Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần giầy Phúc Yên

Năm 2010 là năm kinh tế thế giới phục hồi. Tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty sẽ có sự tăng trưởng trở lại. Công ty sẽ tập trung chuẩn bị sẵn sang các nguồn lực sản xuất để có thể đón nhận nhiều đơn hàng sẽ đến trong năm nay. Tăng cường tìm kiếm những thị trường mới cho mặt hàng giầy thể thao, và dép như thị trường Mỹ, thị trường các nước SNG và một số nước châu Phi. Để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường EU. Nâng cao chất lượng và hoàn thiện sản phẩm hơn nữa để có thể phục vụ thêm nhiều đối tượng khách hàng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các công ty giầy xuất khẩu khác không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung Quốc, Lào, Campuchia. Giảm đến mức thấp nhất thiệt hại từ việc bị áp thuế cao hơn từ EU. Nâng cao tay nghề của lao động trong công ty, cũng như có những phương án thích hợp để nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp họ yên tâm và gắn bó hơn với công ty. Đầu tư xây dựng một nhà máy thứ 2 tại huyện Lập Thạnh – Vĩnh Phúc nhằm tiếp tục sử dụng nguồn lao động dồi dào tại các địa phương phía bắc của tỉnh và mở rộng quy mô sản xuất với nhiều đơn hàng và chủng loại sản phẩm hơn.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần giầy Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước hội nhập và phát triển. Những năm vừa qua, giầy dép xuất khẩu đã luôn nằm trong danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sau nhiều năm nỗ lực, ngành da giầy Việt Nam đã chiếm thị phần đứng thứ hai sau Trung Quốc tại các thị trường lớn như EU, Mỹ. Với điều kiện thị trường thế giới ngày một biến động nhanh hơn, đã ảnh hưởng sâu rộng hơn đến các doanh nghiệp sản xuất, và các doanh nghiệp da giầy cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tìm hiểu và nghiên cứu về ngành da giầy, một ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam, một ngành sản xuât công nghiệp cơ bản luôn rất cần thiết đối với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong ngành … và cả với các sinh viên khối ngành kinh tế, những cử nhân kinh tế tương lai. Vì vậy trong quá trình thực tập của mình, em đã xin thực tập tại Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên ngoài việc có cơ hội được trau dồi thực tế các kiến thức của khối ngành quản trị đã được học, còn giúp em có những cái nhìn thực tế hơn vào một trong những ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam đang hội nhập vào với thế giới. Sau đây là bản báo cáo tổng hợp của em trong giai đoạn đầu thực tập tại công ty. Do năng lực bản than còn hạn chế nên còn thiếu sót, em mong thầy sẽ nhận xét và giúp em hoàn thiện bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn thầy. BỐ CỤC BÁO CÁO Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển 1. Giới thiệu về công ty. 2. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển. Chức năng nhiệm vụ hiện nay. Phần II: Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh Cơ cấu tổ chức. Đội ngũ lao động. Đặc điểm về cơ sở vật chất. Đặc điểm về tình hình tài chính công ty. Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh. Phần III: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây Kết quả về sản phẩm. Kết quả về khách hang, thị trường. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận. Kết quả thu nhập bình quân người lao động. Phần IV: Đánh giá khái quát về hoạt động quản trị của công ty Quản trị nhân lực. Quản trị chất lượng. Quản trị tiêu thụ. Phần V: Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới Định hướng phát triển chung. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010. PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Giới thiệu về công ty Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên: Trụ sở chính : phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tên giao dịch quốc tế: PHUC YEN SHOES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PYSHO-CO Điện thoại: 84 – 211 3869329/ 3874979 Fax: 84 – 211 3869425 Email: nmgiaypy@hn.vnn.vn Tài khoản số: 2890211000420 Ngân hàng NNo & PTNT Phúc Yên. Mã số doanh nghiệp: 2500239696 Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Ông Trần Quang Vinh Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 2500239696 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Vĩnh Phúc cấp. 2. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển Tiền thân của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên là nhà máy bút Kim Anh được thành lập từ năm 1976 và chính thức được đưa vào sản xuất ngày 19/12/1978. Đến năm 1982 nhà máy bút Kim Anh được quyết định sát nhập với nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà. Cũng bắt đầu từ đó tới năm 1987 nhà máy hoạt động không còn hiệu quả như trước và liên tục thua lỗ. Ngày 01/10/1987 Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập nhà máy giầy Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ nhà xưởng của nhà máy bút Kim Anh – Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà cũ theo quyết đinh số 42/TCCB – CNN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Tháng 6/1988 nhà máy Giầy chính thức đi vào sản xuất mà sản phẩm chính của nhà máy là mũ giầy các loại (Giầy vải, giầy da, giầy thể thao ). Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất một số mặt hàng khác như găng tay da, găng tay bảo hộ lao động chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Song thời gian đó không được dài, cho đến năm 1991 khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ thì nhà máy lại mất đi thị trường xuất khẩu chính. Lúc này nhà máy Giầy Phúc Yên thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn vốn đầu tư để phục vụ sản xuất hầu như không có, điều đó đã dẫn đến sự tan vỡ của toàn bộ hệ thống quản lý và lao động có nghề nghiệp. Để giải quyết tình hình khó khăn đó, Bộ Công nghiệp nhẹ thống nhất đồng ý cho Tổng công ty Da Giầy Việt Nam kí kết hợp đồng hợp tác với Công ty Đông Trị Đài Loan. Trên cơ sở công ty Đông Trị cùng với nhà máy hợp tác, sản phẩm chính lúc này là giầy thể thao với phương thức hợp tác là phía Công ty Đông Trị đưa thiết bị, chuyên gia, nguyên vật liệu và đơn đặt hàng, phía nhà máy giầy Phúc Yên đóng góp nhà xưởng , điện nước, cơ sở hạ tầng và lao động. Tháng 1/1995 nhà máy đã xuất xưởng lô hàng đầu tiên đi Châu Âu và đã đạt kết quả rất cao. Trên đà phát triển đó, nhà máy có đội ngũ công nhân lành nghề để xây dựng và phát triển nhà máy ngày một phát triển hơn. Qua đó ta thấy rằng quá trình xây dựng và phát triển của nhà máy Giầy Phúc Yên thuộc tổng Công ty Da Giầy Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn. Song đến năm 1995 có thể nói rằng nhà máy đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của sự phát triển. Đến tháng 8/2005 nhà máy Giầy Phúc Yên tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN, với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng. Công ty cổ phần Giầy Phúc Yên đang trên đà đi lên và phát triển tạo được thị trường cho mình, thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU và Nam Mỹ. Hiện nay công ty có 6 dây chuyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu cùng với 2500 cán bộ và công nhân viên nhà máy và sản lượng mỗi năm đạt được 2.400.000 đôi; Thu nhập bình quân của người lao động là 1.700.000 đồng/tháng. *Một số thành tích mà công ty đã đạt được: -Công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may và Da Giầy Việt Nam”. -Cúp và bằng khen của Bộ Công nghiệp. -Cúp và bằng khen “Doanh nghiệp xuất sắc” của tỉnh Vĩnh Phúc. * Quy mô và sự phát triển của công ty Năm 2005: với 4 dây chuyền công nghệ, 2 nhà xưởng và 2.500 công nhân. Năm 2007: Công ty đầu tư 25.000.000.000 đồng xây dựng thêm 2 nhà xưởng với diện tích 8.000 m2, tuyển thêm hơn 200 công nhân. Năm 2008: Công ty nhập khẩu 2 dây chuyền công nghệ mới với trị giá 915.000 USD/1 dây chuyền. 3. Chức năng nhiệm vụ hiện nay Kết cấu ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: Sản xuất các mặt hàng da, giầy dép, các loại sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên phụ liệu khác; Xuất nhập khẩu các nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng, các loại hàng hóa khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty; Dich vụ đào tạo, dạy nghề cho lao động ngành giầy; Dịch vụ thông tin, quảng cáo. Với những ngành nghề kinh doanh được đăng kí như vậy, nhưng công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên chủ yếu là sản xuất giầy thể thao có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của nước ngoài, ngoài ra công ty còn sản xuất một số loại dép khác theo đơn đặt hàng. PHẦN II: CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CP GIẦY PHÚC YÊN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1. Cơ cấu tổ chức 2.1.1 Bộ máy quản lý : C¬ cÊu tæ chøc bé m¸y qu¶n lý c«ng ty Cæ phÇn GiÇy Phóc Yªn theo c¬ cÊu trùc tuyÕn – chøc n¨ng ®Ó tr¸nh cång kÒnh, qu¸ t¶i, bé m¸y qu¶n lý ®­îc ph©n c«ng phï hîp cho c¸c bé phËn. Bao gåm: Ban Gi¸m ®èc, c¸c phßng nghiÖp vô chuyªn m«n, bé phËn qu¶n lý trùc tiÕp c¸c ph©n x­ëng. Ban Gi¸m ®èc c«ng ty trùc tiÕp chØ ®¹o mäi ho¹t ®éng cña toµn c«ng ty, c¸c phßng ban nghiÖp vô gióp Gi¸m ®èc hoµn thµnh nhiÖm vô. + Hệ thống trực tuyến gồm : Ban giám đốc nhà máy – ban quản lý các bộ phận phòng, ban phân xưởng + Hệ thống chức năng gồm các phòng ban chức năng của nhà máy. Sơ đồ 2.1.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT kiêm Giám Đốc Phòng TC-HC-LĐ tiền lương Phòng tổ chức kinh doanh Phòng Xuất nhập khẩu Phòng tiến độ sản xuất Phòng tài vụ kế toán Phó Giám Đốc Phân xưởng chặt Phân xưởng in Phân xưởng đế Phân xưởng may Phân xưởng thành hình Chức năng của các bộ phận quản lý : - Hội đồng quản trị : Gồm các cổ đông của cả phía Việt Nam và cổ đông công ty Đông Trị Đài Loan, cùng thực hiện chức năng quản lý, giám sát cũng như vấn đề hợp tác sản xuất giữa phía Đài Loan và Việt Nam theo bản hợp đồng hợp tác ký ngày 15/01/1999 giữa hai bên. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc: Chịu trách nhiệm trong việc tiến hành sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc : Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và giúp giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh. Phòng tài vụ kế toán: Giúp giám đốc quản lý về tài chính, kế toán, thống kê mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giám sắt bằng tiền mọi hoạt động kinh tế. Kiểm tra giám sát tài sản của công ty, tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả. Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương: Có chức năng và nhiệm vụ tổ chức lao động, thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, chế độ của công nhân viên. Phòng tổ chức kinh doanh : Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành và trực tiếp điều hành các phân xưởng sản xuất chính, kho bãi. Phòng xuất nhập khẩu : Đảm nhiệm những công việc liên quan đến xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thành phẩm theo các đơn hàng đã ký kết với đối tác. Phòng tiến độ sản xuất – ISO : Thực hiện chức năng quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối của quy trình công nghệ sản xuất, cũng như theo dõi, điều chỉnh, lập kế hoạch tiến độ sản xuất của nhà máy. Bên cạnh sự quản lý giám sát, chỉ đạo của ban giám đốc, các phòng ban trực thuộc bộ máy quản lý của công ty có mối quan hệ qua lại với nhau, hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt nhiêm vụ giúp giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.2 Bộ phận sản xuất: Cơ cấu tổ chức bộ phận sản xuất của công ty do tính chất của quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, lien tục, trải qua nhiều giai đoạn nên đã được thiết kế theo mô hình sản xuất khép kín, khoa học gồm 5 phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riêng, giữa các phân xưởng có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện qua mô hình sau : Sơ đồ 2.1.2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần giầy phúc yên Nguyen VËt liÖu Px chÆt Px in Px ®Õ Px may Px hoµn thiÖn Kho thµnh phÈm Phân xưởng chặt: chuyên pha chế, cắt da, giả da, mếch, mút thành các chi tiết mũ giầy. Phân xưởng in: chuyên in nhãn mác, các chi tiết trang trí lên mũ giày. Phân xưởng may: có nhiệm vụ bồi da mới mếch và mút sau đó chuyển sang may hoàn chỉnh mũ giầy. Phân xưởng đế: chuyên lồng mũ giầy vào phom giầy, quét keo vào đế và chân mũ rồi đưa vào lưư hóa gò hình thành đôi giầy. Phân xưởng hoàn thiện( thành hình ) : Chuyên rập ô rê, luồn dây giầy để hoàn thiện đôi giầy, phân loại và đóng gói sản phẩm. Kho thành phẩm: Kho chứa sản phẩm hoàn thiện đã qua kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng. Ngoài ra còn có một số bộ phận khác tham gia phục vụ sản xuất như ban cơ điện, hệ thống kho nguyên liệu chung, kho đế, kho bán thành phẩm, tổ kỹ thuật mẫu… Với cơ cấu tổ chức sản xuất như vậy, quy trình công nghệ được sử dụng ở công ty đảm bảo được tính hiệu quả của mình. Sơ đồ 2.1.3:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần giầy phúc yên Nguyªn vËt liÖu ChÆt ®Õ may Kcs kcs kcs kcs kcs kcs Ph©n hµng in kcs Kho b¸n tp tp kcs ®ãng gãi kcs Kho tp kcs XuÊt kcs 2.2. Đội ngũ lao động Là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, gồm 5 dây chuyền sản xuất giầy thể thao với nhiều chủng loại và mãy mã giầy khác nhau nên đội ngũ lao động tại công ty là hết sức đông đảo. Do đặc thù của ngành giầy phải trải qua nhiều công đoạn, cần tính kiên trì, tỷ mỷ và thời gian lao động kéo dài, nên chủ yếu số lượng cán bộ công nhân viên là lao động nữ. Mặt khác, do trình độ tay nghề của công nhân còn hạn chế nên việc quản lý lao động sao cho khoa học luôn là một vấn đề đặt ra với công ty. Với vị trí nằm tại tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao, diện tích đất nông nghiệp liên tục bị thu hẹp, lại gần các trục đường giao thông và khu dân cư đông đúc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác tuyển dụng nguồn lao động cho mình. Với đặc điểm của ngành là không yêu cầu quá cao về tay nghề lao động, nên công ty đã tận dụng được những lợi thế này trong công tác tuyển dụng lao động của mình. Tuy vậy công ty cũng rất chú trọng đến việc nâng cao tay nghề, hiệu quả lao động của công nhân vì đó là yếu tố hết sức quan trọng trong sản xuất. Với sự hợp tác từ phía đối tác Đài Loan, công ty đã áp dụng những biện pháp về kỹ thuật công nghệ, tổ chức lại lao động, đào tạo tay nghề cho công nhân viên. Có các kế hoạch cải tiến phương pháp lao động để có hiệu quả lao động cao hơn. Tính đến tháng 9/2009 số lao động hiện có tại công ty là 2293 người, được phân bổ như sau: Bảng 2.2.1: BẢNG PHÂN BỔ LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY STT Tên đơn vị Số người 1 Phân xưởng Chặt 181 2 Phân xưởng In 180 3 Phân xưởng Đế 179 4 Văn phòng phân xưởng may 10 5 Phân xưởng may ( gồm 34 tổ) 1010 6 Văn phòng phân xưởng hòan thiện 6 7 Phân xưởng thành hình 402 8 Các tổ KCS 94 9 Các kho 45 10 Tổ kỹ thuật mẫu 102 11 Ban giám đốc 2 12 Phòng tài vụ kế toán 3 13 Phòng xuất nhập khẩu 7 14 Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương 8 15 Phòng tiến độ sản xuất, ISO 4 16 Ban cơ điện 10 17 Tổ bốc xếp hàng 13 18 Tạp vụ + vệ sinh 21 19 Trạm y tế 3 20 Ban bảo vệ 13 Cộng 2293 Công nhân của công ty phàn lớn là lao động trẻ, độ tuổi từ 19 đến 36, chủ yếu xuất than từ vùng nông thôn, trình độ văn hóa không cao, cuộc sống eo hẹp, chủ yếu dựa vào tiền lương và các khoản phụ cấp từ công ty. Do mỗi phân xưởng thực hiện một công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất giầy nên công việc có mức độ phức tạp khác nhau, môi trường làm việc khác nhau nên công nhân sản xuất của công ty được quản lý theo từng phân xưởng, mỗi phân xưởng lại được chia thành các tổ, đội khác nhau theo từng mã giầy. Mỗi phân xưởng có một danh sách lao động dung để theo dõi lao động mà mình quản lý. Lao động của công ty được phân thành lao động dài hạn, lao động ngắn hạn và lao động thời vụ. Lao động dài hạn là những cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng dài hạn với công ty. Những lao động này được tính lương và trích các khỏan BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và đây là lực lượng chính trong đội ngũ lao động của công ty. Lao động ngắn hạn là những lao động được hưởng lương theo sản phẩm, nhưng không được công ty trích các khoản BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Lao động thời vụ là những lao động bên ngòai được công ty huy động them khi vào thời vụ sản xuất với đơn hàng nhiều hoặc cần hoàn thành gấp các đơn hàng lớn. Về môi trường làm việc, trong những năm gần đây bằng việc đầu tư sửa chữa và nâng cấp nhà xưởng, cũng như xây mới nhà xưởng (năm 2007-2008) nên môi trường làm việc tại công ty đã được nâng cao một cách rõ rệt. Tiếng ồn trung bình đạt chuẩn cho phép, nhiệt độ đam bảo. Điều kiện chiếu sang ở công ty là rất tốt, đặc biệt là trong các xưởng may. Xưởng đế nồng độ bụi cao, do tính chất của xưởng là mài đế cao xu, nên có tồn tại nguồn khí bụi độc hại, tuy nhiên công ty luôn duy trì được trong giới hạn cho phép. Bảng 2.2.2: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TRUNG BÌNH TRONG NĂM CỦA CÔNG TY TỪ 2006 ĐẾN 2009 Năm 2006 2007 2008 2009 Số lượng 2282 2541 2304 1982 Qua bảng số liệu ta thấy số lượng lao động trung bình trong năm tại công ty có sự thay đổi không đều qua các năm. Từ 2006 đến 2007 lao động tăng lên. Tuy nhiên sang đến 2008 và 2009 thì số lượng lao động lại giảm xuống. Điều này có thể dễ dàng lý giải, vì trong năm 2007 với việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện lớn cho công ty mở rộng kinh doanh ra các thị trường, vì vậy lượng đơn hàng tăng, cũng như lượng công việc tăng, vì thế lao động trong công ty tăng. Sang đến năm 2008 và 2009 ở giai đoạn này số lượng lao động trung bình trong năm tại công ty giảm vì yếu tố khách quan là khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối 2008 và kéo dài trong năm 2009, các đơn hàng giảm, vì thế lượng lao động trong công ty cũng giảm. Qua phân tích, ta có thể thấy, với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu như Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu vừa qua là có thể nhìn thấy được. Nó ảnh hưởng đến công ty và cả người lao động trong công ty một cách hết sức rõ rệt. 2.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất Với diện tích 5,6 hecta. Công ty có một mặt bằng đất sử dụng đủ lớn để có thể bố trí các khu sản xuất và làm việc, cũng như sinh hoạt giải lao của công nhân viên. Công ty đã bố trí hợp lý diện tích cho các phân xưởng Phân xưởng Chặt :01 nhà xưởng. Phân xưởng In : 01 nhà xưởng. Phân xưởng May : Xưởng may 1 và Xưởng may 2. Phân xưởng Đế : 01 nhà xưởng và 01 kho đế. Phân xưởng thành hình : 01 nhà xưởng. 01 Kho nguyên liệu chung, 01 kho bán thành phẩm, 01 kho thành phẩm. 02 Trạm biến áp điện, 01 trạm phát điện. 01 Khu rác và xử lý rác tập trung. 01 trạm y tế, 02 nhà ăn cho cán bộ công nhân viên, 03 nhà để xe. 01 Nhà điều hành 5 tầng được xây dựng hiện đại, 01 phòng bảo vệ. 01 khu vườn hoa và 02 ao hoa sung có ghế đá, cây xanh. 2.4 Đặc điểm về tình hình tài chính công ty Tính từ thời điểm cổ phần hóa tháng 8 năm 2005 đến nay. Công ty đã trải qua giai đoạn phát triển kinh tế thuận lợi và giai đoạn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy vậy công ty vẫn liên tục phát triển. Và nguồn vốn liên tục tăng lên từng năm. Có được điều này là nhờ kết quả kinh doanh liên tục có lợi nhuận và sự tin tưởng trong hợp tác giữa công ty và đối tác Đài Loan. Hai bên đã cùng mở rộng đầu tư bằng nguồn vốn tự có, vay ngoài cũng như vốn đầu tư từ phía Đài Loan. Xem xét bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm ta có thể thấy rõ những sự tăng trưởng. Loại Chỉ tiêu Mã số 2006 2007 2008 Tài Sản A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 7,525,162,727 4,909,230,817 8,871,863,174 I. Tiền 110 2,116,813,236 2,513,853,824 5,624,302,456 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 2,000,000,000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 2,905,174,146 2,041,212,758 2,831,725,263 IV. Hàng tồn kho 140 8,918,381 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 503,175,345 354,164,235 406,890,074 B. Tài sản cố định & Đầu tư dài hạn 200 20,201,966,303 22,927,626,389 32,660,304,576 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 20,152,978,735 22,858,149,116 32,599,136,394 III. Bất động sản đầu tư 240 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 50,000,000 50,000,000 V. Tài sản dài hạn khác 260 48,987,568 19,477,273 11,168,182 Tổng cộng tài sản 270 27,727,129,030 27,836,857,206 41,532,140,750 Nguồn Vốn A. Nợ phải trả 300 19,803,528,034 18,421,185,824 30,763,566,668 I. Nợ ngắn hạn 310 2,430,754,236 13,098,397,737 6,941,540,066 II. Nợ dài hạn 330 17,372,773,798 5,322,788,087 23,822,026,602 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 7,923,600,996 9,415,671,382 10,768,574,082 I. Nguồn vốn, quỹ 410 7,713,138,540 9,028,265,785 10,221,722,243 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 210,462,456 387,405,597 546,851,839 Tổng cộng nguồn vốn 440 27,727,129,030 27,836,857,206 41,532,140,750 Bảng 2.4.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – THỐNG KÊ TỪ 2006 ĐẾN 2008 (ĐVT: VND) 2.4.1 Nguồn vốn Nguồn vốn của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 13.695.283.544 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 49.2 %. Trong đó Nợ phải trả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 12.315.380.844 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 66,9% và Nguồn vốn CSH tăng 1.352.902.700 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 14.4%. Nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ dài hạn tăng từ 5.322.788.087 lên 23.822.026.602 trong khi nợ ngắn hạn giảm từ 13.098.397.737 xuống 6.941.540.066 , như vậy doanh nghiệp đã cơ cấu lại nợ từ ngắn hạn sang dài hạn và gia tăng thêm nợ dài hạn. Điều đó là phù hợp với yêu cầu xây dựng 2 nhà xưởng mới của công ty trong năm 2007 và 2008. Chúng ta có thể nhận thấy cả Tài sản và Nguồn vốn của Công ty năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Ta thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt hay công tác huy động vốn tự bổ sung của doanh nghiệp là hết sức hiệu quả. Điều này có được từ uy tín kinh doanh hơn 10 năm với đối tác Đài Loan, các bạn hàng và các ngân hàng trên địa bàn. 2.4.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Bảng 2.4.2: BẢNG HỆ SỐ PHẢN ÁNH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 2007- 2008 Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 So sánh D % Hệ số nợ Nợ phải trả Tổng nguồn vốn 0,66 0,74 0,08 12,1 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Vốn CSH TSCĐ+đầu tư DH 0,41 0,33 -0,08 -19,5 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn TSNH Tổng tài sản 0,18 0,21 0,03 16,7 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn TSDH Tổng tài sản 0,82 0,79 -0,03 -3,7 - Hệ số nợ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh có 0,66 đồng( 2007) và 0,74 đồng ( 2008) hình thành từ vay nợ bên ngoài. Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu vốn vay trong tổng vốn của doanh nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007. - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu. Ta thấy tỷ suất năm 2007 là 0,41<1 và năm 2008 là 0,33<1 cho thấy một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay. - Tỷ suất đầu tư vào TSNH phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh thì dành 0,18 đồng ( 2007) và 0,21 đồng ( 2008) để hình thành TSNH. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2008 tỷ suất đầu tư vào TSNH so với 2007 tăng 16,7 %. - Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh thì dành 0,82 đồng ( 2007) và 0,79 đồng ( 2008) để hình thành TSDH. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2008 doanh nghiệp tăng đầu tư vào tài sản dài hạn, giảm 3,7% so với 2007. 2.4.3 Các hệ số về khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Bảng 2.4.2: BẢNG CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG THANH TOÁN 2007- 2008 Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 So sánh D % Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản Tổng nợ phải trả 1,51 1,35 -0,16 -10,6 Hế số thanh toán nợ ngắn hạn TSLĐ+đầu tư NH Nợ ngắn hạn 0,37 1,28 0.91 246 Hệ số thanh toán nhanh (TSLĐ+đầu tư NH-hàng tồn kho) Nợ ngắn hạn 0.37 1,27 0.9 243 - Hệ số thanh toán tổng quát thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý với tổng số nợ phải trả. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của 2 năm 2007 và 2008 đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán. Hệ số cho thấy cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,51 đồng tài sản(2007) và năm 2008 là 1,35 - Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ bảo đảm của TSNH đối với nợ ngắn hạn. qua bảng ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2007 là 0,37 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không cao, đến năm 2008 trị số này tăng lên 1,28 ở mức trung bình. - Hệ số thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kì không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thanh toán nhanh năm 2007 là 0,37 cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp không khả quan nhưng đồng thời nó cho thấy vốn bằng tiền quá ít điều này cho thấy vòng quay vốn nhanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2008 chỉ số này tăng ở mức 1,27 cho thấy khả năng thanh toán nợ nhanh của doanh nghiệp đảm bảo. 2.5.Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh Là một doanh nghiệp sản xuất giầy xuất khẩu ra nước ngoài 100%. Cũng như các doanh nghiệp khác trong tổng công ty Giầy Việt Nam, công ty cổ phần Giầy Phúc Yên cũng có những đặc điểm tương tự về khách hàng và thị trường. Khách hàng của công ty chủ yếu là các bạn hàng từ các nước EU ( chiếm khoảng 75% lượng hàng xuất khẩu) ,và một số nước châu Á và Nam Mỹ. Khách hàng EU là khách hàng khá khó tính trong tiêu dung. Cũng như tại EU tiêu chuẩn hàng hóa là rất cao so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Vì vậy để đảm bảo việc hàng hóa có thể vào và tiêu thụ được thị trường EU, công ty đã hết sức cố gắng trong vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của EU. Trị trường EU là một thị trường lớn, và có rất nhiều tiềm năng cho công ty phát triển. Tuy nhiên với việc từ ngày 1/1/2009 EU chính thức loại mặt hàng da giầy Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan đã đem đến không ít khó khăn cho các doanh nghiệp giầy Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần giầy Phúc Yên nói riêng. Đối thủ cạnh tranh của công ty không chỉ còn là những công ty giầy xuất khẩu trong nước và Trung Quốc như trước, mà còn có các công ty giầy xuất khẩu ở các nước khác mới xuất hiện như Lào và Campuchia, từ một lý do hết sức đơn giản là họ đang sở hữu nguồn nhân công giá rẻ như Việt Nam nhiều năm về trước, và họ chưa bị áp thuế cao như Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU. PHẦN III: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP GIẦY PHÚC YÊN TỪ 2006 ĐẾN 2009 3.1. Kết quả về sản phẩm Hàng năm Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên nhận hơn khối lượn đơn hàng với hàng trăm mẫu mã giầy dép khác nhau. Do đặc điểm gia công giầy xuất khẩu, nên chủng loại và mẫu mã sẽ được bạn hàng cung cấp. Thế mạnh của công ty trong mắt bạn hàng quốc tế chính là sản xuất giầy thể thao. Điều này được thế hiện trong tỷ trọng chủng loại giầy dép sản xuất và xuất khẩu của công ty trung bình hàng năm với hơn 70% là giầy thể thao, 25 % là dép, và khoảng 5% là giầy da. Bảng 3.1.1 : TỔNG HỢP SẢN LƯỢNG GIẦY XUẤT KHẨU TỪ 2006 ĐẾN 2009 CỦA CTCP GIẦY PHÚC YÊN (ĐVT: triệu đôi) Năm 2006 2007 2008 2009 Sản lượng 2,150,862 2,327,146 2,826,300 2,066,206 Liên tục trong các năm từ 2006 đến 2008 sản lượng giầy xuất khẩu của công ty liên tục tăng. Trong giai đoạn từ sau cổ phần hóa, tăng mạnh mẽ nhất là vào năm 2008 (tăng 22% so với 2007) . Có được điều này là nhờ thuận lợi khi Việt Nam mới bước vào WTO. Tuy nhiên sang đến 2009 với cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu và việc sẽ phải chịu thuế cao hơn so với trước đây của EU đã làm giảm rõ rệt sản lượng giầy xuất khẩu của công ty (giảm 27% so với 2008) , sản lượng thấp hơn cả năm 2006. Đây là một kết quả không mấy khả quan đối với công ty. Nhìn trên toàn ngành giầy da, đó là tình hình chung, và là một câu hỏi khó cho các công ty giầy xuất khẩu và các cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước. Trong năm 2010 với việc phục kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục, ta có thể tin tưởng vào sự tăng trưởng trở lại của Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên nói riêng cũng như toàn ngành da giầy nói chung. 3.2. Kết quả về khách hàng, thị trường Trong những năm gần đây, công ty đã cố gắng đa dạng thị trường xuất khẩu của mình. Từ việc tập chung vào các nước EU (năm 2005 là hơn 80% sản lượng xuất khẩu vào EU) nay đã chuyển sang các nước châu Á và Nam Mỹ, những nơi thị trường bớt khó tính hơn và không bị áp thuế cao. Đến năm 2009 sản lưởng xuất vào EU chỉ còn 70% và 30% vào thị trường Châu Á và Nam Mỹ. Kết quả mở rộng thị trường này nếu so với tình hình thực tế khi không còn được ưu đãi thuế quan từ EU là không khả quan nhưng cũng là một nỗ lực của công ty để tìm đáp án cho bài toán tăng trưởng sản xuất và phát triển của công ty. 3.3.Kết quả về doanh thu, lợi nhuận Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty Cổ Phần giầy Phúc Yên được thể hiện tại bảng 3.3.1 : Bảng tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh từ 24/08/2005 đến hết 2008. (trang 21 – Báo cáo tổng hợp) ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Năm 2006 nếu doanh thu đạt 8,473,736,525 đồng thì cuối năm 2008 là 9,362,897,196 đồng. Như vậy trong giai đoạn này công ty đã có những bước tăng trưởng đều đặn về doanh thu. ( Chưa có số liệu cụ thể năm 2009, nhưng tình hình sẽ không khả quan ) Doanh thu tăng chủ yếu là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng không đáng kể. Như vậy việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong giai đoạn này. Lợi nhuận tăng từ 1,390,012,009 đồng năm 2006 lên 2,342,131,428 năm 2007 rồi giảm xuống 1,927,749,365 đồng năm 2008. Có sự biến động này là do chi phí tài chính mà ở đây là chi phí lãi vay năm 2008 cao gần gấp đôi năm 2007. STT Chỉ tiêu Mã số 24/08 – 31/12/2005 2006 2007 2008 1 Doanh thu từ bán hang và cung cấp dịch vụ 01 3,853,852,584 8,473,726,525 9,257,777,150 9,362,897,196 2 Các khỏan giảm trừ doanh thu 02 3 Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 3,583,852,584 8,473,726,525 9,257,777,150 9,362,897,196 4 Giá vốn hàng bán 11 1,137,110,481 3,732,800,203 3,797,628,839 2,690,829,021 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng & CCDV (20=10-11) 20 2,716,712,103 4,740,926,322 5,460,148,311 6,672,068,175 6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 22,284,417 69,459,715 40,519,994 86,300,388 7 Chi phí tài chính - Trong đó chi phí lãi vay 22 23 263,898,656 1,220,992,998 689,734,894 639,662,726 1,394,679,667 1,361,836,823 8 Chi phí bán hàng 24 3,300,000 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1,109,418,238 1,655,520,806 2,468,801,983 3,149,157,737 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20-(21-22)+(24-25)) 30 1,365,709,626 1,930,572,233 2,342,131,428 2,214,531,149 11 Thu nhập khác 31 63,636,364 12 Chi phí khác 32 7,173,911 13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 56,462,453 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 1,422,172,079 1,930,572,233 2,342,131,428 2,214,531,149 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 398,208,182 540,560,224 286,781,784 16 Chi phí thuế TNDN hoàn lại 52 17 Lợi nhuận sau thuế THDN (60=50-51-52) 60 1,023,963,897 1,390,012,009 2,342,131,428 1,927,749,365 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 46,843 30,358 Bảng 3.3.1 : TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ 24/08/2005 ĐẾN HẾT 2008 (ĐVT: VND) * Các chỉ tiêu sinh lời: Bảng 3.3.1 : BẢNG CHỈ TIÊU SINH LỜI 2007 VÀ 2008 Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 So sánh D % Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lãi ròng Doanh thu thuần 0,25 0,20 -0,05 -20 Tỷ suất sinh lời của tài sản Lãi ròng Tổng tài sản 0,084 0,046 -0,038 -45,24 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Lãi ròng Vốn chủ sở hữu 0,24 0,18 -0,06 -25 - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Dựa vào bảng ta thấy năm 2007 tỷ suất này là 0,25 còn năm 2008 là 0,2 ,giảm 20% đây là tín hiệu không tốt cho công ty. - Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. năm 2008 khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của công ty giảm so gần 1/2 so với năm 2007. Đây cũng là 1 tín hiệu không tốt, nhưng do công ty đầu tư xây mới nhà xưởng, mở rộng sản xuất vào năm 2008 nên con số này có thể hiểu được. - Tỷ suất sinh lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. năm 2008 khả năng sinh lợi trên vốn CSH của công ty giảm so gần 1/4 so với năm 2007. 3.4 Kết quả thu nhập bình quân người lao động Bảng 3.5.1 : TỔNG HỢP THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ 2006 ĐẾN 2009 CỦA CTCP GIẦY PHÚC YÊN (ĐVT: VND) STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng 1,264,515 1,305,177 1,906,508 2,031,159 2 Thu nhập bình quân 1 người 1 năm 15,174,180 15,662,126 22,878,106 24,393,913 Thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên tăng đều qua các năm. Với điều kiện sinh hoạt tại Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận thì thu nhập như vậy ở mức trung bình. Tuy nhiên, với việc mất đất nông nghiệp, và có 1 thu nhập ổn định hàng tháng như vậy đã giúp các công nhân tại nhà máy có điều kiện phụ giúp kinh tế gia đình nhất là khi ở công ty chủ yếu là lao động nữ. Bảng 3.4.2 : TỔNG HỢP TIỀN THƯỞNG HÀNG NĂM TỪ 2006 ĐẾN 2009 CỦA CTCP GIẦY PHÚC YÊN (ĐVT: VND) STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tiền thưởng 3,133,223,700 4,027,587,000 4,869,632,300 4,444,016,000 Mức chi tiền thưởng hàng năm của công ty liên tục tăng, tuy 2009 có thu hẹp sản xuất nhưng mức chi thưởng vẫn lớn hơn 2007. Từ đó có thể thấy rằng công ty đã cố gắng quan tâm hơn nữa đến việc khuyên khích, khen thưởng kịp thời đến cán bộ công nhân viên. Nó vừa giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và năng suất của người lao động, cũng chính là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn công ty. PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Ở CÔNG TY CP GIẦY PHÚC YÊN 4.1. Quản trị nhân lực Lĩnh vực nhân sự là một lĩnh vực rất nhạy cảm và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không phải riêng doanh nghiệp nào. Vì nó quyết định đến năng suất lao động, khối lượng lao động của doanh nghiệp. Số lượng lao động của Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên hiện nay là hơn 2400 lao động . Đây là một số lượng lao động lớn . Do đó việc sử dụng và quản lý lao động sao cho có hiệu quả cũng là một vấn đề không hề đơn giản. Bộ phận lao động trực tiếp được Công ty sắp xếp hợp lý. Tuy nhiên trình độ tay nghề còn vẫn hạn chế. Do tính chất của công việc, lương không cao, phần đông lao động là nữ (Thống kê tháng 11 năm 2009 công ty có 214 nam) nên hay xảy ra tình trạng nghỉ việc khi có điều kiện tìm được công việc tốt hơn, hoặc nghỉ do bận sinh con, chăm sóc gia đình vì thế vấn đề quản lý lao động ở công ty luôn gặp rất nhiều khó khăn. Với kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hơn 14 năm, nhìn chung cách quản lý lao động tại công ty đã đạt những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên trong tình hình mới, nếu chuyển dần được việc tuyển lao động liên tục để thay thế sang việc nâng cao tay nghề, gia tăng hiệu suất để nâng cao thu nhập cho công nhân để họ yên tâm gắn bó với công ty thì sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng cũng như đảm bảo tính ổn định của sản xuất. Bộ phận lao đông gián tiếp vẫn chưa khai thác hết được năng suất lao động. Với số lượng hơn 30 cán bộ có bằng đại học, trong đó cán bộ có bằng khối ngành kinh tế là 15 người thì với tình hình chung của các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty đã thu hút được 1 nguồn nhân lực hợp lý cho mình. Và nếu đầu tư thêm cho việc đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên, Công ty sẽ có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn có kiến thức cập nhật, có khả năng nắm bắt cơ hội, có đủ năng lực để thực hiện các công việc của Công ty. 4.2. Quản trị chất lượng Với đặc thù sản xuất giầy xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài nên vấn đề quản trị chất lượng luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên. Trong những năm vừa qua công ty đã đạt được tiêu chuẩn ISO 9102: 1997 về quản lý hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhiên liệu Diesel trong các máy móc của dây chuyền sản xuất. Tuy vậy trước tình hình mới công ty cần tập trung cho những tiêu chuẩn ISO cao hơn, cũng như đáp ứng nhu cầu kỹ thuật của từng đơn hàng. Với số lượng 94 người làm công tác KCS – kiểm tra chất lượng sản phẩm, 104 người ở tổ kỹ thuật mẫu và 4 người ở phòng ISO – tiến độ sản xuất (số liệu tháng 9 năm 2009 ) công ty có một đội ngũ quản lý chất lượng khá đông đảo. Sản phẩm giầy thể thao gia công xuất khẩu sang thị trường EU của công ty đã tạo được uy tín với bạn hàng quốc tế. Trong tình hình mở rộng sản xuất mới, có thể nguồn nhân lực cho công tác quản trị chất lượng cần được gia tăng để đảm bảo khối lượng công việc, cũng như việc cập nhật kiến thức về tiêu chuẩn chất lượng cho đội ngũ này cần được chú trọng hơn nữa. 4.3. Quản trị tiêu thụ Với việc hợp tác tiêu thụ hiệu quả với đối tác là công ty Đông Trị của Đài Loan suốt 14 năm qua vấn đề quản trị tiêu thụ ở công ty CP Giầy Phúc Yên rất tốt nếu so với toàn ngành. Lượng đơn hàng tăng đều qua các năm, trước thời kỳ khủng hoảng kinh tế ít xảy ra trường hợp sụt giảm về đơn hàng khiến không sử dụng hết công suất của nhà máy. Sự hợp tác tiêu thụ với đối tác Đài Loan của công ty, đã có từ năm 1995, dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty da giầy Việt Nam thời đó. Đến năm 1999 với việc ký kết hợp đồng hợp tác gia công giầy xuất khẩu giữa hai bên đã càng thắt chặt hơn sự hợp tác hiệu quả này. Khi công ty cổ phần hóa vào năm 2005 theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, công ty đã chủ động hơn trong việc tiêu thụ của mình tuy nhiên hai bên vẫn giữ những sự hợp tác tốt đẹp đã có. Vượt qua cả đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua, vấn đề tiêu thụ của công ty CP giầy Phúc Yên vẫn được đảm bảo bởi công ty Đông Trị của Đài Loan. Qua đó có thể thấy, đây là một mô hình hợp tác rất hiệu quả của ngành giầy da Việt Nam. Chủ trương năm 1995 áp dụng cho công ty của Tổng công ty da giầy Việt Nam và Bộ Công Nghiệp là một chủ trương đúng đắn. PHẦN V: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP GIẦY PHÚC YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. Định hướng phát triển chung Năm 2010 là năm kinh tế thế giới phục hồi. Tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty sẽ có sự tăng trưởng trở lại. Công ty sẽ tập trung chuẩn bị sẵn sang các nguồn lực sản xuất để có thể đón nhận nhiều đơn hàng sẽ đến trong năm nay. Tăng cường tìm kiếm những thị trường mới cho mặt hàng giầy thể thao, và dép như thị trường Mỹ, thị trường các nước SNG và một số nước châu Phi. Để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường EU. Nâng cao chất lượng và hoàn thiện sản phẩm hơn nữa để có thể phục vụ thêm nhiều đối tượng khách hàng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các công ty giầy xuất khẩu khác không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung Quốc, Lào, Campuchia. Giảm đến mức thấp nhất thiệt hại từ việc bị áp thuế cao hơn từ EU. Nâng cao tay nghề của lao động trong công ty, cũng như có những phương án thích hợp để nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp họ yên tâm và gắn bó hơn với công ty. Đầu tư xây dựng một nhà máy thứ 2 tại huyện Lập Thạnh – Vĩnh Phúc nhằm tiếp tục sử dụng nguồn lao động dồi dào tại các địa phương phía bắc của tỉnh và mở rộng quy mô sản xuất với nhiều đơn hàng và chủng loại sản phẩm hơn. 4.2.Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 Trong năm 2010 công ty dự kiến sản xuất và xuất khẩu 3,000,000 đôi giầy dép các loại ra thị trường quốc tế thông qua sự hợp tác thuận lợi với công ty Đông Trị của Đài Loan. Dự kiến doanh thu ước đạt 11,000,000,000 đồng. Lợi nhuận ước đạt 2,700,000,000 đồng. Dự kiến sử dụng 2700 lao động trong năm nay. KẾT LUẬN Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên là một công ty điển hình trong ngành sản xuất da giầy của Việt Nam. Trong qua trình phát triển của mình công ty đã trải qua nhiều giai đoạn và những bước phát triển thăng trầm., nhưng toàn công ty đã đoàn kết cùng với sự tin tưởng trong hợp tác với đối tác nước ngoài đã giúp công ty giữ được đà phát triển của mình. Trong thời gian tới sẽ là những thử thách mới đối với công ty đòi hỏi những sự cố gắng hơn nữa của toàn công ty. Bản báo cáo này là những gì em tổng hợp được trong giai đoạn đầu tiên thực tập tại công ty. Nhờ sự giúp đỡ của các cô bác, anh chị cán bộ trong công ty cũng như sự chỉ dẫn chi tiết của thầy em đã hoàn thành được bản báo cáo. Tuy vậy do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, là lỗi sai. Em mong được thầy nhận xét và giúp em hoàn thiện được tốt hơn nữa bản báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên 7 Sơ đồ 2.1.2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần giầy phúc yên 9 Sơ đồ 2.1.3:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần giầy phúc yên 10 Bảng 2.2.1: BẢNG PHÂN BỔ LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY 11 Bảng 2.2.2: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TRUNG BÌNH TRONG NĂM CỦA CÔNG TY TỪ 2006 ĐẾN 2009 14 Bảng 2.4.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – THỐNG KÊ TỪ 2006 ĐẾN 2008 (ĐVT: VND) 16 Bảng 2.4.2: BẢNG HỆ SỐ PHẢN ÁNH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 2007- 2008 17 Bảng 2.4.2: BẢNG CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG THANH TOÁN 2007- 2008 18 Bảng 3.1.1 : TỔNG HỢP SẢN LƯỢNG GIẦY XUẤT KHẨU TỪ 2006 ĐẾN 2009 CỦA CTCP GIẦY PHÚC YÊN 21 Bảng 3.3.1 : TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ 24/08/2005 ĐẾN HẾT 2008 (ĐVT: VND) 23 Bảng 3.3.1 : BẢNG CHỈ TIÊU SINH LỜI 2007 VÀ 2008 24 Bảng 3.5.1 : TỔNG HỢP THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ 2006 ĐẾN 2009 CỦA CTCP GIẦY PHÚC YÊN (ĐVT: VND) 25 Bảng 3.4.2 : TỔNG HỢP TIỀN THƯỞNG HÀNG NĂM TỪ 2006 ĐẾN 2009 CỦA CTCP GIẦY PHÚC YÊN 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26217.doc
Tài liệu liên quan