Trong thời buổi kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đối thủ cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là xuất khẩu gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc, Singapore, Malaysia vì vậy không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn có các đối thủ nước ngoài như: Trung Quốc, Malaysia Đặc biệt, Trung Quốc luôn là một trong các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Với giá thành rẻ, bao bì đẹp, thêm vào đó là công tác Marketing, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn khiến cho các nhà cung cấp ở Việt Nam phải quan tâm, theo sát.Trong nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi loại hình doanh nghiệp phát triển 1 cách bình đẳng trong cùng 1 cơ chế, 1 lĩnh vực hoạt động với sự tham gia của nhiều công ty tất yếu sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ. Không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà đặc biệt còn gặp phải sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài.
Do có nhiều công ty cùng hoạt động trong 1 lĩnh vực kinh doanh đã tác động làm cho giá thành các sản phẩm công ty giảm trong khi các đơn hàng cung giảm. Vì vậy bên cạnh nâng cao chất lượng công trình, công ty phải đưa ra chiến lược Markettinh phù hợp.
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh quốc tế TMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái với cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong suốt 50 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu đã phải cố gắng phát huy toàn bộ khả năng hiện có để tồn tại và phát triển.
Xuất phát từ tiềm năng hiện có, khai thác thị trường Hàn Quốc tiềm năng, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC đã và đang từng bước phát triển, mở rộng thị trường, hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra. Là 1 công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bên cạnh đó công ty cũng kinh doanh một số các mặt hàng trong nước như: côppha xây dựng, thép làm bảng chống loá cho học sinh… TMC luôn coi chất lượng sản phẩm làm cơ sở để xây dựng thương hiệu của mình. Dù còn là 1 Công ty trẻ nhưng TMC đã tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Sau 1 quá trình thực tập tổng quan tại công ty với việc vận dụng tổng hợp kiến thức đã học cùng việc sử dụng các kỹ năng chuyên môn đã giúp em có phương pháp phân tích, tổng hợp tất cả hoạt động của doanh nghiệp làm tiền đề cho quá trình thực tập tốt nghiệp
Bản báo cáo tổng quan của em gồm 8 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC.
Phần2: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần 3: Đặc điểm về công nghệ sản xuất của công ty
Phần 4: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty
Phần 5:Tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Phần 6: Phân tích các yếu tố “đầu ra”, “đầu vào” của công ty
Phần 7: Môi trường kinh doanh của công ty
Phần 8: Thu hoạch của sinh viên.
PHẦN 1: GIỚi THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TMC
1. Giới thiệu chung về công ty.
1.1 Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC
Tên giao dịch: TMC PRODUCTION AND INTERNATIONAL TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: TMC PRO CO., LTD
1.2 Địa chỉ trụ sở chính: Số 12, ngõ 2, phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 84-4-37610604
Fax: 84-4-37622319
1.3Vốn điều lệ: 980.000.000 VNĐ
1.4Loại hình của công ty: Công ty TNHH
1.5 Danh sách thành viên góp vốn:
Số TT
Tên thành viên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở đối với tổ chức
Số vốn góp
(VNĐ)
1
DƯƠNG THỊ NGUYỆT
Số 12, ngõ 2, phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
500.000.0000
2
NGUYỄN THANH NGA
P605, Chung cư 130 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội
480.000.000
1.6 Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: NGUYỄN THANH NGA Giới tính: (Nữ)
Sinh ngày: 14/04/1979 Dân tộc:Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh thư nhân dân( hoặc hộ chiếu) số: 011984204
Ngày cấp: 02/08/2008 Nơi cấp: Công an Hà Nội
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: P605, Chung cư 130 Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội.
1.7 Tên, địa chỉ kho, xưởng:
- Kho vật liệu, sản xuất
Địa chỉ: số 157 Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
Kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị;
Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ;
Kinh doanh thương mại;
Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ ăn uống ( không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);
Sản xuất kinh doanh hàng thủ công, mỹ nghệ;
Kinh doanh vận tải hành hoá, hành khách;
Kinh doanh hoá chất ( trừ hoá chất Nhà Nước cấm);
Kinh doanh các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng
Sản xuất , mua bán các mặt hàng kim khí , sắt, thép, nhôm, đồng , tôn;
3. Qúa trình hình thành.
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC được thành lập vào ngày 10/11/2004.
Qua gần 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC đã trải qua nhiều biến động, ra đời và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 50 năm trở lại đây.
Năm 2008 đã đánh dấu bước ngoặt của công ty trên thị trường, doanh thu của Công ty tăng vượt bậc, số lượng vốn lưu động tăng rất nhiều so với những năm trước đó. Công ty cũng đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường côppha trong nước, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu đi Nhật Bản, Singapore, Malaysia…
Hiện nay, Công ty đang hoạt động với mức tăng trưởng cao, tình hình kinh doanh 3 tháng đầu năm 2009 đạt kết quả rất tốt, vượt chỉ tiêu đề ra. Với tình hình kinh doanh như hiện tại, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC đang dần khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
PHẦN 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC là Công ty mà 100% vốn tư nhân. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mặt hàng truyền thống của Công ty là gỗ dán. Gỗ dán Việt Nam xuất khẩu đi các nước, đặc biệt là Hàn Quốc. Đồng thời Công ty cũng nhập khẩu một số các mặt hàng như: thép làm bảng chống loá cho học sinh, nhựa tái sinh LDPV… cung cấp cho thị trường trong nước. Năm 2008, Công bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh Côppha gỗ, mặc dù là một công ty trẻ nhưng TMC đã nhanh chóng xây dựng được vị trí của mình trên thị trường miền Bắc. Hiện tại doanh thu từ việc kinh doanh Côppha gỗ đã đứng vị trí thứ 2 sau xuất khẩu gỗ dán. Trong thời gian sắp tới, Công ty cũng có phương án mở rộng mặt hàng kinh doanh này. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều bất ổn nhưng với tinh thần đoàn kết, Công ty TMC vẫn đang tăng trưởng và hứa hẹn những thành công rực rỡ trong tương lai.
Mặt hàng sản phẩm
Là 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mặt hàng chính của Công ty là xuất khẩu gỗ dán. Bên cạnh đó, Công ty còn kinh doanh côppha xây dựng và thép làm bảng chống loá cho học sinh.
Các loại sản phẩm chính mà công ty đang tiến hành sản xuất và cung cấp gồm:
Xuất khẩu gỗ dán Việt Nam sang các thị trường: Hàn Quốc, Malaysia, Singapore…
Nhập khẩu thép làm bảng chống loá từ Hàn Quốc và cung cấp cho thị trường trong nước.
Kinh doanh Côppha gỗ xây dựng.
Ngoài ra công ty còn sản xuất và cung cấp các sản phẩm kinh doanh thương mại như:
Kinh doanh phụ kiện làm bảng, nội thất văn phòng, trường học.
Kinh doanh đá mài khuôn.
Sản xuất và kinh doanh gỗ ghép thanh.
2.1. Sản lượng từng mặt hàng
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu và kinh doanh côppha xây dựng. Do đó sản lượng đạt được là giá trị số sản phẩm mà công ty đã bán ra.
Bảng khảo sát giá trị sản lượng sản phẩm
Đơn vị :( 1000 đồng)
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Gỗ dán
5.890.000
8.591.000
10.157.000
2
Thép làm bảng
2.150.000
2.854.245
4.845.655
3
Côppha
758.675
1.753.000
3.233.150
Tổng
8.798.675
13.198.245
18.235.805
Đánh giá: Nhìn chung sản lượng từ năm 2006- 2008 của công ty tăng dần hàng năm đặc biệt là giá trị sản lượng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 cả về doanh thu xuất khẩu (từ 8.591.000.000VNĐ lên 10.157.000.000VNĐ) lẫn hoạt động kinh doanh Côppha trong nước (từ 1.753.000.000VNĐ lên 3.233.150.000VNĐ). Năm 2008 tổng giá trị sản lượng của Công ty là 18.235.805.000VNĐ tăng 1,38 lần so với năm 2007. Đây là 1 bước tiến nhảy vọt về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2. Doanh thu
Số liệu về doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây:
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu (trđ)
8,798,975
13,198,245
18,235,805
Chênh lệch tuyệt đối(trđ)
2,085,475
4,399,270
5,037,560
Chênh lệch tương đối(%)
31.06%
49.99%
38.17%
Biểu đồ thể hiện doanh thu
Nhận xét: Nhìn chung doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2007 doanh thu của công ty tăng đến 49.99 % từ 8.798.975.000 VNĐ lên 13.198.245.000 VNĐ. Năm 2008 tuy chỉ tăng 38.17% thấp hơn so với năm 2007 nhưng doanh thu năm 2008 đạt được là rất cao, thêm vào đó doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm và dự kiến năm 2009 sẽ là năm mà Công ty có thể mở rộng thị trường đạt kết quả cao nhất.
Lợi nhuận và lợi nhuận sau thuế
Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu lớn nhất của công ty là lợi nhuận tối đa.Lợi nhuận mà công ty quan tâm đến là lợi nhuận sau thuế vì đây mới là phần lợi nhuận thực của công ty sau khi đã trừ đi chi phí thuế TNDN
Số liệu về lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây:
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Lợi nhuận trứoc thuế(1000đ)
72,377
111,480
221,305
Lợi nhuận sau thuế(1000đ)
52,111.44
80,265.6
159,339.6
Chênh lệch tuyệt đối(1000đ)
9,375.84
28,145.16
79,074
Chênh lệch tương đối(%)
21.94
54.03
98.51
Nhận xét: Lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008 với tốc độ tăng 98.51%( từ 111.480.000VNĐ lên 221.305.000VNĐ)và có xu thế tiếp tục tăng trong năm 2009. Với tốc độ tăng lợi nhuận nhuận này Công ty có thể mở rộng sản xuất và gia tăng thị trường.
2.3. Vốn lưu động bình quân.
Bảng theo dõi về vốn lưu động của công ty
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
ĐN
CN
Vốnlưu động(trđ)
0,235
0,828
1,543
3,582
4,051
4,50
Chênh lệch tuyệt đối(trđ)
0,593
0,715
2,039
469
449
Chênh lệch tương đối(%)
52.34
86.35
132.14
13.09
11.08
Vốn lưu động bình quân(trđ)
0,531.5
1,185.5
2,562.5
3,816.5
4,275.5
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho thấy vốn lưu động của công ty tăng đều qua các năm và đặc biệt tăng mạnh năm 2006 với tốc độ tăng 132.14%( từ 1543trđ lên 3582trđ). Với đặc thù là công ty xuất khẩu nên vốn lưu động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này cho thấy Công ty cần có những chính sách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.4 Số lao động bình quân trong năm.
Bảng theo dõi số lượng lao động trong công ty qua các năm:
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số lao động
LĐTT
21
23
26
35
LĐGT
19
22
24
30
Chênh lệch tuyệt đối(người)
LĐTT
3
2
3
9
LĐGT
7
3
2
6
Chênh lệch tương đối(%)
TĐTT
16.67
9.52
13.04
34.61
LĐGT
58.33
15.78
9.09
25
Số LĐ bìnhquân
(người)
LĐTT
19
22
25
31
LĐGT
16
21
23
27
Nhận xét:
Là Công ty xuất nhập khẩu với đặc thù là công ty thương mại nên số lao động của Công ty không nhiều, số lao động trực tiếp cũng gần tương đương với số lao động gián tiếp.
Qua bảng trên cho thấy số lao động của công ty tăng đều qua các năm với mức biến động không đều nhau và số lượng tăng là không đáng kể.
Với quy mô ngày càng mở rộng thì số lao động của Công ty cũng tăng lên, tuy nhiên sẽ tăng cả ở lao động trực tiếp và gián tiếp. Điều đó cho thấy công ty cần chú trọng hơn đến vấn đề tuyển chọn nguồn nhân lực đồng thời cũng đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực hiện có.
2.5. Thu nhập bình quân của lao động
Bảng theo dõi về thu nhập bình quân của lao động qua các năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng thu nhập (ngđ)
1,550
1,786
1,850
2,280
Chênhlệch tuyệt đối(ngđ)
250
236
64
430
Chênh lệch tương đối(%)
19.23
15.23
3.58
23.24
Thu nhập bình quân(ngđ)
1,425
1,668
1,818
2,065
Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy thu nhập của người lao đông tăng lên qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008 với tốc độ tăng 23.24%( từ 1850 ngđ lên 2280 ngđ).
Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng đều hàng năm chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng có lãi và luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên.
Thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty đồng thời cũng phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn đảm bảo thu nhập cho công nhân và các chế độ ưu đãi cho công nhân viên như: thưởng lễ tết, tham quan nghỉ mát…
2.6. Tổng chi phí sản xuất trong 3 năm gần đây.
Bảng theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Chi phí sản xuất(ngđ)
8,798,975
13,198,245
18,235,805
Chênh lệch tuyệt đối(ngđ)
2,144,830
4,399,270
5,037,560
Chênh lệch tương đối(%)
32.23
49.99
38.17
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy chi phí sản xuất của công ty liên tục tăng và tăng rất nhanh đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng đến 49.99% sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty làm giảm lợi nhuận của công ty. Chi phí tăng 1 phần do giá cả ngày càng leo thang, 1 phần do việc sử dụng lãng phí NVL.. đòi hỏi cần có biện pháp tiêt kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Sang năm 2008 tốc độ tăng chi phí đã giảm xuống còn 38.17% nhờ những chính sách hợp lý của ban lãnh đạo công ty nhằm tránh những lãng phí trong kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí, sử dụng tối ưu máy móc thiết bị để thu được kết quả tốt nhất.
PHẦN 3: TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
3.1 Tổ chức sản xuất.
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC với đặc thù kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu nên quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục và thường xuyên.
Hoạt động chủ yếu của công ty là nhập nguyên vật liệu đầu vào và xuất khẩu hoặc cung cấp cho thị trường trong nước. Chu kỳ sản xuất bắt đầu từ khi Công ty bắt đầu nhập nguyên vật liệu, công cụ vào kho. Sau đó công nhân sẽ gia công nguyên vật liệu cho đến khi ra đời thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc theo yêu cầu của khách hàng thì sẽ đưa ra thị trường tiêu thụ. Đây là một quá trình kéo dài và đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe về kĩ thuật vì thế luôn phải có kĩ sư giám sát kĩ thuật theo dõi sát sao trong suốt quá trình sản xuất.
3.2. Kết cấu sản xuất
Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty là xuất nhập khẩu nên ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban lãnh đạo Công ty luôn xác định ngành nghề trọng tâm của công ty là xuất khẩu gỗ dán. Vì thế có các chính sách hợp lý nhằm định hướng sản xuất kinh doanh cho Công ty. Kết cấu sản xuất gồm:
Bộ phận sản xuất :
Là nhà xưởng sản xuất và kho tàng chứa nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm. Các hoạt động sản xuất của Công ty đều diễn ra tại đây, thành phẩm cũng chính là sản phẩm cuối cùng được xuất kho và đem ra tiêu thụ ngoài thị trường. Toàn bộ lao động trực tiếp của Công ty đều làm việc ở đây, chính vì thế nguồn thu chủ yếu của Công ty cũng chính từ hoạt động sản xuất, đây là bộ phận quan trọng luôn được Ban lãnh đạo Công ty đặt lên vị trí hàng đầu.
Bộ phận cung cấp:
Công ty đã ký những đơn đặt hàng dài hạn với các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường để luôn đảm bảo đủ số lượng khi cần thiết. Các nhà cung cấp chủ yếu là các xưởng gỗ dán nhỏ lẻ, công ty cung cấp gỗ phủ phim, gỗ dán phủ keo, pallet gỗ, đinh sắt, ghim đai…
Bộ phận vận chuyển:
Với đặc thù là Công ty xuất nhập khẩu nên công tác vận chuyển đặc biệ quan trọng. Vận chuyển được chia thành 2 phần chính là:
+) Vận tải biển: Công ty ký hợp đồng với các hãng tầu biển chuyên chở hàng hoá ra nước ngoài. Đây là một khâu quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu nên Công ty thường phải chọn đối tác lâu dài và tin cậy tránh những rủi ro đáng tiếc.
+) Vận tải bộ: Được chia thành 2 mảng. Phần thứ nhất là chuyên chở hàng hoá từ kho – Hà Nội đến Cảng Hải Phòng và xuất ra nước ngoài. Là hoạt động xuất khẩu nên phần này Công ty thường ký hợp đồng với các Công ty chuyên về vận chuyển container, bao gồm cả vận chuyển và nâng hạ container.
Phần thứ 2 là vận chuyển mặt hàng công ty kinh doanh trong nước. Côppha và thép làm bảng chống loá là 2 sản phẩm mà Công ty cung cấp cho thị trường trong nước. Do giá cả vận chuyển thường xuyên thay đổi theo giá xăng dầu nên Công ty cũng phải ký hợp đồng lâu dài với các hãng vận tải nội địa.
PHẦN 5: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
P. XuÊt NhËp khÈu
P. Marketing
P. Ch¨m sãc kh¸ch hµng
Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
Phßng s¶n xuÊt kinh doanh
Phßng hµnh chÝnh tång hîp
Phßng dÞch vô ®êi sèng
Kho
Phßng Nh©n lùc
Gi¸m ®èc
PG§ 1
PG§ 2
S¬ ®å bé m¸y kÕ to¸n c«ng ty
S¬ ®å bé m¸y kÕ to¸n c«ng ty
KÕ to¸n trëng
KÕ to¸n viªn
tæng hîp
Thñ quü
KÕ to¸n viªn
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
5.2 Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận.
5.2.1. Ban giám đốc
a. Giám đốc :
Là người phụ trách chung tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và có quyền bãi miễn. Giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật, trong các quan hệ kinh tế phát sinh giữa Công ty với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Giám đốc có quyền tổ chức quản lý chỉ đạo về công tác tài chính như quay vòng vốn, bảo toàn vốn, sử dụng vốn , tài sản của Công ty có hiệu quả.
Là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền bố trí sản xuất kinh doanh, quyết định những phương án cụ thể, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với luật lao động, có quyền chấm dứt lao động, cho thôi việc đối với công nhân viên theo đúng luật lao động. Tổ chức công tác kế toán thống kê tài chính, lập báo cáo quyết toán hàng năm để trình bày trước hội đồng quản trị.
b. Phó Giám đốc (2 người) :
Do giám đốc Công ty đề nghị và hội đồng quản trị của Công ty xét duyệt bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc đắc lực cho Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc do Giám đốc giao.
+ Phó Giám đốc Kinh doanh (1) : Là người chỉ đạo công tác kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như kinh doanh hàng hoá trong nước.
+ Phó Giám đốc Sản xuất (2) : Là người phụ trách hoạt động kinh doanh sản xuất của bộ phận kinh doanh đồng bộ 3 chức năng .
5.2.2. Các bộ phận chức năng
Các bộ phận này được phân công chuyên môn hóa các chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc đề ra quyết định theo dõi, hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thực hiện các quyết định và nhiệm vụ đã được phân công. Các bộ phận chức năng không những hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao mà còn phải phối hợp lẫn nhau đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.
a. Phòng kỹ thuật :
Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý chỉ đạo công tác kỹ thuật của Công ty, tập hợp, nghiên cứu, đề xuất những đề tài, những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng , cải tiến kỹ thuật, ...
+ Kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi đưa vào hoạt động kinh doanh.
+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức phù hợp.
+ Phối hợp với các phòng chức năng (khi đã có đầy đủ số liệu) để điều chỉnh tăng hoặc giảm các định mức kinh tế - kỹ thuật theo qui định chung hoặc cùng nhau giải quyết khi có sự cố sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Quản lý tủ sách, tài liệu kỹ thuật, các bản vẽ kỹ thuật, quản lý và phổ biến sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất.
b. Kho:
Là nơi cất giữ nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm. Đồng thời cũng là nơi sản xuất, gia công sản phẩm của Công ty.
. Phòng Hành chính tổng hợp:
Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với công nhân viên chức.
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch và danh sách cán bộ công nhân viên của toàn Công ty .
+ Tổ chức bộ máy quản lý ở các Phân xưởng, Phòng, Ban.
+ Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, vệ sinh công nghiệp...
d. Phòng Kế toán :
Đây là bộ phận quan trọng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vốn liếng, nhằm đảm bảo cho việc sản xuất - kinh doanh của Công ty được cân đối nhịp nhàng.
+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính kế toán.
+ Theo dõi kịp thời liên tục hệ thống các số liệu về sản lượng tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có của Công ty.
+ Tính toán các khoản chi phí sản xuất để lập biểu giá thành thực hiện, tính toán lỗ lãi, các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành.
+ Phân tích hoạt động kinh tế của từng thời kỳ.
+ Lập kế hoạch giao dịch với Ngân hàng để cung ứng các khoản thanh toán kịp thời.
+ Thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế.
+ Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo qui định của Nhà nước, thực hiện về kế hoạch vốn cho sản xuất, thực hiện hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư, tiền vốn, tài sản của Công ty, lập báo cáo tài chính. Đồng thời cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh làm cơ sở cho Ban Giám đốc ra quyết định kinh doanh.
e. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Làm nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, tìm và khai thác các thị trường mới đồng thời nhập khẩu các sản phẩm Công ty đang cung cấp trong nước. Phối hợp cùng với phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm hoàn hảo.
PHẦN 6: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU VÀO”, “ĐẦU RA” CỦA CÔNG TY
6.1. Yếu tố “đầu vào”
6.1.1. Yếu tố đối tượng lao động.
Một trong những yếu tố đầu vào quan trọng là các đối tượng lao động.
Đối tượng lao động của công ty là các nguyên nhiên vật liệu. Công ty chủ yếu kinh doanh xuất nhập khẩu nên đối tượng lao động của công ty là các loại nguyên liệu như: gỗ dán, thép làm bảng, keo, độn…
Là một công ty có sản lượng xuất khẩu đạt tỉ trọng lớn nên nhu cầu về NVL là rất lớn, đồng thời NVL phải đảm bảo được điều kiện kĩ thuật đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vì những đặc điểm trên công ty phải tìm cho mình những nhà cung cấp đảm bảo cung cấp đủ số lượng NVL phục vụ cho việc xuất khẩu cũng như kinh doanh các mặt hàng trong nước. Do đó công ty đã có những đơn đặt hàng dài hạn với các nhà cung cấp uy tín, chất lượng.
Bên cạnh đó để tránh những rủi ro không lường trước công ty cũng cố gắng tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp NVL khác nhau đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn sẵn sàng cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.
Công ty rất chú trọng việc đảm bảo chất lượng những nguyên liệu đầu vào.Công ty thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng trước khi NVL được nhập kho hoặc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
BẢNG THEO DÕI MỘT SỐ LOẠI NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
Loại NL
Đơn vị
2006
2007
2008
Xăng A92
lit
3650
5770
8450
Dầu Diesel
lit
1240
2015
3870
Gas lỏng
kg
1,644
1,932
1,788
6.1.2. Yếu tố lao động
Trong các yếu tố nguồn lực thì yếu tố nguồn nhân lực được Công ty đặt ở vị trí trọng tâm.
Các vị trí làm việc chính tại công ty đều bố trí cán bộ đảm bảo đủ năng lực cần thiết về : học vấn , đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc.
Các cán bộ, công nhân được tuyển chọn vào công ty đều được kiểm tra, thi tuyển theo quy định của công ty.
Căn cứ vào nhu cầu hàng năm của các đơn vị và định hướng phát triển công ty đã triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ CNV về:
Trình độ chuyên môn
Hệ thống quản lý chất lượng.
Chức năng, nhiệm vụ.
Phương pháp thực hiện chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Cơ cấu lao động trong công ty gồm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động theo thời gian và lao đông theo sản phẩm.
Lao động trực tiếp: được công ty ký hợp đồng dài hạn. Là các cán bộ cử nhân, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vu.
Lao động gián tiếp: là những lao động thời vụ, các lao động nghề và các lao động phổ thông.
Số lượng lao động trong từng cơ cấu.
Lao đông trực tiếp: hiện nay công ty có 35 lao động trực tiếp có hợp đồng lao động dài hạn tại công ty gồm các cử nhân, kỹ sư, công nhân kỹ thuât.
Lao động gián tiếp: luôn có biến động phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm mà công ty đảm nhiệm kinh doanh. Số lương thường từ 25-35 công nhân, không thuộc biên chế chính thức của công ty.
Tr×nh ®é lao ®éng qua c¸c n¨m
(§¬n vÞ: ngêi)
N¨m
2005
2006
2007
2008
Tæng sè lao ®éng
- Lao ®éng cã tr×nh ®é trªn ®¹i häc
- Lao ®éng cã tr×nh ®é ®¹i häc
- Lao ®éng cã tr×nh ®é trung cÊp
- Lao ®éng phæ th«ng
40
1
7
10
21
45
1
8
12
23
50
2
10
12
26
65
2
15
13
35
Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn lực.
Công ty luôn đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.Cụ thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
Cử người tham gia các cuộc hội thảo, các khoá học bên ngoài.
Tổ chức đào tạo lại tại công ty.
Tố chức hội thảo, nghiên cứu chuyên đề tại công ty
Tất cả các cán bộ công nhân viên đều được lập hồ sơ theo dõi quá trình đào tạo và lưu trữ theo hồ sơ cá nhân.
Công ty cũng khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành viên tự đào tạo nâng cao trình độ hoàn thiện mình.
6.1.3. Yếu tố vốn.
Vai trò của vốn đối với công ty.
Vốn là yếu tố hàng đầu mang ý nghĩa sống còn với hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp.Vốn sản xuất là số tiền ứng trước để mua sắm máy móc thiết bị, NVL, trả lương cho lao động.
Hiện nay vốn pháp định của công ty là 980.000.000 VND.Công ty phải có trách nhiệm bảo toàn vốn và nộp thuế cho Nhà Nước đồng thời kinh doanh có lãi.
Trong những năm gần đây tốc độ lưu chuyển vốn của công ty khá hiệu quả, công ty được đánh giá là 1 trong các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, bảo toàn sử dụng vốn có hiệu quả.
Vốn cố định và sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ trong doanh nghiệp.Việc bảo toàn vốn là nhiệm vụ quan trọng thể hiện việc sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Để nâng cao hiệu quả lợi nhuận/ Vốn cố định công ty phải sử dụng các biện pháp:
Thực hiện đầy đủ và nguyên tắc các quy chế tài chính.
Bố trí hợp lý việc sử dụng TSCĐ.
Thường xuyên có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ TSCĐ đảm bảo TSCĐ luôn sẵn sàng cho sản xuất.
Nâng cao tay nghề của công nhân, không làm việc quá công suất thiết kế.
Thường xuyên khuyến khích vật chất cho công tác quản lý TSCĐ.
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
ChØ tiªu
§¬n vÞ
N¨m 2006
N¨m 2007
N¨m 2008
Doanh thu
1000§
8,798,675
13,198,245
18,235,805
Chi phÝ
1000§
8,726,298
13,086,765
18,014,500
Lîi nhuËn
1000§
72,377
111,480
221,305
Vèn cè ®Þnh
1000§
1,578,260
1,378,540
1,075,545
Tæng sè lao ®éng
Ngêi
45
50
65
HiÖu suÊt sö dông VC§
®/®
5.57
9.57
16.95
HiÖu suÊt sö dông CF
®/®
1.004
1.008
1.012
HiÖu suÊt sö dông L§
®/ngêi
195,526
263,964.9
280,550.8
Thông qua các số liệu trên ta có thể thấy:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ: năm 2007 so với năm 2006 tăng là do doanh thu tăng, đồng thời VCĐ giảm dần. Cũng như vậy, năm 2008 doanh thu tiếp tục tăng mạnh, thêm vào đó là sự giảm đi của VCĐ nên hiệu suất sử dụng VCĐ luôn tăng trong 3 năm liên tiếp Lý do chính ở đây là do VCĐ giảm dần từ năm 2006-2008. Nguyên nhân là vì chi phí khấu hao về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện giảm dần theo thời gian.
Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động của công ty là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ trong công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần dựa vào số vòng luân chuyển vốn và khả năng sinh lời vốn lưu đông.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đông cần thực hiện các biện pháp:
Tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Thực hiện hình thức nhanh, gọn, hợp lý.
Có cán bộ Marketting chuyên nghiên cứu thị trường để xem nên đầu tư vốn vào lĩnh vực nào.
Bảng so sánh tỷ trọng vốn cố định so với vốn lưu động:
C¸c
ChØ tiªu
N¨m 2006
N¨m 2007
N¨m 2008
Sè tiÒn
Tû träng
Sè tiÒn
Tû träng
Sè tiÒn
Tû träng
1. VL§
3,58
69,51
4,05
74,72
4,50
80,78
2. VC§
1,57
30,49
1,37
25,28
1,07
19,22
TC
5,15
100
5,42
100
5,57
100
Nguồn do phòng tài chính - kế toán
Qua biểu trên ta thấy vốn lưu động của Công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn, điều này chứng minh được rằng vốn chủ yếu của Công ty là vốn lưu động. Với đặc thù là Công ty thương mại nên nguồn vốn lưu động của Công ty là rất lớn, đây cũng chính là cơ sở đem lại lợi nhuận cho Công ty.
6.2. Yếu tố “đầu ra”.
6.2.1. Nhận diện thị trường:
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC là một doanh nghiệp có 100% vốn tư nhân nên vấn đề quản lý vốn và lợi nhuận luôn được các thành viên quan tâm. Là một công ty trẻ, lại phát triển trong thời gian nền kinh tế thế giới gặp nhiều biến động nên Công ty TMC gặp không ít những khó khăn. Kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên thị trường mà công ty hướng tới không chỉ là thị trường trong nước mà còn là thị trường quốc tế.
Ngành hàng chủ yếu của công ty là xuất khẩu gỗ dán vì thế các thị trường quan tâm đến sản phẩm này như: Hàn Quốc, Nhật bản, Singapore, Malaysia…luôn là những thị trường mũi nhọn mà công ty hướng tới. Công ty cũng đã xây dựng cho mình những chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường so với các đối thủ mạnh như: Trung Quốc.
Ngoài ra, đối với các mặt hàng trong nước như: gỗ dán phủ phim, phủ keo làm côppha xây dựng… là những mặt hàng mà công ty đang muốn mở rộng, phát triển thị trường trong nước. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, vì thế công ty luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, điều này giải thích tại sao TMC luôn đưa ra những chính sách mới, hợp lý nhằm phát triển và mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm, xây dựng được thương hiệu cho Công ty.
6.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm
Đơn vị: nghìn đồng
TT
N¨m
Gç d¸n
ThÐp lµm b¶ng
C«ppha
Toµn C«ng ty
1
2006
5,890,000
2,150,000
758,675
8,798,675
2
2007
8,591,000
2,854,245
1,753,000
13,198,245
3
2008
10,157,000
4,845,655
3,233,150
18,235,805
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng dần theo các năm.
Năm 2008 đạt doanh thu cao nhất và doanh thu tất cả các sản phẩm đều tăng. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc và nhờ các chính sách bán hàng hợp lý của công ty. Cụ thể:
a - Năm 2006 so với năm 2007:
- Tổng doanh thu của toàn Công ty tăng 4.399.570.000VNĐ là do:
+ Tổng doanh thu của kinh doanh Gỗ dán tăng 2.701.000.000VNĐ với các nguyên nhân: xuất khẩu là mặt hàng chủ yếu của Công ty. Xuất khẩu mang lại nguồn thu cao nhất và cũng là mục tiêu phát triển của Công ty. Tổng doanh thu của bộ phận kinh doanh thép làm bảng cũng không nằm ngoài lý do trên. Là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc nên sản phẩm rất có uy tín trên thị trường. Côppha là sản phẩm mới được đưa vào kinh doanh nên không tránh khỏi sự thiếu sót, chính vì thế đã không mang lại lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, xét tổng doanh thu thì năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006.
b. Năm 2007 so với năm 2008:
Sang năm 2008 tình hình kinh doanh của Công ty đã dần đi vào ổn định, các mặt hàng cũng dần tìm được chỗ đứng trên thị trường. Do đó mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng khởi sắc hơn rất nhiều.Doanh thu của toàn Công ty năm 2008 là: 18.235.805.000VNĐ tăng 5.037.560.000VNĐ làm cho lợi nhuận của Công ty tăng vọt lên hẳn so với năm 2007 là 109.825.000VNĐ, tăng gần gấp đôi so với năm 2007 đưa Công ty phát triển vượt bậc.
PHẦN 7: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
7.1. Môi trường vĩ mô
7.1.1 Môi trường kinh tế:
Tình hình kinh tế thế giới đang bất ổn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 năm 2009 của Việt Nam giảm đáng kể so với tháng 3. Tuy nhiên, Nhà nước đã có gói kích cầu kinh tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế. Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước tiên là phải xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, phát triển nhằm góp phần đưa Việt Nam sánh vai cùng các nước trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
7.1.2. Môi trường tự nhiên:
Tự nhiên giữ vai trò quan trọng đôi khi là quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việt Nam là 1 nước nhiệt đới gió mùa, điều kiện tư nhiên phong phú đa dạng tuy nhiên cũng là 1 đất nước phải hứng chịu nhiều hậu quả của thiên tai và lũ lụt.
Đứng trước tình hình đó công ty đã có nhiều biện pháp để phòng tránh, hạn chế và khắc phục thiên tai trên cơ sở tìm hiểu, đo lường sự biến độngcủa thời tiết để đề ra các quyết định thi công, nhưng con người không thắng nổi tự nhiên,cũng không tránh khỏi những thiệt hại lớn do tự nhiên mang đến.
7.1.3. Môi trường văn hoá- xã hội:
Đất nước Việt Nam là 1 đất nước đa văn hóa. Trong hoạt động của công ty các hoạt động văn hoá xã hội cũng thường xuyên được tổ chức, công ty đã cử nhiều đại biểu đi tham dự các diễn đàn, các cuộc thi cấp cơ sở, cấp ngành, cấp trung ương…
Đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân được duy trì và nâng cao, mọi người đều phấn khởi làm việc nhiệt tình, hàng năm công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, tham quan ở trong và ngoài nước.
7.1.4. Môi trường luật pháp:
Hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi tạo diều kiện thuận lợi cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh thực hiện các công trình xây lắp, công ty còn tham gia kinh doanh các loại hình sản xuất, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện minh bạch, công khai tình hình sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện đây đủ nghĩa vụ kê khai và đóng thuế theo quy định Nhà Nước.
Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo hướng đi lên, tuy nhiên môi trường luật pháp Việt Nam vẫn còn quá nhiều phiền hà, rắc rối, thủ tục rườm rà ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của công ty.
7.1.4. Môi trường quốc tế:
Bản thân là 1 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nên môi trường quốc tế cũng quan trọng như môi trường trong nước. Công ty luôn có những chính sách phù hợp nhằm mở rộng thị trường quốc tế, tìm đối tác nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đưa công ty ra nhập thị trường quốc tế. Đồng thời xây dựng thương hiệu TMC trên thị trường Châu Á nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
7.2 Môi trường vi mô
7.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Trong thời buổi kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đối thủ cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là xuất khẩu gỗ dán sang thị trường Hàn Quốc, Singapore, Malaysia…vì vậy không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn có các đối thủ nước ngoài như: Trung Quốc, Malaysia… Đặc biệt, Trung Quốc luôn là một trong các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Với giá thành rẻ, bao bì đẹp, thêm vào đó là công tác Marketing, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn khiến cho các nhà cung cấp ở Việt Nam phải quan tâm, theo sát.Trong nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi loại hình doanh nghiệp phát triển 1 cách bình đẳng trong cùng 1 cơ chế, 1 lĩnh vực hoạt động với sự tham gia của nhiều công ty tất yếu sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ. Không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà đặc biệt còn gặp phải sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài.
Do có nhiều công ty cùng hoạt động trong 1 lĩnh vực kinh doanh đã tác động làm cho giá thành các sản phẩm công ty giảm trong khi các đơn hàng cung giảm. Vì vậy bên cạnh nâng cao chất lượng công trình, công ty phải đưa ra chiến lược Markettinh phù hợp.
7.2.2. Áp lực của nhà cung cấp:
Với đặc thù là Công ty xuất khẩu nên nhà cung cấp nguyên vật liệu luôn là sức ép lớn với Công ty. Thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản luôn yêu cầu khắt khe với hàng hoá Việt Nam, vì vậy không phải bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể xuất khẩu gỗ dán mà không thông qua các tiêu chuẩn quốc tế. Lựa chọn nhà cung cấp tin cậy và lâu dài luôn là mục tiêu của công ty.
7.2.3. Áp lực của khách hàng:
“Khách hàng là thượng đế” do đó với khách hàng phải luôn giữa quan hệ mềm mỏng linh hoạt. Do cạnh tranh trên thị trường dẫn đến giá hạ, nhiều khách hàng thấy lợi trước mắt mà đơn phương phá bỏ hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng nữa gây ra nhiều tổn thất cho công ty.
Mặt khác với nhiều khách hàng khó tính, để đáp ứng yêu cầu của họ là rất khó khăn nhiều khi là vô lý. Tuy vậy công ty vẫn phải tìm mọi biện pháp với thái độ mềm mỏng, đối thoại, tư vấn để khách hàng tin tưởng vào công ty, nâng cao uy tín của công ty.
PHẦN 8: THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC đã giúp em củng cố lại nhiều kiến thức đã học trong nhà trường, có điều kiện vận dụng thực tế trên cơ sở gắn lý luận với thực tiễn; đã bổ sung , hoàn thiện những kiến thức còn thiếu sót giúp bản thân em có cách nhìn tổng hợp về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như có phương pháp phân tích phù hợp từ đó hình thành các ý tưởng chuẩn bị cho việc tốt nghiệp sau này.
Thời gian thực tập cũng là bước đệm vững chắc giúp em được thực hành những kiến thức đã học ở trường vào thực tế. Qua đó nắm vững và hiểu sâu thêm về ngành Quản trị kinh doanh mà đặc biệt là phân tích tình hình tài chính của công ty.
Trong suốt quá trình thực tập, em đã được hiểu rõ hơn về chuyên ngành Quản trị tài chính, giúp em thêm yêu nghề và tự tin hơn để bước vào nghề. Nhờ được thực hành mà em đã hiểu rõ hơn những lý thuyết đã học đồng thời phát hiện những thiếu sót, chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế. Điều này thực sự rất có ý nghĩa đối với các sinh viên sắp ra trường, nó giúp em có những bài học đầu tiên trong cuộc sống, hạn chế được những bỡ ngỡ sau này khi làm việc thực tế.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Viện Đại Học Mở Hà Nội đã truyền thụ cho em những kiến thức khoa học chuyên ngành bổ ích, chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phan Trọng Phức đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới sự tạo điều kiện, quan tâm , chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán nói riêng và của ban lãnh đạo công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC nói chung đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21781.doc