Báo cáo một trường hợp niệu đạo đôi chữ y ở trẻ nam

Niệu đạo đôi thể chữ Y nên được nhận biết ở bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn và có nhỏ giọt nước tiểu ở tầng sinh môn khi đi tiểu. Đường phẫu thuật đi trực tiếp từ lỗ rò nước tiểu ở tầng sinh môn, phẫu tích toàn bộ niệu đạo tầng sinh môn sau đó mở niệu đạo để xác định vị trí rò vào niệu đạo chính

pdf4 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp niệu đạo đôi chữ y ở trẻ nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Ngoại Nhi  160 BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP NIỆU ĐẠO ĐÔI CHỮ Y Ở TRẺ NAM  Nguyễn Duy Việt*, Lê Anh Dũng*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Giới thiệu một trường hợp niệu đạo đôi hình chữ Y và kết quả phẫu thuật.  Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một ca bệnh, chúng tôi giới thiệu một trường hợp trẻ nam 11 tuổi, niệu  đạo đôi thể chữ Y, có biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn và nhỏ giọt nước tiểu tầng sinh môn. Chẩn đoán  xác định bằng cách soi bàng quang kết hợp với đặt sonde qua đường rò để xác định vị trì rò ở niệu đạo chính.  Đường mổ trực tiếp từ lỗ rò ở tầng sinh môn, bộc lộ niệu đạo tầng sinh môn và sonde số 8 được đặt từ lỗ miệng  sáo vào trong bàng quang, tiến hành mở niệu đạo tầng sinh môn để xác định vị trí đổ vào niệu đạo bình thường  bằng cách nhận biết sonde số 8 đi qua. Tiến hành cắt toàn bộ niệu đạo tầng sinh môn, khâu lại niệu đạo bình  thường bằng chỉ PDS 5,0 2 lớp.  Kết quả: Lưu sonde 10 ngày, bệnh nhân ra viện không tái phát rò và biến chứng khác, không còn nhỏ giọt  nước tiểu cạnh hậu môn khi đi tiểu. Bệnh nhân được gọi lại chụp niệu đạo kiểm tra sau 1 năm phẫu thuật, nhận  thấy hình thái niệu đạo bình thường, không thấy hẹp niệu đạo.  Kết luận: Niệu đạo đôi thể chữ Y nên được nhận biết ở bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn và có  nhỏ giọt nước tiểu ở tầng sinh môn khi đi tiểu. Đường phẫu thuật đi trực tiếp từ lỗ rò nước tiểu ở tầng sinh  môn, phẫu tích toàn bộ niệu đạo tầng sinh môn sau đó mở niệu đạo để xác định vị trí rò vào niệu đạo chính.  Từ khóa: Bất thường bẩm sinh, rò, đôi, niệu đạo, tầng sinh môn.  ABSTRACT  CASE REPORT: A Y‐TYPE URETHRAL DUPLICATION IN MALE  Nguyen Duy Viet, Le Anh Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 160 ‐ 163  Objectives: To introduce a Y‐type urethral duplication in male and the surgical results to introduce a Y‐ type urethral duplication in male and the surgical results.  Methods: To present a 11 years old boy, Y‐urethral duplication, who had recurrent urinary infections and  perineal urinary dropping during micturition. Diagnosis were done by cystoscopy and  inserting 8 sonde  into  fistula. We performed on revoming of perineal urethral directly and closing of urethral fistula was used PDS 5.0  with 2 layers  Results: There were no fistula and no other surgical complications, no urethral stenosis after one year.  Conclusions: Y‐duplication should be recognize a patient having recurrent urinary infections and perineal  urinary dropping, revoming of perineal urethral directly and closing of urethral fistula was used PDS 5.0 with 2  layers.  Key words: Congenital abnormalities, fistula, duplication, urethra, perineum.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Niệu  đạo  đôi  là dị  tật bẩm  sinh hiếm gặp,  theo y văn có khoảng 188  trường hợp đã được  mô tả(6). Chủ yếu xuất hiện ở trẻ nam, có một vài  trường hợp được mô tả ở trẻ nữ.  Phôi thai học của niệu đôi còn chưa rõ ràng  bởi  vì  có  thể  có  nhiều  nguyên  nhân  dẫn  đến  nhiều  bất  thường  khác  nhau(3,5).  Cơ  chế  hình  thành niệu đạo đôi thể Y có thể do thất bại đóng  * Bệnh viện Nhi Trung Ương  Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Duy Việt   ĐT: 0904915969   Email: vietnhi10@yahoo.com.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi  161 của màng trực tiết niệu, do sự thất bại phát triển  về phía lưng và dưới của thành xoang sinh dục  tiết  niệu  hoặc  hình  thành  dạng  rò  về  phía  bờ  lưng của xoang sinh dục tiết niệu có thể do bất  thường mạch máu(7).  Niệu đạo đôi là một dị tật hiếm gặp của hệ  tiết niệu và  sinh dục. Trong  đó dạng niệu  đạo  đôi thể chữ Y theo phân loại của Effmann chiếm  tỷ  lệ khoảng 6 – 30%. Mặc dù đã có một số giả  thuyết  đưa  ra về phôi  thai học  của dị  tật này,  nhưng  thực  tế  cơ  chế  của  sự hình  thành dị  tật  này còn chưa rõ ràng. Chúng tôi báo cáo trường  hợp trẻ nam 11 tuổi, niệu đạo đôi thể chữ Y, có  biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn và nhỏ  giọt nước tiểu cạnh hậu môn khi đi tiểu.  Mục tiêu nghiên cứu  Giới thiệu một trường hợp niệu đạo đôi hình  chữ Y và kết quả phẫu thuật.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nghiên cứu ca bệnh lâm sàng.  Phương pháp nghiên cứu  Niệu đạo đôi thể chữ Y.  –  Họ và tên:  Nguyễn  Văn  H,  nam,  11  tuổi.  –  Mã hồ sơ:  12204575  –  Bệnh sử:   Bệnh  nhân  xuất  hiện  nhỏ  giọt nước tiểu cạnh hậu môn khi tiểu tiện, kèm  theo  xuất hiện nhiễm khuẩn  tiết niệu  tái diễn,  dòng nước tiểu bình thường.  –  Tiền sử:  Bệnh nhân chưa có can thiệp  ngoại khoa nào khác.  –  Khám lâm sàng:  –  Toàn thân: Bệnh nhân phát triển thể chất  và tâm thần bình thường.  –  Không có dị tật nào khác phối hợp.  –  Bộ phận sinh dục:    Lỗ niệu đạo ngoài ở đỉnh quy đầu, không  hẹp.    Dương vật thẳng, kích thước thường.  Tầng sinh môn: Có 1 lỗ kích thước 2 x 2 mm  vị trí 11h, cách phía trước rìa hậu môn 0,5 cm.  Soi niệu đạo bàng quang kết hợp đặt sonde  số 8 qua lỗ ngoài (hình 2), nhận thấy có 1 lỗ mở  vào niệu đạo nằm ngay ranh giới giữa niệu đạo  trước và niệu đạo sau (hình 1).  Hình 1: Soi niệu đạo  Hình 2: Sonde số 8 đặt qua lỗ.  KẾT QUẢ  Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật, tư thế  treo 2 chân, đường mổ trực tiếp từ  lỗ rò ở tầng  sinh môn,  bộc  lộ  niệu  đạo  tầng  sinh môn  có  chiều  dài  khoảng  2,5  cm  (hình  3).  Sonde  số  8  được đặt từ lỗ miệng sáo vào trong bàng quang,  tiến  hành mở  niệu  đạo  tầng  sinh môn  để  xác  định vị trí đổ vào niệu đạo bình thường của niệu  đạo tầng sinh môn bằng cách nhận biết sonde số  8 đi qua (hình 4). Tiến hành cắt toàn bộ niệu đạo  tầng  sinh môn, khâu  lại niệu  đạo bình  thường  bằng chỉ PDS 5,0. Lưu sonde 10 ngày, bệnh nhân  ra viện không  tái phát  rò và biến  chứng khác.  Bệnh nhân được gọi lại chụp niệu đạo kiểm tra  sau 1 năm phẫu thuật, nhận thấy hình thái niệu  đạo bình thường, không thấy hẹp niệu đạo.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Ngoại Nhi  162 Hình 3: Niệu đạo TSM được phẫu tích riêng  Hình 4: Mở niệu đạo TSM xác định vị trí rò  BÀN LUẬN  Theo y văn có một số phân loại niệu đạo đôi  khác  nhau,  nhưng  phân  loại  của  Effmann  và  cộng  sự được  chấp nhận phổ biến nhất.  Đó  là  phân  loại về  chức năng, phản  ánh  đầy  đủ  các  hình thái lâm sàng của niệu đạo đôi. Theo phân  loại  của  Effmann,  trường  hợp  bệnh  nhân  của  chúng  tôi  thuộc  thể Y‐  2A  và  không  có  dị  tật  phối hợp.  Đối với  thể  lâm  sàng này, dấu hiệu  lâm sàng chính là nhỏ giọt nước tiểu khi đi tiểu  tiện, kèm theo nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn.  Phôi thai học của niệu đôi còn chưa rõ ràng  bởi  vì  có  thể  có  nhiều  nguyên  nhân  dẫn  đến  nhiều bất thường khác nhau(3,5). Mặt khác có 2 lý  do  giải  thích  sự  phát  triển  phôi  thai  học  của  bàng quang và niệu  đạo  đôi hoàn  toàn:  (1)  sự  thắt  lại quá mức mầm sinh dục  tiết niệu và sự  phân  chia  bàng  quang  niệu  đạo  ở  phần  bụng  của ổ nhớp.  (2) Dư  thừa vách ngăn ổ nhớp, nó  tạo vết lõm của lớp biểu mô thành bàng quang(1).  Mặt khác cơ chế hình thành niệu đạo đôi thể Y  có thể do thất bại đóng của màng trực tiết niệu,  do sự  thất bại phát  triển về phía  lưng và dưới  của  thành  xoang  sinh  dục  tiết  niệu  hoặc  hình  thành dạng  rò về phía bờ  lưng của xoang sinh  dục tiết niệu có thể do bất thường mạch máu(7).  Có sự xuất hiện của việc sai lầm hình thành sắp  xếp giữa điểm kết thúc của màng ổ nhớp và mối  quan hệ của nó với sự phát triển của củ sinh dục  và xoang sinh dục tiết niệu(8).  Hình 5: Phân loại niệu đạo đôi của Effmann và cộng  sự  Niệu đạo đôi  thể Y có  thể kèm  theo nhưng  bất  thường khác như:  ổ nhớp  lộ ngoài,  có mối  liên quan với những cặp sinh đôi, hội chứng vỡ  ối  sớm.  Cũng  như  có mối  liên  quan  đến  hội  chứng VATER (tổn thương cột sống, không hậu  môn, rò khí thực quản, loạn sản thận)(2,4).   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi  163 KẾT LUẬN  Niệu đạo đôi thể chữ Y nên được nhận biết ở  bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn và  có  nhỏ  giọt  nước  tiểu  ở  tầng  sinh môn  khi  đi  tiểu. Đường phẫu thuật đi trực tiếp từ lỗ rò nước  tiểu ở tầng sinh môn, phẫu tích toàn bộ niệu đạo  tầng sinh môn sau đó mở niệu đạo để xác định  vị trí rò vào niệu đạo chính.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Abrahamson J (1961). Double bladder and related anomalies.  Clinical  and  embryological  aspects  and  a  case  report.  Br  J  Urol, 33: pp195‐214.  2. Arsic  D, Qi  BQ,  Beasley  SW.  and  et  al  (2002). A  possible  explanation  for  the  VATER  association.  J  Paediatr  Child  Health, 38(2): pp117‐121.  3. Effmann EL, Lebowitz RL, Colodny AH  (1976). Duplication  of the urethra. Radiology,119: pp179–185.  4. Killoran  CE,  Abbott  M,  McKusick  VA  and  et  al  (2000).  Overlap  of  PIV  syndrome,  VACTERL  and  Pallister  – Hall  syndrome. Clinical and molecular analysis, 58(1): pp28 – 30.   5. Podesta  ML,  Medel  R,  Castera  R  et  al  (1998).  Urethral  duplication in children. Surgical treatment and results. 160(5):  pp1830‐1833.  6. Salle  JL,  Sibai  H,  Rosenstein  D  et  al  (2000).  Urethral  duplication  in  the  male.  review  of  16  cases.  J  Urol,163:  pp1936–1940.  7. Sánchez MM, Vellibre RM, Castelo JL and et al (2006). A new  case  of  male  Y‐type  urethral  duplication  and  review  of  literature. 41(1): pp69‐71.  8. Berrocal  T,  López‐Pereira  P,  Arjonilla  A,  and  et  al  (2002).  Anomalies  of  the  Distal  Ureter,  Bladder,  and  Urethra  in  Children. Embryologic, Radiologic  and Pathologic Features,  22(5): pp1139‐1164.  Ngày nhận bài        03/07/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo   10/07/2013.  Ngày bài báo được đăng:      15–09‐2013 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_mot_truong_hop_nieu_dao_doi_chu_y_o_tre_nam.pdf
Tài liệu liên quan