng được tạo ra từ những nguồn được bổ sung liên tục hoặc những nguồn được xem là vô hạn với khả năng khai thác của con người. Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, thủy điện, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt + Năng lượng không tái tạo là những loại năng lượng còn lại, chủ yếu là năng lượng hạt nhân và các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than đốt Không được sinh ra trong tự nhiên như những loại năng lượng sơ cấp, điện năng là một loại năng lượng đặc biệt (năng lượng thứ cấp) chỉ được hình thành qua quá trình chuyển hóa từ các dạng năng lượng trên. Do đó sự phát triển của các loại năng lượng sơ cấp có ý nghĩa sống còn với sự phát triển của ngành điện trên thế giới. Sự phát triển của nguồn năng lượng sơ cấp Từ sơ khai, phương thức khai thác giản đơn. Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra đồng thời, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Điện năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ. *Chúng ta nên lưu ý rằng: Ngành điện của hầu hết các quốc gia đều xuất phát độc quyền. - Mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc truyền thống Mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc được hình thành và phát triển dựa trên những đặc trưng riêng của sản phẩm điện năng và lý thuyết về hiệu quả kinh tế theo quy mô của tổ chức, lý thuyết về chi phí giao dịch áp dụng vào ngành điện. Mô hình này về lý thuyết là giảm thiểu được các chi phí cố định, chi phí giao dịch, phối hợp tốt nhất giữa đầu tư, vận hành, khai thác, từ đó dẫn đến: Thứ nhất, chi phí đầu tư phát triển là tối ưu nhất. Thứ hai, công tác quản lý kỹ thuật, công tác điều độ, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện là ưu việt bởi cùng chịu sự điều hành, chi phối của một ông chủ. Các công ty điện lực có nghĩa vụ cung ứng điện đến mọi khách hàng trên địa bàn phục vụ kể cả các phụ tải ở xa như: khu dân cư, miền núi, hải đảo hoặc vùng nông thôn. Ngược lại, khách hàng không có cơ hội về quyền lựa chọn người bán điện cho mình mà chỉ mua điện từ một công ty độc quyền. Trong cơ chế này, các công ty điện lực cũng chủ trì tham mưu, đề xuất về cơ chế chính sách quản lý nhà nước về các hoạt động điện lực. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập niên 1970, mô hình công ty điện lực truyền thống đã bắt đầu bộc lộ các khuyết điểm: Một là: Giá bán điện bao gồm chi phí giá thành và chi phí đầu tư hệ thống điện đã làm cho khách hàng dùng điện phải trả giá cho những công trình đầu tư không hiệu quả, hay sự lạc hậu của thiết bị và công nghệ. Hai là: Cơ chế độc quyền đã không tạo động lực để các công ty điện lực giảm giá thành, tăng lợi nhuận và nhất là không phải xây dựng các chiến lược cạnh tranh giành thị trường. Ba là: Các ngành công nghiệp được điều chỉnh theo truyền thống thường dẫn đến giá điện cao. Bốn là : Trợ giá chéo giữa các loại khách hàng tạo nên sự hoạt động kém hiệu quả. Kết quả là ngành điện lực có hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư không cao. - Xu hướng cấu trúc lại ngành công nghiệp điện Ở nhiều nước trên thế giới, công nghiệp điện đang chuyển dần về hướng cạnh tranh và thị trường điện đang thay thế phương pháp vận hành truyền thống. Mục tiêu chính của thị trường điện là giảm giá điện thông qua sự cạnh tranh. Những công ty phát điện phụ thuộc những đề xuất sản xuất của những công ty giá cả và khách hàng của họ và vì thế thị trường điện được hình thành dưới môi trường thị trường cạnh tranh. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi là kỹ thuật công nghệ, sự thay đổi quan điểm chính trị, luật điện lực, thuế quan, điều kiện tài chính, chất lượng điện năng. . . - Có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường, ở mức độ đơn giản, thị trường được hiểu như nơi tập hợp các sự thỏa mãn lẫn nhau giữa những người có nhu cầu bán và nhu cầu mua. Trong thị trường, người bán có thể là người trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ hoặc có người trung gian giữa người mua và người sản xuất. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, nếu vì lý do gì đó, một loại hàng hoá chỉ có một nhà cung ứng, người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn, nguyên nhân và động lực cạnh tranh không có, giá thành hàng hoá không giảm Thị trường điện cạnh tranh là thị trường mà trong đó sản phẩm điện năng phải được bán bởi nhiều nhà cung ứng khác nhau. Như vậy, khâu sản xuất điện năng muốn có thị trường cạnh tranh thì các nhà máy điện phải thuộc sở hữu nhiều công ty khác nhau thay vì trực thuộc một công ty duy nhất quản lý và điều hành. Khâu truyền tải và phân phối có đặc điểm là: trên một mặt bằng địa lý không thể để nhiều công ty cùng xây dựng nhiều lưới điện truyền tải và phân phối, do đó có thể chấp nhận một công ty độc quyền cung ứng dịch vụ này. Khâu kinh doanh điện năng muốn có cạnh tranh thì phải tạo cơ chế để có nhiều nhà cung ứng cùng tham gia thị trường. Cơ chế cung - cầu trong thị trường điện: phân tích cung cầu là một biện pháp cơ bản và đầy hiệu quả, có thể áp dụng cho rất nhiều vấn đề quan trọng và thú vị, như là dự đoán được tình hình kinh tế thay đổi tác động lên giá cả thị trường và nền sản xuất như thế nào. Trong thị trường điện: - Cầu là sản lượng điện năng cần thiết cung cấp cho các nhà truyền tải (cấp 1) - phân phối (cấp 2) và các nhà tiêu thụ. - Cung là tổng năng lượng điện mà nhà sản xuất cung ứng cho thị trường. Quy luật cung cầu trong thị trường điện: Theo kinh tế học đặc tuyến cầu và cung cắt nhau tại một điểm gọi là điểm cân bằng giữa giá cả và số lượng. Điểm này gọi là điểm cân bằng thị trường. Cơ chế thị trường là xu hướng để cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường thăng bằng (có nghĩa là cho đến khi lượng cung cân bằng với lượng cầu). - Các thành phần của thị trường điện Tùy theo cấu trúc và điều kiện mà mỗi thị trường có thể có các thành phần sau: + Công ty phát điện (Gencos): có trách nhiệm phát công suất lên hệ thống theo kế hoạch được xác định bởi thị trường. + Công ty phân phối (Discos) và những nhà bán lẻ (Retailers): Discos sở hữu hệ thống phân phối và cung cấp những dịch vụ phân phối điện, retailers xuất phát từ Discos và cung cấp điện đến khách hàng đầu cuối. + Công ty truyền tải (TOs - Transmission Operators): trong thị trường điện, hệ thống truyền tải thường vẫn thuộc sở hữu của nhà nước (hoặc những công ty quốc doanh). Cơ quan vận hành hệ thống truyền tải đối xử công bằng với tất cả những người sử dụng mạng. Ngoài ra cơ quan vận hành hệ thống truyền tải còn quản lý và cung cấp những dịch vụ phụ thuộc. + Cơ quan vận hành hệ thống độc lập (ISO - Independent System Operator): là tổ chức tối cao điều khiển thị trường điện. Điều kiện cơ bản của ISO không được liên kết với bất kỳ người tham gia thị trường điện và không được đầu tư tài chính vào hệ thống phát điện và hệ thống phân phối. Trong một số trường hợp, cơ quan vận hành hệ thống được tách khỏi cơ quan vận hành thị trường điện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hai cơ quan này là một và do ISO quản lý. Ba đối tượng mà ISO hướng đến đó là: giữ an ninh hệ thống, đảm bảo chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó người vận hành hệ thống độc lập có các chức năng như sau: 1. Chức năng vận hành hệ thống điện: vận hành hệ thống theo kế hoạch và điều khiển hệ thống theo thời gian thực. 2. Chức năng quản trị thị trường điện: có hai dạng thị trường điện, thị trường chung và thị trường theo hợp đồng (giao dịch song phương hoặc đa phương). Các giao dịch mua bán được thực hiện bởi trung tâm giao dịch (PX) hoặc trung tâm giao dịch và vận hành hệ thống độc lập (PX-ISO). 3. Chức năng dự phòng những dịch vụ phụ thuộc. 4. Chức năng dự phòng mức độ linh động truyền tải. -Trung tâm giao dịch (PX - Power Exchange): là nơi tập trung mọi thông tin về điện, nơi những nhà cung cấp và nhu cầu về điện gặp gỡ và đặt giá điện. Thông tin thị trường có thể thay đổi từ 5 phút đến 1 tuần hoặc lâu hơn, thường là thị trường định giá điện ngày hôm sau. Thị trường ngày hôm sau có lợi thế là dễ dàng cân bằng cung cầu trong thời gian ngắn. Chức năng và nhiệm vụ của PX: - Tạo ra một môi trường cho những công ty phát, khách hàng đặt giá bán, mua điện và cũng tại đây lượng cung cầu sẽ cân bằng. - Đem lại một giá thị trường công bằng, những người tham gia chỉ phải trả tiền điện theo giá thị trường, giá điện sát với chi phí sản xuất biên. Quá trình hoạt động của trung tâm giao dịch PX gồm các bước sau: 1. Nhận thông tin đặt giá từ người sản xuất điện và khách hàng mua điện. 2. Phân tích và tính toán giá thị trường. 3. Cung cấp kế hoạch cho ISO hoặc người vận hành hệ thống truyền tải. 4. Xây dựng sẵn kế hoạch điều chuyển hệ thống khi có tình trạng quá tải. - Công ty môi giới (SCs - Scheduling Coordinators): trung gian môi giới và tập hợp những người tham gia giao dịch. Tự do sử dụng những giao thức trong phạm vi luật. 2.2 Thực trạng Việt Nam 2.2.1.  Khu vực tiêu thụ Khâu tiêu thụ là một quá trình liên hoàn giữa các bước điều độ, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện cho người sử dụng cuối cùng. Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành Điện Việt Nam cũng xuất phát từ mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc truyền thống. Hiện nay EVN vẫn đang nắm độc quyền tại các phân khúc điều độ, mua buôn điện, truyền tải và phân phối/ bán lẻ điện. 2.2.1.1. Điều độ hệ thống điện  Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia – NLDC (A0) là cơ quan trực thuộc EVN và có trách nhiệm, ảnh hưởng lớn đến cả chuỗi giá trị ngành điện. NLDC có trách nhiệm lập phương thức hoạt động, chỉ huy, điều khiển cả quá trình vận hành hệ thống điện Quốc gia (HTDQG) từ các khâu phát điện, truyền tải điện đến phân phối điện năng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật và phương thức vận hành đã được xác định. Toàn bộ hoạt động của NLDC được gói gọn trong 4 nhiệm vụ trọng tâm: -         Cung cấp điện an toàn, liên tục -         Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ HTDQG -         Đảm bảo chất lượng điện năng -         Đảm bảo HTDQG vận hành kinh tế nhất. 2.2.1.2. Truyền tải điện Truyền tải điện là khâu trung gian để mang vận chuyển điện năng đến khâu phân phối và bán lẻ. Ở giai đoạn này, điện năng sản xuất từ các nhà máy điện sẽ được truyền tải qua lưới điện cao thế 220kV, đường dây 500kV Bắc – Nam và hệ thống trạm biến áp với tổng dung lượng máy biến áp lên đến gần 28.000 MVA. EVN nắm độc quyền khâu truyền tải điện. Trước đây, lưới điện cao thế 220 – 500kV thuộc sự quản lý của 4 Công ty truyền tải điện (PTC 1,2,3,4) là các đơn vị trực thuộc của EVN. Sau năm 2008, Tổng công ty truyền tải điện (NPT) được thành lập, các PTC trở thành thành viên của NPT. Đường dây 500 kV Bắc – Nam được xem là trục xương sống của mạng lưới truyền tải, nhiệm vụ chính là kết nối điện năng giữa cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Đường dây cao thế 220kV cũng thuộc nhóm đường dây truyền tải, tuy nhiên độ dài thường ngắn hơn và chức năng chính là kết nối giữa 2 khu vực gần nhau. Đây cũng là đường dây chuyên dùng để xuất – nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước láng giềng: -         Nhập khẩu điện từ Trung Quốc bằng đường dây 220kV/110kV qua các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh. Công suất tối đa Pmax = 900MW. -         Nhập khẩu điện từ 3 nhà máy thủy điện Xekaman 1,2,3 của Lào bằng đường dây 220 kV qua tỉnh Attapeu với công suất tối đa Pmax = 375 MW. -         Xuất khẩu điện cho Campuchia qua đường dây 220kV Châu Đốc – Takeo có công suất Pmax đạt 170 MW. 2.2.1.3. Trung gian mua bán điện Theo thiết kế của thị trường Phát điện cạnh tranh (VCGM), chỉ một công ty duy nhất được phép mua buôn điện từ tất cả các đơn vị phát điện trên thị trường và bán buôn cho các công ty phân phối điện. Theo đó, Công ty mua bán điện (EPTC) trực thuộc EVN là đơn vị chuyên trách nhiệm vụ này. Theo đó, EPTC là có trách nhiệm: -            Lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện hợp đồng mua bán điện -            Thu mua toàn bộ điện năng trong thị trường điện -        Phối hợp với A0 trong công tác lập kế hoạch vận hành thị trường điện trong tháng tới, năm tới và các nhiệm vụ khác theo quy định của thị trường điện. 2.2.1.4.Khâu phân phối, bán lẻ Phân phối/bán lẻ là khâu cuối cùng của chuỗi giá trị ngành trước khi điện năng đến được người sử dụng. Các đơn vị ở phân khúc này có trách nhiệm quản lý các lưới điện phân phối khu vực (lưới điện phân phối 110kV cho một thành phố hay một khu công nghiệp nào đó) và lưới điện trung thế 35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 6kV để phân phối đến các máy biến áp nhỏ trước khi hạ áp xuống 0,4kV cho các hộ tiêu thụ. Các đơn vị này bán điện cho khách hàng tiêu thụ theo biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định. Đây vẫn là một mắt xích mà EVN nắm độc quyền. Trước đây phân khúc này chịu sự quản lý của 11 Công ty điện lực, trong đó 10 đơn vị hạch toán độc lập và một đơn vị đã cổ phần hóa là Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa (KHP). Sau năm 2010, tái cơ cấu lại thành 05 Tổng Công ty điện lực (PC) nhằm chuyên môn hóa cho từng khu vực và chuẩn bị cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Giá bán lẻ điện ở nước ta đến nay vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân các năm 2013 – 2015 được quy định tại quyết định số 2165/QĐ-TTg tối thiểu là 1.437 đồng/kWh và tối đa là 1.835 đồng/kWh. Mức giá bán lẻ điện bình quân hiện đang áp dụng là 1.622,01 đồng/kWh. Giá bán lẻ cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, từng cấp điện áp được tính theo % của mức giá bán lẻ bình quân này. 2.2.2.       Thực trạng cung cầu điện năng Nhu cầu điện tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và có sự chuyển dịch trong cơ cấu tiêu thụ do ảnh hưởng sự phát triển của nhóm khách hàng công nghiệp, xây dựng. Việc sử dụng điện kém hiệu quả là một trong những vấn đề lớn nhất trong nhu cầu điện. Mức phụ tải đỉnh (nhu cầu điện cao nhất trong một giờ) năm 2014 đã lên đến 22GW, tăng gấp 2,5 lần trong vòng 10 năm. Nguồn cung điện: Hơn một thập kỷ trôi qua, ngành điện Việt Nam luôn phải căng sức bổ sung nguồn cung để theo kịp với tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu. Năm 1995, tổng công suất nguồn điện toàn quốc mới chỉ khoảng trên 4.000MW, sản lượng điện 14,3 tỷ kWh, đến nay tổng công suất các nhà máy và sản lượng đã tăng gấp 9 – 10 lần lên trên 34.000 MW và 145 tỷ kWh. Tương quan Cung – Cầu: Mặc dù công suất lắp đặt luôn vượt mức phụ tải đỉnh hằng năm (Tỷ lệ phụ tải đỉnh/công suất nguồn giảm từ 78,3% xuống 65,1% trong giai đoạn 1995 – 2014) nhưng hệ thống vẫn luôn phải chịu áp lực cung ứng rất cao, đặc biệt là vào mùa khô. Tình trạng cắt điện luân phiên ở nhiều nơi đã trở nên quen thuộc. Nhiều nguyên nhân để giải thích cho những vấn đề này như: -         Hệ thống điện phụ thuộc quá nhiều vào thủy điện (chiếm gần 50% tổng công suất toàn hệ thống) dẫn đến khả năng đáp ứng của nguồn cung chịu ảnh hưởng lớn bởi tình hình thủy văn. -         Nhu cầu tiêu thụ điện phân hóa mạnh theo thời gian giữa các mùa trong năm, giữa giờ cao điểm và thấp điểm trong ngày là khá lớn (Pmin/Pmax = 67 – 70%), do đó gây khó khăn cho công tác điều độ và phát điện, -         Nhu cầu điện có sự phân hóa rõ nét giữa các vùng miền, trong khi nhu cầu phụ tải của hệ thống điện miền Nam chiếm 50% tổng nhu cầu cả nước (năm 2013 khoảng trên 10.000MW), nhưng nguồn điện tại chỗ chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu, còn lại phải truyền tải từ phía Bắc và miền Trung qua đường dây 500kV. (sản lượng truyền tải từ miền trung vào miền nam năm 2013 lên đến 9,8 tỷ kWh). -         Việc xây dựng và triển khai quy hoạch điện còn nhiều bất cập như: Dự báo nhu cầu chưa đạt độ tin cậy cao; Công tác triển khai xây dựng nguồn điện gặp nhiều hạn chế, nhiều dự án bị chậm tiến độ đặc biệt các dự án nguồn điện ở phía nam; Việc xây dựng lưới điện có nhiều khó khăn, nhất là giải phóng mặt bằng, lưới điện truyền tải còn chưa đảm bảo độ tin cậy -         Chất lượng điện năng toàn hệ thống chưa cao. Hệ thống điện phụ thuộc quá nhiều vào đường dây 500kV, việc luôn phải truyền tải một sản lượng rất lớn từ bắc vào nam khiến cho tổn thất là điều không thể tránh khỏi. Tỷ lệ tổn thất đã có xu hướng cải thiện rõ nét từ 10,15% năm 2010 xuống chỉ còn 8,6% năm 2014 nhưng với mức độ mất mát vẫn còn rất cao, lên đến 12,2 tỷ kWh/năm. Giảm tổn thất điện năng vẫn là một trong những mục tiêu cấp thiết nhất trong những năm tới. 2.2.3.   Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) Thời điểm bắt đầu xuất hiện thị trường năm 2012, ngành điện nước ta hoạt động mang tính độc quyền nhà nước. Sau khi có quyết định chính thức về việc chuyển đổi thị trường điện, ngành điện đã giảm bớt được tính độc quyền. Ba hoạt động chính: sản xuất, truyền tải và phân phối. -         Sản xuất: Thị trường điện Việt Nam đã áp dụng mô hình phát điện cạnh tranh vào năm 2012, do đó, cơ cấu chủ sở hữu nguồn phát trong những năm qua đã có nhiều thay đổi. Trong tương lai gần khi thị trường bán buôn điện được đưa vào thực tế, sản xuất năng lượng trở thành một ngành đầu tư đem lại lợi nhuận và cơ chế minh bạch, ta dễ dàng nhận thấy sẽ còn có nhiều hơn nữa các đơn vị đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. -         Truyền tải: năm 2008, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia được thành lập dựa trên quyết định của nhà nước. Công ty được thành lập lại trên cơ sở tập hợp của 7 đơn vị: 4 công ty truyền tải điện 1,2,3,4 và 3 ban quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam. Đến cuối năm 2014, Công ty truyền tải điện Quốc gia quản lý và vận hành tổng cộng trên 19,123 km đường dây, tăng hơn 50% so với thời điểm ngày 01/7/2008, có 106 trạm biến áp, bao gồm 23 trạm 500 kV, 82 trạm 220 kV và 01 trạm 110 kV. Hệ thống truyền tải điện Quốc gia đã vươn tới hầu hết các tỉnh, thành phố trong nước và từng bước kết nối với lưới điện truyền tải của các nước trong khu vực. -         Phân phối: ở thị trường phát điện cạnh tranh và định hướng lên thị trường bán buôn điên, khâu phân phối đến tay người dân sử dụng điện vẫn được nhà nước hoặc các cấp có quyền điều phối cố định cho các đơn vị mua bán điện. Các đơn vị này có nhiệm vụ mua và bán điện trở lại cho các khách hàng cố định theo giá nhà nước ban hành. 2.2.4.       Thành phần tham gia Phát điện là phân khúc duy nhất có sự góp mặt của các đơn vị bên ngoài EVN do đặc thù đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn. Cũng chính vì những lý do đó, thị trường điện cạnh tranh ở nước ta cũng sẽ bắt đầu giai đoạn 1 ở phân khúc này. -         Nhóm EVN (EVN và các GENCO) Được thành lập từ việc tái cơ cấu lại các nhà máy điện trực thuộc của EVN, 3 GENCO được giao trách nhiệm đảm nhận quản lý các nhà máy điện và phần vốn của EVN tại các Công ty phát điện đang hoạt động. Tính đến cuối năm 2013, tổng công suất của GENCO 1 là 4.505 MW, GENCO 2 quản lý 3.549 MW và GENCO 3 là 4.013 MW. Đặc điểm của các GENCO khi được thành lập là Bộ Công thương đã tính toán để cả 3 đều có năng lực tương đối đều nhau (sở hữu cả nhà máy hoạt động tốt lẫn chưa tốt) để thực hiện chiến lược cổ phần hóa cả GENCO thay vì từng nhà máy như trước đây. Sau khi thành lập các GENCO, EVN chỉ còn quản lý trực tiếp các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (là những thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng) như Hòa Bình, Sơn La, Ialy, Trị An, Tuyên Quang, với tổng công suất 6.502 MW, chiếm 21,2% tổng công suất hệ thống. -         Nhóm các nhà máy điện độc lập – IPP (Independent Power Producer). PVN và Vinacomin là 2 nhà đầu tư IPP lớn nhất tại Việt Nam, góp phần cùng EVN tạo thành 3 trụ cột của ngành điện với trên 75% tổng công suất. PVN với thế mạnh về nguồn nhiên liệu, tập trung đầu tư phần lớn vào các nhà máy nhiệt điện khí ở khu vực phía nam, gần các bể khí mà tập đoàn này đang khai thác. Đến nay, PVN đã có 9 nhà máy điện đi vào vận hành sản xuất, bao gồm 04 nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp (nhà máy Cà Mau 1,2, Nhơn Trạch 1,2, tổng công suất 4 nhà máy là 2.700 MW), 03 nhà máy thủy điện (Hủa Na - 180 MW, Nậm Cắt – 3.2 MW, Đăkđrinh – 125 MW), nhà máy phong điện Phú Quý (06 MW) và nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1 (1.200 MW). Tổng công suất của 9 nhà máy điện là 4.214,2 MW, hằng năm chiếm từ 13 – 15% tổng sản lượng điện quốc gia. Vinacomin là trụ cột cuối cùng trong ngành năng lượng với vai trò là nhà cung cấp than chính cho các nhà máy nhiệt điện. Vinacomin Power đang là nhà cung cấp điện thứ 3 sau nhóm EVN và PVN, quản lý và vận hành 5 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 1.545 MW (khoảng 6% tổng công suất toàn hệ thống) bao gồm Na Dương (110 MW), Cao Ngạn (115 MW), Sơn Động (220 MW), Đông Triều (440 MW), Cẩm Phả 1&2 (670 MW). Điểm thuận lợi với các nhà máy của Vinacomin Power là (1) Các nhà máy đều nằm ở khu vực gần mỏ than và nguồn nhiên liệu được đảm bảo; (2) Cả 5 nhà máy đều sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB), sử dụng nguồn nhiên liệu than xấu (vốn là loại than nhiệt lượng thấp, khó tiêu thụ nội địa, trước đây chủ yếu xuất khẩu cho các nhà máy nhiệt điện Trung Quốc). Ngoài 3 trụ cột điện lực Quốc gia EVN – PVN – Vinacomin, một phần không thể thiếu là các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chiếm trên 20% cơ cấu nguồn điện. Các nhà đầu tư lớn trong nước chủ yếu là các Tổng Công ty Nhà nước chuyên về lĩnh vực xây dựng, hạ tầng như Tổng Công ty Sông Đà, Licogi,  Đây là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất và có sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong cơ cấu nguồn điện những năm gần đây. Năm 2011 chỉ chiếm 6,8% nhưng đến năm 2013, tổng công suất đến từ các IPP của nhà đầu tư trong nước đạt 4.642 MW, chiếm khoảng 15,2% công suất hệ thống. Một trong những nguyên nhân là nhờ những động thái tái cơ cấu theo chiều hướng tích cực khiến ngành điện trở nên hấp dẫn hơn. Cuối cùng là các nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm này chủ yếu đầu tư vào ngành điện thông qua hình thức BOT. Tổng công suất từ các nhà máy điện của nhà đầu tư nước ngoài ổn định ở mức xấp xỉ 2.000 MW, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện. Tiêu biểu là 2 nhà máy BOT Phú Mỹ 2.2 (733 MW) và Phú Mỹ 3 (733MW) ở Trung tâm điện lực Phú Mỹ. Một số nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như: AES Corporation (Mỹ), Posco Energy (Hàn Quốc), China Investment Corporation (Trung Quốc), Tata Power (Ấn Độ)... Chương 3: Giải pháp Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giá điện ở Việt Nam, cần chú trọng triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau: Một là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể: - Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo, nhưng đến nay, nguồn năng lượng này ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng. Do đó, thời gian tới, cần nghiên cứu ban hành quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo quốc gia và từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các nguồn năng lượng này. - Nghiên cứu phát triển mô hình điện mặt trời trên mái nhà: Nhu cầu điện năng ngày càng tăng, ước tính mỗi năm tăng 10-12%, tuy nhiên, cung điện năng hạn chế. Cơ cấu sản lượng phụ thuộc vào thủy điện, là nguồn điện ít ổn định do phụ thuộc vào thời tiết, tình hình thủy văn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao, cần phát triển nhiều nguồn điện bổ sung. Với lợi thế nước nhiệt đới với hai mùa mưa, nắng rõ rệt, thì mô hình tự cung tự cấp điện bằng các tấm pin mặt trời là một mô hình rất tiềm năng. Đồng thời, cần có cơ chế mua điện đơn giản, tiện lợi để khuyến khích hộ dân sử dụng và nối lưới điện đối với sản lượng điện dư thừa. Hai là, để góp phần giảm tổn thất điện năng khâu truyền tải, cần tiếp tục rà soát năng lực truyền tải của các đường dây, xử lý triệt để tình trạng quá tải; thường xuyên rà soát, thống kê thiết bị lưới điện chất lượng thấp, tổn thất điện năng cao, có nguy cơ xảy ra sự cố để tăng cường theo dõi và lập kế hoạch thay thế. Tăng cường công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, ngăn ngừa sự cố lưới điện. Tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công giá truyền tải theo công suất và điện năng để áp dụng tại Việt Nam, đảm bảo hiệu quả khâu truyền tải, đồng thời thực hiện các quy định về phương pháp tính toán giá truyền tải theo pháp luật hiện hành. Ba là, nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm giá bán điện hai thành phần; Có cơ chế ưu đãi, giảm giá để khuyến khích các khách hàng sử dụng giá điện hai thành phần; Tuyên truyền ưu điểm, lợi ích của giá bán điện hai thành phần. Giá bán điện 2 thành phần là hình thức giá công bằng, có ý nghĩa đối với các hộ sử dụng điện và cả phía cung cấp điện, góp phần sử dụng điện hiệu quả. Giá điện theo công suất đặc biệt hiệu quả đối với khách hàng sử dụng nhiều thiết bị điện với công suất khác nhau. Đối với ngành Điện, việc quy định giá điện 2 thành phần giúp giảm được chi phí đầu tư hệ thống điện khi các hộ sử dụng điện ổn định, phụ tải ở mọi thời điểm sẽ ổn định ở mức thấp, không tăng cao công suất vào giờ cao điểm. Đối với khách hàng sử dụng điện, giá điện 2 thành phần giúp giảm giá mua điện bằng cách tăng thời gian sử dụng điện. Giá điện theo công suất khuyến khích việc tiết kiệm công suất mà không tính đến việc tiết kiệm điện năng. Giá điện theo điện năng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm điện năng tiêu thụ mà không tính đến lượng công suất liên quan. Giá điện 2 thành phần có được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của mỗi loại giá nêu trên góp phần làm cho hệ thống điện phát huy hiệu quả sử dụng mang lại lợi ích cho cả khách hàng sử dụng điện và ngành Điện. Bên cạnh những giải pháp trên, cần tiếp tục đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Điện, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Ngành Điện gắn với việc chuyển đổi hoạt động của ngành này theo cơ chế thị trường; Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để củng cố, phát triển thị trường điện cạnh tranh các cấp độ, để tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường điện lực và phân bổ nguồn lực xã hội.  Các tài liệu tham khảo https://www.evn.com.vn/thu-vien-videos/Thong-tin-thi-truong-dien-tuan-tu-18-24032019-720-808.aspx  (video giá điện 2019) https://vnexpress.net/gia-dien-tang-nhu-the-nao-10-nam-qua-3891130.html (ảnh sự tăng giá điện các năm ở Việt Nam) https://www.vietinbank.vn/investmentbanking/resources/reports/102019-CTS-BCnganhdien.pdf (cập nhập ngành điện)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_mon_co_so_kinh_te_nang_luong_thi_truong_dien.docx
  • pptxTHỊ-TRƯỜNG-ĐIỆN-2.pptx