KẾT LUẬN
Chẩn đoán chính xác của WM có thể khó vì
không có các dấu ấn hình thái, kiểu hình miễn dịch
hay nhiễm sắc thể đặc hiệu, nên việc gián biệt với
các trường hợp u lympho tế bào lympho B nhỏ
nhiều thách thức. Chẩn đoán WM là chẩn đoán
loại trừ, ở đây chúng tôi trình bày trường hợp hiếm
Bệnh lý tăng globulin đại phân tử Waldenstrom có
tổn thương xương và CD20 âm tính, nhằm góp thêm
kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh lý tăng sinh dòng
lympho ác tính.
Từ viết tắt: LPL: Lymphoplasmacytic lymphoma: U lympho tế bào lympho dạng tương bào,
WM: Waldenstrom Macroglobulinemia: Bệnh tăng
globulin đại phân tử Waldenstrom. MZL: Marginal
Zone Lymphoma: U lympho vùng rìa.
SMZL: Splenic Marginal Zone Lymphoma: U
lympho vùng rìa lách.
MALT Lymphoma: Extranodal MZL of mucosaassociated lymphoid tissue: U lympho vùng rìa
ngoài hạch của tổ chức lympho liên kết với niêm
mạc.
MGUS: Monoclonal Gammopathy of
Undetermined Significance: Bệnh lý gamma đơn
dòng không xác định.
Nodal MZT: Nodal Marginal Zone Lymphoma:
U lympho vùng rìa hạch.
CLL/SLL: Chronic Lymphocytic Leukemia/
Small Lymphocytic Lymphoma: Lơ xê mi kinh
dòng lympho/ U lympho tế bào lympho nhỏ.
IPSS: International Prognostic Scoring System:
Hệ thống điểm tiên lượng Quốc tế.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp hiếm bệnh tăng globulin đại phân tử waldenstrom có tổn thương xương và CD20 âm tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 23
Báo cáo trường hợp
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM
BỆNH TĂNG GLOBULIN ĐẠI PHÂN TỬ WALDENSTROM
CÓ TỔN THƯƠNG XƯƠNG VÀ CD20 ÂM TÍNH
Trần Thị Phương Túy1*, Tôn Thất Minh Trí1,
Hoàng Thị Thanh Thúy1, Phan Thị Hương1, Hoàng Thị Xuân Thạnh1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.65.4
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom (WM) được định nghĩa như dưới nhóm của U
lympho tế bào lympho dạng tương bào (LPL), là bệnh lý gamma đơn dòng ác tính hiếm gặp, chiếm 1-2%
trong tất cả u lympho không Hodgkin, đặc trưng bởi thâm nhiễm tủy xương bởi các tế bào B đơn dòng và
sản xuất quá mức protein đơn dòng typ IgM. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng nhằm đóng góp kinh nghiệm
trong chẩn đoán bệnh lý tăng sinh dòng lympho ác tính.
Báo cáo ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 70 tuổi, vào viện vì suy kiệt, bầm tím dưới da. Lách lớn. Số
lượng hồng cầu 1,1 x1012/l, Hb 45g/l, số lượng bạch cầu 9,9 x109/l (74% lymphocyt, 11% lympho dạng
tương bào, 1% tương bào, 11% neutrophil (1,08 x109/l), 3% monocyt), số lượng tiểu cầu 15 x109/l. LDH,
chức năng gan, thận, điện giải đồ: bình thường. Test HIV, HCV và HBV âm tính. Karyotype: không có phân
bào. Đột biến gen MYD88 L265P âm tính. Tủy đồ và sinh thiết tủy xương: Tăng sinh tế bào dòng lympho
(61% lymphocyt, 17% lympho dạng tương bào, 3% tương bào). Kiểu hình miễn dịch: Dương tính: CD19,
CD22, CD79a. Âm tính: CD20, CD34, CD10, CD5. Tốc độ lắng máu tăng: 49mm/giờ đầu. Hồng cầu chuỗi
tiền. Protein/máu 90g/l. Albumin 27,5g/l. A/G: 0,44. Gamma 51,1g/l. IgM 5,47g/dl. SPECT/CT xương: Hình
ảnh tăng tập trung phóng xạ bất thường tại cung trước xương sườn 5 và cung bên xương sườn 6,7 bên trái.
Tiên lượng nguy cơ cao với 4 điểm tiên lượng theo Hệ thống điểm tiên lượng Quốc tế.
Kết luận: Chẩn đoán bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom nguy cơ cao, có tổn thương xương
và CD20 âm tính.
Từ khóa: Tăng globulin đại phân tử Waldenstrom, tăng độ nhớt máu, lách lớn.
ABSTRACT
WALDENSTROM’S MACROGLOBULINEMIA WITH BONE LESIONS
AND CD 20 NEGATIVE: A RARE PRESENTATION
Tran Thi Phuong Tuy1*, Ton That Minh Tri1,
Hoang Thi Thanh Thuy1, Phan Thi Huong1, Hoang Thi Xuan Thanh1
Background: Waldenström’s macroglobulinemia is a rare malignant monoclonal gammopathy
characterized by the production of excess IgM monoclonal protein.
1 Trung tâm Huyết học Truyền máu, Bệnh
viện Trung ương Huế
- Ngày nhận bài (Received): 30/9/2020; Ngày phản biện (Revised): 05/10/ 2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 04 /12 /2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Trần Thị Phương Túy
- Email: phuongtuy07@gmail.com; ĐT: 0 905.810.199
Bệnh viện Trung ương Huế
24 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
Báo cáo một trường hợp hiếm b h tăng globulin...
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U lympho tế bào lympho dạng tương bào (LPL)
là loại u lympho không Hodgkin hiếm, đặc trưng
bởi sự pha trộn tế bào lympho B nhỏ tân sinh, tế bào
lympho dạng tương bào và tương bào ở tủy xương
đôi khi ở hạch hay lách [3], [4], [11]. Bệnh tăng
globulin đại phân tử Waldenstrom (WM) được định
nghĩa như dưới nhóm của LPL là bệnh lý gamma
đơn dòng ác tính hiếm gặp, chiếm 1-2% trong tất
cả u lympho không Hodgkin, đặc trưng bởi thâm
nhiễm tủy xương bởi các tế bào B đơn dòng và sản
xuất quá mức protein đơn dòng typ IgM, còn được
gọi là WM/LPL. Bệnh biểu hiện các triệu chứng liên
quan đến sự thâm nhiễm các tổ chức tạo máu hoặc
ảnh hưởng của IgM đơn dòng trong máu. Không có
căn nguyên xác định đối với WM, nhưng các yếu
tố môi trường, gia đình, gen và vi rút đã được báo
cáo. Tỷ lệ gặp xấp xỉ 3 trường hợp/ 1 triệu dân/ năm
ở Mỹ. Mặc dù bệnh được xem xảy ra rải rác nhưng
yếu tố gia đình hiện diện đến 20% trường hợp [1],
[2], [3], [4], [5].
Chúng tôi báo cáo một ca lâm sàng với tiền sử
ba tháng mệt mỏi, sút cân, cơ thể suy kiệt, đau hông
sườn bên trái, bầm tím dưới da, lách lớn, xét nghiệm
máu, kiểu hình miễn dịch tế bào, chọc hút và sinh
thiết tủy xương, SPECT/CT xương đưa đến chẩn
đoán Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom
có tổn thương xương và CD20 âm tính.
Mục tiêu nhằm góp thêm kinh nghiệm trong
chẩn đoán bệnh lý tăng sinh dòng lympho ác tính.
II. BÁO CÁO CA LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam 70 tuổi. Nhập Bệnh viện Trung
ương Huế ngày 5/12/2019.
Lý do vào viện: Suy kiệt, sút cân, bầm tím
dưới da.
Tiền sử bệnh lý: Không có tiền sử bệnh lý gì
đặc biệt.
Tiền sử gia đình: Không ai mắc bệnh lý gì
liên quan.
Khám lúc vào viện: Mạch: 80 lần/phút. HA:
100/60 mmHg. Nhiệt: 370C.
Tổng trạng chung gầy yếu, suy kiệt. Đau hông
sườn bên trái.
Không sốt. Không phù. Bầm tím dưới da.
Tuyến giáp không lớn. Gan không lớn. Hạch:
không lớn. Lách lớn.
It presents with symptoms related to the infiltration of the hematopoietic tissues or the effects of
monoclonal IgM in the blood. We present a case report to have much more experience of diagnosis of rare
entity of maglinant lymphoid proliferation.
Case report: A 70-year-old male hospitalized with weakness, bruising, splenomegaly, no hepatomegaly,
no lymphadenopathy. Red blood count: 1.1 x1012/l, Hb 45g/l, white blood count: 9.9 x109/l (74% lymphocytes,
11% plasmacytoid lymphocytes, 1% plasmocyte, 11% neutrophils (1.08 x109/l), 3% monocytes), and platelet
count: 15 x109/l. LDH, liver and renal function tests were normal. Serology for HIV, hepatitis B and hepatitis
C were normal. Karyotype had no metaphase cells. MYD88 L265P mutation was negative. The bone
marrow aspiration and biopsy showed a massive proliferation of small lymphocytes (61% lymphocytes
mixed with plasmacytoid lymphocytes (17%) and plasma cells (3%). Immunophenotype: Positive for CD19,
CD22, CD79a. Negative for CD20, CD34, CD10, CD5. Elevated erythrocyte sedimentation rate: 49mm/1st.
Rouleaux formation. Protein 90g/l; Albumin 27.5g/l; A/G: 0.44; Monoclonal Gamma: 51.1g/l; IgM: 5.47g/dl.
The bone SPECT image showed an abnormal concentration of radiation at the front arc of the rib 5 and
the left side of the ribs 6 and 7. High-risk prognosis with 4 prognosis points according to the International
Prognostic Scoring System.
Conclusion: Diagnosis: A Waldenstrom’s Macroglobulinemia Case with Bone Lesions and CD20
negative.
Key words: Waldenstrom Macroglobulinemia, hyperviscosity, splenomegaly.
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 25
Xét nghiệm:
Hồng cầu: 1,1x1012/l. Hb: 45g/l. Bạch cầu:
9,9x109/l. Tiểu cầu: 15x109/l.
Tốc độ lắng máu: 49mm/giờ đầu và 94mm/ giờ
thứ hai.
Glucose máu: 4,5 mmol/l. Ure: 5,3 mmol/l.
Creatinin: 66 µmol/l. LDH: 257 U/l.
SGOT: 30 U/l. SGPT: 18U/l. Điện giải đồ: bình
thường. Acid Uric: 316µmol/l.
Protein: 90g/l. A/G: 0,44 (Albumin: 30,6%
(27,5g/l). Alpha1: 1,8% (1,6g/l).
Alpha2: 4,9% (4,4g/l). Beta: 6,0% (5,4g/l).
Gamma: 56,7% (51,1g/l).
β2 microglobulin: 4,02mg/l. TPU/ nước tiểu:
0,24g/l.
Tỷ prothrombin 53%, Fibrinogen: 0,68g/l, Thời
gian APTT: bình thường.
IgA: 147,9 mg/dl. IgG: 1055,9 mg/dl. IgM: 5470
mg/dl. IgE: 725 IU/ml.
Kappa tự do/ Huyết thanh: 16mg/l, Lamda tự do/
Huyết thanh: 30,1mg/l
Xét nghiệm HBsAg, Anti HCV và HIV: âm tính.
Karyotype: Không có phân bào.
Kiểu hình miễn dịch: Dương tính: CD45, CD19,
CD22, HLA-DR, CD79a.
Âm tính: CD20, CD34, CD10, CD5, CD3, CD7,
CD38, CD58, CD56, CD66c, CD117, CD33, CD13.
Huyết đồ: Hồng cầu 1,1 x1012/l, Hb 45g/l. Số
lượng bạch cầu 9,9 x109/l (74% lymphocyt, 11%
lympho dạng tương bào, 1% tương bào, 11%
neutrophil (1,08 x109/l), 3% monocyt), số lượng
tiểu cầu 15 x109/l. Hồng cầu chuỗi tiền.
Tủy đồ và sinh thiết tủy xương: Số lượng tế bào
tủy tăng. Dòng hồng cầu và bạch cầu tỷ lệ giảm,
tăng tỷ lệ tế bào lympho (61% lymphocyt, 17%
lympho dạng tương bào, 3% tương bào).
Siêu âm bụng: Lách lớn.
SPECT/CT Xương: Hình ảnh tăng tập trung phóng
xạ bất thường tại cung trước xương sườn 5 và cung
bên xương sườn 6,7 bên trái. Phần còn lại của hệ thống
xương phân bố hoạt tính phóng xạ bình thường.
Chẩn đoán cuối cùng: Bệnh tăng globulin đại
phân tử Waldenstrom có tổn thương xương và
CD20 âm tính.
III. BÀN LUẬN
Bệnh nhân của chúng tôi là nam, 70 tuổi, WM
thường xảy ra ở người lớn tuổi 60 - 70 tuổi, nam hơi
nhiều hơn nữ [4], [5].
Phần lớn bệnh nhân WM biểu hiện các triệu
chứng thực thể không đặc hiệu như suy kiệt, mệt
mỏi (các dấu hiệu này thường liên quan với thiếu
máu), sút cân, cũng như gan to, lách to, hạch to,
chảy máu hoặc các triệu chứng do tăng độ nhớt máu
như nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, rung giật nhãn
cầu, ù tai, nhìn đôi, hoặc thất điều [1], [6].
Thiếu máu được thấy trong 40% trường hợp. Khi
bệnh tiến triển, các triệu chứng đặc hiệu như giảm
tế bào, đau bụng, rối loạn thị lực và bệnh lý ngoại
biên trở nên rõ ràng. Những triệu chứng này phản
ảnh sự thâm nhiễm u vào tổ chức lympho và tủy
xương, tăng globulin miễn dịch huyết thanh, lắng
đọng IgM tổ chức và hoạt tính tự kháng thể của IgM
[3]. Bệnh nhân của chúng tôi thiếu máu bình sắc nặng
(hồng cầu 1,1 x1012/l, Hb 45g/l), giảm bạch cầu hạt
trung tính (1,08 x109/l) và giảm số lượng tiểu cầu
(15 x109/l); có tình trạng thâm nhiễm tủy xương với
hình thái tế bào nổi bật của WM là sự thâm nhiễm
lan tỏa của tế bào lympho nhỏ (61%), tế bào lympho
dạng tương bào (17%) và tương bào (3%) [3].
Gan to, lách to hay hạch to gặp khoảng 15 - 30%,
bệnh nhân của chúng tôi có lách to, không có hạch
to và không có gan to [5].
Hội chứng tăng độ nhớt máu có tỷ lệ giảm dần ở
bệnh nhân WM vì bệnh này ngày càng được chẩn đoán
sớm hơn. Hội chứng tăng độ nhớt của máu hiếm gặp
ở bệnh nhân với nồng độ IgM dưới 4000mg [7], [8].
Bản thân IgM có thể gây ra vài dấu hiệu lâm sàng,
thường xảy ra khi độ nhớt máu tương ứng với mức
IgM tối thiểu 3000mg/dl, gồm các triệu chứng chảy
máu, triệu chứng về mắt, thần kinh, tim mạch [1]. Mức
IgM cao trên 4000mg/dl biểu hiện yếu tố nguy cơ
đối với hội chứng tăng độ nhớt máu có triệu chứng,
Bệnh viện Trung ương Huế
26 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
Báo cáo một trường hợp hiếm bệnh tăng globulin...
xảy ra 10-15% bệnh nhân lúc chẩn đoán [6], [7],
[8]. Bệnh nhân của chúng tôi có biểu hiện tăng độ
nhớt máu với protein máu tăng (90g/l) với albumin
giảm (30,6% hay 27,5g/l), gamma globulin tăng
(56,7% hay 51,1g/l), mức IgM tăng cao (5470mg/
dl (khoảng tham chiếu 40-230mg/dl) với hình ảnh
hồng cầu chuỗi tiền trên tiêu bản máu (hình 1), tốc
độ lắng máu tăng 49mm/giờ đầu và 94mm/ giờ thứ
hai; bệnh nhân vào viện quá muộn (sau 3 tháng khởi
phát bệnh), với thể trạng suy kiệt, thiếu máu rất
nặng (Hb 45g/l) nên các triệu chứng thần kinh trung
ương như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi toàn thân...
có thể là do thiếu máu nặng hoặc do tăng độ nhớt
máu hoặc cả hai.
IgM >3000mg/dl, thậm chí dù không có biểu
hiện lâm sàng, nên soi đáy mắt để phát hiện sớm
những dấu hiệu của tổn thương vi tuần hoàn [5],
[6], [7].
Bệnh nhân bầm tím dưới da ngoài số lượng tiểu
cầu rất thấp (15 x109/l), còn có rối loạn đông máu
đường ngoại sinh với tỷ prothrombin giảm (53%)
(bình thường >70%), fibrinogen giảm (0,68g/l)
(bình thường 2-4g/l), bệnh lý đông máu có thể gây
ra do IgM kết hợp với các yếu tố đông máu, fibrin,
và tiểu cầu [5], [6], [9].
Có tỷ lệ nhỏ tăng IgM kèm tăng IgG hoặc với Ig
khác, ở bệnh nhân chúng tôi tăng cao IgM (5470mg/
dl) có kèm theo tăng IgE (725 IU/ml (khoảng tham
chiếu <100 IU/ml) [5].
Về kiểu hình miễn dịch, những dấu ấn thuần
lympho B là CD19, CD20, CD79a và PAX5. Kiểu
hình miễn dịch cơ bản của WM là dương tính với
CD19, CD20, CD79a; âm tính với CD5, CD10 [3],
[5], [7]. Bệnh nhân của chúng tôi dương tính với
CD19, CD79a và âm tính với CD5, CD10, tuy nhiên
CD20 âm tính. CD20 là phosphoprotein đường hóa
được biểu hiện trên tất cả tế bào pro B muộn qua
tế bào B nhớ (ngoại trừ tế bào tiền B sớm, nguyên
tương bào và tương bào), đóng vai trò trong việc
biệt hóa, trưởng thành và hoạt hóa tế bào B [10].
Biểu hiện CD20 thay đổi trong các dưới nhóm u
lympho khác nhau. Hầu hết các u lympho không
Hodgkin tế bào B đều dương tính với CD20. CD20
âm tính hiếm gặp, chiếm 1-2% của tất cả u lympho
không Hodgkin tế bào B. Hóa mô miễn dịch CD19,
CD79a và PAX5 là những dấu ấn sinh học chính
trong chẩn đoán u lympho tế bào B có CD20 âm
tính [3], [10].
Bệnh nhân của chúng tôi xét nghiệm karyotyp
không có phân bào, tương tự như bệnh nhân của
Vishwanath S. [11]. Không có sai lạc nhiễm sắc thể
đặc hiệu nào kết hợp đặc hiệu với WM [3], [5], [7].
Tuy nhiên, tỷ lệ gặp của các bất thường nhiễm sắc
thể riêng biệt khác với u lympho vùng rìa hay lơ xê
mi kinh dòng lympho. Đặc biệt, mất 6q và trisomy 4
dường như kết hợp đáng kể với trisomy 18, thường
gặp ở WM trong khi chuyển đoạn liên quan với gen
IGH rất hiếm. Hơn nữa, chuyển đoạn t (11;14) định
kỳ trong đa u tủy xương IgM lại không xảy ra với
WM [7].
Đại đa số (hơn 90%) WM có đột biến MYD88
L265P và được xác định khoảng 10% ở MZL và rối
loạn lympho khác, vì vậy không thể sử dụng đột
biến này như một dấu ấn duy nhất trong phân biệt
với WM [7]. Tuy nhiên, đột biến này không có trong
đa u tủy xương IgM và có thể dùng để chẩn đoán
phân biệt giữa đa u tủy xương IgM với WM [5], [7].
Bệnh nhân của chúng tôi có MYD88 L265P âm
tính, cũng có thể do tính nhạy cảm thay đổi giữa các
phương pháp thăm dò đột biến [2]. Đột biến soma
định kỳ trong gen MYD88 (MYD88 L265P) được
tìm thấy trong 91% bệnh nhân WM bằng cách sử
dụng kỹ thuật giải trình tự (toàn bộ) bộ gen bình
thường hoặc giải trình tự bộ gen của khối u ghép
(dùng phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới
(NGS). Sử dụng PCR đặc hiệu alen có độ nhạy cao
hơn đã cho thấy đột biến MYD88 L265P biểu hiện
93-97% bệnh nhân WM. Đột biến MYD88 non-
L265P cũng được tìm thấy 1-2% ở bệnh nhân WM.
Hiện tại, MYD88 có thể giúp chẩn đoán và tiên
lượng ở bệnh nhân WM, bệnh nhân thiếu đột biến
MYD88 bởi phân tích bằng kỹ thuật PCR đặc hiệu
alen đối với đột biến L265P nên thăm dò đột biến
non-L265P bởi kỹ thuật giải trình tự Sanger [12].
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 27
Khả năng kết hợp giữa vi rút viêm gan C và
herpes người 8 với WM đã được gợi ý, tuy nhiên
vai trò sinh bệnh học chính xác của vi rút chưa được
biết rõ, ở bệnh nhân của chúng tôi xét nghiệm huyết
thanh về virut viêm gan B, viêm gan C và HIV đều
âm tính [3], [6], [11].
Chẩn đoán chính xác của WM có thể khó vì
không có các dấu ấn hình thái, kiểu hình miễn dịch
hay nhiễm sắc thể đặc hiệu, nên việc gián biệt với
các trường hợp u lympho tế bào lympho B nhỏ gặp
nhiều thách thức [11], [13].
Phân biệt WM với MGUS với paraprotein IgM
huyết thanh dưới 3000mg/dl, thâm nhiễm tủy xương
dưới 10% tế bào lympho dạng tương bào và không có
các triệu chứng thực thể như thiếu máu, tăng độ nhớt
máu, không hạch to, không gan to, không lách to [1],
[9]. Mất 6q- không gặp ở MGUS, được coi như là
dấu ấn lâm sàng để phân biệt WM và MGUS [6].
Phân biệt với WM âm ỉ (smoldering WM) với
paraprotein IgM huyết thanh trên 3000mg/dl và/
hoặc thâm nhiễm tủy xương hơn 10% tế bào lympho
dạng tương bào nhưng vẫn không có các triệu chứng
thực thể như thiếu máu, tăng độ nhớt máu, không
hạch to, không gan to, không lách to [13].
Chẩn đoán WM là chẩn đoán loại trừ với những
thực thể như Lơ xê mi kinh dòng lympho B /U lympho
tế bào lympho nhỏ (CLL/SLL), u lympho vùng rìa
(MZL) và đa u tủy xương IgM [3], [6], [11], [13].
CLL có thể giống WM về mặt lâm sàng, thường
gặp nhất của CLL là hạch lớn. Hình thái tế bào và
kiểu hình miễn dịch đủ để chẩn đoán CLL là những
tế bào lympho nhỏ và trưởng thành điển hình, không
có hạt nhân và các tế bào “nhòe” đặc trưng và CD5
dương tính [4], [5], [6], [9], [11]. Ngoài khác biệt về
hình thái tế bào, ở bệnh nhân của chúng tôi không
có hạch lớn và CD5 âm tính. Ngoài ra, số lượng
bạch cầu trong WM điển hình thấp hơn trong CLL
[5], [11].
Phân biệt WM với MZL có thể đặc biệt khó khăn
vì cả hai đều là u lympho tế bào B mức độ thấp có
chung kiểu hình miễn dịch không đặc hiệu CD5 và
CD10 âm tính; và thiếu các dấu hiệu di truyền phân
tử xác định bệnh. MZL được chia thành 3 loại: (1)
MZL ngoài hạch của tổ chức lympho liên kết với
niêm mạc (U lympho MALT); (2) MZL lách (SMZL)
và (3) MZL hạch (NMZL). Trong 3 loại này, phân
biệt WM với u lympho MALT có lẽ là rõ ràng nhất.
Thông thường, u lympho MALT không có bệnh
lý gamma đơn dòng, và thường liên quan các vị trí
ngoài hạch đặc biệt các vị trí như dạ dày ruột và
tuyến nước bọt, là vị trí không thường gặp trong
WM. Các tế bào lympho có thể thâm nhiễm thượng
bì và phá hủy chúng. Về mặt mô học, các đặc điểm
khác biệt của u lympho MALT là các tổn thương
tế bào lympho ở thượng bì và các tế bào lympho B
dạng mono [9], [13].
Phân biệt WM với SMZL có thể rất khó khăn.
Giống WM, SMZL luôn liên quan đến tủy xương
và thường liên quan đến paraprotein IgM. Phân biệt
WM với SMZL trên sinh thiết tủy xương đơn thuần
hầu như là không thể, và đánh giá mô học của lách
có thể là cần thiết để xác định chẩn đoán. Không có
dấu ấn hóa mô miễn dịch hay phân tử nào đặc hiệu
cho SMZL, chẩn đoán dựa vào hình thái: điểm đặc
trưng của tế bào SMZL là có tua bào tương đặc trưng
thường chỉ phân bố 2 đầu của tế bào, có thể có hạt
nhân nhỏ; ở bệnh nhân của chúng tôi hình thái tế bào
lympho, hoặc lympho dạng tương bào, bào tương của
chúng không có tua (hình 1) [3], [6], [9], [11], [13].
NMZL rầm rộ hơn u lympho MALT và SMZL.
Bệnh nhân thường biểu hiện rải rác với bệnh lý đa
hạch, liên quan đến tủy xương và bệnh lý IgM chỉ
một phần ba trường hợp, ít liên quan đến tổ chức
ngoài hạch hoặc lách, trong khi WM thường liên
quan đến tủy xương [11], [13].
Sự khác biệt về lâm sàng giữa đa u tủy xương và
WM rất rõ ràng. Chẩn đoán đa u tủy xương phù hợp
với tổn thương xương, giảm albumin huyết thanh, tỷ
lệ albumin/globulin giảm; tuy nhiên chẩn đoán WM
phù hợp hơn vì trong đa u tủy xương, rất hiếm tăng
IgM, hình thái tế bào trong tủy xương điển hình là
thuần tương bào, không có tế bào lympho dạng tương
bào, tổn thương hủy xương, tăng calci máu; tỷ lệ tổn
thương thận xảy ra 30-40%, suy thận thường gặp hơn
Bệnh viện Trung ương Huế
28 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
Báo cáo một trường hợp hiếm bệnh tăng globulin...
WM [6], [13]. Trong đa u tủy xương, tương bào sản
xuất globulin miễn dịch đơn dòng cũng như yếu tố
hoạt hóa hủy cốt bào, là những chất huy động calci.
Yếu tố hoạt hóa hủy cốt bào kích thích hủy cốt bào
vì vậy tái hấp thu xương tại chỗ quanh ổ tương bào
trong khi ức chế hoạt tính tạo cốt bào tại chỗ, dẫn đến
tăng calci máu [4], [6], [13].
Bệnh nhân của chúng tôi, hình ảnh tế bào trong
tủy xương chủ yếu là tế bào lympho (61%), tế bào
lympho dạng tương bào (17%) và tương bào rất ít
(3%) (hình 2) và không tăng calci máu (mặc dù có
tổn thương xương (SPECT/CT xương: Hình ảnh
tăng tập trung phóng xạ bất thường tại cung trước
xương sườn 5 và cung bên xương sườn 6,7 bên trái)
(hình 3), không suy thận (ure, creatinine, Kali/máu
trong giới hạn bình thường) [6], [13]. Ngoài ra, kiểu
hình miễn dịch đặc hiệu của WM là tế bào B có
CD19, CD20, CD22 dương tính, trong khi của đa u
tủy xương là CD38, CD138 dương tính [6], [7], [13].
Chẩn đoán cuối cùng: Bệnh lý tăng globulin
đại phân tử Waldenstrom có tổn thương xương và
CD20 âm tính.
Bệnh nhân của chúng tôi có tiên lượng nguy cơ
cao với 4 điểm tiên lượng theo Hệ thống điểm tiên
lượng Quốc tế (IPSS) (bảng 1) [8].
Bảng 1: Hệ thống điểm tiên lượng Quốc tế (IPSS) đối với WM [8]
Các yếu tố liên quan đến tiên lượng Giá trị Bệnh nhân
Tuổi (năm) > 65 70
Hemoglobin (g/dl) < 11,5 4,5
Số lượng tiểu cầu (x109/l) < 100 15
β2 microglobulin (mg/l) > 3 4,02
IgM đơn dòng (mg/dl) > 7000 5470
Phân tầng nguy cơ và sống còn
Nguy cơ Điểm Thời gian sống trung bình (tháng)
Thấp 0 hoặc 1 (ngoại trừ tuổi) 142,5
Vừa 2 hoặc tuổi > 65 98,6
Cao > 2 43,5
1 điểm tương ứng với 1 yếu tố dương tính. Điểm nguy cơ là tổng số các điểm.
Hình 1: Hình ảnh tiêu bản máu (x1000): tế bào
lympho dạng tương bào và hồng cầu chuỗi tiền)
Hình 2: Hình ảnh sinh thiết tủy xương (x400):
tăng tỷ lệ tế bào lympho
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 29
IV. KẾT LUẬN
Chẩn đoán chính xác của WM có thể khó vì
không có các dấu ấn hình thái, kiểu hình miễn dịch
hay nhiễm sắc thể đặc hiệu, nên việc gián biệt với
các trường hợp u lympho tế bào lympho B nhỏ
nhiều thách thức. Chẩn đoán WM là chẩn đoán
loại trừ, ở đây chúng tôi trình bày trường hợp hiếm
Bệnh lý tăng globulin đại phân tử Waldenstrom có
tổn thương xương và CD20 âm tính, nhằm góp thêm
kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh lý tăng sinh dòng
lympho ác tính.
Từ viết tắt: LPL: Lymphoplasmacytic lym-
phoma: U lympho tế bào lympho dạng tương bào,
WM: Waldenstrom Macroglobulinemia: Bệnh tăng
globulin đại phân tử Waldenstrom. MZL: Marginal
Zone Lymphoma: U lympho vùng rìa.
SMZL: Splenic Marginal Zone Lymphoma: U
lympho vùng rìa lách.
MALT Lymphoma: Extranodal MZL of mucosa-
associated lymphoid tissue: U lympho vùng rìa
ngoài hạch của tổ chức lympho liên kết với niêm
mạc.
MGUS: Monoclonal Gammopathy of
Undetermined Significance: Bệnh lý gamma đơn
dòng không xác định.
Nodal MZT: Nodal Marginal Zone Lymphoma:
U lympho vùng rìa hạch.
CLL/SLL: Chronic Lymphocytic Leukemia/
Small Lymphocytic Lymphoma: Lơ xê mi kinh
dòng lympho/ U lympho tế bào lympho nhỏ.
IPSS: International Prognostic Scoring System:
Hệ thống điểm tiên lượng Quốc tế.
Hình 3: Hình ảnh SPECT/ CT Xương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ivan Budimir et al. Waldenstrom Macroglobu-
linemia as a diagnostic challenge: case report,
Acta Clin Croat 2014; 53(1): 1-4.
2. Kazmierski D. et al. Utility of MYD88 in the
Differential Diagnosis and Choice of Second-
line Therapy in a Case of Nonsecretory Lym-
phoplasmacytic Lymphoma versus Free Light
Chain Waldenstrom’s Macroglobulinemia, Case
Report in Hematology 2017: 204-208.
3. Michail C. et al. Spontaneous splenic rupture in
Bệnh viện Trung ương Huế
30 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
Báo cáo một trường hợp hiếm bệnh tăng globulin...
Waldenstrom’s Macroglobulinemia: a case re-
port, Jour of Med Case Report 2010; 4: 300-304.
4. Mukta P. et al. Waldenstrom’s macroglobulin-
emia presenting with lytic bone lesions: a rare
presentation, Blood Research 2013; 48(3): 1-5.
5. Swerdlow S.H. et al. WHO Classification of Tu-
mours, Lymphoplasmacytic lymphoma, Inter-
national Agency for Research on Cancer, Lyon
2017: 232-235.
6. Arun Vijay et al. Waldenstrom Macroglobulin-
emia, Blood 2007; 109(12): 5096- 5103.
7. Maddalena M. et al. Waldenstrom Macroglobu-
linemia: An Update, Medit J Hematol Infect Dis
2018; 10: 1-18.
8. Morie A et al. Waldenstrom Macroglobulinemia:
2017 update on diagnosis, risk stratification, and
management, Amer Jour of Hematology 2017;
92: 209-215.
9. Elizabeth M. et al. Lymphoproliferative Disor-
ders, Wintrobe’s Atlas of Clinical Hematology,
2nd Edition, Wolters Kluwer, Philadelphia 2018:
526-530.
10. Tasleem K. et al. Diagnosis and treatment of
CD20 negative B cell lymphomas, BioMed Cen-
tral, Biomarker Research 2017: 1-5.
11. Vishwanath S. et al. An unusual case of Walden-
strom’s Macroglobulinemia presented with na-
sopharyngeal involvement, Ecancer Medical
Science 2013; 7: 362 - 365.
12. Steven P.T. et al. Genomic landscape of
Waldenstrom’s Macroglobulinemia, Educa-
tional Updates in Hematology Book 2019;
3(S2): 58-61.
13. Nadia Naderi et al. Lymphoplasmacytic Lym-
phoma and Waldenstrom Macroglobulinemia,
Arch Pathol Lab Med 2013; 137: 580-585.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
bao_cao_mot_truong_hop_hiem_benh_tang_globulin_dai_phan_tu_w.pdf