Báo cáo thực tập tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội

Việt Nam ta đang trong thời kỳ hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.Thị trường đã được mở cửa,tính cạnh tranh cũng vì thế mà gay gắt và quyết liệt hơn.Để có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy,đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động,sáng tạo trong kinh doanh;quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách khoa học và có hiệu quả. Với những kiến thức đã được trang bị tại Trường Đại học Thương mại,cùng chuyến đi thực tế tại công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội em đã có một cái nhìn khá tổng quát về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế.Điều này giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong những năm qua,tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta đã có nhiều thay đổi.Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN,và sắp tới cũng sẽ gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).Quan hệ kinh tế,buôn bán giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhà nước ta trong những năm qua cũng đã ban hành sửa đổi bổ sung nhiều chính sách về kinh tế tài chính như:Thuế GTGT,thuế thu nhập,...Để đáp ứngtốt hơn cho yêu cầu quản lý kinh tế nói chung cũng như quản lý ngành thương mại dịch vụ nói riêng đòi hỏi phải cải tiến,hoàn thiện các công cụ quản lý trong đó có kế toán. Công tác kế toán tài chính có chức năng phản ánh và kiểm tra toàn diện tình hình kinh doanh của doanh nghiẹp.Chính vì vậy tổ hức tốt và hợp lý công tác kế toán tài chính là vấn đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.Việc tổ chức tốt công tác kế toán tài chính là tổ chức tốt các nghiệp vụ mua,bán và thanh toán tiền hàng,kế toán chi phí,kế toán tài sản cố định,kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm...và các báo cáo tài chính. Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,là đơn vị kinh tế do Nhà nước đàu tư. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sách giáo khoa,sách tham khảo và đồ dùng dạy học. Qua đợt khảo sát thực tế về công tác kế toán tài chính,việc tổ chức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua hai năm 2003-2004 tại công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội;ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nội dung về Báo cáo thực tập gồm: Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội Phần II: Tình hình thực hiện công tác tài chính của Công ty Phần III: Quy trình hạch toán kế toán các nghiệp vụ cơ bản của Công ty Phần IV: Công tác phân tích hoạt động của Công ty. Phần V: Kết luận. Phần I tổng quan về Công ty I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tiền sử của Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội là do sự sáp nhập của hai phòng ban là Phòng phát hành sách thư viện và Phòng thiết bị, trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Nhưng trong sự chuyển đổi nền kinh tế của đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về sách giáo khoa, sách giáo viên và đồ dùng dạy học, hai phòng trên tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và được tách ra khỏi sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, và Công ty Sách - Thiết bị Trường học ra đời vào đầu năm 1981. Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1210-QĐ/TCCQ ngày 30/3/1981 với tên gọi cũ: "Công ty phát hành sách giáo khoa và thiết bị trường học Hà Nội" do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ký quyết định, có trụ sở đặt tại 45B phố Lý Thường Kiệt - Hà Nội. Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích của ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Đây là một đơn vị độc quyền phân phối sách giáo khoa trên địa bàn Thủ đô. Với đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Việt Nam. Công ty trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng liên doanh với các tổ chức và mọi cá nhân trong và ngoài nước. Bước sang cơ chế thị trường, Công ty đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn để thích ứng và phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình. Đặc biệt, năm 1992 Công ty được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT. Với sự kiện quan trọng này đã làm cho tính chất hoạt động của Công ty có sự biến chuyển lớn cả về chất và lượng. Công ty trở thành một đơn vị tự chủ trong vấn đề kinh doanh, lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước được thực hiện theo những quy định hiện hành của Nhà nước. Công ty từ đó lấy tên chính thức là "Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội", có trụ sở hính tại 45B Lý Thường Kiệt - Hà Nội, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Từ đây Công ty chính thức được giao vốn, tự hạch toán kinh doanh. Đồng thời chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển toàn bộ nhân viên Công ty từ biên chế định biên sang ký hợp đồng lao động, thực hiện khoán việc, khoán lương, khuyến khích theo năng lực và hiệu quả của từng cán bộ công nhân viên. Cho đến nay, Công ty đã hoạt động có hiệu quả khá tốt. II. Nhiệm vụ và chức năng của Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội - Về kinh doanh phục vụ: Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội là tổ chức kinh doanh và cung cấp các mặt hàng phục vụ giáo dục - đào tạo như sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị đồ dùng giảng dạy và học tập ở các cấp học như: mầm non, phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Với chức năng quản lý chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn thì Công ty tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc nghiệp vụ, chỉ đạo xây dựng và hoạt động bảo quản sử dụng thư viện và thiết bị thí nghiệm theo kế hoạch của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Với những nhiệm vụ này, ngay từ đầu Công ty đã tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp và quy định cụ thể đối với từng phòng ban chức năng. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của Công ty là tổ chức hợp tác, trao đổi, liên kết với các đơn vị chức năng, các nguồn cung ứng (chủ yếu trong giai đoạn này là Nhà xuất bản Giáo dục và Tổng Công ty cơ sở Vật chất - Thiết bị trường học) kết hợp với những mặt hàng do Công ty sản xuất ra để phân phối, cung ứng cho hệ thống các trường phổ thông ở Hà Nội. Thực hiện đúng chính sách quản lý và sử dụng cán bộ, chế độ hạch toán kế toán, chế độ tiền lương cho người lao động, xét nâng bậc hàng năm cho người lao động, đóng BHYT, BHXH đầy đủ cho người lao động, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. Thực hiện công tác an toàn lao động, trật tự an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo vấn đề tài chính và công tác kinh doanh, Công ty luôn lấy chữ tín với khách hàng và đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước giao. III. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Để thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả, Công ty đã và đang hoàn thiện lại bộ máy tổ chức cho phù hợp với điều kiện hoạt động mới.Song cơ bản vẫn giữ được mô hình tổ chức quản lý từ khi thành lập và phần lớn vẫn là đội ngũ cán bộ lao động từ trước. - Hình thức sở hữu vốn: Sở hữu Nhà nước - Lĩnh vực kinh doanh: Sách và thiết bị đồ dùng học tập Mô hình quản lý của Công ty được mở rộng và phân chia cụ thể theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý và hoạt động của Công ty Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế hoạch Phòng chỉ đạo kinh doanh Thư viện, trường học, đại lý Cửa hàng bán lẻ I, II Phòng kế toán tài vụ Phòng Hành chính Phòng kho Với việc tổ chức lại bộ máy hoạt động như trên, có thể thấy Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội có cơ cấu tổ chức hợp lý, hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới. Trong đó, mỗi phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ sau: Đứng đầu là Giám đốc phụ trách chung mọi mặt của Công ty và thay mặt Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của Công ty. Một Phó Giám đốc phụ trách điều hành kinh doanh. Tiếp sau Phó Giám đốc là các phòng ban. Công ty là đơn vị kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập. 1. Phòng Tổ chức Hành chính: gồm các bộ phận: + Tổ chức hành chính bảo vệ: làm công tác văn thư bảo mật, bảo vệ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. + Kho hàng hóa: có nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa mua về và xuất kho hàng hóa bán ra, tổ chức bảo quản, bảo vệ hàng hóa của Công ty. + Cửa hàng lẻ: chủ yếu làm chức năng bán lẻ các loại sách giáo khoa, thiết bị, văn phòng phẩm, ấn phẩm, sách tham khảo, sách nâng cao phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập cho giáo viên, học sinh và mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng. 2. Phòng Kế hoạch Kinh doanh: Làm nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh mặt hàng và các hợp đồng nhập, xuất theo kế hoạch, chứng từ đầu vào, đầu ra, quản lý bán buôn, điều hành bán lẻ và muốn thực hiện được kế hoạch này, Phòng phải thu thập thông tin từ đội ngũ thư viện các trường và của các quận, huyện. Từ những thông tin đó Phòng Kế hoạch lập kế hoạch nhập hàng và bán hàng cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh chung của Công ty. 3. Phòng Kế toán Tài vụ: Làm chức năng chuyên viên kế toán, tài vụ theo chế độ tài chính kế toán, là phòng quản lý tài chính của Công ty, thực hiện hạch toán kế toán và sử dụng hệ thống sổ sách tài khoản theo đúng chế độ Nhà nước quy định. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước. Đứng đầu Phòng Kế toán Tài vụ là Kế toán trưởng, là người giúp Giám đốc Công ty làm nhiệm vụ tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty, đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong kinh doanh. Hiện nay, mỗi năm Công ty có tổng số lao động bình quân từ 80 - 85 người, trong đó số lao động kỹ thuật định biên là 52 người, còn lại là lao động giản đơn, lao động thời vụ. Với những chuyển biến quan trọng trong cơ cấu tổ chức, hành chính, nhân sự... Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội đã dần đi vào hoạt động ổn định và phát triển kịp thời, thích ứng với những thay đổi và đòi hỏi của cơ chế thị trường. Với những hướng đi đúng đắn, đặc biệt là sau năm 1992 (sau Nghị định 388/HĐBT) trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Công ty đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Doanh số kinh doanh và lợi nhuận hàng năm của Công ty không ngừng tăng lên với số lượng lớn, đời sống của cán bộ công nhân viên ổn định và được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, thị trường sách giáo khoa ở Hà Nội dần đi vào ổn định và lành mạnh, không còn tình trạng thiếu sách giáo khoa cho năm học mới như những năm trước, công tác thư viện trường học luôn được đảm bảo... Đây là những thành công bước đầu và vô cùng quan trọng của CBCNV và toàn Công ty góp phần phục vụ tốt hơn yêu cầu và nhiệm vụ xã hội cũng như yêu cầu hạch toán kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo. IV. Đặc điểm hoạt động của Công ty Là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng sách và đồ dùng học tập trên thị trường Hà Nội. Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội đã tổ chức kế hoạch khai thác mặt hàng một cách đầy đủ và cụ thể theo từng năm, từng thời điểm nhất định. Đồng thời chỉ đạo và thực hiện tốt công tác nghiên cứu, điều tra nhu cầu thị trường, căn cứ vào những yêu cầu thực tế và những biến động của thị trường để xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động khai thác theo kế hoạch.Hàng tháng các phòng lập báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, phương hương kinh doanh, đúc rút kinh nghiệm để cùng phát triển cho kịp với sự biến động của thị trường. V. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội hoạt động ở quy mô vừa, nên áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung không phân tán, có sự kiểm tra lẫn nhau và thường xuyên, giúp cho công việc quản lý được chặt chẽ hơn. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ kế toán và chế độ báo cáo tài chính sao cho vừa đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng về quản lý kinh doanh của Công ty, song vẫn đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ của Nhà nước ban hành. Các chứng từ ban đầu được tập hợp tại các đơn vị trực thuộc do kế toán của các đơn vị kế toán lập bảng kê, bảng phân bổ kế toán cuối tháng chuyển lên Phòng Kế toán Công ty vào sổ tổng hợp kế toán cuối tháng, quý, năm. Hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng: Tập trung - không phân tán. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Phương thức sử dụng sổ kế toán: Nhật ký - Chứng từ. Sơ đồ trình tự giá thành của hình thức Nhật ký - Chứng từ Bảng phân bổ Sổ quỹ Nhật ký Bảng kê Sổ (thẻ) chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp các chi tiết Báo cáo Tài chính Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi định kỳ, cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Phòng Kế toán được phân công công tác cụ thể theo từng phần hành, chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu Phòng Kế toán Tài vụ được chia ra: - Kế toán trưởng. - Trưởng phòng Kế toán kiêm Kế toán tổng hợp. - Kế toán thanh toán kiêm Kế toán tiêu thụ - Kế toán kho hàng hóa. - Kế toán cửa hàng lẻ. - Thủ quỹ Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Trưởng phòng Kế toán Tài vụ Kế toán kho Kế toán cửa hàng lẻ Thủ quỹ Kế toán thanh toán VI. Những thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: Là một doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động phát hành sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội có được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành hữu quan mà trực tiếp là Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội và Nhà xuất bản Giáo dục về các nghiệp vụ, chế độ chính sách, cán bộ, địa bàn và các mối quan hệ kinh doanh... Bên cạnh đó, Công ty được giao trách nhiệm và quyền hạn nhất định về sách giáo khoa và thiết bị dạy học trên thị trường Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để Công ty có thể chi phối và điều tiết thị trường này. Công ty luôn xây dựng được tốt mối quan hệ với Nhà xuất bản và các khách hàng, do đó luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. - Khó khăn: Thị trường có nhiều biến động, có tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh của Công ty, nhất là có sự tham gia của các công ty tư nhân. Hàng năm Công ty luôn phải đối phó với thực tế là làm sao để có đầy đủ và kịp thời sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu thị trường sách giáo khoa ở Hà Nội trong toàn năm học, nhất là vào thời vụ kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa sẽ lợi dụng cơ hội này để đầu cơ, tích trữ lợi dụng sự khan hiếm để ép giá, tẩy xóa giá sách. Đặc biệt trong 4 năm trở lại đây, Nhà nước ta đang thực hiện thí điểm chương trình sách giáo khoa cho học sinh cấp I và II thì việc khan hiếm và ép giá sách giáo khoa thí điểm là chuyện thường xuyên diễn ra trên thị trường Hà Nội. Như thế, một mặt Công ty sẽ không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường, mặt khác sẽ tạo cho khách hàng tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng và ảnh hưởng tới uy tiến của công ty. - Thành tựu: Sản phẩm của Công ty rất phong phú và đa dạng, luôn đáp ứng được nhu cầu tìm đọc của mọi khách hàng. Công ty đã cung cấp đầy đủ sách và đồ dùng dạy học không những trên địa bàn Hà Nội mà còn cung cấp cho các địa bàn lân cận như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... Phần II Tình hình công tác tài chính của doanh nghiệp I. Tình hình phân cấp các quản lý tài chính của doanh nghiệp Qua sơ đồ phân cấp quản lý tài chính ở Công ty Sách - Thiết bị Trường học Hà Nội, ta thấy các bộ phận hoạt động độc lập nhưnglại rất thống nhất từ trên xuống. - Kế toán trưởng: là người giúp việc cho Giám đốc Công ty về tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. - Trưởng phòng Kế toán kiêm Kế toán tổng hợp: là người được Kế toán trưởng ủy quyền giải quyết phần việc của Phòng Kế toán khi Kế toán trưởng vắng mặt, chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán, hàng ngày đối chiếu với thủ quỹ về các khoản thu, chi tiền mặt. Cuối tháng thực hiện đối chiếu với kế toán kho và kế toán cửa hàng lẻ về tiền bán hàng. - Kế toán kho hàng hóa: là người chịu trách nhiệm ghi chép phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến kho hàng hóa như nhập, xuất, tồn kho. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất do thủ kho đã vào thẻ kho chuyển giao, đối chiếu với thẻ kho về số lượng hàng hóa nhập, xuất trong kho. Cuối tháng lập báo cáo và lên cân đối kho hàng hóa. - Kế toán cửa hàng lẻ: chịu trách nhiệm theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ nhập, xuất hàng hóa của cửa hàng bán lẻ tại Công ty (quá trình công việc cũng tương tự như kế toán kho hàng hóa). - Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi do kế toán thanh toán lập, thực hiện việc thu, chi tiền mặt cho các đối tượng liên quan. Cuối tháng đối chiếu với kế toán thanh toán về các khoản thu, chi tiền mặt. II. Công tác kế hoạch hóa tài chính tại doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thì việc lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính đều do Ban Giám đốc chịu trách nhiệm với sự giúp đỡ của Phòng Kế hoạch Kinh doanh và Kế toán trưởng trên cơ sở nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho một kỳ kinh doanh. Chiến lược phát triển của Công ty là phát triển bền vững. Chính vì vậy mà công tác kế hoạch hóa tài chính được Công ty rất coi trọng. Việc xây dựng kế hoạch khai thác phải dựa trên những căn cứ, điều kiện nhất định. Những căn cứ này phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp: Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thị trường mà doanh nghiệp tổ chức kinh doanh... cũng như khả năng và điều kiện tài chính của doanh nghiệp trên thị trường đó. III. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty Số vốn mà Công ty được giao khi Công ty được thành lập lại theo Nghị định 388, toàn bộ tài sản và vốn của Công ty được gia đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Tính đến ngày 31/12/1991, tổng số vốn nhà nước giao cho Công ty là 610.772.000đ, trong đó: - Vốn cố định: 341.550.000đ - Vốn lưu động: 269.222.000đ Số vốn được giao này thuộc hai nguồn vốn là nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn vốn Công ty tự bổ sung mà Công ty được sử dụng để kinh doanh. Mặc dù số vốn Công ty được giao là rất eo hẹp, nhưng Công ty vẫn sử dụng tốt nó để hoàn thành các mục tiêu của mình, bằng sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên,công ty đã có một bước phát triển rất dài. Trong những năm gần đây, với doanh số bán ra hàng năm của Công ty đạt 30 - 35 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 1 tỷ đồng. Về cơ sở vật chất: Công ty có trên 1000m2 nhà sử dụng làm hệ thống kho chứa, cửa hàng, văn phòng.Tổng các thiết bị quản lý hoạt động lên tới 800 triệu đồng. Doanh thu bán ra: Năm 2002: 7.835.961.728đ Năm 2003: 8.201.183.600đ Tình hình vốn công ty năm 2003 STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 A Nợ phải trả 300 4.012.841.703 I Nợ ngắn hạn 310 3.872.021.255 1 Vay ngắn hạn 311 2.186.592.174 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - 3 Phải trả người bán 313 1.286.804.153 4 Người mua trả tiền trước 314 285.385.962 5 Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 315 15.964.185 6 Phải trả công nhân viên 316 84.111.442 7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 13.163.339 II Nợ dài hạn 320 123.628.527 III Nợ khác 330 17.191.921 B Nguồn vốn chủ sở hữu 340 8.201.183.600 1 Nguồn vốn kinh doanh 7.836.483.502 2 Lợi nhuận chưa phân phối 78.653.248 3 Quỹ đầu tư phát triển 144.523.425 4 Quỹ khen thưởng phúc lợi 3.284.456 5 Nguồn vốn XDCB 138.238.969 Tổng nguồn vốn 12.214.025.303 - Tổng nguồn vốn năm 2003 là 12.214.025.303 đồng. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 8.201.183.600 đồng. Công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn chiếm dụng. IV. Tình hình tài chính của công ty STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số CK 02-03 A Tài sản I TS lưu động và Đầu tư ngắn hạn 4.863.407.915 5.741.963.990 878.556.075 1 Vốn bằng tiền 1.235.476.583 1.986.253.721 750.777.138 2 Các khoản phải thu 1.986.752.895 1.895.786.238 -90.966.657 3 Hàng tồn kho 102.385.574 95.941.280 -6.444.294 4 TSLĐ khác 1.538.792.863 1.763.982.751 225.189.888 II TSCĐ và Đầu tư dài hạn 5.892.225.827 6.472.061.313 579.835.486 1 TSCĐ 5.293.462.546 6.185.275.863 891.513.317 2 Chi phí XDCB dở dang 598.463.281 286.785.450 -311.677.831 B Nguồn vốn I Nợ phải trả 2.919.672.014 4.012.841.703 1.093.169.689 1 Nợ ngắn hạn 2.647.424.204 3.872.021.255 1.224.597.051 2 Nợ dài hạn 256.783.961 123.628.527 -133.155.434 3 Nợ khác 15.463.849 17.191.921 1.728.072 II Nguồn vốn chủ sở hữu 7.835.961.728 8.201.183.600 365.221.872 Tổng cộng vốn 10.755.633.742 12.214.025.303 1.458.391.561 Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh: Vòng quay vốn kinh doanh = Tổng mức doanh thu thuần thực hiện trong kỳ Tổng chi phí thực hiện trong kỳ Năm 2002 = 32.786.454.328 = 16,495 1.987.654.321 Năm 2003 = 35.256.489.275 = 16,345 2.156.984.756 Hệ số lợi nhuận chi phí sản xuất kinh doanh = Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong kỳ Tổng chi phí trong kỳ Phần III Quy trình hạch toán kế toán các nghiệp vụ cơ bản của Công ty I. Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các tiền khác: Quy đổi theo giá USD trên thị trường tại thời điểm thanh toán và đổi tiền. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bản kê Sổ cái Sổ thẻ kế toán chi tiết Báo cáo kế toán Ghi theo ngày Ghi theo tháng Đối chiếu - Hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 1. Kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (Thuế GTGT). * Chứng từ ban đầu: Hoá đơn GTGT do bên bán lập; hoá đơn bán hàng của người bán; bảng kê mua hàng do cán bộ mua hàng lập;phiếu nhập kho; biên bản kiểm nhận hàng hoá; các chứng từ phản ánh thanh toán tiền mua hàng:phiếu chi, giấy báo nợ, giấy thanh toán tạm ứng... * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 156 “Hàng hoá” Nội dung:Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động trị giá hàng hoá trong các kho hàng,quầy hàng của doanh nghiệp. Kết kấu:+Bên nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá trong các kho hàng,quầy hàng tăng trong kỳ. +Bên có: Phản ánh trị giá hàng hoá xuất kho trong kỳ. +Dư nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá trong các kho hàng, quầy hàng hiện còn cuối kỳ. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 151 “Hàng mua đang đi đường” TK 133 “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” TK 331 “Phải trả người bán” v.v.v. * Trình tự hạch toán: +Trường hợp hàng mua và trị giá hàng hoá thực tế nhập kho bằng trị giá hàng hoá ghi trên hoá đơn.Kế toán ghi: -Nếu hàng hoá được nhập kho. /. Phản ánh hàng nhập kho: Nợ TK 156 : Giá mua chưa thuế Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111,112,331...Tổng giá thanh toán. /. Phản ánh hàng mua có bao bì tính giá riêng: Nợ TK 1532: Trị giá bao bì chưa thuế Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111,112,331... /. Phản ánh chi phí vận chuyển hàng về nhập kho: Nợ TK 1562: Giá cước chưa thuế Nợ TK 133:Thuế GTGT Có TK 111,112,141...Tổng giá thanh toán. -Nếu hàng mua được gửi bán thẳng không qua kho. /. Gửi hàng: Nợ TK 157: Giá mua chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT Có TK 111,112,331... /. Trị giá bao bì đi kèm: Nợ TK 1388: Trị giá bao bì chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT Có TK 111,112,331... -Hàng mua được bán giao tay ba. /.Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111,112,... Có TK 511: Giá bá chưa thuế Có TK 33311:Thuế GTGT /. Kết chuyển trị giá vốn hàng bán giao tay ba Nợ TK 632: Giá mua chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT Co TK 111,112,331... /. Bao bì đi kèm hàng hoá tính giá riêng Nợ TK 111,112,131...: Giá thanh toán của bao bì Nợ TK 133 : Thuế GTGT của bao bì khi mua Có TK 111,112,331...Giá thanh toán của bao bì Có TK 33311 : Thuế GTGT của bao bì khi bán. +Trường hợp hàng đã mua nhưng cuối tháng chưa được kiểm nhận hàng nhập kho. Nợ TK 151: Giá mua chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT Có TK 111,112,...Tổng giá thanh toán - Nếu hàng mua đang đi đường được nhập kho Nợ TK 156: Nợ TK 153: Có TK 151: Nếu hàng mua đang đi đường được gửi bán thẳng cho người mua. Nợ TK 157 : Nợ TK 138 : Có TK 151 : - Nếu hàng mua đang đi đường được bán ngay trong quá trình vận chuyển về đơn vị. /. Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111,112,131... : Có TK 511: Có TK 33311 : /. Kết chuyển giá vốn: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 151 : /. Nếu có bao bì đi kèm tính giá riêng: Nợ TK 111,112... Có TK 151 : Có TK 33311 : + Trường hợp hàng hoá doanh nghiệp đã mua chuyển về nhập kho nhưng chưa có hoá đơn, chứng từ.Trong trường hợp này đơn vị vẫn làm thủ tục kiểm nhận hàng hoá nhập kho bình thường.Trên phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng hàng được nhập.Nếu cuối tháng vẫn chưa có hoá đơn thì kế toán mới ghi số hàng nhập theo giá tạm tính. Nợ TK 156 : Giá tạm tính Có 331 : Giá tạm tính Khi có hoá đơn, kế toán điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế. /. Phản ánh thuế GTGT đầu vào Nợ TK 133 : Có 331 : /. Điều chỉnh cho hàng: .Nếu giá tạm tính < giá rhực tế thì kế toán ghi bổ sung phần chênh lệch. Nợ TK 156 : Phần chênh lệch Có TK 331 : Phần chênh lệch. .Nếu giá tạm tính > giá thực tế thì kế toán điều chỉnh giảm phần chênh lệch bằng cách ghi âm. Nợ TK 156 : Phần chênh lệch Có TK 331 : Phần chênh lệch. * Sổ kế toán: Sử dụng nhật ký chứng từ số 5. Sổ cái 151, 152, 111, 112, 331. 2. Kế toán tiêu thụ hàng hóa * Chứng từ ban đầu: Căn cứ vào phiếu xuất kho; hợp đồng mua bán hàng hóa; phiếu thu,giấy báo Có ngân hàng,thông báo của bên mua... * Tài khoản sử dụng: Sử dụng tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ". Tài khoản 511 được sử dụng để tập hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ. Bên Nợ: +Thuế xuất khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế GTGT(Theo phương pháp trực tiếp) +Chiết khấu thueoeng mại +Giảm giá hàng bán +Hàng bán bị trả lại +Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả. Bên Có: Tập hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong kỳ. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản: TK 632 “Giá vốn hàng bán” TK 157 “Hàng gửi bán” TK 521 "Chiết khấu thương mại" TK 531 "Hàng bán bị trả lại" TK 532 "Giảm giá hàng bán" ... * Trình tự hạch toán: - Doanh thu bán sản phẩm của Công ty được xác định là đã tiêu thụ căn cứ vào trị giá bán trên hóa đơn kế toán hạch toán. Nợ TK 111, 112,131...: Có TK 511: Giá bán chưa thuế Có TK 331: Thuế GTGT - Đồng thời căn cứ vào trị giá vốn của hàng bán. Nợ TK 632 Có TK 155 (khi xuất kho) Phản ánh trị giá vốn hàng bán Có TK 154 (xuất bán thẳng) - Khi xuất kho gửi đi bán cho bên mua, căn cứ vào trị giá vốn thực tế của hàng gửi bán: Nợ TK 157 Có TK 155 (xuất kho) Phản ánh trị giá vốn hàng bán Có TK 154 (xuất thẳng từ PX) - Khi hàng gửi bán đã được bên mua chấp nhận thanh toán: Nợ TK 131 Có TK 511 : Giá bán không có thuế GTGT Có TK 331 : Thuế GTGT - Đồng thời kết chuyển giá vốn của hàng tiêu thụ: Nợ TK 632 Có TK 157 - Khi khách hàng chấp nhận thanh toán: Nợ TK 111,112,113 Có TK 131 - Trường hợp hàng bán bị khách hàng trả lại: Nợ TK 531 Nợ TK 3331 Có TK 111,112,131 Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 511 Có TK 531 - Trường hợp giảm giá hàng bán: Nợ TK 532 Nợ TK 3331 Có TK 111,112,131 Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 511 Có TK 532 - Chiết khấu cho người mua hàng, trừ vào khoản phải thu ở khách hàng: Nợ TK 111,112 Nợ TK 811 Có TK 131 - Công ty đối trừ hàng hóa: Nợ TK 152,153 Nợ TK 1311 Có TK 111,112,131 - Cuối kỳ tính vào kỳ kết chuyển doanh thu thuần của sản phẩm đã tiêu thụ Nợ TK 511 Có TK 911 * Sổ kế toán: Sử dụng nhật ký chứng từ số 8: Ghi Có TK 154,155,157,131,111,532 3. Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm Hàng tháng kế toán phải lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào giá thành sản phẩm. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và BHXH của các đơn vị, các phòng ban, kế toán phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. Bảng tính lương của nhân viên kinh tế của các đơn vị tính toán, căn cứ vào lương cấp bậc. Ngoài ra Công ty còn có hệ số lương căn cứ vào kết quả sản xuất và tiêu thụ của từng tháng. - Nguồn tiền lương được hưởng hàng tháng dựa vào kết quả tiêu thụ sản phẩm. Nguồn tiền lương tháng, quý, năm của Công ty lập doanh thu theo từng loại sản phẩm và đơn giá theo doanh thu từng loại sản phẩm. Lương phân bổ theo hàng tháng bao gồm các yếu tố sau: - Lương theo Nghị định 26/CP. - Lương thực tế. - BHXH: trích 20% quỹ lương 26/CP (15% doanh thu trích nộp và 5% do người lao động phải nộp). - BHYT: Trích 3% quỹ lương 26/CP (2% doanh thu trích nộp và 1% do người lao động phải nộp). - Công đoàn phí: trích 1% tổng quỹ lương thực tế. + Hàng tháng doanh nghiệp phải nộp các quỹ bảo hiểm và nguồn kinh phí Công đoàn: Nợ TK 622,627,641,642 Có TK 334,338 + Khi tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn...) Nợ TK 338 Có TK 111,112 + Công ty thanh toán tiền lương cho CBCNV: Nợ TK 334 Có TK 111,112 + Chi phí tiền ăn ca cho CBCNV: Nợ TK 622,627,641,642 Có TK 334 + Khi chi tiền ăn cho CBCNV: Nợ TK 334 Có TK 111 + Các tài khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động như: tạm ứng, BHYT, tiền thu bồi thường vật chất theo quy định. Nợ TK 331 Có TK 141,338,138 + Khấu trừ thu nhập của CNV nộp cho nhà nước Nợ TK 334 Có TK 333 + Khấu trừ các khoản khác: Nợ TK 334 Có TK 338 (3388) * Sổ kế toán: Theo hình thức kế toán nhật ký chuhng, sổ nhật ký chi tiền, sổ kế toán chi tiết, sổ cái 334,338. 4. Kế toác các khoản bằng tiền: a. Tiền mặt: * Chứng từ ban đầu: Căn cứ vào các chứng từ, lệnh thu, lệnh chi. Lập phiếu thu chi và các chứng từ gốc kèm theo. - Giấy báo nợ, có bảng kê nộp séc. * Tài khoản sử dụng: TK 111,112,113 * Trình tự hạch toán: b. Kế toán thanh toán tiền mặt: - Công ty rút về nhập quỹ, kế toán hạch toán: Nợ TK 111 Có TK 112 - Bán hàng thu bằng tiền mặt: Nợ TK 111 Có TK 113 - Công ty thu tiền của các đơn vị nội bộ: Nợ TK 111 Có TK 136,138,131,111 - Thu tiền tạm ứng của CBCNV: Nợ TK 111 Có TK 141 - Chi lương cho CBCNV: Nợ TK 334 Có TK 111 - Chi BHXH: Nợ TK 338 Có TK 111 - Chi cho công tác quản lý: Nợ TK 642 Có TK 111 - Chi cho các bán hàng và các khoản chi phí chung: Nợ TK 641,627 Có TK 111 c. Kế toán tiền gửi: Có nhiệm vụ mở sổ sách theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay. Tiền gửi của Công ty mở ra với nhiều ngân hàng. Mỗi ngân hàng kế toán lập sổ và báo cáo chi tiết riêng, hàng tháng, đối chiếu số dư với ngân hàng tiền gửi của Công ty tại các ngân hàng thường xuyên giao dịch phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Rút tiền về nhập quỹ tiền mặt: Nợ TK 111 Có TK 112 - Công ty chuyển tiền gửi đi mua hàng: Nợ TK 331 Có TK 112 - Công ty nộp tiền thuế bằng tiền gửi: Nợ TK 333 Có TK 112 - Công ty thanh toán tiền gửi cho các khoản chi phí quản lý: Nợ TK 642 Có TK 112 - Công ty chi tiền séc cho các đơn vị nội bộ: Nợ TK 136 Có TK 112 - Công ty nộp tiền mặ vào tài khoản tiền gửi: Nợ TK 112 Có TK 111 - Công ty thu tiền bán hàng bằng tiền séc: Nợ TK 112 Có TK 131 - Công ty thu tiền séc của các đơn vị nội bộ: Nợ TK 112 Có TK 136 5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý * Hạch toán ban đầu: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng tính trích khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền. * Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng: TK 641 - "Chi phí bán hàng" TK 642 - "Chi phí quản lý" Nội dung: phản ánh tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý để xác định kết quả. Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. * Trình tự hạch toán: - Khi tính lương vào các khoản bảo hiểm của nhân viên trực tiếp bán hàng và nhân viên quản lý: Nợ TK 641,642 Có TK 334 Có TK 338 - Khi xuất công cụ, dụng cụ ra sử dụng, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý: + Loại phân bổ một lần: Nợ TK 641,642 Có TK 153 + Loại phân bổ nhiều lần: Nợ TK 641,642 Có TK 142 - Công cụ dụng cụ mua đưa thẳng vào sử dụng ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý: + Loại phân bổ một lần: Nợ TK 641,642 Nợ TK 1331 Có TK 111,121,331 + Loại phân bổ nhiều lần: Nợ TK 141,142 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 + Phân bổ công cụ: Nợ TK 641 Có TK 142 - Chi phí dịch vụ mua ngoài ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý: Nợ TK 641,642 Có TK 111,112,331 - Chi phí khác bằng tiền: Nợ TK 641,642 Có TK 111,112,141 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Nợ TK 911 Có TK 641,642 6. Kế toán tài sản cố định Toàn bộ tài sản của Công ty đều được phản ánh vào thẻ tài sản cố định. Tài sản được kế toán theo dõi hàng năm trên sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết của tài sản cố định. Được phản ánh trên từng đơn vị quản lý và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ). Hàng tháng kế toán trích khấu hao TSCĐ vào giá thành sản phẩm. Cơ sở trích khấu hao TSCĐ của Công ty được dựa trên tỷ lệ khấu hao, tỷ lệ hao mòn của từng bộ phận tài sản, có mức trích quy định có loại 4%, loại 6%, loại 10%. Việc phân bổ chi phí khấu hao hàng tháng theo tỷ lệ sản lượng sản xuất. Kế toán TSCĐ hàng năm báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ. a. Kế toán tăng giảm TSCĐ * Hạch toán ban đầu: Kế toán tăng giảm TSCĐ căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn GTGT, hay hóa đơn bán hàng, chứng từ chi phí, biên bản bàn giao, biên bản góp vốn, các chứng từ thanh toán, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản thanh lý, biên bản nhượng bán TSCĐ. Biên bản thừa thiếu tổn thất TSCĐ. * Tài khoản sử dụng: Sử dụng TK 211,213 Nội dung: Phản ánh tình hình biến động của TSCĐ tăng trong kỳ Bên Nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ Bên Có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ * Trình tự hạch toán: + Trường hợp tăng TSCĐ: - Khi mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa chịu thuế GTGT, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ, lập biên bản giao nhận. Kế toán ghi: Nợ TK 211 : Giá mua chưa thuế Có TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111,112,331,341: Tổng giá thanh toán - TSCĐ được cấp vốn hoặc nhận cấp vốn: Nợ TK 211, 213 Nguyên giá TSCĐ Có TK 411 - Trường hợp TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành: Nợ TK 211 Có TK 241 + Trường hợp giảm TSCĐ: - GIảm TSCĐ do nhượng bán thanh lý: Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá nhượng bán Có TK 333 : Thuế GTGT đầu ra Có TK 721 : Giá bán chưa thuế Đồng thời ghi: Nợ TK 214 : Số khấu hao lũy kế Nợ TK 821 : Giá trị còn lại Có TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ - Điều chuyển nội bộ Công ty: Nợ TK 411 Nợ TK 214 Có TK 211 - Trường hợp TSCĐ của công ty đi góp vốn liên doanh. Căn cứ vào hợp đồng, biên bản giao nhận, kế toán ghi: Nợ TK 222 : Giá trị góp vốn Nợ TK 241 : Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 412 : Chênh lệch giảm giá b. Kế toán khấu hao TSCĐ: - Khi doanh nghiệp tính trích khấu hao TSCĐ: Nợ TK 641 Nợ TK 642,627 Có TK 213,214 Đồng thời ghi: Nợ TK 009 - "Nguồn vốn khấu hao". * Sổ kế toán: Sử dụng nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký chung. 7. Kế toán kết quả và phân phối lợi nhuận a. Kế toán xác định kết quả: Là khâu cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. * Tài khoản sử dụng: 911 (phản ánh thu nhập chi phí và việc xác định kết quả kinh doanh). Bên Nợ: Phản ánh chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động khác và kết chuyển lãi. Bên Có: Phản ánh doanh thu thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập hoạt động khác và kết chuyển lỗ. * Trình tự hạch toán: - Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511,512 Có TK 911 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 Có TK 641 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 Có TK 642 - Nếu lãi, kế toán ghi: Nợ TK 911 Kết chuyển số lãi Có TK 421 - Nếu lỗ, kế toán ghi: Nợ TK 421 Kết chuyển số lỗ Có TK 911 Cuối kỳ kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính: Nợ TK 711 Có TK 911 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính: Nợ TK 911 Có TK 811 - Nếu lãi, kế toán ghi: Nợ TK 911 Có TK 421 - Nếu lỗ, kế toán ghi: Nợ TK 421 Có TK 911 b. Kế toán phân phối lợi nhuận: Theo Thông tư số 64 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc. Số lợi nhuận còn lại được trích vào quỹ phúc lợi, khen thưởng. - Khi tính thuế tạm nộp cho ngân sách: Nợ TK 621 Có TK 333 - Khi tạm nộp: Nợ TK 334 Có TK 111,112 - Khi tạm chia cho các chủ đầu tư: Nợ TK 421 Có TK 111,112,338 - Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: . Nếu số tạm nộp nhỏ hơn số phải nộp: Nợ TK 421 Có TK 333 . Nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp: Nợ TK 333 Có TK 421 - Khi quyết toán thu sử dụng vốn: . Nếu số tạm nộp nhỏ hơn số phải nộp: Nợ TK 421 Có TK 333 Quuyết toán phân chia cho các chủ đầu tư . Nếu số tạm chia nhỏ hơn số phải chia chính thức: Nợ TK 421 Có TK 111,112,338 . Số tạm chia lớn hơn số được chia chính thức: Nợ TK 138 Có TK 421 - Khi quyết toán các quỹ doanh nghiệp: . Nếu số tạm chia nhỏ hơn số được chia chính thức,kế toán xác định số lợi nhuận được chia thêm ghi: Nợ TK 421 Có TK 411,415,416,431 . Nếu số tạm chia lớn hơn số được chia chính thức: Nợ TK 414,415,416,431 Có TK 421 - Bổ sung vốn kinh doanh vào lợi nhuận: Nợ TK 421 Có TK 411 * Sổ kế toán: Nhật ký chung Sổ cái: TK 441 Sổ chi tiết: TK 421 8. Kế toán nghiệp vụ thanh toán với ngân sách nhà nước Hàng tháng kế toán có nhiệm vụ: Kê khai thuế đầu ra và thuế đầu vào. Kế toán căn cứ vào hóa đơn bán hàng, mua hàng để kê khai. * Thuế GTGT đầu ra (TK 33311) khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trên hóa đơn GTGT ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT Có TK 511 : Doanh thu bán hàng giá chưa có thuế Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ. Thuế GTGT đầu vào: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng phiếu nhập kho để kê khai thuế GTGT đầu vào. Nợ TK 152,153 : Giá chưa thuế Có TK 331 * Kế toán thuế GTGT được khấu trừ: Cuối kỳ tính và xác định số thuế GTGT được khấu trừ: - Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ với số thuế đầu ra: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ - Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 111,112 * Kế toán thuế GTGT được giảm: Số thuế GTGT được giảm mà khấu trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường Nếu số thuế GTGT được giảm mà ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền: Nợ TK 111,112 Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường Các khoản Công ty thu nhập ngân sách nhà nước: - Thuế GTGT phải nộp TK 33311 - Thuế tiêu thụ đặc biệt TK 3332 - Thuế nhập khẩu TK 3333 - Thuế thu nhập doanh nghiệp TK 3334 - Thu trên vốn TK 3335 - Thuế tài nguyên TK 3336 - Thuế nhà đất TK 3337 - Các loại thuế khác TK 3338,3339 9. Báo cáo kế toán: Công ty thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo tài chính gồm: - Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01 - DN - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Mẫu số B02 - DN - Lưu chuyển tiền tệ : Mẫu số B03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu số B09 - DN Hàng tháng kế toán tổng hợp căn cứ các nhật ký các bảng phân bổ, các tờ kê chứng từ ghi sổ lên bảng cân đối kế toán. Báo cáo năm có thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tháng không lập mẫu B08 - DN Nơi nhận báo cáo tài chính. Số TT Các loại DN Thời gian lập báo cáo Nơi nhận Cơ quan tài chính Cục thuế Cơ quan thống kê DN cấp trên Cơ quan ĐKKD 1 DN nhà nước Quý, năm ´ ´ ´ ´ ´ 2 DN có vốn đầu tư nước ngoài Năm ´ ´ ´ ´ 3 Các DN khác Năm ´ ´ Phần IV Phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội I. Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội Tài chính doanh nghiệp phản ánh các mối quan hệ kinh tế đa dạng trong các quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính giúp Công ty thấy rõ được thực trạng về tài chính kinh tế của mình, phân tích nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó rút ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của Công ty. II. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2002-2003 Số TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền Tỷ lệ % 1 Doanh thu 32.786.454.328 32.256.489.275 2.470.034.947 7,53 2 Giá vốn hàng bán 29.805.867.571 32.051.353.886 2.245.486.315 7,53 3 Lãi gộp 2.980.586.757 3.205.135.389 224.548.632 7,53 4 Chi phí kinh doanh 1.987.654.321 2.156.984.756 169.330.435 8,52 5 Lãi thuần hoạt động KD 914.036.563 958.888.879 44.852.316 4,91 6 Lãi thuần hoạt động khác 78.895.873 89.261.754 10.365.881 13,14 7 Lợi tức trước thuế 992.932.436 1.048.150.633 55.218.197 5,56 8 Thuế thu nhập doanh nghiệp 317.738.380 335.408.203 17.669.823 5,56 9 Lợi nhuận sau thuế 675.194.056 712.742.430 37.548.374 5,56 Nhìn vào bảng trên ta thấy: - Doanh thu năm 2003 tăng cao hơn so với năm 2002 là 2.470.034.947 đồng ứng với tỷ lệ 7,53%. - Tỷ lệ lãi gộp năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là 224.548.632 đồng ứng với tỷ lệ 7,53%. - Chi phí kinh doanh năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là 169.330.435 đồng ứng với tỷ lệ 8,52 nhưng tỷ lệ chi phí tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu nên doanh nghiệp cần phải có biện pháp để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên. Trong 2 năm qua, Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu nhà nước giao. Với những kết quả trên, hoạt động khai thác mặt hàng sách giáo khoa của Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội đã đóng góp to lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh cũng như các nhiệm vụ xã hội được giao của Công ty trong 2 năm 2002 -2003. Hàng năm, doanh số và lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện... Năm 2003, doanh số của Công ty đạt trên 35 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 1 tỷ đồng, thu nhập bình quân ~ 1,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, Công ty cung cấp cho thị trường sách giáo khoa Hà Nội gần chục triệu bản sách, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng của học sinh, giáo viên trên địa bàn Thành phố, góp phần to lớn thực hiện thành công các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của toàn thành phố trong những năm vừa qua. Đây là những kết quả to lớn mà Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung, bộ phận kế toán nói riêng đã đạt được trong những năm vừa qua. Phát huy tinh thần đó, Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội sẽ không ngừng cố gắng, phấn đấu để tiếp tục đóng góp công sức to lớn cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở Thủ đô Hà Nội trong những năm tiếp theo. III. Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ 1. Thuế GTGT 386.278.954 49,38 562.78.321 57,00 176.510.367 45,70 2. Thuế TNDN 317.738.380 40,62 335.408.203 33,97 17.669.823 5,56 3. Các loại thuế khác 78.256.143 10,00 89.152.783 9,03 10.896.640 13,92 Tổng cộng 782.273.477 100 987.350.307 100 205.076.830 100 Nhìn vào bảng ta thấy: - Thuế GTGT năm 2003 cao hơn so với năm 2002 với số tiền chênh lệch là 176.510.361 đồng ứng với tỷ lệ là 45,7%. - Thuế TNDN năm 2003 cao hơn so với năm 2002 với số tiền chênh lệch là 17.669.823 đồng ứng với tỷ lệ 5,56%. Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả hơn so với năm trước. Hàng năm Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Kết luận Việt Nam ta đang trong thời kỳ hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.Thị trường đã được mở cửa,tính cạnh tranh cũng vì thế mà gay gắt và quyết liệt hơn.Để có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy,đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động,sáng tạo trong kinh doanh;quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách khoa học và có hiệu quả. Với những kiến thức đã được trang bị tại Trường Đại học Thương mại,cùng chuyến đi thực tế tại công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội em đã có một cái nhìn khá tổng quát về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế.Điều này giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. Công ty Sách va Thiết bị trường học Hà Nội là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập,hệ thống kế toán của công ty tương đối hoàn chỉnh.Điều này đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Qua đây em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám đốc công ty và toàn thể các phòng,ban;nhất là phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện thuân lợi để em hoàn thành bản Báo cáo này. Em cũng xin cám ơn các thầy giáo,cô giáo ở các bộ môn của trường Đại học Thương mại đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ sở vững chác giúp cho em có một chuyến đi thực tế rất bổ ích và thiết thực.Đây là tiền đề để em có thể đảm đương tốt công việc sau khi ra trường. Em đã rất cố gắng để viết tốt bản Báo cáo này. Song, với khả năng còn nhiều hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong các thầy giáo,cô giáo, các độc giả cho em những ý kiến nhận xét để em ngày càng tiến bộ hơn. Em xin chân thành cám ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34783.doc
Tài liệu liên quan