Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020

Mục Lục Phần thứ nhất : các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển I. Vị trí địa lý, địa hình 3 II. Tài nguyên thiên nhiên 3 1. Tài nguyên đất 3 2. Khí hậu, thuỷ văn 5 3. Tài nguyên rừng 6 4. Khoáng sản 7 5. Tiềm năng du lịch 7 III. Nguồn nhân lực 8 Phần thứ hai :Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2004 11 I. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp 11 1. Tốc độ tăng trưởng GDP 11 2. GDP bình quân đầu người 12 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13 4. Kinh tế đối ngoại 14 4.1. Xuất nhập khẩu. 4.2. Các hoạt động khác 5. Đầu tư phát triển 16 6.Thu, chi ngân sách 16 II. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản 18 1. Nông nghiệp 18 1.1. Trồng trọt. 1.2. Chăn nuôi. 2. Lâm nghiệp 24 3. Thuỷ sản 26 III. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 27 IV. Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 30 1. Xây dựng cơ bản 30 2. Mạng lưới giao thông 30 3. Bưu chính viễn thông 32 V. thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng 33 1. Hoạt động thương mại 33 2. Về du lịch 34 3. Tài chính, ngân hàng 35 VI. Văn hoá - thể thao, giáo dục- đào tạo, y tế 36 1. Văn hoá - thể thao 36 2. Giáo dục - đào tạo 37 3. Y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân 40 VII. an ninh, quốc phòng 41 VIII. Một số nhận định chung 43 1. Về xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh (có so sánh với cả nước và vùng trong thời điểm hiện nay) 43 2. Một số biến động kinh tế- xã hội khi có thuỷ điện Sơn La 45 3. Những lợi thế và hạn chế 46 3.1. Lợi thế so sánh 3.2. Hạn chế Phần thứ ba : định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh sơn la thời kỳ 2006 - 2020 49 I. Bối cảnh thế giới, trong nước 49 1. Xu thế hội nhập 49 2. Xu hướng phát triển cả nước 51 3. Xu hướng phát triển của vùng TDMN phía Bắc 52 II. quan điểm phát triển 54 III. Mục tiêu phát triển 54 1. Mục tiêu tổng quát 54 2. Một số mục tiêu cụ thể 55 2.1. Mục tiêu kinh tế. 2.2. Mục tiêu phát triển xã hội. 2.3. Mục tiêu về môi trường. IV. Lựa chọn phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 56 V. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực 61 1. Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 61 2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 71 3. Giao thông, vận tải và bưu chính viễn thông 76 4. Các ngành dịch vụ 79 5. Tài chính, ngân hàng 81 6. Giáo dục - đào tạo 82 6.1. Giáo dục. 6.2. Đào tạo. 7. Y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân 87 8. Văn hoá, thể dục thể thao 89 9. An ninh, quốc phòng 91 10. Gắn phát triển kinh tế với phát triển bền vững 92 VI. Định hướng quy hoạch phát triển theo lãnh thổ 94 1. Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6 - vùng động lực kinh tế của tỉnh 94 2. Vùng kinh tế dọc Sông Đà 96 3. Vùng cao biên giới 98 4. Các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến 99 VII. quy hoạch các khu tái định cư cho thuỷ điện Sơn La và các thuỷ điện khác và sắp xếp điều chỉnh dân cư trên địa bàn tỉnh 100 VIII. điều chỉnh địa giới hành chính và Quy hoạch phát triển đô thị gắn với khu công nghiệp 103 1. Quy hoạch điều chỉnh địa giới hành chính 103 1.1 Huyện Sốp Cộp 1.2. Huyện Mộc Châu 1.3. Huyện Mường La. 1.4. Huyện Mai Sơn 1.5. Thị xã Sơn La. 2. Quy hoạch khu đô thị mới và các trung tâm cụm xã 104 IX. Một số chương trình và dự án ưu tiên đầu tư 105 1. Công nghiệp - xây dựng 105 2. Hệ thống điện 105 3. Nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi 105 4. Hệ thống đường giao thông 105 5. Phát triển du lịch - dịch vụ - đô thị 106 6. Văn hoá - xã hội - y tế - giáo dục 106 Phần thứ tư : một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 113 I. Tổ chức thực hiện Quy hoạch 113 2. Phát triển nguồn nhân lực 113 3. Giải pháp về vốn 114 4. Tăng cường chính sách thị trường 116 5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 117 Phần thứ năm : Kết luận và một số kiến nghị 118

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa đóng tàu tại cảng Tà Hộc. - Khai thác tài nguyên: Mỏ than, rừng gỗ tre thuộc vùng ngập của 17 xã thuộc 3 huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu. - Xây dựng 6 cầu cứng qua Sông Đà phục vụ cho việc xây dựng thuỷ điện Sơn La và phát triển kinh tế vùng (cầu Tạ Khoa, 3 cầu Pá Vinh, cầu Pá Uôn và cầu Vạn Yên). - Xây dựng 4 trung tâm cụm xã ven hồ: Vạn Yên, Mường Khoa, Tà Hộc, Chiềng Hoa. - Quy hoạch xây dựng mở rộng thị trấn huyện Mường La và chuẩn bị cơ sở hạ tầng để giải phóng mặt bằng công trường thuỷ điện Sơn La với quy mô hơn 2.000 ha và trên 3 vạn người. - Xây dựng huyện lỵ Quỳnh Nhai chuyển đến địa điểm mới tại Phiêng Lanh (Thuận Châu), quy mô 600 ha với 2.000 dân. + Phát triển thương mại - dịch vụ: - Xây dựng các đội vận tải thuỷ trên sông có công suất tải lớn để phục vụ cho thuỷ điện Sơn La. - Xây dựng các điểm dịch vụ như chợ, cửa hàng ở các xã ven sông tập trung ở trung tâm cụm xã để trao đổi buôn bán hàng hoá. - Xây dựng nhà nổi dân tộc, tàu du lịch phục vụ khách du lịch trên sông từ Hoà Bình đến Sơn La. + Hoàn hành công tác di dân trong cốt ngập 218m đến năm 2010 với 12.479 hộ, khoảng 7 vạn người của Thuỷ điện Sơn La và khoảng 320 hộ của thuỷ điện Nậm Chiến và Huổi Quảng, trong đó: Bố trí di chuyển vén dân khỏi cốt ngập (Tái định cư tại chỗ) lòng hồ thuỷ điện Sơn La 2.200 hộ với 11.000 người chiếm 17,5% số dân di chuyển trong 17 xã ngập của 3 huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai; thuỷ điện Nậm Chiến 236 hộ, thuỷ điện Huổi Quảng 80 hộ. - Điều chỉnh phương hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc củng cố, sắp xếp lại dân cư với phương châm: củng cố phát triển vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho việc triển khai xây dựng thủy điện Sơn La. Địa bàn trọng điểm là huyện Phù Yên (dự án 747 giai đoạn II), Mường La và một số địa bàn tái định cư khi xây dựng thuỷ điện Sơn La. Hình thành rõ chuỗi đô thị dọc sông Đà tại các địa bàn: Vạn Yên, Tà Hộc, Tạ Khoa, Phiêng Tìn, Ít Ong, Tạ Bú, Mường Bú, Pá Uôn và một số xã là "vệ tinh" của công trường thuỷ điện Sơn La. - Tiếp tục triển khai chương trình ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng sông Đà; chuyển mạnh vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình sang sản xuất hàng hoá. Đặc biệt đưa công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào địa bàn nông thôn. + Xây dựng dự án tổng thể hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà: lấy trồng rừng kinh tế tập trung là chính kết hợp trồng rừng phòng hộ và khoanh nuôi tái sinh; phấn đấu nâng độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 40% đến 45%, năm 2010 đạt 60%. Thực hiện phương thức nông - lâm kết hợp, vừa trồng rừng phòng hộ với trồng cây ăn quả, rừng kinh tế, chăn nuôi đại gia súc, sản xuất lương thực, thực phẩm; triển khai phương án phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản lòng hồ gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản. Tổ chức lại mạng lưới, khai thác có hiệu quả giao thông đường thuỷ vùng hồ sông Đà, phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch trên sông. + Củng cố hệ thống kết cấu hạ tầng đã xây dựng, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các công trình. Tiếp tục thực hiện chương trình 747 giai đoạn II. + Cùng với các bộ ngành TW trước mắt làm tốt công tác chuẩn bị cho lễ khởi công và thi công xây dựng thuỷ điện Sơn La mà nội dung chủ yếu là: triển khai thực hiện dự án bố trí, sắp xếp lại dân cư tái định canh định cư, sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất toàn diện, bền vững, chuẩn bị tốt các điều kiện như: xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hệ thống dịch vụ cho sản xuất, đời sống trước, trong và sau khi hoàn thành xây dựng thuỷ điện Sơn La. 3. Vùng cao biên giới Bao gồm 71 xã và 2 thị trấn thuộc địa bàn của các huyện biên giới Sông Mã, Sốp Cộp, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu và 1 phần số xã của huyện Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, trong đó có 20 xã biên giới Việt- Lào, các xã thuộc vùng III đặc biệt khó khăn… Định hướng phát triển Cơ cấu kinh tế vùng được xác định là: Nông lâm nghiệp, Công nghiệp và dịch vụ. Phương hướng phát triển chính: Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ (tập trung vùng trâu giống), trồng rừng kinh tế kết hợp bảo vệ rừng phòng hộ, và rừng đặc dụng quốc gia (Sốp Cộp); phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn, chủ yếu là chế biến, bảo quản nông lâm sản, khai thác khoáng sản, đưa điện về nông thôn, ổn định định canh định cư, bảo vệ tốt an ninh vùng biên giới Việt - Lào; chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, đất sản xuất, ngành nghề sản xuất để tiếp nhận đồng bào tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La một cách tốt nhất. - Giải quyết những vấn đề bức xúc về đời sống xã hội: xoá đói, giảm nghèo, định canh định cư, nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở... và thực hiện việc chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá, phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng dược liệu, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Đặc biệt chú trọng địa bàn sản xuất xây dựng nương định canh với phương châm "Chung sống với đất dốc". - Đầu tư đồng bộ, hiệu quả các địa bàn trọng điểm huyện Sông Mã, các xã vùng cao biên giới huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn; địa bàn 20 xã biên giới, các cụm cửa khẩu Lóng Sập, Chiềng Khương, Nà Cài. Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, các xã là cơ sở cách mạng. - Xúc tiến mạnh các dự án định canh - định cư; dồn lực đầu tư đồng bộ cho 13 xã khó khăn nhất. Hình thành rõ các điểm động lực ở từng địa bàn. Đến năm 2005 giải quyết dứt điểm tình trạng di dịch cư tự do, cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư. - Tăng tỷ lệ đầu tư xây dựng cho các xã vùng III, vùng đặc biệt khó khăn thông qua các chương trình dự án giảm nghèo, chương trình 135 đầu tư cơ sở hạ tầng, định canh định cư, trung tâm cụm xã, đào tạo cán bộ, đồng thời lồng ghép để tháo gỡ những khó khăn về kết cấu hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, các công trình phúc lợi công cộng (trường học, trạm khuyến nông, trạm xá xã, phát thanh truyền hình...). - Xây dựng thế trận an ninh quốc phòng toàn dân, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Thu hẹp những nhân tố có thể gây mất trật tự ổn định chính trị, nghiêm trị những hành vi lợi dụng việc truyền đạo, học đạo trái phép, gây mất trật tự an toàn xã hội, trái với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phương hại đến tình đoàn kết các dân tộc, bảo vệ vững chắc ổn định đường biên giới Việt - Lào. 4. Các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến - Vùng chè tập trung, chè đặc sản Mộc Châu và vùng chè Kim Chung, Phiêng Khoài (Yên Châu) 5000ha; và vùng chè Tà Xùa (Bắc Yên); Vùng 5 Mường (Phù Yên); Chiềng Sung, Tô Hiệu, Phiêng Cằm (Mai Sơn); Co Mạ, Phỏng lái (Thuận Châu), Ngọc Chiến (Mường La). - Vùng mía tập trung 3.500 ha: Chiềng Mung, Chiềng Bằng, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Ban (Mai Sơn); Chiềng On, Yên Sơn, Chiềng Sàng (Yên Châu). - Vùng cà phê 5.000 - 5.500 ha: Hua La, Chiềng Ngần, Chiềng Cọ, Chiềng Đen (Thị xã); Vùng cà phê các xã dọc Sông Mã; Chiềng Pấc, Tông Lệnh, Tông Cọ (Thuận Châu). - Vùng dâu tằm 1.500 ha: Chiềng Xôm, Chiềng Ngần (Thị xã); Chiềng Mung, Hát Lót, Mường Bon (Mai Sơn); Mường Sang, Phiêng Luông, Lóng Sập (Mộc Châu), Phỏng Lái (Thuận Châu). -Vùng nguyên liệu tinh bột sắn 9.000 - 10.000 ha: Mai Sơn, Yên Châu, Thuận Châu, Sông Mã, Sốp Cộp. - Vùng cây ăn quả tập trung 25.000 - 30.000 ha: Nhãn, vải, cây có múi (Sông Mã); táo, lê, hồng, đào (Mộc Châu); chuối, xoài, (Yên Châu); sơn tra (Mường La,...) - Măng tre xuất khẩu 5.000 ha: Sông Mã, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La. - Vùng rừng kinh tế tập trung (nguyên liệu bột giấy): 200.000 ha gồm các xã dọc sông Đà, dọc quốc lộ 6, 43,37 và dọc đường tỉnh lộ 105, 107, 108, 106... - Vùng chăn nuôi bò sữa 30.000 con, tập trung ở Mộc Châu, Mai Sơn, Thị Xã. - Vùng sản xuất gạo nếp thơm hàng hoá và xuất khẩu 3000 ha: Mường Chanh (Mai Sơn), Thôm Mòn (Thuận Châu), Quang Huy (Phù Yên), Sốp Cộp, Mường Và, Mường Lạn (Sốp Cộp). - Vùng trâu, bò giống tập trung sản xuất hàng hoá chất lượng cao: bò sữa 300 con/năm (Mộc Châu); Trâu, bò thịt 10.000 con/năm tập trung ở 8 xã vùng trong huyện Sốp Cộp; Chiềng Khay, Mường Giôn (Quỳnh Nhai); Nậm Giôn, Ngọc Chiến (Mường La); Mường É, Phỏng lái (Thuận Châu). - Quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản trên Sông Đà: 7.000 - 10.000 ha (của 5 huyện vùng dọc sông). VII. quy hoạch các khu tái định cư cho thuỷ điện Sơn La và các thuỷ điện khác và sắp xếp điều chỉnh dân cư trên địa bàn tỉnh - Khẩn trương đẩy nhanh công tác tái định cư thuỷ điện Sơn La theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004. Chú trọng xây dựng hoàn chỉnh cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế...), đất đai cho sản xuất và đất ở để tiếp nhận dân thuộc diện phải di chuyển của dự án thuỷ điện Sơn La, bảo đảm khi đến nơi ở mới nhanh chóng hoà nhập và có cuộc sống, điều kiện phát triển sản xuất của dân tốt hơn nơi ở cũ, đồng thời tạo điều kiện cho dân địa phương sở tại cùng phát triển bền vững, bình đẳng như nhau: theo phương án thuỷ điện đặt tại Pá Vinh (Mường La) với cốt ngập 215 - 218m sẽ ảnh hưởng tới 17 xã với 164 bản của 3 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Mường La. Dự kiến số lượng di chuyển đến năm 2010 khoảng 12.479 hộ, với khoảng 7 vạn người theo quy hoạch địa bàn tiếp nhận trong tỉnh như sau: + Huyện Mộc Châu: gồm 13 khu, 28 điểm, tiếp nhận khoảng 1.651 hộ ở 13 xã (Chiềng khoa, Chiềng Sơn, Chiềng Yên, Vân Hồ, Tà Lại, Tân Lập, Suối Bàng, Quy Hướng, Tân Hợp, Phiêng Luông, Mường Men, Hua Păng) và Nông trường Cờ Đỏ. Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1 -1,5 ha đất nông nghiệp, 0,5-1 ha đất cây lâu năm, 0,5-1 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Mai Sơn: gồm 13 khu, 36 điểm, tiếp nhận 1565 hộ, ở 13 xã (Cò Nòi, Mường Bằng, Phiêng Cằm, Mường Bon, Phiêng Pằn, Chiềng Sung, Chiềng Mung, Hát Lót, Chiềng Dong, Chiềng Chung, Chiêng Lương, Chiềng Chăn, Chiềng Mai). Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1,5 đến 2 ha đất nông nghiệp, 2-2,5 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Sông Mã: gồm 5 khu, 17 điểm, tiếp nhận 830 hộ, ở 5 xã (Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Mường Hung và trung tâm Lâm trường Sông Mã). Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1,2 đến 1,6 ha đất nông nghiệp, 1,5-2 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Sốp Cộp: gồm 5 khu, 19 điểm, tiếp nhận 885 hộ, ở 5 xã (Púng Bánh, Mường Và, Mường Lạn, Dồm Cang, Sốp Cộp). Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1,2 đến 1,7 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,2-0,3 ha đất lúa), 2-2,5 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Yên Châu: gồm 7 khu, 16 điểm, tiếp nhận 750 hộ ở 7 xã (Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng Khoi, Yên Sơn, Mường Lựm, Chiềng Hặc, Tú Nang). Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1,0 đến 1,5 ha đất nông nghiệp, 2-2,5 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Bắc Yên: gồm 4 khu, 7 điểm, tiếp nhận 350 hộ ở 4 xã (Tà Xùa, Phiêng Côn, Hồng Ngài, Pắc Ngà). Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1,0 đến 1,3 ha đất nông nghiệp, 0,7-1 ha đất trồng cây lâu năm , 2,5-4 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Thị Xã Sơn La: gồm 4 khu, 9 điểm, tiếp nhận 470 hộ, ở 4 xã (Chiềng Cọ, Chiềng Sinh, Chiềng Ngần, Chiềng Đen). Bình quân mỗi hộ TĐC được cấp từ 1,2 đến 1,4 ha đất nông nghiệp, 0,5-0,7 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Quỳnh Nhai: gồm 9 xã, 30 điểm, tiếp nhận 2020 hộ, ở 9 xã (Cà Nàng, Mường Giôn, Chiềng Khay, Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Giàng, Phiêng Lanh, thị trấn Thuận Châu, Mường Sai, Nậm Ét, Chiềng ơn), trong đó có 560 hộ ở thị trấn Phương Lanh, 1460 hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1 đến 1,5 ha đất nông nghiệp, 3-5 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Thuận Châu: gồm 16 khu, 39 điểm, tiếp nhận 1677 hộ, ở 16 xã (Mường Khiêng, Bó Mười, Chiềng Pha, Phỏng Lái, Chiềng Bôm, Tông Lệnh, Liệp Tè, Tòng Cọ, Long Hẹ, Bon Phặng, Nậm Lầu, Chiềng Ly, Chiềng Ngàm, Nong Lay, Co Mạ, Mường É). Bình quân mỗi hộ tái định cư được cấp từ 1,2 đến 1,5 ha đất nông nghiệp, 1,5-2 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. + Huyện Mường La: gồm 7 khu, 17 điểm, tiếp nhận1360 hộ, ở 7 xã (Hua Trai, Nậm Dôn, Chiềng Lao, Mường Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Ngọc Chiến). Bình quân mỗi hộ TĐC được cấp từ 1,2 đến 1,5 ha đất nông nghiệp, 0,5-1 ha đất rừng và đồng cỏ chăn nuôi. Như vậy trên địa bàn tỉnh Sơn La có 10 vùng, 83 khu với 218 điểm tái định cư có khả năng bố trí được 11.787 hộ tái định cư tập trung, ngoài ra có thể thực hiện tái định cư xen ghép hoặc tự di chuyển khoảng 692 hộ, đạt 100% yêu cầu di chuyển bắt buộc. Trước mắt thực hiện tốt thiết kế lập dự án đầu tư xây dựng mẫu điểm toàn diện tại xã Tân Lập (Mộc Châu) 400 hộ. Với phương hướng phát huy các lợi thế từng nơi mà chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá, đồng thời tăng cường đào tạo, chuyển đổi một phần ngành nghề cho đồng bào từ nông lâm nghiệp thuần tuý sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, du lịch… Kế hoạch di chuyển dân tái định cư như sau: * Thuỷ điện Sơn La Năm 2004: Đã thực hiện di chuyển 481 hộ ra khỏi mặt bằng công trình thuỷ điện thuộc xã It Ong (trong đó di chuyển về Tân Lập (Mộc Châu): 390 hộ, Mường Chùm huyện Mường La: 63 hộ và 8 hộ di chuyển xen ghép tại xã Ít Ong và 20 hộ tự nguyện di chuyển trong nội huyện. Năm 2005: Di chuyển 2.208 hộ nằm trong cốt ngập ngăn sông 140 m của huyện Quỳnh Nhai và Mường La. Năm 2006-2007: di chuyển 8.000-8.500 hộ nằm trong cốt ngập ngăn sông 215 m (khi đó đập hoàn thành 50%, phát điện tổ máy số 1) bố trí xong tái định cư. Năm 2008-2009: di chuyển số dân trong vùng ngập lên trên cốt an toàn 215 m, khoảng gần 2.000 hộ * Thuỷ điện Nậm Chiến và Huổi Quảng: 2005 - 2006: Di chuyển 236 hộ ở xã Ngọc Chiến. 2007- 2008: Di chuyển 80 hộ ở Chiềng Lao. - Tập trung rà soát quy hoạch sắp xếp điều chỉnh lại dân cư ổn định định canh định cư những bản nhỏ lẻ ở rải rác, phân tán, thiếu điều kiện sản xuất, nơi ô nhiễm môi trường, ở rừng đặc dụng, gần đường biên giới... theo quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010 với tổng số 2942 hộ, 151 bản của 69 xã trên địa bàn 10 huyện, vận động chuyển đến nơi ở mới thuận lợi gần đường giao thông, đảm bảo hành lang an ninh biên giới, có điều kiện sản xuất, thành các cụm bản để thuận lợi cho đầu tư kết cấu hạ tầng. - Tiếp tục ổn định dân vùng lòng hồ sông Đà thuỷ điện Hoà Bình. VIII. điều chỉnh địa giới hành chính và Quy hoạch phát triển đô thị gắn với khu công nghiệp 1. Quy hoạch điều chỉnh địa giới hành chính Cần quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp: huyện, xã để thuận lợi cho việc quản lý hành chính nhà nước cho phù hợp với việc sắp xếp điều chỉnh dân cư, tái định cư công trình thủy điện Sơn La. 1.1 Huyện Sốp Cộp - Tách xã Mường Và thành 2 xã (Mường Và và Nà Khoang). - Tách xã Mường Lạn thành 2 xã (Mường Lạn và Nà Khi). 1.2. Huyện Mộc Châu: Tách thành 2 đơn vị hành chính (huyện Mộc Châu và Thị xã Mộc Châu). - Huyện Mộc Châu sau khi tách gồm 15 xã: Vân Hồ, Chiềng Yên, Lóng Luông, Chờ Lồng, Xuân Nha, Chiềng Khoa, Tô Múa, Hu Păng, Nà Mường, Tà lại, Tân Hợp, Suối Bàng, Mường Men, Quy Hướng, Liên Hoà, Song Khủa, Quang Minh, Mường Tè. Trung tâm hành chính huyện đóng tại Phiêng Luông (hoặc xã Lóng Luông). - Thị xã Mộc Châu sau khi tách ra gồm 2 thị trấn và 7 xã: Thị trấn Mộc Châu, Thị trấn nông trường Mộc Châu và các xã: Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc, Chiềng Sơn, Tân Lập, Lóng Sập, Chiềng Khừa và một phần xã Phiêng Luông. Trung tâm hành chính chính trị của thị xã được đặt tại km 83. 1.3. Huyện Mường La: Sau khi nhận thêm 3 xã của huyện Thuận Châu sẽ có quy mô huyện là 18 xã, 2 thị trấn (trung tâm huyện và công trường thuỷ điện Sơn La), tổng diện tích tự nhiên: 161.275 ha. 1.4. Huyện Mai Sơn: Tách thành thị xã Hát Lót và huyện Mai Sơn - Huyện Mai Sơn gồm: 10 xã (Chiềng Chung, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn, Nà ớt, Chiềng Ve, Chiềng Kheo, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Mường Chanh); với tổng diện tích tự nhiên: 71.184 ha. Trung tâm huyện Mai Sơn tại xã Chiềng Mai. - Thị xã Hát Lót gồm: 10 xã, thị trấn (Mường Bằng, Tà Hộc, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Lương, Chiềng Chăn, Chiềng Sung, thị trấn Hát Lót, một phần đất xã Chiềng Ban và Hát Lót) với tổng diện tích tự nhiên: 75.842 ha. Trung tâm thị xã từ dốc Mường Hồng đến ngã ba Cò Nòi. * Điều chỉnh địa giới các xã của thị xã Hát Lót: - Thành lập xã Nà Bó có quy mô 8.448 ha với 19 bản, tiểu khu, trung tâm xã đặt tại bản Nà Bó. Trên cơ sở cắt chuyển đất đai, dân số của 3 xã: xã Hát Lót chuyển 4.907 ha, 7 bản, 3 tiểu khu; xã Tà Hộc chuyển 2.743 ha, 8 bản; xã Chiềng Chăn: chuyển 798 ha - 1 bản. - Xã Hát Lót: có quy mô diện tích 3.366 ha với 29 bản, 5 tiểu khu. - Xã Tà Hộc: có quy mô diện tích: 9.023 ha với 11 bản. - Xã Chiềng Chăn: có quy mô diện tích 5.351 ha với 14 bản. 1.5. Thị xã Sơn La Nhập thêm xã Chiềng Mung và một phần đất của xã Hát Lót, Chiềng Ban của huyện Mai Sơn (diện tích nhập thêm là 4.000 ha), nâng cấp lên thành phố Sơn La (đô thị loại III) vào năm 2008. 2. Quy hoạch khu đô thị mới và các trung tâm cụm xã * Quy hoạch Tam giác phát triển kinh tế Thị xã - Mai Sơn – Mường La Xây dựng vùng tam giác trở thành trung tâm phát triển kinh tế, hành chính, đô thị của Tỉnh, làm động lực lôi kéo các địa phương khác trong tỉnh cùng phát triển, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. * Quy hoạch các khu đô thị mới: - Xây dựng thị xã Sơn La thành thành phố Sơn La vào 2008 (đô thị loại III), đồng thời xây dựng các khu đô thị mới: Chiềng Ngần - Chiềng An, Chiềng Sinh, Chiềng Cơi - Hua La. - Nâng quy mô thị trấn Hát Lót huyện Mai Sơn, thị trấn Mộc Châu lên đô thị loại IV và thành thị xã Mộc Châu vào năm 2007. - Xây dựng thị trấn Mường La (Công trường thuỷ điện Sơn La) và thị trấn Sốp Cộp. - Quy hoạch và xây dựng thị trấn mới của Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh (Mường Giàng). * Bổ sung quy hoạch trung tâm cụm xã - Rà soát bổ sung quy hoạch 45 trung tâm cụm xã toàn tỉnh, trong đó có 12 trung tâm cụm xã trọng điểm: Quy hoạch trung tâm cụm xã lên thành thị trấn gồm trung tâm cụm xã Chiềng Khương, Mường Lầm (Sông Mã), Phỏng Lái, Cò Mạ, Tông Lệnh (Thuận Châu), Chiềng Ve, Tô Múa (Mộc Châu); Gia Phù, Mường Cơi (Phù Yên); Phiêng Khoài (Yên Châu); Cò Nòi, Chiềng Ban (Mai Sơn). - Rà soát bổ sung quy hoạch 154 xã, trong đó rà soát bổ sung quy hoạch cho 143 trung tâm các xã, có 93 xã cần được quy hoạch lại khu trung tâm. ix. Một số chương trình và dự án ưu tiên đầu tư 1. Công nghiệp - xây dựng Các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng thường có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nguồn vốn lớn, vì vậy thường được Trung ương đầu tư. Hai dự án lớn nhất là Dự án thủy điện Sơn La và dự án Nhà máy xi măng nghiền clinke 1,2 triệu tấn được đầu tư từ nguồn vốn của Trung ương. Đây là 2 nhà máy ưu tiên số một trong giai đoạn tới, cùng với một số nhà máy chế biến nông sản như: Nhà máy chế biến hoa quả, nhà máy chế biến thịt, nhà máy chế biến cà phê… Bên cạnh đó, các nhà máy gạch tuynel, nhà máy phân vi sinh cũng được ưu tiên đầu tư phục vụ xây dựng và sản xuất nông nghiệp… Các dự án xây dựng mới, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp các thị tứ, thị trấn, khu đô thị mới… cũng là những dự án cần thiết thực hiện. 2. Hệ thống điện Ngoài dự án thuỷ điện Sơn La đã được đề cập ở trên, Sơn La còn tiếp tục đầu tư vốn để nâng cấp, cải thiện hệ thống lưới điện gồm hệ thống đường điện và hệ thống các trạm biến thế. Bên cạnh đó, Sơn La còn xây dựng một số nhà máy thuỷ điện khác như suối Chim, suối Sập, Xím Vàng (Bắc Yên), Huổi Quảng, Nậm Chiến (Mường La). 3. Nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi Mục tiêu cơ bản của các dự án đầu tư ngành nông nghiệp là tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi để cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây trồng, xây dựng một số nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu tập trung nhằm từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Một số dự án đáng kể và quan trọng là thuỷ lợi và thuỷ điện Kéo Bắc (huyện Sông Mã), dự án trồng rừng nguyên liệu chế biến gỗ và giấy, các nhà máy chế biến nông sản như nước hoa quả, chế biến sắn, nhãn, măng… 4. Hệ thống đường giao thông Hệ thống đường giao thông trong thời gian tới được nâng cấp cải tạo mạnh mẽ nhằm phục vụ tốt nhất hoạt động sản xuất, kinh doanh và đi lại của dân cư. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống giao thông trong giai đoạn 2004 – 2020 dự kiến xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. Các dự án lớn được kể đến là dự án nâng cấp Quốc lộ 6, nâng cấp đường tỉnh lộ 105, cầu cứng qua bến phà Vạn Yên, đường Sốp Cộp - Dồm Cang – Púng Bánh… 5. Phát triển du lịch - dịch vụ - đô thị Tập trung đâu tư vào các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử. Hình thành một hệ thống các tour du lịch khép kín, thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước. Một số điểm du lịch được quan tâm là khu du lịch sinh thái Mường Và (huyện Sốp Cộp), Khu du lịch văn hoá, vui chơi giải trí huyện Thuận Châu… Đồng thời, hình thành từng bước một số khu đô thị mới gắn với các khu công nghiệp, như khu đô thị mới Chiềng Ngần, khu đô thị mới dọc suối Nậm La,…nhằm hình thành các cụm dân cư mới, theo mô hình hiện đại. 6. Văn hoá - xã hội - y tế - giáo dục Chủ yếu tập trung đầu tư các dự án nâng cấp cơ sở vật chất trường học và bệnh viện nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho các khu tái định cư, huyện mới thành lập. Một số huyện đòi hỏi xây dựng lớn là huyện Phù Yên xây dựng và nâng cấp các trường tiểu học, các trường mầm non các xã; huyện Sốp Cộp xây dựng và nâng cấp các trường học, bệnh viện,…; Nâng cấp bệnh viện huyện Mường La phục vụ một phần nhu cầu khám chữa bệnh khi xây dựng thuỷ điện Sơn La. Biểu 30: Danh mục một số dự án ưu tiên đầu tư Đơn vị: tỷ đồng TT Tên dự án đầu tư Địa điểm Nội dung dự án Ước vốn đầu tư Nguồn vốn Thời gian thực hiện 1 Dự án thuỷ điện Sơn La H. Mường La Dự án mới 36.933 2 Dự án nhà máy xi măng 1,2 triệu tấn/năm H. Mai Sơn Dự án mới 3 Sản xuất gạch Tuynen công suất 50.000 viên/năm H. Thuận Châu H. Phù Yên H. Sông Mã Dự án mới 50 Vốn vay, vốn FDI 2006 – 2010 4 Khu sản xuất nông – công nghiệp cao H. Mộc Châu Xây dựng mới 35 Vốn vay, vốn FDI 2006 – 2020 5 Nhà máy chế biến cà phê tươi TX. Sơn La Xây dựng mới Ngân sách 2006 – 2015 6 NM đánh bóng cà phê XK TX. Sơn La Xây dựng mới Ngân sách 2006– 2015 7 NM chế biến hoa, quả, nước giải khát TX. Sơn La H. Mộc Châu Xây dựng mới Ngân sách 2006 – 2015 8 NM phân bón hữu cơ vi sinh TX. Sơn La Xây dựng mới Ngân sách 2006 – 2015 9 NM giết mổ và chế biến thịt TX. Sơn La Xây dựng mới Ngân sách 2006– 2015 10 Nhà máy chế biến sữa Mộc Châu H. Mộc Châu  Xây dựng mới 60 Ngân sách 2010 - 2015 11 Nhà máy chế biến Dầu thực vật H. Mai Sơn Xây dựng mới 60 Vốn vay 2006 – 2020 12 Nhà máy sản xuất Ván nhân tạo H. Mộc Châu Xây dựng mới 70 Vốn vay 2008 – 2020 13 Xây dựng khu trung tâm hành chính huyện mới H. Mộc Châu Tại trung tâm huyện 10 Ngân sách 2006 – 2020 14 Xây dựng TT hành chính Thị Xã Mộc Châu H. Mộc Châu Xây dựng mới 50 Ngân sách 2006 – 2020 15 Hoàn chỉnh nâng cấp mạng lưới điện, trạm biến áp, biến thế H. Phù Yên Nâng cấp 65 Ngân sách NN 2006 – 2020 16 Đường dây 35 KV + các trạm biến áp H. Sông Mã 70 km đường dây + 12 trạm biến áp 26 Ngân sách NN 2006 – 2015 17 Nhà máy thuỷ điện Suối Chim H. Bắc Yên Xây dựng mới 100 Ngân sách NN 2006– 2020 18 Nhà máy thuỷ điện suối Sập H. Bắc Yên Xây dựng mới 100 Ngân sách NN 2006 – 2020 19 Thuỷ lợi Lái Bay - Xã Phỏng Lái H. Thuận Châu XD đập, hồ chứa nước, cung cấp nước tưới ẩm, cấp nước sinh hoạt 37.5 Vốn vay +vốn TĐC 2006 – 2007 20 Thuỷ lợi tưới ẩm Phiêng Chanh xã Tông Lệnh H. Thuận Châu XD đập, đường ống dẫn, cung cấp nước tưới ẩm, nước sinh hoạt 25.5 Vốn vay +vốn TĐC 2006 – 2007 21 Hồ chứa nước bản Nhộp xã Chiềng Bôm H. Thuận Châu XD hồ chứa nước 1.000 m3 20.0 Vốn vay +vốn TĐC 2006 – 2010 22 Thuỷ lợi + Thuỷ điện Kéo Bắc H. Sông Mã Xây dựng mới 58.0 Vốn NS + Vốn vay 2006 – 2015 23 Thuỷ lợi + Thuỷ điện Nậm Sọi H. Sông Mã Xây dựng mới 18.0 Vốn NS + Vốn vay 2007 – 2015 24 Thuỷ lợi Bản Mòng Thị xã Sơn La Xây dựng mới Vốn NS + Vốn vay 2007 – 2015 25 Hệ thống tưới ẩm Chiềng Sinh, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Cọ TX. Sơn La Xây dựng mới Vốn NS + Vốn vay 2007 – 2015 26 Dự án cung cấp nước sinh hoạt TT huyện H. Sốp Cộp Xây dựng mới hệ thống cấp nước S/h 40.0 Ngân sách NN 2005 – 2010 27 Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp nước sạch 4 phường nội thị TX. Sơn La Nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh cho thành phố Sơn La NSNN + Vốn vay 2006 – 2010 28 Trồng và chế biến tinh bột sắn xã Tông Cọ H. Thuận Châu Trồng 3.000 ha sắn, XD nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 50 tấn/ngày 30.0 Vốn vay + Vốn FDI 2006 – 2008 29 Trồng và chế biến chè chất lượng cao xã Phỏng Lái H. Thuận Châu trồng 500 ha chè chất lượng cao, xây dựng nhà máy chế biến chè xuất khẩu 50.0 Vốn vay + Vốn TĐC + vốn FDI 2006 – 2010 30 Trồng rừng nguyên liệu và chế biến gỗ, giấy, bột giấy H. Thuận Châu H. Phù Yên trồng 10.000 ha rừng, xây dựng NM chế biến gỗ giấy 300 Vốn vay, vốn TĐC, vốn FDI 2006– 2020 31 Trồng và chế biến hoa, quả, măng H. Thuận Châu trồng 2.000 ha, xây dựng nhà máy chế biến 20 Vốn vay + vốn FDI 2006 – 2010 32 Cơ sở chế biến nông lâm sản H. Sông Mã 4 cơ sở chế biến bột sắn, bột giấy, măng tre, hoa quả, lâm sản 70 Vốn vay + NS + FDI 2007 – 2010 33 Dự án phát triền trồng rau, quả sạch, sản xuất hoa TX. Sơn La, Mộc Châu Dự án xây dựng mới 40 NS+Vốn vay+Vốn khác 2006 – 2015 34 Đường Bó Mười - Chiềng Ngàm - Chiềng Bằng H. Thuận Châu Mở mới 25 km đường GTNT 25 Vốn ngân sách 2010 – 2015 35 Đường QL 37 đạt tiêu chuẩn cấp 4 đồng bằng H. Phù Yên Nâng cấp 51 km 76.5 Ngân sách NN 2016 – 2020 36 Đường QL 43 đạt tiêu chuẩn cấp 4 đồng bằng H. Phù Yên Nâng cấp 26 km 39 Ngân sách NN 2011 – 2015 37 Đường tỉnh lộ Bãi Đu - M. Do - Huy Hạ đạt tiêu chuẩn cấp 5 H. Phù Yên Nâng cấp 70 km 70 Ngân sách NN 2011 – 2015 38 Đường nội thị Thị xã Mộc Châu H. Mộc Châu Nâng cấp 30 km 30 Ngân sách NN 2006 – 2010 39 Đường QL6 (Nà Bai) - TT xã Chiềng Yên H. Mộc Châu Nâng cấp 37 km 35 Ngân sách NN 2006 – 2010 40 Đường Vân Hồ - Xuân Nha H. Mộc Châu Mở mới 16 km 28 Ngân sách NN 2006 – 2010 41 Đường TT xã Xuân Nha - bản Đông Tà Lào H. Mộc Châu Mở mới 24 km 29 NSNN+WB+ DG 2006 – 2015 42 Đường khu tiếp nhận dân tái định cư H. Mộc Châu Mở mới 60 km 60 NSNN + TĐC 2006 – 2010 43 Đường Sốp Cộp - Dồm Cang – Púng Bánh H. Sốp Cộp Nâng cấp lên đường cấp V miền núi 60 km 90 Ngân sách NN 2006 – 2015 44 Đường Sốp Cộp - Mường Lạn H. Sốp Cộp Nâng cấp lên đường cấp V miền núi 30 km 30 Ngân sách NN 2006 – 2015 45 Đường Nậm Lạnh - Mường Lỡo H. Sốp Cộp Nâng cấp lên đường cấp V miền núi 35 km 30 Ngân sách NN 2006 – 2015 46 Đường Mường Lèo - Sam Quảng - Mốc I 9 H. Sốp Cộp Mở mới 25 km đường cấp V miền núi 25 Ngân sách NN 2006 – 2015 47 Đường Púng Bánh - Nậm Mằn (Sông Mã) H. Sốp Cộp Mở mới 10 km đường cấp V 20 Ngân sách NN 2006 – 2015 48 Đường Mường Lèo - Mường Lói H. Sốp Cộp Mở mới 10 km đường cấp V 25 Ngân sách NN 2007 – 2020 49 Nâng cấp đường tỉnh lộ 105 H. Sông Mã Nâng cấp lên đường cấp 4 (83 km) + 11 km đường đô thị 154 Ngân sách NN 2005 – 2020 50 Đường tỉnh lộ Nà nghịu – Mường Lầm – Mường Luân (Điện Biên) H. Sông Mã Nâng cấp 57 km đường cấp 5 70 Ngân sách NN 2005 – 2020 51 Đường Mường Cai – Sốp Cộp H. Sông Mã Mở mới 20 km GTNT loại A 16 Ngân sách NN 2005 – 2020 52 Đường Nậm Mằn - Háng Lìa (Lai Châu) H. Sông Mã Mở mới 30 km GTNT loại A 24 Ngân sách NN 2006– 2020 53 Đường đi vào các khu vực 15 tuyến H. Sông Mã Nâng cấp 15 tuyến vào các khu vực 57 Ngân sách NN 2006 – 2020 54 Đường QL6 - Bản Mé Chiềng Cơi TX. Sơn La Đường cấp II đô thị 0,7 km 55 Đường Bản Buổn (Chiềng Cơi) - Bản Lụa (Hua La) – Bản Hôm (Chiềng Cọ) TX. Sơn La Đường cấp II đô thị 20 km 56 Đường TT Bắc Yên - Làng Chếu (nhựa hoá) H. Bắc Yên Nâng cấp (nhựa hoá) 35 Ngân sách NN 2006 – 2010 57 Đường Phiêng Ban - Chiềng Hoa – Mường La H. Bắc Yên Nâng cấp 50 Ngân sách NN 2006 – 2020 58 Đường QL6 Yên Châu - Phiêng Côn – Chiềng Sại H. Bắc Yên Nâng cấp 30 Ngân sách NN 2006 – 2020 59 Đường Xím Vàng - Trạm Tấu ( Yên Bái) H. Bắc Yên Mở mới 50 Ngân sách NN 2006 - 2020 60 Đường Hua Trai - Nậm Giôn H. Mường La Làm mới 120 Ngân sách NN 2006 - 2007 61 XD 5 cầu treo qua Sông Mã H. Sông Mã Xây dựng mới 20 Ngân sách 2006 – 2020 62 Cầu cứng qua phà Vạn Yên H. Phù Yên 1 cầu cứng 300 Ngân sách 2016 – 2020 63 Xây dựng khu văn hoá, du lịch, vui chơi giải trí hồ thị trấn Thuận Châu H. Thuận Châu Xây dựng mới khu VH, TT, vui chơi giải trí 20 Vốn ngân sách + vốn doanh nghiệp 2006 - 2015 64 Khu du lịch sinh thái Mường Và + làng bản văn hoá H. Sốp Cộp Xây dựng mới khu văn hoá Mường Và 30 Vốn ngân sách + vốn doanh nghiệp 2006 - 2015 65 Dự án phát triển du lịch VH tại bản Bó, Bản Tông, Bản Hẹo… TX. Sơn La Xây dựng dự án mới 20 NSNN + vốn vay 2006 - 2010 66 Xây dựng khu du lịch Ngọc Chiến H. Mường La Làm mới 20 NSNN + Doanh nghiệp 2013 - 2015 67 Dự án khu đô thị mới dọc suối Nậm La TX. Sơn La Xây dựng dự án khu đô thị mới 50 Ngân sách NN 2006 – 2015 68 Dự án xử lý chất thải công nghiệp, rác thải đô thị TX. Sơn La Xây dựng mới 30 Ngân sách NN 2006 – 2010 69 Dự án nắn 8 km suối Nậm La TX. Sơn La Xây dựng mới 30 Ngân sách NN 2006 – 2010 70 Xây dựng trường PTDT nội trú huyện H. Thuận Châu XD mới, phục vụ cho 300 học sinh dân tộc 15 Vốn ngân sách 2006 – 2008 71 Xây dựng trung tâm dạy nghề đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao tại Chiềng Ngần TX. Sơn La Xây dựng mới trung tâm dạy nghề 40 Ngân sách NN 2006 – 2015 72 Dự án XD Đại học Tây Bắc TX. Sơn La Xây dựng mới 50 Ngân sách NN 2006 – 2010 73 Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp H. Sốp Cộp Quy mô 100 giường bệnh 10 Ngân sách NN 2006 - 2015 74 Dự án đầu tư mới bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc (500 giường) TX. Sơn La Xây dựng mới quy mô 500 giường 200 Ngân sách NN 2010 - 2020 75 Nâng cấp bệnh viện huyện Mường La (200 giường) H. Mường La Làm mới 35 Ngân sách NN 2006- 2008 76 Dự án về văn hoá TDTT ( khu văn hoá đồi Châu, công viên, tổ hợp văn hoá TDTT, sân vận động, quảng trường, bể bơi, rạp hát, tôn tạo di tích lịch sử TX. Sơn La Xây dựng mới 50 NSNN + vốn Vay + vốn các dự án 2006 - 2020 Phần thứ tư một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch I. Tổ chức thực hiện Quy hoạch Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 được phê duyệt, cần được quán triệt và phổ biến rộng rãi trong các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch chung, cần chỉ đạo triển khai tiếp các quy hoạch chi tiết đến từng ngành, từng huyện trong tỉnh. Tiến hành lập các dự án đầu tư cụ thể để từng bước đưa vào kế hoạch thực hiện. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, những dự án cấp bách, quan trọng cần làm trước. Dự án thuộc ngành nào giao cho ngành đó chịu trách nhiệm từ khâu lập dự án đến triển khai thực hiện dự án. Xúc tiến nhanh việc tìm đối tác đầu tư cho các dự án phát triển trọng điểm của tỉnh. Xây dựng một số chương trình sản phẩm chủ lực của tỉnh và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, tạo động lực mới cho phát triển sản xuất – kinh doanh của nhân dân. Đồng thời có các chính sách thực sự khuyến khích, ưu đãi đối với việc phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực này về thị trường, vốn, đất đai… Từng bước cụ thể hóa công tác quy hoạch và đưa vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện. Ngoài ra, tùy theo sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, dự án quy hoạch tổng thể của tỉnh cần được bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với quá trình phát triển. 2. Phát triển nguồn nhân lực Đây phải được coi là giải pháp cấp bách và lâu dài đối với tỉnh, chỉ có phát triển một nguồn nhân lực khoẻ về thể lực, giỏi về chuyên môn mới có thể đảm nhận được các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đảm bảo các điều kiện đi đôi với các giải pháp về y tế nhằm giảm nhanh sự gia tăng dân số quá mức. Tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng dân số, lồng ghép chương trình dân số vào phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh. Đảm bảo nhân dân có sức khoẻ tốt, thể lực dẻo dai, tinh thần lành mạnh, thể hình phù hợp với xu hướng hoạt động sản xuất và kinh doanh hiện nay. Đặc biệt chú ý đến sức khoẻ tinh thần của nhân dân. Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động vừa là mục tiêu xã hội quan trọng, vừa là yếu tố cần thiết cho sự phát triển. Giao cho mỗi doanh nghiệp đóng chân trên từng địa có trách nhiệm sử dụng một tỷ lệ lực lượng lao động nhất định trên địa bàn và đào tạo theo các ngành nghề cần thiết. Tích cực đào tạo đội ngũ lao động có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao, năng động phù hợp với sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề, trong đó tập trung vào các ngành nghề như: y tế, giáo dục, chế biến nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, khai khoáng, cơ khí sửa chữa, du lịch, tin học, quản lý kinh tế... bằng các hình thức chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn. Phối hợp với các đơn vị quản lý lao động và các nhà thầu của công trình thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến... để tổ chức đào tạo và tuyển dụng lao động có tay nghề trên địa bàn tỉnh tham gia xây dựng công trình. Đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở đào tạo của tỉnh với các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở Hà Nội và các thành phố lớn để mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo cho lực lượng lao động của tỉnh Sơn La. Triển khai kế hoạch mở lớp đào tạo đặc biệt (không qua thi tuyển) để đào tạo đủ số bác sỹ cần thiết cho mạng lưới y tế xã. Ưu tiên đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật có trình độ để tham gia xây dựng các công trình thủy điện lớn trong khu vực... Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ để tiếp cận với khách du lịch và hội nhập. Có chính sách ưu tiên đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích vừa có đội ngũ quản lý và nghiệp vụ tại chỗ, vừa tận dụng được các giá trị nhân văn của đồng bào các dân tộc trong quản lý kinh tế – xã hội, vừa đảm bảo được sự ổn định xã hội để phát triển kinh tế. Xây dựng mới và nâng cấp các trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với đối tượng học nghề, cả khi đang học và khi tìm việc làm. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo, dạy nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn, có nhu cầu lao động nhiều bỏ vốn đào tạo và sử dụng lao động. Có chính sách thoả đáng về tiền lương, nhà ở… nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh xây dựng và phát triển kinh tế. Ngoài cơ chế chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chuyên gia giỏi, cần có các chính sách khuyến khích ưu tiên đối với những người đi cùng (gia đình) để cán bộ, chuyên gia yên tâm công tác. 3. Giải pháp về vốn Việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn được tạo ra và hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn. Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La cho năm 2005 khoảng 6.000 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 cần đầu tư khoảng 43.055 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 cần khoảng 41.287 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 33.075 tỷ đồng. Trong thời gian tới cần có biện pháp tích cực để huy động được vốn từ nhiều nguồn, đáp ứng đủ nhu cầu cho đầu tư phát triển. Hiện nay, đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, nếu không tính vốn cho chuẩn bị xây dựng thủy điện Sơn La và vốn di dân. Sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà máy thủy điện, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, đồng thời mức thu nhập trên địa bàn cũng được nâng cao, vì vậy tín dụng đầu tư và đầu tư của nhân dân được mở rộng. Từ nay đến 2015, do xây dựng thủy điện Sơn La, vốn ngân sách của TW sẽ tăng nhanh trong giai đoạn này sau đó sẽ giảm. Các nguồn vốn khác (ngoài vốn Nhà nước) sẽ tăng lên do hạ tầng được cải thiện, thị trường được mở rộng hơn, khả năng thu hút đầu tư được nâng cao. Biểu 31. Dự báo nhu cầu đầu tư và vốn huy động Đơn vị 2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020 1. Nhu cầu vốn đầu tư Tỷ đồng 6068,0 43055 41287 33075 Trong đó: Nông nghiệp Tỷ đồng 654 4270 6097 4930 Công nghiệp Tỷ đồng 3641 29166 22248 16837 Dịch vụ Tỷ đồng 1773 9619 12942 11308 2. Nguồn vốn huy động % 100 100 100 100 Vốn Nhà nước (TW+ĐP) % 56,0 87,0 78,0 55,0 Vốn doanh nghiệp và của dân % 43,6 11,0 19,0 40,5 Vốn đầu tư nước ngoài % 0,3-0,4 2,0 3,0 4,5 Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khả năng thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh còn hạn chế, vì Sơn La là tỉnh nằm sâu trong lục địa, xa các cảng biển, cảng hàng không, địa hình chia cắt, đường bộ nhiều dốc và vòng gấp không thuận tiện cho vận tải các kiện hàng có trọng lượng và khối lượng lớn. Chính sách tạo vốn phải hướng vào việc khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần kiệm trong sản xuất và tiêu dùng để tăng tích luỹ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước kể cả của Trung ương và của Tỉnh với đẩy mạnh tích lũy từ nội bộ nền kinh tế và thu hút các nguồn vốn bên ngoài. Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân vào phát triển kinh tế là hướng rất quan trọng. Có chính sách khuyến khích nhân dân mạnh dạn, an tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhất là trong việc nhận đất, nhận rừng lâu dài nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Phát triển các hình thức Công ty cổ phần nhằm thu hút nhiều vốn và tạo môi trường thuận lợi để vốn được chuyển dịch dễ dàng. Tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho công ty nước ngoài hợp tác liên doanh với các đơn vị kinh tế trong tỉnh hoặc đầu tư toàn bộ, đảm nhận tiêu thụ tất cả hoặc một phần sản phẩm. Trước mắt khuyến khích nước ngoài và các địa phương khác đầu tư vào công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí,... Vốn đầu tư do ngân sách Trung ương cấp nên dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng, ưu tiên cho các công trình giao thông, liên lạc, cấp điện, cấp thoát nước,.. 4. Tăng cường chính sách thị trường Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, chính sách thị trường là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Nếu không có thị trường thì hoạt động sản xuất cũng bị đình trệ. Trong xu thế hội nhập kinh tế, chính sách thị trường phải hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường trong nước và thị trường Quốc tế. Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, các đơn vị kinh tế cả trong sản xuất và tiêu dùng. Chính sách thị trường trước hết phải đảm bảo nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là địa bàn nông thôn nhằm ổn định đời sống và phục vụ một cách tốt nhất các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của nhân dân. Một mặt, khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, đa dạng hoá các hoạt động vận chuyển hàng hoá và phục vụ đồng bào, mặt khác, có chính sách hỗ trợ, bù giá… các hàng hoá, dịch vụ phục vụ đồng bào các dân tộc ít người. Phát triển mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác chuyên chở, bảo quản và trao đổi hàng hoá. Phát triển hệ thống đường giao thông, đảm bảo giao lưu hàng hoá được thông suốt từ các tỉnh bạn đến Sơn La cũng như từ thị xã Sơn La đến các vùng trong tỉnh, đặc biệt chú ý đến các vùng sâu, vùng xa. Phát triển đội vận tải mạnh và đa dạng về hình thức cũng như về thành phần kinh tế, phục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá. Đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng mạng lưới các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại trên các địa bàn quan trọng và có tiềm năng. Đồng thời, trong giai đoạn đầu vẫn cho phép hình thành các chợ bán lẻ hàng hoá tại các vùng thực sự khó khăn đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của đồng bào tại các vùng này. Đối với một số hàng hoá tỉnh có lợi thế mạnh, giá trị cao, quy mô lớn, Tỉnh cần có cơ chế, chính sách về thị trường một cách cụ thể và lâu dài để tạo tâm lý ổn định cho hoạt động sản xuất của nhân dân. Nâng cao khả năng tiếp thị của các đơn vị kinh tế để gắn sản xuất với thị trường, từng bước tạo ra thị trường có tính chất truyền thống và ổn định. Phát triển các dịch vụ thông tin kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước và thế giới có liên quan đến khả năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ lực của tỉnh như chè, cà phê, ngô, sản phẩm của rừng,… Có chính sách liên kết với các tỉnh bạn, các thành phố lớn nhằm tạo thị trường cho sản xuất của tỉnh. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách phối hợp với các đơn vị thương mại lớn như các tổng công ty, các tập đoàn thương mại để tạo cầu nối giữa hàng hoá của tỉnh với không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Điều này vừa tạo được cơ hội giao lưu hàng hoá với thị trường rộng lớn, vừa tiết kiệm được các nguồn lực của tỉnh. 5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Công cuộc phát triển kinh tế xã hội phải thật sự dựa vào khoa học và công nghệ, đây là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy cần đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý. Đẩy mạnh phong trào học tập, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ các tiến bộ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng giống mới năng suất chất lượng cao, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến, ứng dụng các tiến bộ sinh học trong sản xuất rau sạch, cây ăn quả, nhân giống thủy sản, cải tạo đàn gia súc, gia cầm trong huyện... áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đến từng cơ sở, nhằm đưa kỹ thuật mới chuyển giao công nghệ mới, tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị trên thị trường, xây dựng các cơ sở văn hoá, xã hội văn minh hiện đại. Khai thác gắn với bảo vệ tài nguyên giữ gìn môi trường sinh thái là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững trước mắt cũng như lâu dài. Chú trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng bao gồm cả rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng kinh tế... Có kế hoạch cải tạo đất, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu, đẩy mạnh các biện pháp cải tạo và làm giàu đất. Có chính sách và quy chế đặc biệt để bảo vệ môi trường đô thị, các khu dân cư tập trung, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mọi công trình và dự án phát triển trong tương lai phải được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ, đồng thời phải có các phương án bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không khí, tiếng ồn và xử lý nước thải, chất thải. Thị trấn, các khu dân cư tập trung cần từng bước cải tạo, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống rãnh thoát nước thải, xử lý nước thải, quy hoạch nơi đổ rác và các chất thải rắn. Phần thứ năm Kết luận và một số kiến nghị Trên đây là toàn bộ nội dung của bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020, trong đó thể hiện những định hướng cơ bản cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong một thời gian tương đối dài ; Đồng thời cũng đề xuất những vấn đề, những dự án cụ thể để thực thi trong những năm trước mắt. Nếu bản Quy hoạch được thi hành một cách đầy đủ, với tất cả những luận chứng ở trên có thể dự báo kết quả đạt được một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vào năm 2010 và 2020 như sau : Về kinh tế : - Tăng trưởng GDP Thời kỳ 2006-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP sẽ đạt 12-12,5%/năm, trong đó: giai đoạn 2006-2010 là 15%, trong điều kiện thuận lợi có thể đạt trên 15%/năm; giai đoạn 2011-2015 là 14-14,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 khoảng 8-9%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP các khối ngành cả thời kỳ 2006-2020 như sau: + GDP nông lâm ngư nghiệp bình quân tăng 5,1%. + GDP công nghiệp-xây dựng bình quân tăng 18,35%. + GDP dịch vụ bình quân tăng 12,5%. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị nông lâm nghiệp, thực hiện cơ bản những mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020 Sơn La sẽ trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp - dịch vụ và nông lâm nghiệp. Năm 2005: Khu vực Nông lâm nghiệp, thuỷ sản có tỷ trọng 45%, Khu vực Công nghiệp – xây dựng chiếm 19%, Khu vực Dịch vụ chiếm 36%. Đến năm 2010: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 28 - 29%, Công nghiệp – xây dựng chiếm 34 - 35%, Dịch vụ chiếm 37 - 38%. Đến năm 2020: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 21,5%, Công nghiệp – xây dựng chiếm 45,0%, Dịch vụ chiếm 33,5%. - Thu chi ngân sách: Phấn đấu đến năm 2010 tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương đạt 500 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt khoảng 1300 – 1500 tỷ đồng, đảm bảo được khoảng 40 – 50% chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh. - Thu nhập bình quân đầu người: Rút ngắn khoảng cách so với cả nước, đến năm 2010 GDP/ người bằng khoảng 60 - 65% cả nước, đến năm 2020 đạt khoảng 70- 75% cả nước. Về mặt xã hội : - Tiếp tục giảm tỷ lệ sinh để giảm tốc độ tăng tự nhiên dân số và nâng cao chất lượng dân số: tốc độ tăng tự nhiên giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,55%; giai đoạn 2011 - 2015 giảm xuống còn 1,48% và giai đoạn 2016 - 2020 là 1,35%. Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 1.088 ngàn người và đến năm 2020 vào khoảng là 1.248 ngàn người. - Giảm tỷ lệ đói nghèo: Đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản cho nhân dân về ăn, mặc và các hàng tiêu dùng khác, đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo tiêu chí mới còn 25% (năm 2005 là 46%), đến năm 2020 giảm xuống dưới 10%. Cơ bản giải quyết đủ công ăn việc làm cho người lao động. - Đến năm 2010 có 100% xã có đường ô tô và điện thoại đến trung tâm xã. Tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch là 80%. - Nâng cao dân trí, nâng cao đời sống văn hoá xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá của từng dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hoá hiện đại. - Phổ cập trình độ THCS cho cán bộ chủ chốt xã, bản. Hoàn thành phổ cập THCS trên phạm vi toàn tỉnh vào năm 2007. Nâng cao tỷ lệ tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ nữ. - Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, về cơ bản thanh toán các loại bệnh sốt rét, bướu cổ, lao, ngăn chặn có hiệu quả HIV/AIDS. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20% năm 2010 và giảm xuống khoảng 6% vào năm 2020, đảm bảo đạt trên 95% trẻ em tiêm chủng mở rộng đủ 6 loại vacxin. Mở rộng bảo hiểm y tế và các hình thức hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã vùng sâu, vùng xa được chăm sóc sức khoẻ. - Đến năm 2010, tỷ lệ dân số được xem truyền hình là 95% và phủ sóng phát thanh là 100%. Tất cả các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã để cung cấp báo, sách và thông tin cho đồng bào. - Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với hệ thống phòng thủ vững chắc từ tỉnh, huyện đến từng thôn bản đảm bảo tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu cao, chủ động đối phó với mọi tình huống và được diễn tập thường xuyên. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở mỗi điểm dân cư, thôn bản. Về môi trường Phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 21, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng độ che phủ của rừng từ 41% (2005) lên 55% vào năm 2010 và đạt 60% vào năm 2020. Bảo vệ an toàn cho công trình thuỷ điện Sơn La. Một số kiến nghị: Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được nêu ra trong bản Quy hoạch này, ngoài sự phát huy nhân tài vật lực của địa phương, Tỉnh Sơn La rất cần sự trợ giúp của TW, Chính phủ và các Bộ ngành. Tỉnh Sơn La có một số kiến nghị sau: 1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020 để làm căn cứ hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm, nhất là các dự án trọng điểm trong giai đoạn xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. 2. Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành TW tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách cho di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, cùng với Sơn La hoàn thành nhiệm vụ to lớn di dân tái định cư cho 12.400 hộ từ nay đến 2010. 3. Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành TW hỗ trợ tỉnh Sơn La thực hiện lộ trình nâng cấp thị xã Sơn La thành Thành phố Sơn La vào năm 2008, xứng đáng là trung tâm văn hoá, xã hội của vùng Tây Bắc. 4. Đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép Sơn La được điều chỉnh địa giới hành chính của một số huyện thị, điều chỉnh phân bố một số điểm dân cư cho phù hợp với quá trình xây dựng thuỷ điện Sơn La. 5. Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh việc xây dựng Dự án Bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ lưu vực sông Đà trên địa bàn 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình vì sự tồn tại lâu dài của các công trình thuỷ điện trong lưu vực sông Đà theo tinh thần nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành kèm theo Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ. TM. Uỷ ban nhân dân tỉnh sơn la Mục Lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao tong hop QHTT tinh.doc
Tài liệu liên quan