Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho vận động viên cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam

3. Kiểm chứng lý thuyết các biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam Chúng tôi xác định tính khả thi thông qua phỏng vấn 30 chuyên gia và HLV Cờ vua. Các biện pháp được khảo sát với thang điểm ở 3 mức độ: Rất khả thi = 2 điểm; Khả thi = 1 điểm; Không khả thi = 0 điểm. Nguyên tắc lựa chọn: Các biện pháp phải đạt được 80% ý kiến đồng ý trở lên. Kết quả phỏng vấn trình bày tại bảng 3. Kết quả khảo sát cho thấy 5/5 nhóm biện pháp được các chuyên gia, HLV cờ vua đánh giá rất khả thi và khả thi chiếm tỷ lệ từ 91.66% trở lên. Như vậy 05 nhóm biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có đủ tính khả thi và thực tiễn. KEÁT LUAÄN Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn và xây dựng được 5 nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam, bao gồm: Nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV (8 biện pháp); Nghiên cứu đấu thủ của VĐV (4 biện pháp); Nghiên cứu sự tác động qua lại của các VĐV trong ván đấu (2 biện pháp); Chuẩn bị tâm lý trước và trong giải đấu cho VĐV (5 biện pháp); Các biện pháp khác (gồm 3 biện pháp). Các nhóm biện pháp đã được kiểm chứng lý thuyết về tính khả thi để áp dụng vào thực tiễn trong huấn luyện chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho vận động viên cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 292 LÖÏA CHOÏN BIEÄN PHAÙP NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ CHUAÅN BÒ TAÂM LYÙ CHO VAÄN ÑOÄNG VIEÂN CÔØ VUA ÑAÚNG CAÁP CAO VIEÄT NAM Tóm tắt: Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy chúng tôi tiến hành lựa chọn, xây dựng và kiểm chứng lý thuyết 05 nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ Vua đẳng cấp cao Việt Nam, gồm: Nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV (8 biện pháp); Nghiên cứu đấu thủ của VĐV (4 biện pháp); Nghiên cứu sự tác động qua lại của các VĐV trong ván đấu (2 biện pháp); Chuẩn bị tâm lý trước và trong giải đấu cho VĐV (5 biện pháp); Các biện pháp khác (gồm 3 biện pháp), góp nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam. Từ khóa: Biện pháp, cờ vua, chuẩn bị tâm lý, VĐV đẳng cấp cao. Choosing measures to improve the effectiveness of psychological preparation for Vietnamese high-level chess athletes Summary: Through regular scientific research methods, we have selected, developed and verified the theory of 05 groups of measures in order to improve the effectiveness of psychological preparation for Vietnamese high-level chess players. The groups include: Psychological development for athletes (8 measures); athletes' opponent research (4 measures); Research the interaction of athletes in the game (2 measures); Psychological preparation before and in the tournament for athletes (5 measures); Other measures (including 3 measures). It has contributed to improving the quality of training Vietnamese high-level chess athletes. Keywords: Measures, chess, psychological preparation, high-level athletes. *TS, **PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh ***ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh ****ThS, Trường Đại học Lâm Nghiệp Trần Văn Trường*; Bùi Ngọc** Đàm Công Tùng***; Nguyễn Quang San**** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Trong quá trình huấn luyện Cờ vua hiện đại, khi các VĐV Cờ vua chuyên nghiệp nhanh chóng cân bằng về trình độ chuyên môn thì các trận đấu ngày càng được diễn ra gay gắt hơn ở một cấp độ khác - đó chính là cấp độ chuẩn bị tâm lý. Khi xem xét vấn đề chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua cần phải xác định cụ thể các biện pháp nâng cao năng lực tâm lý, các biện pháp nghiên cứu nhằm hiểu rõ đối phương, tự nhận thức và nhận thức đối phương, áp dụng và phát triển các thủ pháp phản xạ. Vấn đề khoa hoc đặt ra đã được một số nhà chuyên môn trên thế giới quan tâm nghiên cứu, song ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về việc chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và có giá trị khoa học, góp phần nâng cao chất lượng công tác huấn luyện tâm lý nói riêng và hiệu quả đào tạo VĐV Cờ vua nói chung. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp toán thống kê. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học đã cho thấy, trong qui trình huấn luyện, sự chuẩn bị tâm lý cho VĐV nam và VĐV nữ có sự khác biệt và ở mỗi giai đoạn 293 Sè §ÆC BIÖT / 2020 huấn luyện hay các thời kỳ trong giai đoạn lại khác nhau do các yếu tố và mức độ tác động của môi trường tập luyện, thi đấu tác động lên các VĐV làm xuất hiện những trở ngại tâm lý khác nhau. Do đó để lựa chọn được các biện pháp đồng bộ, mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam đề tài dựa trên những căn cứ sau đây: Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của VĐV Cờ vua trong tập luyện và thi đấu; Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, giới tính của VĐV; Căn cứ vào những kết luận đánh giá thực trạng công tác huấn luyện tâm lý của các trung tâm Cờ vua cũng như sự ảnh hưởng của tâm lý đối với kết quả thi đấu của VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam; Căn cứ vào kết quả phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học TDTT, giảng viên chuyên môn. Chúng tôi lựa chọn và tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia và HLV, giảng viên có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện Cờ vua. Kết quả thu được như trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lưạ chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho Nam VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam (n = 30) Nhóm biện pháp Biện pháp Ý kiến lựa chọn Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng mi % mi % mi % Nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV Rèn luyện khả năng tập trung 25 83.33 5 16.67 0 0.00 Rèn luyện khả năng quan sát 24 80.00 4 13.33 2 6.67 Rèn luyện trí nhớ 22 73.33 5 16.67 3 10.00 Rèn luyện năng lực tư duy 26 86.67 4 13.33 0 0.00 Rèn luyện ý chí tập luyện, thi đấu của VĐV 25 83.33 5 16.67 0 0.00 Phương pháp rèn luyện định mức thời gian trong mỗi nước đi, ván đấu 28 93.33 2 6.67 0 0.00 Rèn luyện tâm lý trong tình huống Seinot 29 96.67 1 3.33 0 0.00 Nâng cao chiến thuật thi đấu trong Cờ vua 27 90.00 3 10.00 0 0.00 Nghiên cứu đấu thủ của VĐV Phân tích các ván đấu của đối thủ 28 93.33 2 6.67 0 0.00 Phân tích kết quả thi đấu của đối thủ 23 76.67 5 16.67 2 6.67 Quan sát đối thủ 22 73.33 6 20.00 2 6.67 Xác định sở trường và phong cách thi đấu của đối thủ 28 93.33 1 3.33 1 3.33 Nghiên cứu sự tác động qua lại của các VĐV trong ván đấu Trang bị kiến thức về đặc điểm tác động lẫn nhau của các đối thủ trong diễn biến ván đấu 26 86.67 2 6.67 2 6.67 Trang bị các thủ pháp tác động đến tâm lý đối thủ trong ván đấu 25 83.33 4 13.33 1 3.33 Chuẩn bị tâm lý trước và trong giải đấu cho VĐV Điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu 28 93.33 2 6.67 0 0.00 Kích thích động cơ tham gia thi đấu tích cực 27 90.00 3 10.00 0 0.00 Bồi dưỡng niềm tin cho VĐV 26 86.67 4 13.33 0 0.00 Khích lệ, động viên trước những thành công của VĐV 25 83.33 5 16.67 0 0.00 Sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, nói chuyện nhằm giải tỏa tâm lý cho VĐV 24 80.00 5 16.67 1 3.33 Sử dụng các thảo dược như nhân sâm, thuốc an thần ... 2 6.67 1 3.33 27 90.00 Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như Massage 7 23.33 8 26.67 15 50.00 Nhóm biện pháp khác Chơi các môn thể thao khác 15 50.00 14 46.67 1 3.33 Giải trí, thư giãn 18 60.00 6 20.00 6 20.00 Rèn luyện nề nếp, kỷ luật trong sinh hoạt 15 50.00 14 46.67 1 3.33 BµI B¸O KHOA HäC 294 Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lưạ choṇ các biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho Nữ VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam (n = 30) Nhóm biện pháp Biện pháp Ý kiến lựa chọn Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng mi % mi % mi % Nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV Rèn luyện khả năng tập trung 23 76.67 3 10.00 4 13.33 Rèn luyện khả năng quan sát 25 83.33 2 6.67 3 10.00 Rèn luyện trí nhớ 25 83.33 3 10.00 2 6.67 Rèn luyện năng lực tư duy 27 90.00 2 6.67 1 3.33 Rèn luyện ý chí tập luyện, thi đấu của VĐV 25 83.33 2 6.67 3 10.00 Phương pháp rèn luyện định mức thời gian trong mỗi nước đi, ván đấu 25 83.33 3 10.00 2 6.67 Rèn luyện tâm lý trong tình huống Seinot 23 76.67 3 10.00 4 13.33 Nâng cao chiến thuật thi đấu trong Cờ vua 24 80.00 1 3.33 5 16.67 Nghiên cứu đấu thủ của VĐV Phân tích các ván đấu của đối thủ 26 86.67 2 6.67 2 6.67 Phân tích kết quả thi đấu của đối thủ 23 76.67 4 13.33 3 10.00 Quan sát đối thủ 23 76.67 4 13.33 3 10.00 Xác định sở trường và phong cách thi đấu của đối thủ 25 83.33 3 10.00 2 6.67 Nghiên cứu sự tác động qua lại của các VĐV trong ván đấu Trang bị kiến thức về đặc điểm tác động lẫn nhau của các đối thủ trong diễn biến ván đấu 24 80.00 2 6.67 4 13.33 Trang bị các thủ pháp tác động đến tâm lý đối thủ trong ván đấu 26 86.67 2 6.67 2 6.67 Chuẩn bị tâm lý trước và trong giải đấu cho VĐV Điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu 25 83.33 3 10.00 2 6.67 Kích thích động cơ tham gia thi đấu tích cực 22 73.33 3 10.00 5 16.67 Bồi dưỡng niềm tin cho VĐV 26 86.67 3 10.00 1 3.33 Khích lệ, động viên trước những thành công của VĐV 25 83.33 4 13.33 1 3.33 Sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, nói chuyện nhằm giải tỏa tâm lý cho VĐV 28 93.33 2 6.67 0 0.00 Sử dụng các thảo dược như nhân sâm, thuốc an thần ... 0 0.00 2 6.67 28 93.33 Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như Massage 12 40.00 5 16.67 13 43.33 Nhóm biện pháp khác Chơi các môn thể thao khác 18 60.00 12 40.00 0 0.00 Giải trí, thư giãn 19 63.33 11 36.67 0 0.00 Rèn luyện nề nếp, kỷ luật trong sinh hoạt 17 56.67 12 40.00 1 3.33 Qua bảng 1 và bảng 2 cho thấy: Trong các nhóm biện pháp pháp đưa ra thì biện pháp sử dụng các thảo dược như nhân sâm, thuốc an thần không được các chuyên gia tán thành. Theo nghiên cứu thì trước đây đã có sử dụng biện pháp này giúp VĐV tỉnh táo hơn. Tuy nhiên những nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng chính những căng thẳng tâm lý của VĐV đã thúc đẩy và phát huy khả năng sáng tạo trong Cờ vua. Biện pháp sử dụng vật lý trị liệu như Massage 295 Sè §ÆC BIÖT / 2020 cũng không được các chuyên gia tán thành nên đề tài loại bỏ. 2. Xây dựng biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý của VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng biện pháp và hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV, đề tài tiến hành xây dựng nội dung các nhóm biện pháp. Nhóm biện pháp 1: Nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV Mục đích: Những phẩm chất tâm lý của VĐV Cờ vua bao gồm khả năng tập trung, khả năng quan sát, trí nhớ, năng lực tư duy, ý chí... đều là những năng lực tâm lý cơ bản của VĐV được phát huy ở mức cao. Nếu được huấn luyện tâm lý thường xuyên thì sẽ nâng cao được những phẩm chất tâm lý ấy. Đây chính là cơ sở cho việc chuẩn bị tâm lý trước giải đấu cho VĐV. Nội dung và cách thức thực hiện: - Sử dụng các bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát, trí nhớ, năng lực tư duy của VĐV. Trong quá trình thực hiện thường xuyên có các nhiễu tác động gây cản trở, khó khăn cho VĐV. Điều này tạo cho VĐV rèn luyện khả năng tập trung chú ý, cũng như thích ứng với các nhiễu tác động trong thi đấu thực tiễn. - Đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể trong từng giai đoạn huấn luyện cho VĐV nhằm tạo động lực, ý chí, nhắc nhở VĐV hoàn thành được nhiệm vụ tập luyện của mình. Vì vây yêu cầu mục tiêu đặt ra không nên quá khó hay quá dễ. Nếu quá khó sẽ tạo áp lực lớn cho VĐV, dễ dẫn tới căng thẳng và mệt mỏi, chán nản khi không hoàn thành được mục tiêu đề ra; Nếu quá dễ thì mục tiêu đó sẽ không trở thành động lực thúc đẩy VĐV tập luyện. - Xây dựng nội quy, quy chế cũng như thời gian biểu cho VĐV trong tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Điều này sẽ giúp VĐV rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm, tính cẩn thận trong công việc và hình thành thích ứng. - Sử dụng các bài tập có định mức thời gian cho mỗi nước đi hay các tình huống Seinot. Đó là những tình huống căng thẳng tâm lý nhất đối với VĐV Cờ vua khi mà vừa phải chịu sự tác động từ những tình huống trong ván đấu vừa phải chịu áp lực từ thời gian đem lại. Qua đó VĐV hình thành năng lực thích ứng được những áp lực tâm lý lớn mà trong thực tiễn thi đấu đem lại. - Giúp VĐV nhận thức rõ được năng lực của bản thân mình, hiểu mình mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào. Qua đó VĐV có những biện pháp Chuẩn bị tâm lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong thi đấu các môn thể thao nói chung và môn Cờ vua nói riêng BµI B¸O KHOA HäC 296 khắc phục những nhược điểm cũng như phát huy tốt hơn nữa sức mạnh của bản thân. Khi vào thực tiễn thi đấu nó sẽ giúp VĐV tự tin hơn, tránh tự ti cũng như tự kiêu trong thi đấu. Nhóm biện pháp 2: Nghiên cứu đấu thủ của VĐV Mục đích: Giúp cho VĐV hiểu rõ được trình độ, năng lực thực sự của đối thủ cũng như xác định được phong cách thi đấu, ửu điểm, nhược điểm của đối thủ. Trên cơ sở đó các HLV, VĐV tìm ra được các chiến thuật thi đấu phù hợp. Nội dung và cách thức thực hiện: - Phân tích các ván đấu của đối thủ: lựa chọn và phân tích các giải đấu, ván đấu của những đối thủ có sự tranh giành thành tích trực tiếp với mình. Số lượng ván đấu nghiên cứu một đối thủ ít nhất khoảng 15 đến 20 ván đấu. - Phân tích kết quả thi đấu của đối thủ: Khi phác hoạ tính cách cá nhân của VĐV Cờ vua thì thông tin nhiều nhất có được là phân tích chuyên biệt những kết quả đã đạt được của họ trong các giải đấu. Trước tiên chúng ta sử dụng kết quả so sánh được chỉ ra trong các giai đoạn thi đấu, sau đó nghiên cứu phản ứng trong những thất bại, cũng như đặc điểm lối chơi của các đấu thủ có sức mạnh khác nhau (so với “nhóm đứng đầu”, “nhóm trung bình” và nhóm “tốp cuối”). Phương pháp tích kết quả có lợi ích không chỉ khi nghiên cứu người khác, mà còn có triển vọng để hiểu biết sự thay đổi kết quả lối chơi của chính bản thân mình. Hơn nữa, những dữ liệu nhận được trong quá trình phân tích giúp cho VĐV Cờ vua tự nhận thức về bản thân. - Quan sát đối thủ: Khi quan sát đấu thủ cần lưu ý đến các nội dung: tiếng gõ khi di chuyển quân cờ và bấm đồng hồ, không ngừng đề nghị hòa, cố ý ghi vào biên bản nước đi yếu, trong khi đó lại suy nghĩ về nước đi khác v.v Phương pháp quan sát khoa học luôn cần thiết để đánh giá khách quan về đối phương. Qua những dữ liệu thu được có thể hiểu rõ hơn về mức độ sẵn sàng của VĐV Cờ vua, trạng thái cảm xúc của đấu thủ, thậm chí dự đoán cả ý đồ của đấu thủ. - Xác định sở trường và phong cách thi đấu của đối thủ: Cần xác định rõ đối thủ sử dụng các khai cuộc sở trường nào, thiên về chiến lược hay chiến thuật, chơi tốt ở giai đoạn nào của ván cờ, thích sử dụng Mã hay Tượng trong ván đấu v.v... Nhóm biện pháp 3: Nghiên cứu sự tác động qua lại của các VĐV trong ván đấu Mục đích: Giúp cho VĐV hiểu rõ được những diễn biến tâm lý, những nhiễu tác động từ bên ngoài cũng như từ trực tiếp đối thủ của mình mang lại. Từ đó VĐV có thể đưa ra những giải pháp khắc phục và tránh được các sốc tâm lý trong thi đấu. Nội dung và cách thức thực hiện: - Trang bị kiến thức về đặc điểm tác động lẫn nhau của các đối thủ trong diễn biến ván đấu. - Trang bị các thủ pháp tác động đến tâm lý đối thủ trong ván đấu: Trang bị cho VĐV những kỹ năng, kỹ xảo, tiểu xảo thường gặp trong thi đấu và các giải pháp khắc phục các tiểu xảo đó. Nhóm biện pháp 4: Chuẩn bị tâm lý trước và trong giải đấu cho VĐV Mục đích: Do đặc trưng trình độ, cá tính, thái độ, tình cảm, động cơ ...không giống nhau dẫn đến tâm lý VĐV trước giải đấu, ván đấu không giống nhau. Vì thế HLV phải đánh giá chính xác tâm lý VĐV, nắm rõ năng lực tâm lý, ưu thế, hạn chế của VĐV, từ đó HLV có các giải pháp phù hợp tác động đến tâm lý VĐV. Nội dung và cách thức thực hiện: - Điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu: Cần xác định xem tâm lý VĐV đang ở trạng thái nào trước khi thi đấu. Sốt xuất phát, thờ ở hay sẵn sàng thi đấu. - Kích thích động cơ tham gia thi đấu tích cực. - Bồi dưỡng niềm tin cho VĐV. - Khích lệ, động viên trước những thành công của VĐV. - Sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, nói chuyện nhằm giải tỏa tâm lý cho VĐV. Nhóm các biện pháp khác: Mục đích: Giải tỏa strees, giúp VĐV hồi phục nhanh dựa trên cơ sở của lý thuyết hồi phục tích cực. Nội dung và cách thức thực hiện: - Chơi các môn thể thao khác: Sau mỗi buổi tập, ván đấu, HLV tổ chức cho VĐV chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, vui vẻ như đá cầu. - Giải trí, thư giãn bằng các biện pháp như tham quan, dạo chơi tại các địa điểm tách rời môi trường thi đấu. - Rèn luyện nề nếp, chế độ sinh hoạt khoa học. Lưu ý: Các biện pháp này cần phải được thực 297 Sè §ÆC BIÖT / 2020 hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình huấn luyện. 3. Kiểm chứng lý thuyết các biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam Chúng tôi xác định tính khả thi thông qua phỏng vấn 30 chuyên gia và HLV Cờ vua. Các biện pháp được khảo sát với thang điểm ở 3 mức độ: Rất khả thi = 2 điểm; Khả thi = 1 điểm; Không khả thi = 0 điểm. Nguyên tắc lựa chọn: Các biện pháp phải đạt được 80% ý kiến đồng ý trở lên. Kết quả phỏng vấn trình bày tại bảng 3. Kết quả khảo sát cho thấy 5/5 nhóm biện pháp được các chuyên gia, HLV cờ vua đánh giá rất khả thi và khả thi chiếm tỷ lệ từ 91.66% trở lên. Như vậy 05 nhóm biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có đủ tính khả thi và thực tiễn. KEÁT LUAÄN Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn và xây dựng được 5 nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam, bao gồm: Nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV (8 biện pháp); Nghiên cứu đấu thủ của VĐV (4 biện pháp); Nghiên cứu sự tác động qua lại của các VĐV trong ván đấu (2 biện pháp); Chuẩn bị tâm lý trước và trong giải đấu cho VĐV (5 biện pháp); Các biện pháp khác (gồm 3 biện pháp). Các nhóm biện pháp đã được kiểm chứng lý thuyết về tính khả thi để áp dụng vào thực tiễn trong huấn luyện chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Nguyễn Hồng Dương (2015), Giáo trình Cờ vua, Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Dlôtnhic (1996), Cờ vua: Khoa học - Kinh nghiệm - Trình độ, Nxb TDTT, Hà Nội, Dịch: Đàm Quốc Chính. 3. Ia.B. Extrin (1995), Lý thuyết thực hành Cờ vua, (Dịch: Phùng Duy Quang), Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Krogius N.V (1981), Chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua, (Dịch: Đặng Văn Dũng), Nxb TDTT, Matxcơva. 5. Panus Vichto Griôrevich (2001), “Cờ vua như một phương tiện phát triển tâm lý vận động cho trẻ em liệt não”, Luận án tiến sỹ KHGD, Học viện TDTT Quốc gia Nga - Mátxcơva. (Bài nộp ngày 16/11/2020, phản biện ngày 26/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020 Chịu trách nhiệm chính: Trần Văn Trường Email: truong.cv29@gmail.com) Bảng 3. Kết quả khảo sát tính khả thi và thực tiễn của các biện pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị tâm lý cho VĐV Cờ vua đẳng cấp cao Việt Nam (n=30) TT Các nhóm biện pháp Số người lựa chọn Tổng điểm Tỉ lệ % Rất khả thi (2 điểm) Khả thi (1 điểm) Không khả thi (0 điểm) mi mi mi 1 Nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV 29 1 0 59 98.33 2 Nghiên cứu đấu thủ của VĐV 27 3 0 57 95.00 3 Nghiên cứu sự tác động qua lại của các VĐVtrong ván đấu 26 4 0 56 93.33 4 Chuẩn bị tâm lý trước và trong giải đấu cho VĐV 28 2 0 58 96.66 5 Nhóm biện pháp khác 25 5 0 55 91.66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflua_chon_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_chuan_bi_tam_ly_cho_van.pdf
Tài liệu liên quan