Sản phẩm, hàng hoá của Chi nhánh chủ yếu tiêu thụ thông qua các đại lý ký gửi, ít thông qua các đơn đặt hàng lớn. Nhưng khi hạch toán thành phẩm – tiêu thụ thành phẩm, kế toán ít sử dụng tài khoản 157- hàng đại lý ký gửi. Mà chỉ khi nào có hoá đơn bán hàng gửi lên phòng kế toán, lúc đó kế toán mới định khoản, phản ánh giá vốn và doanh thu cùng thuế GTGT đầu ra.
Qua đây ta thấy trong những năm vừa qua Chi nhánh đã không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được mục đích của mình về thu nhập của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh năm nay cao hơn năm trước. Và không ngừng mở rộng sản xuất nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tổng hợp vừa qua. Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Quang và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Chi nhánh em đã hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị phòng Kế toán Chi nhánh.
65 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu trung gian nhận lệnh và có mối quan hệ có tính chất tham mưu giữa kế toán trưởng với các kế toán phần hành (quan hệ chỉ đạo trực tiếp) và giữa kế toán trưởng với các bộ phận tham mưu như thanh tra, tin học trong kế toán…
2. Mô hình kế toán
Chi nhánh tổ chức kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Tức là chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán ở mọi phần hành kế toán.
Phòng kế toán của Chi nhánh thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, sử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.
Trưởng phòng kế toán
Kế toán thanh toán
Kế toán NVL – công cụ lao động
Kế toán thành phẩm – tiêu thụ
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế phân xưởng
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
Quan hệ báo sổ
3. Cơ cấu lao động kế toán
Bộ máy kế toán của chi nhánh bao gồm
01 trưởng phòng kế toán
01 kế toán thanh toán
01 kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động
01 kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
01 thủ quỹ
02 nhân viên kinh tế phân xưởng
4. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán
Là một nhánh của công ty Cao su Sao Vàng nhưng có quy mô hoạt động lớn, phức tạp. Do vậy, khi xây dựng bộ máy tổ chức kế toán, ban lãnh đạo Chi nhánh đã phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc song song: là sự đảm bảo công việc giữa các kế toán viên (kế toán thanh toán, kế toán nguyên vật liệu – công cụ lao động…) một cách đồng thời nhằm rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động.
Nguyên tắc tiết kiệm: nhằm tiết kiệm thời gian làm việc, chi phí lao động sống, lao động vật hoá.
Nguyên tắc liên tục: đảm bảo cho quy trình công việc phải được thực hiện liên tục.
Nguyên tắc phối hợp phục vụ nơi làm việc.
Nguyên tắc phù hợp: đảm bảo phù hợp giữa nhân viên kế toán và các công việc được giao.
Nguyên tắc tối ưu cường độ lao động và tối ưu hiệu suất trang thiết bị.
II. Phân công lao động kế toán
1. Kế toán trưởng (hay trưởng phòng kế toán)
Chức năng,nhiệm vụ:
Lập các kế hoạch tài chính, vốn lưu động, giá hàng tháng, hàng quý, hàng năm…
Kế toán tổng hợp, tính chi phí sản xuất và giá thành, lập báo cáo quyết toán quý, năm và gửi báo cáo.
Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ và tính khấu hao.
Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo tình hình hoạt động chung.
Quyền hạn:
Theo đúng điều lệ kế toán trưởng của Nhà nước và quy chế quản lý tài chính của công ty, Chi nhánh.
Tài liệu sử dụng:
Các tài liệu, số liệu, chứng từ, sổ sách có liên quan đến quản lý tài chính của Nhà nước, của Công ty.
2. Kế toán thanh toán
Chức năng, nhiệm vụ:
Kế toán thanh toán tiền gửi, tiền vay, quỹ tiền mặt và thanh toán với công nhân viên chức.
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của chứng từ gốc.
Phân loại định khoản trên chứng từ gốc.
Lập phiếu thu, phiếu chi, đối chiếu với thủ quỹ, ngân hàng.
Cập nhật hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản tăng, giảm, xác định số dư của tiền mặt, tiền gửi cuối ngày, cuối tháng, cuối quý, lập báo cáo.
Quyền hạn:
Yêu cầu các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ các loại chứng từ, số liệu có liên quan theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và Công ty quy định.
Tài liệu sử dụng:
Tất cả các chế độ văn bản, hệ thống kế toán quy định của Nhà nước về pháp lệnh kế toán thống kê và công ty quy định.
3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động:
Nhiệm vụ, chức năng:
Lập các định mức tiêu hao nguyên liệu sản phẩm.
Lập biểu báo cáo vật tư cho các phân xưởng sản xuất.
Thống kê sản lợng, giá trị sản lượng, doanh thu Chi nhánh, doanh thu vào từng loại hàng tiêu thụ của các đại lý, các khu vực và lập báo cáo.
Lập các chứng từ ban đầu, nhập kho vật tư sản phẩm hàng hoá, xuất vật tư cho các đối tượng sử dụng.
Quyền hạn:
Kiểm tra sơ bộ, kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các hoá đơn đầu vào.
Lấy số liệu chính xác theo đối tượng sử dụng và bán hàng.
Kiểm tra vật tư sử dụng cho các đối tượng, đặc biệt các vật tư không có định mức.
Tài liệu sử dụng:
Đơn sản xuất, hao phí vật tư qua các thời kỳ, các công đoạn sản xuất.
Các dự trù vật tư.
Các chứng từ nhập xuất kho.
Các tài liệu hướng dẫn của công ty và Chi nhánh.
4. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, theo dõi công nợ với người mua.
Chức năng, nhiệm vụ:
Theo dõi, ghi chép tình hình tăng, giảm kho thành phẩm theo từng loại và phẩm cấp.
Kiểm tra giám sát cả quá trình nhập xuất kho thành phẩm, kịp thời phát hiện những sai sót để phản ánh cho những bộ phận có liên quan.
Cụ thể:
Kế toán kho thành phẩm tương tự như kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Kế toán tiêu thụ: tiếp nhận hoá đơn, chứng từ do khách hàng hoặc phòng thị trường cung cấp, phân loại và cập nhật vào sổ chi tiết tiêu thụ, kiểm tra tính chính xác của số liệu.
Mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng, từng lần nhập, xuất hàng theo số thực tế, từng lần trả tiền.
Cuối tháng, tổng hợp lập bảng kê, xác định số thuế đầu ra phải nộp. Định khoản và lập báo cáo chi tiết tiêu thụ, báo cáo chi tiết công nợ, đối chiếu xác nhận, đôn đốc thu hồi công nợ, tránh để tồn đọng, dây dưa.
Lập và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 10 tháng sau cho trưởng phòng.
5. Kế toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Chức năng, nhiệm vụ:
Căn cứ vào những số liệu tài liệu pháp lý của các bộ phận: lao động – tiền lương, bảng chấm công, bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phiếu nghỉ ốm đau, thai sản.
Căn cứ vào các loại định mức tiêu hao: nguyên, nhiên vật liệu, công cụ lao động để xác định giá mua, bán vật tư cho từng loại sản phẩm
Tính toán, ghi chép đầy đủ, chính xác, phản ánh kịp thời số tiền lương thực trả cho từng công nhân, từng bộ phận trong Chi nhánh, phân bổ chính xác tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp vào từng đối tượng sản phẩm.
Qua việc tính toán ghi chép và kiểm tra tình hình: quản lý lao động và tiền lương, chấp hành chính sách, chế độ…, cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác.
Quyền hạn:
Làm thủ tục thanh toán lương hàng tháng, báo cáo lao động tiền lương định kỳ.
Làm các thủ tục về chế độ chính sách đối với người lao động.
Tài liệu sử dụng:
Các quy định về lao động tiền lương mà Nhà nước đã ban hành.
Các nghị định hướng dẫn thực hiện mà Chính phủ đã ban hành.
Thoả ước lao động tập thể của công ty.
5. Thủ quỹ:
Chức năng, nhiệm vụ:
Kiểm nhận chính xác tiền thu bán hàng theo từng loại, đúng loại chứng từ.
Thu chi tiền mặt theo chứng từ kế toán.
Nhật ký quỹ, số dư quỹ hàng ngày, báo cáo quỹ hàng ngày.
Nộp tiền vào tài khoản tiền gửi.
Bảo quản kho tài liệu, tiền khỏi mục nát.
Tài liệu sử dụng:
Tất cả tài liệu, quy chế của công ty và chi nhánh.
6. Nhân viên kinh tế phân xưởng:
Chức năng, nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm về chế độ hạch toán trong công đoạn sản xuất của dây chuyền.
Thực hiện công tác chuyên môn theo ngành dọc.
Quản lý kinh tế của phân xưởng, tính toán, hạch toán, cân đối trong phân chia tiền thưởng, năng suất, tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên phân xưởng.
Tính toán chuẩn bị nguyên liệu, vật tư cho sản xuất theo kế hoạch được giao.
Quản lý chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm giữa các công đoạn trong dây chuyền sản xuất.
Quyền hạn:
Yêu cầu các bộ phận thực hiện và nộp các báo cáo chứng từ theo quy định tài chính của Nhà nước, của công ty và của Chi nhánh.
Yêu cầu các bộ phận báo cáo và tổng hợp lương hàng ngày, chia
lương đến từng người lao động.
Tạm dừng các loại bán thành phẩm không đủ quy cách, chất lượng đưa vào sản xuất và báo cáo với quản đốc phân xưởng.
III. Hình thức ghi sổ kế toán:
1. Các loại sổ kế toán:
Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình thực hiện ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”. Theo hình thức này gồm có các loại sổ kế toán:
Các sổ thẻ kế toán chi tiết.
Sổ cái.
Trong đó, các sổ thẻ kế toán chi tiết gồm có:
Sổ tài sản cố định.
Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Thẻ kho (ở kho vật liệu, sản phẩm, hàng hoá).
Sổ chi phí sản xuất.
Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.
Thẻ tính giá sản phẩm dịch vụ.
Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với Ngân sách,…
Sổ chi tiết tiêu thụ.
2. Trình tự hạch toán chung:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán các phần hành lập chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, tổng số tiền phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “chứng từ ghi sổ” của Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình.
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”
Quy trình hạch toán từng phần hành tại Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình
Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, công việc kế toán trong toàn chi nhánh được chia thành các phần hành:
Kế toán tài sản cố định.
Kế toán tiền mặt
Kế toán thanh toán.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động.
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Kế toán chi phí – tính giá thành sản phẩm.
Kế toán báo cáo kết quả kinh doanh.
Cụ thể:
I. Kế toán tài sản cố định:
Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, công việc kế toán tài sản cố định do trưởng phòng kế toán đảm nhiệm.
Chi nhánh hạch toán tài sản cố định theo nguyên giá của tài sản cố định (TSCĐ) sao cho luôn thể hiện 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Giá trị còn lại và Giá trị đã hao mòn.
Phân loại TSCĐ theo các phương pháp phân loại đã quy định trong các báo cáo thống kê để mở sổ kế toán chi tiết theo dõi tình hình hiện có và tình hình tăng, giảm từng loại TSCĐ phục vụ cho yêu cầu quản lý và tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.
1. Các tài khoản chuyên dùng của Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình
TK 211: Tài sản cố định hữu hình.
TK 213: Tài sản cố định vô hình.
TK 214: Hao mòn Tài sản cố định.
Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình là đơn vị hạch toán trực thuộc nên nguồn hình thành TSCĐ chủ yếu là do Công ty Cao su Sao Vàng cấp, Chi nhánh rất ít khi đi vay TSCĐ hoặc đầu tư mua sắm. Cách xác định nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc của chế độ Nhà nước quy định.
1.1. Tiêu chuẩn TSCĐ:
Về mặt giá trị phải từ 10 triệu đồng trở lên.
Về mặt thời gian: phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Có khả năng đem lại thu nhập cho doanh nghiệp.
1.2. Các loại TSCĐ:
Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, TSCĐ gồm có: nhà kho, phân xưởng săm, phân xưởng sản xuất lốp, nhà văn phòng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
1.3. Cách xác định nguyên giá TSCĐ:
Đối với TSCĐ hữu hình được cấp trên cấp:
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá trị trong biên bản bàn giao
+
Chi phí tiếp nhận
+
Chi phí lắp đặt, chạy thử
Đối với TSCĐ mua sắm(nếu có)
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá mua
+
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
+
Chi phí lắp đặt chạy thử
-
Giảm giá (nếu có)
1.4. Nguyên tắc thủ tục nhập kho, xuất kho TSCĐ:
Khi có TSCĐ tăng do nhập (mua ngoài, cấp trên cấp, đánh giá lại TSCĐ) phải có Quyết định của Giám đốc Công ty:
Biên bản giao nhận của TSCĐ.
Biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của TSCĐ.
Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
Ví dụ: Ngày 25 tháng 01 năm 2003, Công ty Cao su Sao Vàng đã cấp cho phân xưởng lốp của chi nhánh cao su Sao Vàng Thái Bình một máy nén khí, giá trị bàn giao: 160.000.000 đồng. Thủ tục bàn giao gồm có:
Quyết định số 75 ngày 25 tháng 01 năm 2003 của Giám đốc Công ty Cao su Sao Vàng về việc điều chuyển máy nén khí từ công ty về Chi nhánh.
Biên bản bàn giao TSCĐ.
Phiếu xác định tình trạng kỹ thuật của thiết bị của phòng kỹ thuật.
Kế toán TSCĐ xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ.
Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
Khi phát sinh nghiệp vụ nhập hay xuất TSCĐ, kế toán phải mở sổ TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ. Phòng kế toán mở sổ hoặc thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ. Thẻ TSCĐ lập thành 1 bản để tại phòng kế toán để theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ.
2. Danh mục TSCĐ:
a. Máy móc thiết bị
STT
Loại thiết bị
đvt
1999
2000
2001
2002
1
Máy luyện 450 sơ luyện
Cái
2
2
2
2
2
Máy luyện 550 sơ luyện
2
2
2
2
23
Máy luyện 450 hỗn luyện
1
1
1
1
4
Máy luyện 550 hỗn luyện
1
1
1
1
5
Máy phối liệu
2
2
2
2
6
Máy đùn lọc
2
2
2
2
7
Máy nhiệt luyện 450
1
1
1
2
8
Máy ép xuất 1 miệng
1
1
1
2
9
Máy ép xuất 2 miệng
1
1
2
2
10
Máy nén khí
2
2
1
2
11
Máy thành hình
2
1
2
2
12
Nồi hơi
1
1
1
2
13
Nồi hơi nóng
2
2
2
2
14
Nồi lu hoá
3
3
3
4
15
Máy cán tráng vải mành
2
2
2
2
16
Máy cắt vải
1
2
2
2
17
Máy làm tanh
1
1
1
1
18
Máy cán mặt lốp
1
1
2
1
19
Máy lưu hoá
1
1
1
2
20
Máy bao gói
2
2
2
2
21
Máy in kim
3
2
2
2
22
Máy in laze
3
3
3
3
23
Máy photocopy
1
1
1
1
24
Máy vi tính
6
6
6
6
Bảng tổng hợp thiết bị cơ bản
b. Tài sản cố định khác:
Nhà cửa, vật kiến trúc.
Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
Thiết bị dụng cụ quản lý.
Các TSCĐ khác.
3. Phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ:
3.1. Phương pháp hạch toán tăng TSCĐ:
Đối với TSCĐ qua xây dựng cơ bản được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị. Khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 241
Đồng thời, căn cứ vào nguồn vốn đầu tư ghi:
Nợ TK 411,336
Nợ TK 414
Có TK 411
Khi mua sắm đầu tư TSCĐ
Nợ TK 211, 213
Nợ TK 133
Có TK 11, 112, 331
đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 441
Nợ TK 414
Có TK 411
Đối với TSCĐ được cấp trên cấp (cấp vốn bằng TSCĐ), được biếu tặng, viện trợ, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 411, 336
Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa phải xác định nguyên nhân để giải quyết:
Trường hợp TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán đã căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng.
Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 642
Có TK 214
Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu chưa xác định được chủ tài sản đó, trong thời gian chờ xử lý, kế toán đã tạm thời theo dõi phản ánh vào TK ngoài bảng cân đối kế toán. Khi có quyết định của Nhà nước, của cấp trên về đánh giá lại TSCĐ tăng, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 412
3.2. Phương pháp hạch toán giảm TSCĐ:
TSCĐ của Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình giảm do các nguyên nhân là thanh lý và nhượng bán. Khi thanh lý, nhượng bán cần căn cứ vào phiếu xác định hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ do Hội đồng thanh lý lập và biên bản đề nghị thanh lý. Ngoài ra, còn phải có Bảng kê, Bảng tổng hợp danh mục tài sản cần thanh lý và quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền. Khi đó, kế toán TSCĐ ghi bút toán:
Nợ TK 811
Nợ TK 214
Có TK 211
Phản ánh số tiền thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711
TSCĐ thiếu khi kiểm kê:
Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể:
Nếu chờ quyết định để xử lý:
Nợ TK 214
Nợ TK 138
Có TK 211, 213
Nếu có quyết định xử lý ngay:
Nợ TK 214
Nợ TK 1388
Nợ TK 411
Nợ TK 811
Có TK 211
Bảng tổng hợp giá trị TSCĐ năm 2002
(đơn vị tính: đồng)
STT
Tên tài sản
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
4.433.688.639
1.906.478.015
2.527.210.624
2
Máy móc thiết bị
20.561.763.348
8.821.548.209
11.740.215.139
3
Phương tiện vận tải truyền dẫn
1.155.586.500
494.905.195
660.681.305
4
Thiết bị, dụng cụ quản lý
206.081.614
88.605.090
117.476.524
5
TSCĐ khác
481.098.588
206.874.091
274.224.497
Tổng
26.838.218.689
11.518.410.600
15.319.808.089
4. Khấu hao TSCĐ:
Để hạch toán khấu hao TSCĐ, Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình đã sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sản xuất do trích khấu hao và những khoản tăng – giảm hao mòn khác của TSCĐ.
Tài khoản 214 ở Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình có 2 TK cấp 2:
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình.
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình.
Mọi TSCĐ của Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình đều được huy động vào sử dụng và đều phải trích khấu hao để thu hồi đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá của TSCĐ.
Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian và dựa theo Thông Tư 166 của Bộ tài chính ban hành và dựa vào yêu cầu quản lý của Chi nhánh để lựa chọn phương pháp khấu hao cho từng loại TSCĐ.
5. Hệ thống sổ sách mà chi nhánh sử dụng:
Hệ thống sổ sách mà Chi nhánh sử dụng bao gồm:
Sổ (thẻ) kế toán TSCĐ.
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái TK 211, 214.
Ví dụ: Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 20 ngày 25 tháng 1 năm 2003, kế toán TSCĐ vào sổ TSCĐ, sau đó lên chứng từ ghi sổ.
Số liệu tập hợp từ chứng từ ghi sổ, cuối tháng vào Sổ cái. Cuối tháng cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh.
6. Trình tự ghi sổ.
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế tóan ghi sổ theo trình tự sau:
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái tk 211, 213, 214
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ tăng, giảm tscđ,khấu hao tscđ
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
II. Kế toán vốn bằng tiền:
Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình nói riêng, tiền là một loại tài sản lu động, tuy nhiên đây lại là loại tài sản có tính “lỏng” cao, nó có thể dễ dàng chuyển sang một hình thái khác mà vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu. Vì vậy, tiền đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh: tiền được sử dụng để tạo ra các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, tiền còn là phương tiện thanh toán giữa các bên trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như các đơn vị khác, tại Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình tiền tồn tại dới hai hình thức là tiền mặt và tiền gửi (gửi Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác).
1. Hạch toán tiền mặt:
1.1. Hệ thống tài khoản sử dụng:
Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, để theo dõi tình hình biến động tăng giảm lượng tiền mặt tại quỹ, kế toán sử dụng tài khoản 111 – Tiền mặt Việt nam.
1.2. Hệ thống chứng từ sử dụng:
Theo chế độ quy định hiện hành của Bộ tài chính và theo quy định quản lý của Chi nhánh, mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải có phiếu thu và phiếu chi. Kèm theo phiếu thu, phiếu chi còn có các chứng từ gốc để chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:
Giấy đề nghị tạm ứng.
Giấy đề nghị nộp tiền.
Hoá đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn bán hàng.
1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ:
1.3.1. Các nghiệp vụ thu tiền:
Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, tiền mặt tại quỹ tăng lên là do các nguyên nhân chủ yếu: thu tiền hàng, thu hoàn ứng, thu do đi vay của cán bộ công nhân viên, của các tổ chức khác…
Sự luân chuyển chứng từ thu tiền theo sơ đồ sau:
Kế toán thanh toán
Người nộp tiền
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
đề nghị nộp
Lập phiếu thu
Ký duyệt
Thu tiền
Ghi sổ, bảo quản
Sơ đồ: Quy trình luân chuyển phiếu thu
Trên cơ sở hoá đơn GTGT hoặc hợp đồng kinh tế…người nộp tiền (khách hàng, người tạm ứng…) sẽ lập giấy đề nghị nộp tiền và gửi lên phòng kế toán tài chính.
Kế toán thanh toán sẽ xem xét, lập phiếu thu và chuyển chờ kế toán trưởng ký duyệt. Phiếu thu được lập thành 3 liên: liên 1 kế toán thanh toán lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nộp, liên 3 giao thủ quỹ giữ.
Sau khi phiếu thu được kế toán trưởng, giám đốc chi nhánh ký duyệt, thủ quỹ sẽ tiến hành thu tiền theo đúng số tiền ghi trên phiếu thu, đồng thời lập báo cáo quỹ gửi tới kế toán thanh toán.
1.3.2. Các nghiệp vụ chi tiền
Các khoản chi chủ yếu ở Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình gồm có chi tạm ứng công tác, chi thanh toán chung, chi thanh toán với nhà cung cấp. Cách thức luân chuyển phiếu chi được thực hiện theo sơ đồ:
Người nhận tiền
Đề nghị xin chi
Giám đốc chi nhánh, kế toán trưởng
Duyệt chi
Kế toán thanh toán
Lập phiếu chi
Giám đốc chi nhánh, kế toán trưởng
Ký phiếu chi
Kế toán thanh toán
Chi tiền
Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ
Thủ quỹ
Sơ đồ: Quy trình luân chuyển phiếu chi
1.4. Sổ sách tổng hợp và sổ chi tiết:
1.4.1. Sổ sách tổng hợp:
Do Chi nhánh áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để hạch toán nên sổ sách tổng hợp mà chi nhánh sử dụng gồm có:
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái tài khoản 111.
Định kỳ, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, kế toán thanh toán sẽ lập chứng từ ghi sổ và căn cứ vào các chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản riêng biệt.
Cuối ngày, kế toán thanh toán sẽ tiến hành đối chiếu so sánh với thủ quỹ về số tiền thu chi trong ngày.
Cuối quý, tiến hành cộng dồn xác định số dư để lên báo cáo kế toán.
1.4.2. Sổ sách chi tiết:
Để hạch toán chi tiết tiền mặt, kế toán thanh toán sử dụng sổ kế toán chi tiết tài khoản 111.
2. Hạch toán tiền gửi Ngân hàng
Thanh toán qua Ngân hàng là một phương thức thanh toán hữu hiệu và nhanh gọn, việc các công ty mở tài khoản ở Ngân hàng và tiến hành thanh toán với nhau qua Ngân hàng đã trở nên thông thường bởi sự hữu hiệu, thuận tiện, dễ dàng của loại hình thanh toán này.
2.1. Tài khoản sử dụng
Chuẩn theo chế độ 1141/BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 1/11/1995 để theo dõi tình hình tăng giảm tiền gửi ngân hàng (TGNH), Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình đã sử dụng tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các đơn vị khác, Chi nhánh đã chi tiết tài khoản TGNH theo đối tượng tín dụng.
TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng Công thương Thái Bình.
2.2. Hệ thống chứng từ sử dụng
Để Ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán hộ, công ty uỷ nhiệm cho ngân hàng thông qua các chứng từ gốc như: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. Các chứng từ này thường đi kèm với các hoá đơn, chứng từ khác như hoá đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng, giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản.
2.3. Quy trình luân chuyển
Từ các nhu cầu thanh toán với bên ngoài về tiền mua NVL, về thanh toán với Nhà nước…kế toán thanh toán lập uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu. Chứng từ này được lập thành 4 liên và phải có chữ ký của kế toán thanh toán, kế toán trưởng, giám đốc chi nhánh. Cả 4 liên được gửi lên Ngân hàng Công thương Thái Bình kèm theo các chứng từ liên quan (hoá đơn GTGT, giấy nộp tiền vào ngân sách,…).
Ngân hàng sẽ kiểm tra số dư trên tài khoản TGNH của Chi nhánh, so sánh đối chiếu với số tiền trên uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu và thực hiện dịch vụ thanh toán.
Chi nhánh sẽ nhận được 1 liên uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, giấy báo số dư khách hàng, phiếu thu dịch vụ kiêm hoá đơn (thông báo dịch vụ của ngân hàng, lệ phí và phần thuế GTGT).
Sau khi nhận được uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu do ngân hàng trả lại, kế toán thanh toán tiến hành ghi sổ tổng hợp, sổ chi tiết tài khoản 112 và lưu trữ.
2.4. Sổ sách hạch toán
Do Chi nhánh áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ nên sổ sách tổng hợp gồm có: chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 112
Sổ chi tiết có sổ chi tiết TK 112.
3. Hạch toán tiền vay ngắn hạn
Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, vay ngắn hạn chủ yếu thông qua ngân hàng và vay ngắn hạn của cán bộ công nhân viên Chi nhánh.
3.1. Tài khoản hạch toán:
Để hạch toán các nghiệp vụ vay ngắn hạn, kế toán thanh toán sử dụng tài khoản 311 – Vay ngắn hạn. Để chi tiết hơn, kế toán còn sử dụng các tiểu khoản: TK 3111 – Vay ngắn hạn ngân hàng.
TK 3112 – Vay ngắn hạn khác.
Ngoài ra, chi tiết hơn cho khoản vay ngắn hạn khác, kế toán thanh toán còn sử dụng các tiết khoản đối với từng đối tượng cho vay.
3.2. Sổ sách sử dụng hạch toán
Sổ sách tổng hợp gồm có: chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 3111, TK 3112.
4. Phương pháp hạch toán vốn bằng tiền
TK 511,512 TK 111,112 TK 151,152…
Doanh thu bán hàng trực tiếp Chi mua sắm nguyên vật liệu
bằng tiền (chưa thuế VAT) bằng tiền (chưa thuế VAT)
TK 711,515 TK 133
Thu nhập hoạt động tài chính Thuế VAT đầu vào được
và thu nhập khác khấu trừ khi mua vật tư,…
(chưa thuế VAT)
TK 333 TK311, 331,…
Thuế và các khoản phải Chi thanh toán tiền vay,
nộp Nhà nước tiền mua vật tư,…
TK131,141,… TK 112
Thu khác Nộp tiền vào tài khoản
tiền gửi
Sơ đồ hạch toán vốn bằng tiền
III. Kế toán nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Tại một doanh nghiệp sản xuất như Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, nguyên vật liệu, công cụ lao động thể hiện vai trò rất quan trọng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu gồm có: cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, tanh thép, vải mành,…
1. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán vật tư, nguyên vật liệu, công cụ lao động, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 152 – Nguyên vật liệu
TK 1522 – Nguyên vật liệu chính
TK 1523 – Nguyên vật liệu phụ
TK 1524 – Nhiên liệu (than đốt)
TK 1525 – Phụ tùng thay thế
TK 1526 – Vật liệu xây dựng
TK 153 – Công cụ dụng cụ
TK 1531 – Công cụ dụng cụ
TK 1532 – Bao bì đóng gói
TK 622 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 336 – Phải trả, phải nộp nội bộ
2. Hệ thống chứng từ sử dụng
Để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu, công cụ lao động được chặt chẽ, các nghiệp vụ làm tăng, giảm nguyên vật liệu, công cụ lao động được minh chứng bởi các chứng từ theo chế độ kế toán gồm:
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Biên bản kiểm nhận
Biên bản kiểm kê
Các chứng từ khác.
3. Quy trình luân chuyển của chứng từ
Nguyên vật liệu quản lý tại kho Chi nhánh, khi mua về hoặc được công ty điều chuyển về nhập kho. Căn cứ vào hoá đơn GTGT do cán bộ thu mua gửi về, nhân viên phụ trách cung ứng lập phiếu nhập kho, thủ kho kiểm tra, ký vào các chứng từ, nhập kho nguyên vật liệu. Sau đó gửi lên phòng tài chính kế toán. Kế toán nguyên vật liệu tiến hành ghi sổ chi tiết, lập thẻ kho, ghi sổ tổng hợp đồng thời bảo quản lưu trữ.
Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất: phân xưởng, bộ phận sản xuất cần nguyên vật liệu lập chứng từ xin xuất nguyên vật liệu, chuyển giám đốc chi nhánh, kế toán trưởng ký duyệt lệnh xuất, phòng cung ứng lập phiếu xuất nguyên vật liệu, chuyển thủ kho xuất nguyên vật liệu, chuyển kế toán nguyên vật liệu ghi sổ, bảo quản, lưu trữ.
4. Phương pháp hạch toán
4.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu :
Nguyên vật liệu trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình có rất nhiều chủng loại khác nhau. Do vậy, khi hạch toán nguyên vật liệu, chi nhánh đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Sổ sách gồm có:
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu.
Thẻ kho.
Sổ kế toán chi tiết TK 1522, 1523,…
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp nhập – xuất - tồn kho nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ lao động
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ lao động
4.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
4.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu – công cụ lao động
TK111,112,… TK 152, 153 TK 621
Mua nguyên vật liệu Xuất nguyên vật liệu
(chưa thuế VAT) trực tiếp cho sản xuất
TK 151 TK 627,641
Vật liệu đi đường kỳ trước Xuất vật liệu cho phân xưởng
về nhập kho cho bán hàng,…
TK 411 TK138,642
Nhận cấp phát, biếu tặng Vật liệu thiếu khi kiểm kê
TK336 TK 412
Điều chuyển từ công ty về Đánh giá giảm
TK 338,642
Phát hiện thừa khi kiểm kê Đánh giá tăng
Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu – công cụ lao động
5.Trình tự ghi sổ.
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán ghi sổ theo trình tự sau:
Hạch toán chi tiết theo pp thẻ song song
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái tk 152, 153
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc vật tư và bảng phân bổ vật tư
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra IV. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.Tài khoản hạch toán
Để hạch toán tiền lương - BHXH trong chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình, kế toán sử dụng tài khoản:
TK334- Phải trả công nhân viên.
TK3341- Phải trả viên chi nhánh.
TK3342 –Phải trả công nhân viên công ty.
TK 338- Phải trả, phải nộp khác.
Tk3382 - Kinh phí công đoàn.
TK3383 – Bảo hiểm xã hội
TK3384 – Bảo hiểm y tế.
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
2. Cách tính lương và các khoản trích theo lương
2.1. Cách tính lương
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm:
Chi nhánh sử dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm không hạn chế. Với hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lương sản phẩm hoàn thành đúng qui cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã qui định.
Đối với cán bộ nhân viên thuộc khối phụ trợ:
Lương khối phụ trợ
=
Mức lương bình quân công nhân sản xuất
x
Bậc lương từng cán bộ
=
+
Mức lương bình quân công nhân SX
Tổng lương sản phẩm phân xưởng lốp
Tổng lương sản phẩm phân Xưởng săm
Tổng ngày công phân xưởng lốp
Tổng ngày công phân xưởng săm
2
Với mỗi chức vụ ở mỗi phòng ban khác nhau có bậc lương khác nhau theo qui định của Nhà nước.
2.2. Cách tính BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
Việc tính và trích lập BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn được thực hiện theo đúng qui định của chế độ hiện hành. Với quỹ BHXH, BHYT định kì chi nhánh đã nộp cho cấp trên qua tài khoản ở ngân hàng. Với kinh phí công đoàn, định kì chi nhánh nộp 50% quĩ công đoàn cho công ty và 50% được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Chi nhánh.
3. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công.
- Bảng tổng hợp công.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng thanh toán BHXH.
- Bảng thanh toán thưởng.
- Các Phiếu chi tiền mặt.
4. Quy trình luân chuyển
Cuối tháng, các bộ phận, các phòng ban, các phân xưởng chuyển bảng chấm công, bảng tổng hợp công lên phòng kế toán. Kế toán tiền lương tiến hành tính lương và các khoản trích theo lương cho từng cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Sau khi đã tính toán, kế toán lên bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH, tiền thưởng. Các bảng này được chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt, cuối cùng chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ chi lương.
5. Sổ sách sử dụng
Sổ sách chi tiết gồm sổ chi tiết tài khoản 334,338, sổ chi tiết chi phí sản xuất
Sổ tổng hợp gồm:
Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK334,338
6.Trình tự ghi sổ
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái tk 334, 338
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc về lao đọng tiền lươngvà bảng phân bổ
Sổ chi tiết chi phí sx
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
V. Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm
1. Phân loại chi phí
Căn cứ vào chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí trong Chi nhánh đợc phân theo khoản mục gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp:gồm tiền lương phụ cấp lương và các khoản trích theo lương nh BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ tiền lương phát sinh.
Chi phí sản xuất chung : là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xởng.
Chi phí bán hàng bao gồm toànm bộ những chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp : gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị và quản lý hành chính trong chi nhánh.
2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình , chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau. Khi phát sinh trước hết chi phí sản xuất đợc biểu hện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí sản xuât tại chi nhánh được tiến hành qua các bước:
Bước 1: tập hợp các chi phí cơ bản nh chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… chi các đối tợng sử dụng.
Bước 2: Tính toán và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương… cho từng đối tợng (trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất).
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
3.Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán đã sử dụng các tài khoản sau;
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 155 – Thành phẩm
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
4.Chứng từ sử dụng
Để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành có các chứng từ như :
Chứng từ phản ánh lao động sống (bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội )
Chứng từ phản ánh chi phí vật tư (bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ)...
Các chứng từ mua nguyên vật liệu
Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ (bảng phân bổ và tính chi phí khấu hao TSCĐ
Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí về phí, lệ phí...
5.Sổ sách sử dụng
5.1.Sổ chi tiết
Để hạch toán chi tiết, kế toán đã sử dụng các loại sổ chi tiết như sổ chi tiêts sản xuất kinh doanh dùng cho các tài khoản 621, 622, 627, ...
5.2.Sổ tổng hợp
Chứng từ ghi sổ lập cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Sổ cái các TK621, 622, 627, ...
6. Trình tự ghi sổ
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi sổ theo trình tự sau:
Bảng tính giá thành và các bảng tính chi phí
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái tk 621, 622, 627, 631, 154,...
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ
Sổ chi chi phí sản xuất kịnh doanh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
VI. kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
1. Nguyên tắc hạch toán
Thành phẩm của Chi nhánh là sản phẩm (săm, lốp) đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng qua các qui trình công nghệ của Chi nhánh, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật qui định và nhập kho. Ngoài sản phẩm là thành phẩm hoàn thành còn có bán thành phẩm.
Nhập xuất kho thành phẩm được phản ánh theo giá thực tế. Giá thực tế của thành phẩm nhập kho do các bộ phận sản xuất chính và phụ của đơn vị sản xuất, được đánh giá theo giá thành công xưởng thực tế, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Để tính gía thực tế của thành phẩm xuất kho, kế toán sử dụng giá thực tế bình quân gia quyền.
2. Tài khoản hạch toán
Khi theo dõi thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng các tài khoản
TK 155 - Thành phẩm
TK 153 - Sản phẩm phụ
TK 156 - Hàng hoá
TK 511 - Doanh thu bán hàng
TK 911- Kết quả kinh doanh
3.Chứng từ sử dụng
Tất cả các phiếu xuất kho, phiếu nhập khothành phẩm
Các hoá đơn bán hàng...
4. Sổ sách sử dụng
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK155, 156, 632,...
VII. Kế toán thanh toán
Trong quan hệ thanh toán Chi nhánh thực hiện thanh toán với các bên như thanh toán với người mua, thanh toán với người bán, thanh toán với Nhà nước...
Tài khoản sử dụng
TK 331 - Thanh toán với người bán
TK 131 - Thanh toán với người mua
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Chứng từ sử dụng: Hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng, các chứng từ thu tiền như phiếu thu, giấy báo có....
Sổ sách sử dụng: chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết các TK 331, 131...., Sổ cái các TK 331, 131.
VIII. Kế toán báo cáo tài chính
Tại Công ty Cao su Sao vàng chi nhánh Thái Bình, kế toán chỉ lập các báo cáo tài chính mà không lập các báo cáo quản trị
Báo cáo tài chính gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Cuối quý, cuối năm kế toán tiến hành nhập báo cáo tài chính cho quý, năm đó. Báo cáo tài chính được lập theo quy định của Bộ tài chính và được gửi cho các cơ quan:
1 Bản gửi lên Công ty
1 Bản gửi cho cơ quan Thuế
1 Bản gửi Ngân hàng
1 Bản lưu tại phòng kế toán chi nhánh
phần III
đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình
Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, bằng kiến thức ghi nhận trong thời gian thực tập tổng hợp em thấy tại Chi nhánh công tác tổ chức hạch toán, kế toán có những ưu, nhược điểm sau:
1. ưu điểm
1.1. Về phần tổ chức quản ý và tổ chức kinh doanh:
Bộ máy quản lý của Chi nhánh được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, phù hợp với xu thế chung là giảm bớt các bộ phận lao động gián tiếp. Chi nhánh đã tăng cường các bộ phận trực tiếp phục vụ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, thích hợp với nền kinh tế thị trường. Bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng. Giám đốc có sự chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng ban và các phòng ban, các bộ phận có mối liên hệ, liên kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao.
1.2. Về máy móc, trang thiết bị
Là một Chi nhánh thuộc cơ quan của nhà nước, hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chi nhánh đã có một hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Cùng với cơ sở vật chất như nhà văn phòng, nhà kho, nhà xưởng đợc xây dựng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng phòng ban.
1.3. Cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đều sáng tạo năng động, luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc. Ngược lại Chi nhánh cũng luôn có những chính sách động viên kịp thời đến mọi cán bộ công nhân viên, luôn quan tâm đến đời sống và chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
1.4. Về công tác tổ chức hạch toán kế toán :
Là một chi nhánh thuộc Công ty Cao su Sao Vàng, nhưng Chi nhánh đã tổ chức hạch toán độc lập. Tất cả các chứng từ gốc, sổ sách kế toán đều hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ, rõ ràng. Bên cạnh đó còn có các phần hành kế toán được áp dụng đầy đủ và thay đổi phù hợp với công việc. Với đặc thù là một đơn vị sản xuất kinh doanh không theo mùa vụ, chuyên sản xuất mặt hàng tiêu dùng cần thiết với con người. Hình thức chủ yếu thông qua các đại lý ký gửi, Chi nhánh đã vận dụng hợp lý hình thức “chứng từ – ghi sổ”, xây dựng hệ thống sổ sách theo đúng chế độ với cách ghi chép rõ ràng , thuận tiện cho việc đối chiếu, theo dõi. Các số liệu thông tin đáp ứng đúng nhu cầu kịp thời cho công tác quản lý.
Mọi thay đổi của Bộ Tài Chính về tài khoản hạch toán, về phương pháp hạch toán đối với một số phần hành … đã đựơc kế tóan cập nhật và thay đổi kịp thời cho phù hợp với chế độ chung.
1.5. Về tổ chức lao động kế toán:
+ Đã hoàn tất được các công việc kế toán từ giai đoạn hạch toán ban đầu đến giai đoạn lập báo cáo kế toán.
+ Đã chuyên môn hoá, hợp tác hoá để cung cấp các thông tin hữu ích cho quản lý, giúp quản lý đa ra được các quyết định kinh doanh phù hợp.
1.6. Về việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:
Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các loại nghĩa vụ của mình với cơ quan Nhà nước theo đúng kỳ hạn, theo đúng yêu cầu.
2. Những hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế, bất cập mà Chi nhánh còn gặp phải như:
2.1. Về sổ sách trong qui trình hach toán chung:
Chi nhánh đã ghi sổ theo hình thức “chứng từ ghi sổ”, nhưng trong hệ thống sổ sách hạch toán của Chi nhánh đã thiếu bộ sổ “đăng ký chứng từ ghi sổ”. Đây là quyển sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
2.2. Đối với từng phần hành
2.2.1 Về tài sản cố định
Theo như đánh gía mới nhất hiện nay về tiêu chuẩn của TSCĐ thì một tài sản là TSCĐ phải đảm đồng thời cả 3 tiêu chuẩn sau:
+ Phải đảm bảo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
+ Có thời gian sử dụng tren một năm.
+ Cógiá trị từ 10 triệu đồng trở lên
Tuy nhiên theo thực tế hiện nay tại chi nhánh, có một số tài sản không đảm bảo đồng thời cả 3 tiêu chuẩn trên nhưng vẫn được xếp vào danh mục các TSCĐ của Chi nhánh.
2.2.2.Về kế toán thanh toán, kế toán tiền mặt
Hầu hết các Phiếu thu, Phiếu chi của Chi nhánh không ghi số chứng từ gốc kèm theo. Và các Phiếu thu, Phiếu chi có mẫu không giống với mẫu qui định của bộ Tài Chính (xem phụ lục)
2.2.3. Về kế toán nguyên vật liệu – công cụ lao động
Tất cả các hoá đơn nhập, hoá đơn xuất kho trong Chi nhánh không ghi theo số thực nhập hay thực xuất.
2.2.4.Về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Theo như cách tính lương hiện nay của Chi nhánh, cách tính này đã không gắn trách nhiệm người lao động vào sản phẩm làm ra, hay cũng không khuyến khích người lao động làm nhiều sản phẩm. Phải chăng doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức lương theo sản phẩm nhưng có thưởng có phạt thì tốt hơn chi năng xuất lao động của Chi nhánh. Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, về tăng năng xuất lao động, về tiết kiệm vật tư. Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư trên định mức qui định, hoặc không đảm bảo đủ ngày công… thì phải chịu phạt trừ vào thu nhập của họ.
2.2.5 Về kế toán thành phẩm - tiêu thụ thành phẩm
Sản phẩm, hàng hoá của Chi nhánh chủ yếu tiêu thụ thông qua các đại lý ký gửi, ít thông qua các đơn đặt hàng lớn. Nhưng khi hạch toán thành phẩm – tiêu thụ thành phẩm, kế toán ít sử dụng tài khoản 157- hàng đại lý ký gửi. Mà chỉ khi nào có hoá đơn bán hàng gửi lên phòng kế toán, lúc đó kế toán mới định khoản, phản ánh giá vốn và doanh thu cùng thuế GTGT đầu ra.
Qua đây ta thấy trong những năm vừa qua Chi nhánh đã không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được mục đích của mình về thu nhập của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh năm nay cao hơn năm trước. Và không ngừng mở rộng sản xuất nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tổng hợp vừa qua. Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Quang và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Chi nhánh em đã hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị phòng Kế toán Chi nhánh.
Phụ lục 01:Hệ thống tài khoản
Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình
Tài khoản
Tiểu khoản
Tên tài khoản
111
Tiền mặt Việt Nam
112
Tiền gửi ngân hàng
131
Phải thu của khách hàng
133
1331
Thuế GTGT đầu vào
1332
Thuế GTGTđợc khấu trừ TSCĐ
136
Phải thu nội bộ
138
Phải thu khác
1381
Tài sản thiếu chờ sử lý
1388
Phải thu khác
139
Dự phòng phải thu khó đòi
141
Tạm ứng
142
Chi phí trả trớc
144
Thế chấp, ký cược, ký quĩ
151
Hàng mua đang đi trên đường
152
Nguyên vật liệu
1522
Nguyên vật liệu chính
1523
Nguyên vật liệu phụ
1534
Nhiên liệu (than đốt)
1525
Phụ tùng thay thế
1526
Vật liệu xây dựng
153
Công cụ, dụng cụ
1531
Công cu, dụng cụ
1532
Bao bì đóng gói
154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
155
Thành phẩm
156
Hàng hoá
157
Hàng gửi đi bán
159
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
211
Tài sản cố định(TSCĐ)
2111
TSCĐ hữu hình
2112
TSCĐvô hình
212
TSCĐ thuê tài chính
214
Hao mòn TSCĐ
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142
Hao mòn TSCĐ vô hình
228
Đầu tư dài hạn khác
229
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác
Tài khoản
Tiểu khoản
Tên tài khoản
241
XDCB dở dang
2411
Mua sắm TSCĐ
2412
Xây dựng cơ bản
2413
Sửa chữa lớn TSCĐ
2414
XDCB dự án mở rộng (Công ty)
242
Chi phí trả trước dài hạn
311
Vay ngắn hạn
3111
Vay ngắn hạn ngân hàng (ngân hàng Công thương TB)
3112
Vay ngắn hạn khác
31121
Vay CBCNV Chi nhánh
31122
Vay phân xưởng lốp
31123
Vay phân xưởng săm
31124
Vay Lê Thị Tuyết Nhung
31125
Vay Nguyễn thị Minh (kỳ bá)
31126
Vay Vũ Hương trang
31127
Vay Bùi Thị Thanh
331
Phỉa trả cho người bán
333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331
Thuế GTGT phải nộp
3334
Thuế lợi tức
3335
Thuế trên vốn
3337
Thuế đất, tiền thuê đất
3338
Thuế môn bài
3339
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
334
Phải trả công nhân viên
3341
Phải trả công nhân viên Chi nhánh
3342
Phải trả cônh nhân viên công ty
335
Chi phí phải trả
336
Phải trả nội bộ( Công ty)
338
Phải trả, phai nộp khác
3381
Tài sản thừa chờ giải quyết
3382
Kinh phí công đoàn
3383
Bảo hiểm xã hội
3384
Bảo hiểm y tế
3388
Phải trả, phải nộp khác
341
Vay dài hạn
342
Nợ dài hạn
344
Nhận ký quĩ, ký cược dài hạn
411
Nguồn vốn kinh doanh
412
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
413
Chênh lệch tỷ giá
414
Quỹ phát triển kinh doanh
Tài. k
Tiểu. K
Tên tài khoản
415
Quỹ dự trữ
421
Lãi chưa phân phối
4211
Lãi chưa phân phối năm trớc
4212
Lãi chưa phân phối năm nay
431
Quỹ phúc lợi
441
Nguồn vốn đầu tư XDCB
451
Quỹ quản lý của cấp trên
511
Doanh thu bán hàng
5111
Doanh thu hàng hoá (Công ty)
5112
Doanh thu sản phẩm (Chi nhánh )
5113
Doanh thu sản phẩm phụ, phế liệu
512
Doanh thu bán hàng nội bộ
515
Doanh thu hoạt động tài chính
521
Chiêt khấu hàng bán
531
Hàng bán bị trả lại
532
Giảm giá hàng bán
5321
Giảm giá hàng bán (Công ty)
5322
Giảm giá hàng bán (Chi nhánh )
611
Mua hàng
621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
622
Chi phí nhân công trực tiếp
627
Chi phí sản xuất chung
6271
Chi phí nhân viên phân xưởng
6272
Chi phí vật liệu
6273
Chio phí dụng cụ sản xuất
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
6277
Chi phí khác
631
Giá thành sản phẩm
632
Giá vốn hàng bán
635
Chi phí hoạt động tài chính
641
Chi phí bán hàng
6411
Chi phí nhân viên bán hàng
6412
Chi phí vật liệu bao bì
6413
Chi phí dụng cụ đồ dùng
6414
Chi phí khấu hao TSCĐ
6415
Chi phí bảo hành sản phẩm
6417
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418
Chi phí bằng tiền khác
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421
Chi phí nhân viên quản llý
6422
Chi phí vật liệu quản lý
6423
Chi phí đồ dùng văn phòng
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài. k
Tiểu. K
Tên tài khoản
6425
Thuế, phí và lệ phí
6427
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428
Chi phí bằng tiền khác
711
Thu nhập khác
811
Chi phí khác
911
Xác định kết quả kinh doanh
Phụ lục 02: Mẫu phiếu chi, phiếu thu
Công ty Cao su Sao Vàng mẫu 03-TM
Chi nhánh Thái Bình Phiếu thu Số:
Ngày…tháng…năm…
Nhận của:
Về khoản:
Số tiền:
Bằng chữ:
Kèm : chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán t. toán Thủ quĩ Người nhận
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,họ tên)
Công ty Cao su Sao Vàng Mẫu 04- TM
Chi nhánh Thái Bình Phiếu chi Số:
Ngày…tháng…năm…
Xuất cho:
Về khoản:
Số tiền:
Bằng chữ:
Kèm : chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán t. toán Thủ quĩ Người nhận
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,họ tên)
Công ty cao su sao vàng
Chi nhánh thái bình
Bảng cân đối kế toán
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
12.275.334.888
15.248.994.138
I - Tiền
110
1.245.454.091
1.174.606.625.
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
111
721.021.038
829.056.362.
2. Tiền gửi ngân hàng
112
524.433.053
345.550.263
3. Tiền đang chuyển
113
II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
3. Dự phiòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
129
III - Các khoản phải thu
130
2.329.313.210
1.675.426.795.
1. Phải thu của khách hàng
131
2.279.261.516
1645.426.795.
2. Trả trước cho người bán
132
50.000.000.
30.000.000.
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
4. Phải thu nội bộ
134
Vốn KD của các đơn vị trực thuộc
135
Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
51.694
6. dự phòng khoản phải thu khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
8.658.975.587.
12.261.160
.718.
1. Hàng mua đang đi trên đường
141
2.443.140
2.Nguyên, vật liệu tồn kho
142
1.810.222.736.
1554.984.275.
3.Công cụ dụng cụ trong kho
143
78.842.477.
419.159.948.
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
144
203.948.178
248.092.866
5. Thành phẩm tồn kho
145
6.017.441.195.
9.485.543.874.
6. Hàng hoá tồn kho
146
548.521.001
550.936.615.
7. Hàng gửi đi bán
147
41.592.000.
8. Dự phòng giảm giá tồn kho (*)
149
41.592.000.
V. Tài sản lưu động khác
150
137.800.000.
1. Tạm ứng
151
137.800.000.
2. Chi phí sản xuất
152
3. Chi phí chờ kết chuyển
143
4.Tài sản thiếu chờ sử lý
154
5.Các khoản cầm cố ký cược, ky quĩ ngắn hạn
155
VI. Chi sự nghiệp
160
1. chi sự nghiệp năm trước
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B Tài sản cố định đầu tư dài hạn
200
8.896.633.042.
15.043.341.277
I tài sản cố định (TSCĐ)
210
8.881.198.042
15.034.899.177.
1.TSCĐ hữu hình
211
8.675.998.042
14.857.059.177.
-Nguyên giá
212
15.030.437.719
23.883.079.992.
-Gía trị hao mòn luỹ kế
213
(6.354.439.677)
99.026.020.815)
2. TSCĐ thuê tài chính
214
-Nguyên giá
215
- giá trị hao mòn luỹ kế (*)
216
3. TSCĐ vô hình
217
205.200.000.
177.840.000.
-Nguyên giá
218
237.600.000.
273.600.000.
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
219
(68.400.000)
(95.760.000)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1. đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
3.Đầu tư dài hạn khác
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)
229
IIIChi phí XDCB dở dang
230
15.435.000.
8.442.100.
IV. Cáckhoản ký quĩ, ký cược dài hạn
240
Tổng cộng tài sản
250
21.171.967.930
30.292.335.5415
Nguồn vốn
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
A- nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2.Nợ dài hạn đến
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC833.doc