Báo cáo thực tập Công tác xã hội huyện Khánh Vĩnh

LỜI MỞ ĐẦU Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn CTXH với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc nhầm lẫn CTXH với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể . Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của CTXH ở Việt Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển CTXH ở Việt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành CTXH. Bởi vì, CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. CTXH là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo ASXH. Giá trị của CTXH dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của CTXH. Qua đây tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Lao động & Xã hội, các thầy cô giáo Khoa Công tác xã hội và đặc biệt hai cô giáo: Tiến sỹ Bùi Thị Xuân Mai và Thạc sỹ Đặng Thị Phương Lan đã quan tâm, hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận này. Vì chưa có kinh nghiệm trong việc viết báo cáo, cho nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót mong quý thầy, cô thông cảm. Trân trọng cảm ơn! PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH PHẦN III: VẬN DỤNG CÁC THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG CTXH TRONG GIAO TIẾP TẠI CƠ SỞ VÀ TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17224 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Công tác xã hội huyện Khánh Vĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 4. Người tàn tật nặng thuộc hộ nghèo được chia ra người tàn không có khả năng lao động – mã đối tượng là 04.1, người tàn tật không có khả năng tự phục vụ - mã đối tượng là 04.2 Nhóm 5. Người tâm thân mãn tính không nơi nương tựa thuộc hộ nghèo –mã đối tượng là 05. Nhóm 6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ nghèo – mã đối tượng là 06 Nhóm 7. Gia đình/cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi/bị bỏ rơi được chia ra: Nuôi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên – mã đối tượng là 07.1, dưới 18 tháng, trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng là 07.2; Trẻ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng là 07.3 Nhóm 8. Gia đình có từ 2 người tàn tật nặng trở lên, không có khả năng tự phục vụ được chia ra: Có 2 người tàn tật nặng – mã đối tượng 08.1; Có 3 người tàn tật nặng – mã đối tượng 08.2; Có 4 người tàn tật nặng trở lên - mã đối tượng là 08.3. Nhóm 9. Người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo được chia ra: Con từ 18 tháng tuổi trở lên – mã đối tượng là 09.1; Dưới 18 tháng, trên 18 tháng bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HVI/AIDS – mã đối tượng 09.2; Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng 09.3 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duỵêt “Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010”. Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý về quản lý sau cai nghiện ma tuý. Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010. Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ bị bỏ rơi. Trợ giúp xã hội thường xuyên: Tính đến thời điểm từ năm 2005 đến tháng 9/2010, Phòng đang quản lý và chi trả trợ cấp cho 892 đối tượng trong đó bao gồm: Nhóm 1 – 01.1: trong đó có 6 em bị bỏ rơi, 44 em bị tàn tật có 50 đối tượng. Nhóm 2 – 02.1: 278 đối tượng Nhóm 3 – 03: 56 đối tượng Nhóm 4 – 04.1: 171 đối tượng, 04.2: 14 đối tượng Nhóm 5 – 05 : 84 đối tượng Nhóm 6 – 06: không có đối tượng hưởng Nhóm 7 – 07.1: có 26 đối tượng, 07.2: có 7 đối tượng, 07.3 có 1 đối tượng Nhóm 8 – 08: không có đối tượng Các đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên khi qua đời điều được Phòng Lao động – TBXH hướng dẫn và chi hưởng trợ giúp mai táng phí, 3.000.000đ/người. Phòng Lao động – TB&XH thực hiện trợ giúp mai táng phí cho 100 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội khi chết; Trong đó năm 2006 không thực hiện; 2007 có 20 đối tượng; năm 2008 có 30 đối tượng; năm 2009 có 27 đối tượng (các đối tượng từ 2006-2007 thực hiện mức hỗ trợ 2.000.000/đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP; năm 2010 có 23 đối tượng trong đó có 23 mức hỗ trợ 3.000.000đ theo quy định tại Nghị định 13/2010/NĐ-CP. Trên địa bàn huyện có 205 người tàn tật trong đó có 185 người tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, 55 đối tượng được cấp xe lăn, xe lắc. Hàng năm Phòng phối hợp với Trung tâm PHCN-GĐTE khuyết tật tổ chức khám định kỳ và đặt dụng cụ tập luyện tại nhà. Có 01 Ban đại diện Hội người khuyết tật và 14 chi hội người khuyết tật tại 14 xã, thị trấn. Các chi hội thường xuyên họp 01lần/quý để triển khai công tác của hội và triển khai công tác vay vốn hỗ trợ sản xuất làm ăn. Ngoài ra người khuyết tật được nhận quà các nhà tài trợ nhân ngày Người Khuyết tật 18/4. 1.2. Trợ giúp xã hội đột xuất: Trợ giúp cho hộ gia đình có nhà bị sập trong 5 năm từ 2006 đến tháng 9/2010 tổng cộng 80 nhà, trong đó năm 2006 trợ giúp 12 hộ, năm 2007 trợ giúp cho 15 hộ, năm 2008 trợ giúp cho 24 hộ, năm 2009 trợ giúp cho 13 hộ, đến tháng 9/2010 có 14 hộ, với số tiền là 400.000.000đ (mức trợ giúp là 5.000.000/01 hộ). Trợ giúp cho hộ gia đình có người chết hoặc mất tích trong 5 năm từ 2006-đến tháng 9/2010 tổng cộng có 20 hộ trong đó năm 2006 có 2 hộ, năm 2007 có 5 hộ, năm 2008 có 4 hộ, năm 2009 có 5, đến tháng 9/2010 có 4 hộ với số tiền 60.000đ (3.000.000đ/1hộ). 1.3. Trợ giúp xã hội nghèo đói (số liệu thực hiện từ tháng 01/2006-10/2010) Trong những năm vừa qua tỷ lệ hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh còn cao so với các huyện đồng bằng, nhưng nhờ có sự chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND huyện chính quyền ban các ngành của huyện đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Khánh Vĩnh đã giảm dần vì Nhà nước đã đầu tư cho huyện vốn và hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng, và chăn nuôi cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương. Số liệu hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh từ 1/1/2006 đến 01/10/2010 Năm Tổng số Theo chuẩn của tỉnh ( theo Nghị quyết số 21/2004/NQ-HĐND) Theo chuẩn Quốc gia ( theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg) Số hộ Số khẩu Số hộ nghèo Số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Số hộ nghèo Số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo 1/1/2006 6.959 30.455 3.804 19.917 54,66% 3.804 19.917 54,66% 1/1/2007 6.620 32.006 3.286 17.249 49,64% 3.286 17.249 49,64% 1/1/2008 6.720 32.521 2.538 13.675 37,77% 2.538 13.675 37,77% 1/1/2009 7374 33.308 3.763 18.198 51% 1.437 6.786 19,48% 1/10/2010 7.441 33.293 3.295 16.476 44,28% 758 10,18% * Theo chuẩn nghèo mới của tỉnh (NQ số 07/2008/NQ-HĐND): -1/1/2009 tổng số hộ nghèo là: 3.763 hộ, 18.198 khẩu, tỷ lệ 51% -30/11/2009 tổng số hộ nghèo là:3.295 hộ 16.476 khẩu, tỷ lệ 44,28%, trong đó hộ nghèo chuẩn quốc gia là 758 hộ, tỷ lệ 10,18%. Tỷ lệ hộ nghèo chuẩn quốc gia giảm bình quân 11,8% /năm ( 4 năm giảm 47,21%) đạt 118% kế hoạch . Riêng năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh chỉ giảm được 468 hộ ( đạt 6,34% không đạt chỉ tiêu 10%), hộ nghèo chuẩn quốc gia giảm 679 hộ đạt kế hoạch. Số hộ cận nghèo lớn, nên chỉ cần gặp rủi ro ( nhà có người bị bệnh nặng, thiên tai, mất mùa) là lại rơi vào diện hộ nghèo. 1.3.1. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo Tổng số hộ lượt hộ được phát triển sản xuất từ tháng 1/2006 – 10/2010 là: 4.045 hộ với số tiền là 180.824.000.0000 (Một trăm tám mươi tỷ tám trăm hai mươi bồn triệu đồng). Thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo, DTTS Hộ dân trên địa bàn huyện đều có đất sản xuất nên không thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo 1.3.3. Thực hịên chính sách Dự án khuyến nông, lâm và hỗ trợ sản xuất phát triển: Tổng số vỗn ngân sách để thực hiện chính sách dự án là 6.200.000.000đ để mở 100 lớp trồng cây lúa nước, 90 lớp trồng cây lương thực phẩm, 30 lớp trồng cây keo lai, 40 lớp trồng cây mía đường, 50 lớp nuôi cá nước ngọt, 20 lớp nuôi heo rừng lai, 10 lớp nuôi nhím gồm có 5.400 lượt người tham gia. 1.3.4. Thực hiện Dự án Phát triển CSHT thiết yếu các xã nghèo - Xây dựng 125 công trình giao thông với số tiền: 135.736.420.000đ - Xây dựng 5 công trình thuỷ lợi với số tiền: 49.837.325.000đ - Xây dựng 30 công trình trường học, lớp học với số tiền: 31.530.635.000đ 1.3.5. Các chỉ tiêu dự án dạy nghề cho người nghèo Đào tạo nghề cho 1860 người gồm các nghề: mây tre lá, may mặc, sửa chữa xe máy, hàn điện, điện dân dụng, điện công nghiệp. Giải quyết việc làm cho 3.299 lao động và có thu nhập ổn định 1.3.6. Thực hiện các chính sách Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo Tổng số ngân sách Trung ương và địa phương là 1.200.000.000đ để thực hiện 125 mô hình, tổng số hộ tham gia mô hình là: 295 hộ. 1.3.7. Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo Số lượt người nghèo được cấp bảo hiểm y tế khám chữa bệnh: 87.150 người Tổng số lượt người được khám chữa bệnh miễn phí là: 45.000 lượt người với số tiền 1.009.260.000.000đ 1.3.8. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt Tổng số vốn thực hiện hỗ trợ về nhà ở 57.600.000.000đ xây mới cho 4.800 căn nhà ĐCĐC cho 4.800 hộ dân. 1.3.9. Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo Tổng vốn ngân sách trung ương và địa phương là 125.000.000đ để thực hiện chi trả và tập huấn cho 560 lượt cộng tác viên. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho 57.150 lượt người. 1.3.10. Thực hiện Dự án đào tạo cán bộ giảm nghèo Số lượt cán bộ giảm nghèo được đào tạo tập huấn là 14 người/1năm với kinh phí đào tạo là 20.000.000đ/năm. Bảng tổng hợp hộ dân và số hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh: STT Tên xã, thị trấn Tổng số hộ Số hộ nghèo Chuẩn tỉnh Chuẩn quốc gia 1 TT. Khánh Vĩnh 912 178 64 2 Xã Khánh Thành 400 204 36 3 Xã Sông Cầu 641 14 0 4 Xã Khánh Phú 262 253 28 5 Xã Cầu Bà 525 157 29 6 Xã Liên Sang 345 220 100 7 Xã Giang Ly 368 166 79 8 Xã Sơn Thái 309 206 30 9 Xã Khánh Thượng 442 177 65 10 Xã Khánh Nam 457 189 16 11 Xã Khánh Trung 624 166 62 12 Xã Khánh Bình 934 174 52 13 Xã Khánh Đông 755 172 111 14 Xã Khánh Hiệp 765 288 19 Tổng cộng: 7739 2564 691 BẢNG TỔNG HỢP TRỢ GIÚP THIẾU LƯƠNG THỰC DO HẠN HÁN THIÊN TAI TỪ 1/2010-9/2010 S TT XÃ, THỊ TRẤN SỐ KHẨU SỐ GẠO HỒ TRỢ (KG) 1 Thị trấn Khánh Vĩnh 900 13.500 2 Xã Khánh Thành 980 14.700 3 Xã Sông Cầu 120 1.800 4 Xã Khánh Phú 1.060 15.900 5 Xã Khánh Nam 827 12.400 6 Xã Khánh Trung 980 14.700 7 Xã Khánh Bình 1.110 16.650 8 Xã Khánh Đông 1.040 15.600 9 Xã Khánh Hiệp 1.080 16.200 10 Xã Cầu Bà 980 14.700 11 Xã Liên Sang 840 12.600 12 Xã Giang Ly 840 12.600 13 Xã Khánh Thượng 980 14.700 14 Xã Sơn Thái 930 13.950 Tổng cộng: 14 12.667 190.000 Nguồn kinh phí trợ giúp cứu đói giáp hạt và trợ giúp của Chính phủ Tổng cộng 14 xã, thị trấn có 12.667 khẩu được trợ giúp nghèo đói với số gạo là 190.000kg, bình quân 15kg/1 khẩu theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ. 1.4. Trợ giúp tệ nạn xã hội: Trợ cấp TNXH: Từ năm 2006- tháng 9/2010, Phòng Lao động – TB&XH đã hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho 10 đối tượng là gái mại dâm hoàn lương với số tiền 7.000.000đ (700.000đ/1người) để ổn định cuộc sống tái hoà nhập cộng đồng. Ngoài ra căn cứ theo Nghị định 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Phòng đã tổng hợp danh sách về Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Khánh Hoà để được hỗ trợ kinh phí theo quy định của Nhà nước. Phòng căn cứ vào Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/8/2010 hướng dẫn chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với người sau cai nghiện, đã triển khai hỗ trợ học nghề cho 05 người sau cai nghiện với số tiền 5.000.000đ (1.000.000đ/1người). Hiện tại 05 người sau cai nghiện đã trở về hoà nhập cộng đồng và có việc làm thu nhập ổn định. * Nhận xét: Nhìn chung việc thực hiện trợ giúp xã hội cho các đối tượng tại Phòng Lao động được thực hiện theo các văn bản quy định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ, văn bản triển khai của tỉnh và của Sở Lao động – TB&XH tỉnh. Quy mô thực hiện trên địa bàn huyện, mục đích thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian. Tình trạng sức khoẻ của các đối tượng bình thường, một số đối tượng 09.1 do tuổi cao nên già, yếu. Hoàn cảnh sống chủ yếu các đối tượng sống nhờ vào khoản tiền trợ cấp hàng tháng của Nhà nước. Việc tổ chức, triển khai các Văn bản, Nghị định: Khi nhận được các văn bản, Nghị định của cấp trên, Phòng Lao động - TBXH đã triển khai kịp thời xuống cấp cơ sở để thực hiện. Khi thực hiện đều đúng với quy định. Hiện tại Phòng đã và đang triển khai Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy trình sau: UBND cấp xã quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên đại bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng sổ cái hoặc phần mền vi tính; theo dõi sự biến động của đối tượng để kịp thời bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách những đối tượng không đủ tiêu chuẩn. Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng một lần, kịp thời thời đúng đối tượng. Nếu có thay đổi hoặc đối tượng chết thì báo cho Phòng để Phòng kịp thời điều chỉnh, thanh toán chứng từ và kinh phí theo quy định. Đối với chính sách trợ giúp đột xuất thì tổ chức cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng và hỗ trợ cho các đối tượng sớm khắc phục hậu quản , ổn định sản xuất và cuộc sống. UBND cấp huyện chỉ đạo cho Phòng Lao động – TB&XH chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và thực hiện các công việc: Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên và đột xuất bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần mềm vi tính, tiếp nhận và quản lý hồ sơ gia đình, cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi do cấp tỉnh bàn giao Phòng Lao động – TB&XH hướng dẫn và kiểm tra, giám sát cấp xã trong việc xác định và quản lý đối tượng; tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp, trợ cấp trên địa bàn; tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội của cấp xã, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định; Lập dự toán ngân sách chi trả trợ cấp, trợ giúp xã hội trình UBND cấp huyện và thanh quyết toán kinh phí trợ cấp thường xuyên và đột xuất theo quy định hiện hành; Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện trước ngày 30/6 và 31/12 hàng năm. 3. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận, xác nhận và quản lý hồ sơ tại Phòng Lao Động –TB&XH: 3.1. Quy trình xét duyệt trợ cấp thường xuyên: Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc tiếp nhận vào Nhà xã hội, tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí mai táng thì đối tượng hoặc gia đình , người thân, người giám hộ phải làm đủ thủ tục bao gồm: Đơn Đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của cấp thôn và UBND xã nơi đối tượng cư trú, Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp, có xác nhận của UBND cấp xã, Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS rồi gửi lên UBND xã. Trong thời gian 7 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, UBND xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp xét thấy đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại Trụ sở UBND cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã về trích yếu lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì UBND xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng theo quy định gửi về Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện để xem xét, giải quyết. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện. Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã có trách nhiệm thẩm định, trình UBND cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể Quyết định được hưởng trợ cấp: Thôn Xã Phòng LĐ – TB&XH UBND huyện 3.2. Quy trình xét duyệt trợ cấp đột xuất, trợ cấp gạo cứu đói: Trưởng thôn lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các 9 nhóm đối tượng quy định tại điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP kèm theo biên bản họp thôn gửi UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ. Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cứu trợ ngay trong trường hợp cần thiết. Sau khi được cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai, dân chủ. Trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, UBND cấp huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ. 3.3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp, tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng, văn bản đề nghị của cấp xã gửi lên. Tổ chức thẩm định hồ sơ tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện. Phòng quản lý hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần mềm vi tính; trực tiếp nhận và quản lý hồ sơ gia đình và cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi do cấp tỉnh bàn giao. Hiện nay Phòng đã tiếp nhận và quản lý 900 hồ sơ của 900 đối tượng đề nghị hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; 80 hồ sơ trợ giúp đột xuất của 80 hộ có nhà bị sập, 20 hồ sơ trợ giúp cho 20 gia đình có nạn nhân bị chết, mất tích do lũ lụt thiên tai, 100 hồ sơ hỗ trợ mai táng phí cho 100 đối tượng trợ cấp thường xuyên bị chết, 30 hồ sơ của 30 người gặp rủi do ngoài vùng cư trú. 4. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội: 4.1. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp XH của Nhà nước: Thực hiện trợ cấp thường xuyên theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 và Nghị định 13/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ-CP cho 892 đối tượng trên địa bàn với số tiền là 1.569.240.000đ/9tháng đầu năm (chi trả 174.360.000đ/1tháng/892 đối tượng). Một 100% đối tượng được cấp BHYT khám chữa bệnh. Một 100% đối tượng đi học thì đều được miễn giảm học phí. Các đối tượng nào có nhu cầu về việc làm thì Phòng đều giới thiệu về Trung tâm dạy nghề học nghề và được học nghề miễn phí. 4.2. Tình hình thực hiện quy định của Phòng Lao động – TB&XH: Phòng Lao động – TB&XH thực hiện đầy đủ, đúng các Quy định của Nhà nước. Ngoài trợ cấp xã hội thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho hộ gia đình có người chết, mất tích, hộ gia đình có người bị thương nặng, hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, cứu đói do thiếu lương thực. Phòng thực hiện Trợ giúp khó khăn từ nguồn đảm bảo xã hội cho 30 người gặp rủi do ngoài vùng cư trú bị thương nặng, mắc bệnh hiểm nghèo 1.000.000đ/người. 5. Các mô hình như nuôi dưỡng, TGXH trên toàn huyện: 5.1. Mô hình hoạt động chăm sóc, trợ giúp tập trung của Nhà nước: Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 01 mô hình chăm sóc trợ giúp tập trung của Nhà nước, là Nhà tình thương các đối tượng là trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Tổng số hiện tại Nhà tình thương đang quản lý và chăm sóc 40 cháu. Hiện tại chế độ ăn của các cháu được thực hiện theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ là 360.000đ/em. 5.2. Mô hình hoạt động trợ giúp tại cộng đồng: Đa số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên đều sống tại cộng đồng do gia đình và xã, thị trấn quản lý, chăm sóc. 5.3. Mô hình khác: Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh không có mô hình TGXH khác ngoài 02 mô hình trên. 6. Nguồn ngân sách thực hiện trợ giúp: 6.1. Nguồn ngân sách từ Nhà nước: Ngân sách chi trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng tại cộng đồng: 2.184.000.000đ/1năm. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng ngoài vùng cư trú: 30.000.000đ/năm. Chi hỗ trợ mai táng phí cho các đối tượng trợ cấp thường xuyên khi chết: 60.000.000đ/năm. Ngân sách nuôi dưỡng và chăm sóc các cháu sống tại Nhà tình thương huyện: 250.000.000đ/năm/40cháu. Ngân sách chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho nhà sập, trôi, cháy, người mất tích: 150.000.000đ/năm. Các nguồn đảm bảo xã hội khác: 50.000.000đ/năm. 6.2. Nguồn ngân sách huy động từ cộng đồng: Hàng năm Phòng Lao động – TBXH vận động các cán bộ công chức, người lao động và các Doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng “Quỹ bảo trợ trẻ em” với số tiền là: 25.000.000đ. Phòng sử dụng nguồn quỹ để hỗ trợ cho các cháu phẫu thuật tim bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật chỉnh hình dạng vận động, phẫu thuật nụ cười và tặng quà cho các cháu nhân dịp Tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi. Số tiền vận động, Phòng Lao động – TBXH công khai chuyển vào tài khoản tại kho bạc Nhà nước để quản lý và cần sử dụng khi cần thiết. Hội từ thiện thành phố Nha Trang hỗ trợ 25.000.000đ/năm cho Nhà tình thương huyện Khánh Vĩnh. Hàng tháng Phòng chi hỗ trợ thêm tiền ăn và các khoản sinh hoạt phí hàng ngày cho 40 cháu. Ngoài ra, Phòng dùng số tiền vận động được mua tặng quà cho các cháu ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu và đau ốm. Một phần trích làm quỹ khuyến học để trao học bổng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập nhằm khuyến khích động viên các cháu. 6.3. Nguồn từ bản thân đối tượng và gia đình đối tượng giúp đỡ: Đa số những đối tượng đều có hoàn cảnh khó khăn nên nguồn từ gia đình và bản thân đối tượng là rất ít. Tuy nhiên một số người vẫn tự vươn lên và được gia đình quan tâm giúp đỡ, họ không trông chờ ỉ lại vào nguồn trợ cấp. 7. Những vướng mắc và tồn đọng khi trợ giúp: 7.1 Quy mô cơ cấu đối tượng Đối tượng được hưởng trợ cấp trên địa bàn huyện đa số là người già neo đơn, người tâm thần, tàn tật nên khi làm thủ tục để hưởng trợ cấp, bản thân đối tượng không cung cấp đủ các giấy tờ liên quan cho cán bộ TBXH làm mất nhiều thời gian. Các đối tượng hưởng trợ cấp đa số không biết chữ cho nên việc nhận tiền và ký nhận khó khăn. Khánh Vĩnh là huyện miền núi, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên khi triển khai các văn bản, nghị định, chế độ chính sách và các thông tin đến người dân chậm hơn so với quy định. Mức phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách công tác TBXH thấp nên không thu hút được sự nhiệt tình trong công tác chuyên môn. Một số cán bộ TBXH cấp xã năng lực chưa đủ chuẩn và chưa nhiệt tình với công việc. 7.1.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên: - Số đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại huyện Khánh Vĩnh chiếm tỷ lệ thấp 2,62 so với tổng số dân cư trên địa bàn (892đối tượng/34.000dân). Đề nghị tăng số đối tượng được hưởng trợ cấp là 5% so với số dân (1.700đối tượng/34.000người). 7.1.2. Trợ giúp đột xuất: - Đề nghị tăng mức trợ giúp đột xuất cho các hộ gia đình có nhà sập, trôi, chảy từ 5.000.000đ/hộ lên mức 7.000.000đ/hộ. - Đề nghị tăng mức trợ giúp đột xuất cho hộ gia đình có người chết hoặc mất tích từ 3.000.000đ/hộ lên mức 5.000.000đ/hộ 7.1.3. Trợ giúp xã hội nghèo đói: Đề nghị Chính phủ tăng số gạo cứu đói cho các hộ dân từ 15kg/khẩu/tháng lên mức 20/kg/khẩu/tháng. 7.1.4. Trợ giúp tệ nạn xã hội: Tăng số tiền hỗ trợ cho các đối tượng hoàn lương, sau cai nghiện phù hợp với mặt bằng chung nơi cư trú để sơm hoà nhập cộng đồng. 7.2. Tổ chức triển khai các văn bản, nghị định: Phát hành các văn băn, nghị định liên quan đến trợ giúp xã hội đưa về sớm để có thời gian triển khai kịp thời. 7.3. Quy trình xét duyệt. Thời gian tiếp nhận, xác nhận, xét duyệt tiền hành chậm nhất là đối với UBND cấp xã 7.4. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội: Mức trợ cấp xã hội hơi thấp so với mặt bằng đời sống Trợ cấp khó khăn cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thấp, trợ cấp nghèo đói thấp so với đời sống thực tế. 7.5. Mô hình trợ giúp, chăm sóc đối tượng: Hiện tại Nhà tình thương số cháu thì đông, nhân viên như mẹ, dì thì ít, đề nghị cần có 01 cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ cho các cháu. Mức tiền ăn của các cháu hàng tháng thấp đề nghị tăng từ 360.000đ cháu/ tháng tăng 400.000đ cháu/tháng. 7.6. Nguồn lực thực hiện: Nguồn ngân sách từ Nhà nước được phân bổ đầu năm về Phòng chưa đủ để chi trả cho các đối tượng trong năm. PHẦN III VẬN DỤNG CÁC THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG CTXH TRONG GIAO TIẾP TẠI CƠ SỞ VÀ TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG: 1. Thái độ và kỹ năng làm việc với cán bộ cơ sở: *Phúc trình về lần đầu đến cơ sở liên hệ thực tập: Mục đích: Đến Phòng Lao động – TH&XH gặp lãnh đạo. Mục tiêu: Tạo lập mối quan hệ với lãnh đạo và cán bộ cơ sở thực tập. Nội dung: Giới thiệu về mình ở đâu đến và liên hệ về việc gì. Thời gian: Lúc 7h10 ngày 15 tháng 7 năm 2010. Địa điểm: Tại Phòng làm việc của lãnh đạo Phòng Lao động – TB&XH. Người thực hiện: Sinh viên thực tập Trần Thị Thu Buổi đầu đến Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Khánh Vĩnh để liên hệ thực tập. Nội dung vấn đàm Đánh giá cảm xúc hành vi của thân chủ Đánh giá cảm xúc kỹ năng nói của sinh viên 7h ngày 15/7/2010 - Cháu chào chú! - Hôm nay là đầu tuần chú đi làm sớm hay quy định của cơ quan chú vậy? Tại Phòng Lao động – TB&XH huyện Khánh Vĩnh. -Vẻ mặt lạnh lùng giọng nói thì khô cứng không quan tâm xem tôi đến Phòng làm gì. Liên hệ để thực tập - Vừa bước vào của Phòng làm việc của chú Việt qua câu xã giao chào hỏi thấy vẻ mặt lạnh lùng của chú ấy tôi cảm thấy lo lắng và hơi lúng túng. - Chú Bình ạ cháu là Thu, cháu đang học lớp Cao đẳng ngành công tác xã hội. - Được sự giới thiệu của cô Hiển nhân viên Phòng chú nên hôm nay cháu đến gặp chú liên hệ để thực tập tại Phòng và viết báo cáo về quá trình thực tập. - Qua lời giới thiệu và nói tới chị Bình là cán bộ cùng làm trong Phòng nên vẻ mặt của chú thay đổi hẳn. - Lúc này chú mời tôi vào Phòng làm việc và hỏi chuyện . - Tôi thở phào nhẹ nhõm, thì ra chú cũng thỏa mái chứ không phải khó chịu như mình đã nghĩ về chú. - Chú ơi cơ quan mình có đông cán bộ viên chức không ạ. - Qua tiếp xúc nói chuyện với chú thì vẻ mặt của chú không còn căng thẳng như lúc trước nữa. - Chú nói cơ quan của chú thì công việc nhiều mà biên chế còn thiếu nên chú và anh em trong Phòng thường phải đi sớm hơn giờ quy định để giải quyết công việc. - Tôi bắt đầu đi vào vấn đề trình bày nội dung yêu cầu thực tập được chú chấp nhận, tôi yên tâm quan sát phòng làm việc của chú và các nhân viên trong Phòng. - Chú ạ! Thế chú đồng ý tuần tới cháu sẽ đến cơ quan chú để thực tập - Cháu thấy các đống giấy tờ, hồ sơ của cơ quan chú chưa được gọn gàng ngăn nắp cho lắm. - Vậy tuần tới cháu đến thực tập việc đầu tiên là cháu sẽ xin ý kiến chú và các anh chị trong phòng được sắp xếp lại tất cả số hồ sơ này lại cho ngay nắp. - Ừ cháu cứ về sắp xếp, chiều nay có buổi họp cơ quan chú sẽ thông báo cho anh em trong cơ quan biết về việc cháu đến Phòng liên hệ thực tập. - Nếu được như vậy thì tốt quá, vẫn biết là cán bộ, nhân viên của chú sắp xếp hồ sơ, giấy tờ chưa được ngăn nắp nhưng Phòng này công việc nhiều quá nên chú cũng phải thông cảm. - Khi ra khỏi phòng làm việc của cơ quan chú Việt tôi rất vui vì hôm nay là lần đầu tôi đi gặp một người lãnh đạo của Phòng Lao động – Thương binh Xã hội huyện Khánh Vĩnh, theo lúc gặp và tiếp xúc ban đầu tôi cứ sợ chú sẽ không đồng ý chập nhận tôi về đây để thực tập nhưng khi trao đổi, tiếp xúc chuyện trò với chú thì quả thật chú là một người lãnh đạo rất nhiệt tình với công việc cũng như hướng dấn người dân về các quyền lợi, chính sách. * Nhận xét: Qua buổi đến liên hệ thực tập tôi thấy chú Lê Bình trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh là người lãnh đạo rất nhanh nhẹn, nhiệt tình, dễ gần luôn giúp đỡ cho những ai khi đến liên hệ công tác cũng như nhân dân địa phương thường xuyên đến Phòng đến hỏi thăm về các chế độ chính sách đều được chú giải thích, và phân công cán bộ của mình giúp đỡ tận tình mà trong đó có cả tôi. Thái độ và kỹ năng làm viên với đối tượng: Phương pháp CTXH cá nhân trợ giúp xã hội 2.1. Phúc trình 1: Chủ động gặp đối tượng Thời gian: 14h00 ngày 25 tháng 7 năm 2010 Địa điểm: Tại quán giải khát Thân chủ: Em Lê Văn Hải Mục đích: Tiếp cận tìm hiểu về đối tượng Họ và tên: Lê Văn Hải Năm sinh: 1997 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Học sinh Địa chỉ: Tổ dân phố số 1 thị trấn Khánh Vĩnh – huyện Khánh Vĩnh Hoàn cảnh gia đình: Những vấn đề mà đối tượng đang gặp phải; Nhà nghèo kinh tế khó khăn bố mẹ của Hải không có việc làm ổn định, bố thường xuyên đi uống bia, rượi về chửi mắng con, cãi nhau, đánh đập vợ, em Hải buồn chán không có tiền đóng học nên em đã quyết định nghỉ học. Họ và tên cha: Lê Văn Thảo Nghề nghiệp: Làm rãy Họ và tên mẹ: Trần Thị Hằng Nghề nghiệp: Nội trợ Ông nội : Lê Văn Hưng Đã chết Bà nội: Phạm Thị Hoè Đã chết Ông ngoại : Nguyễn Văn Thụ Đã chết Bà ngoại: Lương Thị Nụ Đã chết Chú ruột: Lê Văn Hùng Nghề nghiệp: Làm thuê 2.2. Phúc trình 2: Thời gian: Lúc 7h30 ngày 01 tháng 8 năm 2010. Địa điểm: Tại nhà em Lê Văn Hải Thân chủ: Em Lê Văn hải Mục đích: Gặp trao đổi trò chuyện với em: Lê Văn Hải Người thực hiện: Sinh viên thực tập Trần Thị Thu Nội dung cuộc vấn đàm: Vào lúc 7h30 ngày 15 tháng 9 năm 2010 tôi đến thăm gia đình và gặp thân chủ. Bố em đã đi làm, đúng lúc em Hải đang có mặt ở nhà, gật đầu chào em, tôi giới thiệu; chị tên Trần Thị Thu là sinh viên lớp Cao đẳng nghành Công tác xã hội chị về địa phương thực tập, hôm vừa rồi qua sự giới thiệu của cô Lan chị có gặp mẹ em ngoài thị trấn, nghe mẹ em nói nói chuyện sơ qua về tình hình của gia đình em, và cả việc học tập của em nữa, theo lịch đã hẹn với mẹ em, hôm nay chị đến thăm gia đình em, chị thấy hình như em đang gặp chuyện buồn gì mà khiến em phải nghỉ học. Em có thể trao đổi tâm sự với chị để rồi chị em mình cùng chia sẻ những vấn đề khó khăn mà em đang gặp phải. Nét mặt em chùng xuống và mời tôi vào nhà, em lấy nước mời tôi uống, Trong đđầu tôi suy nghĩ vì đây là lần đầu em gặp tôi nên em còn hơi e ngại hay là em không muốn chia sẻ, không muốn ai biết về hoàn cảnh của nhà em hiện nay. Ngồi nói chuyện với tôi một lúc, em giới thiệu với tôi tên em là Lê Văn Hải, em đang học lớp 7A trường THCS thị trấn Khánh Vĩnh, em nói từ năm em học cấp I đến nay năm nào em cũng đạt học sinh khá giỏi, hiện nay gia đình em đang rất khó khăn về kinh tế, giọng hơi buồn em nói với tôi là em không muốn đi học nữa vì gia đình nghèo lắm, bố mẹ em rất vất vả lo ăn uống còn chưa đủ thì tiền đâu mà mua sách vở, áo quần nên em muốn nghỉ học ở nhà đi phụ làm cho các quán phở kiếm tiền phụ cho mẹ, em thương mẹ em quá! Mẹ em bị bệnh đau dạ dày hành hạ quanh năm, nói đến đây tôi thấy giọng em nghẹn lại, hai hàng nước mắt rơm rớm . Tôi cầm tay em nắm chặt như một lời động viên, bảo em hãy uống nước đi và nói tiếp cho tôi nghe. Bố mẹ không có nghề nghiệp ổn định, có ai thuê mướn gì thì làm nấy, đủ sống qua ngày, thời gian gần đây bố em hay tụ tập uống rượi say rồi về nhà chửi mắng em, mẹ và còn đánh đập mẹ nữa. Em buồn lắm nhưng không biết làm sao có những đêm hai mẹ con em phải qua nhà hàng xóm tá túc qua đêm. Tôi hỏi em bà con hàng xóm có can thiệp cho mẹ con em không Hải lặng lẽ nhìn tôi chuyện bố đánh chửi em và mẹ thường xuyên xảy ra nên hàng xóm nghe cũng quen rồi chị ạ, lúc đầu mỗi lần bố em chửi mắng mẹ em thì bà con hàng xóm sang can thiệp và khuyên nhủ bố nhưng bây giờ thì không. Thế mẹ em có trình bày với bác Tổ trưởng dân phố hoặc với các cô cán bộ Phụ nữ ở đây chưa? Hải trả lời em cũng không biết. Vậy cô giáo và nhà trường khi thấy em nghỉ học đã can thiệp gì không? Im lặng một lát em nói: Khi biết em có ý định nghỉ học thầy cô và các bạn cùng lớp cũng động viên an ủi em không nên nghỉ học mà phải cố gắng vượt qua nhưng hoàn cảnh, kinh tế gia đình em kẹt lắm em buồn không thể tiếp tục đi học được nữa. Người thân của em có còn ai không? Tôi hỏi thêm, dạ em còn có ông chú ruột đang sống ở gần đây nhưng nhà chú cũng nghèo lắm chị ạ, bà con hàng xóm ở đây thấy hoàn cảnh gia đình em ai cũng thương, nhưng vì họ cũng nghèo làm ăn đủ sống qua ngày nên không giúp đỡ gì được. Lúc này tôi nhìn thấy nét mặt em có phần tươi tắn hơn, tôi hỏi thêm: vậy chính quyền địa phương như Hội Phụ nữ có ai đến thăm hỏi gia đình em không? Có nhưng có một hai lần gì đó em không nhớ rõ lắm . Họ không giúp đỡ gì cho gia đình em? Điều này thì em không biết khi mấy cô tới thăm họ nói chuyện với mẹ, nhưng mẹ không nói gì với em nên em không nắm được. Thế em nghỉ học rồi em tính làm gì? Hải nhìn tôi và nói hiện tại em cũng chưa biết làm gì nhưng đi học chị biết rồi đó tiền học phí em cũng chưa đóng. Im lặng một hồi tôi nói chị rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của em, nếu có đủ điều kiện thì em có muốn đi học trở lại không? Có chứ, em trả lời và nhìn tôi như một vị cứu tinh, tôi nói chị sẽ tìm cách để giúp em, muốn đạt được kết quả còn tuỳ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của gia đình và cả bản thân em, em hứa với tôi nếu chị giúp được thì em nhất định sẽ cố gắng. Nhìn đồng hồ rồi tôi đứng dậy chào em và ra về Hải tiễn tôi ra cổng với nét mặt tươi tỉnh có phần tự tin hơn. * Nhận xét: Trên đường về nhà tôi suy nghĩ Hải là một cậu bé rất thông minh chăm học và còn ngoan ngoãn không đua đòi ham chơi mà phải nghỉ học nhưng hoàn cảnh gia đình gia đình của em quá khó khăn, bố em là người cha vô trách nhiệm không chịu làm ăn mà còn thường xuyên gây bạo lực với mẹ, đẩy em vào đường cùng khiến em phải nghỉ học. Mình phải tìm cách và quyết tâm giúp em Hải trở lại trường để tiếp tục việc học tập không để em phải bỏ học. Chuẩn đoán vấn đề: 3.1. Phúc trình 3: Thời gian: Vào lúc 15h00 ngày 25 tháng 9 năm 2010 Địa điểm: Tại nhà em: Lê Văn Hải Thân chủ: Chị Hằng mẹ em Hải Người thực hiện: Sinh viên thực tập Trần Thị Thu Nội dung cuộc vấn đàm: Vào lúc 17h30 ngày 28 tháng 9 năm 2010, tôi đến nhà em Lê Văn Hải gặp gỡ thân chủ tạo niền tin và khai thác thông tin để thân chủ nói hết những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng, cũng như những bức xúc về tâm lý. Vừa bước vào cổng tôi gặp chị Trần Thị Hằng là mẹ em Lê Văn Hải, thấy tôi đến chị Hằng vui vẻ ra đón và mời tôi vào nhà. Tôi gật đầu chào và hỏi chị cháu Hải hôm nay có nhà không chị? Chị Hằng trả lời: Tôi mới nhờ cháu qua nhà hàng xóm có chút việc, thế cô đến có cần gặp cháu Hải không? Để tôi kêu cháu về, Dạ không có chi đâu chị, em đến thăm gia đình và muốn gặp chị để tìm hiểu thêm một số thông tin về gia đình mình. Nét mặt của chị Hằng lúc này như chùng xuống, vẻ buồn rầu, chị nhìn quanh quẩn một lát rồi nói. Hôm nay cô đến chơi thấy hoàn cảnh gia đình chị đấy, nhà chỉ có 03 người, anh Thảo chồng chị sống bằng nghề làm rẫy nhưng diện tích nương, rẫy nhà chị ít quá đất lại cằn cỗi trồng cấy thu hoạch chẳng được bao nhiêu, ngoài thời gian đi làm nương rẫy của gia đình, ai kêu đi làm thì làm thêm, công việc bấp bênh không ổn định thu nhập thấp lắm, còn chị thì mắc chứng bệnh đau dạ dày kinh niên, đau yếu thường xuyên cũng không có nghề nghiệp gì chỉ biết ở nhà làm nội trợ, ngoài công việc nội trợ thi thoảng chị cũng phụ bán hàng tạp hóa cho cô Bé gần nhà kiếm tiền chợ búa, công việc này của chị không cố định em à. Thu nhập chẳng được bao nhiêu, em thấy đó nhà của chị đã bị dột nát từ mấy năm nay, mùa mưa về bị dột nhiều chỗ nước chảy đầy nhà, nhiều đêm mưa không có chỗ để ngủ, phải qua hàng xóm ngủ nhờ biết thế mà không có tiền sửa đành chịu vậy. Mấy năm trước đây anh Thảo chồng chị chịu khó làm ăn lo cho vợ con nhưng mấy năm gần đây, chẳng biết anh bất mãn chuyện gì, chị dò hỏi anh chỉ im lặng còn thường xuyên tụ tập uống rượi với mấy anh bạn làm nghề xe thồ, mỗi lần say xỉn về anh thường chửi bới cháu Hải và đánh đập chị. Nói đến đây tôi thấy hai hàng nước mắt chị chảy xuống, không cầm lòng được, chị đã khóc nhìn những giọt nước mặt rơi trên đôi gò má rám nắng của chị tôi thực sự cảm động, rút chiếc khăn giấy đưa cho chị lau nước mắt, ngừng một lát tôi nói như để động viên an ủi chị, mỗi gia đình đều có hoàn cảnh riêng không giống ai đâu chị. Tôi nhận thấy lúc này chị đang rất đau khổ, cái khổ mà mà chị đang phải gánh chịu trong gia đình không biết chia sẻ cùng ai nay có dịp nên chị chia sẻ với tôi như một người bạn. Vừa lau những giọt nước mắt chị vừa nói tiếp với tôi: chị khổ lắm em ạ! Có những đêm uống rượi về say xỉn anh ấy đánh và chửi mắng nhiều quá hai mẹ con không chịu nổi phải chạy qua nhà hàng xóm tá túc qua đêm. Mặc dù đã có can thiệp của của Tổ dân phố, Hội phụ nữ, bà con hàng xóm nhưng chồng chị Hằng vẫn không thay đổi đã không có trách nhiệm với gia đình, vợ con song vì bất lực trước cuộc sống anh Thảo thường xuyên gây bạo lực với vợ, vì vậy cuộc sống gia đình trở nên nặng nề, ảm đạm vợ chồng hay bất hoà con cái không có chỗ dựa, em Hải trở nên lầm lì ít nói và muốn bỏ học. Em Hải là một học sinh lớp 7A hiện đang học tại trường THCS thị trấn Khánh Vĩnh, em thông minh học giỏi được thầy cô, bạn bè yêu mến, em không được may mắn như các bạn khác. Vì em sinh ra trong một gia đình nghèo cả bố và mẹ không có công việc làm ổn định kinh tế khó khăn, thiếu trước hụt sau. Ông bà nội, ngoại đều đã qua đời, Hải chỉ còn một ông chú ruột sống ở Tổ 3 thị trấn Khánh Vĩnh nhưng gia đình chú cũng nghèo, tuy thương cháu chú cũng thường xuyên qua lại thăm hỏi động viên nhưng vì hoàn cảnh gia đình chú cũng quá khó khăn nên không giúp đỡ về kinh tế được. Hàng xóm nhà chị cũng là xóm lao động nghèo nên chẳng giúp được gì cho nhau, nói chung là gia đình chị quá khó khăn em à đất sản sản xuất thì ít làm ăn buôn bán thì không có vốn. Thời gian gần đây chị buồn nhiều lắm cháu Hải ít nói hẳn đi, cháu có tâm sự với chị là cháu muốn nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp chị, nghe cháu tâm sự chị đã không đồng ý và động viên cháu cố gắng học nhưng cháu cứ im lặng. Lúc này chị nắm tay tôi nói em có cáh nào khuyên để cháu Hải tiếp tục đi học trở lại, là một người mẹ chị không muốn cháu phải bỏ học dở chừng em khyên cháu Hải dùm chị nhé! Chị sẽ cố gắng vay mượn để cho cháu theo học, nghe giọng nói dứt khoát của chị tôi chợt nghĩ là một nhân viên viên xã hội tôi phải hướng dẫn chị tìm đến Hội phụ nữ xin vay vốn làm ăn như trồng rau sạch, nuôi gà đẻ trứng hoặc buôn bán nhỏ kiếm thêm thu nhập để em Hải được tiếp tục đi học trở lại, ngừng một lát tôi nói với chị như một lời cam kết: Chị cứ yên tâm, em sẽ cố gắng, không để cháu Hải phải nghỉ học chị nhìn tôi bằng ánh mắt tin tưởng và nói, chị cảm ơn em nhiều lắm! Trời bắt đầu sẩm tối mọi nhà hàng xóm đã bật đèn, tôi xin phép chị ra về lúc này về vẻ mặt chị thấy tươi tỉnh hơn lúc ban đầu tôi mới đến. Trên đường trở về nhà bản thân tôi tự nghĩ gia đình chị Hằng do quá nghèo, mà chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền, các Ban ngành đoàn thể của địa phương, nếu gia đình chị được quan tâm và có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Hội đoàn thể thì gia đình chị sẽ thoát khỏi sự bé tắc em Hải sẽ tiếp tục được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. * Nhận xét: Là một nhân viên xã hội bản thân tôi phải cố gắng tìm ra những chiếc phao cứu sinh, những chiếc cầu nối để giúp đỡ thì gia đình chị Hằng, anh Thảo trở về cuộc sống đời thường gia đình tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười em Hải sẽ được đến trường và tiếp tục học hành để thực hiện những ước mơ hoài bão về cuộc sống sau này mà em thường mơ ước. Bao nhiêu suy nghĩ cứ trăn trở trong tôi và bản thân tôi hứa sẽ quyết tâm thực hiện. 3.2. Cây vấn đề: VAÁN ÑEÀ HẢI BOÛ HOÏC ÑI KIEÁM VIEÄC LAØM NGUY CÔ TRÔÛ THAØNH TREÛ EM LANG THANG COÄNG ÑOÀNG BAÛN THAÂN HẢI GIA ÑÌNH BAÁT LÖÏC TRÖÔÙC KHOÙ KHAÊN CHÍNH QUYEÀN NHAØ TRÖÔØNG XOÙM LAØNG NGHÈO Chưa quan tâm, chưa có biện pháp giúp đỡ kịp thời Chưa quan tâm nhiều, chưa hỗ trợ chưa tích cực Nghèo, chỉ biết sang xẻ tình cảm chứ không giúp đỡ được gì MEÏ CHA CHÚ Gia đình nghèo, sống phụ thuộc vào nương rãy Bệnh nan y Không có việc làm, thu nhập thấp, cam chịu số phận Không có việc làm, thu nhập thấp. hay uống rượu thường xuyên chửu mắng, đánh đập, hành hạ 3.3. Biểu đồ gia đình: Bà Ngoại Ông Ngoại Bà Nội Ông Nội CHA 43 tuổi MẸ 40 tuổi Chú 40 tuổi HẢI 13 tuổi Chú thích: Nam Nữ Nam đã chết Nữ đã chết Kết hôn Quan hệ thân thiết. Quan hệ hai chiều Quan hệ mâu thuẩn *Phân tích biểu đồ gia đình: Gia đình Hải có 03 người đó là Bố, mẹ và Hải. Ông bà Nội và Ông bà Ngoại của Hải đã chết, Hải còn có một người chú ruột, mối quan hệ giữa Hải và mẹ rất thân thiết, nhưng giữa Hải và Bố có mối quan hệ mâu thuẩn vì mỗi lần uống rượi say xỉn về bố hay chửi mắng và đánh mẹ con Hải, mối quan hệ giữa Hải và người Chú là mối quan hệ hai chiều vì Chú thường thường đến nhà thăm hỏi, động viên Hải. 3.4. Biểu đồ sinh thái: Hội Nông dân Công an Hội Phụ Nữ Xóm làng Mẹ Bố Chú Nhà trường Hải Bạn bè Tổ dân phố Chính quyền Chú thích: Quan hệ hai chiều Quan hệ một chiều Quan hệ xa cách *Phân tích biểu đồ sinh thái: Gia đình Hải sống tại Tổ dân phố số 1 thị trấn Khánh Vĩnh, sống trong một xóm lao động nghèo. Gia đình Hải có mối quan hệ hai chiều với bà con hàng xóm và thường xuyên trao đổi qua lại. Gia đình Hải có vấn đề, bố Hải thường xuyên uống rượu, mắng chửi đánh đập vợ con, khi sự việc xảy ra thì bạn bè, Hội phụ nữ và Hội Nông dân có đến can thiệp, Nhà trường khi hay tin Hải nghỉ học thì giáo viên chủ nhiệm có đến gia đình động viên em, nhưng bên cạnh đó thì Ban công an và chính quyền địa phương chưa quan tâm đến các vấn đề đang xảy ra ở gia đình Hải. 3.5. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu: STT Đối tượng Điểm mạnh Điểm yếu 1 Bố em Hải Có sức khoẻ, chịu khó Mặc cảm, tự ti với Xã hội 2 Mẹ em Hải Chịu khó, hoạt động noại giao, tình cảm và mối quan hệ tốt với địa phương. Có bệnh nan y, im lặng, cam chịu, ít chia sẻ cùng hàng xóm. 3 Em Hải Học giỏi, được thầy cô, bạn bè yêu mến, ngoan chăm học Sợ bố, không dám tâm sự với mẹ về vấn đề học hành của mình sợ mẹ vất vả. Kế hoạch hành động, trợ giúp đối tượng: Mục tiêu Thời gian Hoạt động Nguồn lực 1 Ngày 1/10/2010 Đến gia đình chị Hằng gặp cả gia đình chồng, con của chị Hằng trao đổi xem sở trường, kỹ năng nguyện vọng của từng thành viên hiện giờ mong muốn điều gì? Gia đình 2 Ngày 3/10/2010 Đến liên hệ với Nhà trường, gặp thầy chủ nhiệm để trao đổi để em Hải được tiếp tục trở lại trường học. Gia đình, Nhà trường 3 Ngày 5/10/2010 Đến UBND thị trấn Khánh Vĩnh nơi hộ gia đình chị Hằng cư trú gặp chị Hội trưởng Hội phụ nữ, hội Trưởng Hội nông dân, các ban nghành đoàn thể trao đổi về hoàn cảnh sống và những vấn đề gia đình chị Hằng đang gặp phải, mong muốn của gia đình chị Gia đình, cán bộ hội đoàn thể của UBND thị trấn 4 Ngày 7/10/2010 Đến UBND thị trấn Khánh Vĩnh gặp chị Hội trưởng Hội phụ nữ, hội Trưởng Hội nông dân trao đổi về hoàn cảnh sống và những vấn đề gia đình chị Hằng đang gặp phải, những mong muốn của gia đình chị Gia đình, các hội, đoàn thể 5 Ngày 10/10/2010 Quay về lại gia đình chị Hằng thông báo tin vui là đã liên hệ với các Ban ngành, đoàn thể của UBND thị trấn Hội phụ nữ bảo lãnh giúp cho hộ gia đình chị vay vốn bên Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền là 10 triệu đồng để chị có thể mở sạp buôn bán nhỏ ngoài đầu đường gần nhà, vừa buôn bán chị hằng vấn làm nội trợ cho gia đình. Gia đình, các hội đoàn thể, Ngân hàng Chính sách xã hội 6 Ngày 12/10/2010 Liên hệ với Trung tâm dạy nghề Huyện Khánh Vĩnh để anh Thảo Chồng chị Hằng được học nghề miễn phí, trung tâm dạy nghề hỗ trợ cơm trưa, học xong được giới thiệu việc làm. Gia đình, Trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp trên địa bàn, 7 Ngày 14/10/2010 Vừa bước vào đầu ngõ tôi đã nghe tiếng cười nói vui vẻ của gia đình chị. Không khí gia đình không còn ảm đạm như những lần trước tôi đến. Vừa thấy tôi chị chạy ra mời tôi vào nhà, khoe với tôi….. kết quả học tập của em Hải. Các thành viên trong gia đình, nhân viên xã hội Người lập kế hoạch Trần Thị Thu Kết luận và kiến nghị: 5.1. Kết luận: Sau một thời gian thực tập tại địa phương, đầy ý nghĩa, tuy thật ngắn ngủi nhưng đó cũng là khoảng thời gian cho bản thân thấu hiểu thêm những công việc cụ thể, đó là môi trường giúp tôi tiếp cận với những người đi đầu trong công tác chuyên môn về sau, tác phong làm việc, cách quản lý thời gian…đồng thời cũng giúp tôi được gần gũi với những mảnh đời bất hạnh tại cộng đồng, từ đó cũng cho tôi thêm cảm phục những tấm gương sáng ngời trong việc chăm sóc, đối với những người thiếu may mắn phải chịu thiệt thòi. Từ những hoạt động thiết thực này tôi cần phải cố gắng hơn nữa trong việc học tập, tu dưỡng đạo đức, trao dồi kiến thức để trở thành nhân viên xã hội có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Thông qua quá trình thực tập, tôi cũng đã trang bị cho bản thân những kinh nghiệm cần thiết, Những kinh nghiệm mà tôi trải nghiệm, tôi cố gắng gìn giữ và học hỏi thêm với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé trong công cuộc hỗ trợ những con người kém may mắn. Kiến nghị: 5.2.1. Kiến nghị về chính sách trợ giúp đối tượng: - Nâng mức trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng. - Ngoài việc hưởng trợ cấp thường xuyên, các cấp các ngành, đoàn thể quan tâm tạo môi trường lành mạnh để cho các đối tượng được giao lưu hoà nhập để không bị mặc cảm, tự ti về bản thân. Kiến nghị với cơ sở thực tập: - Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ nhưng do tách từ Phòng Nội vụ - Lao động nên một số vật dụng đã xuống cấp vì vậy cần mua sắm một số trang thiết bị mới, để phục vụ cho công tác của Phòng được tốt hơn. - Đề nghị Phòng Lao động – TBXH đè xuất mua thêm các tủ đựng hồ sơ và sắp xếp hồ sơ của đối tượng theo khoa học để mỗi khi cần thiết không phải mất thời gian tìm kiếm. Kiến nghị với trường, khoa Công tác xã hội: - Công tác tổ chức hành chính: Cần có kế hoạch triển khai thực tập sớm, định hướng cho sinh viên công việc cũng như những kỹ năng khi đến các đơn vị thực tập. - Nội dung chương trình giảng dạy: Cần rút ngắn thời gian học lý thuyết tại giảng đường, tăng cường hoạt động thực tế cụ thể phù hợp với môn học. Đi thực tế nhiều hơn, tiếp dân, chuyển đổi các hoạt động giao lưu nhiều hơn. - Thời lượng và cách thức tổ chức, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp: - Thời gian thực tập đang triển khai, 3 tháng đối với kỳ thực tập là ngắn so với yêu cầu thực tiễn, vì một số sinh viên vừa học vừa làm nên thời gian thực tập ngắn ảnh hưởng đến công việc của cơ quan. KẾT LUẬN Thực hành CTXH cá nhân là một trong những nhiệm vụ và công cụ quan trọng để một sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Rèn luyện các kỹ năng cho bản thân. Đồng thời, giúp cho sinh viên có được những nhận thức ban đầu về ngành, nghề mình đang theo học và sẽ theo đuổi sau này. Vì thế, sinh viên cần phải được thực hành, thực tập thường xuyên. Quá trình thực hành nên được tiến hành ngay từ những năm đầu tiên để sinh viên có được định hướng cho hoạt động CTXH sau này của bản thân. Thông qua quá trình thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh tôi đã trưởng thành hơn về các kiến thức cũng như kỹ năng trong tiến trình trợ giúp cho thân chủ. Tôi đã rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân về cách thức làm việc với thân chủ, về các mối quan hệ trong tổ chức, các bài học về chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt là tôi được học hỏi nhiều kinh nghiệm của các ạnh chị cán bộ Phòng Lao động - TBXH, được tiếp cận với rất nhiều đối tượng. Mở rộng sự hiểu biết của mình về cách giao tiếp. Khi làm việc với cán bộ Phòng tôi cảm thấy mình còn non trẻ cần phải học hỏi nhiều hơn. Qua đó, chúng ra sẽ càng phải phấn đấu rèn luyện các kỹ năng trau dồi kiến thức, trân trọng và quan tâm, chăm sóc các đối tượng nhiều hơn. Qua quá trình lựa chọn thân chủ, làm việc với thân chủ tôi đã tiếp thu được những kiến thức mới. Để hiểu được đối thân chủ, tôi phải tìm đọc lại các môn học về tham vấn, công tác xã hội, tâm lý học. Từ đó, hiểu sâu thêm thân về chủ và có cách nhìn khoa học về các vấn đề của xã hội. Chính nhờ có đợt thực tập này, tôi mới dám khẳng định một điều rằng: Tất cả chúng ta đều có thể làm CTXH. Điểm khác nhau là tính chất chuyên nghiệp của CTXH. Một người giúp đỡ người khác, thầy cô dạy học cho học sinh, bố mẹ dạy dỗ con cái... Đó đã là CTXH rồi. Các bậc phụ huynh quan tâm đến con cái họ giúp đỡ, dạy dỗ nhưng họ không biết mình đã sử dụng kiến thức, kỹ năng gì để trợ giúp. Với NVCTXH thì khác. Khi chúng ta giúp đỡ thân chủ cần phải có kế hoạch cụ thể, vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào tiến trình trợ giúp. Đồng thời, phải lượng giá những kết quả đạt được hay chưa đạt được. Để từ đó, bổ sung vào hệ thống những kiến thức về CTXH. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÃ VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thu - Lớp: CĐ CTXH – Khoá X Khoa công tác xã hội, Trường Đại học Lao động & Xã hội Địa chỉ thực tập: Phòng Lao động – TB&XH huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Thời gian thực tập: Từ ngày 15 tháng 07 năm 2010 Đến ngày 15 tháng 10 năm 2010 Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Xuân Mai – ThS Đặng Thị Phương Lan Chủ đề thực tập: CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI Các kết quả đáng giá của cán bộ cơ sở: 1/ Ý thức, thái độ học tập: Tốt Khá Trung bình Yếu 2/ Chấp hành lỷ luật, quy chế tại đơn vị: Tốt Khá Trung bình Yếu 3/ Kỹ năng gia tiếp, tạo lập mối quan hệ: Tốt Khá Trung bình Yếu 4/ Nắm vững lý thuyết và vận dụng thực tế: Tốt Khá Trung bình Yếu 5/ Kỹ năng thu thập thông tin nhiều chiều: Tốt Khá Trung bình Yếu 6/ Các nhận xét khác:……………………………………………………………........................... ……………………………………………………………………………………………………… 7/Những kiến nghị với nhà trường: ………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………… 8/ Kết quả chung: Điểm thực tập: Bằng số: (0 – 10 điểm): .............................................................. Bằng chữ:…………………………………………………........ Khánh Vĩnh, ngày 15 tháng 10 năm 2010 ĐẠI DIỆN CƠ SỞ THỰC TẾ BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thu Lớp: CĐ CTXH - Số CMND: 225229644 Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Xuân Mai ThS Đặng Thị Phương Lan. Tên cơ sở thực tập: Phòng Lao động – TB&XH huyện Khánh Vĩnh Tự đánh giá của sinh viên: 1/ Nhà trường tạo điều kiện: 1 2 3 4 5 2/ Cơ sở thực tế tạo điều kiện 1 2 3 4 5 3/ Cơ hội làm việc với nhân viên cơ sở 1 2 3 4 5 4/ Cơ hội tiếp xúc với đối tượng 1 2 3 4 5 5/ Áp dụng được nhiều kiến thức 1 2 3 4 5 6/ Tham gia mạng lưới dịch vụ xã hội trợ giúp đối tượng 1 2 3 4 5 7/ Cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ thực tập 1 2 3 4 5 8/ Những ý kiến đề xuất: .......................................................................................................... …………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................ Khánh Vĩnh, ngày 15 tháng 10 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Thu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công tác xã hội: CTXH Lao động – Thương binh & Xã hội: LĐ-TB&XH Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: HĐND&UBND Cán bộ, công chức: CB, CC Xã hội: XH Trợ giúp xã hội: TGXH An sinh xã hội: ASXH Tệ nạn xã hội: TNXH Tiểu thủ công nghiệp: TTCN Giáo dục tiểu học: GDTH Bảo hiểm y tế: BHYT Trật tự an toàn xã hội: TTATXH Tiểu học cơ sở: THCS Dân tộc thiểu số: DTTS Cơ sở thiết yếu: CSTY Phục hồi chức năng - gia đình trẻ em: PHCN-GĐTE CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật tổ chức HĐND&UBND năm 2003 Tài liệu hướng dẫn rà soát đối tượng bảo trợ xã hội Nghị định 67/2007/NĐ-CP Nghị định 13/2010/NĐ-CP Báo cáo Thành tựu 20 năm của huyện Khánh Vĩnh Báo cáo 5 năm của Phòng Lao động – TB&XH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_5873.doc
Tài liệu liên quan