MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
1. Tổng quan chung về Công ty AGREXPORT Hà Nội. 3
1.1. Quá trình thành lập Công ty. 3
1.2. Các chặng đường phát triển. 3
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 5
1.4. Phạm vi kinh doanh của Công ty. 6
1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy Công ty 6
1.5.1. Sơ đồ bộ máy Công ty. 6
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 8
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 11
2.1. Thực trạng xuất nhập khẩu của Công ty AGREXPORT Hà Nội. 11
2.1.1. Mặt hàng xuất nhập khẩu. 11
2.1.2. Thị trường xuất khẩu 12
2.2. Những thuận lợi khó khăn của Công ty AGREXPORT Hà Nội. 13
2.2.1. Thuận lợi 13
2.2.2. Hạn chế. 13
3. Một số giải pháp và phương hướng của Công ty AGREXPORT Hà Nội trong điều kiện hội nhập. 14
3.1. Định hướng của toàn Công ty. 14
3.2. Một số giải pháp của Công ty. 15
3.2.1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn: 15
3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản: 15
3.2.3. Tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 16
3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức: 17
KẾT LUẬN. 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO19
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty AGREXPORT Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AGREXPORT- Agriculture export- Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
XNK - Xuất nhập khẩu.
CHDC - Cộng hoà dân chủ.
XHCN - Xã hội chủ nghĩa.
WTO - World trade organization - Tổ chức thương mại thế giới
ISO - International standards organization - Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đómg góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những phần nhân tố không thể thiếu trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.
Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội ( tên giao dịch là AGREXPORT ) trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, sản phẩm chế biến từ nông lâm sản, nguyên liệu cho ngành dệt, thủ công mỹ nghệ… Đồng thời nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu chế biến từ thực phẩm, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất… phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đã và đang phát triển theo xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước và nền kinh tế thế từ đó hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế thế giới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS. TS Đỗ Đức Bình, đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình để hoàn thành bài báo cáo này. Cháu xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các bác, các cô trong Công ty luôn sẵn lòng tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ cháu trong thời gian viết báo cáo này.
Tổng quan chung về Công ty AGREXPORT Hà Nội.
Quá trình thành lập Công ty.
Tổng Công ty xuất nhập khẩu với tên giao dịch là AGREXPORT có trụ sở tại số 6 Tràng Tiền Hoàn Kiếm Hà Nội, được thành lập năm 1963 theo quyết định của thủ tướng chính phủ, trực thuộc bộ thương mại. Đến năm 1985 được chuyển sang cho bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý theo quyết định số 08/HĐBT 01/01/1985 đến năm 1994 tổng Công ty XNK Nônng Sản đổi tên thành Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm Hà Nội, trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và công văn hướng dẫn của uỷ ban kế hoạch nhà nước số 04/VBKH 05/05/1994.
Các chặng đường phát triển.
Thời kỳ 1963-1975: Trong giai đoạn này đất nước chưa thống nhất, cả nước cùng thực hiện hai nhiệm vụ lớn là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Đây là chặng đường đầu tiên của Công ty, do đó phương châm của Công ty lúc này là đẩy mạnh xuất khẩu , tranh thủ nhập khẩu, Công ty đã thành lập hàng loạt các trạm thu mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới Nghệ An để thu gom hàng phục vụ việc xuất khẩu. Để phục vụ cho xuất khẩu Công ty được nhà nước cho phép thành lập thêm nhiều nhà máy sản xuất và các trạm thu mua ở các tỉnh thành trong cả nước , tổng Công ty cũng thực hiện các hợp đồng chính theo hướng dẫn của Bộ do đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thời kỳ này đạt tới 144,71 triệu Rúp và có rất nhiều mặt hàng được xuất khẩu trong đó hàng nông sản chiếm khoảng 20%, riêng gạo từ 15-20 vạn tấn. Hàng xuất khẩu chủ yếu sang các nước: Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Ba Lan, Bungari…
Và hàng nhập khẩu cũng đạt tới con số 950 triệu Rúp trong kỳ này, nhưng chủ yếu là hàng viện trợ từ các nước XHCN nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội và cho tiêu dùng của nhân dân
Thời kỳ 1975-1985: Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, nhà nước thực hiện chính sách tập trung quan liêu bao cấp,tổng Công ty được độc quyền trong kinh doanh XNK hàng nông sản nên có địa bàn hoạt động trong cả nước. Do đó để có nguồn hàng đảm bảo cho xuất khẩu Tổng Công ty đã hợp tác với các Bộ Nông Nghiệp, Bộ Lương Thực và các tỉnh thành trong cả nước để ký kết hợp đồng thu mua hàng nông sản xuất khẩu. Trong thời kỳ này , tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 411,2 triệu USD và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1360 triệu USD, khối lượng NK chủ yếu vẫn là lương thực từ Liên Xô và Cu Ba.
Thời kỳ 1986-1990: Nhà nước có sự chuyển đổi cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường. Tổng Công ty có sự thay đổi về cách thức thực hiện hợp đồng lẫn cơ cấu bộ máy của mình Nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch XNK của Công ty vẫn là thực hiện nghị định giữa nước ta và các nước CHXH như Liên Xô cũ, Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức cũ..
Các mặt hàng xuất khẩu chính là lạc nhân , đậu tương sang Liên Xô cũ, dầu, lạc sang Tiệp Khắc, cà phê sang Đức, Ba Lan và Hungari, đậu cove sang Cuba. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, hàng tiêu dùng, các thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu xã hội. Trong thời kỳ này thực hiện chương trình của nhà nước và bộ lương thực thực phẩm quản lý, năm 1989 Công ty chuyển bộ phận cà phê sang liên hiệp XNK cà phê Việt Nam.
Thời kỳ 1991-1994: Tổng Công ty là một đơn vị XNK có uy tín trong nước cũng như trên quốc tế nhưng có sự chuyển hướng của cơ chế thị trường tổng Công ty đã phải trải qua những khó khăn trong kinh doanh xuất nhập khẩu, bước đầu chuyển sang khu vực XHCN. Đến năm 1994 tổng Công ty phải tự cân đối tài chính trong kinh doanh gồm: Đời sống cán bộ công nhân viên trả khấu hao tài sản, vốn, thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
Thời kỳ 1995 đến nay: Năm 1995 Tổng Công ty XNK nông sản được đổi tên thành Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm Hà Nội (AGREXPORT) ngay từ đầu Công ty đã có kế hoạch dự kiến XNK cho những năm tiếp theo đó và trong thực tế Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đạt 112,2%.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
AGREXPORT Hà Nội là đơn vị kinh doanh dưới sự chỉ đạo và quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch trong phạm vi trách nhiệm được quy định, là đơn vị chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản. AGREXPORT Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể như sau:
Tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hàng năm về mua bán chế biến, vận chuyển bảo quản XNK nông sản thực phẩm.
Tổ chức trực tiếp mua nông sản và mua một số mặt hàng khác theo yêu cầu của nông nghiệp.
Trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nước, của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước đảm bảo tự hạch toán kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn có lãi.
Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu qủa các cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện phục vụ cho yêu cầu kinh doanh cuả Công ty.
Cùng với các đơn vị XNK trong và ngoài ngành tổ chức nghiên cứu , tìm tòi xây dựng thị trường và nguồn hàng ổn định.
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bôj trong ngành đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ cần thiết khác.
Phạm vi kinh doanh của Công ty.
Xuất khẩu: Nông sản, lâm sản và các sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản, nguyên liệu cho ngành dệt, hàng thủ công mỹ nghệ và tiêu dùng.
Nhập khẩu: Thực phẩm và nghuyên liệu chế biến từ thực phẩm, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng và hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải máy móc thiết bị vật tư, nghuyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Kinh doanh văn phòng, kho bãi.
Sản xuất chế biến nông sản cho XK và tiêu dùng trong nước.
Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy Công ty
Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm Hà Nội có bộ máy tổ chức quản lý được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng kết hợp nghĩa là Công ty tổ chức theo chế độ một thủ trưởng và các nhân viên dưới quyền được nhóm vào các bộ phận phòng ban trên cơ sở hình thành tay nghề hoặc các hoạt động giống nhau đây là mô hình quản lý phù hợp nhất với Công ty hiện tại.
Sơ đồ bộ máy Công ty.
Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm Hà Nội với 130 cán bộ công nhân viên, với nhiệm vụ chức năng và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải có cán bộ quản lý và sản xuất hợp lý thì mới sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Căn cứ vào những nghuyên tắc phù hợp với cơ chế quản trị mới như:
Có mục tiêu chiến lược thống nhất.
Có chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn trách nhiệm cân xứng với nhau.
Có sự mềm dẻo về tổ chức .
Có sự tập chung thống nhất về đầu mối.
Đảm bảo phát triển hiệu quả trong kinh doanh.
Cùng với việc thực hiện các nghuyên tắc như trên Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình sau.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty
Phòng XNK 1
Phòng XNK 2
Phòng XNK 3
Ban Giám Đốc
Giám đốc
Phó Giám đốc
Các phòng nghiệp vụ XNK
Các phòng ban quản lý
Phòng XNK 4
Phòng XNK 5
Phòng XNK 6
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng tài chính kế toán
Ban đề án thanh toán công nợ
Phòng kế hoạch thị trường
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc:
Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong Công ty trực tiếp quản lý điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành các mảng hoạt động mà giám đốc giao phó, có thể thay mặt giám đốc để quản lý điều hành hoạt động của Công ty khi được giám đốc uỷ quyền.
Phòng tổ chức hành chính; Nhiệm vụ quản lý nhân sự, vận hành sự hoạt động của Công ty, xử lý các vấn đề tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách, giải quyết công văn giấy tờ, thư từ và các quan hệ bên ngoài Công ty, các vấn đề khen thưởng, kỷ luật, vấn đề đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Phòng tài chính kế toán: Có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu giúp giám đốc kiểm tra quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động tài chính, tiền tệ của Công ty và các đơn vị cơ sở. Đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối vốn và có lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ về tài chính của Công ty.
Phòng kế hoạch thị trường: Gồm hai bộ phận là bộ phận kế hoạch và bộ phận thị trường.
Bộ phận kế hoạch: Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là làm tham mưu cho giám đốc xây dựng chương trình kế hoạch, các mục tiêu hoạt động kinh doanh XNK ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tổng hợp và cân đối toàn diện kế hoạch nhằm xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp giám đốc kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch và điều chỉnh những mặt mất cân đối trong quá trình thực hiện mục tiêu, phương hướng, kế hoạch XNK của Công ty.
Bộ phận thị trường: Giúp giám đốc quản lý về công tác đối ngoại, chính sách thị trường, thương nhân nước ngoài, công tác quản lý, tuyên truyền quảng cáo, thông tin liên lạc và lễ tân đối với thị trường trong và ngoài nứơc. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới các vấn đề đó.
Ban đề án và thanh toán nợ: Có nhiệm vụ giải quyết các khoản nợ trong và ngoài nước, giám sát tình hình thanh toán công nợ của Công ty và khách hàng đồng thời tìm ra đối tác để xây dựng đề án kinh doanh.
Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Gồm 7 phòng, kinh doanh tất cả các mặt hàng trong giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty đã đựơc uỷ ban thành phố cho phép kinh doanh, ngoài ra còn làm đại lý tiêu thụ các mặt hàng khác mà pháp luật cho phép.
Khai thác mặt hàng trong phạm vi cả nước, xây dựng phương án kinh doanh thu mua và xuất khẩu.
Được phép kí kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên cơ sở giám đốc uỷ quyền.
Được phép liên doanh, liên kết xuất nhập khẩu với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước, ngoài nước và các đơn vị khác có liên quan trên cơ sở phương án được giám đốc duyệt.
Được phép vay vốn trong và ngoài nứơc để đầu tư sản xuất, thu mua, mua bán với nước ngoài trên cơ sở có phương án với sự tham gia của các phong chức năng cùng với sự xét duyệt của Giám đốc.
Trong cơ chế hiện nay các phòng phải tự tìm bạn hàng, nguồn hàng, và các đối tác trong hoạt động sản xuất kinh doan. Ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở sự kết hợp với các phòng kế hoạch thị trường về kế hoạch chung của toàn Công ty mà phòng này đã nghiên cứu. Các phòng XNK này độc lập với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đều chịu sự chỉ đạo chung của ban giám đốc Công ty và các các phòng đều có mặt hàng chủ lực của mình. Ngoài các mặt hàng nông sản thông thường thì mặt hàng chính của phòng 1 và phong 6 là lạc nhân, phòng 2 và phòng 3 là cà phê, phòng 4 là hạt tiêu còn phòng 5 chủ yếu là thực hiện nhập khẩu
Các đơn vị chi nhánh của Công ty: gồm 5 chi nhánh là các đơn vị đóng tại địa phương chịu sự quản lý của bộ máy Công ty.
Chi nhánh TP.HCM có chức năng và nhiệm vụ chính là thu mua chế biến hàng nông sản ở khu vực phía nam.
Chi nhánh Vĩnh Hoà có chức năng và nhiệm vụ chính là thu mua chế biến hạt điều ở các tỉnh Bình Dương, Tây Nghuyên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Chi nhánh cảng Hải Phòng có chức năng và nhiệm vụ lưu và cho thuê kho bãi xuất nhập khẩu.
Chi nhánh kho Cầu Tiên có chức năng và nhiệm vụ lưu và cho thuê kho bãi xuất nhập khẩu ở khu vực Hà Nội.
Chi nhánh Bắc Giang có chức năng và nhiệm vụ thu mua tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang.
Tất cả các chi nhánh trên đều tuân theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty, các phòng ban chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát hoạt động của các chi nhánh xem co đúng với chỉ đạo hay không.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thực trạng xuất nhập khẩu của Công ty AGREXPORT Hà Nội.
Mặt hàng xuất nhập khẩu.
Do sự ra đời của nhiều Công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trong nước, cộng với sự tách ra của của một số bộ phận chuyên doanh trước đây trực thuộc Công ty cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự thu hẹp, các mặt hàng truyền thống như bia, đường, ngô… không còn là mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty nữa thay vào đó là các mặt hàng hạt điều, chè đen, hoa hồi, rượu, đồ hộp các loại.
Trong khi tỷ trọng các mặt hàng khác giảm thì mặt hàng hạt điều luôn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu các năm và tỷ trọng ngày càng tăng cao. Năm 2001 mặt hàng hạt điều chiếm 3,29% với giá trị xuất khẩu là 590.650USD, sang năm 2002, tỷ trọng hạt điều chiếm 23,57% với giá trị xuất khẩu là 708.050,7 USD. Tuy nhiên đến năm 2003, mặt hàng hạt điều chiếm 58,6% trong tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty, chiếm 1.793.091 USD về giá trị xuất khẩu. mặt hàng hạt điều ngày càng chiếm vị trí quan trọng khi chiếm đến 82,17% về tỷ trọng. Đến năm 2005 mặt hàng này chiếm tỷ trọng là 62,2% đến hết năm 2006 tỷ trọng mặt hàng này là 78,8%. Ngoài ra mặt hàng rượu đang là mặt hàng tiềm năng của Công ty trong sáu năm qua, mặt hàng này luôn chiếm một tỷ trọng tương đối về gía trị cũng như tỷ trọng xuất khẩu. Mặt hàng cao su đã xuất khẩu với giá trị là 253.678 USD tính đến hết tháng 12 năm 2006.
Nhìn chung trong năm năm qua, hạt điều là mặt hàng xuất khẩu đang dần mang tính chiến lược của Công ty với tỷ trọng và giá trị tăng dần. Công ty cũng mạnh dạn khai thác những mặt hàng mới như đồ hộp, rượu…sau khi có sự tách rời của các bộ phận chuyên ban trong Công ty. Công ty cũng giữ được sự ổn định trong việc thực hiện xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu như cao su, hạt điều và những mặt hàng mới có dấu hiệu xuất khẩu tốt như rượu, đồ gốm… mặc dù một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó.
Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu của Công ty kể từ năm 1991 có nhiều thay đổi đáng kể so với các năm trở về trước. Từ năm 1963-1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các nước XHCN theo hình thức như nghị định thư, trung bình mỗi năm Công ty thực hiện xuất khẩu sang các nước XHCN với tỷ trọng chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đến năm 1990 khi Liên Xô tan rã, đồng nghĩa với việc các hợp đồng được kí kết theo nghị định thư không còn nữa. kể từ đó, thị trường chính của Công ty là các nước ASEAN như Lào…,một số nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ… và một số nước Tây Âu như Đức, Bỉ… và thị trường Hoa Kỳ đầy tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.
Những thuận lợi khó khăn của Công ty AGREXPORT Hà Nội.
Thuận lợi
Công ty đã vạch ra đúng hướng và có quyết tâm cao trong việc đầu tư cho các cơ sở chế biến để tạo bước nhảy vọt trong ngành công nghiệp nói chung và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Trong điều kiện nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển cùng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới Công ty đã thực hiện đổi mới thiết bị, dây truyền sản xuất một cách phù hợp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu chất lượng đối với thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Công ty đã xây dựng được 2 cơ sở chế biến:
Nhà máy chế biến Bắc Giang chuyên sản xuất các loại hoa quả đóng hộp ( dứa hộp, dưa chuột đóng hộp, vải đóng hộp…)
Nhà máy chế biến điều Vĩnh Hoà chuyên sản xuất hạt điều xuất khẩu.
Công ty đã thành công trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tính chiến lược và được thịt trường chấp nhận như: Nước cây ép, lạc chao dầu, nước dứa cô đặc.
Hạn chế.
Sản lượng xuất khẩu trong những năm gần đây lớn, tỷ trọng XK nhỏ hơn NK rất lớn.
Một số thị trường của Công ty bị mất do không đáp ứng được các yêu cầu trên thị trường này đặc biệt trong điều kiện hiện nay yêu cầu về chất lượng đối với những mặt hàng này ngày càng cao.
Các đơn vị chưa quản lý, áp dụng quy trình công nghệ một cách nghiêm ngặt dẫn đến chất lượng chưa ổn định, đồng đều.
Công ty chưa phát triển được nhiều sản phẩm mới và chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Mặc dù có sự đổi mới cải tiến trong công nghệ tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại của sản xuất và xuất khẩu.
Công tác đổi mới cải tiến mẫu mã bao bì còn chậm.
Một số giải pháp và phương hướng của Công ty AGREXPORT Hà Nội trong điều kiện hội nhập.
Định hướng của toàn Công ty.
Công ty được tổng Công ty giao nhiệm vụ kinh doanh năm 2007 với các chỉ tiêu chính:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14% so với năm 2006.
Đối với xí nghiệp thu mua và chế biến nông lâm sản xuất khẩu Vĩnh Hoà:
Tập trung và chỉ đạo sát sao việc thu mua chế biến điều, đưa công suất chế biến lên hơn 2000 tấn nghuyên liệu/năm, đồng thời tiếp tục đầu tư liên doanh liên kết để tạo hàng xuất khẩu đối với các đơn vị chế biến điều khác, cố gắng đạt 2,5 triệu USD/ năm.
Xem xét điều chỉnh quy chế khoán thu nhập của người lao động gắn với kết quả sản xuất, kinh doanh cụ thể, triệt để hơn, người làm nhiều được hưởng nhiều, làm ít được hưởng ít.
Xem xét bố trí cán bộ hợp lý hơn, xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của mỗi tập thể, cá nhân từ người lao động đến lãnh đạo các cấp. lấy kết quả sản xuất, kinh doanh làm thước đo đánh giá cán bộ.
Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho hai đơn vị ở phía Nam( Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh và xí nghiệp thu mua chế biến điều Vĩnh Hoà tỉnh Bình Dương ) về nguồn vốn để tăng kim ngạch XNK và lợi nhuận của Công ty.
Đối với chi nhánh nhà máy Bắc Giang, cần tăng cường khai thác công suất và công nghệ chế biến của dây truyền sản xuất đã được trang bị, đồng thời bổ sung , trang bị thêm những thiết bị cần thiết, tổ chưc tốt khâu sản xuất, thu mua nghuyên liệu phục vụ cho sản xuất, chú ý vùng nghuyên liệu, liên doanh liên kết tạo vùng các loại phục vụ cho sản xuất, chú ý vùng nghuyên liệu tại chỗ để đảm bảo sản phẩm sản xuất công nghiệp đạt 3000 đến 4000 tấn.
Đối với chi nhánh Hải Phòng tiếp tục giữ vững và phát huy khâu kinh doanh xuất nhập khẩu và khai thác hiệu quả hơn kho tàng hiện có.
Tích cực giải quyết nhanh gọn các khoản nợ tồn đọng, các vướng mắc, khó khăn để có thể hoàn thành công tác cổ phần hoá Công ty .
Công ty vẫn tập trung vào thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Tây Âu và các mặt hàng xuất khẩu chính là hạt hồi, rượu, đồ gốm, cao su, chè đen…
Một số giải pháp của Công ty.
Hoàn thiện công tác tạo nguồn:
Làm tốt công tác này giúp Công ty chủ động hơn trong công tác tìm kiếm, đàm phán và thực hiện hợp đồng với đối tác kinh doanh, đồng thời qua đó giảm chi phí, thời gian thu mua hàng
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản:
Công ty cần tiến hành đầu tư cho khâu chế biến hàng nông sản tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với hàng nông sản chưa qua chế biến. Do đó Công ty cần phải khai thác hết công suất hoạt động của hai nhà máy chế biến Vĩnh Hoà và Bắc Giang.
Đầu tư cho công tác bảo quản vận chuyển từ đó mới giữ được chất lượng hàng hoá được lâu. Công ty cần đầu tư nhập khẩu các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, phương tiện kho lạnh, nâng cấp thiết bị vận chuyển để đảm bảo hàng không bị hư hao, mất mát., đổ vỡ và suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển.
Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển. Muốn vậy Công ty cần có chính sách đầu tư cho các khâu : Nghiên cứu thị trường, thu mua nguồn hàng, sản xuất, đóng gói, quá trình cung ứng thiết kế, triển khai sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng…
Công ty thực hiện đa dạng hoá mặt hàng nông sản vừa tránh được rủi ro vừa tăng khả năng lựa chọn loại sản phẩm cho khách hàng từ đó tăng khả năng cạnh tranh.
Công ty đã phải đầu tư xây dựng những vùng sản xuất hàng nông sản sạch từng bước đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các nước trên thế giới.
Tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Công ty có thể tiến hành nghiên cứu dự án liên doanh, liên kết với các bạn hàng nước ngoài trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thu hút nguồn vốn từ bên ngoài của Công ty.
Tăng cường mối mối quan hệ với các ngân hàng để khi cần ta có thể huy động vốn vay một cách nhanh nhất đồng thời cũng tạo điều kiện cho công tác thanh toán ở những ngân hàng khác nhau, đồng thời tránh rủi ro cho khoản tiền khi được thực hiện tại một ngân hàng nhất định.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức:
Thực hiện tốt điều này giúp cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động một cách thống nhất , trơn tru không trùng lặp, đồng thời phát huy đúng khả năng sức mạnh của cả tập thể và của từng cá nhân từ đó làm cho Công ty hoạt động có hiệu quả trong các hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Do đó Công ty cần phải có sự quan tâm kiểm tra chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng vi phạm pháp luật của một số cán bộ làm ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh chung của Công ty.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, Công ty khuyến khích các cán bộ công nhân viên tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Hàng năm Công ty có thể trích một khoản tiền từ lợi nhuận ra để dành cho đầu tư đào tạo cho cán bộ nhân viên trẻ, có năng lực.
KẾT LUẬN.
Cùng với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, bài báo cáo tổng hợp trên đã đưa ra những nét khái quát chung nhất về Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm Hà Nội. Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển Công ty phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện tại.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước đặc biệt trong điều kiện hội nhập hiện nay, tuy nhiên Công ty cũng phải vượt quan không ít khó khăn để thực hiện mục tiều này. Đây là cơ sở để em chọn đề tài cho bài báo cáo thực tập tổng hợp.
Đề tài là: Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Công ty XNK nông sản và thực phẩm Hà Nội trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu từ năm 2000-2006 của Công ty AGREXPORT Hà Nội.
2. Báo cáo tổng kết công tác năm 2005-2006 của Công ty AGREXPORT Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35879.DOC